27/10/2018
Thứ Bảy tuần 29 thường niên
BÀI ĐỌC I: Ep 4, 7-16
“Đức Kitô là đầu, nhờ Người mà toàn thân thể được lớn lên”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô,
Anh em thân mến, mỗi người trong
chúng ta đã được ban ơn tuỳ theo lượng Đức Kitô ban
cho. Vì thế có lời rằng: “Người lên nơi cao điệu tù nhân về, Người đã ban
ân huệ cho mọi người”. Nói rằng “Người lên”
nghĩa là gì nếu không phải là trước Người đã xuống những miền hạ tầng trái đất sao? Đấng đã xuống cũng
chính là Đấng đã vượt lên trên mọi tầng trời, để làm viên
mãn vạn vật.
Và chính Người đã ban cho kẻ làm Tông
đồ, người làm Tiên tri, còn kẻ khác thì
rao giảng Tin Mừng, kẻ khác nữa làm chủ chăn và
thầy dạy, để tổ chức các
thánh nhân nên hoàn bị hầu chu toàn
chức vụ, xây dựng thân thể Đức Kitô, cho
đến khi mọi người chúng ta
hợp nhất trong đức tin, và
trong sự nhận biết Con
Thiên Chúa, trở nên người trưởng thành,
đạt đến tầm tuổi người của Đức Kitô
viên mãn, để chúng ta không còn là trẻ nhỏ bị lắc lư và lôi cuốn theo mọi chiều gió học thuyết, nghiêng
theo sự lừa dối của người đời, và mưu mô xảo trá làm cho lạc lõng
trong sự sai lầm.
Nhưng chúng ta hãy thực hiện chân lý
theo đức ái, hãy tấn tới bằng mọi phương tiện trong Đức Kitô là
đầu. Do nơi Người mà toàn
thân thể được hoà hợp với nhau, kết cấu với nhau bằng những dây
liên lạc cung cấp sinh lực tuỳ theo
phận sự của mỗi phần, làm cho
thân thể lớn lên và tự xây dựng lấy mình
trong đức mến. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Đáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi:
“Chúng ta sẽ tiến vào nhà
Chúa”(c. 1).
Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi:
“Chúng tôi sẽ tiến vào nhà Chúa”. Hỡi
Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. – Đáp.
2)Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong
toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. –
Đáp.
3)Theo luật pháp của Israel,
để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà
thẩm phán, ngai toà của nhà
Đavít. – Đáp.
ALLELUIA: Tv 118, 18
Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa,
xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan
chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa. –
Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 13, 1-9
“Nếu các ngươi không ăn
năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa
Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê,
làm cho máu họ hoà lẫn với máu các
vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó
bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp
Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở
Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Người còn nói với họ dụ ngôn này:
“Có người trồng một cây vả trong vườn nho
mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà
không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa,
đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà
không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán
đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay
nữa, tôi sẽ đào đất chung
quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không
năm tới ông sẽ chặt nó đi”.
Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Thay Ðổi Cái Nhìn
Cùng một biến cố, nhưng người ta có thể nhìn dưới nhiều góc cạnh khác
nhau. Bệnh AIDS (SIDA) chẳng hạn, các nhà
Y học coi đó như một thách đố cho việc tìm tòi,
một số kỹ nghệ gia coi
đó là dịp để tung ra các sản phẩm phòng ngừa, các nhà
đạo đức thì coi đó như là chiếc roi của Thiên
Chúa trừng phạt nhân loại, còn người có đức tin thực sự lại nhận ra ở đó khởi điểm của tình yêu
của Thiên Chúa đối với con người.
Chúa Giêsu đã nhắc đến phản ứng rất thông thường của người Do thái
và có lẽ cũng là của nhiều Kitô hữu, đó là
qui trách cho Thiên Chúa mọi sự trừng phạt. Khi
Philatô ra lệnh xử tử một số người Galilê nổi loạn, thì người Do thái
cho rằng những người này đáng
bị trừng phạt vì là những kẻ tội lỗi. Khi
tháp Silôê đổ xuống làm một số người chết, người ta cũng
bảo là họ bị Chúa phạt.
"Chúa phạt", đó có thể là phản ứng của chúng ta
khi đứng trước một tai họa cho người khác.
Chúng ta vừa gán cho Chúa một hình ảnh không mấy đúng đắn về công
bình, vừa vô tình kết án người khác mà
quên đi thân phận yếu hèn của mình.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta
nhìn vào các biến cố với niềm tin tưởng vào
tình yêu Thiên Chúa. Dù con người tội lỗi đến đâu,
Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, tha thứ cho họ. Ý thức về tình yêu ấy, con người cũng được mời gọi hoán cải. Càng nhận ra tình
yêu Thiên Chúa, càng ý thức về thân phận yếu hèn của mình và
càng phải cảm thông và yêu thương người khác nhiều hơn. Sám hối trước tiên phải là sám hối trong
cái nhìn về Thiên Chúa nhân từ, đồng thời thay đổi cái nhìn
đối với người khác.
Ước gì hoa trái của yêu thương, phó thác, tha thứ trổ bông
trong tâm hồn và tràn ngập trong ánh mắt chúng
ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin
Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph
4:7-16; Lk 13:1-9.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải hiểu biết kế họach của Thiên
Chúa để sinh hoa quả cho Ngài.
Khi nhìn vào một sự kiện xảy ra, mỗi người có một nhận xét khác
nhau: có người cho là hay, có người cho là dở, có người chẳng cho là
hay và cũng chẳng cho là dở. Hay hoặc dở tùy vào
trình độ hiểu biết của mỗi người; vì thế, cần phải nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề trước khi phê
phán. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô dạy cho các
tín hữu hiểu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên
Chúa và vai trò của mỗi người trong kế họach Cứu Độ của Thiên
Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khiển trách sự hiểu biết sai về liên hệ giữa tội lỗi và hình
phạt của một số người qua 2 sự kiện: (1) những người Galilee
bị Tổng Trấn Philatô
giết, và (2) 18 người bị tháp
Siloah đè chết.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa
1.1/ Thiên Chúa ban cho mỗi người một ơn gọi khác nhau: Thánh
Phaolô quả quyết: “Mỗi người chúng ta
đã nhận được ân sủng tuỳ
theo mức độ Đức Kitô ban
cho.” Để dẫn chứng thực tại này,
Thánh Phaolô trích dẫn lời của Thánh Vịnh 68:18 với một sửa đổi quan trọng: “Người đã lên
trên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban
ân huệ cho loài người.” Trong khi vế hai của Thánh Vịnh 68:18
viết, “… Người đã nhận lễ vật giữa lòai người.” W.
Barclay cho một nhận xét rất hay về sự sửa đổi này:
“Trong Cựu Ước, Vua chiến thắng khải hòan về có quyền đòi hỏi và nhận quà từ dân.
Trong Tân Ước, Đức Kitô sau khi đã chiến thắng khải hòan lại dâng và
ban quà cho dân. Đây chính là sự khác biệt nền tảng giữa 2 Giao Ước: Trong Cựu Ước, một Thiên
Chúa ghen tương nhấn mạnh đến nhận lễ vật từ dân;
trong Tân Ước, một Chúa tình thương tuôn đổ tình yêu
của Ngài xuống trên dân. Đó mới thực sự là Tin Mừng.”
Đâu là quà tặng mà Đức Kitô ban
thêm cho con người? Thánh Phaolô liệt kê một số những ơn gọi chính:
(1) Kẻ này làm Tông Đồ: Ngòai
Nhóm Mười Hai, Chúa còn chọn nhiều môn đệ và các
Tông Đồ khác để sai đi như Phaolô, Barnabas …
(2) Người nọ làm ngôn
sứ: Ngôn sứ là những người nói thay
cho Thiên Chúa. Mặc dù ngôn sứ theo
nghĩa hẹp đã chấm dứt sau khi
Gioan Tẩy Giả đến, nhưng theo
nghĩa rộng tất cả những ai nói
Lời Chúa đều là những ngôn sứ của Ngài.
(3) Kẻ khác làm người viết Tin Mừng: là 4
Thánh Ký: Matthew, Marco, Luca, và Gioan. Cũng có thể mở rộng để bao gồm Phaolô
và những tác giả khác của Tân Ước.
(4) Kẻ khác nữa làm người coi sóc
và dạy dỗ: Đây là nhiệm vụ của các chủ chăn
trong Giáo Hội: Đức Giáo Hòang, các Giám Mục, các
linh mục.
1.2/ Cho một mục đích: Mặc dù ơn gọi Chúa ban
cho mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều nhắm một mục đích:
“là xây dựng thân thể Đức Kitô,
cho đến khi tất cả chúng ta
đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và
trong sự nhận biết Con
Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành,
tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.” Đứng trước Kế Họach Cứu Độ của Thiên
Chúa, con người có tự do lựa chọn hai lối sống:
(1) Sống theo sự gian dối và chia
rẽ: Thánh Phaolô ước mong các tín hữu đừng chọn lối sống này:
“Chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh
trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo
dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường.” Chẳng hạn: vì ham
danh, một số người đòi quyền để làm những gì người khác
làm.
(2) Sống theo sự thật và trong
tình bác ái: Thánh Phaolô mong ước cho các tín hữu: “Chúng
ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì
Người là Đầu. Chính Người làm cho
các bộ phận ăn khớp với nhau và
toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho
toàn thân lớn lên và được xây dựng trong
tình bác ái.”
2/ Phúc Âm: Nếu các ông không sám hối, các ông
cũng sẽ chết hết như vậy.
2.1/ Xét mình thay vì xét người: Đâu là sự liên quan
giữa đau khổ và tội lỗi? Có 2
cách nhìn: của thế gian và của Thiên
Chúa. Theo cách nhìn của thế gian: đau
khổ phải chịu là do tội lỗi gây lên,
“Ác giả ác báo, tội càng lớn đau khổ càng nhiều.” Theo
cách nhìn của Thiên Chúa: đau khổ có thể không do
tội lỗi. Chẳng hạn, có người hy sinh
chịu đau khổ cho người khác được sống (Chúa
Giêsu), hay để vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện (Job, người mù từ lúc mới sinh).
Chúa Giêsu dẫn chứng 2 ví dụ:
(1) Những người Galilê bị tổng trấn Philatô
giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang
dâng. Chúa Giêsu hỏi khán giả: “Các ông
tưởng mấy người Galilê
này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê
khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không
phải thế đâu; nhưng nếu các ông
không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
(2) Mười tám người bị tháp
Silôác đổ xuống đè chết. Chúa
Giêsu cũng đặt câu hỏi cho khán giả: “Các ông
tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành
Jerusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không
phải thế đâu; nhưng nếu các ông
không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
2.2/ Con người phải sinh hoa
trái cho Thiên Chúa: Thay vì làm việc vô ích như xét đóan tội lỗi của người khác,
Chúa Giêsu muốn con người làm việc ích lợi hơn là xét đóan chính mình qua dụ ngôn cây
vả không sinh trái: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho
mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh
coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì
cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay
nữa. Tôi sẽ vun xới chung
quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không
thì ông sẽ chặt nó đi.””
Thiên Chúa sẽ kiên nhẫn chờ đợi để con người sinh hoa
kết quả; nhưng nếu con người vẫn không
sinh trái, Ngài sẽ chặt đi và lấy chỗ cho người khác để sinh trái
cho Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần hiểu biết tường tận Kế Họach Cứu Độ của Thiên
Chúa và vai trò của mỗi người chúng ta
trong Kế Họach này.
– Đừng ghen tị đòi làm
những gì người khác làm, nhưng biết chu tòan
ơn gọi Chúa ban, để cùng với mọi người, đưa Kế Họach Cứu Độ của Thiên
Chúa tới chỗ viên mãn.
– Đừng nhìn chung quanh để dò xét và
kết án người khác, nhưng hãy tự xét mình để xem mình
đã sinh hoa kết trái tương xứng với những hồng ân
Thiên Chúa đã ban chưa?
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
27/10/2018 –
THỨ BẢY TUẦN 29 TN
Lc 13,1-9
CHÚA CHẬM GIẬN VÀ
GIÀU TÌNH THƯƠNG
“Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa, tôi sẽ vun xới, nếu không thì
ông hãy chặt nó đi.” (Lc 13,8-9)
Suy niệm: Nhân hai sự kiện thời sự -những người nổi loạn bị Tổng trấn
Phi-la-tô giết và mười tám người bị tháp
Si-lô-a đè chết – Chúa Giê-su cảnh báo người đương thời phải sám hối. Điều lạ lùng là một đàng,
Chúa dạy phải mau mau sám hối; đàng
khác, Chúa lại kiên trì chờ đợi con người sám hối qua dụ ngôn “Người làm vườn và cây vả.” Hoãn
binh chi kế thông thường là thủ thuật của kẻ dưới nhằm có thời giờ đối phó với người trên.
Còn Thiên Chúa, luôn luôn là người trên, đồng thời là Đấng “chậm giận và giàu
tình thương,” lại chấp nhận “phương án” hoãn binh, không phải như cơ hội cho con
người mưu tính, song là để chúng ta
nhận ra lòng thương xót của Ngài.
Thay vì trừng phạt ta “ở đây và
ngay lúc này,” Ngài lại kiên nhẫn đợi chờ. Ngài dành
cho chúng ta thời gian sửa đổi, nhận ra lỗi lầm của mình,
cũng như cảm nghiệm được ý muốn nhân từ của Ngài. Một khi nhận thức được thâm ý của Chúa, sự hoán cải đổi đời của ta sẽ có giá trị bền vững.
Mời Bạn: Bạn là người nóng
tính, thích thành công ngay hay là người kiên nhẫn? – là loại người thứ nhất, hãy học bài học trên từ Chúa
Giê-su, can đảm đấm ngực nhận ra lỗi lầm, đồng thời kiên trì
trong giáo dục mình và anh em.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ học mẫu gương kiên nhẫn của người làm vườn là Chúa
Giê-su, để rồi kiên trì hơn trong việc giáo dục, đào tạo người khác, nhất là với người thuộc
quyền mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa
Giê-su, xin cho con bắt chước Chúa,
luôn bao dung và nhẫn nại với những người tưởng chừng như không thể hoán cải. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Tìm trái mà không thấy (27.10.2018 – Thứ bảy Tuần 29 Thường niên)
Suy niệm:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo hai lần (cc. 3, 5).
“Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện đau thương chết choc
của một số người ở Galilê và Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.
“Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện đau thương chết choc
của một số người ở Galilê và Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.
Đơn giản sám hối là sinh trái.
Trái là điều ông chủ có ý nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ, không phải một năm, mà ba năm.
Trái là điều ông chủ có ý nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ, không phải một năm, mà ba năm.
“Vậy anh chặt nó đi,
để làm gì
cho hại đất” (c. 7).
Rõ ràng quyết định này không do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn, người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân. May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối, chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại niềm hy vọng.
Rõ ràng quyết định này không do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn, người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân. May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối, chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại niềm hy vọng.
Cuối cùng cây vả cằn cỗi này có ra trái
không, có bị chặt không?
Dụ ngôn không cho ta câu trả lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu, được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó đi!” (c. 9).
Dụ ngôn không cho ta câu trả lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu, được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó đi!” (c. 9).
Cầu nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong
bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng,
xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
để Chân lý cho con được tự do.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
27 THÁNG MƯỜI
Vinh Quang Của Việc Khiêm Tốn Phục Vụ Tha Nhân
Mối hiệp nhất do đức tin và
Phép Rửa phản chiếu đặc biệt vinh
quang của Thiên Chúa, vinh quang mà Thiên Chúa Cha từ đời đời đã ban
cho Chúa Con, vinh quang mà Ngài đã ban cho Chúa Con trên mặt đất này, nhất là khi
Ngài bị treo trên cây thập giá. Vì
thế, tiếng gọi chia sẻ vinh
quang này sẽ làm lan tỏa khát vọng hiệp nhất. Chúa
Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Con đã ban cho họ vinh
quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một, như chúng ta là một” (Ga
17,22).
Vậy đâu là vinh quang mà Chúa Cha đã ban cho Chúa Con? Đó là vinh
quang của việc phục vụ người khác
cách khiêm tốn, vinh quang của việc thi hành
thánh ý Cha trong mọi sự, vinh
quang tột đỉnh nơi thái độ tự do chấp nhận cái chết trên thập giá, nơi hy tế cứu chuộc hết thảy trần gian.
Vinh quang của Đức Kitô là như thế.
Đó cũng là con đường vinh quang được tiếp bước bởi các môn
đệ Đức Kitô. Phương thế tuyệt hảo nhất để tôn vinh
Thiên chúa là theo gương mẫu của Đức Giêsu, Đấng đã nói:
“Nếu ai muốn theo Tôi, hãy bỏ chính
mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Tôi” (Lc 9,23). Bất cứ ai tôn
vinh Thiên Chúa bằng cách này đều thông dự vào sự hiệp nhất của Thiên
Chúa và nên một với Ngài, như Chúa Cha và Chúa Con là một.
Hiệp nhất là một ân huệ của Thiên
Chúa, Đấng duy nhất trong Ba Ngôi thần linh. Ở đâu ân sủng này được đón nhận trong đức tin, ở đó sẽ có các
hoa quả của Thánh Thần: “Bác
ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm,
trung tín, hiền hoà và tiết độ” (Gl
5,22). Vâng, Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua những chia rẽ và tái
khám phá sự hiệp nhất trong
Ngài. Ngài ban cho chúng ta ánh sáng chân lý và ân sủng cần thiết để chúng ta
đổi mới tâm hồn. Ngài giải thoát ta
khỏi sự ngu muội, khỏi lầm lạc, và khỏi tội lỗi – khỏi tất cả những nguyên
do gây chia rẽ trong chính bản thân mình và trong các mối quan hệ với người khác.
Chúa Thánh Thần luôn ở gần những kẻ kêu cầu Ngài.
Ngài ban tặng chúng ta mối hiệp thông trọn vẹn với Thiên
Chúa và giúp chúng ta hoà giải với anh chị em mình.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên
tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong
Gia Đình
NGÀY 27/10
Ep 4, 7-16; Lc 13, 1-9.
LỜI SUY NIỆM: “Các ông tưởng mấy
người Galilê này phải chịu
số phận đó vì họ
tội lỗi hơn
mọi người Galilê
khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế
đâu; nhưng nếu
các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ
chết hết như
vậy”
Những biến cố và hoàn cảnh đau thương xãy ra nơi này hay nơi khác, cho người này hay người kia, đều là nhưng tiếng chuông,
tiếng còi báo động đánh thức cho
chính mỗi người trong chúng ta, chứ không phải là không
có liên quan đến bản thân mình.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con nhìn thấy những tai nạn, những thương tật, những đau khổ của người anh em,
như là một lời cảnh tỉnh cho
chúng con, và khi chúng con nhìn thấy hoàn cảnh của người anh em
thì biết cầu nguyện và cứu giúp, và
khi thấy mình đang còn nguyên vẹn thì biết cầu nguyện và tạ ơn Chúa.
Mạnh Phương
27 Tháng Mười
Bất Ngờ
Như một chuyện khó tin
mà có thật: đó là chuyện của một chàng
thanh niên Tây Ðức một mình lái
chiếc Cessna cánh quạt nhỏ, vượt qua hành
lang 400 dặm trên lãnh thổ Liên Xô,
rồi an toàn đáp xuống Quảng Trường Ðỏ, gần điện Cẩm Linh… Trước khi đáp
xuống vào lúc 7 giờ tối, phi cơ còn lượn 3 vòng
chung quanh mộ của chủ tịch Lênin.
Người thanh niên Tây Ðức tên là
Matthias Rust này đã điềm tĩnh bước ra khỏi phi cơ, ký sổ lưu niệm cho một số khách hiếu kỳ và
khâm phục. Sau đó, công an Liên Xô đã đến tóm cổ anh đưa đi mất.
Trong suốt một cuộc hành
trình dài, anh chỉ bị phi cơ tuần thám của Liên Xô
theo dõi mà không làm cản trở. Có thể họ cho phi cơ của anh định làm
chuyện kỳ lạ khác người cho nên
không bắt anh đáp xuống nửa đường. Phi cơ lại bay rất thấp cho nên
đã tránh được sự kiểm soát của các dàn
Radar. Dù sao đây cũng là một chuyện khó tin
chưa từng xảy ra trên
một lãnh thổ có một hệ thống phòng
thủ chặt chẽ như Liên Xô.
Sự thành công của chiếc phi cơ nhỏ này đã
khiến cho nhà cầm quyền Liên Xô
e ngại và giật mình về sự phòng thủ sơ sót của mình.
Sau một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính Trị, Tổng Trưởng Quốc Phòng và
Bộ Trưởng Không Quân đã bị cách chức. Trong
khi đó thì chủ tịch Gorbachov
lại nói một câu khôi hài như sau: “Chúng ta phải cám ơn anh chàng Tây Ðức này vì nhờ có anh ta
mà chúng ta mới cải tổ hệ thống phòng
thủ của chúng ta chặt chẽ và cẩn thận hơn”.
Nhiều người đã xem lời phát biểu trên đây
phản ánh tinh thần phục thiện và cởi mở của chủ tịch
Gorbachov.
Sự thành công của chàng thanh niên Matthias Rust
khi đáp xuống Quảng trường Ðỏ có thể được xem như một tai nạn trong hệ thống phòng
thủ của Liên Xô.
Tai nạn là một bất ngờ mà con người không
bao giờ lường trước được… Không
ai học được chữ ngờ trong cuộc sống. Có một cái gì
đó luôn ở ngoài tầm tay, ở ngoài khả năng của con người. Bài học thông thường nhất mà ai
cũng có thể học được từ một tai nạn: đó là không
ai làm chủ được chính sự sống của mình.
Người Kitô luôn được mời gọi để tìm ra ý
nghĩa của các biến cố. Biến cố nào xảy đến trong cuộc sống cũng là
một lời ngỏ của Thiên
Chúa đối với con người. Ngài nhắc nhở cho con
người biết rằng Chủ Tế của sự sống chính
là Ngài. Ngài kêu mời con người luôn sẵn sàng để đến với Ngài
trong cuộc gặp gỡ tối hậu. Ngài
cho con người thấy những giới hạn của mình để biết hướng về Ngài với tất cả tin tưởng phó
thác.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét