Trang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

MARCH 01, 2013 : FRIDAY OF THE SECOND WEEK OF LENT


Friday of the Second Week of Lent
Lectionary: 234


Reading 1 Gn 37:3-4, 12-13a, 17b-28a

Israel loved Joseph best of all his sons,
for he was the child of his old age;
and he had made him a long tunic.
When his brothers saw that their father loved him best of all his sons,
they hated him so much that they would not even greet him.

One day, when his brothers had gone
to pasture their father’s flocks at Shechem,
Israel said to Joseph,
“Your brothers, you know, are tending our flocks at Shechem.
Get ready; I will send you to them.”

So Joseph went after his brothers and caught up with them in Dothan.
They noticed him from a distance,
and before he came up to them, they plotted to kill him.
They said to one another: “Here comes that master dreamer!
Come on, let us kill him and throw him into one of the cisterns here;
we could say that a wild beast devoured him.
We shall then see what comes of his dreams.”

When Reuben heard this,
he tried to save him from their hands, saying,
“We must not take his life.
Instead of shedding blood,” he continued,
“just throw him into that cistern there in the desert;
but do not kill him outright.”
His purpose was to rescue him from their hands
and return him to his father.
So when Joseph came up to them,
they stripped him of the long tunic he had on;
then they took him and threw him into the cistern,
which was empty and dry.

They then sat down to their meal.
Looking up, they saw a caravan of Ishmaelites coming from Gilead,
their camels laden with gum, balm and resin
to be taken down to Egypt.
Judah said to his brothers:
“What is to be gained by killing our brother and concealing his blood?
Rather, let us sell him to these Ishmaelites,
instead of doing away with him ourselves.
After all, he is our brother, our own flesh.”
His brothers agreed.
They sold Joseph to the Ishmaelites for twenty pieces of silver.

Responsorial Psalm PS 105:16-17, 18-19, 20-21

R. (5a) Remember the marvels the Lord has done.
When the LORD called down a famine on the land
and ruined the crop that sustained them,
He sent a man before them,
Joseph, sold as a slave.
R. Remember the marvels the Lord has done.
They had weighed him down with fetters,
and he was bound with chains,
Till his prediction came to pass
and the word of the LORD proved him true.
R. Remember the marvels the Lord has done.
The king sent and released him,
the ruler of the peoples set him free.
He made him lord of his house
and ruler of all his possessions.
R. Remember the marvels the Lord has done.

Gospel Mt 21:33-43, 45-46

Jesus said to the chief priests and the elders of the people:
“Hear another parable.
There was a landowner who planted a vineyard,
put a hedge around it,
dug a wine press in it, and built a tower.
Then he leased it to tenants and went on a journey.
When vintage time drew near,
he sent his servants to the tenants to obtain his produce.
But the tenants seized the servants and one they beat,
another they killed, and a third they stoned.
Again he sent other servants, more numerous than the first ones,
but they treated them in the same way.
Finally, he sent his son to them,
thinking, ‘They will respect my son.’
But when the tenants saw the son, they said to one another,
‘This is the heir.
Come, let us kill him and acquire his inheritance.’
They seized him, threw him out of the vineyard, and killed him.
What will the owner of the vineyard do to those tenants when he comes?”
They answered him,
“He will put those wretched men to a wretched death
and lease his vineyard to other tenants
who will give him the produce at the proper times.”
Jesus said to them, “Did you never read in the Scriptures:

The stone that the builders rejected
has become the cornerstone;
by the Lord has this been done,
and it is wonderful in our eyes?

Therefore, I say to you,
the Kingdom of God will be taken away from you
and given to a people that will produce its fruit.”
When the chief priests and the Pharisees heard his parables,
they knew that he was speaking about them.
And although they were attempting to arrest him,
they feared the crowds, for they regarded him as a prophet.


Meditation:  The kingdom taken from the unrepentant
Do you over feel cut off or separated from God? Joseph was violently rejected by his brothers and sold into slavery in Egypt. His betrayal and suffering, however, resulted in redemption and reconciliation for his brothers. "Fear not, for am I in the place of God? As for you, you meant evil against me; but God meant it for good, to bring it about that many people should be kept alive, as they are today.” (Genesis 50:19-20) Joseph prefigures Jesus who was betrayed by one of his own disciples and put to death on the cross for our redemption. Jesus came to reconcile us with an all-just and all-merciful God. His parables point to the work he came to do – to bring us the kingdom of God.
What is the message of the parable of the vineyard? Jesus’ story about an absentee landlord and his not-so-good tenants would have made sense to his audience. The hills of Galilee were lined with numerous vineyards, and it was quite common for the owners to let out their estates to tenants. Many did it for the sole purpose of collecting rent.Why did Jesus' story about wicked tenants cause offense to the scribes and Pharisees? It contained both a prophetic message and a warning.  Isaiah had spoken of the house of Israel as "the vineyard of the Lord" (Isaiah 5:7). Jesus' listeners would likely understand this parable as referring to God's dealing with a stubborn and rebellious people.
This parable speaks to us today as well.  It richly conveys some important truths about God and the way he deals with his people.  First, it tells us of God's generosity and trust. The vineyard is well equipped with everything the tenants need. The owner went away and left the vineyard in the hands of the tenants.  God, likewise trusts us enough to give us freedom to run life as we choose. This parable also tells us of God's patience and justice. Not once, but many times he forgives the tenants their debts.  But while the tenants take advantage of the owner's patience, his judgment and justice prevail in the end.
Jesus foretold both his death and his ultimate triumph. He knew he would be rejected and be killed, but he also knew that would not be the end. After rejection would come glory – the glory of resurrection and ascension to the right hand of the Father. The Lord blesses his people today with the gift of his kingdom.  And he promises that we will bear much fruit if we abide in him (see John 15:1-11). He entrusts his gifts and grace to each of us and he gives us work to do in his vineyard – the body of Christ.  He promises that our labor will not be in vain if we persevere with faith to the end (see 1 Corinthians 15:58). We can expect trials and even persecution.  But in the end we will see triumph.  Do you labor for the Lord with joyful hope and with confidence in his victory?
"Thank you, Lord Jesus Christ, for all the benefits which you have given us; for all the pains and insults which you have borne for us. O most merciful redeemer, friend, and brother, may we know you more clearly, love you more dearly, and follow you more nearly, for your own sake." (prayer of St. Richard of Chichester, 13th century)

FRIDAY, MARCH 1

LENTEN WEEKDAY, DAY OF ABSTINENCE
MATTHEW 21:33-43, 45-46
(Genesis 37:3-4,12-13a,17b-28a; Psalm 105)
KEY VERSE: "The stone that the builders rejected has become the cornerstone" (v 42).
READING: Jesus told a parable concerning the religious leaders of Israel. In interpreting a parable it is important to remember that there is usually only one main point. Generally, it is a mistake to treat a parable as an allegory, but this case it is different. Jesus used Isaiah's imagery of Israel as a vineyard (Is 5:1-7). The owner (God) lovingly cared for his vineyard (Israel), and in his absence he placed the tenants (the religious leaders) in charge. When vintage time came (the messianic age), the owner sent his servants (the prophets) to gather the fruit of the harvest, but the tenants treated them shamefully. Finally, the owner sent his own son (Jesus), but they dragged him "outside the vineyard" (Hb 13:12) and killed him. Because Israel had rejected the one that God had sent, others (the Gentiles) would benefit from God's mercy, and they would be the ones to yield an abundant harvest.
REFLECTING: Do I refuse to listen to the people who God sends to me?
PRAYING: Lord Jesus, help me to produce good fruit in my life.
WORLD DAY OF PRAYER

An Ecumenical Movement of Prayer and Prayerful Action

World Day of Prayer is a worldwide movement of Christian women of many traditions who come together to observe a common day of prayer each year, and who, in many countries, have a continuing relationship in prayer and service. It is a movement initiated and carried out by women in more than 170 countries and regions. It is a movement symbolized by an annual day of celebration � the first Friday of March. It is a movement which brings together women of various races, cultures and traditions in closer fellowship, understanding and action throughout the year.

Through World Day of Prayer, women affirm that prayer and action are inseparable and that both have immeasurable influence in the world. Women around the world are encouraged:
* to become aware of the whole world and no longer live in isolation
* to be enriched by the faith experience of Christians of other countries and cultures
* to take up the burdens of other people and pray with and for them
* to become aware of their talents and use them in the service of society.

March 1
St. David of Wales
(d. 589?)

David is the patron saint of Wales and perhaps the most famous of British saints. Ironically, we have little reliable information about him.
It is known that he became a priest, engaged in missionary work and founded many monasteries, including his principal abbey in southwestern Wales. Many stories and legends sprang up about David and his Welsh monks. Their austerity was extreme. They worked in silence without the help of animals to till the soil. Their food was limited to bread, vegetables and water.
In about the year 550, David attended a synod where his eloquence impressed his fellow monks to such a degree that he was elected primate of the region. The episcopal see was moved to Mynyw, where he had his monastery (now called St. David's). He ruled his diocese until he had reached a very old age. His last words to his monks and subjects were: "Be joyful, brothers and sisters. Keep your faith, and do the little things that you have seen and heard with me."
St. David is pictured standing on a mound with a dove on his shoulder. The legend is that once while he was preaching a dove descended to his shoulder and the earth rose to lift him high above the people so that he could be heard. Over 50 churches in South Wales were dedicated to him in pre-Reformation days.

Comment:

Were we restricted to hard manual labor and a diet of bread, vegetables and water, most of us would find little reason to rejoice. Yet joy is what David urged on his brothers as he lay dying. Perhaps he could say that to them—and to us—because he lived in and nurtured a constant awareness of God’s nearness. For, as someone once said, “Joy is the infallible sign of God’s presence.” May his intercession bless us with the same awareness!
Patron Saint of:

Poets
Wales

Lectio: Matthew 21,33-43.45-46

Lectio: 
Friday, March 1, 2013  


Lent Time

1) Opening prayer
God, we do not want to die;
we want to live.
We want to be happy
but without paying the price.
We belong to our times,
when sacrifice and suffering are out of fashion.
God, make life worth the pain to be lived.
Give us back the age-old realization,
that life means to be born
again and again in pain,
that it may become again
a journey of hope to you,
together with Christ Jesus, our Lord.
2) Gospel reading - Matthew 21,33-43.45-46

Jesus said to the chief priests and the elders of the people: 'Listen to another parable. There was a man, a landowner, who planted a vineyard; he fenced it round, dug a winepress in it and built a tower; then he leased it to tenants and went abroad.
When vintage time drew near he sent his servants to the tenants to collect his produce. But the tenants seized his servants, thrashed one, killed another and stoned a third.
Next he sent some more servants, this time a larger number, and they dealt with them in the same way.
Finally he sent his son to them thinking, "They will respect my son." But when the tenants saw the son, they said to each other, "This is the heir. Come on, let us kill him and take over his inheritance." So they seized him and threw him out of the vineyard and killed him.
Now when the owner of the vineyard comes, what will he do to those tenants?' They answered, 'He will bring those wretches to a wretched end and lease the vineyard to other tenants who will deliver the produce to him at the proper time.'
Jesus said to them, 'Have you never read in the scriptures: The stone which the builders rejected has become the cornerstone; this is the Lord's doing and we marvel at it? 'I tell you, then, that the kingdom of God will be taken from you and given to a people who will produce its fruit.'
When they heard his parables, the chief priests and the scribes realised he was speaking about them, but though they would have liked to arrest him they were afraid of the crowds, who looked on him as a prophet.

3) Reflection

• The text of today’s Gospel forms part of a whole which is more vast or extensive which includes Mathew 21, 23-40. The chief priests and the Elders had asked Jesus with which authority he did those things (Mt 21, 23). They considered themselves the patrons of everything and they did not want anybody to do things without their permission. The answer of Jesus is divided into three parts: 1) He, in turn, asks them a question because he wants to know from them if John the Baptist was from heaven or from earth (Mt 21, 24-27). 2) He then tells them the parable of the two sons (Mt 21, 28-32). 3) He tells them the parable of the vineyard (Mt 21, 33-46) which is today’s Gospel.
• Mathew 21, 33-40: The parable of the vineyard. Jesus begins as follows: “Listen to another parable: There was a man, a landowner, who planted a vineyard, he fenced it around, dug a winepress in it and built a tower”. The parable is a beautiful summary of the history of Israel, taken from the prophet Isaiah (Is 5, 1-7). Jesus addresses himself to the chief priests, to the elders (Mt 21, 23) and to the Pharisees (Mt 21, 45) and He gives a response to the question which they addressed to him asking about the origin of his authority (Mt 21, 23). Through this parable, Jesus clarifies several things: (a) He reveals the origin of his authority: He is the Son, the heir. (b) He denounces the abuse of the authority of the tenants, that is of the priests and elders who were not concerned and did not take care of the people of God. (c) He defends the authority of the prophets, sent by God, but who were killed by the priests and the elders. (4) He unmasks the authority by which they manipulate the religion and kill the Son, because they do not want to lose the source of income which they succeed to accumulate for themselves, throughout the centuries.
• Mathew 21, 41: The sentence which they give to themselves. At the end of the parable Jesus asks: “Now, when the owner of the vineyard comes, what will he do to those tenants? They are not aware that the parable was speaking precisely of them. This is why, with the response that they give, they decree their own condemnation: “The chief priests and the elders of the people answered: ‘He will bring those wretches to a wretched end and lease the vineyard to other tenants who will deliver the produce to him at the proper time”. Several times Jesus uses this same method. He leads the person to say the truth about himself, without being aware that he condemns himself. For example in the case of the Pharisee who condemns the young woman considering her a sinner (Luke 7, 42-43) and in the case of the parable of the two sons (Mt 21, 28-32).
• Mathew 21, 42-46: The sentence given by themselves was confirmed by their behaviour. From the clarification given by Jesus, the chief priests, the elders and the Pharisees understand that the parable speaks about them, but they do not convert. All the contrary! They keep to their own project to kill Jesus. They will reject “the corner stone”. But they do not have the courage to do it openly, because they fear the reaction of the people.
• The diverse groups which held the power at the time of Jesus. In today’s Gospel two groups appear which, at that time, governed: the priests, the elders and the Pharisees. Then, some brief information on the power which each of these groups and others had is given:
a) The priests: They were the ones in charge of the worship in the Temple. The people took to the Temple the tithe and the other taxes and offerings to pay the promises made. The High Priest occupied a very important place in the life of the nation, especially after the exile. He was chosen and appointed from among the three or four aristocratic families who possessed more power and riches.
b) The elders or the Chief Priests of the People: They were the local leaders in the different villages of the city. Their origin came from the heads of the ancient tribes.
c) The Sadducees: they were the lay aristocratic elite of society. Many of them were rich merchants or landlords. From the religious point of view they were conservative. They did not accept the changes supported by the Pharisees, for example, faith in the resurrection and the existence of the angels.
d) The Pharisees: Pharisee means: separated. They struggled in a way that through the perfect observance of the Law of purity, people would succeed in being pure, separated and saint as the Law and Tradition demanded! Because of the exemplary witness of their life according to the norms of the time, their moral authority was greatly extended in the villages of Galilee.
e) Scribe or doctor of the Law: They were the ones in charge of teaching. They dedicated their life to the study of the Law of God and taught people what to do to observe all the Law of God. Not all the Scribes belonged to the same line. Some were united with the Pharisees, others with the Sadducees.

4) Personal questions

• Some times have you felt that you were controlled in an undue manner, at home, at work, in the Church? Which was your reaction? Was it the same as that of Jesus?
• If Jesus would return today and would tell us the same parable, how would I react?

5) Concluding prayer

As the height of heaven above earth,
so strong is faithful the love of the Lord for those who fear him.
As the distance of east from west,
so far from us does he put our faults. (Ps 103,11-12)



01-03-2013 : THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY


Thứ Sáu sau Chúa Nhật II Mùa Chay
Thứ Sáu 01/03/2013


 Bài Ðọc I: St 37, 3-4. 12-13a. 17b-28
"Này thằng chiêm bao đến kia rồi, anh em hãy lại đây, chúng ta bắt giết nó".

Trích sách Sáng Thế.
Israel mến thương Giuse hơn mọi đứa con khác, vì ông sinh ra Giuse trong lúc tuổi già. Ông may cho Giuse một chiếc áo nhiều mầu. Các anh của Giuse thấy cha mình thương Giuse hơn mọi đứa con, nên sinh lòng ghen ghét và không thể nói chuyện thân mật với Giuse.
Khi các anh Giuse đi chăn những đoàn chiên của cha mình tại Sikem, thì Israel nói với Giuse: "Có phải các anh con đang chăn chiên ở Sikem không? Con hãy lại đây, cha sai con đi tìm các anh con".
Giuse đi tìm các anh mình và gặp các anh tại Ðôtain. Khi các anh thấy Giuse từ đằng xa tiến lại gần, họ liền âm mưu tìm cách giết Giuse. Họ nói với nhau rằng: "Này thằng chiêm bao đến kia rồi, anh em hãy lại đây, chúng ta bắt giết nó, ném xác nó xuống một cái giếng cạn và nói nó bị thú dữ ăn thịt, rồi xem các điềm chiêm bao của nó sẽ ra sao?"
Ruben nghe nói thế, liền định cứu Giuse khỏi tay anh em, nên nói rằng: "Chúng ta đừng giết nó, đừng làm đổ máu, song ném nó xuống giếng nơi hoang vu này, và như thế, tay các em không phải vấy máu". Ruben nói như thế, vì có ý muốn cứu Giuse khỏi tay các anh em, để đem Giuse về cho cha mình. Khi Giuse vừa đến gần, các anh liền cởi áo dài Giuse đang mặc, và bắt ném xuống giếng cạn.
Ðang khi các ông ngồi ăn bánh, thì thấy một đoàn người Ismael từ Galaad tiến về Ai-cập, các con lạc đà của họ chở đầy hương liệu, nhựa thơm và dầu thơm. Giuđa nói với các anh em rằng: "Chúng ta giết em chúng ta và giấu máu nó đi, thì có ích lợi gì? Tốt hơn là chúng ta đem bán nó cho người Ismael và tay chúng ta không phải vấy máu, vì Giuse là em ruột thịt chúng ta". Các anh em nghe theo lời Giuđa, nên khi các người lái buôn từ Mađian đi ngang qua đó, các ông kéo Giuse lên khỏi giếng và đem bán cho các người Ismael với giá hai mươi đồng bạc, và họ dẫn Giuse sang Ai-cập.
Ðó là lời Chúa.



Ðáp Ca: Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21

Ðáp: Các ngươi hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).

Xướng: 1) Chúa đã gọi cảnh cơ hàn về trên đất nước, và rút đi mọi sự nâng đỡ bằng cơm bánh. Ngài đã sai một người đi trước họ: Giuse đã bị bán để làm nô lệ. - Ðáp.
2) Thiên hạ đã lấy xiềng để trói chân người, và cổ người bị cột bằng xích sắt, cho tới khi ứng nghiệm lời tiên đoán của người, lời của Chúa đã biện minh cho người. - Ðáp.
3) Vua đã sai cởi trói cho người, Chúa của chư dân cũng đã giải phóng người. Vua đã tôn người làm chủ của mình, và làm chúa trên toàn diện lãnh thổ. - Ðáp.

 Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 94, 8ab

Hôm nay các ngươi đừng cứng lòng, nhưng hãy nghe lời Chúa phán.

 Phúc Âm: Mt 21, 33-43. 45-46
"Ðứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Ðến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Ðứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào? Các ông trả lời: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi". Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:
"Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta?" Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái".
Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm : Nước Thiên Chúa Sẽ Cất Khỏi Các Ông

 Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Matthêu cho chúng ta lắng nghe dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về sự phản bội của một số người trong dân Chúa chọn, trước lời mời gọi: "Hãy làm cho hồng ân Chúa ban được trổ sinh nhiều hoa trái". Thiên Chúa cho ai nhiều, thì sẽ đòi nhiều. Chúa ban cho con một đời sống, Ngài cũng ban tự do để con chọn lựa sống một đời sống thánh thiện, cao đẹp, bổ ích hay phá tán thành một đời sống cằn cỗi, phản bội, độc hại, đê hèn. Phải! Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta mà không cần hỏi ý kiến. Nhưng Ngài không thể cứu chuộc chúng ta, nếu không có sự cộng tác của chúng ta.
Với tự do, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thưa không đối với chương trình của Chúa. Nhưng lúc đó người bị thiệt hại không phải là Thiên Chúa, mà kẻ thiệt hại chính là chúng ta. Lúc đó, chúng ta làm cho cuộc sống mình trở thành cằn cỗi, phản bội, độc hại và đê hèn.

Anh chị em thân mến!

Chúa Giêsu đã nói dụ ngôn này trước biến cố khổ nạn xảy ra cho Ngài. Sau khi mầu nhiệm vượt qua được hoàn tất, đó là việc Chúa đã chịu chết và Phục Sinh để hoàn tất chương trình cứu chuộc nhân loại của Ngài. Chúng ta nghe lại dụ ngôn này và lĩnh hội thấm thía hơn ý nghĩa của nó. Vì tình yêu đối với con người, Thiên Chúa có sáng kiến thực hiện chương trình cứu độ, nhưng con người đã sử dụng tự do của mình để chống lại chương trình của Ngài, không cộng tác với chương trình của Thiên Chúa.
Thật tệ hại hơn nữa là đã và đang còn có những người dám lộng ngôn tuyên bố Thiên Chúa đã chết, và nếu Ngài chưa chết thì họ dám hành động giết Ngài. Nói thế hay làm thế, họ tưởng rằng mình có thể phá đổ được chương trình của Ngài. Nhưng thực sự thì họ đã làm hư hỏng cuộc đời của họ và gây thiệt hại cho anh em xung quanh.
Ðã 2,000 năm qua, nước Thiên Chúa vẫn tiếp tục lan rộng, Giáo hội Chúa vẫn tiếp tục phát triển cách lớn mạnh. Chúa Giêsu Kitô vẫn còn gặp được những tâm hồn chân thành yêu mến Ngài, và kiên trì dấn thân làm lợi những hồng ân lãnh nhận từ tình yêu Chúa để phục vụ anh em đồng loại.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" chia sẻ những suy tư của mình như sau: Nhiều người Công giáo khoán việc cứu rỗi trần gian cho Chúa. Họ ý thức rằng, Chúa trao việc cứu rỗi trần gian cho họ cộng tác. Giáo dân là người mến yêu sự cứu rỗi trần thế của mình, là người tin rằng Chúa trao cho mình trần gian để đưa họ đến sự cứu rỗi vĩnh cửu. Là người xác tín rằng, Chúa ban sự cứu rỗi, nhưng Chúa đòi việc cộng tác của con người.
Có những người Công giáo đợi chờ, khoanh tay mong đợi niềm hy vọng đến. Có những người Công giáo thụ động, trốn tránh, vô trách nhiệm. Họ chỉ biết nhìn lên để kêu cứu mà không biết nhìn tới để tiến, và nhìn quanh để chia sẻ gánh vác cho nhau. Niềm hy vọng đang ở giữa họ mà họ không hay. Người ích kỷ tránh trách nhiệm, tránh mệt nhọc, tránh hy sinh. Họ muốn tạo hạnh phúc, tạo một thiên đàng dành riêng cho họ giữa trần gian, nhưng họ sẽ mất thiên đàng vĩnh viễn.
Chúng ta không cần nói nhiều đến thái độ của kẻ khác trước ơn cứu rỗi Chúa ban cho, nhưng mỗi người chúng ta cần nhìn đến chính cuộc sống của mình. Tôi đã cộng tác với ơn Chúa ban như thế nào? Tôi có thể nói được như Thánh Phaolô không: "Nhờ ơn Chúa, tôi được như thế này", và ơn Chúa đã không trở nên vô ích đối với tôi.
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con biết quí trọng ơn Chúa ban cho chúng con. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con kiên trì chu toàn trách nhiệm của mình, bằng cách can đảm, quảng đại, kiên trì sống với những gì mà chúng con đã cam kết, đã lãnh nhận từ trong bàn tay yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con biết trung thành làm tôi Chúa và phụng sự Ngài cách trọn vẹn vĩnh viễn. Amen.
(Veritas Asia)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 tại Việt-nam được nhiều người gọi là Ngày Quốc Hận; nhưng cũng là cơ may cho biết bao gia đình Việt-nam gởi các “Giuse” ra các nước ngòai. Các Giuse này sau một thời gian lập nghiệp nơi xứ người, đã đưa cả gia đình còn kẹt ở Việt-nam sang đòan tụ; hay ít nhất, cũng gởi bao nhiêu của cải về Việt-nam để cứu cả nước khỏi đói khát. Nhìn lại biến cố 30 tháng 4, nhiều người Việt-nam nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài thực hiện nhiều điều tốt lành từ biến cố tang thương này.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta nhìn thấy sự quan phòng của Thiên Chúa: nhiều sự tốt lành được thực hiện ngay cả từ những ghen tương, giận ghét của con người. Trong Bài Đọc I, ông Giuse đầu tiên bị các anh bán sang Ai-cập với giá 20 đồng bạc, vì ghen tị em mình được cha thương hơn tất cả mọi anh em. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, ông đã trở thành Tể-tướng của Ai-cập để chuẩn bị cứu đói và đưa cả gia đình: cha và các anh em qua đòan tụ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra câu truyện vườn nho của Thiên Chúa để ám chỉ sự bạc bẽo của dân và cái chết tương lai của Ngài. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.” Ngài chính là Tảng Đá đem lại Ơn Cứu Độ, không những cho dân tộc Do-thái, mà còn cho tất cả các dân tộc.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ông Giuse bị các anh bán sang Ai-cập.
1.1/ Sự ghen tị và ác độc của các anh: Ông Israel có lý do để yêu Giuse hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu; nhưng khi các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu. Cơ hội báo thù đến khi cha gởi cậu mang cơm nước cho các anh đang chăn chiên ngòai đồng, và cậu gặp các anh ở Dothan. Họ thấy cậu từ xa, và trước khi cậu tới gần họ thì họ lập mưu giết chết cậu. Họ bảo nhau: "Thằng tướng chiêm bao đang đến kia! Bây giờ, nào ta giết và ném nó xuống một cái giếng. Ta sẽ nói là một thú dữ đã ăn thịt nó. Rồi ta sẽ thấy các chiêm bao của nó đi tới đâu!"
Giuse có biệt tài về việc giải thích các điềm chiêm bao. Cậu đã từng chiêm bao và giải thích nó cho cha và các anh, vì cậu nói cha và các anh đều quỳ xuống lạy cậu. Chính điều này làm cho các anh càng ghét và gọi cậu là “Thằng tướng chiêm bao.” Khi qua Ai-cập, nhờ giải thích các điềm chiêm bao cho hai ông quan mà cậu được ra khỏi tù; và cho Vua Pharao mà cậu được thăng chức Tể-tướng. Trong Cựu-ước, chiêm bao là cách con người hiểu biết các kế họach kỳ diệu, nhưng ẩn giấu mà Thiên Chúa sắp làm trên con người. Qua những điềm chiêm bao này, Giuse thấu hiểu tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa đã hướng dẫn ông, gia đình, và nhân lọai.
1.2/ Kế họach của con người và sự quan phòng của Thiên Chúa: Các anh muốn giết cậu để thủ tiêu ngay từ đầu, nhưng một người anh là Reuben tìm cách cứu em khỏi tay họ, bằng cách đề nghị ném cậu xuống giếng; và họ đã ném cậu xuống một cái giếng cạn không có nước. Sau đó, khi họ đang ngồi ăn, một người anh khác là Judah đề nghị với các anh em: "Ta giết em và phủ lấp máu nó, nào có ích lợi gì? Thôi, ta hãy bán nó cho người Ismael, nhưng đừng động tay tới nó, vì nó là em ta, là ruột thịt của ta." Các anh em nghe cậu. Khi thấy những lái buôn người Madian đi qua đó, họ kéo Giuse lên khỏi giếng, rồi bán cậu cho người Ismael hai mươi đồng bạc. Những người này đưa Giuse sang Ai-cập. Anh Judah này là hình ảnh của Tông-đồ Judah sẽ bán Chúa Giêsu 30 đồng bạc. Qua biến cố này, chúng ta nhận ra Thiên Chúa dùng cả tình thương của anh Reuven và lòng tham tiền của anh Judah để cứu Giuse khỏi chết.
2/ Phúc Âm: Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.
2.1/ Câu truyện Vườn Nho của Tân-ước: Sở dĩ chúng ta gọi như vậy là để phân biệt với câu truyện Vườn Nho của Cựu-ước mà Tiên-tri Isaiah tường thuật (Isa 5:1-7). Chúa Giêsu dùng thể văn lọai suy mà người nghe hiểu ngay Ngài đang muốn ám chỉ ai và về điều gì:
Vườn nho là nhà Israel và gia chủ là chính Thiên Chúa. Các tá điền là những người lãnh đạo trong Israel: tư tế, kinh sư, và biệt phái. Đầy tớ của chủ là các tiên tri qua các thời đại. Điểm khác biệt giữa hai câu truyện Vườn Nho là sự sai đi của Người Con. Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Chúa Giêsu muốn đối thọai với khán giả để chính họ ra bản án cho các tá điền:
- “Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?"
- Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông."
2.2/ Sự quan phòng của Thiên Chúa: Đức Giêsu bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.” Câu Kinh Thánh Chúa Giêsu trích dẫn ở đây là Thánh Vịnh 118:22-23. Chúa Giêsu muốn cắt nghĩa cho họ biết Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa đang được thực hiện ngay trong sự ghen ghét và ác độc của các tá điền. Ngài chính là Tảng Đá mà các nhà lãnh đạo Do-Thái sắp giết chết; nhưng chính cái chết của Ngài sẽ đem lại lợi ích cho mọi người: Do-thái cũng như Dân-ngọai. Từ nay, Nước Thiên Chúa không chỉ giới hạn trong dân tộc Do-thái nữa; mà sẽ mở rộng đến mọi dân tộc. Sẽ có những dân tộc biết sinh hoa lợi cho Thiên Chúa nhiều hơn dân tộc Do-thái.
Các Thượng-tế và Biệt-phái hiểu ngay là Người đang nói về họ qua dụ ngôn Người kể. Như là một sự sắp đặt, “Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.” Họ chưa thi hành kế họach được, vì giờ của Ngài chưa đến. Khi giờ đến, họ sẽ làm theo Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa đã vạch sẵn.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa đang điều khiển và quan phòng mọi sự xảy ra trong thế giới này. Con người có thể nghĩ họ là người điều khiển, nhưng thực ra họ đang làm những gì đã được xếp đặt trong sự quan phòng của Ngài.
- Dĩ nhiên con người vẫn có tự do để cộng tác hay làm nghịch lại ý của Thiên Chúa; nhưng họ không thể làm cho những gì Thiên Chúa họach định đừng xảy ra. Ngài có thể dùng tất cả những cái tốt cũng như cái xấu của con người để đạt những gì Ngài họach định.
- Sự quan phòng của Thiên Chúa nhiều khi không dễ hiểu; nhưng chúng ta phải tin, vì nếu chúng ta hiểu được mọi sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta không còn là người nữa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP


Mt 21, 33 - 43. 45 - 46
1 Ghi nhớ : Nước Thiên Chúa....ban cho dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.

2 Suy niệm :  Cuộc sống này, cái gì là của tôi ? xét lại không có gì là của tôi cả: cơm cha, áo mẹ, công thầy, mạng sống này là do Chúa ban. Nghĩ cho cùng, chỉ có tội mới thật sự là của tôi, còn mọi thứ đều là vay mượn. Tôi phải làm sao một khi đến kỳ hạn tôi phải trả lại những gì tôi vay mượn? Chiếm đoạt nó ư ? Điều đó nằm ngoài khả năng của tôi. Chỉ còn cách là phải làm sao sinh lợi nhờ vào những gì tôi đang tạm sở hữu nó. Nhưng sinh lợi bằng cách nào ? Hãy đem trả lại tội lỗi cho ma quỷ, để lấy lại những nhân đức, hãy gieo rắc tình thương để nhận được lòng mến, hãy xóa đi oán ghét hận thù để nhận được lòng tha thứ, khoan dung, hãy từ bỏ mọi sự để theo Thầy để được lại gấp trăm ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.

3 Sống Lời Chúa :  Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh trái, thì Người chặt đi.

4 Cầu nguyện:  Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cố công làm việc thiện, để nhờ đó chúng con được sống nhờ thành quả tốt đẹp do việc mình làm.

01/03/13 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC
Mt 21,33-43.45-46


NGƯỜI MÔN ĐỆ DÁM ĐƯƠNG ĐẦU
Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ. Họ tìm cách bắt Người. (Mt 21,45-46)
Suy niệm: Khi đến trong trần gian để thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó, Chúa Giêsu không ngán ngại đương đầu với giới lãnh đạo Do Thái đương thời, một sự đương đầu đã dẫn Ngài đến cái chết trên thập giá. Dụ ngôn về những tá điền sát nhân minh hoạ cho cao trào của sự đương đầu này. Dùng cách nói bằng dụ ngôn, Chúa Giêsu không ngại nêu rõ tâm địa gian ác của các thượng tế và người Pharisêu, bởi họ chẳng những từ chối nghe Lời Thiên Chúa mà còn hành hung, sát hại các sứ giả của Ngài. Chúa Giêsu không hằn học, thù oán nhưng đầy yêu thương để đem lại lợi ích cho đoàn dân và cho cả những kẻ đang làm hại dân nữa. Và Ngài còn ví mình là “người con thừa tự” của chủ vườn nho, tự hiến thân mình, chịu sát hại để đem lại sự sống cho muôn người.
Mời Bạn: Để trung thành với ơn gọi và sứ mạng của mình, các môn đệ Chúa Giêsu phải dám đương đầu chấp nhận chịu “thiệt thân vì chính đạo,” khi đó là điều cần thiết. Người môn đệ im lặng (tự bịt mắt, bịt tai, bịt miệng) hay vo tròn (vì ‘ba phải’, xuê xoa, nhát đảm, cầu an bằng mọi giá) khi phải tuyên xưng niềm tin, bênh vực cho công lý, là phản bội với chính ơn gọi của mình.
Sống Lời Chúa: Tự xét mình: - Tôi có chấp nhận đương đầu chịu “đóng đinh” vì Chúa khi cần không? - Sự đương đầu của tôi có được thúc đẩy bởi yêu thương và diễn ra trong yêu thương không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con bắt chước Chúa để trở thành môn đệ đích thực của Chúa trong hoàn cảnh thực tế hôm nay dám đương đầu vác thập giá với Chúa và vì Chúa. Amen.
SINH HOA LỢI
Chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về đoàn dân mới. Chúng ta hãnh diện vì được trao phó vườn nho là Nước Thiên Chúa, và lo lắng trước trách nhiệm phải sinh hoa lợi cho xứng ở đời này.

Suy nim:
Trong Mùa Chay, Giáo Hội cho chúng ta nghe dụ ngôn những tá điền.
Những tá điền này được chủ nhà cho canh tác vườn nho của mình, để đến mùa hái nho họ giao lại cho ông hoa lợi. Đây là một vườn nho được ông chủ quan tâm săn sóc. Ông đã trồng, đã rào giậu, khoét bồn đạp nho và xây tháp canh. Tiếc thay, khi ông chủ sai các đầy tớ đến để thu hoa lợi các tá điền chẳng những không nộp, mà còn hành hạ họ và giết đi (c. 35). Nhóm đầy tớ thứ hai cũng chịu chung số phận (c. 36). Nhưng ông chủ vẫn không thất vọng trước sự độc ác của các tá điền. Sau cùng, ông đã sai chính con trai mình đến với họ. Đứa con thừa tự cũng chẳng được nể vì, bị lôi ra khỏi vườn nho và giết đi. Khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói mình chính là người con ấy, người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời. Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử. Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con. Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết. Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử, không phải chỉ là lịch sử của dân tộc Ítraen, mà còn của cả nhân loại.
“Viên đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên viên đá đầu góc.
Đó là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (c. 42).
Giáo Hội sơ khai thích dùng trích dẫn trên đây của thánh vịnh 118, 22 để nói về việc Đức Giêsu bị loại trừ và được tôn vinh (x. Cv 4,11; 1Pr 2,7). Bị loại bỏ là việc độc ác của con người, còn trở nên viên đá góc là việc làm kỳ diệu của Thiên Chúa. “Thu hoa lợi”, “nộp hoa lợi”, “sinh hoa lợi” (cc. 34, 41, 43). Hoa lợi là điều mà ông chủ nhắm tới khi ông đầu tư cho vườn nho. Ông đã không thu được hoa lợi gì từ những tá điền độc ác, bởi đó ông đã lấy vườn nho lại, cho người khác làm để lấy hoa lợi. Vườn nho bây giờ được hiểu là Nước Thiên Chúa. Nước này không còn nằm trong tay giới lãnh đạo dân Do thái nữa,
nhưng được trao cho một dân biết sinh hoa lợi (c. 43). Dân mới ấy chính là Giáo Hội phổ quát, trong đó gồm cả dân ngoại và những người Do thái tin Đức Giêsu. Chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về đoàn dân mới. Chúng ta hãnh diện vì được trao phó vườn nho là Nước Thiên Chúa, và lo lắng trước trách nhiệm phải sinh hoa lợi cho xứng ở đời này. Làm thế nào để Giáo Hội nộp hoa lợi đúng mùa cho Chủ? Làm thế nào để chúng ta không rơi vào tội của các tá điền đi trước?
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
con thường thấy mình không có thì giờ, nhưng đồng thời cũng thấy mình lãng phí bao thời gian quý báu. Nhiều khi con tự hỏi mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.

Xin cho con biết quý trọng từng giây phút
đang trôi qua mà con không sao giữ lại được. Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian, để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa. Xin cho con luôn làm việc như Chúa : hăng say, tận tụy và vui tươi, vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo.

Vì quá khứ thì đã qua,
và tương lai thì chưa đến, nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại. Xin cho con thấy Chúa lúc này đang ở đây bên con, và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài bằng những hành động cụ thể.

Con xin hiến dâng Chúa giây phút này
như một hy lễ, với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố. Ước gì con dám sống hết mình giây phút hiện tại để hiện tại đưa con vào vinh cửu của Chúa. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Ðứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó".
Dụ Ngôn Tá Điền Vườn Nho
Qua dụ ngôn người làm vườn nho sát nhân, không những Chúa Giêsu ám chỉ đến cái chết dã man mà các Thượng tế và Biệt phái sẽ gây ra cho Ngài, nhưng Ngài còn loan báo về sự phục sinh mà Thiên Chúa quyền năng sẽ thực hiện cho Ngài. Với sự phục sinh âý, Thiên Chúa như tuyên bố rằng tình yêu mạnh hơn sự chết, yếu đuối đã trở thành sức mạnh, thất bại biến thành khơi nguồn của ân ban. Chúa Giêsu đã gói ghém tất cả các mạc khải ấy trong câu trích từ Tv 118: “Chính viên đá thợ xây loại bỏ, đã trở nên viên đá góc tường”. Cái bị loại bỏ đã trở thành chuẩn mực, cái yếu đuối đã trở thành sức mạnh, cái điên dại đã trở thành lẽ khôn ngoan, cái chết đã trở thành cửa ngõ và khởi đầu nguồn sống mới.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Màu tím của Mùa Chay có lẽ không nên phủ lên khuôn mặt chúng ta lớp khăn tang của buồn sầu, thiểu não; trái lại, việc suy niệm cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, việc chay tịnh trong thể xác và tâm hồn phải hướng chúng ta đến sự phục sinh của Chúa Kitô. Cuộc Tử nạn của Ngài không phải là con đường hầm không có lối thoát, nhưng ở cuối con đường ấy là nguồn sáng chan hoà của phục sinh. Đó cũng phải là ánh sáng chiếu dọi vào những suy niệm của chúng ta.
Cũng như thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể góp phần bổ túc những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn của Chúa Kitô. Những mất mát, thua thiệt, những thất bại khổ đau trong cuộc sống đều là những đóng góp của chúng ta với điều kiện chúng ta biết đón nhận chúng với tinh thần phó thác của Chúa Giêsu, biết nhìn vào đó như những viên đá để Thiên Chúa biến thành viên đá góc xây dựng Giáo hội Chúa Kitô.
Suy tôn Thánh giá Chúa Kitô trong Mùa Chay, xin cho chúng ta biết nhìn lên ánh sáng Phục sinh, để từ đó nhận ra được ý nghĩa và giá trị của đau khổ trong cuộc sống chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất Hứa
Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua. Thực tại này được tìm thấy nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho chúng ta. Nó phải bao trùm lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển Dung (Lc 9,34).
Lời hứa của giao ước mới được hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm chạm đến con người. Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của Thiên Chúa được hoàn thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu ông vào miền Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của Giao Uớc Cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta trong Đức Kitô.
Vì Thiên Chúa của Giao Ước Mới không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất nước riêng rẽ nào hay bất cứ một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào trên trần gian có thể chứa đựng được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những ai qui tụ lại trong Đức Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 01-3
St 37, 3-4.12-13a.17b-28; Mt 21, 33-43.45-46

LỜI SUY NIỆM: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. (Mt 21,33b).
Trong dụ ngôn cho chúng ta thấy Thiên Chúa rất yêu thương và tôn trọng con người, Thiên Chúa đã tạo dựng và chu đáo chuẩn bị những gì cần thiết cho đời sống của con người, Ngài trao quyển quản lý và tự do khai thác để sinh lợi cho mình, và Ngài muốn con người cũng phải sống với Ngài như vậy. Nhưng con người vì những yếu kém trong suy nghĩ và thiếu khôn ngoan, quá ích kỷ muốn chiếm đoạt tất cả, nên đã cấu kết với nhau xúc phạm đến tình yêu của Ngài, nhưng không vì thế mà Ngài sẽ trừng phạt ngay. Ngài vẫn kiên trì chờ đợi, và cuối cùng Ngài đã phải ban chính Con Một của Ngài đến để thực hiện kế hoạch yêu thương và cứu chuộc của Ngài để cứu con người. Tất cả đều là hồng ân của Chúa ban, chúng ta luôn phải tạ ơn Ngài và đem ra sống với tha nhân.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
01 Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một buổi sáng dạo đầu tháng 8 năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải táng bên cạnh phần mộ của mẹ ông.
Georgi Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát xít và sáng lập Ðảng Cộng Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử...
Người ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng Sản Bulgary nay đã đổi tên thành Ðảng Xã Hội... Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ...
Con người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chết?... Nếu ai cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa... Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sử? Hôm nay người ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay người ta ướp xác, ngày mai người ta lại đưa ra đốt...
Là người có niềm tin, chúng ta đặt tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?
Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ bằng một lời nói, chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vô của tiền của và danh vọng nữa... Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống trường sinh... Ðó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của thức ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.
(Lẽ Sống)

Thứ Sáu 1-3

Thánh Ðavít

(c. 589)

Ð
avít là thánh quan thầy của xứ Wales và có lẽ là vị thánh nổi tiếng nhất nước Anh. Nhưng không may, chúng ta không biết nhiều về ngài.
Ðược biết ngài là một linh mục, tham dự trong công cuộc truyền giáo và sáng lập nhiều đan viện, kể cả đan viện chính của ngài ở phía nam xứ Wales. Có nhiều truyền thuyết kể về ngài và các đan sĩ. Các ngài sống rất khắc khổ. Họ làm việc trong im lặng và cầy cấy bằng chân tay mà không dùng đến sức loài vật. Thực phẩm của các ngài chỉ giới hạn trong bánh mì, rau trái và nước lạnh.
Vào khoảng năm 550, thánh nhân tham dự một thượng hội đồng ở Brevi thuộc Cardiganshire. Sự đóng góp của ngài trong thượng hội đồng được coi là chủ yếu và các giáo sĩ đã chọn ngài làm giáo chủ của Giáo Hội Cambrian. Người ta nói ngài được tấn phong tổng giám mục bởi vị thượng phụ của Giêrusalem trong một chuyến hành hương Ðất Thánh. Ngài cũng được cho là đã triệu tập một công đồng để chấm dứt vết tích của lạc giáo Pelagiô (*). Thánh Ðavít từ trần ở tu viện của ngài ở Menevia khoảng 589. Việc sùng kính ngài được Ðức Giáo Hoàng Callistus II chấp thuận vào năm 1120. Ngài được tôn kính là vị quan thầy của xứ Wales.
Thánh Ðavít thường được vẽ đứng trên một gò đất với chim bồ câu ở trên vai. Truyền thuyết nói rằng có lần ngài đang rao giảng thì một con bồ câu đáp xuống đậu trên vai ngài, và mặt đất chỗ ngài đứng dâng lên cao để mọi người có thể nghe ngài giảng dạy. Trong thời kỳ tiền-Cải Cách, trên 50 nhà thờ ở South Wales được xây dựng để kính ngài.
(*) Pelagiô là một tu sĩ thuộc thế kỷ thứ năm, chủ trương rằng tự do ý muốn của con người là yếu tố quyết định về sự trọn lành của mỗi một người, và ông cho rằng con người không cần ơn của Thiên Chúa để được cứu rỗi.