Trang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

JULY 01, 2020 : WEDNESDAY OF THE THIRTEENTH WEEK IN ORDINARY TIME


Wednesday of the Thirteenth Week in Ordinary Time
Lectionary: 379

Seek good and not evil,
that you may live;
Then truly will the LORD, the God of hosts,
be with you as you claim!
Hate evil and love good,
and let justice prevail at the gate;
Then it may be that the LORD, the God of hosts,
will have pity on the remnant of Joseph.
I hate, I spurn your feasts, says the LORD,
I take no pleasure in your solemnities;
Your cereal offerings I will not accept,
nor consider your stall-fed peace offerings.
Away with your noisy songs!
I will not listen to the melodies of your harps.
But if you would offer me burnt offerings,
then let justice surge like water,
and goodness like an unfailing stream.
R. (23b) To the upright I will show the saving power of God.
“Hear, my people, and I will speak;
Israel, I will testify against you;
God, your God, am I.”
R. To the upright I will show the saving power of God.
“Not for your sacrifices do I rebuke you,
for your burnt offerings are before me always.
I take from your house no bullock,
no goats out of your fold.”
R. To the upright I will show the saving power of God.
“For mine are all the animals of the forests,
beasts by the thousand on my mountains.
I know all the birds of the air,
and whatever stirs in the plains, belongs to me.”
R. To the upright I will show the saving power of God.
“If I were hungry, I should not tell you,
for mine are the world and its fullness.
Do I eat the flesh of strong bulls,
or is the blood of goats my drink?”
R. To the upright I will show the saving power of God.
“Why do you recite my statutes,
and profess my covenant with your mouth,
Though you hate discipline
and cast my words behind you?”
R. To the upright I will show the saving power of God.
AlleluiaJAS 1:18
R. Alleluia, alleluia.
The Father willed to give us birth by the word of truth
that we may be a kind of firstfruits of his creatures.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMT 8:28-34
When Jesus came to the territory of the Gadarenes,
two demoniacs who were coming from the tombs met him.
They were so savage that no one could travel by that road.
They cried out, “What have you to do with us, Son of God?
Have you come here to torment us before the appointed time?”
Some distance away a herd of many swine was feeding.
The demons pleaded with him,
“If you drive us out, send us into the herd of swine.”
And he said to them, “Go then!”
They came out and entered the swine,
and the whole herd rushed down the steep bank into the sea
where they drowned.
The swineherds ran away,
and when they came to the town they reported everything,
including what had happened to the demoniacs.
Thereupon the whole town came out to meet Jesus,
and when they saw him they begged him to leave their district.

For the readings of the Optional Memorial of Saint Junípero Serra, please go here.



Meditation: Jesus frees those who are bound up
Do you ever feel driven by forces beyond your strength? Two men who were possessed and driven mad by the force of many evil spirits found refuge in the one person who could set them free. Both Mark and Luke in their Gospel accounts of this incident describe this demonic force as a legion (Mark 5:9 and Luke 8:30). A legion is no small force but an army 6,000 strong! For the people of Palestine who were often hemmed in by occupied forces, a legion - whether human or supernatural - struck terror! Legions at their wildest committed unmentionable atrocities. Our age has also witnessed untold crimes and mass destruction at the hands of possessed rulers and their armies.

No force can withstand Christ's power and authority
What is more remarkable - the destructive force of these driven and possessed men, or their bended knee at Jesus' feet imploring mercy and release (Luke 8:28)? God's word reminds us that no destructive force can keep anyone from the peace and safety which God offers to those who seek his help. A thousand may fall at your side, ten thousand at your right hand; but it will not come near you. ..Because you have made the Lord your refuge, the Most High your habitation (Psalm 91:7,9).

Jesus took pity on these men who were overtaken by a legion of evil spirits. The destructive force of these demons is evident for all who can see as they flee and destroy a herd of swine. After Jesus freed the demoniacs the whole city came out to meet him. No one had demonstrated such power and authority against the forces of Satan as Jesus did. They feared Jesus as a result and begged him to leave them. Why would they not want Jesus to stay? Perhaps the price for such liberation from the power of evil and sin was more than they wanted to pay.

Jesus will free us from anything that binds us
The Lord Jesus is ready and willing to free us from anything that binds us and that keeps us from the love of God. Are you willing to part with anything that might keep you from his love and saving power?
"Lord Jesus, unbind me that I may love you wholly and walk in the freedom of your way of love and holiness. May there be nothing which keeps me from the joy of living in your presence."

Daily Quote from the early church fathersChrist is triumphant over the forces of demons, by Peter Chrysologus (400-450 AD)
"[Jesus] said to them, 'Go!' The foul-smelling animals are delivered up, not at the will of the demons but to show how savage the demons can become against humans. They ardently seek to destroy and dispossess all that is, acts, moves and lives. They seek the death of people. The ancient enmity of deep-rooted wrath and malice is in store for the human race. Demons do not give up easily unless they are forcibly overcome. They are doing the harm they are ordered to do. Therefore the foul-smelling animals are delivered up that it may be made clear to the demons that they have permission to enter the swine but not to enter humans. It is by our vices that we empower them to do harm. Similarly, by our power of faith we tread on the necks of demons. They become subject to us under Christ who is triumphant." (excerpt from SERMONS 16.8)

[Peter Chrysologus (400-450 AD) was a renowned preacher and bishop of Ravena in the 5th century]


WEDNESDAY, JULY 1, MATTHEW 8:28-34
Weekday

(Amos 5:14-15, 21-24; Psalm 50)

KEY VERSE: "They cried out, `What have you to do with us, Son of God?'" (v. 29).
TO KNOW: After Jesus calmed the storm on the Sea of Galilee (v. 23-27) he and his disciples arrived on the shore in the region of the Gadarenes (Gerasenes in Mk 5:1, Lk 8:26). In this rugged, pagan territory, Jesus was confronted by two demoniacs (just one in Mark and Luke's gospels). The demons recognized Jesus as the Son of God who had come to establish God's reign and destroy the powers of evil. When they tried to block Jesus’ mission to proclaim the gospel, he sent these vile spirits into a herd of swine (considered "unclean" by the Jews). The animals rushed headlong over a cliff and were drowned in the sea, a symbol of destructive forces (Gn 1:1-2). However, the people were more fearful of Jesus' power than the presence of evil, and they beseeched him to leave them.
TO LOVE: Am I an instrument of liberation or oppression of others?
TO SERVE: Lord Jesus, free me from any evil that attempts to corrupt my life.


Optional Memorial of Saint Junipero Serra, priest

Miguel Joseph Serra was born in 1713 on the Spanish island of Mallorca, Spain. At age of 16, Serra joined the Franciscan Order, taking the name Junipero after a friend of Saint Francis. In 1749, Padre Serra was sent to the western missionary territories of North America. In 1768 he took over missions in the Mexican provinces of Lower and Upper California. A tireless worker, Padre Serra was largely responsible for the foundation and spread of the Church on the West Coast of the United States. He founded twenty-one missions, converted thousands of Native Americans, and trained many of them in European methods of agriculture, cattle husbandry, and crafts. One of the missions was Mission San Juan Capistrano established in 1776, the only Mission church named for Fr. Serra. The structure is also believed to be the oldest church still standing in California. Padre Serra died at Mission San Carlos Borromeo and is buried there. Recognized as “The Father of the California Missions,” a bronze statue of Fr. Serra has been placed in the Statuary Hall of our Nation’s Capital. Fr. Serra was canonized on September 23, 2015, at the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, Washington, D.C., by Pope Francis.

JULY 1 - CANADA DAY

On July 1, 1867, the British government (under Queen Victoria) approved a plan which allowed Canada to become an independent country with its own government. This new nation, which remained loyal to Britain, was called the Dominion of Canada. At that time, the new Dominion of Canada had only four provinces (Ontario, Quebec, Nova Scotia and New Brunswick). The country now consists of 10 provinces and three territories. In 1879, July 1 became a statutory holiday, known as Dominion Day. However, no official celebrations were held until the 50th anniversary in 1917 and the 60th anniversary in 1927.


Wednesday 1 July 2020

Wednesday 1 July 2020
Amos 5:14-15, 21-24. To the upright I will show the saving power of God – Psalm 49(50):7-13, 16-17. Matthew 8:28-34.
They implored him to leave their neighbourhood
Jesus cured two men who had been violent and feared outcasts. Instead of celebrating, people wanted him to go. He was bad for business. Nothing changes.
In the Philippines, people go into bars to rescue underage youths forced into the sex trade and take them to rehabilitation centres. This is dangerous work. When the legal spotlight focused on Asia, child sex tourists found the Pacific Islands more attractive. Creditably, Australia has removed passports from registered sex offenders to prevent such travel.
Following the repeal of the Medevac Bill, we are back to the situation where asylum seekers in off-shore detention may die for lack of effective medical treatment. It was more important for the federal government to look strong on border protection than to save lives.
We can protest, advocate and demand medical treatment for asylum seekers and the end of offshore detention.


Saint Junipero Serra
Saint of the Day for July 1
(November 24, 1713 – August 28, 1784)
 
A bronze statue of Saint Junipero Serra by sculptor Arthur Putnam stands on the grounds of the Presidio Hill in San Diego. (CNS photo/Nancy Wiechec)
Saint Junipero Serra’s Story
In 1776, when the American Revolution was beginning in the east, another part of the future United States was being born in California. That year a gray-robed Franciscan founded Mission San Juan Capistrano, now famous for its annually returning swallows. San Juan was the seventh of nine missions established under the direction of this indomitable Spaniard.
Born on Spain’s island of Mallorca, Serra entered the Franciscan Order taking the name of Saint Francis’ childlike companion, Brother Juniper. Until he was 35, he spent most of his time in the classroom—first as a student of theology and then as a professor. He also became famous for his preaching. Suddenly he gave it all up and followed the yearning that had begun years before when he heard about the missionary work of Saint Francis Solano in South America. Junipero’s desire was to convert native peoples in the New World.
Arriving by ship at Vera Cruz, Mexico, he and a companion walked the 250 miles to Mexico City. On the way Junipero’s left leg became infected by an insect bite and would remain a cross—sometimes life-threatening—for the rest of his life. For 18 years, he worked in central Mexico and in the Baja Peninsula. He became president of the missions there.
Enter politics: the threat of a Russian invasion south from Alaska. Charles III of Spain ordered an expedition to beat Russia to the territory. So the last two conquistadors—one military, one spiritual—began their quest. José de Galvez persuaded Junipero to set out with him for present-day Monterey, California. The first mission founded after the 900-mile journey north was San Diego in 1769. That year a shortage of food almost canceled the expedition. Vowing to stay with the local people, Junipero and another friar began a novena in preparation for St. Joseph’s day, March 19, the scheduled day of departure. On that day, the relief ship arrived.
Other missions followed: Monterey/Carmel (1770); San Antonio and San Gabriel (1771); San Luís Obispo (1772); San Francisco and San Juan Capistrano (1776); Santa Clara (1777); San Buenaventura (1782). Twelve more were founded after Serra’s death.
Junipero made the long trip to Mexico City to settle great differences with the military commander. He arrived at the point of death. The outcome was substantially what Junipero sought: the famous “Regulation” protecting the Indians and the missions. It was the basis for the first significant legislation in California, a “Bill of Rights” for Native Americans.
Because the Native Americans were living a nonhuman life from the Spanish point of view, the friars were made their legal guardians. The Native Americans were kept at the mission after baptism lest they be corrupted in their former haunts—a move that has brought cries of “injustice” from some moderns.
Junipero’s missionary life was a long battle with cold and hunger, with unsympathetic military commanders and even with danger of death from non-Christian native peoples. Through it all his unquenchable zeal was fed by prayer each night, often from midnight till dawn. He baptized over 6,000 people and confirmed 5,000. His travels would have circled the globe. He brought the Native Americans not only the gift of faith but also a decent standard of living. He won their love, as witnessed especially by their grief at his death. He is buried at Mission San Carlo Borromeo, Carmel, and was beatified in 1988. Pope Francis canonized him in Washington, D.C., on September 23, 2015.

Reflection
The word that best describes Junipero is zeal. It was a spirit that came from his deep prayer and dauntless will. “Always forward, never back” was his motto. His work bore fruit for 50 years after his death as the rest of the missions were founded in a kind of Christian communal living by the Indians. When both Mexican and American greed caused the secularization of the missions, the Chumash people went back to what they had been—God again writing straight with crooked lines.


Lectio Divina: Matthew 8:28-34
Lectio Divina
Wednesday, July 1, 2020
Ordinary Time

1. Ordinary Time
Father,
You call Your children
to walk in the light of Christ.
Free us from darkness
and keep us in the radiance of Your truth.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Matthew 8:28-34
When Jesus came to the territory of the Gadarenes, two demoniacs who were coming from the tombs met him. They were so savage that no one could travel by that road. They cried out, "What have you to do with us, Son of God? Have you come here to torment us before the appointed time?" Some distance away a herd of many swine was feeding. The demons pleaded with him, "If you drive us out, send us into the herd of swine." And he said to them, "Go then!" They came out and entered the swine, and the whole herd rushed down the steep bank into the sea where they drowned. The swineherds ran away, and when they came to the town they reported everything, including what had happened to the demoniacs. Thereupon the whole town came out to meet Jesus, and when they saw him they begged him to leave their district.
3) Reflection
• Today’s Gospel stresses the power of Jesus over the devil. In our text, the devil and the power of evil is associated with three things: 1) the cemetery, the place of the dead. The death which kills life!  2) The pig, which was considered an impure animal.  The impurity which separates from God!  3) The sea, which was considered  the symbol of chaos before creation.  The chaos which destroys nature.  The Gospel of Mark, from which Matthew takes his information, associates the power of evil with a fourth element which is the word Legion (Mk 5:9), the name of the army of the Roman Empire.  The Empire oppressed and exploited the people.  Thus, it is understood that the victory of Jesus over the Devil had an enormous importance for the life of the communities of the years 70’s, the time when Matthew wrote his Gospel. The communities lived oppressed and marginalized, because of the official ideology of the Roman Empire and of the Pharisees, which was renewed. The same significance and the same importance continue to be valid today. 
• Matthew 8:28: The force of evil oppresses, ill-treats and alienates people. This first verse describes the situation of the people before the coming of Jesus.  In describing the behavior of the two demoniacs, the Evangelist associates the force of evil with the cemetery and with death.  It is a deadly power, without a goal, without direction, without control and a destructive power, which causes everyone to fear.  It deprives people of their conscience, self-control, and autonomy. 
• Matthew 8:29: Before the simple presence of Jesus the force of evil breaks up and disintegrates. Here is described the first contact between Jesus and the two possessed men.  We see that there is total disproportion. The power, that at first seemed to be so strong, melts and disintegrates before Jesus.  They shouted, “What do you want with us, Son of God? Have you come to torture us before the time?” They become aware that they are losing their power.  
• Matthew 8:30-32: The power of evil is impure and has no autonomy, nor consistency.  The Devil does not have power over his movements.  It only gets the power to enter into the pigs with the permission of Jesus! Once they entered into the pigs, the whole herd charged down the cliff into the sea and perished in the water. In the opinion of the people, the pig was a symbol of impurity, which prevented the human being from relating with God and from feeling accepted by Him.  The sea was the symbol of the existing chaos before creation and which, according to the belief of that time, continued to threaten life.  This episode of the pigs which threw themselves into the sea is strange and difficult to understand. But the message is very clear: before Jesus, the power of evil has no autonomy, no consistency.  Anyone who believes in Jesus has already conquered the power of evil and should not fear!
• Matthew 8:33-34: The reaction of the people of that place. The herdsmen of the pigs went to the city and told the story to the people, and they all set out to meet Jesus. Mark says that they saw the “possessed” man sitting down, dressed and in his right mind” (Mk 5:15). But the pigs were still gone!  This is why they asked Jesus to leave their neighborhood. For them, the pigs were more important than the person who recovered his senses.  
• The expulsion of the demons.  At the time of Jesus, the words Devil or Satan were used to indicate the power of evil which drew persons away from the right path. For example, when Peter tried to divert Jesus from His mission, he was Satan for Jesus (Mk 8:33).  Other times, those same words were used to indicate the political power of the Roman Empire which oppressed and exploited people.  For example, in the Apocalypse, the Roman Empire is identified with “Devil or Satan” (Rev 12:9).  While at other times, people used the same words to designate evils and illnesses.  They spoke of devil, dumb spirit, deaf spirit, impure or unclean spirit, etc.  There was great fear! In the time of Matthew, in the second half of the first century, the fear of demons increased.  Some religions from the East taught worship of spirits.  They taught that some of our mistaken gestures could irritate the spirits, and these, out of revenge, could prevent us from having access to God and deprive us of divine benefits.  For this reason, through rites and writings, intense prayer and complicated ceremonies, people sought to appease these spirits or demons in such a way that they would not cause harm to life.  These religions, instead of liberating people, nourished fear and anguish. Now, one of the objectives of the Good News of Jesus was to help people to liberate themselves from this fear.  The coming of the Kingdom of God meant the coming of a stronger power.  Jesus is “the strongest man” who can conquer Satan, the power of evil, snatching away from its hands a humanity imprisoned by fear (cf. Mk 3:27).  For this reason the Gospels insist on the victory of Jesus over the power of evil, over the devil, over Satan, over sin and over death.  The Gospels encourage communities to overcome this fear of the devil!  Today, who can say “I am completely free?” Nobody!  Then, if I am not totally free, there is some part of me which is possessed by other powers.  How can these forces be cast away?  The message of today’s Gospel continues to be valid for us.
4) Personal questions
• What oppresses and ill-treats people today? Why is it that so much is said about casting out the Devil today?  Is it good to insist so much on the Devil?
• How is the meaning of a statement different when we use the term “evil” or “evil forces” versus “Evil One” or Satan or the Devil? How does modern society try to downplay the existence of Satan? Is this important?
• Who can say that he/she is completely free or liberated? Nobody! And then, we are all somewhat possessed by other forces which occupy some space within us. What can we do to expel this power from within us and from society?
• What is freedom? What is free-will? What is choice? If I go along with the crowd, am I free? Have I freely decided or have I acquiesced? Others, including Satan, cannot force us, but we can “go along”. We may not say “yes”, but did we really say “no” to evil today?
5) Concluding Prayer
Yahweh is tenderness and pity,
slow to anger, full of faithful love.
Yahweh is generous to all;
His tenderness embraces all His creatures. (Ps 145:8-9)

01-07-2020 : THỨ TƯ - TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN


01/07/2020
Thứ tư tuần 13 thường niên

Bài Ðọc I: (Năm II) Am 5, 14-15. 21-24
"Ngươi hãy mang đi xa Ta giọng hát, lời ca của ngươi, và hãy biểu lộ sự chính trực như suối chảy mạnh".
Trích sách Tiên tri Amos.
Các ngươi hãy tìm sự lành, và đừng tìm sự dữ, để các ngươi được sống. Và như vậy, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh sẽ ở cùng các ngươi, như các ngươi đã nói. Các ngươi hãy ghét sự dữ, và yêu sự lành, hãy lập công nơi cửa thành, như vậy có lẽ Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, sẽ thương xót những kẻ còn sót lại bởi chi tộc Giuse.
Ta khinh ghét và chê bỏ những ngày lễ trọng của các ngươi. Ta không thèm ngửi mùi hương trong các kỳ hội của các ngươi. Nếu các ngươi dâng cho Ta của lễ toàn thiêu và phẩm vật, Ta sẽ không chấp nhận. Ta cũng không nhìn đến các lễ khấn tốt đẹp của các ngươi; ngươi hãy mang đi cho xa Ta giọng hát, lời ca của ngươi. Ta sẽ không nghe tiếng đàn ca của ngươi. Sự công minh sẽ biểu lộ như nước chảy, và sự chính trực như suối chảy mạnh.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 49, 7. 8-9. 10-11. 12-13. 16bc-17
Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho biết ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) Hỡi dân tộc của Ta, hãy nghe Ta nói; hỡi Israel, Ta sẽ chứng tỏ lời phản đối ngươi: Ta là Thiên Chúa, Ðức Thiên Chúa của ngươi. - Ðáp.
2) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.
3) Vì ta sở hữu mọi muông thú sơn lâm, và muôn ngàn súc vật ở những miền non núi. Ta biết hết thảy mọi giống chim trời, và động vật sống nơi đồng ruộng, Ta cũng rõ. - Ðáp.
4) Nếu Ta đói, Ta không phải nói với ngươi, vì Ta là chủ địa cầu và mọi cái chứa đầy trong đó. Phải chăng Ta thèm ăn thịt bò, hay là Ta thèm uống tiết dê ư? - Ðáp.
5) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.
  
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia. - Ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 8,28-34
"Ông đến lúc này để hành hạ các quỷ".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên thuyền sang bờ bên kia, đến miền Giêrasa, thì gặp hai người bị quỷ ám từ các mồ mả đi ra, chúng hung dữ đến nỗi không ai dám qua đường ấy.
Và chúng kêu lên rằng: "Lạy Ông Giêsu, Con Thiên Chúa, chúng tôi có can chi đến ông? Ông đến đây để hành hạ chúng tôi trước hạn định sao?"
Cách đó không xa có một đàn heo lớn đang ăn.
Các quỷ nài xin Người rằng: "Nếu ông đuổi chúng tôi ra khỏi đây, thì xin cho chúng tôi nhập vào đàn heo".
Người bảo chúng rằng: "Cứ đi".
Chúng liền ra khỏi đi nhập vào đàn heo.
Tức thì cả đàn heo, từ bờ dốc thẳng, nhào xuống biển và chết chìm dưới nước.
Các người chăn heo chạy trốn về thành, báo tin ấy và nói về các người bị quỷ ám. Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, Họ xin Người rời khỏi vùng của họ.
Ðó là Lời Chúa.


Suy Niệm: Hai Mẫu Người
Chúa Giêsu đã đến với con người. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy hai mẫu người, hai cách thức Chúa đến với họ.
Mẫu người thứ nhất có thể thấy được nơi hai người bị quỉ ám. Họ là những con người bị đẩy ra bên lề xã hội và chính họ cũng không làm chủ được trí khôn của mình nữa, họ không còn sống như một người bình thường và bị người ta xa lánh. Chúa Giêsu đến với họ một cách bất ngờ, họ chưa kịp xin Chúa chữa lành; vả lại họ cũng không thể xin, vì lúc đó họ đang bị quỉ ám. Thế nhưng, Chúa đã chữa lành họ, Ngài cho phép quỉ nhập vào đàn heo gần đó. Một phép lạ xẩy ra làm rúng động những người dân trong thành.
Mẫu người thứ hai là dân cư miền Gađara. Những người này có đời sống vật chất đầy đủ và tiện nghi, nhưng dường như không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa đến với họ qua dấu lạ chữa lành hai người bị quỉ ám mà từ lâu họ đã chối từ, và sự kiện đàn heo bị quỉ nhập lao xuống biển chết chìm. Chúa Giêsu đã thực hiện dấu lạ để kéo chú ý của người dân trong thành về việc Chúa đến, nhưng họ đã bỏ mất cơ hội để tiếp xúc với Chúa và đón nhận ơn cứu độ. Bởi vì, như Tin Mừng kể lại, sau khi gặp Ngài, họ xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ. Họ làm thế vì sợ phải gánh chịu những thiệt hại vật chất do sự hiện diện của con người lạ lùng này. Những lợi lộc hay những thiệt thòi vật chất có thể làm cho con người khép kín tâm hồn, trở nên mù quáng trước sự hiện diện yêu thương, bình an và cứu rỗi của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta một tâm hồn thanh thoát, biết mở rộng để đón nhận những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa, để sẵn sàng đến gặp Chúa, sống với Chúa và trở thành dụng cụ hữu hiệu của Chúa cho những người xung quanh.
Veritas Asia


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần 13 TN2
Bài đọc: Amo 5:14-15, 21-24; Mt 8:28-34.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy tìm điều lành chứ đừng tìm điều dữ.

Để làm điều lành và tránh điều dữ đòi con người phải biết rõ đâu là điều lành và đâu là điều dữ; nếu không, có người đang làm điều dữ mà cứ nghĩ đó là điều lành. Thứ đến, để thúc đẩy làm điều lành, con người cần biết rõ những lợi ích sẽ gặt hái được, và những tai hại phải lãnh nhận khi làm điều gian ác. Để biết những điều này, con người phải học hỏi; nhưng nhiều người nại lý do quá bận không học hỏi. Hậu quả là họ phải lãnh nhận bao thiệt hại vì không biết.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta một số ví dụ để nhận ra đâu là điều lành và đâu là những sự gian ác. Trong bài đọc I, ngôn sứ Amos tuyên bố cho con cái Israel biết: Nếu họ muốn được Thiên Chúa đoái thương bảo vệ, họ phải sống công bằng và bác ái với tha nhân; nếu không, bao nhiêu lễ vật họ dâng tiến và các lễ nghi trong Đền Thờ họ làm, chỉ là những điều trái mắt và không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, những người miền Gadarenes tuy nhận ra uy quyền trừ quỷ của Chúa Giêsu; nhưng lại không muốn Ngài ở với họ, vì họ sợ phải chịu thiệt hại nặng nề. Họ không nhìn ra những lợi ích khi Chúa Giêsu ở giữa họ. Họ coi trọng đàn heo hơn là sự lành mạnh linh hồn của hai người anh em họ, và họ không hiểu những tai hại khi sống với ma quỉ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Hãy ghét điều dữ và chuộng điều lành.

1.1/ Sống công chính và làm điều lành là hai điều kiện để được Thiên Chúa bảo vệ.

Điều không đúng mà nhiều người lầm tưởng: Cứ là tín hữu, Thiên Chúa sẽ chúc lành và bảo vệ, mà không cần phải tuân giữ những gì Ngài truyền dạy. Con cái Israel nghĩ Thiên Chúa sẽ chúc lành và bảo vệ họ, vì họ là con cái của tổ phụ Giuse, người được Thiên Chúa bảo vệ và chúc lành. Họ quên đi họ phải ăn ở tốt lành như cha ông họ mới được Thiên Chúa đoái thương tới.
Giuse là cha của Ephraim và Manasseh. Hai chi tộc này chiếm phần lớn các đất đai và dân cư của vương quốc Israel; vì thế, không chỉ những người của hai chi tộc này tự nhận họ là “con cháu của Giuse,” hay thuộc “nhà Giuse,” mà ngay cả những người thuộc chi tộc khác trong vương quốc cũng nghĩ như thế.
“Nơi cửa công, hãy thiết lập công lý” ám chỉ nhiều bất công đã xảy ra trong các vụ xử kiện của người Do-thái, vua chúa và các quan án của Israel đã bị mua chuộc để xử bất công với những người nghèo. Một ví dụ dẫn chứng điều này là vụ xử kiện được bày mưu bởi bà hoàng hậu Jezebel để tố gian và ném đá chết ông Naboth, để tước đoạt vườn nho của ông này.

1.2/ Đạo không chỉ là những lễ nghi và lễ vật hy sinh bên ngoài.

Nhiều tín hữu và người Do-thái vẫn tin họ có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng việc đi lễ và dâng lễ vật hy sinh, mà không cần phải sửa đổi cuộc sống. Họ nghĩ một khi Thiên Chúa thấy họ tham dự lễ nghi sốt sắng và bố thí chút tiền cho người nghèo, Ngài sẽ bỏ qua mọi tội lỗi cho họ. Đây là một lỗi lầm tai hại mà Thiên Chúa vạch ra hôm nay qua lời của ngôn sứ Amos: “Lễ lạc của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú... những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa.”
Để có thể thực hiện lẽ phải, con người trước tiên cần phải biết học hỏi để biết lẽ phải. Lẽ phải ở đây là sự thật được mặc khải từ Thiên Chúa trong Sách Thánh; chứ không phải những tư tưởng hay cách sống của thời đại. Thứ đến, Thiên Chúa đòi con người không chỉ biết lẽ phải, mà còn phải thực hiện lẽ phải; nghĩa là, phải thực thi tất cả những gì Ngài dạy.

2/ Phúc Âm: Cả thành ra đón Đức Giêsu, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

2.1/ Chúa Giêsu đương đầu với quyền lực ma quỉ: Trình thuật Matthew kể: “Khi Đức Giêsu sang bờ bên kia của Biển Hồ đến miền Gadaranes, có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Người; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy. Gặp Chúa Giêsu, chúng la lên rằng: "Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao?" Chúng ta cần chú ý hai điểm quan trọng sau:
(1) Thiên Chúa và ma quỉ không thể ở chung: chỗ nào có sự hiện diện của Thiên Chúa, là không có sự hiện diện của ma quỉ và ngược lại. Ma quỉ biết Thiên Chúa sẽ tiêu diệt chúng vĩnh viễn trong Ngày Phán Xét. Thời gian trước ngày đó, chúng được quyền cám dỗ con người. Đó là lý do chúng nhắc khéo Chúa Giêsu là "chưa tới lúc" để Ngài tiêu diệt chúng.
(2) Kế hoạch của ma quỉ: Nhiều người thắc mắc tại sao ma quỉ xin nhập vào đàn heo và tại sao chúng lại lao xuống biển? Câu trả lời là chúng ta biết ma quỉ rất khôn ngoan, chúng đã có sẵn kế hoạch để dân làng “mời” Chúa Giêsu đi khỏi!

2.2/ Sợ hãi mất lợi tức làm dân thành quyết định thiếu khôn ngoan:
Trình thuật của Matthew không cho biết số lượng của bầy heo lao xuống biển; trình thuật của Marcô cho biết số lượng khoảng 2,000 con. Nhiều tác giả thắc mắc lý do tại sao Chúa Giêsu cho quỉ nhập vào đàn heo để gây thiệt hại cho dân làng như vậy. Chúng ta cần công bằng khi phán xét: Chúa Giêsu không phải là lý do chính gây ra việc đàn heo lao xuống biển; ma quỉ là nguyên nhân chính và chúng có uy quyền để gây ra thiệt hại cho đàn heo. Hơn nữa, mục đích của chúng khi gây thiệt hại là để dân làng mời Chúa Giêsu đi khỏi, để chúng có dịp tác hại dân làng.
Đây chỉ là một ví dụ trong muôn ngàn ví dụ dẫn chứng con người hành xử thiếu khôn ngoan và không theo thứ tự ưu tiên của cuộc đời.
(1) Mời Đức Kitô ra khỏi thành của họ: Mối liên hệ giữa Thiên Chúa với con người phải là mối liên hệ được ưu tiên hàng đầu; thế mà vì lợi nhuận vật chất, dân làng mời Chúa Giêsu ra khỏi làng của họ, để họ tiếp tục sống dưới ảnh hưởng của quỉ thần. Chúng biết con người chỉ ham thích những lợi lộc thấp hèn và sẽ dễ dàng sa vào bẫy của chúng. Một khi chúng đẩy được Thiên Chúa ra khỏi con người, họ sẽ thuộc về chúng và làm theo những gì chúng muốn.
(2) Coi linh hồn và sự an sinh của con người thua kém một bầy heo: Mối liên hệ giữa con người với con người phải được đặt trên những lợi lộc vật chất; thế mà dân làng không vui mừng vì hai con người được chữa lành khỏi quỉ từ nay không gây thiệt hại cho dân làng nữa, nhưng buồn giận vì đàn heo bị thiệt hại!
Hai điều này cho thấy dân làng đã hành xử thiếu khôn ngoan vì họ sợ bị thiệt hại vật chất nếu Chúa Giêsu hiện diện. Họ không nhận ra những ơn lành sẽ đến với họ qua việc Chúa Giêsu trục xuất quỉ thần.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân thành thật đòi chúng ta phải thể hiện trong cuộc sống, chứ không phải chỉ đơn thuần biểu lộ qua những lễ nghi bên ngoài.
- Chúng ta phải quí trọng linh hồn của tha nhân hơn là những lợi lộc vật chất, vì mọi của cải thế gian sẽ qua đi trong khi chỉ có linh hồn tồn tại mãi mãi. 
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

01/07/20 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 12 TN
Mt 8,28-34


CHỌN CHÚA HAY CHỌN THẾ GIAN?
Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ. (Mt 8,33-34)

Suy niệm: Để cứu một con người khỏi xiềng xích của ma quỷ, để trả lại cho anh ta giá trị cao quý của một con người, Chúa Giê-su đã không ngần ngại cho quỷ nhập vào đàn heo khiến chúng lao hết xuống biển. Thế nhưng đối với những người dân miền Ga-đa-ra thì cái giá đó là quá đắt. Họ thà để một người anh em của họ bị ma quỷ không chế vùi dập còn hơn mất đi một đàn heo. Vì thế, khi chứng kiến phép lạ đó, tất cả dân làng ra đón gặp Đức Giê-su và xin Người rời khỏi vùng đất của họ. Có thể họ cũng mong chờ một ngôn sứ hay một Đấng có uy quyền đến diệt trừ ma quỷ để họ sống bình an. Nhưng họ không thể từ bỏ những giá trị vật chất của thế gian này để đặt niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô.
Sống Lời Chúa: Bạn hy sinh thời gian, đến với Chúa trong Thánh Lễ hằng tuần hoặc nhiều hơn, mỗi ngày, vì đó là “cái giá” thể hiện tình yêu của bạn với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết theo sát Chúa hơn, yêu Chúa hơn, sống cho Chúa hơn và cho con luôn tâm niệm như thánh Phao-lô: để trong mọi sự Chúa đứng hàng đầu (x. Cl 1,18).
(5 phút Lời Chúa)


Đi đi
Quỷ hấp dẫn con người bằng quyền lực và tri thức của chúng. Nhưng thực sự chúng là kẻ thù không đội trời chung của con người.


Suy nim:
Theo cha Gabrielle Amorth, vị trừ quỷ chính của giáo phận Rôma,
“số người bị quỷ ám đã gia tăng rất nhiều.”
Trong vòng tám năm, chính cha đã trừ cho hơn hai mươi ngàn trường hợp.
Con số kinh khủng này hẳn là một nhắc nhở cho những ai nghĩ rằng
quỷ vắng bóng trong thế giới của khoa học kỹ thuật,
quỷ chỉ là huyền thoại của thế giới cách đây hai ngàn năm thời Đức Giêsu,
hay quỷ ám thật ra chỉ là bệnh thần kinh vào thời y khoa chưa phát triển.
Trong cuộc hội kiến vào tháng 8-1986, Đức Gioan Phaolô đã nói
sự hiện diện của quỷ trong thế giới “ngày càng trở nên ghê gớm hơn
khi con người và xã hội quay lưng với Thiên Chúa.”
Tin Mừng hôm nay là trình thuật đầu tiên về trừ quỷ của thánh Mátthêu.
Chuyện này đã được Máccô kể lại với nhiều chi tiết hấp dẫn hơn (Mc 5, 1-20).
Nhưng trong Mátthêu, khuôn mặt Đức Giê su lại nổi bật hơn nhiều.
Ngài đã cùng với các môn đệ qua bờ bên kia sau khi gặp cơn bão biển.
Khi Ngài đến vùng đất của người Gađara, ở phía đông nam Hồ Galilê,
hai người bị quỷ ám từ mồ mả đi ra, đến gặp Ngài (c. 28).
Mồ mả là nơi dành cho người chết, nơi bị coi là nhơ uế, nơi của thần dữ.
Có hai nét giúp ta nhận ra sự hiện diện của quỷ nơi những người bị ám.
Họ rất dữ tợn đến nỗi không ai dám qua lại con đường ấy (c. 28).
Họ nhận biết ngay Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (c. 29).
Sức mạnh kinh khủng và sự hiểu biết lạ lùng là thế mạnh của thần dữ.
Nhưng đây cũng là điểm yếu của quỷ khi đứng trước Đức Giêsu.
Chính vì thế chúng hoảng sợ khi thấy mình bị đe dọa:
“Chưa tới lúc mà ông đã đến đây hành hạ chúng tôi sao?”
Đức Giêsu đến sớm quá và khiến cho quyền lực của chúng phải sụp đổ.
Khi đọc bài Tin Mừng này, chúng ta thường có nhiều câu hỏi.
Tại sao quỷ lại xin nhập vào đàn heo? Tại sao Đức Giêsu lại đồng ý?
Đàn heo chết đuối thì quỷ ra sao? Phải đền người chủ đàn heo thế nào?
Mátthêu có vẻ không quan tâm đến những câu hỏi ấy.
Điều ông quan tâm là làm nổi bật quyền năng của Đức Giêsu.
Chỉ một lời Ngài phán: “Đi !” là đuổi được quỷ ra khỏi hai người.
Nước Trời đến đem lại bình an cho hai người quỷ ám ở trong mồ mả,
và cho những ai qua lại lối đi ấy.
Không thấy các người dân ngoại chăn heo kêu ca về chuyện mất đàn heo,
nhưng họ lại trở nên những người loan báo cho dân thành về mọi chuyện.
Tiếc là dân thành đã không muốn đón tiếp Ngài.
Quỷ hấp dẫn con người bằng quyền lực và tri thức của chúng.
Nhưng thực sự chúng là kẻ thù không đội trời chung của con người.
Chúng phân ly con người, đẩy người sống vào mộ người chết,
biến con người thành mối đe dọa cho con người (c. 28).
Chúng thích có mặt ở đàn vật ô uế, thích gieo vãi sự ô uế khắp nơi (c. 31).
Xin Chúa cho ta thấy được sự lộng hành của quỷ dữ trong thế giới hôm nay.
Và xin Chúa cứu ta khỏi nanh vuốt của ác thần.
Cầu nguyn:

Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BẢY
Đấng Cầm Quyền Tối Cao Luôn Ân Cần Săn Sóc
Các biểu tượng cổ xưa của đức tin và của truyền thống Kitô giáo diễn tả chân lý về sự quan phòng bằng từ La tinh “omni-tenens” (nắm giữ tất cả) – ứng với từ Hi lạp “panto-krator” (cai quản tất cả). Tuy nhiên, những ý niệm ấy vẫn chưa nói được gì so với sự hàm súc và vẻ đẹp của hình ảnh người mục tử trong Thánh Kinh. Hình ảnh người mục tử là một hình ảnh đầy ấn tượng có sức mạc khải chân lý về sự quan phòng thần linh.
Thật vậy, người mục tử là một người cầm quyền đầy quan tâm, thực hiện một kế hoạch đời đời đầy khôn ngoan và yêu thương qua việc cai quản thế giới tạo vật và nhất là xã hội loài người (Vat. II, TDTG số 3). Đó là một quyền bính đầy cẩn trọng, bao gồm cả quyền lực lẫn lòng nhân.
Theo bản văn của Sách Khôn Ngoan mà Công Đồng Vatican I trích dẫn, quyền bính ấy “vươn rộng từ chân trời này tới chân trời kia, cai quản mọi sự thật tốt đẹp” (Kn 8,1). Nghĩa là, nó bao trùm lấy, nâng đỡ, bảo vệ, và – một cách nào đó – nó nuôi dưỡng nữa. Quyền bính đó chính là Thiên Chúa chúng ta, Đấng săn sóc chúng ta như mục tử săn sóc đàn chiên của mình.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II

Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-7
Am 5,14-15.21-24; Mt 8, 28-34

LỜI SUY NIỆM: “Và kìa, cả thành ra đón Đức Giêsu, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.”
Trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho hai người bị quỷ ám, mà phải hy sinh một đàn heo phải chết, Dân miền Ga-đa-ra đã xin Người rời khỏi vùng đất của họ. Điều này cũng đang đòi hỏi về lương tâm của mỗi người. Trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo số 1778 cho chúng ta biết được: “Lương tâm là một thứ tòa án, một cơ quan bên trong – Từ đó chúng ta cảm nhận sự ưng thuận hay khước từ, phán đoán tích cực hay tiêu cực về thái độ và hành động của con người.” Đối với ngườ Kitô hữu chúng ta có “Lề Luật”. tiếng nói của Lề Luật đó luôn luôn kêu gọi con người yêu mến và làm điều tốt cũng như tránh điều xấu, vào lúc cần thiết, tiếng nói đó vang lên trong trái tim con người” (GLHTCG 1776).
Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa là Ánh Sáng soi đường chúng con đi. Lề luật Chúa dẫn đưa chúng con vào sự sống. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con có lương tâm được đặt trên hai nền tảng này, để sống cho mình và sống với tha nhân.
Mạnh Phương


01 Tháng Bảy
Một Cách Trả Thù
Những người thổ dân Nam Phi thường đề cao sự tha thứ bằng câu chuyện sau đây:
Có hai người thổ dân rất thù ghét nhau. Một ngày kia, một trong hai người gặp cô gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Hắn đã bắt lấy cô gái và lấy dao chặt đứt hai ngón tay của cô bé. Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc đau đớn, còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc trí hô lớn: "Ta đã trả thù được rồi".
Mười mấy năm sau, cô bé đáng thương ấy đã lớn lên rồi có gia đình. Một hôm, có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô. Cô nhận ra tức khắc người hành khất chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chút oán hờn, không một lời trả đũa, cô vội vàng vào nhà và mang thức ăn ra hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình. Khi người hành khất đã ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón cho ông ta xem và nói: "Tôi cũng đã trả được thù rồi".
"Lấy ân trả oán": đó phải là phương châm hành động của người Kitô chúng ta. Không có cách trả thù nào cao quý hơn bằng yêu thương, tha thứ cho chính kẻ thù. Nói như thánh Phaolô, chúng ta không mắc nợ với nhau đều gì ngoài tình thương mến.
Chỉ có tình thương, chỉ có lòng tha thứ mới có thể tiêu diệt được hận thù, lấy bạo động để tiêu diệt bạo động: con người chỉ đổ thêm dầu vào hận thù và bạo động mà thôi.
Cuộc cách mạng bạo động và đẫm máu nào cũng chỉ mang lại tang thương, chết chóc và không biết bao nhiêu hệ lụy khổ đau khác.
Chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất có thể cứu vãn được nhân loại: đó là cuộc cách mạng mà Chúa Giêsu đã đề ra. Chỉ có cuộc cách mạng tình thương ấy mới có thể tiêu diệt được hận thù. Ðó là cuộc cách mạng mà người Kitô chúng ta cần phải đeo đuổi mỗi ngày. Thay vì tiêu diệt kẻ thù, chúng ta hãy tiêu diệt chính sự thù hận trong tâm hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)