Năm Mươi Năm Nhìn Lại Khả Năng
Tiên Tri của Thông Điệp Sự Sống Con Người
Vũ Văn An
02/Apr/2018
Một chủ đề được lặp đi lặp lại
trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là các thực tại của con người trổi
vượt hơn các trừu tượng của học thuật: "La realidad es superior a la idea”
(thực tại thắng vượt ý niệm). Câu nói đặc biệt của ngài về các mục tử có
"mùi chiên" là 1 phiên bản bình dân của câu châm ngôn này. Những lời
cảnh báo về "tính cứng rắn", "lời nói văn hoa rỗng tuếch",
và "bị mắc kẹt trong các ý tưởng thuần túy" thường xuất hiện trong
các trước tác của ngài, và trong cả các trước tác thuộc giới thân cận của ngài.
Điều đáng kể nhất là "các thực tại mà người ta phải đối diện với trong cuộc
sống hàng ngày", như Đức Hồng Y Blase Cupich đã đưa ra trong một bài phát
biểu tại Cambridge gần đây.
Việc chú ý đến "thực tại"
đặc biệt thích hợp khi chúng ta đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 50 một trong những
thông điệp nổi tiếng nhất và bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử Giáo Hội.
Cách đây 10 năm, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày công bố nó, tạp chí First
Things đã công bố một tiểu luận tựa là "Humanae Vitae Được Xác
Minh". Mary Eberstadt, tác giả bài báo, trích dẫn những bằng chứng đương
thời từ nhiều nguồn, bao gồm xã hội học, tâm lý học, lịch sử và văn học nữ giới
đương thời, để biện luận rằng:
“Bốn thập niên sau đó, không những các dự đoán riêng biệt của văn kiện đã được sức mạnh của thực nghiệm phê chuẩn, nhưng chúng còn được phê chuẩn một cách mà rất ít dự đoán khác được phê chuẩn: đến nỗi chính các tác giả của nó cũng không thể dự đoán được. Vì có những tín liệu vốn không hiện hữu khi văn kiện được viết ra, và nay được các học giả và nhiều người khác vốn không hề quan tâm đến giáo huấn của nó cung cấp, và thậm chí còn được cung cấp một cách vô tình, và theo nhiều cách khác nhau, bởi nhiều kẻ thù công khai và vênh váo của Giáo hội nữa”.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa một luận điểm giá trị luôn được mọi người ở khắp nơi lắng nghe. Cách nay 50 năm, nó đã không được lắng nghe, mười năm trước cũng không, thì cả ngày hôm nay nữa, nó cũng không được một số người lắng nghe. Cám dỗ được làm tình theo nhu cầu, không bị vướng vít bởi bất cứ cản trở nào, vốn là cơn cám dỗ tập thể mạnh mẽ nhất mà con người từng gặp phải. Đó là lý do tại sao, kể từ khi phát minh ra viên thuốc ngừa thai, sự phản đối chống lại luật lệ Kitô Giáo truyền thống đã trở nên dữ dội khôn nguôi, và tại sao rất nhiều người trong hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ muốn rằng quy luật này, giống nhiều quy luật khác, không nên đòi hỏi quá đáng. Khi chính các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô cũng phàn nàn khi nghe giáo lý này của Người về hôn nhân, thì những bài học này quả là "khó nhá" đối với con người ngày nay.
Nhưng lẫn lộn "khó" với "sai" là một sai lầm nền tảng. Nếu chúng ta thật sự nghiêng về phía thực tại, thì chỉ có một kết luận phải rút ra từ số lượng khổng lồ các bằng chứng thực nghiệm đang có ở ngoài kia. Đây là một kết luận rõ ràng như đã thấy cách đây mười năm, và nó sẽ như thế trong 10 năm tới, hoặc một trăm năm hay hai trăm năm nữa kể từ bây giờ. Nó đơn giản là như thế này: Văn kiện bị chế nhạo và hiểu lầm nhất trên thế giới trong nửa thế kỷ gần đây cũng là văn kiện có tính tiên tri và có tính giải thích nhất thời ta.
Chúng ta hãy để thần học, triết học, ý thức hệ, và những điều trừu tượng khác qua một bên, và chỉ dựa vào các thực tại mới mẻ để xác minh cho Humanae Vitae, từng thực tại một.
Ngừa thai làm gia tăng phá thai
Thực tại thực nghiệm đầu tiên là: Nếu chúng ta bỏ qua các ý định cá nhân và không lượng giá bất cứ điều gì ngoài các sự kiện không thể tranh cãi, thì điều rõ ràng như ban ngày là việc sử dụng gia tăng các biện pháp ngừa thai cũng đã làm gia tăng việc phá thai. Năm mươi năm trước đây, khi việc ngừa thai trở nên phổ biến, nhiều người có thiện chí trong việc bảo vệ việc ngừa thai cho rằng nó sẽ làm cho việc phá thai trở nên lỗi thời. Họ biện luận rằng việc kiểm soát sinh sản, nếu hữu hiệu, sẽ ngăn ngừa việc phá thai. Nhưng các ghi chép thống kê kể từ thập niên 1960 cho thấy thứ luận lý được nhiều người chủ trương này quả là sai lầm. Nhiều nghiên cứu phát xuất từ các khoa học xã hội trong nhiều thập niên qua đã giải thích điều mà túi khôn thế tục coi như một sự kiện lạ lùng. Thay vì ngăn cản việc phá thai và mang thai ngoài ý muốn, các hiệu quả của ngừa thai sau khi phát minh ra thuốc viên ngừa thai đã đi theo hướng khác: Tỷ lệ sử dụng thuốc ngừa thai, phá thai, và sinh con ngoài giá thú đã cùng một lúc nổ bùng chóng mặt.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Kinh Tế cách nay 22 năm, các nhà kinh tế George A. Akerlof, Janet L. Yellen, và Michael L. Katz đã tóm tắt những liên kết bất ngờ này:
“Trước cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ ít được tự do hơn, nhưng đàn ông được trông đợi nhận trách nhiệm lo phúc lợi cho họ. Ngày nay, phụ nữ được lựa chọn tự do hơn, nhưng đàn ông đã tự ban cho họ một lựa chọn tương tự. Người đàn ông bây giờ suy luận ‘Nếu cô ấy không sẵn sàng phá thai hoặc sử dụng biện pháp ngừa thai, thì tại sao tôi lại phải hy sinh bản thân để lập gia đình?’ Thành thử qua sự kiện biến việc sinh hạ một đứa trẻ thành sự lựa chọn của người mẹ, cuộc cách mạng tình dục đã biến hôn nhân và việc hỗ trợ đứa con trở thành một lựa chọn của người cha”.
Nói cách khác, ngừa thai dẫn đến nhiều vụ mang thai và phá thai hơn vì nó phá bỏ ý niệm cho rằng đàn ông có trách nhiệm ngang nhau trong những vụ mang thai ngoài ý muốn. Như các nhà kinh tế này giải thích, việc ngừa thai làm giảm đáng kể động cơ khiến đàn ông kết hôn - kể cả việc kết hôn với người bạn gái đang mang thai của họ. Trong trật tự mới sau khi có thuốc viên ngừa thai, việc mang thai trở thành trách nhiệm của người đàn bà - và nếu việc kiểm soát sinh đẻ "thất bại", thì đó không phải là vấn đề của đàn ông.
Và rồi còn có sự kiện này nữa: ngừa thai và phá thai được liên kết với nhau về phương diện pháp lý. Như Michael Pakaluk, cùng một số các học giả khác, gần đây đã chỉ rõ:
“Về phương diện luật học, hoa trái của ngừa thai chính là phá thai. Cho đến thập niên 1960, đạo luật Comstock, vốn có mặt ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, đặt việc bán các phương tiện ngừa thai ra ngoài vòng pháp luật, thậm chí đối với cả các cặp vợ chồng. Nhưng luật này bị đánh đổ vào năm 1965 bởi phán quyết Griswold đầy tai tiếng của Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên đến năm 1973 - chỉ tám năm sau đó - Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe v. Wade đã dựa vào quyền ngừa thai để suy diễn ra quyền phá thai”.
Nói cách khác: Lý luận pháp lý biện minh cho tự do ngừa thai đã được sử dụng để biện minh cho tự do phá thai - một liên kết đã đánh đổ chủ trương cho rằng giữa hai quyền này, phải có một đường phân ranh rõ ràng và dứt khoát. Hoặc, ta có thể nói, tự do ngừa thai mà thôi không đủ. Người ta cần một thứ tự do nữa để kết liễu một sản phẩm của việc ngừa thai khi nó thất bại. Lịch sử vốn liên kết các điểm này. Việc thúc đẩy nhằm nới lỏng các luật lệ phá thai ở các quốc gia trên thế giới đã không bắt đầu cho tới những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, khi các thiết bị kiểm soát sinh đẻ được đưa vào lưu hành rộng rãi hơn. Và các tiểu bang của Hoa Kỳ đã chỉ bắt đầu nới lỏng các luật lệ phá thai khi có sự chấp thuận của Liên Bang đối với thuốc viên ngừa thai vào năm 1960. Roe v. Wade đến sau thuốc viên ngừa thai, chứ không đến trước. Như một sự kiện lịch sử, việc sử dụng ồ ạt các biện pháp ngừa thai đã gia tăng con số các đơn xin phá thai.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo năm 2015, nhà nghiên cứu Scott Lloyd cũng đã kết luận rằng việc ngừa thai đã dẫn đến phá thai - dĩ nhiên, không nhất thiết trong các trường hợp cá nhân, nhưng liên tục và đáng tin cậy như những hiện tượng đi đôi với nhau về phương diện xã hội: "Vì nguy cơ thấp được nhận thức nơi các biện pháp ngừa thai giúp người ta dễ gặp gỡ và có các mối liên hệ tình dục hơn, nên nó đưa đến các trường hợp mang thai trong các tình huống người đàn bà chưa cảm thấy sẵn sàng để mang thai".
Xem xét hồ sơ, ta thấy người ta đã quá dễ dàng và khoan dung quá độ đối với thế hệ hậu chiến vốn cổ vũ ngừa thai. Lúc đó, ai có thể đoán trước được rằng việc ngừa thai sẽ dẫn đến phá thai ở quy mô chưa từng thấy? Phải chăng sự phản đối ầm ĩ đối với Humanae Vitae đáng lẽ đã giảm đi rất nhiều nếu tất cả những người phê bình lúc đó biết đến những gì sổ sách hiện nay trình bày? Há một số người Công Giáo bất đồng - và nhiều người khác - từng công khai chỉ trích Giáo hội, đã không hành động khác đi nếu họ nhận ra rằng việc áp dụng biện pháp ngừa thai sẽ mở đường cho nhiều vụ phá thai hơn hay sao? Khi nhìn lại, rõ ràng "việc hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức", một việc từng được Humanae Vitae tiên đoán, sẽ dẫn tới chỗ coi thường không những phụ nữ, mà cả các bào thai nhân bản nữa.
Thực tại từ năm 1968 đã khiến người ta không thể giả bộ mà cho rằng ngừa thai không đóng một vai trò quyết định nào trong đại nạn phá thai. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gọi việc phá thai là "một tội lỗi rất nghiêm trọng" và là một "tội ác ghê gớm". Sự bào chữa việc kiểm soát sinh đẻ trước đây, coi nó như một phương thức thay thế cho phá thai, đã bị bác bỏ bởi các sự kiện. Thực tại chứng tỏ nó là một động lực làm gia tăng việc phá thai đã được thời gian xác minh.
Người Thệ Phản càng ngày càng ủng hộ Humanae Vitae
Một phần vì năm mươi năm kinh nghiệm đã xác minh thực tại thứ nhất, nên thực tại thứ hai đã trở nên hiển nhiên. Người ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo - đáng chú ý nhất, mặc dù không phải là duy nhất, một số người Thệ Phản hàng đầu - đã tiến đến chỗ nhìn Humanae Vitae dưới một ánh sáng mới và thuận lợi hơn.
Vốn là một trong những câu chuyện tôn giáo ít được tường thuật nhất thời ta, xu hướng tiềm ẩn này rất có thể sẽ lên hình tượng lại cho Kitô giáo, thay thế sự chia rẽ về việc kiểm soát sinh sản bằng một sự hợp nhất mới mẻ. Ngày nay, quan sát các đại họa của cuộc cách mạng tình dục, ngày càng có nhiều tiếng nói của Thệ Phản hơn đặt nghi vấn về sự thiếu quan tâm trong quá khứ đối với việc ngừa thai. Việc xét lại này chưa phải là quan điểm đa số, thế nhưng, đây là bằng chứng và nghị lực tinh thần mà bất cứ quan điểm thiểu số nào cũng cần phải có để giành được quan điểm của những người khác. Ta hãy xem xét các điển hình sau đây trong 10 năm qua.
Evan Lenow, giáo sư tại Trường Cao đẳng Thần học Báptít miền Tây Nam Hoa Kỳ, chẳng hạn, viết rằng:
“Nhiều người Thệ Phản đã tự làm hại mình bằng cách làm ngơ câu khẳng định đáng kể của Humanae Vitae về nhân học và tính dục con người... Người Thệ Phản sẽ được phục vụ tốt hơn khi nghiên cứu thông điệp của Đức Phaolô VI và lưu ý các lời cảnh báo của nó”.
R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptít Miền Nam, viết:
“Nhiều người Thệ Phản đang tham gia cuộc thảo luận về kiểm soát sinh sản và ý nghĩa của nó. Người Thệ Phản đến trễ với vấn đề phá thai, và chúng ta đã đến trễ với vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng hôm nay, chúng ta có mặt ở đây”.
Jellell Paris, nhà nhân chủng học, trường Cao Đẳng Messiah, thì cho rằng:
“Đối với người Thệ Phản, chủ trương chống ngừa thai không bị xem là của riêng một mình Công Giáo Rôma nữa, như trong quá khứ”.
Julie Roys, tác giả và blogger Thệ Phản, viết:
“Bất cứ khi nào các biến cố hiện thời đụng đến các vấn đề về sự sống, các người Thệ Phản như tôi ngày càng trở nên không thoải mái đối với nền văn hoá ngừa thai. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có nhiều điểm chung với người Công Giáo, là những người tôn trọng sự sống, hơn là với các nhà duy nữ triệt để chuyên tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trên hết mọi điều khác”.
Còn tờ New York Times, thì năm 2012, đặt tiêu đề: "Nhiều Người Thệ Phản Phản Đối Việc Kiểm Soát Sinh Đẻ".
Những suy nghĩ lại của những người Thệ Phản và những người không Công Giáo khác đã quay về với truyền thống Kitô Giáo hơn là xa rời nó. Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, kể cả của Thệ Phản, đã theo một con đường xuyên suốt, không gián đoạn qua nhiều thế kỷ. Mãi đến khi Hiệp thông Anh Giáo, tại Hội Nghị Lambeth năm 1930, đưa ra ngoại lệ đầu tiên đối với lệnh cấm này, người Công Giáo và người Thệ Phản mới phân rẽ về giáo huấn luân lý này. Nghị quyết 15 nổi tiếng chỉ nhắm các cặp vợ chồng mà thôi, và trong những trường hợp được mô tả một cách thận trọng; nhưng nó đã mở cửa cho việc ngừa thai để chiều lòng người. Ngôn từ của nó rất xứng hợp với ngôn từ của các người tự nhận là “cải cách” Công Giáo hiện nay:
“Trong những trường hợp cảm thấy rõ ràng có nghĩa vụ luân lý phải hạn chế hoặc tránh làm cha mẹ, và nếu có lý do vững vàng về luân lý để tránh tiết dục hoàn toàn, Hội Nghị nhất trí rằng các phương pháp khác có thể được sử dụng, miễn là việc này được thực hiện dưới sự soi sáng của cùng các nguyên tắc Kitô giáo”.
Lúc đó cũng như bây giờ, những người Thệ Phản nào không thoải mái với việc từ bỏ giáo huấn truyền thống đã quay qua chấp nhận thẩm quyền của Rôma. Charles Gore, giám mục của Oxford, đã phản đối Nghị quyết 15. Ông có "nhiều lý do để tin rằng trong trường hợp ngăn ngừa sinh đẻ, 'truyền thống rất mạnh mẽ trong Giáo Hội Công Giáo' là đúng, và có sự phê chuẩn của Thiên Chúa." Việc chuyển hướng của một số người Thệ Phản về phía Humanae Vitae hiện nay là một phần của lời tuyên bố ngầm muốn nói rằng, nhìn lui, phía của giám mục Oxford chắc chắn là hướng đúng.
Ở Châu Phi, cả người Thệ Phản lẫn người Công Giáo đều nghiêng về phía duy truyền thống trong giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở đây cũng như ở những nơi khác trong lịch sử, câu châm ngôn của nhà xã hội học Laurence R. Iannaccone vẫn đúng: "Các giáo hội nghiêm ngặt thì mạnh mẽ" - và do đó, các giáo hội lỏng lẻo thì yếu ớt. Chính ở Phi Châu có đầu óc trọng truyền thống mà Kitô giáo đã phát triển một cách nổ bùng trong những năm tiếp theo sau Humanae Vitae - trái với các quốc gia mà các nhà lãnh đạo Kitô hữu đã cố gắng, và vẫn còn đang cố gắng hết sức để thay đổi các quy tắc hiện hành.
Như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã nói trong một tường trình cách đây vài năm, "người Châu Phi là những người chống ngừa thai nhiều nhất về phương diện luân lý". Số người đáng kể ở Kenya, Uganda, và các quốc gia vùng hạ Sahara khác - cả Công Giáo lẫn không Công Giáo - đồng ý với câu tuyên bố cho rằng sử dụng biện pháp ngừa thai là "điều không thể chấp nhận được về mặt luân lý"; ở Ghana và Nigeria, con số này chiếm đến một nửa dân số. Bất chấp nhiều thập niên nhồi sọ của thế tục, nhiều người ở Châu Phi đã chống lại nỗ lực của phe cải cách trong việc đưa họ đứng chung hàng với chương trình tình dục của phương Tây thế tục - tất nhiên, chương trình này bao gồm việc giảm dân số châu Phi.
Sinh ra ở Nigeria, Obianuju Ekeocha, tác giả cuốn sách mới Mục Tiêu Châu Phi: Chủ Nghĩa Tân Thực Dân Ý Thức Hệ của Thế Kỷ XXI, đã viết một lá thư ngỏ gửi Melinda Gates, người có quỹ đã dành nhiều tài nguyên đáng kể để quảng bá việc kiểm soát sinh đẻ nơi người châu Phi: "Tôi thấy 4.6 tỷ đôla này chỉ mua khốn khổ cho chúng tôi. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những ông chồng không chung thủy. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những đường phố không có tiếng líu lo ngây thơ vô tội của trẻ em. . . . Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi việc nghỉ hưu mà không có sự chăm sóc dịu dàng yêu thương của con cái chúng tôi".
Người châu Phi không phải là những người duy nhất bị dụ chấp nhận thế giới quan ngừa thai. Họ cũng không phải là những người duy nhất bị dụ để tin rằng thế giới sẽ tốt hơn khi có ít người sống trong đó. Một người Ấn Độ nổi tiếng cũng từng nói rằng "Thật là vô ích khi hy vọng rằng việc sử dụng các biện pháp ngừa thai sẽ được hạn chế vào việc điều hòa sinh sản mà thôi. Người ta chỉ hy vọng có được một đời sống xứng đáng bao lâu hành vi tính dục có liên hệ dứt khoát với việc thụ thai sự sống qúy giá”. Tác giả của câu này không phải là Elizabeth Anscombe, người mà tiểu luận nổi tiếng năm 1972 "Ngừa Thai và Trinh Khiết" đã bênh vực Humanae Vitae với cùng một luận lý học. Nhưng là Mahatma Gandhi - một người không Công Giáo nữa khẳng định lý chứng đứng đằng sau giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở một chỗ khác, ông giải thích: "Tôi thúc giục những người cổ vũ các phương pháp (ngừa thai) nhân tạo lưu ý tới hậu quả của nó. Bất cứ việc sử dụng rộng rãi các phương pháp nào cũng có thể sẽ dẫn đến việc triệt tiêu mối liên hệ hôn nhân và tự do yêu đương”.
Cũng có lý do hợp lý để sợ rằng "các cơ quan công quyền" có thể "áp đặt" các kỹ thuật này lên công dân - như Humanae Vitae từng cảnh cáo. Dĩ nhiên, điều này đã xảy ra ở Trung Hoa, với chính sách "một con" kéo dài khá lâu và rất dã man, trong đó, rất nhiều vụ phá thai bắt buộc và triệt sản miễn cưỡng đã diễn ra. Một thứ cưỡng chế nhẹ nhàng hơn đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác, nơi người ta đã đưa ra nhiều nỗ lực nhằm liên kết các thành quả mong muốn với việc kiểm soát sinh đẻ bắt buộc. Chẳng hạn, trong thập niên 90 và những năm sau đó, một số thẩm phán Mỹ đã ủng hộ việc buộc cấy thuốc ngừa thai dài hạn vào các phụ nữ bị kết án về tội phạm. Một cưỡng chế tiềm ẩn như thế đã gây ra những lời chỉ trích của Hiệp Hội Các Quyền Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ, và của nhiều tổ chức khác. Hiệp Hội này giải thích: "Các nỗ lực gần đây nhằm cưỡng bức phụ nữ sử dụng Norplant đã nói lên việc trở về với kỷ nguyên phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh lộ liễu”.
Kỳ sau: Ngừa Thai hạ phẩm giá phụ nữ
“Bốn thập niên sau đó, không những các dự đoán riêng biệt của văn kiện đã được sức mạnh của thực nghiệm phê chuẩn, nhưng chúng còn được phê chuẩn một cách mà rất ít dự đoán khác được phê chuẩn: đến nỗi chính các tác giả của nó cũng không thể dự đoán được. Vì có những tín liệu vốn không hiện hữu khi văn kiện được viết ra, và nay được các học giả và nhiều người khác vốn không hề quan tâm đến giáo huấn của nó cung cấp, và thậm chí còn được cung cấp một cách vô tình, và theo nhiều cách khác nhau, bởi nhiều kẻ thù công khai và vênh váo của Giáo hội nữa”.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa một luận điểm giá trị luôn được mọi người ở khắp nơi lắng nghe. Cách nay 50 năm, nó đã không được lắng nghe, mười năm trước cũng không, thì cả ngày hôm nay nữa, nó cũng không được một số người lắng nghe. Cám dỗ được làm tình theo nhu cầu, không bị vướng vít bởi bất cứ cản trở nào, vốn là cơn cám dỗ tập thể mạnh mẽ nhất mà con người từng gặp phải. Đó là lý do tại sao, kể từ khi phát minh ra viên thuốc ngừa thai, sự phản đối chống lại luật lệ Kitô Giáo truyền thống đã trở nên dữ dội khôn nguôi, và tại sao rất nhiều người trong hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ muốn rằng quy luật này, giống nhiều quy luật khác, không nên đòi hỏi quá đáng. Khi chính các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô cũng phàn nàn khi nghe giáo lý này của Người về hôn nhân, thì những bài học này quả là "khó nhá" đối với con người ngày nay.
Nhưng lẫn lộn "khó" với "sai" là một sai lầm nền tảng. Nếu chúng ta thật sự nghiêng về phía thực tại, thì chỉ có một kết luận phải rút ra từ số lượng khổng lồ các bằng chứng thực nghiệm đang có ở ngoài kia. Đây là một kết luận rõ ràng như đã thấy cách đây mười năm, và nó sẽ như thế trong 10 năm tới, hoặc một trăm năm hay hai trăm năm nữa kể từ bây giờ. Nó đơn giản là như thế này: Văn kiện bị chế nhạo và hiểu lầm nhất trên thế giới trong nửa thế kỷ gần đây cũng là văn kiện có tính tiên tri và có tính giải thích nhất thời ta.
Chúng ta hãy để thần học, triết học, ý thức hệ, và những điều trừu tượng khác qua một bên, và chỉ dựa vào các thực tại mới mẻ để xác minh cho Humanae Vitae, từng thực tại một.
Ngừa thai làm gia tăng phá thai
Thực tại thực nghiệm đầu tiên là: Nếu chúng ta bỏ qua các ý định cá nhân và không lượng giá bất cứ điều gì ngoài các sự kiện không thể tranh cãi, thì điều rõ ràng như ban ngày là việc sử dụng gia tăng các biện pháp ngừa thai cũng đã làm gia tăng việc phá thai. Năm mươi năm trước đây, khi việc ngừa thai trở nên phổ biến, nhiều người có thiện chí trong việc bảo vệ việc ngừa thai cho rằng nó sẽ làm cho việc phá thai trở nên lỗi thời. Họ biện luận rằng việc kiểm soát sinh sản, nếu hữu hiệu, sẽ ngăn ngừa việc phá thai. Nhưng các ghi chép thống kê kể từ thập niên 1960 cho thấy thứ luận lý được nhiều người chủ trương này quả là sai lầm. Nhiều nghiên cứu phát xuất từ các khoa học xã hội trong nhiều thập niên qua đã giải thích điều mà túi khôn thế tục coi như một sự kiện lạ lùng. Thay vì ngăn cản việc phá thai và mang thai ngoài ý muốn, các hiệu quả của ngừa thai sau khi phát minh ra thuốc viên ngừa thai đã đi theo hướng khác: Tỷ lệ sử dụng thuốc ngừa thai, phá thai, và sinh con ngoài giá thú đã cùng một lúc nổ bùng chóng mặt.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Kinh Tế cách nay 22 năm, các nhà kinh tế George A. Akerlof, Janet L. Yellen, và Michael L. Katz đã tóm tắt những liên kết bất ngờ này:
“Trước cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ ít được tự do hơn, nhưng đàn ông được trông đợi nhận trách nhiệm lo phúc lợi cho họ. Ngày nay, phụ nữ được lựa chọn tự do hơn, nhưng đàn ông đã tự ban cho họ một lựa chọn tương tự. Người đàn ông bây giờ suy luận ‘Nếu cô ấy không sẵn sàng phá thai hoặc sử dụng biện pháp ngừa thai, thì tại sao tôi lại phải hy sinh bản thân để lập gia đình?’ Thành thử qua sự kiện biến việc sinh hạ một đứa trẻ thành sự lựa chọn của người mẹ, cuộc cách mạng tình dục đã biến hôn nhân và việc hỗ trợ đứa con trở thành một lựa chọn của người cha”.
