13/11/2014
Thứ Năm Tuần XXXII
Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI
ĐỌC I: Plm 7-20
"Xin anh tiếp nhận nó không phải như một người nô lệ, nhưng như một
người anh em rất thân mến".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Philêmon.
Anh
thân mến, tôi rất đỗi vui mừng và an ủi, vì lòng bác ái của anh, vì hỡi anh, nhờ
anh mà tâm hồn các thánh được hài lòng.
Bởi
đó, dầu trong Đức Giêsu Kitô, tôi có đủ quyền để truyền cho anh điều phải lẽ,
nhưng tôi thà nại vào đức bác ái mà nài xin anh thì hơn, vì anh cũng như tôi.
Phaolô già nua, và hiện đang bị cầm tù vì Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh cho
Ônêsimô, đứa con tôi đã sinh ra trong xiềng xích. Xưa kia nó là người vô ích
cho anh, nhưng hiện nay, nó lại hữu ích cho cả anh và tôi nữa, tôi trao lại cho
anh. Phần anh, anh hãy đón nhận nó như ruột thịt của tôi.
Tôi
cũng muốn giữ nó lại để thay anh mà giúp đỡ tôi trong lúc tôi bị xiềng xích vì
Tin Mừng. Nhưng vì chưa biết ý anh, nên tôi không muốn làm gì, để việc nghĩa
anh làm là một việc tự ý, chứ không vì ép buộc. Vì biết đâu nó xa anh một thời
gian để rồi anh sẽ tiếp nhận nó muôn đời, không phải như một người nô lệ, nhưng
thay vì nô lệ, thì như một người anh em rất thân mến, đặc biệt đối với tôi, huống
chi là đối với anh, về phần xác cũng như trong Chúa.
Vậy
nếu anh nhận tôi là bạn hữu, thì xin anh hãy đón nhận nó như chính mình tôi vậy.
Nếu nó đã làm thiệt hại cho anh điều gì, hay mắc nợ anh, xin anh hãy tính vào sổ
của tôi. Chính tôi là Phaolô đây, tôi tự tay viết là tôi sẽ thanh toán, trừ phi
tôi kể ra cho anh hay rằng chính anh mắc món nợ với tôi. Hỡi anh, thật thế. Nhờ
anh tôi sẽ được hân hoan trong Chúa: anh hãy làm cho tôi được thoả lòng trong
Chúa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Đáp:
Phúc thay con người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ (c. 5a).
Xướng:
1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được
cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Đáp.
2)
Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng
khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những
khách kiều cư. - Đáp.
3)
Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác
nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Đức Thiên Chúa của người sẽ
làm vua tự đời này sang đời khác. - Đáp.
ALLELUIA:
2 Tx 2, 14
Alleluia,
alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được
chiếm lấy vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 17, 20-25
"Nước Thiên Chúa ở giữa các ông".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến",
thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan
sát, và người ta sẽ không nói được: 'Này nước trời ở đây hay ở kia'. Vì nước
Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ
có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người
ta sẽ bảo các con: 'Này Người ở đây và này Người ở kia', các con chớ đi đến và
đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế
nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người
phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Sống sung mãn giây phút hiện tại
Hiện
nay, con số các nhóm khủng bố có mầu sắc tôn giáo đang gia tăng đáng kể. Năm
1968, không có hoạt động khủng bố nào liên hệ đến tôn giáo, nhưng ngày nay có rất
nhiều nhóm tự xưng là Kitô giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, Hồi giáo. Mẫu số chung
của các nhóm này là niềm tin vào một ngày thế mạt, họ chủ trương bạo động, vì
tin rằng nhờ cuộc chiến tranh ở qui mô thế giới, hay nhờ một thiên tai nào đó,
họ sẽ được đưa vào Thiên Ðàng. Các giáo phái mong mỏi ngày thế mạt đã khởi sắc
tại Hoa Kỳ từ thế kỷ 19 và hiện nay vẫn còn thu hút nhiều tín đồ. Tuy nhiên mới
đây một số đã cáo chung vì bạo động: cách đây vài năm, một giáo phái tại Nam
Hàn đã lôi kéo nhiều tín đồ đến chỗ tự vẫn và đã tự giải tán, vì ngày thế mạt họ
chờ đợi đã không đến. Vụ phun hơi ngạt do giáo phái "Chân Lý Tối Thượng"
chủ trương tại Nhật Bản dạo tháng 3/1995 cũng cho thấy sự khởi sắc bất ngờ của
niềm tin vào ngày thế mạt nơi người Nhật bản.
Tin
vào ngày thế mạt, tức ngày Chúa lại đến trong vinh quang cũng là một trong những
điểm nòng cốt của Kitô giáo. Hàng ngày, trong Thánh Lễ, Giáo Hội không ngừng nhắc
nhở các tín hữu khi tuyên xưng: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa
chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến".
"Chúa lại đến", đó là niềm xác tín của người Kitô hữu. Tuy nhiên, ngày
đó có phải là năm 2000, năm 3000 hay một thời điểm nhất định nào không? Cái bí ẩn
ấy không bao giờ được vén mở. Chúa Giêsu loan báo Ngài sẽ trở lại, nhưng không
cho biết ngày giờ nào.
Chính
vì tính cách bất ngờ của Ngày Chúa Ðến, các tín hữu phải luôn tỉnh thức. Tỉnh
thức có nghĩa là dấn thân tích cực trong giây phút hiện tại, chứ không phải là
ăn không ngồi rồi mà chờ đợi. Ðó cũng là giáo huấn của Chúa Giêsu mỗi khi Ngài
nói đến Nước Thiên Chúa thời cánh chung: Nước Thiên Chúa sẽ thành tựu ở một thời
điểm mà không ai biết trước được vào ngày Con Người sẽ quang lâm. Một trong những
nét cao cả của con người chính là khả năng vượt qua thời gian, chỉ con người mới
có thể hồi tưởng quá khứ và dự phóng tương lai, chỉ con người mới có khát vọng
được trường sinh bất tử. Thiên Chúa quả thực đã đặt để trong lòng con người hạt
giống của sự sống vĩnh cửu, hạt giống ấy chỉ có thể nẩy mầm trên thửa đất của
hiện tại mà thôi: không thể đi vào vĩnh cửu mà không bước qua hiện tại, không
thể yêu mến vĩnh cửu mà lại khước từ hiện tại.
Qua
cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã vạch ra cho con người đường đi vào vĩnh cửu,
đó là sống sung mãn trong từng giây phút hiện tại. Chính trong cuộc sống mỗi
ngày mà con người phải tìm kiếm và xây dựng những giá trị vĩnh cửu. Sống như thế
là sống tỉnh thức theo tinh thần mà Chúa Giêsu hằng nhắc nhở trong Tin Mừng của
Ngài; sống như thế, con người mới có thể nhận ra ý nghĩa của cuộc sống. Một cuộc
sống có đáng sống và có ý nghĩa hay không, là tùy ở thái độ trân trọng và tích
cực của con người đối với mỗi giây phút hiện tại.
Nguyện
xin Chúa ban thêm niềm tin để chúng ta không ngừng đón nhận Chúa qua từng biến
cố và gặp gỡ mỗi ngày.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 32 TN2
Bài đọc: Phm 7-20; Lk
17:20-25.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những dấu chỉ để nhận
ra Triều Đại của Thiên Chúa trong tâm hồn.
Con
người thường phán xét theo những gì họ xem thấy bên ngòai. Họ muốn dùng những
tiêu chuẩn bên ngòai để xác định khi nào Đấng Thiên Sai và khi nào Ngày Phán
Xét tới. Khác với con người, Thiên Chúa phán xét theo những gì Ngài thấy bên
trong. Ngài mời gọi con người nhìn sâu vào tâm hồn bên trong, để nhận ra những
tiêu chuẩn của Nước Trời. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô cố gắng thuyết phục
Philemon nhận lại người nô lệ của ông đã lỡ dại trốn đi. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu cho biết để nhận ra triều đại của Thiên Chúa đến hay chưa, con người
không thể dựa vào những sự kiện bên ngòai, nhưng phải dựa vào những thay đổi
trong tâm hồn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Phải lấy tình bác ái mà đối xử với nhau.
Thư
Thánh Phaolô gởi cho Philemon, cộng sự viên của ngài, chỉ vỏn vẹn trong hai
trang và liên quan chỉ một vấn đề chính: Ngài xin ông nhận lại người nô lệ,
Oneximo, đã trót dại bỏ trốn qua Roma tìm tự do. Nhiều người đã so sánh việc
Phaolô bầu cử cho Oneximo như việc Chúa Giêsu bầu cử cho con người trước tòa
Thiên Chúa. Đức bác ái của Kitô Giáo được nhấn mạnh trong tòan thể thư này:
(1)
Thánh Phaolô khen đức bác ái của Philemon: Ngay từ đầu thư, Phaolô đã đề cao đức bác ái của Philemon:
“Thật thế, tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi
vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi.”
(2)
Ngài nhân danh đức bác ái xin Philemon làm cho Ngài một chuyện: nhận lại Oneximo.
Theo luật của Roma thời đó, người chủ có tòan quyền trên nô lệ của mình. Nếu
người nô lệ trốn đi và bị chủ bắt lại, anh có thể bị chủ giết chết. Thánh
Phaolô rất hiểu tâm lý: Con người không thích bị bắt buộc phải làm, nhưng muốn
có tự do để quyết định, nên Ngài nói với Philemon: “Mặc dầu nhờ kết hợp với Đức
Kitô, tôi có đủ mạnh dạn để truyền cho anh làm điều anh phải làm; nhưng tôi
thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phaolô, một
người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Kitô Giêsu.”
(3)
Thánh Phaolô đối xử bác ái với Oneximo: Ngài không coi anh như một người nô lệ nhưng như một
người con ruột thịt. Ngài nói với Philemon: “Tôi van xin anh cho đứa con của
tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Oneximo, kẻ xưa kia đối
với anh là vô dụng, thì nay đã thành người hữu ích cho cả anh lẫn tôi, tôi xin
gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi.”
(4)
Thánh Phaolô quan tâm đến người khác nhiều hơn mình: Mặc dù ngài muốn giữ
Oneximo ở lại để giúp đỡ ngài trong lúc già yếu và tù đày, nhưng Oneximo thuộc
về Philemon; vì thế chỉ Philemon mới có quyền quyết định: “Phần tôi, tôi cũng
muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng
xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của
anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tự nguyện.”
(5)
Thánh Phaolô khuyên Philemon nên đối xử tốt với Oneximo: không phải như một
người nô lệ nữa, mà như một người anh em trong gia đình và trong Chúa: “Nó đã
xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải
được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh
em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến
hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa.”
(6)
Thánh Phaolô coi việc tiếp nhận Oneximo là tiếp nhận chính ngài: “Vậy, nếu anh coi
tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi.” Và
Ngài xin Philemon cho ngài được hưởng ân huệ này nhờ Đức Kitô: “Xin anh cho tôi
được hưởng niềm vui đó trong Chúa. Anh hãy làm cho lòng trí tôi được phấn khởi
trong Đức Kitô.”
2/
Phúc Âm:
Triều Đại của Thiên Chúa đang ở giữa các ông.
2.1/
Khi nào triều đại của Thiên Chúa đến? Các động từ chính liên quan đến “triều đại của
Thiên Chúa” trong câu 21 và 22 đều được dùng ở thời hiện tại. Điều này chứng tỏ
Thánh Luca muốn phân biệt triều đại của Thiên Chúa đến trong trần gian với Ngày
Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai trong 4 câu kế tiếp. Triều đại của Thiên Chúa đã đến
trong trần gian, nhưng để nhận ra con người không thể:
-
dựa vào những dấu chỉ bên ngòai như lời Chúa Giêsu tuyên bố: “Triều Đại Thiên
Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: Ở
đây này! hay Ở kia kìa!” nhưng phải nhận ra nhờ những dấu chỉ bên trong như đức
tin vào Thiên Chúa, sống bác ái với mọi người.
-
triều đại của Thiên Chúa đang ở giữa (hiện tại) các ông: Chúa Kitô là Đấng
Thiên Sai của Thiên Chúa. Nhận ra Đức Kitô và tin vào Ngài là dấu hiệu Triều Đại
của Thiên Chúa đã đến trong lòng mỗi tín hữu.
2.2/
Khi nào Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai? Các động từ chính của cả 3 câu 22, 23, 24 đều được
dùng ở thời tương lai. Câu 25 là lời tiên tri: Chúa Giêsu báo trước những gì sắp
xảy ra cho Ngài trong tương lai gần. Về Ngày Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ hai:
-
Không ai biết được thời gian: “Vì thế, khi người ta sẽ bảo anh em: Người ở kia
kìa! hay Người ở đây này! Anh em đừng đi, đừng chạy theo.”
-
Không ai biết được nơi chốn: “Vì như ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời
này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong Ngày của
Người.”
-
Các môn đệ biết những gì sắp xảy ra cho Chúa Giêsu trong tương lai gần: “Nhưng
trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ.” Khi chứng kiến
những sự kiện này, các môn đệ sẽ biết triều đại của Thiên Chúa đã đến trong thế
gian. Sau đó, Chúa Giêsu sẽ được cất đi khỏi các ông. Lúc đó, các ông sẽ mong sống
lại những ngày với Chúa Giêsu, nhưng không còn nữa: “Sẽ đến thời anh em mong ước
được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta có thể nhận ra Triều Đại của Thiên Chúa đã đến với chúng ta bằng niềm
tin của chúng ta vào Đức Kitô, biểu lộ qua việc bác ái chúng ta đối xử với những
người chung quanh, nhất là những người kém may mắn, như Phaolô khuyên Philemon
đối xử với Onesimo, người nô lệ.
-
Triều đại của Thiên Chúa đến không từ bên ngòai để chúng ta có thể nhận ra như
những vương quốc của trần gian; nhưng chúng ta có thể nhận ra triều đại của
Thiên Chúa đã đến trong tâm hồn nhờ vào những dấu chỉ bên trong như ăn năn xám
hối, tin vào Đức Kitô, và sống bác ái với mọi người.
-
Về Ngày Chúa đến lần hai, Chúa Giêsu đã nói rõ: Chắc chắn Ngày đó sẽ xảy ra,
nhưng không ai biết được thời gian và nơi chốn. Vì thế, đừng tiên đóan hay tin
ai cho biết về Ngày đó. Tốt hơn, chúng ta nên chuẩn bị và sẵn sàng chờ đợi.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
13/11/14 THỨ NĂM TUẦN
32 TN
Lc 17,20-25
Lc 17,20-25
Suy niệm: Nhà
thần học nổi tiếng Teilhard de Chardin gồm tóm suy tư của mình trong ba tiếng:
“Đăng
giả hội” (những
gì vươn lên cao thì sẽ tụ hội với nhau). Nếu vậy, thì đỉnh vươn cao nhất của
nhân loại là được Kitô hoá,
nghĩa là mọi con người sống với Cha trong tâm tình con thảo của Đức Ki-tô, và
tụ hội nơi Chúa Ki-tô, vua vũ trụ. Thế nhưng, trước khi đến ngày quang lâm với
ánh chớp chói loà còn sáng chói hơn cả triệu triệu đèn pha hay bom nguyên tử
ấy, thì Đức Ki-tô phải chấp nhận bị dìm trong tăm tối: tăm tối của Vườn Dầu,
tăm tối của khổ hình thập giá, tăm tối của mồ đá… và hôm nay tăm tối nơi những
người nghèo đói, đau khổ, bị bách hại vì sống cho niềm tin, cho chân lý…
Mời Bạn: Ghi
nhớ một nguyên lý ngàn đời: có đau khổ vì chân lý mới đạt được vinh quang, có
qua thập giá vì Nước Trời mới đạt được phục sinh vinh hiển. Bạn có sẵn sàng
chấp nhận không?
Chia sẻ: Tôi
(nhóm của tôi) sẽ làm gì trong tháng 11 này để làm cho Nước Chúa được mở rộng
hơn?
Sống Lời Chúa: Tôi
vui lòng đón nhận những hy sinh, vất vả do bổn phận mỗi ngày của mình để được
hạnh phúc Nước Trời với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cảm tạ Chúa đã chọn chúng con làm môn đệ
Chúa. Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa xây dựng một thế giới yêu thương
và công bằng, vui tươi và hạnh phúc, để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn
vẹn cho mọi người và cho cả vũ trụ. Amen.
(Rabbouni)
Nước Thiên Chúa
Chúng ta không chỉ cầu xin cho Nước Cha trị đến
(Mt 6, 10). Chúng ta biết mình được mời gọi để xây dựng Nước đó trên trần gian.
Suy niệm:
Từ sau khi dân Israel định
cư ở đất Canaan,
Thiên Chúa được họ coi như
một vị Vua cai trị mọi dân tộc.
Đặc biệt Ngài là Vua ngự
giữa dân Israel để lãnh đạo và chăm sóc họ.
Các vị vua trần thế đã xuất
hiện trong dòng lịch sử của Israel
như những người phục vụ cho
Đức Vua, cho Nước Thiên Chúa.
Tiếc thay có những vị vua đã
không làm tròn sứ mạng.
Trải qua bao triều vua của
nước Israel, bao thịnh suy của đất nước,
từ sau khi lưu đầy trở về,
dân chúng chỉ còn biết chờ một Đấng Mêsia.
Họ tin Đấng ấy sẽ khai mở
Nước Thiên Chúa.
“Nước Thiên Chúa đang ở giữa
các ông” (c. 21).
Đức Giêsu đã nói với các ông
Pharisêu như vậy
khi họ hỏi Ngài khi nào Nước
Thiên Chúa đến.
Nước ấy không đến một cách
lộ liễu ở đây hay ở kia để kiểm tra (c. 20).
Người Pharisêu không nhận ra
Nước ấy đang ở giữa họ.
Chỉ ai biết nhìn, mới nhận
ra Nước ấy đang hiện diện và hoạt động
nơi lời giảng và các phép lạ
của Đức Giêsu.
Khi bệnh được khỏi, khi quỷ
bị trừ, khi tội được tha,
khi con người biết hoán cải
để sống những đòi hỏi của Đức Giêsu,
khi ấy Nước Thiên Chúa có
mặt và tăng trưởng.
Đức Giêsu đã khai mở Nước
Thiên Chúa.
Và Nước đó vẫn lớn lên từ từ
qua dòng thời gian.
Như hạt giống được gieo
trong đất, đêm hay ngày cũng cứ lớn lên,
như chút men làm dậy khối
bột, như hạt cải thành cây cao rợp bóng,
Nước Thiên Chúa cũng cần
thời gian để đạt đến chỗ viên mãn.
Hai ngàn năm trôi qua, Nước
Thiên Chúa đã lớn lên về mọi mặt.
Nhưng Kitô hữu chúng ta vẫn
thấy còn nhiều điều phải làm
để Nước đó được nhìn nhận
bởi gần 7 tỷ người trên trái đất.
Ngày nào thế giới còn chiến
tranh, bạo động, còn áp bức, bất công,
ngày nào nhân loại còn bệnh
tật đói nghèo, còn nô lệ cho vật chất,
ngày ấy Nước Thiên Chúa chưa
ngự trị trên địa cầu.
Nơi nào công lý và hòa bình,
khoan dung và nhân hậu,
chi phối trái tim và cách
hành xử giữa người với người,
nơi đó Nước Thiên Chúa đã
đến gần hơn.
Chúng ta không chỉ cầu xin
cho Nước Cha trị đến (Mt 6, 10).
Chúng ta biết mình được mời
gọi để xây dựng Nước đó trên trần gian.
Để chuẩn bị cho Ngày Chúa
Giêsu trở lại trong vinh quang,
chúng ta còn bề bộn công
việc phải làm.
Ngài phải có chỗ trong lòng
dân tộc, giữa thế kỷ hai mươi mốt.
Nhưng trước hết Ngài phải có
chỗ trong lòng chúng ta.
Xin được đón lấy Nước Thiên
Chúa như trẻ thơ, như người nghèo tay trắng.
Xin được quảng đại bán tất
cả để mua viên ngọc quý là Nước Trời.
Xin được chia sẻ cho Giêsu
nơi những người anh em bé nhỏ nhất.
Vì Nước Thiên Chúa là một
tiệc vui quy tụ mọi người từ bốn phương,
xin được mở rộng vòng tay từ
bây giờ để ôm lấy cả thế giới.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:
Con mơ ước tài nguyên của cả
trái đất này
là thuộc về mọi người, mọi
dân tộc.
Con mơ ước
không còn những Ladarô đói
ngồi ngoài cổng,
bên trong là người giàu yến
tiệc linh đình.
Con mơ ước mọi người đều có
việc làm tốt đẹp,
không còn những cô gái đứng
đường
hay những người ăn xin.
Con mơ ước
những ngưòi thợ được hưởng
lương xứng đáng,
các ông chủ coi công nhân
như anh em.
Con mơ ước
tiếng cười trẻ thơ đầy ắp
các gia đình,
các công viên và bãi biển
đầy người đi nghỉ.
Lạy Chúa của con,
con ước mơ một thế giới đầy
màu xanh,
xanh của rừng, xanh của
trời, xanh của biển,
và xanh của bao niềm hy vọng
nơi lòng những ai ham sống
và ham dựng xây.
Nếu Chúa đã gieo vào lòng
con những ước mơ,
thì xin giúp con thực hiện
những ước mơ đó.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
13
THÁNG MƯỜI MỘT
Bảo
Vệ Quyền Của Phụ Nữ Tại Môi Trường Lao Động
Trong
thời đại chúng ta, vấn đề bình đẳng nam nữ đang được giải quyết, ít nhất về mặt
pháp lý, bằng những đạo luật nhìn nhận sự bình đẳng nam nữ tại môi trường làm
việc. Tuy nhiên, như Thông Điệp Pacem in terris ghi nhận, chúng ta phải đảm bảo
cho phụ nữ “quyền có các điều kiện làm việc phù hợp với các yêu cầu và các bổn
phận của họ trong tư cách là vợ và là mẹ”. Chúng ta phải xây dựng một xã hội
trong đó phụ nữ có thời giờ để nuôi dạy con cái mình – là những nhà xây dựng và
những nhà kiến thiết tương lai. Giáo Hội rất ý thức nhu cầu này, như tôi đã nói
tại một hội nghị Thượng Hội Đồng giám mục trước đây: “Gia đình phải được sống
cách xứng đáng ngay cả khi người mẹ không thể cống hiến hoàn toàn cho gia
đình.” Điều này không có nghĩa rằng phải khai trừ phụ nữ ra khỏi thế giới lao động
làm ăn hay ra khỏi những hoạt động công cộng ngoài xã hội.
‘Sự
thăng tiến đích thực của phụ nữ đòi hỏi rằng công việc làm phải được tổ chức
sao cho họ không bị bắt buộc phải trả giá cho sự tiến thân bằng việc bỏ mất ơn
gọi chuyên biệt của họ trong gia đình. Bởi vì phụ nữ có một vai trò không thể
thay thế được, đó là vai trò làm mẹ” (LE 19).
Đó
là giáo huấn của Giáo Hội. Trong một xã hội mong muốn có sự công bằng và nhân đạo,
thì những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân vị con người phải chiếm chỗ nhất
trong bậc thang các giá trị. Chúng ta phải bảo vệ những nhu cầu này và nêu cao tầm
quan trọng của nhân vị con người trong các gia đình chúng ta. Chúng ta không được
phép quên phẩm giá của vai trò làm mẹ và tầm quan trọng của công việc nuôi dạy
con cái.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
13-11
Plm
7-20; Lc 17, 20-25.
LỜI
SUY NIỆM: “Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều
có thể quan sát được.”
Người
Do-thái mãi trông đợi triều đại của Thiên Chúa đến, và người ta cứ chờ đợi, vì
người ta chỉ quan sát theo chủ quan của họ. Gioan Tẩy Giả cũng như Chúa Giêsu đều
loan báo triều đại Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ, nhưng rồi họ vẫn chối bỏ
không nghe. Một lần nữa Chúa Giêsu mạc khải cho biết: Triều Đại Thiên Chúa thể
hiện nơi Người, Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa. Ai tin vào Người, thì
được cứu rỗi, được sống lại và được ở trong Nước Thiên Chúa. Chứ triều Đại
Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát đươc. Tất cả ơn ban của Thiên
Chúa và tất cả mầu nhiệm về Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ, nhưng các người
đã không tin.
Lạy
Chúa Giêsu, Triều đại của Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt và trong đời sống
của chúng con, xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con tin điều này mà
sống cho xứng đáng trước mặt Chúa và người đời.
Mạnh
Phương
13
Tháng Mười Một
Ánh Mắt Mẹ Tôi
Paul
Nagai, một bác sĩ người Nhật, từ sau quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, đã
trở thành con người bất hủ, vì sự tận tụy và tấm lòng hy sinh vô bờ bến của
ông. Từ vô thần, ông đã trở thành người có niềm tin. Ông đã giải thích như sau:
"Trong
kỳ nghỉ mùa xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai y khoa, mẹ tôi trúng phong.
Tôi hối hả chạy đến đầu giường của người. Trong cơn hấp hối, người nhìn tôi và
thở ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt người mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã
thương tôi đến cùng, cặp mắt này đã nói với tôi một cách rõ rệt rằng: cho dù
khuất núi, người vẫn ở bên tôi luôn mãi... Tôi không tin gì ở sự hiện hữu của
linh hồn. Bỗng nhiên, trong ánh mắt của mẹ tôi, tôi đã nhìn thấy linh hồn của
người... Từ đó, con người tôi đổi hẳn, tôi tin rằng mẹ tôi, người đã sinh ra
tôi, đã yêu thương tôi, không thể bị tiêu diệt hoàn toàn sau cái chết".
Chúng
ta có một linh hồn bất tử. Ðó là nền tảng của phẩm giá con người. Nếu sinh ra,
sớm nở tối tàn như bông hoa đồng nội và cuối cùng trở về với cái không vô tận,
thì đâu là giá trị của con người?...
Chúng
ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta mang trong mình ánh lửa của
Vĩnh Cửu, cho dù thân xác này có hư nát đi, chúng ta vẫn tiếp tục cuộc sống mai
hậu. Ðó là cùng đích của
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét