Trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2025

CARDINALS ASK FAITHFUL TO PRAY FOR THEIR DISCERNMENT FOR NEW POPE

 


Cardinals pray before the Blessed Sacrament in a chapel near the New Synod Hall  (@Vatican Media)

 

Cardinals ask faithful to pray for their discernment for new Pope

The College of Cardinals has requested that all Catholics pray for them, so that they may listen the Holy Spirit as they discern whom to choose as the next Pope.

By Vatican News

The Holy See released a declaration on Wednesday in which the Cardinals preparing for the upcoming conclave ask the faithful to pray for them.

“The College of Cardinals gathered in Rome, engaged in the General Congregations in preparation for the Conclave, wishes to invite the People of God to live this ecclesial moment as an event of grace and spiritual discernment, listening to the will of God,” read the statement.

The Cardinals said they feel “the need to be supported by the prayers of all the faithful,” since they are aware of their responsibility in choosing the next Successor of Peter.

Prayer, they added, “is the true force that in the Church promotes the unity of all the members of the one Body of Christ.”

“Faced with the enormity of the task ahead and the urgency of the present time,” said the Cardinals, “it is first of all necessary to make ourselves humble instruments of the infinite wisdom and providence of our Heavenly Father, in docility to the action of the Holy Spirit.”

The Cardinals noted that the Holy Spirit is “the protagonist of the life of the People of God, the One to whom we must listen, accepting what He is saying to the Church.”

“May the Blessed Virgin Mary accompany these prayers with her maternal intercession,” concluded the Cardinals’ declaration.

 

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2025-04/cardinals-general-congregation-request-prayers-conclave.html

ĐỨC HỒNG Y CỦA PHILIPPINES: KHÔNG CHÍNH TRỊ HÓA MẬT NGHỊ BẦU GIÁO HOÀNG

 


Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng

Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp.

Vatican News

Hiện đang có mặt tại Roma để tham dự tang lễ của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô và chuẩn bị Mật nghị bầu Giáo hoàng, Đức Hồng Y David nhắc nhở các tín hữu rằng việc bầu chọn một Giáo hoàng mới “không được dẫn dắt bởi sự nổi tiếng hay chiến lược, nhưng bởi cầu nguyện, lòng khiêm nhường và sự lắng nghe chung của các mục tử Giáo hội đối với thánh ý Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y David nói: “Việc tạo ra hoặc chia sẻ các video vận động, dù với thiện ý, đều có nguy cơ biến một quá trình phân định thiêng liêng thành một màn trình diễn trần thế. Điều đó có thể vô tình gây áp lực hoặc chính trị hóa lương tâm của các Hồng y cử tri, và làm mất đi sự thinh lặng và cầu nguyện cần thiết để thật sự lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần”.

Đức Hồng Y cũng cảnh báo về các mô tả hư cấu liên quan đến Mật nghị, lưu ý rằng “các phim về Mật nghị có thể hấp dẫn, nhưng chúng ta đừng quên: đó là sản phẩm hư cấu, cố ý kịch tính hóa để gây chú ý, giải trí và mang lại lợi nhuận”.

Ngài kêu gọi các tín hữu Công giáo đồng hành với các Hồng y cử tri bằng cầu nguyện chứ không phải bằng ý kiến thiên lệch. Ngài nói: “Chúng ta hãy chay tịnh khỏi những suy đoán và vui mừng với niềm hy vọng”.

Đức Hồng Y David mời gọi Giáo hội tiếp tục bám chặt vào sứ vụ của Chúa Kitô và không để mình bị che khuất bởi “sự thô thiển của các trò chơi quyền lực của con người” hay “sự phô trương và nghi thức truyền thống, dù là một phần của lịch sử chúng ta, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với bản chất và sứ vụ của Giáo hội”.

Ngài nói thêm: “Nếu chúng ta cần lên tiếng, hãy cố gắng nói những lời khích lệ, chứ không phải là lời tán thành. Nếu chúng ta muốn chia sẻ điều gì đó trên mạng, hãy chia sẻ Kinh Thánh, những suy tư nâng đỡ tinh thần, những lời cầu nguyện nuôi dưỡng đức tin, củng cố hy vọng và vun đắp tình yêu”.

Mô tả Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô là mẫu gương, Đức Hồng Y kết luận: “Bước đi trong ký ức về ngài là giữ cho tinh thần của ngài luôn sống động. Trên hết, hãy hướng nhìn về Chúa Kitô, Đấng là Đầu thật sự của Giáo hội, Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta vị Giáo hoàng mà chúng ta cần chứ không phải người mà chúng ta nghĩ là chúng ta muốn”.

 

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2025-04/dhy-philppines-khong-chinh-tri-hoa-mat-nghi-hong-y.html

LỊCH SỬ MẬT NGHỊ BẦU GIÁO HOÀNG

 


Mật nghị bầu Giáo hoàng vào năm 1978 

 

Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng

Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay.

Vatican News

Việc bầu Giáo hoàng

Đây sẽ là Mật nghị bầu Giáo hoàng lần thứ 76 được tổ chức theo hình thức mà chúng ta biết ngày nay, hình thức được Đức Gregorio X thiết lập vào năm 1274. Trước đó, người ta chỉ nói đơn thuần về cuộc bầu Giáo hoàng. Trong khoảng 1.200 năm đầu tiên của lịch sử Giáo hội, người kế nhiệm Thánh Phêrô, với tư cách là Giám mục của Roma, trong thực tế đã được chọn với sự tham gia của cộng đoàn địa phương. Các giáo sĩ xem xét các ứng cử viên do các tín hữu đề xuất và Đức Giáo hoàng được các Giám mục chọn ra. Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11, việc bầu Giáo hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề tác động bên ngoài: các hoàng đế Roma, các vua của đế quốc Charlemagne và những người khác đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để kiểm soát quá trình chỉ định Giáo hoàng.

Nguồn gốc của Mật nghị

Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Giáo hoàng đầu tiên can thiệp theo hướng này là Giáo hoàng Nicola II vào năm 1059 với sắc lệnh "In nomine Domini". Văn kiện này quy định cụ thể rằng chỉ có Hồng y mới có quyền bầu Giáo hoàng. Nó đã được phê chuẩn một cách chắc chắn bởi tông hiến "Licet de vitanda" do Đức Alexandro III ban hành năm 1179. Tông hiến này đưa ra yêu cầu Giáo hoàng phải được chọn bởi đa số từ hai phần ba số phiếu bầu, một yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử Giáo hoàng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Lần bầu Giáo hoàng vào năm 1268

Vào năm 1268, có một biến cố đã diễn ra và được nhiều nguồn sử liệu ghi chép lại. Có 18 vị hồng y tụ họp tại Dinh Tông tòa ở Viterbo để bầu Giáo hoàng. Đây là "Mật nghị Hồng y" dài nhất trong lịch sử. Giáo hoàng được bầu sau 2 năm 9 tháng. Đây là thời điểm khó khăn. Trong suốt thời gian dài này, người dân Viterbo vô cùng tức giận và quyết định nhốt các Hồng y trong Cung điện. Các cánh cửa đã bị xây gạch chặn lại và mái nhà đã bị dỡ bỏ. Cuối cùng, Đức Gregorio X, tổng phó tế của Liège, lúc đó đang ở Đất Thánh, đã được bầu. Năm 1274, ngài ban hành tông hiến "Ubi periculum", chính thức thành lập Mật nghị. Tông hiến cũng xác định rằng Mật nghị phải được tổ chức ở một nơi thực sự được "khóa" từ bên trong và bên ngoài.

Mật nghị Hồng y đầu tiên trong lịch sử

Trên cơ sở những điều khoản này, Mật nghị Hồng y đầu tiên trong lịch sử, sau khi tông hiến "Ubi periculum" được ban hành, là Mật nghị Hồng y Arezzo năm 1276 với cuộc bầu Đức Giáo hoàng Innocente V. Năm 1621, Đức Gregorio XV đã đưa ra yêu cầu buộc bỏ phiếu kín và bằng văn bản. Vào năm 1904, Đức Piô X đã cấm cái gọi là quyền độc quyền dưới mọi hình thức. Yêu cầu buộc giữ bí mật về những gì đã xảy ra trong Mật nghị, cả sau cuộc bầu cử, cũng được đưa ra.

Những thay đổi từ thế kỷ 20 đến nay

Sau chiến tranh, vào năm 1945, Đức Piô XII ban hành tông hiến “Vacantis Apostolicae Sedis” trong đó đưa ra một số đổi mới. Đặc biệt, kể từ thời điểm "Sede Vacante" (Trống Tòa) bắt đầu, tất cả các Hồng y - bao gồm cả Quốc vụ khanh Tòa Thánh và các Tổng trưởng của các Bộ - đều thôi giữ chức vụ của mình, ngoại trừ Hồng y Nhiếp chính, Hồng y Chánh tòa Ân giải Tối cao và Giám quản của Roma. Với Tự sắc "Ingravescentem Aetatem", Đức Phaolô VI đã quyết định rằng các Hồng y chỉ có thể là cử tri cho đến khi họ tới 80 tuổi.

Các quy tắc bầu cử Giáo hoàng

Văn bản luật hiện hành có hiệu lực đối với việc bầu Giáo hoàng là tông hiến "Universi Dominici Gregis", được Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 và được Đức Biển Đức XVI sửa đổi vào năm 2013. Văn bản này quy định, trong số những điều khác, rằng Mật nghị Hồng y phải được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine, được định nghĩa là Via Pulchritudinis, con đường của vẻ đẹp có khả năng hướng dẫn tâm trí và trái tim hướng tới Đấng Vĩnh hằng. Tự sắc của Đức Biển Đức XVI "De Aliquibus Mutationibus in Normis de Electione Romani Pontificis" cũng quy định rằng, sau 34 lần bỏ phiếu mà vẫn không bầu được Giáo hoàng, các Hồng y được yêu cầu bỏ phiếu cho hai Hồng y nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong lần bỏ phiếu gần nhất, trong khi vẫn duy trì - ngay cả trong vòng bỏ phiếu thứ hai - quy tắc đa số hai phần ba phiếu bầu, cần thiết để bầu ra vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ.

 

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-04/lich-su-mat-nghi-bau-giao-hoang.html

CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ CÁC HỒNG Y CỬ TRI THAM DỰ MẬT NGHỊ BẦU GIÁO HOÀNG THỨ 267

 


Các Hồng y tham dự Phiên họp chung thứ 7  (@Vatican Media)

 

Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267

Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan.

Vatican News

Hiện tại Hồng y đoàn có 252 Hồng y, trong đó có 135 Hồng y cử tri, những vị dưới 80 tuổi, và 117 Hồng y từ 80 tuổi trở lên và không còn quyền bầu Giáo hoàng.

Trong những ngày này, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời, các Hồng y được Đức Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re triệu tập về Roma để tham dự các Phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề liên quan đến nghi lễ an táng cố Giáo hoàng, cũng như việc bầu Giáo hoàng mới, các vấn đề liên quan đến Giáo hội và thế giới.

Hồng y đoàn đã quyết định chọn ngày 7/5/2025 là ngày bắt đầu Mật nghị bầu Giáo hoàng.

Tính phổ quát của Hồng y đoàn

135 Hồng y cử tri dưới 80 tuổi sẽ tham dự Mật nghị đến từ 71 quốc gia: 53 vị đến từ 18 nước châu Âu, 37 vị đến từ 15 quốc gia Châu Mỹ (16 từ Bắc Mỹ, 4 từ Trung Mỹ, 17 từ Nam Mỹ), 23 vị đến từ 17 quốc gia ở châu Á, 18 vị đến từ 17 quốc gia châu Phi và 4 vị đến từ 4 quốc gia ở Châu Đại Dương.

Các Hồng y đại diện cho Giáo hội ở khắp nơi. Tính phổ quát này của Giáo hội được gia tăng qua các Công nghị Hồng y dưới thời Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Ngài đã định hình lại đáng kể Hồng y đoàn, tạo nên một tổ chức ít tập trung vào châu Âu hơn và mang tính quốc tế hơn. Điều này phản ánh cả khuynh hướng cá nhân của ngài là chuyển trọng tâm của Công giáo sang vùng Nam bán cầu, tập trung vào "các vùng ngoại vi", và xu hướng rộng hơn là Giáo hội trong tương lai có thể sẽ có một bộ mặt ít tập trung vào châu Âu hơn.

Đức cố Giáo hoàng muốn các Hồng y là những vị đại diện của Giáo hội ở mọi nơi, chứ không chỉ của những giáo phận hay quốc gia quan trọng. Trong 10 Công nghị Hồng y, ngài đã chọn các vị đến từ 70 quốc gia, trong đó có 23 nước trước đó chưa có Hồng y nào. Đó là các nước: Haiti, Cộng hòa Dominica, Myanmar, Panama (dù rằng Đức Hồng y Lacunza Maestrojuan sinh tại Tây Ban Nha), Capo Verde, Tonga, Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh, Papua New Guinea, Malaysia, Lesotho, Mali, Thụy Điển, Lào, El Salvador, Luxembourg Rwanda, Brunei, Đông Timor, Singapore, Paraguay, Nam Suđan và Serbia.

Trong Mật nghị bắt đầu từ ngày 7/5/2025, có 15 quốc gia lần đầu tiên có Hồng y cử tri, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan.

135 Hồng y cử tri được thăng Hồng y dưới ba triều Giáo hoàng: 5 vị do Đức Gioan Phaolô II, 22 vị do Đức Biển Đức VI và 108 vị do Đức Phanxicô.

Độ tuổi của các Hồng y cử tri

Hồng y cử tri trẻ nhất là Đức Hồng y Mykola Byčok, 45 tuổi, người Úc gốc Ucraina, Giám mục giáo phận hai Thánh Phêrô và Phaolô ở Melbourne của các tín hữu Ucraina; trong khi Hồng y cử tri lớn tuổi nhất là Đức Hồng y Carlos Osoro Sierra người Tây Ban Nha, 79 tuổi, nguyên Tổng Giám mục của Madrid.

Ngoài Hồng y cử tri trẻ nhất 45 tuổi, có 5 Hồng y cử tri khác sinh vào những năm 70, trong độ tuổi 51 đến 54.

Có 50 Hồng y cử tri sinh vào những năm 40, 47 vị sinh vào những năm 50 và 31 vị sinh vào những năm 60. Nhóm tuổi có đông Hồng y cử tri nhất là nhóm sinh năm 1947, với 13 vị đã 78 tuổi hoặc ần tròn 78 tuổi.

Các Hồng y là tu sĩ

Trong số 135 Hồng y cử tri, có 33 Hồng y thuộc 18 dòng tu; đông nhất là dòng Salêdiêng, với 5 vị, tiếp đến là Dòng Phanxicô và Dòng Tên, mỗi dòng 4 vị, và Dòng Phanxicô Viện tu có 3 vị. Các dòng như Dòng Đaminh,Thánh Vinh Sơn Phaolô, Chúa Cứu Thế, Ngôi Lời, mỗi dòng có 2 vị. Các dòng còn lại Dòng Augustinô, Capuchinô, Cát Minh nhặt phép, Xitô, Thánh Clarét, Tu hội đời Pio X, Dòng Truyền giáo Đức Mẹ An ủi, Dòng truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu, Dòng Scalabrini và Dòng Chúa Thánh Thần, mỗi dòng có 1 Hồng y cử tri.

Hai Hồng y cử tri vắng mặt

Trong số 135 Hồng y cử tri có quyền bỏ phiếu bầu chọn Giáo hoàng mới, có 2 vị đã xác nhận không thể tham dự Mật nghị vì lý do sức khỏe. Do đó sẽ chỉ có 133 Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội.

Bộ Giáo luật quy định những gì?

Điều 349 của Bộ Giáo luật quy định rằng các Hồng y “tạo thành một đoàn đặc biệt có nhiệm vụ chuẩn bị cho việc bầu Giáo hoàng” và nói thêm rằng các Hồng y “hỗ trợ” Giáo hoàng “bằng cách hành động theo tinh thần tập thể khi họ được triệu tập để giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, và với tư cách cá nhân, nghĩa là trong các chức vụ mà họ có trách nhiệm, hỗ trợ ngài trong việc chăm sóc, đặc biệt là trong việc chăm sóc hàng ngày Giáo hội hoàn vũ”. Do đó, Tông hiến Universi Dominici Gregis đã thiết lập rằng các Hồng y bầu Người kế vị Thánh Phêrô là những người chưa đến 80 tuổi trước ngày Đức Giáo hoàng qua đời "hoặc ngày Tòa Thánh trống tòa"; vì lý do này, người ta phân biệt giữa các Hồng y cử tri và những vị không phải là Hồng y cử tri.

 

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-04/hong-y-cu-tri-giao-hoang-267.html

CARDINALS RECOGNIZE RIGHT TO VOTE OF ALL CARDINAL ELECTORS IN CONCLAVE

 




Cardinals present in Rome meet for the General Congregation on April 30, 2025  (@Vatican Media)

 

Cardinals recognize right to vote of all Cardinal electors in conclave

The College of Cardinals announces that all 133 Cardinal electors participating in the upcoming conclave have the right to vote for the new Pope.

By Vatican News

The Holy See Press Office released a declaration prepared by the Cardinals gathered in the General Congregation on Wednesday.

The declaration specifies that all Cardinal electors present in the conclave have the right to vote for the new Pope.

The Cardinals note that paragraph 33 of the apostolic constitution Universi Dominici Gregis, which governs the conclave, allows 120 Cardinals to vote.

However, they say, the late Pope Francis dispensed with that numerical limit by creating more than 120 Cardinals under the age of 80.

Therefore, declare the Cardinals, “the Cardinals exceeding the set limit have acquired, in accordance with paragraph 36 of the same Apostolic Constitution, the right to elect the Roman Pontiff, from the moment of their creation and publication.”

In the same note, the Cardinals express their appreciation to Cardinal Giovanni Angelo Becciu for deciding not to participate in the conclave that begins on May 7.

“The Congregation has taken note that he, having at heart the good of the Church and in order to contribute to the communion and serenity of the conclave, has communicated his decision not to participate in it,” says the declaration.

The Cardinals add their hopes that the “competent juridical bodies may definitively ascertain the facts,” regarding the corruption case against Cardinal Becciu.

 

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2025-04/conclave-cardinal-electors-votes-133-becciu.html

TẤT CẢ HỒNG Y CỬ TRI TRONG MẬT NGHỊ ĐỀU CÓ QUYỀN BỎ PHIẾU

 


Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu

Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới.

Vatican News

Trong tuyên bố được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố, các Hồng y giải thích rõ hai vấn đề thủ tục được tranh luận trong những ngày gần đây.

Trước hết, Hồng y đoàn nêu rõ rằng tất cả các Hồng y cử tri có mặt trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới.

Các ngài lưu ý rằng đoạn 33 của tông hiến "Universi Dominici Gregis", do Đức Gioan Phaolô ban hành ngày 22/10/1996, tài liệu hướng dẫn Mật nghị, cho phép 120 Hồng y bỏ phiếu. Tuy nhiên, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã bãi bỏ giới hạn số lượng đó khi bổ nhiệm hơn 120 Hồng y dưới 80 tuổi.

Do đó, theo các Hồng y, "theo đoạn 36 của cùng Tông hiến này, những Hồng y vượt quá con số giới hạn có quyền bầu Giáo hoàng, kể từ thời điểm họ được thăng Hồng y và được công bố".

Trong cùng thông cáo, các Hồng y bày tỏ lòng cảm kích đối với Đức Hồng y Giovanni Angelo Becciu vì đã quyết định không tham gia vào mật nghị bắt đầu vào ngày 7/5/2025.

Tuyên bố nêu rõ rằng “Hồng y đoàn đã ghi nhận rằng, vì luôn nghĩ đến lợi ích của Giáo hội và để đóng góp vào sự hiệp thông và thanh thản của mật nghị, ngài đã thông báo quyết định không tham gia vào mật nghị”.

Các Hồng y cũng hy vọng rằng “các cơ quan pháp lý có thẩm quyền có thể xác định chắc chắn các sự kiện” liên quan đến vụ án tham nhũng chống lại Đức Hồng y Becciu.

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-04/phien-hop-chung-hong-y-doan-mat-nghi-bo-phieu-becciu.html

MAY 1, 2025: OPTIONAL MEMORIAL OF SAINT JOSEPH THE WORKER

 

May 1

 


Optional Memorial of Saint Joseph the Worker

Lectionary: 559

The Gospel for this memorial is proper.

 

Reading 1

Genesis 1:26b-2:3

God said:
"Let us make man in our image, after our likeness.
Let them have dominion over the fish of the sea,
the birds of the air, and the cattle,
and over all the wild animals
and all the creatures that crawl on the ground."

God created man in his image;
in the divine image he created him;
male and female he created them.

God blessed them, saying:
"Be fertile and multiply;
fill the earth and subdue it.
Have dominion over the fish of the sea, the birds of the air,
and all the living things that move on the earth."
God also said:
"See, I give you every seed-bearing plant all over the earth
and every tree that has seed-bearing fruit on it to be your food;
and to all the animals of the land, all the birds of the air,
and all the living creatures that crawl on the ground,
I give all the green plants for food."
And so it happened.
God looked at everything he had made, and he found it very good.
Evening came, and morning followed–the sixth day.

Thus the heavens and the earth and all their array were completed.
Since on the seventh day God was finished with the work he had been doing,
God rested on the seventh day from all the work he had undertaken.
So God blessed the seventh day and made it holy,
because on it he rested from all the work he had done in creation.

Or

Colossians 3:14-15, 17, 23-24

Brothers and sisters:
Over all these things put on love, that is, the bond of perfection.
And let the peace of Christ control your hearts,
the peace into which you were also called in one Body.
And be thankful.
And whatever you do, in word or in deed,
do everything in the name of the Lord Jesus,
giving thanks to God the Father through him.
Whatever you do, do from the heart,
as for the Lord and not for men,
knowing that you will receive from the Lord
the due payment of the inheritance;
be slaves of the Lord Christ.

 

Responsorial Psalm

Psalm 90:2, 3-4, 12-13, 14 and 16

R.    (see 17b)  Lord, give success to the work of our hands.
or:
R.    Alleluia.
Before the mountains were begotten
and the earth and the world were brought forth,
from everlasting to everlasting you are God.
R.    Lord, give success to the work of our hands.
or:
R.    Alleluia.
You turn men back to dust,
saying, "Return, O children of men."
For a thousand years in your sight
are as yesterday, now that it is past,
or as a watch of the night.
R.    Lord, give success to the work of our hands.
or:
R.    Alleluia.
Teach us to number our days aright,
that we may gain wisdom of heart.
Return, O LORD! How long?
Have pity on your servants!
R.    Lord, give success to the work of our hands.
or:
R.    Alleluia.
Fill us at daybreak with your kindness,
that we may shout for joy and gladness all our days.
Let your work be seen by your servants
and your glory by their children.
R.    Lord, give success to the work of our hands.
or:
R.    Alleluia.

 

Alleluia

Psalm 68:20

R.    Alleluia, alleluia.
Blessed be the Lord day by day,
God, our salvation, who bears our burdens.
R.    Alleluia, alleluia.

 

Gospel

Matthew 13:54-58

Jesus came to his native place and taught the people in their synagogue.
They were astonished and said,
"Where did this man get such wisdom and mighty deeds?
Is he not the carpenter's son?
Is not his mother named Mary
and his brothers James, Joseph, Simon, and Judas?
Are not his sisters all with us?
Where did this man get all this?"
And they took offense at him.
But Jesus said to them,
"A prophet is not without honor except in his native place
and in his own house."
And he did not work many mighty deeds there
because of their lack of faith.

 

https://bible.usccb.org/bible/readings/0501-memorial-joseph-worker.cfm

 


Commentary on Matthew 13:54-58

The Gospel reading from Matthew describes a scene where Jesus, now engaged in his public ministry, returned to visit Nazareth, the place where he grew up.   When he speaks, the people of the town are amazed:

Where did this man get this wisdom and these deeds of power?

They could not understand because, to them, he was the son of Joseph the carpenter and of Mary, and did they not know all his relatives?  And, because they thought they knew him, they rejected him. 

In response Jesus told them that a prophet will find honour everywhere except in his own place. And as a result, Jesus did not do any ‘mighty deed’ there because of their lack of faith and trust in him.  

It is an example of the saying “familiarity breeds contempt”.  The townspeople thought they knew Jesus but, of course, they did not.  But many others had no problem in seeing the presence of God in the words and actions of Jesus.

It is a problem we ourselves can easily have when we fail to recognise the voice of God in the words and actions of people with whom we are very familiar.  Yet that is the way in which God most often communicates with us.

The passage has been chosen, of course, because of its mention of Joseph as the local carpenter, a man who worked with his hands, and so today we remember especially all those in our society who also work with their hands, people who in the past and sometimes in the present, too, have been abused and exploited.  It is Joseph who gives dignity to what they do.

Comments Off

 

https://livingspace.sacredspace.ie/saint-joseph-the-worker-gospel/

01.05.2025: THỨ NĂM TUẦN II PHỤC SINH - THÁNH GIUSE THỢ

 

01/05/2025

 Thứ Năm đầu tháng, tuần 2 Phục Sinh.

Thánh Giuse thợ


 

* Là một người thợ ở làng Galilê, thánh Giuse là mẫu gương người Kitô hữu phải noi theo để chu toàn các bổn phận nghề nghiệp, vì thánh Giuse đã làm việc trong tâm tình liên kết với Đức Giêsu. Lao động thì vất vả nhưng cũng đem lại niềm vui.

Lao động phục vụ con người nhưng cũng giúp đưa tới gần Thiên Chúa: đó là điều ta học được nơi trường học Nagiarét.

 

Bài Ðọc I: St 1, 26 – 2, 3

“Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất, và thống trị nó”.

Trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất, và tất cả loài bò sát di chuyển trên mặt đất”. Vậy Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa. Người tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất, và thống thị nó, hãy bá chủ cá biển, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất”.

Thiên Chúa phán: “Ðây Ta ban cho các ngươi làm thức ăn mọi thứ cây cỏ mang hạt giống trên mặt đất, và toàn thể thảo mộc sinh trái có hạt tuỳ theo giống. Ta ban mọi thứ cây cỏ xanh tươi làm thức ăn cho mọi dã thú trên mặt đất, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất”. Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm rất tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu. Thế là trời đất và mọi vật trang điểm của chúng đã hoàn thành.

Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người đã làm. Và sau khi hoàn tất công việc Người đã làm, thì ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi. Người chúc phúc và thánh hoá ngày thứ bảy, vì trong ngày đó Người nghỉ việc tạo thành.

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc: Cl 3, 14-15. 17. 23-24

“Tất cả những gì anh em thực hiện, anh em hãy thành tâm thực hiện như cho Thiên Chúa, chớ không phải cho người đời”.

Trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.

Anh em thân mến, trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Ki-tô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa.

Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Tất cả những gì anh em thực hiện, anh em hãy thành tâm thực hiện như cho Thiên Chúa, chứ không phải cho người đời; vì anh em biết rằng anh em sẽ lãnh nhận phần thưởng gia nghiệp do Thiên Chúa trao ban, nên anh em hãy phục vụ Chúa Ki-tô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 89, 2. 3-4. 12-13. 14 và 16

Ðáp: Lạy Chúa, xin củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: Ôi Thiên Chúa, trước khi núi non sinh đẻ, trước khi địa cầu và vũ trụ nở ra, tự thuở này qua thuở kia, vẫn có Ngài.

Xướng: Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Ngài phán: “Hãy trở về gốc, hỡi con người”.

Xướng: Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chứ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài!

Xướng: Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con được mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa, và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài.

 

Alleluia: Tv 67, 20

Alleluia, alleluia! – Chúc tụng Chúa trong mọi ngày, Thiên Chúa là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, Người vác lấy gánh nặng của chúng ta. – Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 54-58

“Ông ta không phải là con bác phó mộc sao?”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Chúa Giê-su trở về quê nhà, giảng dạy dân chúng trong hội đường, họ bỡ ngỡ và nói rằng: “Bởi đâu ông này khôn ngoan và tài giỏi như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc ư? Mẹ ông không phải là bà Ma-ri-a? và Gia-cô-bê, Giu-se, Si-mon và Giu-đa không phải là anh em của ông sao? Và tất cả chị em của ông không phải ở nơi chúng ta đó sao? Vậy bởi đâu ông được mọi điều ấy như thế?” Và họ lấy làm gai chướng về Người. Nhưng Chúa Giê-su nói với họ: “Không có tiên tri nào được vinh dự nơi quê hương và nơi nhà mình”. Và Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ cứng lòng tin.

Ðó là lời Chúa.

 


Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn

"Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn..."

Có lẽ không một người công giáo Việt Nam nào mà không thuộc nằm lòng bài thánh ca trên đây của cố linh mục Ðạo Minh, dòng thánh Giuse... Tác giả đã sáng tác ca khúc trong giai đoạn đau thương của đất nước giữa hai thập niên 40 - 50 và cũng như thánh Giuse, đã ra đi âm thầm trong một cái chết vô cùng bí ẩn sau ngày thay đổi chế độ.

Lời ca đơn sơ xuất phát từ cuộc sống lam lũ qua mọi thời đại của người Việt Nam. Nhưng tâm tình đó lại càng hợp với hoàn cảnh sống của người Việt Nam hơn bao giờ hết. Với khẩu hiệu lao động là vinh quang... dường như sau năm 1975, người Việt Nam nào cũng đã hơn một lầm mồ hôi nhễ nhại với cây cuốc, cái cày hoặc còng lưng trên chiếc xích lô đạp...

Trong cảnh sống đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy gần gũi với thánh Giuse, vị thánh được mệnh danh là người công chính, nhưng đồng thời cũng là con người thinh lặng nhất trong Phúc Âm. Có rất nhiều thứ thinh lặng. Thinh lặng của những người câm điếc, bị trói buộc trong bất lực tự nhiên của mình. Thinh lặng trong cô đơn buồn chán. Thinh lặng trong căm thù oán ghét. Thinh lặng trong khép kín ích kỷ. Thinh lặng trong kiêu hãnh trước đe dọa, thử thách...

Thánh Giuse đã thinh lặng trong tinh thần chấp nhận và chiêm niệm. Trong cuộc sống âm thầm tại Nagiaréth, thánh Giuse đã thinh lặng để chiêm ngưỡng mầu nhiệm nhập thể kỳ diệu trong con người của Chúa Giêsu. Cuộc đời của thánh Giuse đã bắt đầu bằng một giấc mơ để rồi tiếp tục trong một giấc mơ triền miên. Nhưng đây không phải là một giấc mơ của mộng ảo phù du, mà là một giấc mơ trong chiêm niệm về hiện thực...

Trong sự thinh lặng chiêm niệm ấy, từng biến cố nhỏ của cuộc sống đã mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.

Hôm nay là ngày lao động Quốc tế. Ngày lao động Quốc tế này gợi lại cả một quá trình tranh đấu của giới thợ thuyền của Âu Châu vào đầu thế kỷ vừa qua. Từ những bất công xã hội, cuộc đấu tranh của giới thợ thuyền đã làm trồi dậy phẩm giá của con người và giá trị của sự cần lao...

Ðối với người Kitô, ngày Quốc tế lao động này gắn liền với con người của Thánh cả Giuse, quan thầy và gương mẫu của giới cần lao. Do đó ngày hôm nay đối với chúng ta phải là một ngày của suy tư và cầu nguyện. Suy tư về ý nghĩa và giá trị những công việc hằng ngày của chúng ta. Cầu nguyện cho mọi người biết nhận ra sự hiện diện và tác động và lời kêu mời của Chúa trong cuộc sống...

‘Lẽ Sống’--Radio Veritas Asia

 


Chú giải về Mát-thêu 13,54-58

Bài đọc Phúc âm từ Mát-thêu mô tả một cảnh Chúa Giêsu, lúc này đang tham gia vào sứ vụ công khai của mình, đã trở về thăm Nazareth, nơi Người lớn lên. Khi Người nói, người dân trong thị trấn kinh ngạc:

Người này lấy đâu ra sự khôn ngoan và những việc làm quyền năng này?

Họ không thể hiểu được vì đối với họ, Người là con trai của Giuse thợ mộc và Maria, và họ không biết tất cả họ hàng của Người sao? Và, vì họ nghĩ rằng họ biết Người, nên họ đã từ chối Người.

Đáp lại, Chúa Giêsu nói với họ rằng một nhà tiên tri sẽ tìm thấy sự tôn vinh ở khắp mọi nơi ngoại trừ nơi của chính mình. Và kết quả là, Chúa Giêsu đã không làm bất kỳ 'việc làm vĩ đại' nào ở đó vì họ thiếu đức tin và lòng tin tưởng vào Người.

Đây là một ví dụ của câu nói "quen thuộc sinh ra sự khinh miệt". Người dân thị trấn nghĩ rằng họ biết Chúa Giêsu nhưng tất nhiên là họ không biết. Nhưng nhiều người khác không gặp vấn đề gì khi nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong lời nói và hành động của Chúa Giêsu.

Đây là vấn đề mà chính chúng ta cũng dễ mắc phải khi chúng ta không nhận ra tiếng nói của Chúa trong lời nói và hành động của những người mà chúng ta rất quen thuộc. Tuy nhiên, đó lại là cách mà Chúa thường giao tiếp với chúng ta nhất.

Đoạn văn này được chọn, tất nhiên, vì nó đề cập đến Giuse là một thợ mộc địa phương, một người đàn ông làm việc bằng đôi tay của mình, và vì vậy ngày nay chúng ta đặc biệt nhớ đến tất cả những người trong xã hội của chúng ta cũng làm việc bằng đôi tay của họ, những người trong quá khứ và đôi khi trong hiện tại cũng đã bị lạm dụng và bóc lột. Chính Giuse là người mang lại phẩm giá cho những gì họ làm.

 

https://livingspace.sacredspace.ie/saint-joseph-the-worker-gospel/

 

 

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2025

'PHÂN ĐỊNH VÀ SẮP XẾP': ĐỨC HỒNG Y KÊU GỌI TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG CẢI CÁCH CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAN-XI-CÔ

 

‘Phân định và sắp xếp’: Đức Hồng Y kêu gọi tiếp tục con đường cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Vũ Văn An  28/Apr/2025

 


Đức Hồng Y Baldassare Reina cử hành Thánh lễ vào Ngày thứ 3 của Thánh lễ Novendiales cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 28 tháng 4 năm 2025, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican. | Tín dụng: Daniel Ibañez/CAN

 

AC Wimmer của CNA, ngày 28 tháng 4 năm 2025, tường trình rằng: Đức Hồng Y Baldassare Reina kêu gọi các tín hữu “phân định và sắp xếp” các sáng kiến cải cách của cố giáo hoàng trong khi thừa nhận cảm giác mất mát mà người Công Giáo Rome cảm thấy trong bài giảng của ngài vào ngày thứ ba của các Thánh lễ “Novendiales [tuần cửu nhật]” cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Phát biểu tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thứ Hai, ngày 28 tháng 4, vị tổng đại diện 54 tuổi của Giáo phận Rome đã mô tả cảm giác của các tín hữu như “bầy cừu không có người chăn” sau khi Đức Giáo Hoàng qua đời.

“Tôi nghĩ về nhiều tiến trình cải cách của đời sống Giáo hội do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng, vượt ra ngoài các thống thuộc tôn giáo. Mọi người công nhận ngài là một mục tử hoàn vũ”, ĐHY Reina nói. “Những người này mang trong lòng mối quan tâm, và tôi dường như nhận ra ở họ một câu hỏi: Tiến trình đã bắt đầu sẽ ra sao?”

 


Các Hồng Y cử hành Thánh lễ vào Ngày 3 của Thánh lễ Novendiales dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 28 tháng 4 năm 2025, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican. Tín dụng: Daniel Ibañez/CAN

 

Vị Hồng Y người Ý, người sẽ bỏ phiếu trong mật nghị dự kiến bắt đầu vào ngày 7 tháng 5, cho biết lòng trung thành thực sự đòi hỏi phải tiếp tục con đường do Đức Giáo Hoàng Phanxicô vạch ra thay vì rút lui khỏi con đường đó.

“Nhiệm vụ của chúng ta phải là phân định và sắp xếp những gì đã bắt đầu, theo ánh sáng của điều sứ mệnh đòi hỏi nơi chúng ta, hướng tới một trời mới và một đất mới, trang điểm Cô dâu (Giáo hội) cho Chú rể”, ngài tuyên bố.

Dựa trên Tin mừng Gioan, ĐHY Reina đã suy gẫm về dụ ngôn hạt lúa mì phải chết đi để sinh hoa trái, so sánh với việc các Kitô hữu trở thành “hạt giống” sẵn sàng được trao cho cuộc sống mới. Ngài cảnh báo không nên đáp lại những thách thức hiện tại bằng nỗi sợ hãi hoặc sự thỏa hiệp thế gian.

 


Các Hồng Y cử hành Thánh lễ vào Ngày 3 của Thánh lễ Novendiales dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 28 tháng 4 năm 2025, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican. Tín dụng: Daniel Ibañez/CAN

 

“Đây không phải là lúc để cân bằng các hành động, chiến thuật, sự thận trọng, bản năng quay lưng lại, hoặc tệ hơn là trả thù và liên minh quyền lực, mà đúng hơn, chúng ta cần một thái độ quyết liệt để bước vào giấc mơ của Chúa được giao phó cho đôi bàn tay tội nghiệp của chúng ta,” vị Hồng Y nhấn mạnh.

Ngài kết thúc bài giảng của mình bằng lời tri ân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, so sánh sự xuất hiện cuối cùng của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật Phục sinh với hành động gieo hạt giống triệt để được mô tả trong Kinh thánh: “Cử chỉ cực kỳ, toàn diện và kiệt sức đó của người gieo hạt giống khiến tôi nghĩ đến Chúa Nhật Phục sinh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về sự tuôn đổ phước lành và vòng tay ôm ấp dành cho dân của ngài, một ngày trước khi ngài qua đời. Hành động cuối cùng của việc gieo hạt giống không biết mệt mỏi của ngài là công bố lòng thương xót của Chúa. Cảm ơn ngài, thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”

Khi kết thúc, Đức Hồng Y đã cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, được tôn kính tại Rome như “Salus Populi Romani,” đồng hành và bảo vệ Giáo hội.

 

http://vietcatholic.net/News/Html/295535.htm

HỢP TÁC MẬT NGHI: CÁC HỒNG Y, CHÚA THÁNH THẦN VÀ CHÍNH BẠN

 

Hợp tác Mật nghị: Các Hồng Y, Chúa Thánh Thần và chính Bạn

Vũ Văn An  28/Apr/2025

 


Nhà nguyện Sistine được chụp trong bức ảnh lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2013 này, khi công tác chuẩn bị cho mật nghị bầu Giáo hoàng Phanxicô bắt đầu. (Ảnh CNS/Paul Haring)

 

Các Hồng Y cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và họ cần Chúa Thánh Thần, vì họ là những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong việc lựa chọn ứng viên phù hợp.

Trên Catholic World Report Ngày 24 tháng 4 năm 2025 Tiến sĩ R. Jared Staudt cho rằng Mật nghị bầu tân giáo hoàng cần sự hợp tác của ba tác nhân: các Hồng Y, Chúa Thánh Thần và tất cả tín hữu chúng ta.

“Hãy để một người khác lãnh chức vụ của hắn.”

Thánh Phêrô, Giáo hoàng đầu tiên của chúng ta, đã trích dẫn Thánh vịnh 109:8 để các tông đồ sau khi Chúa Thăng thiên bổ nhiệm người kế nhiệm vị trí của Giuđa, kẻ phản bội (Công vụ 1:20). Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ thẩm quyền của Người, truyền lệnh cho họ làm phép rửa tội, cử hành Bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ Người, tha thứ tội lỗi, trừ tà và chữa lành.

Các sách Tin mừng không ghi lại bất cứ kế hoạch nào cho việc kế vị tông đồ, nhưng chúng ta biết từ cuộc bầu cử Mát-thia trong Công vụ 1, qua cách sử dụng cùng một lối bốc thăm để xác định chức vụ của các tư tế Do Thái, các tông đồ ngay lập tức đã lôi kéo những người khác vào thừa tác vụ của họ để duy trì nó cho đến khi Chúa Kitô tái lâm.

Khi chúng ta thương tiếc cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và phó thác linh hồn ngài cho Chúa, chúng ta cũng phải bắt đầu cầu nguyện cho một người kế nhiệm xứng đáng cho thừa tác vụ của Thánh Phêrô và Phaolô, các tông đồ chính, những người đã tử đạo tại Rôma và biến thành phố vĩnh cửu này thành trung tâm của Giáo Hội Công Giáo. Thánh I-rê-nê liệt kê các giáo hoàng đầu tiên trong tác phẩm vĩ đại của ngài, Against Heresies, được viết vào thế kỷ thứ 2, làm chứng cho sự kế vị không bị gián đoạn của các giám mục Rôma.

Tuy nhiên, việc bầu cử giáo hoàng đã phát triển trong hơn hai nghìn năm, chuyển từ một vấn đề địa phương thành một vấn đề có sự tham gia và hậu quả hoàn cầu. Mật nghị Giáo hoàng chưa đầy một nghìn năm tuổi, nhưng nó vẫn bảo tồn yếu tính của phương pháp ban đầu với sự tham gia mở rộng của Giáo hội hoàn vũ.

Lịch sử của Mật nghị bầu Giáo hoàng

Các giám mục trong thế giới cổ thời được bầu bởi các giáo sĩ địa phương, với những người dân chấp thuận hoặc không chấp thuận qua việc tung hô. Cuối cùng, điều này đã phát triển thành một nhóm các linh mục, được gọi là các kinh sĩ [canon], những người phục vụ tại nhà thờ chính tòa và đóng vai trò là người bầu giám mục. Đây cũng là cách vai trò của các Hồng Y xuất hiện ở Rôma, với các giáo sĩ chủ chốt của giáo phận Rôma và khu vực xung quanh—phó tế, linh mục và giám mục—thực hiện các vai trò quan trọng và tham gia vào cuộc bầu cử giáo hoàng.

Mãi đến thế kỷ 12, các giáo sĩ từ bên ngoài khu vực Rôma mới được bổ nhiệm làm Hồng Y Rôma, cuối cùng đã thu hút các giám mục quan trọng từ khắp châu Âu. Tuy nhiên, những Hồng Y này được bổ nhiệm vào các nhà thờ hiệu tòa (titular), duy trì phong tục bầu cử cổ xưa thông qua các giáo sĩ địa phương. Hầu như luôn luôn, các Hồng Y sẽ bầu một trong số họ làm giáo hoàng, với một vài ngoại lệ trong suốt lịch sử.

Từ “conclave”, có nghĩa là “có chìa khóa”, ám chỉ đến việc các Hồng Y cuối cùng phải bị nhốt lại với nhau để đưa ra quyết định kịp thời. Với một cơ phận cử tri quốc tế, các yếu tố chính trị chắc chắn sẽ tự làm sự hiện diện của chúng được cảm nhận. Thực thế, trong nhiều thế kỷ, các Hoàng đế La Mã (đóng tại Constantinople) đã chấp thuận việc bầu giáo hoàng, và sau này các Hoàng đế La Mã Thần thánh thường tỏ ý nguyện của họ một cách công khai với các cử tri (và đôi khi áp đặt một cách cưỡng bức).

Các Hồng Y thường đại diện cho lợi ích quốc gia và thậm chí có thể phủ quyết thay mặt cho quốc vương của họ để thực hiện một lần trong mỗi mật nghị, lần cuối cùng được sử dụng vào năm 1903 trong cuộc bầu cử Thánh Giáo hoàng Piô X (vị này sau đó đã bãi bỏ thông lệ này). Để cắt giảm các cuộc chạy chọt chính trị và sự chậm trễ, các Hồng Y sẽ bị nhốt trong một căn phòng (cuối cùng là Nhà nguyện Sistine) với lượng thức ăn hạn chế để đưa ra quyết định kịp thời mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Là người đứng đầu tinh thần của Kitô giáo, cuộc bầu cử Giáo hoàng mang lại những hậu quả to lớn về mặt giáo hội và chính trị cũng như những động lực lớn cho các ứng viên tiềm năng. Thật không may, các cuộc bầu cử tranh chấp và các chiến thuật gian lận thường xảy ra, đó là lý do tại sao các quy tắc nghiêm ngặt được xây dựng theo thời gian.

Sau một cuộc tranh luận, Công đồng Lateran năm 769 đã ra sắc lệnh rằng chỉ có các Hồng Y-linh mục và Hồng Y-phó tế mới được bầu làm giáo hoàng. Sắc lệnh năm 1059, In nomine Domini, của Đức Nicholas II đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong việc điều chỉnh việc tập hợp các Hồng Y tại Rôma và tập trung quyền lực của các Hồng Y-giám mục trong cuộc bầu cử. Sau thời kỳ gián đoạn dài nhất trong lịch sử Giáo hội, Chân phước Giáo hoàng Gregory X đã thành lập Mật nghị Hồng Y vào năm 1274, định hình lâu dài các thủ tục bầu cử (mặc dù có một số thay đổi vào cuối thế kỷ đó). Hội đồng Hồng Y nhỏ hơn nhiều vào thời điểm đó, dao động từ 7 đến 30 trong nhiều thế kỷ, cho đến khi dần dần tăng lên đến quy mô hiện tại là 120 cử tri (mặc dù hiện tại chúng ta có 135). Đức Phaolô VI đã khởi xướng một thay đổi lớn vào năm 1970 bằng cách cấm các Hồng Y trên 80 tuổi bỏ phiếu.

Mật nghị Hồng Y không phải là một bí tích; thậm chí nó không phải là một định chế thần linh. Lịch sử của nó tiêu biểu cho cách Chúa cai quản Giáo hội một cách gián tiếp, kêu gọi sự hợp tác của chúng ta. Chúa không trực tiếp bổ nhiệm các giám mục, bao gồm cả giáo hoàng, và các phương pháp của Giáo hội đã thay đổi qua nhiều thế kỷ, thích nghi vì cần thiết.

Đây là lý do tại sao sự hợp tác đúng đắn với ân sủng của Chúa lại quan trọng đến vậy, vì rất dễ rơi vào lối suy nghĩ thế tục, chủ nghĩa bè phái và tham vọng. Các Hồng Y cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và họ cần điều đó, vì họ là những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong việc lựa chọn ứng viên phù hợp. Nếu họ cởi mở với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và phân định đúng đắn, chúng ta có thể nói rằng Chúa hướng dẫn kết quả.

Tuy nhiên, chúng ta biết quá rõ từ lịch sử rằng điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Chúa luôn chỉ đạo và hành động thông qua Giáo hội của Người, và ngay cả khi những ứng viên không xứng đáng được bổ nhiệm, Người vẫn đảm bảo rằng mọi thứ đều hướng đến điều tốt đẹp bất chấp những thiếu sót của chính chúng ta.

Ngay cả khi chúng ta không được phép vào Mật nghị sau khi có lời mời "extra omnes [tất cả phải ra ngoài]" được công bố, chúng ta cũng có thể tham gia thông qua lời cầu nguyện, trở thành những người cộng tác trong quyết định quan trọng này. Các tín hữu thường tụ họp nhân dịp các mật nghị để bao quanh các Hồng Y bằng lời cầu nguyện của họ, và sự xuất hiện của giáo hoàng mới trên ban công tiếp tục vai trò cổ xưa của các tín hữu là tung hô để chấp thuận.

Cầu nguyện và sám hối thực sự có thể tạo ra tác động. Chúng ta nên thực hiện sám hối, cầu xin Chúa, trong lòng thương xót của Người, ban cho chúng ta một mục tử theo lòng Người. Một Giáo hội thánh thiện, trung thành với sứ mệnh của mình, đòi hỏi sự hợp tác rộng lượng của các nhà lãnh đạo và các tín đồ.

Bộ phim Conclave năm 2024 ra mắt đúng lúc để tận dụng sự mong đợi về cuộc bầu cử giáo hoàng dự kiến. Tuy nhiên, xét về việc hiểu bản chất của các mật nghị giáo hoàng, bộ phim đã thất bại.
Dòng chủ yếu của phim, "Giáo hội là những gì chúng ta làm tiếp theo", thể hiện một quan điểm trần tục về cách Giáo hội hoạt động.

"Giáo hội là những gì Chúa Kitô làm tiếp theo", chúng ta có thể nói như vậy để đáp lại, và chúng ta phải hợp tác với kế hoạch của Người. Phần này không được đảm bảo, vì Giáo hội luôn cần cải cách, một sự đổi mới nội tâm đòi hỏi sự phản hồi từ mọi người trong Giáo hội, cả giáo sĩ lẫn giáo dân. Những gì chúng ta làm tiếp theo có thể quyết định mức độ chúng ta cho phép Chúa Kitô hành động trong và thông qua chúng ta để thực hiện thánh ý của Người.
________________________________________

(*) Tiến sĩ R. Jared Staudt, là Giám đốc Nội dung cho Exodus 90 và là giảng viên cho bộ phận giáo dân của Chủng viện St. John Vianney. Ông là tác giả của Words Made Flesh: The Sacramental Mission of Catholic Education (CUA Press, 2024), How the Eucharist Can Save Civilization (TAN), Restoring Humanity: Essays on the Evangelization of Culture (Divine Providence Press) và The Beer Option (Angelico Press), cũng như là biên tập viên của Renewing Catholic Schools: How to Regain a Catholic Vision in a Secular Age (Catholic Education Press). Ông và vợ là Anne có sáu người con và ông là một hội viên dòng ba của dòng Biển Đức.

 

http://vietcatholic.net/News/Html/295536.htm

TÂN GIÁO HOÀNG, CÔNG ĐỒNG VATICAN II VÀ CẢI CÁCH ĐÚNG VÀ SAI

 

Tân Giáo hoàng, Công đồng Vatican II và Cải cách Đúng và Sai

Vũ Văn An  28/Apr/2025


 

Đức Thánh Cha Phaolô VI

 

John M. Grondelski, trên The Catholic Thing, Thứ Hai, ngày 28 tháng 4 năm 2025, cho rằng: Hãy mong đợi hạn từ “cải cách” được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ tạm quyền hiện tại của Giáo hội. Nhìn lại, sẽ có những cuộc tranh luận về những cải cách được mong đợi từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những gì ngài đã thực hiện hoặc không thực hiện, và liệu những hành động hoặc sự thiếu sót đó có thực sự là cải cách hay không. Nhìn về tương lai, cuộc tranh luận sẽ xoay quanh những “cải cách” nào được mong đợi từ vị giáo hoàng tiếp theo.

Một phần của cuộc tranh luận về “cải cách” sẽ tập trung vào Công đồng Vatican II và việc thực hiện đang diễn ra của công đồng này. Một điều chắc chắn là: bất kể giáo hoàng tiếp theo là ai – trừ khi ngài đã tám mươi tuổi – đối với ngài, Công đồng Vatican II sẽ là một sự kiện lịch sử, không khác gì Trent hay thậm chí là Nicaea. Và ngay cả Đức Phanxicô, người chắc chắn vẫn nhớ Công đồng, cũng đã không tham gia công đồng này.

Điều này khiến cho lịch sử xét lại nảy sinh xung quanh triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở nên khá sai lầm.

Có xu hướng gọi Đức Phanxicô là "nhà cải cách" vì "khởi động lại" "sự tiếp nhận" Công đồng, ngầm hiểu sau 35 năm trì hoãn do Đức Gioan Phaolô II và Đức Bê-nê-đic-tô XVI gây ra. Hãy nghĩ về điều đó: ĐHY Bergoglio, một người không tham gia Công đồng, được cho là hiểu rõ hơn một vị giáo hoàng từng là nghị phụ Công đồng và một vị giáo hoàng khác là chuyên gia lỗi lạc.

 

Chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt. Theo một nghĩa nào đó, mật nghị này sẽ định nghĩa cách chúng ta "hiểu" Công đồng Vatican II. Liệu đó có phải là một Công đồng phù hợp với lịch sử lâu dài của Giáo hội không? Hay sẽ có sự gián đoạn nào đó với lịch sử đó? Liệu Công đồng có được đọc theo những gì các Nghị phụ Công đồng thực sự đã viết (cho phép có sự mơ hồ trong một số đoạn văn)? Hay "một bóng ma đang ám ảnh mật nghị", bóng ma của Công đồng Vatican II, bằng cách nào đó, giống như rất nhiều sự phát xuất từ bóng tối, không tìm thấy điểm neo đậu trong những lời thực sự của Công đồng?

Sự chia rẽ này đã gây phiền nhiễu cho Giáo hội kể từ Công đồng. Nó đã tìm thấy biểu hiện gần đây nhất của nó trong sự tương phản của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô giữa "giải thích về tính liên tục" và "giải thích về sự đứt gãy" - hai cách hiểu rất khác nhau về Công đồng. Trong suốt cuộc đời của Đức Bê-nê-đic-tô, những người ủng hộ sự đứt gãy đã phần nào bị kìm hãm. Kể từ khi ngài qua đời, họ đã được thả lỏng.

Hồng Y Gerhard Müller, cựu tổng trưởng của Thánh bộ (nay là Bộ) Giáo lý Đức tin và là bête-noire (người đáng ghét) của triều đại giáo hoàng Phanxicô, đã nắm bắt được tình thế tiến thoái lưỡng nan này trong tiêu đề cuốn sách năm 2023 của ngài, Cải cách Đúng và Sai: Ý nghĩa của việc trở thành người Công Giáo. Müeller nói rằng cuộc khủng hoảng mà Giáo hội phải đối diện không phải là sự lựa chọn giữa hai con đường có giá trị ngang nhau và không quan tâm đến đạo đức để tiến về phía trước. Cuộc khủng hoảng mà giáo hội phải đối diện là cuộc cải cách đúng hay sai.

Cuộc khủng hoảng là: chúng ta bắt đầu từ đâu? Chúng ta có nhấn mạnh, như Giáo hội vẫn luôn làm, về tính trung tâm và chân lý của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời, mà lời dạy của Người vẫn là chuẩn mực cho Giáo hội trong mọi thời đại và mùa, và đâu là tiêu chuẩn để đánh giá những thời đại và nền văn hóa đó? Hay, như một số người tưởng tượng Công đồng Vatican II tin tưởng, chúng ta bắt đầu với thế giới hiện đại và tình hình cụ thể, hiện sinh của con người, điều chỉnh phản ứng của Giáo hội theo những cách sẽ "đồng hành" với thế giới? Như H. Richard Niebuhr đã hỏi một cách chính xác, Chúa Kitô đo lường văn hóa hay văn hóa đo lường Chúa Kitô?

 


Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

 

Khi ngài thực hiện một cuộc tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II tương lai đã tiên tri nhận xét tại một thời điểm rằng "chúng ta đang trong một cuộc chiến đấu sôi nổi vì phẩm giá của con người". Theo một nghĩa rất thực tế, đó cũng là câu hỏi mà mật nghị sẽ phải cân nhắc khi nghĩ về loại "Công đồng Vatican II" mà tân giáo hoàng nên thực hiện.

Đức Gioan Phaolô II tập trung rất nhiều vào con người vì ngài nhận thức sâu sắc về việc nhân phẩm và quyền con người đang bị xâm phạm như thế nào trong thế giới đương thời. Với sự tập trung đó, Đức Gioan Phaolô II rất phù hợp với sự chuyển hướng của tư tưởng hiện đại hướng tới chủ thể con người.

Nhưng Đức Gioan Phaolô II không bao giờ coi con người tách biệt với Thiên Chúa. Một văn bản từ Công đồng Vatican II mà ngài không bao giờ ngừng nhắc lại là Gaudium et spes 22: “Chúa Giêsu Kitô hoàn toàn mặc khải con người cho chính mình”. Chúng ta không biết con người là ai bằng cách xem xét con người trong thực tại tội lỗi cụ thể - và tan vỡ - của họ, mà là con người mà con người được giả thiết phải là (và có thể trở thành nhờ ân sủng), nhờ vào Đấng là Thiên Chúa thật và là con người thật. Nếu con người muốn biết toàn bộ sự thật về bản thân mình, họ phải đến với Chúa Kitô.

Đó cũng là thông điệp trong cuốn sách của Müeller: Vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong ý nghĩa của việc trở thành người Công Giáo. Theo phong cách điển hình của người Đức, Müeller đã khai thác triệt để mọi điểm của nền văn hóa hiện đại, nơi toàn bộ sự thật về Thiên Chúa-Con người bị tương đối hóa hoặc bị gạt ra ngoài lề, ngay cả khi những cạm bẫy bên ngoài được giữ lại để duy trì sự giả vờ của Ki-tô giáo.

 


Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI

 

Và chính những giả vờ đó, sẵn sàng dung túng cho những định kiến và thành kiến của Zeitgeist [tính khí thời đại], sau đó cố gắng đóng gói Đức tin thành những “cảm xúc” ấm áp và thoải mái về “Chúa Giêsu yêu thương”. Một Chúa Giêsu “hiểu” và không bao giờ đưa ra những đòi hỏi đạo đức đối với những người theo Người – đặc biệt là trong những lĩnh vực hàng ngày như hôn nhân và tình dục – ngoại trừ việc họ “yêu” bất cứ thứ gì mà mỗi người tưởng tượng là “tình yêu”. Và, nếu bạn có sự táo bạo khi cho rằng lời dạy của Chúa Kitô có nội dung thực tế và hơn cả khát vọng, thì “Bạn là ai mà phán xét?”

Đó là loại “Chúa Kitô” được che đậy – thực ra chỉ là sự phản chiếu chương trình nghị sự hiện tại của giới tinh hoa trí thức – ngụy trang dưới vỏ bọc “cải cách” thành “gặp gỡ” hoặc “đồng hành” với thế giới hiện đại. Và nhiệm vụ của các vị trong mật nghị là phân biệt cải cách đúng hay sai.

Việc chọn một vị giáo hoàng mà đối với ngài, Công đồng Vatican II sẽ chỉ là một sự kiện khác trong lịch sử Giáo hội mà ngài thừa hưởng đại diện cho một khoảnh khắc mới về mặt phẩm chất đối với ngôi vị giáo hoàng. Nó sẽ đại diện cho một giai đoạn mới trong cuộc chiến giành quyền tiếp nhận Công đồng, có lẽ không phải là giai đoạn hoàn toàn mang tính quyết định. Nhưng như Winston Churchill đã nói trong một bối cảnh khác, ít nhất thì nó có thể là “hồi kết của sự khởi đầu”.

Lưu ý: Hình ảnh Giáo hoàng được lấy từ Vatican.va

 

http://vietcatholic.net/News/Html/295527.htm

CARDINALS THANK ATTENDEES AND ORGANISERS OF POPE'S FUNERAL

 


The crowds in St Peter's Square for Pope Francis' funeral  (VATICAN MEDIA Divisione Foto)

 

Cardinals thank attendees and organisers of Pope’s funeral

The College of Cardinals expresses their gratitude to the religious and political leaders who attended the Pope’s funeral on Saturday, as well as the civil authorities who helped organise it.

By Vatican News

The College of Cardinals has thanked the heads of Churches and representatives of Islam, Judaism, and other religions who participated in Pope Francis' funeral on Saturday, as well as the heads of state and government delegations that attended.

Their presence, the Cardinals said in a press release from the Holy See, was “particularly appreciated," both as a "participation in the Church and the Holy See’s pain over the loss of the Pontiff” and as a "tribute to his unceasing commitment to faith, peace, and fraternity."

The Cardinals also thanked “the Italian authorities, the City of Rome, the security services, the Civil Defence, the media, and all the workers, including employees of the Holy See and the Governorate of the Vatican City State,” who, they said, had enabled the events to unfold “calmly and with order.”

The College of Cardinals ended their statement by thanking the young people who had participated in Mass for the Jubilee of Teenagers over the weekend, saying that they had shown the people of God “the face of a Church alive with the life of its Risen Lord.”

 


Mourners line the streets of Rome to bid farewell to Pope Francis   (VATICAN MEDIA Divisione Foto)

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2025-04/cardinals-thank-attendees-and-organisers-of-pope-funeral.html

CARDINAL BECCIU RENOUNCES PARTICIPATION IN UPCOMING CONCLAVE

 


Cardinal Angelo Becciu attended the Requiem Mass for Pope Francis on April 26  (ANSA)

 

Cardinal Becciu renounces participation in upcoming conclave

Cardinal Giovanni Angelo Becciu has announced he will obey the will of the late Pope Francis, renouncing his participation in the conclave to elect a new Pope, which begins on May 7.

By Vatican News

Italian Cardinal Giovanni Angelo Becciu released a statement on Tuesday, April 29, announcing that he will not participate in the conclave set to begin on May 7.

He noted that he has decided to obey the will of the late Pope Francis, though he maintained his innocence.

“Having at heart the good of the Church, which I have served and will continue to serve with faithfulness and love, and in order to contribute to the communion and serenity of the conclave, I have decided to obey—as I have always done—the will of Pope Francis not to enter the conclave, while remaining convinced of my innocence," read the statement.

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2025-04/cardinal-becciu-renounces-participation-conclave-2025.html

ĐỨC HỒNG Y BECCIU SẼ KHÔNG THAM DỰ MẬT NGHỊ BẦU GIÁO HOÀNG

 


ĐHY Angelo Becciu trong Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô  (ANSA)

 

Đức Hồng y Becciu sẽ không tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng

Đức Hồng y Giovanni Angelo Becciu đã tuyên bố rằng ngài sẽ tuân theo ý muốn của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, từ bỏ việc tham gia mật nghị bầu Giáo hoàng mới, bắt đầu vào ngày 7/5/2025

Vatican News

Đức Hồng y Giovanni Angelo Becciu, người Ý, đã đưa ra một tuyên bố vào thứ Ba, ngày 29/4/2025, tuyên bố rằng ngài sẽ không tham gia mật nghị bắt đầu vào ngày 7/5/2025.

Ngài lưu ý rằng ngài đã quyết định tuân theo ý muốn của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, mặc dù vẫn khẳng định mình vô tội.

Tuyên bố của Đức Hồng y nói rằng “Luôn nghĩ đến lợi ích của Giáo hội, nơi tôi đã và sẽ tiếp tục phục vụ với lòng trung thành và tình yêu, và để góp phần cho sự hiệp thông và thanh thản của Mật nghị, tôi đã quyết định vâng phục - như tôi vẫn luôn làm - ý muốn của Đức Giáo hoàng Phanxicô là không tham gia Mật nghị, trong khi vẫn tin chắc rằng mình vô tội".

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2025-04/duc-hong-y-becciu-khong-tham-du-mat-nghi-bau-giao-hoang.html

CARDINALS ANNOUNCE PRE-CONCLAVE MASS AT SIXTH GENERAL CONGREGATION

 


Cardinals announce pre-conclave Mass at sixth General Congregation

The College of Cardinals holds their sixth General Congregation on Tuesday morning, and announces the times of the votive Mass ahead of the conclave and the procession to enter the Sistine Chapel.

By Vatican News

During the sixth General Congregation held in the New Synod Hall on Tuesday morning, 183 Cardinals were present, including over 120 Cardinals electors. Around 20 Cardinals took the floor to speak.

They addressed themes related to the Church and the challenges it faces, offering reflections shaped by the perspectives of their continents and regions of origin, as well as the Church’s possible responses.

Two Cardinal electors will not attend the conclave due to health reasons. Separately, Cardinal Giovanni Angelo Becciu announced he will obey the will of Pope Francis and not take part in the conclave.

On Monday, the College of Cardinals decided to send a message to the world, expressing gratitude for the participation in recent events and for the support received over the past days, which was released on Tuesday.

The conclave will begin on May 7, following the same schedule as the previous one in 2013.

Cardinal Giovanni Battista Re, Dean of the College of Cardinals, will preside at the votive Mass for the Election of the Pope (Pro Eligendo Papa), which will be celebrated at 10:00 AM in St. Peter’s Basilica.

The conclave will officially begin at 4:30 PM with a prayer service in the Pauline Chapel. The Cardinal electors will pray the Litany of the Saints before entering in procession into the Sistine Chapel.

They will sing the Veni Creator and then make their solemn oath to faithfully fulfill the Munus Petrinum if they are elected Pope and to maintain absolute secrecy regarding the conclave.

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2025-04/sixth-general-congregation-cardinals-future-church.html

PHIÊN HỌP THỨ 5: CÁC HỒNG Y SUY TƯ VỀ GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG MỚI

 


Phiên họp thứ 5 của các Hồng y  (VATICAN MEDIA Divisione Foto)

 

Phiên họp thứ 5: Các Hồng y suy tư về Giáo hội và thế giới và những phẩm chất của Đức Giáo hoàng mới

Trong phiên họp chung ngày 28/4/2025, hơn 180 Hồng y hiện diện đã suy tư về Giáo hội và thế giới và những phẩm chất của Đức Giáo hoàng kế tiếp. Các ngài cũng bầu chọn 3 Hồng y tham gia Ủy ban giúp đỡ Hồng y Nhiếp chính trong việc điều hành thông thường.

Vatican News

Ông Matteo Bruni, giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết các Hồng y có cơ hội nói về Giáo hội, mối quan hệ của Giáo hội với thế giới, những thách thức nảy sinh và phẩm chất của Đức Giáo hoàng mới.

Một số chủ đề được thảo luận trong Phiên họp thứ 5 trong đó có việc loan báo Tin Mừng, mối quan hệ với các tôn giáo khác và vấn đề lạm dụng. Và trong suốt cuộc họp kéo dài từ 9 giờ đến 12 giờ 25 phút, đã có khoảng 20 ý kiến ​​được phát biểu. Như những ngày khác, các Hồng y chưa tuyên thệ đã tuyên thệ.

Bên cạnh việc quyết định rằng Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, các Hồng y rút thăm chọn 3 Hồng y để hỗ trợ Đức Hồng y Nhiếp chính Kevin Farrell trong việc quản lý các vấn đề thông thường để chuẩn bị cho Mật nghị. Đó là các Hồng y Luis Antonio Tagle, Dominique Mamberti và Reinhard Marx.

Phiên họp chung thứ 6 sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng ngày 29/4/2025 và sẽ bắt đầu bằng bài suy niệm đầu tiên trong hai bài suy niệm trước Mật nghị Hồng y, như đã được lên kế hoạch, được Cha Donato Ogliari, Viện phụ của đan viện Thánh Phaolô Ngoại thành, hướng dẫn.

Các buổi họp sẽ tiếp tục vào mỗi buổi sáng lúc 9 giờ cho đến hết ngày 6/5, trừ thứ Năm ngày 1/5 và Chúa Nhật ngày 4/5/2025.

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2025-04/phien-hop-thu-5-hong-y-suy-tu-giao-hoi-the-gioi-giao-hoang-moi.html