Nói cách khác, ngừa thai dẫn đến nhiều vụ mang thai và phá thai hơn vì nó phá bỏ ý niệm cho rằng đàn ông có trách nhiệm ngang nhau trong những vụ mang thai ngoài ý muốn. Như các nhà kinh tế này giải thích, việc ngừa thai làm giảm đáng kể động cơ khiến đàn ông kết hôn - kể cả việc kết hôn với người bạn gái đang mang thai của họ. Trong trật tự mới sau khi có thuốc viên ngừa thai, việc mang thai trở thành trách nhiệm của người đàn bà - và nếu việc kiểm soát sinh đẻ "thất bại", thì đó không phải là vấn đề của đàn ông.
Và rồi còn có sự kiện này nữa: ngừa thai và phá thai được liên kết với nhau về phương diện pháp lý. Như Michael Pakaluk, cùng một số các học giả khác, gần đây đã chỉ rõ:
“Về phương diện luật học, hoa trái của ngừa thai chính là phá thai. Cho đến thập niên 1960, đạo luật Comstock, vốn có mặt ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, đặt việc bán các phương tiện ngừa thai ra ngoài vòng pháp luật, thậm chí đối với cả các cặp vợ chồng. Nhưng luật này bị đánh đổ vào năm 1965 bởi phán quyết Griswold đầy tai tiếng của Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên đến năm 1973 - chỉ tám năm sau đó - Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe v. Wade đã dựa vào quyền ngừa thai để suy diễn ra quyền phá thai”.
Nói cách khác: Lý luận pháp lý biện minh cho tự do ngừa thai đã được sử dụng để biện minh cho tự do phá thai - một liên kết đã đánh đổ chủ trương cho rằng giữa hai quyền này, phải có một đường phân ranh rõ ràng và dứt khoát. Hoặc, ta có thể nói, tự do ngừa thai mà thôi không đủ. Người ta cần một thứ tự do nữa để kết liễu một sản phẩm của việc ngừa thai khi nó thất bại. Lịch sử vốn liên kết các điểm này. Việc thúc đẩy nhằm nới lỏng các luật lệ phá thai ở các quốc gia trên thế giới đã không bắt đầu cho tới những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, khi các thiết bị kiểm soát sinh đẻ được đưa vào lưu hành rộng rãi hơn. Và các tiểu bang của Hoa Kỳ đã chỉ bắt đầu nới lỏng các luật lệ phá thai khi có sự chấp thuận của Liên Bang đối với thuốc viên ngừa thai vào năm 1960. Roe v. Wade đến sau thuốc viên ngừa thai, chứ không đến trước. Như một sự kiện lịch sử, việc sử dụng ồ ạt các biện pháp ngừa thai đã gia tăng con số các đơn xin phá thai.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo năm 2015, nhà nghiên cứu Scott Lloyd cũng đã kết luận rằng việc ngừa thai đã dẫn đến phá thai - dĩ nhiên, không nhất thiết trong các trường hợp cá nhân, nhưng liên tục và đáng tin cậy như những hiện tượng đi đôi với nhau về phương diện xã hội: "Vì nguy cơ thấp được nhận thức nơi các biện pháp ngừa thai giúp người ta dễ gặp gỡ và có các mối liên hệ tình dục hơn, nên nó đưa đến các trường hợp mang thai trong các tình huống người đàn bà chưa cảm thấy sẵn sàng để mang thai".
Xem xét hồ sơ, ta thấy người ta đã quá dễ dàng và khoan dung quá độ đối với thế hệ hậu chiến vốn cổ vũ ngừa thai. Lúc đó, ai có thể đoán trước được rằng việc ngừa thai sẽ dẫn đến phá thai ở quy mô chưa từng thấy? Phải chăng sự phản đối ầm ĩ đối với Humanae Vitae đáng lẽ đã giảm đi rất nhiều nếu tất cả những người phê bình lúc đó biết đến những gì sổ sách hiện nay trình bày? Há một số người Công Giáo bất đồng - và nhiều người khác - từng công khai chỉ trích Giáo hội, đã không hành động khác đi nếu họ nhận ra rằng việc áp dụng biện pháp ngừa thai sẽ mở đường cho nhiều vụ phá thai hơn hay sao? Khi nhìn lại, rõ ràng "việc hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức", một việc từng được Humanae Vitae tiên đoán, sẽ dẫn tới chỗ coi thường không những phụ nữ, mà cả các bào thai nhân bản nữa.
Thực tại từ năm 1968 đã khiến người ta không thể giả bộ mà cho rằng ngừa thai không đóng một vai trò quyết định nào trong đại nạn phá thai. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gọi việc phá thai là "một tội lỗi rất nghiêm trọng" và là một "tội ác ghê gớm". Sự bào chữa việc kiểm soát sinh đẻ trước đây, coi nó như một phương thức thay thế cho phá thai, đã bị bác bỏ bởi các sự kiện. Thực tại chứng tỏ nó là một động lực làm gia tăng việc phá thai đã được thời gian xác minh.
Người Thệ Phản càng ngày càng ủng hộ Humanae Vitae
Một phần vì năm mươi năm kinh nghiệm đã xác minh thực tại thứ nhất, nên thực tại thứ hai đã trở nên hiển nhiên. Người ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo - đáng chú ý nhất, mặc dù không phải là duy nhất, một số người Thệ Phản hàng đầu - đã tiến đến chỗ nhìn Humanae Vitae dưới một ánh sáng mới và thuận lợi hơn.
Vốn là một trong những câu chuyện tôn giáo ít được tường thuật nhất thời ta, xu hướng tiềm ẩn này rất có thể sẽ lên hình tượng lại cho Kitô giáo, thay thế sự chia rẽ về việc kiểm soát sinh sản bằng một sự hợp nhất mới mẻ. Ngày nay, quan sát các đại họa của cuộc cách mạng tình dục, ngày càng có nhiều tiếng nói của Thệ Phản hơn đặt nghi vấn về sự thiếu quan tâm trong quá khứ đối với việc ngừa thai. Việc xét lại này chưa phải là quan điểm đa số, thế nhưng, đây là bằng chứng và nghị lực tinh thần mà bất cứ quan điểm thiểu số nào cũng cần phải có để giành được quan điểm của những người khác. Ta hãy xem xét các điển hình sau đây trong 10 năm qua.
Evan Lenow, giáo sư tại Trường Cao đẳng Thần học Báptít miền Tây Nam Hoa Kỳ, chẳng hạn, viết rằng:
“Nhiều người Thệ Phản đã tự làm hại mình bằng cách làm ngơ câu khẳng định đáng kể của Humanae Vitae về nhân học và tính dục con người... Người Thệ Phản sẽ được phục vụ tốt hơn khi nghiên cứu thông điệp của Đức Phaolô VI và lưu ý các lời cảnh báo của nó”.
R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptít Miền Nam, viết:
“Nhiều người Thệ Phản đang tham gia cuộc thảo luận về kiểm soát sinh sản và ý nghĩa của nó. Người Thệ Phản đến trễ với vấn đề phá thai, và chúng ta đã đến trễ với vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng hôm nay, chúng ta có mặt ở đây”.
Jellell Paris, nhà nhân chủng học, trường Cao Đẳng Messiah, thì cho rằng:
“Đối với người Thệ Phản, chủ trương chống ngừa thai không bị xem là của riêng một mình Công Giáo Rôma nữa, như trong quá khứ”.
Julie Roys, tác giả và blogger Thệ Phản, viết:
“Bất cứ khi nào các biến cố hiện thời đụng đến các vấn đề về sự sống, các người Thệ Phản như tôi ngày càng trở nên không thoải mái đối với nền văn hoá ngừa thai. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có nhiều điểm chung với người Công Giáo, là những người tôn trọng sự sống, hơn là với các nhà duy nữ triệt để chuyên tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trên hết mọi điều khác”.
Còn tờ New York Times, thì năm 2012, đặt tiêu đề: "Nhiều Người Thệ Phản Phản Đối Việc Kiểm Soát Sinh Đẻ".
Những suy nghĩ lại của những người Thệ Phản và những người không Công Giáo khác đã quay về với truyền thống Kitô Giáo hơn là xa rời nó. Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, kể cả của Thệ Phản, đã theo một con đường xuyên suốt, không gián đoạn qua nhiều thế kỷ. Mãi đến khi Hiệp thông Anh Giáo, tại Hội Nghị Lambeth năm 1930, đưa ra ngoại lệ đầu tiên đối với lệnh cấm này, người Công Giáo và người Thệ Phản mới phân rẽ về giáo huấn luân lý này. Nghị quyết 15 nổi tiếng chỉ nhắm các cặp vợ chồng mà thôi, và trong những trường hợp được mô tả một cách thận trọng; nhưng nó đã mở cửa cho việc ngừa thai để chiều lòng người. Ngôn từ của nó rất xứng hợp với ngôn từ của các người tự nhận là “cải cách” Công Giáo hiện nay:
“Trong những trường hợp cảm thấy rõ ràng có nghĩa vụ luân lý phải hạn chế hoặc tránh làm cha mẹ, và nếu có lý do vững vàng về luân lý để tránh tiết dục hoàn toàn, Hội Nghị nhất trí rằng các phương pháp khác có thể được sử dụng, miễn là việc này được thực hiện dưới sự soi sáng của cùng các nguyên tắc Kitô giáo”.
Lúc đó cũng như bây giờ, những người Thệ Phản nào không thoải mái với việc từ bỏ giáo huấn truyền thống đã quay qua chấp nhận thẩm quyền của Rôma. Charles Gore, giám mục của Oxford, đã phản đối Nghị quyết 15. Ông có "nhiều lý do để tin rằng trong trường hợp ngăn ngừa sinh đẻ, 'truyền thống rất mạnh mẽ trong Giáo Hội Công Giáo' là đúng, và có sự phê chuẩn của Thiên Chúa." Việc chuyển hướng của một số người Thệ Phản về phía Humanae Vitae hiện nay là một phần của lời tuyên bố ngầm muốn nói rằng, nhìn lui, phía của giám mục Oxford chắc chắn là hướng đúng.
Ở Châu Phi, cả người Thệ Phản lẫn người Công Giáo đều nghiêng về phía duy truyền thống trong giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở đây cũng như ở những nơi khác trong lịch sử, câu châm ngôn của nhà xã hội học Laurence R. Iannaccone vẫn đúng: "Các giáo hội nghiêm ngặt thì mạnh mẽ" - và do đó, các giáo hội lỏng lẻo thì yếu ớt. Chính ở Phi Châu có đầu óc trọng truyền thống mà Kitô giáo đã phát triển một cách nổ bùng trong những năm tiếp theo sau Humanae Vitae - trái với các quốc gia mà các nhà lãnh đạo Kitô hữu đã cố gắng, và vẫn còn đang cố gắng hết sức để thay đổi các quy tắc hiện hành.
Như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã nói trong một tường trình cách đây vài năm, "người Châu Phi là những người chống ngừa thai nhiều nhất về phương diện luân lý". Số người đáng kể ở Kenya, Uganda, và các quốc gia vùng hạ Sahara khác - cả Công Giáo lẫn không Công Giáo - đồng ý với câu tuyên bố cho rằng sử dụng biện pháp ngừa thai là "điều không thể chấp nhận được về mặt luân lý"; ở Ghana và Nigeria, con số này chiếm đến một nửa dân số. Bất chấp nhiều thập niên nhồi sọ của thế tục, nhiều người ở Châu Phi đã chống lại nỗ lực của phe cải cách trong việc đưa họ đứng chung hàng với chương trình tình dục của phương Tây thế tục - tất nhiên, chương trình này bao gồm việc giảm dân số châu Phi.
Sinh ra ở Nigeria, Obianuju Ekeocha, tác giả cuốn sách mới Mục Tiêu Châu Phi: Chủ Nghĩa Tân Thực Dân Ý Thức Hệ của Thế Kỷ XXI, đã viết một lá thư ngỏ gửi Melinda Gates, người có quỹ đã dành nhiều tài nguyên đáng kể để quảng bá việc kiểm soát sinh đẻ nơi người châu Phi: "Tôi thấy 4.6 tỷ đôla này chỉ mua khốn khổ cho chúng tôi. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những ông chồng không chung thủy. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những đường phố không có tiếng líu lo ngây thơ vô tội của trẻ em. . . . Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi việc nghỉ hưu mà không có sự chăm sóc dịu dàng yêu thương của con cái chúng tôi".
Người châu Phi không phải là những người duy nhất bị dụ chấp nhận thế giới quan ngừa thai. Họ cũng không phải là những người duy nhất bị dụ để tin rằng thế giới sẽ tốt hơn khi có ít người sống trong đó. Một người Ấn Độ nổi tiếng cũng từng nói rằng "Thật là vô ích khi hy vọng rằng việc sử dụng các biện pháp ngừa thai sẽ được hạn chế vào việc điều hòa sinh sản mà thôi. Người ta chỉ hy vọng có được một đời sống xứng đáng bao lâu hành vi tính dục có liên hệ dứt khoát với việc thụ thai sự sống qúy giá”. Tác giả của câu này không phải là Elizabeth Anscombe, người mà tiểu luận nổi tiếng năm 1972 "Ngừa Thai và Trinh Khiết" đã bênh vực Humanae Vitae với cùng một luận lý học. Nhưng là Mahatma Gandhi - một người không Công Giáo nữa khẳng định lý chứng đứng đằng sau giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở một chỗ khác, ông giải thích: "Tôi thúc giục những người cổ vũ các phương pháp (ngừa thai) nhân tạo lưu ý tới hậu quả của nó. Bất cứ việc sử dụng rộng rãi các phương pháp nào cũng có thể sẽ dẫn đến việc triệt tiêu mối liên hệ hôn nhân và tự do yêu đương”.
Cũng có lý do hợp lý để sợ rằng "các cơ quan công quyền" có thể "áp đặt" các kỹ thuật này lên công dân - như Humanae Vitae từng cảnh cáo. Dĩ nhiên, điều này đã xảy ra ở Trung Hoa, với chính sách "một con" kéo dài khá lâu và rất dã man, trong đó, rất nhiều vụ phá thai bắt buộc và triệt sản miễn cưỡng đã diễn ra. Một thứ cưỡng chế nhẹ nhàng hơn đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác, nơi người ta đã đưa ra nhiều nỗ lực nhằm liên kết các thành quả mong muốn với việc kiểm soát sinh đẻ bắt buộc. Chẳng hạn, trong thập niên 90 và những năm sau đó, một số thẩm phán Mỹ đã ủng hộ việc buộc cấy thuốc ngừa thai dài hạn vào các phụ nữ bị kết án về tội phạm. Một cưỡng chế tiềm ẩn như thế đã gây ra những lời chỉ trích của Hiệp Hội Các Quyền Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ, và của nhiều tổ chức khác. Hiệp Hội này giải thích: "Các nỗ lực gần đây nhằm cưỡng bức phụ nữ sử dụng Norplant đã nói lên việc trở về với kỷ nguyên phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh lộ liễu”.
Kỳ sau: Ngừa Thai hạ phẩm giá phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét