Các tôn giáo lớn lên tiếng ủng hộ thông điệp
”Laudato sí” cuả Đức Giáo Hoàng.
6/18/2015
6/18/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một lập trường mạnh mẽ về biến đổi
khí hậu trong thông điệp ”Laudato sí” về Môi Sinh. Ngay cả trước khi bản văn được
chính thức phát hành, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đã bày tỏ lập
trường ủng hộ của họ.
Các nhà lãnh đạo Tin Lành, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo đã tuyên bố là họ đứng về phía Đức Thánh Cha trong những hành động mạnh mẽ để giải quyết biến đổi khí hậu như sau:
Các nhà lãnh đạo Tin Lành, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo đã tuyên bố là họ đứng về phía Đức Thánh Cha trong những hành động mạnh mẽ để giải quyết biến đổi khí hậu như sau:
Giáo Hội Anh:
Tổng giám mục Canterbury Justin Welby đã ký một tuyên bố hôm thứ Tư cảnh báo về các "thách thức lớn" do biến đổi khí hậu và hứa sẽ cầu nguyện cho sự thành công của Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào cuối năm nay.
Tổng giám mục Canterbury Justin Welby đã ký một tuyên bố hôm thứ Tư cảnh báo về các "thách thức lớn" do biến đổi khí hậu và hứa sẽ cầu nguyện cho sự thành công của Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào cuối năm nay.
Do thái giáo:
Lấy cảm hứng từ Đức Giáo Hoàng, 333 giáo sĩ Do Thái giáo đã viết thư cho các giáo đoàn về biến đổi khí hậu. Một trong những tác giả, Rabbi Arthur Waskow, giải thích như sau vào ngày 06 Tháng Sáu:
"Liệu chúng ta có thể ngăn chặn các thảm họa về khí hậu trên toàn thế giới không? Liệu chúng ta có thể biến khoa học và sự khôn ngoan cuả đạo đức để hướng tới việc hình thành một thế giới có sự chia sẻ, được phong phú và bền vững không? - tôi có ý nói đây là một sinh thái xã hội công bằng (eco-social justice)"
Lấy cảm hứng từ Đức Giáo Hoàng, 333 giáo sĩ Do Thái giáo đã viết thư cho các giáo đoàn về biến đổi khí hậu. Một trong những tác giả, Rabbi Arthur Waskow, giải thích như sau vào ngày 06 Tháng Sáu:
"Liệu chúng ta có thể ngăn chặn các thảm họa về khí hậu trên toàn thế giới không? Liệu chúng ta có thể biến khoa học và sự khôn ngoan cuả đạo đức để hướng tới việc hình thành một thế giới có sự chia sẻ, được phong phú và bền vững không? - tôi có ý nói đây là một sinh thái xã hội công bằng (eco-social justice)"
Phật giáo Tây Tạng:
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết hôm thứ Tư rằng tất cả mọi người nên phấn đấu cho một "sự hiệp nhất của nhân loại" vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết hôm thứ Tư rằng tất cả mọi người nên phấn đấu cho một "sự hiệp nhất của nhân loại" vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh.
Hồi giáo:
Trong một tuyên bố với TIME, Imam Mohamed Magid của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ nói rằng nhân dịp tháng Ramadan, người Hồi giáo nên chú ý đến lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng:
"Tất cả các giáo dân cuả tất cả các tôn giáo có thể đến với nhau vì nguyên nhân này, vì khái niệm về việc quản lý trái đất là một niềm tin chung được (mọi tôn giáo) chia sẻ," ông nói. "Đánh giá đúng mức những phước lành cuả Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta là một giá trị mà tất cả chúng ta phải lo toan để thực hiện."
Trong một tuyên bố với TIME, Imam Mohamed Magid của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ nói rằng nhân dịp tháng Ramadan, người Hồi giáo nên chú ý đến lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng:
"Tất cả các giáo dân cuả tất cả các tôn giáo có thể đến với nhau vì nguyên nhân này, vì khái niệm về việc quản lý trái đất là một niềm tin chung được (mọi tôn giáo) chia sẻ," ông nói. "Đánh giá đúng mức những phước lành cuả Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta là một giá trị mà tất cả chúng ta phải lo toan để thực hiện."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét