26/10/2018
Thứ Sáu tuần 29 thường niên.
Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 4, 1-6
"Chỉ có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một phép rửa".
Trích thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi
khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em
hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau
trong đức ái: hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an
hoà thuận làm dây ràng buộc: Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên
Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, đó là dòng dõi người tìm kiếm long
nhan Chúa (x. c. 6).
Xướng: 1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung
mãn nó, chủ địa cầu và muôn
loài cư trú ở trong. Vì
chính Người xây dựng nó trên biển cả, và Người giữ vững nó trên
chỗ nước nguồn. - Ðáp.
2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai
được đứng trong nơi thánh của Người? Người tay vô tội và lòng
thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa.
- Ðáp.
3) Người đó sẽ được Chúa
chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Ðấng cứu độ ban ân thưởng. Ðó là
dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long
nhan Thiên Chúa nhà Giacóp. - Ðáp.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con
là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe
biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho
các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 12, 54-59
"Các ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất? Còn về thời đại này, sao
các ngươi không tìm hiểu?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán bảo dân
chúng rằng: "Khi các ngươi xem thấy đám mây
nổi lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như thế. Và khi
gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các
ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao
các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các
ngươi không tự mình phê
phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi
ngươi cùng với kẻ đối phương ra trước mặt quan quyền, thì
đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn thoả với nó đi, kẻo nó lôi
ngươi đến trước quan
toà, và quan toà trao ngươi cho lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể ra khỏi đó cho đến khi nào
trả xong đồng xu cuối cùng".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm : Dấu Chỉ Của Thời Ðại
Chúng ta rất quen với những thời tiết trong một năm và
quen như vậy thì chúng ta mới biết tính
toán trong công việc làm ăn, canh tác. Thiên Chúa,
Cha chúng ta, Người là Ðấng vô hình và Người tạo dựng nên
chúng ta hữu hình. Vì thế, Người nói chuyện với chúng ta
về tình yêu của Người bằng dấu chỉ. Mục đích Người muốn cho
chúng ta nhận ra được ý muốn của Người và phục vụ ý muốn đó với tất cả tấm lòng của người con hiếu thảo. Chỉ tiếc một điều là chúng
ta quen thuộc với những dấu chỉ của tình yêu
Thiên Chúa để rồi thành công trong công việc làm ăn
và nuôi sống cho thân xác, nhưng lại không muốn quan tâm
đến những dấu chỉ tình yêu
vô cùng cần thiết cho đời sống chúng
ta. Chúng ta có vẻ lo lắng cho của cải vật chất của mình mà
quên rằng chúng ta còn cuộc sống làm con
cái của Thiên Chúa, con cái của Ðấng Tạo Hóa.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta biết nhận ra dấu chỉ ngôn sứ để có thể có được một đời sống đời đời. Những dấu chỉ ấy, Thiên
Chúa Cha đặt để khắp mọi nơi, mọi chốn trong cuộc sống mỗi người qua giáo
huấn của Kinh Thánh, qua giáo huấn của Giáo Hội, qua những cơ cấu tổ chức của xã hội, những khoản lề luật để đảm bảo trật tự trong cộng đồng, những biến cố lớn nhỏ trong lịch sử của một đời người, một dân tộc và toàn
thế giới. Vấn đề là chúng
ta biết nhìn ngắm, biết nhận ra và biết vâng phục yêu mến Thiên
Chúa khi Người cho chúng ta những dấu chỉ và những dấu chứng ấy.
Dấu chỉ, dấu chứng lớn nhất là chúng
ta có một Thiên Chúa là Cha. Người đã làm được tất cả những gì làm
được cho chúng ta, kể cả việc trao ban
cho chúng ta Người Con yêu dấu duy nhất của Người, để chúng ta
được hòa giải với Người và hòa
giải với nhau trong tình anh chị em. Vì thế, chúng ta
phải xử với nhau như anh chị em. Hơn nữa đối với Chúa
Giêsu, trần gian này chẳng qua là nơi Thiên Chúa giáo huấn cho chúng ta, làm cho chúng ta
nên cao cả qua những việc mình làm
mỗi ngày để mang lại hạnh phúc
cho nhau. Một mai đây khi đến thời đến buổi chúng ta
cũng sẽ cùng nhau về với Cha. Sống ở đời này với ưu tiên một là Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể mong được về hưởng hạnh phúc với Người.
Lạy Cha yêu thương,
Cha thật là tuyệt vời khi nói
với chúng con về tình yêu bằng dấu chỉ và bằng ngôn ngữ. Cha muốn cho
chúng con đọc được những dấu chỉ ấy, những hình thức ngôn ngữ ấy để chúng con
cảm nghiệm được tình
Cha, sống tình Cha và chia sẻ tình Cha
với anh chị em chúng con, khi chúng con cùng
nhau hành trình về nhà Cha. Thật ra thì dấu chỉ Cha dùng,
ngôn ngữ Cha sử dụng rất rõ ràng,
hiển nhiên và dễ hiểu, có
chăng là tại chúng con cố tình làm như không hiểu. Dưới sự nhắc nhở của Chúa
Giêsu, chúng con cố đào sâu hơn nữa những dấu chỉ và chúng
con cũng biết tôn thờ Cha bằng những dấu chỉ nghiêm
túc của phụng vụ, của các hoạt động tông đồ giáo dân,
để dẫn đưa tất cả anh chị em chúng
con về với Cha.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin
Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph
4:1-6; Lk 12:54-59.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần biết suy xét
để biết sống.
Trăm người trăm ý, hơn nữa còn bao
nhiêu tính khí khác nhau. Làm sao con người có thể san bằng khác biệt và sống chung với nhau?
Thánh Phaolô trong Bài đọc I đưa ra 5 đức tính tối quan trọng để con người có thể chung sống với nhau, và
7 điểm tương đồng con người cần phát huy
để bảo vệ sự hiệp nhất. Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc suy xét:
quan sát các hiện tượng xảy ra trong
trời đất để rút ra những kinh
nghiệm sống cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Làm thế nào để bảo vệ sự hiệp nhất?
Sau khi đã phân tích cho các tín hữu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ và tình
thương của Thiên Chúa, thánh Phaolô thành
tâm nói với các tín hữu của ngài: “Vậy, tôi là
người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em
hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh
em.” Để sống xứng đáng với ơn gọi, Thánh
Phaolô liệt kê 5 nhân đức tối cần, theo
kinh nghiệm của ngài, để duy trì sự hiệp nhất và những điểm tương đồng mọi người đều có để xóa tan
những chia rẽ và ngăn cách.
1.1/ Năm nhân đức quan trọng trong cuộc sống để duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại:
(1) Khiêm nhường (tapeinofrosuvnh): Đây là chữ không có
trong tự điển của Hy-Lạp; vì đối với họ, tĩnh từ “khiêm nhường” đồng nghĩa với yếu kém,
không đáng giá, hay không đáng quan tâm, và chỉ dành cho
những người nô lệ thấp hèn. Các
tác giả của Kitô hữu sáng chế danh từ này (Acts
20:19, Eph 4:2) bằng cách xử dụng tĩnh từ
(tapeinov~) và cho thêm vào tiếp vĩ ngữ
“frosuvnh,” đến từ động từ “fronevw=
hãy coi như.” Đây là một trong những đức tính
quan trọng nhất của Kitô hữu tối cần cho sự hiệp nhất; và gương khiêm nhường tuyệt hảo của Đức Kitô là
gương sáng cho mọi người noi theo
(Phil 2:6-11). Sự “coi mình không ra gì” hay “tự hủy mình ra
không” làm con người trông cậy nơi Thiên Chúa và kính trọng tha
nhân là con của Chúa.
(2) Hiền từ
(prau<thj): Aristotles định nghĩa hiền từ là nhân đức giữa 2 thái cực: nhu nhược và tức giận. Người hiền từ là người biết kiểm sóat
tính nóng giận của mình: luôn nóng giận đúng lúc
và không bao giờ nóng giận sai lúc.
(3) Nhẫn nại
(makroqumi,a): không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn
và luôn trung thành cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Danh từ này được xử dụng đặc biệt cho sự kiên nhẫn giữa con người với con người, nhẫn nại để chinh phục người khác.
(4) Bác ái (avga,ph||): Danh từ này chỉ được dùng
trong khuôn khổ Kitô Giáo. Bác ái đến từ Thiên
Chúa lan rộng đến con người và lan
tràn đến mọi người. Khi có
đức bác ái này, con người có thể yêu thương kẻ thù và hy
sinh cuộc đời cho tha nhân.
(5) Bình an (eivrh,nh): có thể định nghĩa
là liên hệ đúng đắn giữa con người với con người. Để có bình
an đích thực, con người cần hiểu biết sự thật.
1.2/ Những điểm tương đồng của tất cả: Để mang lại sự hiệp nhất Kitô
Giáo, các Đức Giáo Hòang của thế kỷ 20 đã nhấn mạnh đến những gì là
“của chung” trong các phiên họp Đại Kết. Những điểm tương đồng cần được phát huy
mạnh mẽ để xóa dần đi những điểm dị biệt. Thánh
Phaolô liệt kê tài sản chung của các tín
hữu:
(1) Chỉ có một thân thể: là Đức Kitô mà
mọi người là những chi thể (I Cor
12:12);
(2) một Thánh Thần: họat động nơi Đức Kitô và trong mọi người (I Cor
12:13);
(3) một niềm hy vọng: là được sống đời đời với Thiên
Chúa;
(4) Chỉ có một Chúa: là
Đức Giêsu Kitô. Ngòai Ngài ra, không có Chúa nào khác;
(5) một niềm tin: vào
Đức Kitô là Con Thiên Chúa;
(6) một Phép Rửa: để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu;
(7) Chỉ có một Thiên
Chúa: Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong
mọi người. Ngài làm mọi sự cho mọi người.
2/ Phúc Âm: Phải biết dùng trí khôn để tìm ra sự thật.
2.1/ Kiến thức về thời tiết: Cha ông
chúng ta ngày xưa, tuy không có các dụng cụ dùng để tiên đóan
thời tiết như chúng ta ngày nay, biết dùng
kinh nghiệm để tiên đóan thời tiết; và lưu truyền cho con
cháu bằng những câu thơ đơn giản, dễ hiểu, và dễ nhớ. Chẳng hạn: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy,Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi.” Ý nghĩa:
Khi thấy mây đen kéo tới từ phía Đông
của Việt Nam, nghĩa là từ Biển Nam Hải đi tới, là chắc chắn sẽ có mưa. Vì thế, phải chạy cho
nhanh chóng kẻo bị ướt; nhưng khi thấy mây đen
kéo tới từ phía Nam, thì sẽ không có
mưa, cứ việc thong thả làm hay
chơi.
Đức Giêsu cũng dùng kinh nghiệm như thế khi nói với đám đông
rằng: "Khi các người thấy mây kéo
lên ở phía Tây, các người nói
ngay: "Mưa đến nơi rồi,"
và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió Nồm thổi, các người nói:
"Trời sẽ oi bức,"
và xảy ra đúng như vậy. Ý
nghĩa: Khi mây đen kéo tới từ phía Tây
của Do-Thái, nghĩa là từ Biển
Mediterranean đưa tới, là chắc chắn sẽ có mưa; khi gió Nồm (gió từ phía Nam)
thổi tới là trời sẽ oi bức.
2.2/ Kiến thức về thời gian: Vào thời đại của Chúa
Giêsu, mọi người đều trông đợi Đấng Thiên
Sai tới để giải phóng
dân tộc. Theo các Sách Tiên Tri, Thiên Chúa sẽ cho những dấu để dân nhận biết khi nào
Đấng Thiên Sai tới; chẳng hạn, theo
Sách Tiên tri Isaiah: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong
tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo
hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá
cho kẻ bị giam cầm, ngày
phóng thích cho những tù nhân” (Isa 61:1). Nhưng khi Chúa Giêsu nhắc cho họ biết, chính
Ngài là Đấng tiên tri Isaiah đã loan báo (Lc 4:21), họ vẫn không
tin vào Ngài. Đó là lý do tại sao hôm nay Chúa trách họ: “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các
người biết nhận xét, còn
thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?”
2.3/ Dùng kiến thức tâm lý để chuẩn bị cuộc sống tương lai: Để chuẩn bị đối diện với sự công bằng của Thiên
Chúa trong Ngày Phán Xét, Chúa trưng dẫn một ví dụ về kiện cáo mà
con người vẫn thường làm:
“Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho
xong, kẻo người ấy lôi anh
đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho
thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào
ngục. Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra
khỏi đó trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.” Ý
nghĩa: công bằng là phải trả cho người khác những gì thuộc về họ. Nếu đã đối xử bất công với người khác thì
hãy đền trả họ càng sớm càng tốt; nếu không, sẽ phải đền trả nơi tòa án và sẽ phải chịu tù đày nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để sống hiệp nhất với nhau,
chúng ta cần có 5 nhân đức: khiêm nhường, hiền lành, nhẫn nại, bác ái,
và an bình; và phát huy những “điểm chung” để có thể cùng nhau
tiến tới.
- Con người là con vật biết suy xét:
biết dùng kinh nghiệm quá khứ để rút ra
kinh nghiệm sống cho hiện tại; đồng thời, biết dùng những gì xảy ra trong
hiện tại để mưu ích cho tương lai.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
26/10/2018
THỨ SÁU TUẦN 29 TN
Lc 12,54-59
Lc 12,54-59
ÁNH MẮT TÂM LINH
“Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét, còn thời đại này sao các
người lại không biết nhận xét?” (Lc
12,56)
Suy niệm: Cha ông ta ngày xưa muốn dự đoán thời tiết thì dựa vào kinh
nghiệm mà đặt ra những “công
thức” đại loại như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao
thì nắng bay vừa thì râm”. Ngày nay
với những phương tiện như vệ tinh, đài
khí tượng thuỷ văn, người ta có thể dự báo được thời tiết xa hơn và chính xác hơn. Chính nhờ những dự đoán thời tiết như vậy, con người có thể phòng
tránh được thiên tai, cũng như sắp xếp công việc của mình sao
cho đạt kết quả cách tốt đẹp nhất. Tiếc thay
khoa học tự nhiên phục vụ con người trong những lĩnh vực thuộc cuộc sống đời này có
những bước tiến nhảy vọt, còn
khoa học tâm linh giúp đạt tới hạnh phúc
vĩnh cửu thì sao mà èo uột, khập khiễng!!! Chúa
than phiền về những người biết nhận xét cảnh sắc đất trời mà không
biết nhận xét dấu hiệu của thời đại này, và
Ngài gọi họ là những người “đạo đức giả.”
Mời Bạn: Tình trạng một xã hội chạy theo nền văn minh
tiêu thụ trong khi những giá trị đạo đức bị tụt hậu trầm trọng, hiện tượng toàn cầu hoá có lợi cho một thiểu số giàu có về của cải, quyền lực và kiến thức trong
khi một số rất đông người khác bị bỏ rơi, những dấu hiệu của thời đại đó
thúc bách bạn làm gì để đáp ứng những đòi hỏi của Tin Mừng?
Sống Lời Chúa: Dùng phương pháp “xem-xét-làm” để suy nghĩ
hoặc thảo luận trong
nhóm về một sự kiện nổi bật đang xảy ra nơi môi trường sống của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa
Giê-su, xin ban cho con một tâm hồn nhạy bén
thiêng liêng, để tinh tế lắng nghe và cảm nhận và mau mắn làm
theo sự thúc đẩy của Chúa làm
nhân chứng cho Ngài.
(5 phút lời Chúa)
Nhận xét thời đại này (26.10.2018 – Thứ sáu Tuần 29 Thường niên)
Suy niệm:
Tục ngữ ca dao nước ta không thiếu những câu nói về thời tiết.
Kinh nghiệm dân gian cho phép dự đoán những gì sắp xảy ra.
Có những dấu hiệu báo trước cơn mưa hay dông bão.
“Sấm đàng đông vừa trông vừa chạy, sấm đàng nam vừa làm vừa chơi.”
Kinh nghiệm dân gian cho phép dự đoán những gì sắp xảy ra.
Có những dấu hiệu báo trước cơn mưa hay dông bão.
“Sấm đàng đông vừa trông vừa chạy, sấm đàng nam vừa làm vừa chơi.”
Người dân nước Paléttin cũng có những kinh nghiệm tương tự.
“Mây kéo lên ở phía tây” là mây đến từ biển Địa Trung Hải.
Khi thấy mây từ biển tiến vào, người ta đoán mưa đến nơi rồi (c. 54).
Khi thấy gió từ phương nam thổi đến,
luồng gió nóng từ vùng núi Ả-rập,
người ta biết ngay thời tiết sẽ hết sức oi bức (c. 55).
“Và xảy ra đúng như vậy”, Đức Giêsu nhắc lại câu này hai lần.
Ngài cho thấy dự đoán của dân chúng về thời tiết ít khi sai.
Họ khá bén nhạy trước những dấu hiệu thay đổi nhỏ của trời đất.
“Mây kéo lên ở phía tây” là mây đến từ biển Địa Trung Hải.
Khi thấy mây từ biển tiến vào, người ta đoán mưa đến nơi rồi (c. 54).
Khi thấy gió từ phương nam thổi đến,
luồng gió nóng từ vùng núi Ả-rập,
người ta biết ngay thời tiết sẽ hết sức oi bức (c. 55).
“Và xảy ra đúng như vậy”, Đức Giêsu nhắc lại câu này hai lần.
Ngài cho thấy dự đoán của dân chúng về thời tiết ít khi sai.
Họ khá bén nhạy trước những dấu hiệu thay đổi nhỏ của trời đất.
Tiếc là dân chúng thời Đức Giêsu lại không đủ bén nhạy
để có thể nhận biết được ý nghĩa của những dấu chỉ
đang diễn ra trước mắt họ.
Đức Giêsu ngạc nhiên vì những người cùng thời với Ngài
không thấy được cái độc nhất vô nhị của thời đại họ đang sống.
Họ không cảm thấy hạnh phúc khi được Thiên Chúa đến viếng thăm.
Chính vì thế ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể bị quên lãng.
“Hỡi những kẻ đạo đức giả!” Đức Giêsu đã gọi họ như thế (c. 56).
Tại sao các anh nhạy bén trước điều này, mà lại thờ ơ trước điều kia?
để có thể nhận biết được ý nghĩa của những dấu chỉ
đang diễn ra trước mắt họ.
Đức Giêsu ngạc nhiên vì những người cùng thời với Ngài
không thấy được cái độc nhất vô nhị của thời đại họ đang sống.
Họ không cảm thấy hạnh phúc khi được Thiên Chúa đến viếng thăm.
Chính vì thế ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể bị quên lãng.
“Hỡi những kẻ đạo đức giả!” Đức Giêsu đã gọi họ như thế (c. 56).
Tại sao các anh nhạy bén trước điều này, mà lại thờ ơ trước điều kia?
Thiếu bén nhạy về mặt tôn giáo cũng là cơn bệnh của con người thời nay.
Thiên Chúa vẫn nói với con người hôm nay qua các dấu chỉ.
Vấn đề là làm sao đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ đó.
Thiên Chúa không hiện ra để dạy con người biết tôn trọng trái đất.
Nhưng những hậu quả mà con người phải chịu là lời nhắc nhở của Ngài.
Khi trái đất ấm dần lên, khi băng tan ra và mực nước biển dâng cao,
một số phần đất của quê hương ta sẽ bị chìm dưới nước.
Khi người dân chặt phá rừng, thì lụt lội và hạn hán là chuyện dĩ nhiên.
Cơn bệnh của thế kỷ cũng có thể là một lời nhắc nhở.
Thiên Chúa mời gọi vợ chồng sống chung thủy trong hôn nhân,
và mời các bạn trẻ sống trong sạch trước khi lập hôn ước.
Ngay cả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là một dấu chỉ.
Con người được mời gọi tìm ra những cơ cấu kinh tế vững vàng hơn,
để không bị một số ít nhà tư bản hay nước tư bản thao túng.
Thiên Chúa vẫn nói với con người hôm nay qua các dấu chỉ.
Vấn đề là làm sao đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ đó.
Thiên Chúa không hiện ra để dạy con người biết tôn trọng trái đất.
Nhưng những hậu quả mà con người phải chịu là lời nhắc nhở của Ngài.
Khi trái đất ấm dần lên, khi băng tan ra và mực nước biển dâng cao,
một số phần đất của quê hương ta sẽ bị chìm dưới nước.
Khi người dân chặt phá rừng, thì lụt lội và hạn hán là chuyện dĩ nhiên.
Cơn bệnh của thế kỷ cũng có thể là một lời nhắc nhở.
Thiên Chúa mời gọi vợ chồng sống chung thủy trong hôn nhân,
và mời các bạn trẻ sống trong sạch trước khi lập hôn ước.
Ngay cả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là một dấu chỉ.
Con người được mời gọi tìm ra những cơ cấu kinh tế vững vàng hơn,
để không bị một số ít nhà tư bản hay nước tư bản thao túng.
Mở mắt to để thấy, mở tai to để nghe, đó phải là thái độ của Kitô hữu,
vì hôm nay Thiên Chúa vẫn nói, vẫn làm nơi Đức Kitô, Con của Ngài.
Ngài vẫn nói với chúng ta qua hơn 90% người Việt Nam chưa biết Chúa.
Ngài vẫn nói với ta khi có những bạn trẻ Kitô hữu nghiện ngập, hư hỏng.
Ngài vẫn mời chúng ta làm một điều gì đó cho bao người nghèo khó,
cho trẻ em thất học, cho những phụ nữ lỡ làng, cho những người neo đơn.
Chỉ xin cho ta cảm được chút gió nhẹ của Chúa trong đời ta.
vì hôm nay Thiên Chúa vẫn nói, vẫn làm nơi Đức Kitô, Con của Ngài.
Ngài vẫn nói với chúng ta qua hơn 90% người Việt Nam chưa biết Chúa.
Ngài vẫn nói với ta khi có những bạn trẻ Kitô hữu nghiện ngập, hư hỏng.
Ngài vẫn mời chúng ta làm một điều gì đó cho bao người nghèo khó,
cho trẻ em thất học, cho những phụ nữ lỡ làng, cho những người neo đơn.
Chỉ xin cho ta cảm được chút gió nhẹ của Chúa trong đời ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:
Con mơ ước tài nguyên của cả trái đất này
là thuộc về mọi người, mọi dân tộc.
Con mơ ước tài nguyên của cả trái đất này
là thuộc về mọi người, mọi dân tộc.
Con mơ ước
không còn những Ladarô đói ngồi ngoài cổng,
bên trong là người giàu yến tiệc linh đình.
không còn những Ladarô đói ngồi ngoài cổng,
bên trong là người giàu yến tiệc linh đình.
Con mơ ước mọi người đều có việc làm tốt đẹp,
không còn những cô gái đứng đường
hay những người ăn xin.
không còn những cô gái đứng đường
hay những người ăn xin.
Con mơ ước
những ngưòi thợ được hưởng lương xứng đáng,
các ông chủ coi công nhân như anh em.
những ngưòi thợ được hưởng lương xứng đáng,
các ông chủ coi công nhân như anh em.
Con mơ ước
tiếng cười trẻ thơ đầy ắp các gia đình,
các công viên và bãi biển đầy người đi nghỉ.
tiếng cười trẻ thơ đầy ắp các gia đình,
các công viên và bãi biển đầy người đi nghỉ.
Lạy Chúa của con,
con ước mơ một thế giới đầy màu xanh,
xanh của rừng, xanh của trời, xanh của biển,
và xanh của bao niềm hy vọng
nơi lòng những ai ham sống và ham dựng xây.
con ước mơ một thế giới đầy màu xanh,
xanh của rừng, xanh của trời, xanh của biển,
và xanh của bao niềm hy vọng
nơi lòng những ai ham sống và ham dựng xây.
Nếu Chúa đã gieo vào lòng con những ước mơ,
thì xin giúp con thực hiện những ước mơ đó.
thì xin giúp con thực hiện những ước mơ đó.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 10
26 THÁNG MƯỜI
Kiểu Mẫu Và Nguồn Mạch Tối Thượng
Của Hiệp Nhất
Mối hiệp nhất liên kết các Kitô hữu vào một thân thể, đó là mối hiệp nhất bắt nguồn từ Thiên Chúa. Mẫu thức tối thượng của sự hiệp nhất này là Thiên Chúa Ba Ngôi, là sự hiệp thông của Ba Ngôi Vị Thần Linh – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính vì thế Chúa Giêsu đã cầu nguyện trong bữa Tiệc Ly: " Cũng như, lạy Cha, Cha ở trong con, và con ở trong Cha, con cầu xin để họ nên một trong chúng ta" (Ga 17, 21).
Tất cả những người nhờ cùng một đức tin và cùng một Phép Rửa, đã trở nên con cái Thiên Chúa, đều được mời gọi đi vào trong mối hiệp nhất này. Thánh Phaolô nói: "Nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô" (Gl 3,26). Vì thế nhờ đức tin, chúng ta là con cái Thiên Chúa trong Đấng là Con Một của Thiên Chúa Cha. Chúng ta phải hiệp nhất trong nguồn hiệp nhất tối thượng này: mối hiệp nhất thần linh giữa Chúa Con với Chúa Cha. Rồi, Chúa Cha và Chúa Con đã tuôn tràn Thánh Thần xuống trên Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn tất cả những người đã chịu Phép Rửa, thúc đẩy họ tin tưởng cầu xin và thưa lên: "Abba, Cha ơi!". Như Công Đồng Vatican II đã dạy: "Chúa Thánh Thần – Đấng cư ngụ trong lòng các tín hữu và cai quản toàn thể Giáo Hội – tạo ra sự hiệp thông kỳ diệu của các tín hữu và hiệp nhất tất cả trong Đức Kitô cách mật thiết đến nỗi Ngài chính là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội. Ngài phân phát vô số các ân sủng và các sứ vụ khác nhau (1Cr 12, 4-11) và làm cho Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô nên phong phú bằng nhiều ân huệ, ‘nhờ đó các thánh được chuẩn bị làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Chúa Kitô’ (Eph 4, 12).
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 26-10
Ep 4,
1-6; Lc 12, 54-59.
LỜI SUY NIỆM: “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét.” (Lc 12,56)
Trong thời của Chúa Giêsu khi Ngài ở giữa những Do-thái, Chúa dủng đủ mọi cách: bằng lời nói, bằng những phép lạ, bằng những dụ ngôn thật gần giủ với họ, đưa ra những hình ảnh hết sức cụ thể và đang hiện diện trong cuộc sống của họ, Để nói cho con người biết về Thiên Chúa: Một Vị Thiên Chúa độc nhất và quyền năng. Một Vị Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương và đầy tha thứ, Một Vị yêu thương chờ đợi con người biết sám hối ăn năn, Một Vị Thiên Chúa đi tìm những con chiên lạc. Một Vị Thiên Chúa vui mừng khi có người ăn năn trở lại với Ngài. Chúa Giêsu còn nói cho biết về Nước Trời, nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa và những người được Thiên Chúa chúc phúc. Chúa Giêsu chỉ rõ con đường để được vào Nước Trời. Thế mà họ không quan tâm, không biết nhận xét. Đứng trước những dấu chỉ của thời đại hôm nay. Chúa Giêsu đang mời gọi mỗi Ki-tô hữu phải biết quan tâm và nhận xét để sống và cọng tác với Ngài, để cứu rỗi các linh hồn.
Mạnh Phương
26 Tháng Mười
Xin Cho Con Ðược Thay Ðổi Chính Con
Một triết gia Ấn Ðộ đã nhìn lại quãng đời đi của mình như sau: Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thượng Ðế là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để thay đổi thế giới.
Ðến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Ðế: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được biến cải tất cả những người con đã gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.
Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ còn biết cầu nguyện như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được thay đổi chính con.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.
Người xưa đã có lý khi dạy chúng ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... Theo trật tự của cuộc cạch mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết.
Một nhà cách mạng nào đó đã nói: chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô thành Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự đó là cách mạng bản thân.
Chúa Giêsu đã chuẩn bị 3 năm sống công khai bằng 30 năm âm thầm, 40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện... Và lời kêu gọi đầu tiên của Ngài là: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
Ai trong chúng ta cũng biết câu châm ngôn: Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác. Chúng ta hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô danh của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là điều không đáng kể trong đại dương, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng sẽ chỉ là sa mạc khô cằn.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét