Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

JUNE 01, 2020 : MEMORIAL OF THE BLESSED VIRGIN MARY, MOTHER OF THE CHURCH


Memorial of the Blessed Virgin Mary, Mother of the Church
Lectionary: 572A

Reading 1GN 3:9-15, 20
After Adam had eaten of the tree,
    the LORD God called to him and asked him, “Where are you?”
He answered, “I heard you in the garden;
    but I was afraid, because I was naked,
    so I hid myself.”
Then he asked, “Who told you that you were naked?
You have eaten, then,
    from the tree of which I had forbidden you to eat!”
The man replied, “The woman whom you put here with me—
    she gave me fruit from the tree, and so I ate it.”
The LORD God then asked the woman,
    “Why did you do such a thing?”
The woman answered, “The serpent tricked me into it, so I ate it.”
Then the LORD God said to the serpent:
“Because you have done this, you shall be banned
    from all the animals
    and from all the wild creatures;
On your belly shall you crawl,
    and dirt shall you eat
    all the days of your life.
I will put enmity between you and the woman,
    and between your offspring and hers;
He will strike at your head,
    while you strike at his heel.”
The man called his wife Eve,
    because she became the mother of all the living.

Or
Acts 1:12-14
After Jesus had been taken up to heaven,
    the Apostles returned to Jerusalem
    from the mount called Olivet, which is near Jerusalem,
    a sabbath day’s journey away.
When they entered the city
    they went to the upper room where they were staying,
    Peter and John and James and Andrew,
    Philip and Thomas, Bartholomew and Matthew,
    James son of Alphaeus, Simon the Zealot,
    and Judas son of James.
All these devoted themselves with one accord to prayer,
    together with some women,
    and Mary the mother of Jesus, and his brothers.

Responsorial Psalm87:1-2, 3 AND 5, 6-7
R. (3) Glorious things are told of you, O city of God.
His foundation upon the holy mountains
    the LORD loves:
The gates of Zion,
    more than any dwelling of Jacob.
R. Glorious things are told of you, O city of God.
Glorious things are said of you,
    O city of God!
And of Zion they shall say:
    “One and all were born in her;
And he who has established her
    is the Most High LORD.”
R. Glorious things are told of you, O city of God.
They shall note, when the peoples are enrolled:
    “This man was born there.”
And all shall sing, in their festive dance:
    “My home is within you.”
R. Glorious things are told of you, O city of God.
Alleluia
R. Alleluia, alleluia.
O happy Virgin, you gave birth to the Lord;
O blessed mother of the Church,
you warm our hearts with the Spirit of your Son Jesus Christ.
R. Alleluia, alleluia.
Standing by the cross of Jesus were his mother
    and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas,
    and Mary of Magdala.
When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved,
    he said to his mother, “Woman, behold, your son.”
Then he said to the disciple,
    “Behold, your mother.”
And from that hour the disciple took her into his home.
After this, aware that everything was now finished,
    in order that the Scripture might be fulfilled,
    Jesus said, “I thirst.”
There was a vessel filled with common wine.
So they put a sponge soaked in wine on a sprig of hyssop
    and put it up to his mouth.
When Jesus had taken the wine, he said,
    “It is finished.”
And bowing his head, he handed over the spirit.
Now since it was preparation day,
    in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath,
    for the sabbath day of that week was a solemn one,
    the Jews asked Pilate that their legs be broken
    and they be taken down.
So the soldiers came and broke the legs of the first
    and then of the other one who was crucified with Jesus.
But when they came to Jesus and saw that he was already dead,
    they did not break his legs,
    but one soldier thrust his lance into his side,
    and immediately Blood and water flowed out.



Meditation: Woman, behold, your son! Disciple, behold, your mother!
Why was it necessary for the Son of God to be born of a virgin mother - only to suffer rejection, betrayal, and cruel death on a cross? God's love knows no bounds. He created the human race in love for love - to be united with him and with one another in a bond of unbreakable love, peace, and friendship. True love risks all and gives all for the beloved. With the gift of love and fruit-bearing life God also gave freedom and responsibility - freedom to choose for good or for evil, for community or for division, for peace or for strife, for life or for death.

God's gift of love - broken by sin and rebellion
Adam and Eve, the man and woman God created to be the beginning of a people who were made in the image and likeness of God, received everything they needed for life, happiness, and friendship with God. God provided a dwelling place specially made for them - a Garden of Paradise (also called Eden in Genesis 22:8) which was full of the fruit of his creation. God took great delight in his son Adam and Eve his wife - he walked with them daily in the garden so they could grow in the knowledge of his great love and wisdom.

God allowed the tempter, whom Scripture calls the devil and Satan, the father of lies, to test them so they could freely choose whom they would serve and obey. Satan tricked them into believing that they could be all powerful and wise, like God, on their own terms and conditions, according to their own desires and preferences (Genesis 3:4-6). Like Satan and the fallen angels who rebelled against God, Adam and Eve thought they could be equal with God and chart their own course for happiness and life together. They choose to believe Satan's word over God's word - a choice that opened the door to sin, rebellion, and separation from God.

Their fall resulted in a grievous wound which only God could heal and restore to wholeness. God in his merciful love and wise judgment, disciplined them for their own good, to lead them to repentance, purification, and restoration of friendship with God. God did not leave them in sin and darkness - he promised to send them a Redeemer who would restore them and their descendants to fullness of life with God.

The promised Redeemer who comes to restore our fallen humanity
How did God fulfill his promise to restore a broken and fallen humanity? The prophet Isaiah foretold that God himself would send his people a Redeemer, born of a virgin mother from the house of David (Isaiah 7:14), who would willingly undergo affliction and chastisement to the point of shedding his blood to make atonement for their sins (Isaiah 53:1-12, and Isaiah 50:4-8; 52:13-15).

In the wonderous cross of Christ, who shed his blood for our sins, we see God's unfolding plan of restoration for the human race. Through his obedience to the Father's will and the willing sacrifice of his own life for our sake, he reversed the curse of our first parents' sin and won for us pardon and abundant life. John tells us in his Gospel account that "God so loved the world that he gave us his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life" (John 3:16). God the Son, the Lord Jesus Christ, humbled himself by taking on human flesh in the womb of the virgin Mary, so he could become one with us in our humanity and offer himself as the perfect sacrifice for our sins and the sin of he world.
Christ is the new Adam - who creates a new humanity through his cross and resurrection
Paul the Apostle tells us that Jesus Christ is the new Adam who begets a new humanity and a new creation (Romans 5:12-18, 2 Corinthians 15:7) through his victory on the cross and his resurrection. That is why Jesus explained to Nicodemus that we must be born anew (John 3:3) - of water and the Spirit (John 3:5,8).

Woman, behold, your son! Disciple, behold, your mother!
As Jesus hung on the cross at Calvary, he looked down and saw his mother and John the beloved disciple standing at the foot of the cross. Jesus said, "Woman, behold your son," and then to John he said, "behold, your mother" (John 19:26-27). John takes Mary as his spiritual mother, and Mary takes John as her spiritual son.

Why did Jesus address Mary as "Woman" rather than "mother" (see also Jesus addressing Mary as "Woman" in John 2:4). Jesus may be alluding to the beginning of creation in Genesis when Adam addressed Eve first as Woman, "This at last is bone of my bones and flesh of my flesh. She shall be called Woman, because she was taken out of Man" (Genesis 2:23). Adam later called her "Eve" because she became the "mother of all living" (Genesis 3:20).
Mary's mission is inseparably linked with the mission of her Son, the Lord Jesus
Mary's mission as the bearer of the Son of God  (theo-tokos which means God-bearer in Greek) is inseparably linked with the mission of her Son the Lord Jesus Christ. Through the grace and gift of the Holy Spirit Mary becomes the first disciple and a spiritual mother of a new humanity who are born again through her son, the Lord Jesus.

To become the mother of the Savior, Mary was enriched by God with the gifts of the Holy Spirit to enable her to assume this awesome role. A number of early church fathers saw Mary as a new Eve who cooperated with her Son's mission through her faith and devotion to God's word, and her prompt "yes" to God's will.

Irenaeus, an early second century bishop of Lyons (130-200 AD), described Mary's role in the service of her Son's mission:
"The Lord, coming into his own creation in visible form, was sustained by his own creation which he himself sustains in being. His obedience on the tree of the cross reversed the disobedience at the tree in Eden; the good news of the truth announced by an angel to Mary, a virgin subject to a husband, undid the evil lie that seduced Eve, a virgin espoused to a husband...
As Eve was seduced by the word of an angel and so fled from God after disobeying his word, Mary in her turn was given the good news by the word of an angel, and bore God in obedience to his word. As Eve was seduced into disobedience to God, so Mary was persuaded into obedience to God; thus the Virgin Mary became the advocate of the virgin Eve...
The knot of Eve's disobedience was untied by Mary's obedience: what the virgin Eve bound through her disbelief, Mary loosened by her faith"
(quotes from Against Heresies (Lib. 5, 19, 1; 20, 2; 21,1: SC 153, 248-250. 260-264)
Throughout her life Mary remained steadfast and faithful to the call and mission God entrusted to her, as the mother of the Son of God who took flesh in her womb. She is the first Christian disciple because she accepted the Gospel and gave her "yes" to God's plan of redemption. She followed her son to the cross and she prayed for the outpouring of the Holy Spirit upon all the disciples at Pentecost.  She is a model for us of faith and obedience, hope and perseverance, and love and fidelity. Are you ready to take up your cross and follow the Lord Jesus in his way of love and sacrifice?

God gives us the grace to say "yes" to his will and to his transforming work in our lives
What is the key that unlocks the power of God's kingdom and his abundant life in our personal lives? Faith is the free gift of God for all who accept his Son as Lord and Redeemer. Our faith and trust in the Lord Jesus opens the door to all the promises of God who find their fulfillment in Christ. God gives us all the grace and strength we need and he expects us to respond with the same willing obedience and heart-felt trust as Mary did. When God commands he also gives the strength, and means to respond. We can either yield to his grace or resist and go our own way. Do you believe in God's promises and do you yield to his grace?
"Heavenly Father, you offer us abundant grace, mercy, and forgiveness through your Son, Our Lord Jesus Christ. Help me to live a grace-filled life as Mary did by believing in your promises and by giving you my unqualified "yes" to your will and your plan for my life."

Daily Quote from the early church fathersGod borrows Mary's flesh to lead humanity to glory, by an anonymous early author from the Greek church
"The virgin mother, when wine was lacking, wanted Jesus to do a miracle. She was at once answered, 'Woman, what have I to do with you?' as if to say plainly, The fact that I can do a miracle comes to me from my Father, not my mother. For it was from the nature of his Father that he could do miracles but from the nature of his mother that he could die. When he was on the cross, then, in dying he acknowledged his mother whom he commended to the disciple, saying, 'Behold your mother.' And so, when he says, 'Woman, what have I to do with you? My hour is not yet come" (John 2:4). he is in effect saying, In the miracle, which I did not from your nature, I do not acknowledge you. When the hour of death shall come, however, I shall acknowledge you as my mother, since it is from you that I can die." (excerpt from LETTER 10.39.27)



ORDINARY TIME is called "ordinary" because the weeks are numbered. The Latin word ordinalis, which refers to numbers in a series, stems from the Latin word ordo, from which we get the English word order. Thus, Ordinary Time is in fact the ordered life of the Church—the period in which we live our lives neither in feasting (as in the Christmas and Easter seasons) or in more severe penance (as in Advent and Lent), but in watchfulness and expectation of the Second Coming of Christ. There are two times we are in Ordinary Time. There are 28 weeks of Ordinary Time after Easter and 5 weeks of Ordinary Time after Christmas. However, this varies depending upon when Easter falls in a particular year. The actual number of weeks of Ordinary Time in any given year can total 33 or 34. 

MONDAY, JUNE 1, JOHN 19:25-34
Memorial of The Blessed Virgin Mary, Mother of the Church
(Genesis 3:9-15, 20; or Acts 1:12-14; Psalm 87)

KEY VERSE: "Woman, behold your son" (v.26).
TO KNOW: For the second time in John's gospel Jesus addressed his mother as "woman" (see Wedding at Cana, John 2:4). This unusual title goes back to the first promise of redemption to Eve: "I will put enmity between you (Satan) and the woman" (Gn 3:15). John sees Mary as the "new Eve" whose obedience to God reversed the penalty of death due to sin, and her son as the "new Adam" who opened wide the gates of salvation by his saving death. On Calvary, Satan was crushed through the death of Mary's offspring. When Jesus gave his life for us, he also gave us his mother. Mary stood at the cross with John, the beloved disciple, who represents all Christians who seek salvation in Christ. Simeon's prophecy that Mary would "be pierced with a sword so that the thoughts of many hearts may be laid bare" (Lk 2:35) was fulfilled on Calvary. She was the suffering Mother of the Church that was about to be born. Mary is the role-model for all believers. Imitating her dispositions for humility, faithfulness, and praise equip all Christians for full ministry in the Church.
TO LOVE: Have I made a home in my heart for Mary?
TO SERVE: Mary my mother, help us to be dutiful sons and daughters of the Church.

NOTE: In 2018. Pope Francis decreed that the ancient devotion to the Blessed Virgin Mary, under the title of 'Mother of the Church,' be inserted into the Roman calendar as a Memorial on the day after Pentecost. Pope Pius XII perceptively noted Mary’s dual maternity in his encyclical on the Church: “It was she who was there to tend the mystical body of Christ, born of the Savior’s pierced heart, with the same motherly care that she spent on the child Jesus in the crib.” In the words of Saint Augustine: “What (God) has bestowed on Mary in the flesh, He has bestowed on the Church in the spirit; Mary gave birth to the One, and the Church gives birth to the many, who through the One become one.”   



Monday 1 June 2020

Blessed Virgin Mary, Mother of the Church
2 Peter 1:2-7. In you, my God, I place my trust – Psalm 90(91):1-2, 14-16. Mark 12:1-12.
‘The stone which the builders rejected has become the cornerstone’
People can be resistant to uncomfortable messages, particularly if these seem to threaten prosperity. Australia has been burning for months. Fires have raged as never before. Yet political leaders refuse to acknowledge the reality of climate change. They will not listen to scientists or to fire chiefs.
Into this vacuum have stepped the young people of today. They rally and call for action to address the greatest threat ever to face our world. Greta Thunberg addressed the United Nations assembly and speaks out across Europe. Other young leaders walk in her footsteps. Their generation and those that follow will bear the cost of our inactivity. They will not be silent.
Pope Francis declares a climate emergency and urges immediate action.
We can contact politicians and make climate action a condition of our electoral support. We can reduce, re-use and recycle.


Saint Justin Martyr
Saint of the Day for June 1
(c. 100 – 165)
 
 Mosaics in Mount of Beatitudes | photo by Deror avi
Saint Justin Martyr’s Story
Justin never ended his quest for religious truth even when he converted to Christianity after years of studying various pagan philosophies.
As a young man, he was principally attracted to the school of Plato. However, he found that the Christian religion answered the great questions about life and existence better than the philosophers.
Upon his conversion he continued to wear the philosopher’s mantle, and became the first Christian philosopher. He combined the Christian religion with the best elements in Greek philosophy. In his view, philosophy was a pedagogue of Christ, an educator that was to lead one to Christ.
Justin is known as an apologist, one who defends in writing the Christian religion against the attacks and misunderstandings of the pagans. Two of his so-called apologies have come down to us; they are addressed to the Roman emperor and to the Senate.
For his staunch adherence to the Christian religion, Justin was beheaded in Rome in 165.

Reflection
As patron of philosophers, Justin may inspire us to use our natural powers—especially our power to know and understand—in the service of Christ, and to build up the Christian life within us. Since we are prone to error, especially in reference to the deep questions concerning life and existence, we should also be willing to correct and check our natural thinking in light of religious truth. Thus we will be able to say with the learned saints of the Church: I believe in order to understand, and I understand in order to believe.


Lectio Divina: Memorial of the Blessed Virgin Mary, Mother of the Church
Lectio Divina
Monday, June 1, 2020
Ordinary Time
1) Opening prayer

Father,
keep before us the wisdom and love
you have revealed in your Son.
Help us to be like Him
in word and deed,
for He lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading – John 19:25-34
Standing by the cross of Jesus were his mother and his mother's sister, Mary the wife of Clopas, and Mary of Magdala. When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved, he said to his mother, "Woman, behold, your son." Then he said to the disciple, "Behold, your mother." And from that hour the disciple took her into his home. After this, aware that everything was now finished, in order that the Scripture might be fulfilled, Jesus said, "I thirst." There was a vessel filled with common wine. So they put a sponge soaked in wine on a sprig of hyssop and put it up to his mouth. When Jesus had taken the wine, he said, "It is finished." And bowing his head, he handed over the spirit. Now since it was preparation day, in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath, for the sabbath day of that week was a solemn one, the Jews asked Pilate that their legs be broken and they be taken down. So the soldiers came and broke the legs of the first and then of the other one who was crucified with Jesus. But when they came to Jesus and saw that he was already dead, they did not break his legs, but one soldier thrust his lance into his side, and immediately Blood and water flowed out.
3) Reflection
• Jn 19:25-29:  Mary, the strong woman who understood the full meaning of this event, will help us cast a contemplative glance at the crucified. The fourth Gospel specifies that these disciples "stood by the cross" (Jn 19:25-26). This detail has a deep meaning. Only the fourth Gospel tells us that these five people stood by the cross. The other Evangelists do not say so. Luke, for instance, says that all those who knew him followed the events from a distance (Lk 23:49). Matthew also says that many women followed these events from afar. These women had followed Jesus from Galilee and served Him. But now they followed Him from afar (Mt 27:55-56). Like Matthew, Mark gives us the names of those who followed the death of Jesus from afar (Mk 15:40-41). Thus only the fourth Gospel says that the mother of Jesus and the other women and the beloved disciple "stood by the cross". They stood there like servants before their king. 
• Jn 19:30-34:  They are present courageously at a time when Jesus has already declared that "it is fulfilled" (Jn 19:30). The mother of Jesus is present at the hour that finally "has come". That hour was foretold at the wedding feast of Cana (Jn 2:1ff). The fourth Gospel had remarked then that "the mother of Jesus was there" (Jn 2:1). Thus, the person that remains faithful to the Lord in His destiny, he/she is a beloved disciple. The Evangelist keeps this disciple anonymous so that each one of us may see him/herself mirrored in the one who knew the mysteries of the Lord, who laid his head on Jesus' chest at the last supper (Jn 13:25). The mother standing beneath the cross (cf. Jn 19:25), accepted her Son’s testament of love and welcomed all people in the person of the beloved disciple as sons and daughters to be reborn unto life eternal. 
• Jesus takes an active part in His death, He does not allow Himself to be killed like the thieves whose legs were broken (Jn 19:31-33), but commits His spirit (Jn 19:30). The details recalled by the Evangelist are very important: Seeing His mother and the disciple whom He loved standing near her, Jesus said to His mother, “Woman, this is your son.” Then to the disciple He said, “This is your mother.” (Jn 19:26-27). These simple words of Jesus bear the weight of revelation, words that reveal to us His will: "this is your son" (v. 26); "this is your mother" (v. 27). These words also recall those pronounced by Pilate on the Lithostrotos: "This is the man" (Jn 19:5). With these words, Jesus on the cross, his throne, reveals His will and His love for us. He is the lamb of God, the shepherd who gives His life for His sheep. At that moment, by the cross, He gives birth to the Church, represented by Mary, Mary of Cleophas and Mary Magdalene, together with the beloved disciple (Jn 19:25).
4) Personal questions
• How has Mary given you a model for parenthood, discipleship, and love? What of these have I applied in my own life?
• Mary exemplified humility and obedience, yet she also led (as at Cana). How do I lead others, in what ways, while also being truly humble and obedient myself?
5) Concluding Prayer
The precepts of Yahweh are honest,
joy for the heart;
the commandment of Yahweh is pure,
light for the eyes. (Ps 19:8)

01-06-2020 : THỨ HAI - TUẦN IX THƯỜNG NIÊN - ĐỨC TRINH NỮ MARIA, MẸ HỘI THÁNH - Lễ Nhớ


01/06/2020
 Thứ Hai tuần 9 thường niên.
 Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống.
Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh.
 Lễ nhớ.


Bài đọc I St 3,9-15.20
"Mẹ của toàn thể chúng sinh"
Bài trích sách Sáng thế
Sau khi Ađam ăn trái cấm,
9 Chúa là Thiên Chúa đã gọi ông
và nói cùng ông rằng: "Ngươi ở đâu vậy?"
10 Ông thưa: "Con nghe tiếng Ngài trong vườn, nhưng con sợ hãi,
vì con trần truồng và con ẩn núp".
11 Chúa hỏi ông: "Ai đã cho ngươi biết ngươi đang trần truồng?
Có phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi ăn không?"
12 Ađam thưa: "Người phụ nữ mà Ngài đã cho làm bạn với con,
chính bà ấy đã cho con trái cây và con đã ăn".
13 Chúa là Thiên Chúa nói cùng người phụ nữ rằng:
"Tại sao ngươi làm điều đó?"
Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con, và con đã ăn".
14 Chúa là Thiên Chúa phán cùng con rắn rằng: "Bởi vì mi đã làm điều đó,
mi là thứ bị chúc dữ giữa mọi súc vật và thú hoang!
Mi sẽ bò bằng bụng và sẽ ăn bụi đất suốt đời mi.
15 Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ,
giữa miêu duệ mi và miêu duệ Bà,
người miêu duệ này sẽ đạp đầu mi, còn mi sẽ cắn gót chân người".
20 Rồi Ađam đặt tên cho vợ mình là Evà, vì bà là mẹ của chúng sinh.
Ðó là Lời Chúa.

Hoặc: Cv 1,12-14
"Các Tông đồ đồng tâm kiên trì cầu nguyện cùng với Ðức Maria, mẹ của Chúa Giêsu"
Bài trích sách Công vụ Tông đồ
12 Sau khi Chúa Giêsu lên trời,
các Tông đồ rời núi Cây Dầu trở về Giêrusalem,
núi này ở gần Giêrusalem,
chỉ cách một quãng đường được đi trong ngày sabbat.
13 Sau khi trở về thành, các ông lên phòng trên lầu.
Hiện diện tại đây có các ông Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê,
Philipphê, Tôma, Bartôlômêô, Matthêu, Giacôbê con ông Alphê,
Simon nhiệt thành, và Giuđa con ông Giacôbê.
14 Mọi người đều đồng tâm kiên trì cầu nguyện,
cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria, mẹ của Chúa Giêsu,
và các anh em Người.
Ðó là Lời Chúa.

Thánh vịnh đáp ca Tv 86 (87) 1-2.3 và 5.6-7
Ðáp: Hỡi thành đô của Thiên Chúa,
mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành.

1 Nền móng Sion được đặt trên núi thánh,
2 Chúa yêu chuộng cửa thành
hơn mọi nơi cư ngụ của nhà Giacob.
3 Hỡi thành đô của Thiên Chúa.
Mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành. - Ð.

5 Nói đến Sion, thiên hạ bảo:
"Tại đó, người người đã sinh ra,
chính Ðấng Tối Cao củng cố thành". - Ð.

6 Thiên Chúa ghi vào sổ bộ các dân:
"Kẻ này người nọ đã sinh ra tại đó",
7 và họ múa nhảy hát ca:
"Mọi nguồn mạch của tôi ở nơi thành". - Ð.

Alleluia
Kính chào Ðức Trinh Nữ diễm phúc, Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu.
Kính chào Mẹ Hội Thánh, Mẹ là Ðấng giữ gìn trong chúng con
Thần Khí của Thánh Tử Giêsu Kitô

Tin Mừng Ga 19, 25-27
Này là Con Bà. Này là Mẹ con.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan
Khi ấy,
25 đứng gần thập giá Chúa Giêsu, có mẹ Người,
cùng với chị mẹ Người là bà Maria, vợ ông Clêôpas
và Maria Mađalêna.
26 Khi thấy mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu,
Chúa Giêsu nói với mẹ rằng: "Thưa Bà, này là Con Bà".
27 Rồi Người nói với môn đệ: "Này là Mẹ con".
Và từ giờ đó môn đệ đã đón bà về nhà mình.
Ðó là Lời Chúa.


Suy Niệm : Mẹ Hội Thánh
Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, mừng long trọng vào Chúa nhật sau lễ Thăng Thiên, Giáo Hội mừng lễ Mẹ Hội Thánh. Việc phụng vụ Hội Thánh mừng lễ này liền kề với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cho thấy Hội Thánh nhận thức được vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội.
Từ sau Công đồng Vatican II, hạn từ Mẹ Hội Thánh được sử dụng rộng rãi, không chỉ vì đây là gợi ý của Đức Phaolô VI, mà còn là một kinh nghiệm đức tin được soi dẫn qua dòng lịch sử Hội Thánh. Điều này cũng mặc nhiên nói cho các tín hữu về một viễn kiến đầy hy vọng mà sách Khải huyền đã nêu lên, trong một cuộc chiến không khoan nhượng giữa con rồng và người nữ. Người nữ ấy chính là hình ảnh Đức Maria, tượng trưng cho Hội Thánh.
Cơ sở cho kinh nghiệm đức tin này là đoạn Thánh Kinh mà chúng ta đọc và suy niệm hôm nay. Hội Thánh đã được Chúa Giêsu thiết lập. Đã được khai sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng, từ đó máu và nước chảy ra. Nhiều nhà thần học đã cho đây là hình ảnh tượng trưng cho giây phút Hội Thánh được sinh ra giống như trẻ sơ sinh được sinh ra từ cung lòng người mẹ. Máu và nước tượng trưng cho sự sống. Đó cũng là hình ảnh mang tính Thánh Thể của mầu nhiệm Hội Thánh, mà từ Thánh Thể, Hội Thánh được nuôi sống do chính Mình và Máu Chúa. Hội Thánh lại tiếp tục mọi ngày làm cho hình ảnh của hy tế Chúa Kitô được sống động qua việc hiện tại hóa mầu nhiệm yêu thương này trong mỗi thánh lễ cử hành.
Thế nên, một Hội Thánh non trẻ được Chúa Giêsu sinh ra và cưu mang, rồi trong giây phút Người chết trên thập giá đến việc trao phó thánh Gioan làm con Đức Mẹ, gợi lên cho chúng ta đầy hình ảnh mang tính biểu trưng về Hội Thánh. “Này là con Bà” và “Đây là mẹ con”, hai câu nói này hàm chứa một nội hàm sâu xa. Rằng Hội Thánh thực sự là con của Mẹ Maria. Chúa Giêsu chuyển giao Hội Thánh non trẻ và nhỏ bé ấy cho Đức Mẹ trông nom. Và “Đây là mẹ con”, đây thực sự là lời căn dặn, Hội Thánh chính là mẹ của chúng ta, Hội Thánh đó bao hàm tất cả mọi người chúng ta, những kẻ tin và cử hành mầu nhiệm cứu độ của Chúa Kitô Con Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Mẹ Hội Thánh và Mẹ của mỗi chúng con. Xin ban ơn nâng đỡ Hội Thánh Chúa trong mọi cơn nguy khó, và cũng xin nâng đỡ đức tin cho mỗi người chúng con. Amen.
(https://ctqn.org)


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÀ MẸ GIÁO HỘI
Bài đọc : Gen 3:9-15, 20; Jn 19:25-34

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ : Đức Trinh Nữ Maria, Evà mới, là Mẹ của Giáo Hội.
          Tại sao Giáo Hội muốn chúng ta mừng ngày hôm nay : Đức Trinh Nữ Maria, Evà mới, là Mẹ của Giáo Hội ngay sau Lễ Hiện Xuống ? Chúng ta biết Lễ Hiện Xuống đánh dấu sự sinh ra chính thức của Giáo Hội vì các tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria là những phần tử đầu tiên của Giáo Hội, được đầy tràn ân sủng của Chúa Thánh Thần đã tung cửa ra đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ theo như ý muốn của Chúa Giêsu.
          Nhưng Giáo Hội này có liên quan gì với những con người đầu tiên, Adong và Evà? Chúng ta học được sự liên quan này trong chương 5 của Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma: Bởi tội của một người mà loài người phải chết thì cũng bởi sự vâng phục của một người mà loài người được cứu độ (Adong và Chúa Giêsu). Adong phạm tội là do sự xui giục của Bà Evà; Chúa Giêsu được sinh là do lời thưa “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria.
          Hai bài đọc hôm nay được chọn rất khéo để làm sáng tỏ Kế hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Bài đọc I nói lên sự hủy hoại của những gì cao đẹp Chúa dựng nên cho con người qua sự bất tuân của hai con người đầu tiên – Adong và Evà. Evà được gọi là “mẹ của chúng sinh” (nhân loại). Bài Phúc Âm nói lên sự trung thành và vâng phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Chúa muốn Đức Mẹ là Mẹ của các tông đồ Chúa đã chọn để tiếp tục công việc cứu độ của Ngài; và như thế Mẹ Maria cũng chính thức là Mẹ của Giáo Hội.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vì sự bất tuân của cặp vợ chồng đầu tiên – Adong và Evà – mà tội lỗi đã đột nhập vào thế gian và làm cho tất cả mọi người phải chết.
1.1/ Sự bất tuân của Evà và Adong: Sách Khởi Nguyên tường thuật sự sa ngã của Nguyên Tổ và phản ứng của họ khi phải đương đầu với Thiên Chúa như sau : ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu? "10 Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn."11 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?"
          - Ông Adong thưa : "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn."13 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đã làm gì thế?"
          - Bà Evà thưa: "Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn."
1.2/ Hình phạt do sự bất tuân: Đức Chúa đã ra các hình phạt sau đây cho 3 can phạm :
(1) Adong: Ba hình phạt Ông phải chịu :
          - Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.
          - Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn.
          - Phải chết : Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.
(2) Evà: Ba hình phạt Bà phải chịu :
          - Mang nặng đẻ đau : Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con.
          - Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi và nó sẽ thống trị ngươi.
          - Phải chết : Đây là điều được hiểu ngầm vì Bà Evà cũng từ đất mà ra.
(3) Con rắn: cũng phải chịu ba hình phạt :
          - Phải bò bằng bụng ;
          - Phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời ;
          - Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.
          Ai là người đàn bà mà Đức Chúa đã gây mối thù với con rắn ? Đây chính là Mẹ Maria mà Thiên Chúa đã báo trước cho nhân loại. Ai là dòng giống của Mẹ Maria ? Đây chính là Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài. Trong cuộc chiến đấu, Thiên Chúa đã tuyên bố trước phần chiến thắng sẽ thuộc về Chúa Giêsu và Đức Mẹ khi nói : Dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.
          Sau đó, ông Adong đặt tên cho vợ là Evà (hawah), vì bà là mẹ của chúng sinh (tất cả sinh linh - hay).
2/ Phúc Âm : Vì sự vâng phục của Đức Mẹ và của Chúa Giêsu cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên Thập Giá mà Thiên Chúa đã tha mọi tội và cất đi bản án chết cho nhân loại.
2.1/ Vì lời thưa “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria mà Chúa Giêsu - Con Thiên Chúa đã thụ thai trong lòng Trinh Nữ Maria.
          Chúng ta đọc thấy sự vâng phục của Đức Trinh Nữ Maria khi sứ thần Gabriel đến truyền tin cho Mẹ: Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi (Lk 1:38). Ngay khi Mẹ Maria thưa hai tiếng “Xin Vâng,” Thánh Tử Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, đã mặc lấy xác phàm và bắt đầu công trình cứu độ loài người; hủy bỏ tội và bản án chết do ông Adong và bà Evà gây ra.
          Sự vâng lời của Mẹ Maria không chỉ giới hạn trong biến cố Truyền Tin, nhưng cả cuộc đời của Mẹ là lời thưa “Xin Vâng” với Thiên Chúa cho dẫu gặp bao nhiêu vất vả, khó khăn và đau khổ. Mẹ chấp nhận tất cả và đồng hành với Con mình cho đến đồi Golgotha và đứng dưới Thập Giá để cùng chịu đau khổ với con. Không những thế, Mẹ còn vâng lời Con để chấp nhận làm Mẹ của người tông đồ được Chúa Giêsu yêu, hình ảnh của Giáo Hội tương lai. Trong Giáo hội này, có những đứa con đáng yêu làm theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, nhưng cũng không thiếu những đứa con ngỗ nghịch vẫn còn gây nên những vết thương đâm thấu trái tim Mẹ, như lời cụ già Simêon đã tiên báo. Mẹ chấp nhận tất cả vì yêu Chúa Giêsu con Mẹ và yêu loài người cũng là con của Mẹ. Tóm lại, Mẹ thưa lời “Xin Vâng” với Thiên Chúa và trung thành vâng lời đến cùng.
           
2.2/ Vì công nghiệp của Cuộc Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã cất đi bản án chết và phục hội địa vị làm con cho loài người (Rom 5:12-19).
          Thánh Phaolô trong Thư gởi các tín hữu Rôma là người đầu tiên nhận ra sự liên hệ giữa tội của Nguyên Tổ và công trình cứu độ của Chúa Giêsu. Ngài nói: “12 Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội. 15 Nhưng sự sa ngã của Adong không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rom 5:12-15).
          Giống như ông Adong phạm tội là do sự cám dỗ của bà Evà, công trình cứu độ của Chúa Giêsu được thực hiện là do lời thưa “Xin Vâng” của Đức Mẹ. Giống như bà Evà là nguyên nhân cho sự sa ngã của ông Adong, Mẹ là nguyên nhân cho công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu. Nếu Đức Mẹ đã thông phần đau khổ với Chúa Giêsu thì Mẹ cũng thông phần vinh quang với Con của mình.
          Thánh Phaolô kết luận chương 5, Thư gởi tín hữu Rôma bằng những lời này: “Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống.19 Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính” (Rom 5:18-19).
2.3/ Vì ý muốn của Chúa Giêsu và sự vâng phục của Mẹ và người môn đệ mà Chúa Giêsu thương mến. Đức Trinh Nữ Maria đã trở nên Mẹ của Giáo Hội do Chúa Giêsu thành lập.
          Thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu đặt Mẹ Maria làm Mẹ Giáo Hội dưới chân Thánh Giá cách đơn giản: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.” (Jn 19:26-27)       
          Như thánh Irênê đã nói: "Do sự tuân phục của mình, Mẹ đã trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể nhân loại.” Cùng với thánh Irênê, nhiều Giáo Phụ xưa kia đã nói: “Cái thắt nút do sự bất tuân của Evà đã được tháo cởi do sự vâng phục của Đức Maria; cái mà trinh nữ Evà đã buộc lại do sự thiếu niềm tin, thì Trinh Nữ Maria đã tháo cởi do niềm tin của mình. So sánh Đức Maria với bà Evà, các Giáo Phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh” (mẹ các người sống) và thường tuyên bố rằng: “Do Evà có sự chết, do Maria, có sự sống.” (LG 56)
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Do ý muốn của Thiên Chúa, Bà Evà đã trở thành mẹ của chúng sinh tội lỗi. Do ý muốn của Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria đã trở thành Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của nhân loại đã được tẩy rửa sạch tội bằng nước và máu châu báu của Chúa Giêsu.
- Tội bất tuân Thiên Chúa gây ra muôn vàn khổ đau cho ông Adong, bà Evà và toàn thể nhân loại. Sự vâng lời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã lấy đi tội lỗi và án tử cho con người. Chúng ta phải biết noi gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria để trung thành vâng lời Thiên Chúa cho đến cùng những gì chúng ta đã hứa với Thiên Chúa.
- Mẹ Maria luôn yêu thương quan tâm đến mọi con cái và chuyển cầu cách đắc lực cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Chúng ta hãy luôn nhớ đến Mẹ và xin Mẹ che chở và chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG SÁU
Hơi Thở Sự Sống
Bản văn Thánh Kinh trong Sách Sáng Thế cho phép chúng ta hiểu rõ rằng con người – được tạo thành như thế – khác hẳn với toàn thể thế giới hữu hình, nhất là khác hẳn với thế giới động vật. Chính “hơi thở sự sống” đã làm cho con người có thể biết các động vật, có thể đặt tên cho chúng – và có thể nhận ra mình khác với chúng (St 2, 18 – 20).
Mặc dù trình thuật Gia-vít về cuộc tạo dựng con người không nói đến “linh hồn”, ta vẫn dễ dàng nhận ra từ trình thuật này rằng sự sống con người là một sự sống siêu việt trên sự sống thuần túy chất thể của động vật, rằng sự sống vượt quá vật chất để vươn tới chiều kích tinh thần. Đây chính là nền tảng cốt yếu của “hình ảnh Thiên Chúa” mà bản văn Sáng Thế 1, 27 nói về.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Gương Thánh Nhân

Vai trò Mẹ thiêng liêng của Đức Maria.

 “Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).
Chính đoạn Tin Mừng này chỉ cho thấy tước hiệu Đức Maria, Mẹ Hội Thánh. Ở đây, Chúa Giêsu ủy thác thánh Gioan cho Đức Mẹ như người con được tái sinh vào đời sống thiêng liêng mà chỉ có Mẹ mới làm được. Như thế đây không phải đơn giản là lòng sùng kính Mẹ, cầu nguyện với Đức Trinh Nữ với tước hiệu này, nhưng là tuân theo ý muốn của Chúa Giêsu, vì điều này được truyền lại cho chúng ta từ Kinh thánh: Chúa Giêsu, với những lời tuyên bố ngay lúc cận kề cái chết, xin Đức Maria chăm sóc mỗi người. Nhưng Chúa Giêsu cũng đòi hỏi mỗi người phải cảm thấy được ở trong mối tương quan tình con thảo với Mẹ.
Đức Maria trung tâm giáo lý về ơn Cứu độ
Lòng sùng kính đối với Đức Maria - giống như tôn kính Thánh giá và Bí tích Thánh Thể - luôn luôn là một trụ cột cơ bản của đức tin, nhưng với lễ nhớ Đức Maria, Mẹ Hội Thánh được thiết lập vào năm 2108, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn làm nhiều hơn nữa. Trước hết, ĐTC muốn làm thế nào để lòng sùng kính này có thể là điều tốt cho Giáo hội và có thể làm gia tăng ý nghĩa vai trò làm Mẹ trong Hội Thánh của Đức Maria, nhưng trên tất cả là đặt Đức Maria ở trung tâm giáo lý về ơn cứu độ. Thực tế, trong mối tương quan với Chúa Kitô, lòng đạo đức đối với Đức Maria xuất phát trực tiếp từ đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Bởi vì Chúa muốn Mẹ, một người phụ nữ, là Mẹ của Con Thiên Chúa, qua mẹ, con người có thể đạt tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Vai trò làm mẹ của Đức Maria bắt đầu bằng việc Truyền tin: Với lời xin vâng, Đức Mẹ ưng thuận để Chúa đi vào lịch sử. Và vì thánh ý Thiên Chúa, việc làm mẹ của Đức Maria không kết thúc dưới chân Thánh giá, mà trở nên vĩnh cửu. Hơn nữa, trong ngày Lễ Ngũ Tuần Mẹ còn hiện diện cùng với các tông đồ - các tín hữu đầu tiên chờ đợi Chúa Thánh Thần: đây là mối liên kết giữa việc kính nhớ Mẹ Hội Thánh với Lễ Chúa Thánh Thần mà Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn nhấn mạnh.
Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ trong giáo huấn của các Giáo hoàng
Tước hiệu Đức Maria Mẹ Hội Thánh có nguồn gốc xa xưa và đã hiện diện trong Giáo Hội thời của Thánh Augustinô và Thánh Leo Cả. Trong nhiều thế kỷ, lòng sùng kính Đức Mẹ với nhiều tước hiệu, nhưng với tước hiệu Mẹ Hội Thánh xuất hiện trong một số văn bản của các tác giả thiêng liêng và trong giáo huấn của ĐTC Benedict XIV và Leo XIII. Tuy nhiên, phải đợi đến ĐTC Phaolô VI mới có bước ngoặt; đó là ngày 21 tháng 11 năm 1964, khi kết thúc phiên thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria “Mẹ Hội Thánh”, nghĩa là của mọi Kitô hữu". Với quyết định này, ĐTC Phaolô VI lấy nội dung chủ yếu trong Tín điều của Công đồng Nicea năm 325 và trên hết là các quyết định của các giáo phụ Công đồng Êphêsô (430), xác định Đức Maria là "Mẹ Thiên Chúa". Trong Năm Thánh (1975), có Thánh lễ tạ ơn sùng kính Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, sau đó lễ này được đưa vào Sách lễ Rôma, nhưng chưa phải là lễ nhớ bắt buộc trong lịch phụng vụ. Tuy nhiên, ở một số quốc gia - ví dụ Ba Lan và Argentina - và trong một số hội dòng, lễ Đức Maria, Mẹ Hội Thánh được đưa vào lịch riêng. Vào năm 1980 ĐTC Gioan Phaolô II đưa lòng sùng kính Đức Maria, Mẹ Hội Thánh vào trong kinh nguyện. Và đến ngày 11 tháng 02 năm 2018, kỷ niệm 160 năm lần đầu tiên Đức Trinh Nữ hiện ra tại Lộ Đức. Nhân dịp này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ấn định lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo hội, được ghi vào Lịch Rôma và được cử hành hàng năm, vào thứ hai sau Chúa Thánh Thần hiện xuống.
(Ngọc Yến – Vatican)

Ngày 01-06: Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)

Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong tác phẩm “Đối thoại với Tryphon” (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình: – Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.
Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài: – Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: – Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: – Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. – Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều: – Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.
Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.
Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. – Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: – Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài còn nói: – Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.
(daminhvn.net)



01 Tháng Sáu
Con Người Khờ Khạo
Một cuốn phim Pháp với tựa đề “Gigot”, đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó… Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu… Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà…
Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó… Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông… Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông… Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố… Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.
Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu…. Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa…
Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu…
“Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua”. Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ…
(Lẽ Sống)

Lectio Divina: Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội
Monday 1 June, 2020
Lectio Divina
Mùa Thường Niên

1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Cha,
Xin ban cho chúng con sự khôn ngoan và tình yêu
Mà Cha đã mặc khải trong Chúa Con.
Xin giúp chúng con được trở nên giống như Người
Trong lời nói và trong việc làm,
Vì Người hằng sống và ngự trị cùng với Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.  Amen. 
2.  Bài Đọc Tin Mừng – Gioan 19:25-34 
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Clêôpát, cùng với bà Maria Mađalêna.  Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng:  “Thưa Bà, đây là con của Bà.”  Rồi Người nói với môn đệ:  “Đây là mẹ của anh.”  Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Sau đó, Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói:  “Tôi khát!”  Ở đó có một bình đầy giấm.  Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhanh hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.  Nhắp xong, Đức Giêsu nói:  “Thế là đã hoàn tất!”  Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. 
Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày Sabbát, mà ngày Sabbát đó lại là ngày lễ lớn.  Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.  Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu.  Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.  Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người.  Tức thì, máu cùng nước chảy ra.
3.  Suy Niệm
–  Ga 19:25-29:  Đức Maria, người phụ nữ kiên cường, hiểu được ý nghĩa đầy đủ của sự kiện này, sẽ giúp chúng ta đưa ra một cái nhìn chiêm niệm về Đấng bị đóng đinh.  Sách Tin Mừng thứ tư xác định rằng những môn đệ này “đứng gần thập giá” (Ga 19:25-26).  Chi tiết này có một ý nghĩa sâu sắc.  Chỉ có sách Tin Mừng thứ tư cho chúng ta biết rằng năm người này đứng gần thập giá.  Các Thánh Sử khác không nói như vậy.  Lấy ví dụ, thánh Luca nói rằng tất cả những người quen biết Đức Giêsu cũng như những người đã đi theo Chúa Giêsu từ Galilêa chứng kiến những việc ấy từ đàng xa (Lc 23:49).  Thánh Mátthêu cũng nói rằng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa.  Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Galilêa để giúp đỡ Người.  Nhưng giờ đây họ theo dõi Người từ đàng xa (Mt 27:55-56).  Giống như Mátthêu, thánh Máccô cho chúng ta biết tên những người theo dõi cái chết Chúa Giêsu từ xa xa (Mc 15:40-41).  Do đó, chỉ có sách Tin Mừng thứ tư nói rằng thân mẫu Chúa Giêsu, cùng các người phụ nữ khác và người môn đệ Chúa thương mến “đứng gần thập giá”.  Họ đứng đó như những người hầu đứng trước vua của họ.
–  Ga 16:30-34:  Họ hiện diện một cách can đảm vào thời điểm Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng “Thế là đã hoàn tất!” (Ga 19:30).  Thân mẫu Chúa Giêsu đã có mặt vào giờ cuối cùng “đã đến”.  Giờ đó đã được báo trước tại tiệc cưới Cana (Ga 2:1 và tiếp theo).  Sách Tin Mừng thứ tư đã nhận xét rằng lúc ấy “thân mẫu Chúa Giêsu đã ở đó” (Ga 2:1).  Do đó, người mà vẫn trung thành với Chúa trong số mệnh của Ngài, người ấy là người môn đệ được Chúa yêu mến.  Thánh sử cho người môn đệ này ẩn danh để mỗi người chúng ta có thể thấy mình được phản chiếu trong người biết những mầu nhiệm của Chúa, là người đã tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu tại Bữa Tiệc Ly (Ga 13:25).  Người mẹ đứng dưới chân cây thập giá (xem Ga 19:25), đã chấp nhận di ngôn yêu thương và chào đón tất cả mọi người trong con người của người môn đệ yêu dấu như các con cái được tái sinh đến sự sống muôn đời.
–  Chúa Giêsu dự phần tích cực trong cái chết của Người, Chúa không để cho mình bị giết như những tên trộm bị đánh giập ống chân (Ga 19:31-33), mà Người trao Thần Khí của mình (Ga 19:30).  Các chi tiết được Phúc Âm Thánh Sử nhắc lại thì rất quan trọng:  khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Chúa Giêsu nói với thân mẫu rằng:  “Thưa Bà, đây là con của Bà.”  Rồi Người nói với môn đệ:  “Đây là mẹ của anh.”  (Ga 19:26-27).  Những lời đơn giản này cũng gợi lại những lời được quan Philatô công bố trên sân đá:  “Đây là người” (Ga 19:5).  Với những lời này, Chúa Giêsu trên thập giá, ngai tòa của Người, mặc khải thánh ý và tình yêu của Người dành cho chúng ta.  Ngài là Chiên Thiên Chúa, vị mục tử hiến mạng mình vì chiên của Người.  Vào lúc đó, bằng cây thập giá, Người sinh ra Giáo Hội, được đại diện bởi Đức Maria, bà Maria vợ ông Clêôpát và bà Maria Mađalêna, cùng với người môn đệ yêu dấu (Ga 19:25).
4.  Một vài câu hỏi cá nhân
  Mẹ Maria đã cho bạn một mẫu mực cho việc làm cha mẹ, làm môn đệ, và tình yêu thương như thế nào?   Tôi đã áp dụng những điều gì trong chính cuộc sống của tôi?
–  Đức Maria thể hiện sự khiêm nhường và lòng vâng phục, thế nhưng bà cũng lãnh đạo (như tại Cana).  Tôi lãnh đạo người khác như thế nào, bằng những phương cách gì, trong khi chính bản thân cũng thực sự khiêm tốn và vâng phục?
5.  Lời nguyện kết
Huấn lệnh CHÚA hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.
Mệnh lệnh CHÚA xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời.
(Tv 19:8)