02/11/2014
Chúa Nhật 31 Quanh Năm Năm A
(phần II)
GLPÂ CHÚA NHẬT LỄ CÁC LINH HỒN
GLPÂ CHÚA
NHẬT LỄ CÁC LINH HỒN
Sách Ai Ca 3.17-26; ; Thư I của Thánh Phaolô tông
đồ gửi tín hữu Côrintô 15.51-57
và Phúc Âm Thánh Matthêô 11.25-30
I. Giáo Huấn P.Â.:
Có sự sống lại trong ngày sau hết.
Muốn có sự sống muôn đời phải “thấy Người Con và
tin vào Người con!”
II. Vấn nạn P.Â.
Sách Gióp: Ông Gióp, nhân vật chính trong quyển sách là một thủ lãnh vùng
Êđôm. Eđom nằm phía Nam Giudea và Biển Chết bây giờ. Edom có nghĩa là đỏ.
Tên gọi Esau có nghĩa toàn màu đỏ. Esau là con của tổ phục Isaac. Người Edom
vẫn cho mình là con cháu của Esau. Chắc chắn nhân vật Gióp không là tác giả,
nhưng đó là một người Giudea vì Ông biết rõ những ngơn sứ Israel, nhất là
Gieremia. Hơn nữa, qua tác phẩm chúng ta nghĩ đến tác giả là một người trí thức
và có chiều sâu nội tâm khi có những suy tư về những đau khổ cuộc đồi mà nhân
vật Gióp được trình bày.
Thời gian biên soạn: Chỉ ước đoán vào khoảng thế kỷ thứ sáu và thứ tư trước
Công Nguyên, tức sau thời lưu đày Babylon, người Do Thái trở về quê hương, họ
mất tất cả: đền thờ không còn, quê hương điêu tàn…Họ ngồi trên đống tro tán của
đổ nát mà than thân trách phận… Nhưng Ông Gióp vẫn tin là Thiên Chúa sẽ khôi
phục và cứu giúp những ai trung thành với Ngài.
Sách Gióp thuộc loại giáo huấn được biên soạn như thi ca và trình bày theo kiểu
đối thoại hay tranh luận về sự thưởng phạt. Trước mắt mọi người Ông Gióp như
người bị Chúa phạt, vì ông bị người thân nguyền rũa và bỏ rơi, mất cả tài sản
và cả th6an thể cũng bị ghẻ chốc đau đớn…. Nhưng Ông vẫn một lòng tin Chúa là
Đấng Công bình. Thật vậy, Chúa không có phạt Gióp, nhưng Chúa có cách của Chúa
để thực thi ý Ngài. Điều nầy làm con người hiểu Chúa bất công với người công
chính, khi họ bị tai nạn.
Tại sao có cái chết đến trần gian?
Đó là hậu quả của nguyên tội: “Với người đàn bà, Chúa phán :
"Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén ; ngươi sẽ
phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị
ngươi." Với con người, Chúa phán : "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn
trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng : ' Ngươi đừng ăn nó , nên đất đai bị
nguyền rủa vì ngươi ; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm
được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn
cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về
với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với
bụi đất."
Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt câu hỏi: Nếu không có tội Ađam thì thế nào? Đàn
bà sinh con không đau đớn chăng? Không phải làm lụng vất vả chăng? Không phải
chết chăng? Thật sự không có gì khác nhau giữ hậu quả của nguyên tội. Tuy
nhiên, Kinh Thánh chỉ muốn liệt kê những bất hạnh mà nếu không có tội thì không
mang ý nghĩa xấu cho con người. Thí dụ, Ông bà trần truồng, nhưng khi phạm tội
mới thấy xấu hỗ vì sự trần truống. Mang nặng đẻ đau, nhưng sau khi phạm tội thì
điều đó thành khổ đau.
Đó
là định luật thiên nhiên? Thiên nhiên cho chúng ta biết: Tạo vật, đã có
sinh là có tử, đã có bắt đấu thì phải có kết thúc. Chỉ có Chúa, không là tạo
vật mà là Đấng Hóa Công nên Ngài ra ngoài định luật. Ngài là Alpha và Omega, là
Thủy-Chung. Nơi Ngài là một vòng tròn: Không có bắt đầu và không có kết thúc.
Giáo
lý Công Giáo về luyện ngục: Công đồng Trentô đã ban hành một sắc lệnh về
luyện ngục năm 1563 như sau: Giáo Hội Công Giáo, dưới sự hướng dẫn của Chúa
Thánh Thần, thể theo Kinh Thánh và Truyền Thống cổ xưa của các Giáo Phụ, đã dạy
trong các thánh công đồng, và mới đây trong công đồng này, rằng có một luyện
ngục, rằng các linh hồn bị giam cầm trong đó được giúp đỡ nhờ những công tác chuyển
cầu (suffragia) của các tín hữu, và đặc biệt nhờ cuộc tế lễ trên bàn thờ rất
đáng được Thiên Chúa chấp nhận. Vì thế, công đồng thánh này truyền cho các giám
mục cố gắng hết mình để giáo lý vững vàng về luyện ngục, đã từng được các thánh
Giáo Phụ và công đồng truyền đạt, thì cũng được các tín hữu tin nhận, được mọi
người khắp nơi trung thành nắm giữ, dạy lại và rao giảng (Ðức tin Kitô giáo,
687)
Bài Giáo Lý 19 về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô
ngày 1.11.2013 về Các Thánh Cùng Thông Công. Đức Thánh Cha dạy : “Có một sự
liên hệ sâu xa và bất khả phân ly giữa những người vẫn còn lữ hành trên thế
gian này – trong đó có chúng ta – và những người đã bước qua ngưỡng cửa sự chết
mà vào cõi đời đời. Tất cả những người đã được Rửa Tội ở đây dưới tràn
gian, các linh hồn trong Luyện Ngục và tất cả các Thánh đang ở trên Thiên Đàng
hợp thành một gia đình vĩ đại. Sự hiệp thông giữa đất và Trời được thực
hiện đặc biệt là trong kinh nguyện chuyển cầu”
III. Thực hành P.Â.:
Xin lễ: Yêu cầu linh mục dâng thánh lễ theo ý mình xin. Đó là việc làm
rất tốt và rất đáng khuyến khích. Ở Việt Nam, vì linh mục không có lãnh lương,
nhưng sống nhờ xin lễ. Nên giáo dân có dịp để giúp linh mục qua việc xin lễ.
Các linh mục bên Việt Nam nhiều khi có nếp sống vật chất khá thoải mái nhờ lòng
hiếu thảo của con cái mình.
Linh mục ở Bắc Mỹ và Âu Châu phần nhiều được trả
lương tháng. Nên việc xin lễ không dồi dào lắm, có nhiều khi không có ý lễ và
bỗng lễ. Cũng có thể vì không có lễ xin nên Giáo Hội mới có quyết định trả
lương cho linh mục chăng.
Dù sống bên Việt Nam hay ngoại quốc, truyền thống
người công giáo Việt Nam là nên xin lễ, nhất là tháng 11 cầu cho các linh hồn.
Hiện tại giá bỗng lễ là $10. Tuy nhiên chúng ta có thể cho nhiều hơn hay nếu
chúng ta không có tiền, chúng ta vẫn có quyền yêu cầu linh mục dâng lễ cho
chúng ta.
Có nhiều thắc mắc liên quan đến việc xin lễ khi
có những cộng đoàn công giáo có quá nhiều lễ xin trong chỉ một ngày Chúa Nhật.
Cách chung, theo Giáo Luật thì: Một linh mục/Một ý lễ/Một bỗng lễ/ cho một
ngày. Tất cả những lễ xin còn lại,phải chuyển giáo cho bản quyền địa phương.
Tuy nhiên: Sự việc thường xảy ra không đúng luật
hay sai luật. Người viết không có thẩm quyền để điều chỉnh sự sai sót nầy. Chỉ
nên biết một điều là theo Giáo Luật điểu 945 và 948, những ai lây tiền nhiều
hơn lễ một ngày là sai, những ai gộp chung nhiều lễ vô một là sai, những ai đã
dùng tiền lễ mà chưa dâng lễ là có tội trọng….
Người chết hiện về, có thật không? Có thật vì
Chúa cho phép. Hãy đọc chuyện nầy:
Trích sách 1 Sa-mu-en, 28.3-25; 31.1-13
Tiên tri Samuel hiện về báo trước vua Saun sẽ bị
chết trận. Sao-lê nhận biết đó là Sa-mu-en và ông sấp mặt xuống đất bái chào.
Lúc ấy, tiếng Sa-mu-en huyền bí vang lên :
- Sao ngươi quấy nhiễu ta ? Gọi ta lên làm gì ?
- Tôi lâm phải thế rất ngặt nghèo : quân
Phi-li-tinh giao chiến với tôi, mà Thiên Chúa thì đã rời bỏ tôi ; nên tôi phải
kêu ngài lên. Xin ngài cho tôi biết phải làm gì ?
Sa-mu-en nói :
- Thỉnh ý ta làm chi ? Quá muộn rồi ! Thiên Chúa
đã từ bỏ ngươi. Điều Thiên Chúa đã sai ta báo cho ngươi trước kia, nay sẽ xảy
đến. Thiên Chúa đã giựt vương quyền ra khỏi tay ngươi, mà ban cho Đa-vít ; vì
ngươi đã bất tuân, chẳng vâng theo lệnh Người. Đây là giờ đền tội : Thiên Chúa
sẽ phó nộp dân Israen làm mồi cho địch quân chém giết tan tành. Còn ngươi, ngày
mai, ngươi và ba đứa con của ngươi sẽ theo ta về âm phủ !
Vừa nghe xong, Sao-lê kinh khiếp, ngã sóng sượt
trên đất, bất tỉnh... Mãi lâu sau, ông gượng chỗi dậy về doanh trại.
Ngày hôm sau, quả thật Israen đại bại. Quân
Phi-li-tinh đuổi theo Sao-lê, ông run lên vì sợ. Sao-lê nói với người hiệp sĩ
theo hầu:
- Ngươi tuốt gươm đâm chết ta đi ! Đừng để quân
ngoại đụng đến ta mà ngạo nghễ !
Nhưng hiệp sĩ sợ không dám tra tay. Sao-lê đành
tự rút gươm mình, quay ngược mũi và gieo mình lên trên. Mũi gươm xuyên từ ngực
ra sau lưng.
Lm Phêrô
Trần Thế Tuyên
Suy Niệm
& Sống Tháng Các Linh Hồn
(Suy
niệm của Lm. Gioan B. Nguyễn Đình Lưu)
“Con
hãy nhớ đến mẹ mỗi khi dâng thánh lễ”. Lời thánh Monica cũng chính là ý nguyện mà các linh hồn tiền
nhân muốn nhắc nhở cùng chúng ta là con cháu của các ngài.
Đài
truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tối Thứ Năm tuần trước có phát đi chương
trình: “Những đứa con hiếu thảo”. Một trong những khuôn mặt được giới thiệu đó
là anh Kim Sơn. Tuổi thơ của anh là những tháng ngày đen tối, bởi cha mẹ đã sớm
ly dị khi đã có với nhau ba mặt con. Thiếu sự yêu thương dạy dỗ, Kim Sơn xa dần
trường học để bước vào trường đời. Bài học đầu đời mà Kim Sơn học được đó là
bài học lừa lọc, dối trá, đấu đá để dành quyền sống. Kết cục của những tháng
ngày ngang dọc là những ngày đen tối trong chốn lao tù, là sự hận đời đen bạc,
là nỗi buồn tuyệt vọng cô đơn.
Trong
lúc đó, mẹ của anh vẫn tần tảo với gánh bún riêu, lê gót qua các phố chiều, chắt
chiu từng đồng, để đổi lấy cho anh những hũ chao, những lon ruốc sả. Trải qua
nhiều năm tháng, tình thương của người mẹ không hề xói mòn, hy vọng của mẹ
không hề bị dập tắc. Cuối cùng tình mẹ đã chiến thắng. Năm 2005, anh được ra khỏi
trại và quyết tâm làm lại cuộc đời. Ổn định cuộc sống, anh lập gia đình và đưa
mẹ về sống chung để có dịp phụng dưỡng. Anh dứt khoát không để mẹ phải gánh bún
đi bán, anh hứa với lòng mình: mẹ muốn ăn gì, mặc gì, anh sẽ mua cho mẹ. Anh
còn tuyên bố: hạnh phúc nhất của đời tôi là được sống với mẹ, là được ở bên mẹ
mãi mãi.
Câu
chuyện của anh Kim Sơn, hẳn phải làm ấm ấp bao tấm lòng của các bà mẹ, đang được
sống trong sự chăm sóc ân cần của con cháu, sau một đời tần tảo vất vả. Tuy
nhiên, không phải ai cũng được hưởng những ngày tháng hạnh phúc trong sự đùm bọc
của con cái. Lại càng ít người còn nhớ và lo lắng cho cha mẹ khi các ngài đã
qua đời. Chính vì thế mà Giáo hội đã dành ngày 2 tháng 11 này, và trọn tháng 11
để khơi dậy lòng hiếu thảo nơi những người Kitô hữu, cũng là những người con của
gia đình.
Ai
trong chúng ta lại chẳng một lần sinh ra bởi cha mẹ, chẳng được ấp ủ trong mái ấm
gia đình. Đây chính là chiếc nôi của tình yêu, ngôi trường của lòng nhân ái. Từ
trong cái xã hội nhỏ bé ấy, chúng ta đã được bú mớm, nuôi dạy, và từng ngày lớn
lên trong vòng tay yêu thương của tình cha, và tiếng ru ầu ơ của mẹ. Để đổi lấy
cho chúng ta sức khỏe, cha mẹ đã phải đổ bao mồ hôi sức lực để có bữa cơm miếng
cá cho con; lại còn biết bao trăn trở lo lắng cho chúng ta về đường đức tin, học
vấn. Hôm nay, chúng ta thành người, có địa vị, có cuộc sống an lành, có gia
đình ổn định, lại chính là lúc mà các ngài nhắm mắt xuôi tay. Cái giá mà các
ngài phải trả cho sự thành đạt, thành nhân của chúng ta, đâu chỉ là công sức,
là nước mắt, là những héo hắt khổ đau, mà có khi còn cả mạng sống mình. Ca dao
ViệtNam đã mượn hình ảnh rất quen thuộc để diễn tả sự hy sinh ấy:
“Con
cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng...”
hay:
“Cha
mẹ thương con như biển hồ lai láng,
con
thương cha mẹ tính tháng tính ngày”.
Giờ
phút này, nghĩ lại công ơn to lớn của các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, ai trong
chúng ta lại không cảm thấy dạt dào niềm xúc động nhớ thương. Nỗi niềm trắc ẩn
thôi thúc chúng ta phải làm một cái gì đó cho các ngài, giúp đỡ các ngài, báo
hiếu các ngài.
Ai
dám quả quyết: hạnh phúc đang ở trong tầm tay của các người thân yêu chúng ta,
hay vẫn còn đang là số phận đau thương của chốn hỏa hòa rên xiết.
Vì
vậy cùng với lòng tưởng nhớ tri ân, chúng ta hãy thực hiện điều mà các ngài
ngày đêm mong chờ khao khát: đó là sớm giúp các ngài ra khỏi chốn luyện hình
đau thương, vào chung hưởng hạnh phúc với Chúa. Công việc này, tự sức các ngài
không làm được, chỉ biết trông cậy vào chúng ta là con cháu.
Theo
lời khuyên bảo của Giáo hội, chúng ta hãy gửi đến cho các đẳng linh hồn nhiều lời
cầu nguyện, nhiều việc lành hy sinh, nhất là những thánh lễ trên Bàn Thờ. Bài đọc
sách Mikea mà chúng ta vẫn nghe trong thánh lễ an táng đã đề cao việc quyên góp
xin lễ cho các linh hồn, là một điều hết sức cần thiết và quí giá. Bởi vì khi cử
hành thánh lễ, là tái hiện hy tế Thập giá của Chúa Giêsu, là hiện tại hóa Mầu
Nhiệm cứu độ cho các đẳng linh hồn, là mở ra cánh cửa hy vọng cho các người
thân của chúng ta, là đưa các ngài từ chốn đau khổ tối tăm vào nơi ánh sáng hạnh
phúc.
Và
còn gì hạnh phúc hơn, khi chúng ta biết rằng một khi được đón nhận vào tham dự
hạnh phúc với Thiên Chúa, các linh hồn sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta là con
cháu của các ngài còn đang phải từng ngày chiến đấu vật lộn với những cam go thử
thách. Cuộc thử thách ấy đang diễn ra từng ngày không cân sức, giữa thế lực của
ma quỷ, của sự tội, của đam mê với niềm tin còn quá mỏng dòn và non yếu của người
Kitô hữu.
Như
Đức Kitô đã từng an ủi các Tông đồ trong giờ phút biệt ly đầy nước mắt và đau
thương: Lòng các con đừng xao xuyến... thì các đẳng linh hồn cũng đang khích lệ
và ngỏ lời cùng chúng ta:
-
Đừng xao xuyến vì Con Thiên Chúa đã chết để đền thay tội lỗi của chúng ta.
-
Đừng xao xuyến vì Ngài đi là để dọn đường cho chúng ta.
-
Hãy tin vào Thiên Chúa vì Ngài là Đấng từ bi và giàu lòng thương xót.
-
Hãy tin vào Thiên Chúa và trung thành với Ngài qua các công việc bổn phận hằng
ngày và việc giữ các giới răn của Chúa.
Xin
vì công nghiệp của Đức Kitô, nhờ lời cầu bầu của các thánh và cầu nguyện của cộng
đoàn dân Chúa, Chúa sẽ tha thứ, và sớm đưa các đẳng linh hồn về hưởng hạnh
phúc, sau cả đời đã tin tưởng phó thác nơi Chúa.
Kim
Sơn sau cả một quãng thời gian đi hoang, không màng đến sự hy sinh vất vả và nước
mắt của mẹ, nhưng cuối cùng, anh đã làm cho người mẹ mình thỏa lòng mát dạ khi
đã hối hận trở về, cùng dành trọn thời gian còn lại để lo lắng chăm sóc tuổi
già của mẹ.
Còn
phần chúng ta, được đánh thức qua câu chuyện của anh Kim Sơn, chúng ta sẽ làm
gì cho các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, anh chị em thân yêu của mình trong ngày
hôm nay và trong tháng các đẳng linh hồn này?
Xin
Chúa cho mỗi chúng ta, luôn biết tỏ lòng thảo kính đối với các bậc tổ tiên ông
bà, cha mẹ, anh chị em đã qua đời, bằng việc đọc kinh, dâng những hy sinh việc
lành, và đặc biệt là thánh lễ mồng 2 tháng 11 hôm nay, xin vì công nghiệp của
Con Chúa trên Thập giá, mà thứ tha muôn tội lỗi và đưa các ngài về hưởng hạnh
phúc tôn nhan Nước Chúa.
Lectio Divina: Lễ Các
Linh Hồn
Chúa Nhật, 2 Tháng 11, 2014
Lễ Các Linh Hồn
Bánh hằng sống
Ga 6:37-40
1. Bài Đọc
a) Lời nguyện mở đầu:
Lạy Thần
Khí Chúa, hãy đến từ bốn phương trời và thổi vào những người đã chết này cho họ
được hồi sinh (Êd 37:9). Lạy Chúa Thánh Thần, xin Người hãy đến, xin
hãy thổi vào lòng trí và linh hồn chúng con, để chúng con có thể trở thành một tạo
vật mới trong Đức Kitô, trưởng tử của sự sống đời đời. Amen.
b) Bài
Phúc Âm
Chúa
Giêsu phán cùng dân Do Thái rằng: “Tất cả những người Chúa Cha ban
cho Ta đều sẽ đến với Ta, và ai đến với Ta, Ta sẽ không loại ra ngoài, vì Ta tự
trời mà xuống, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai
Ta. Mà ý của Đấng đã sai Ta là tất cả những kẻ Người đã ban cho Ta,
Ta sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau
hết. Thật vậy, ý của Cha Ta là tất cả những ai thấy người Con và tin
vào người Con, thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau
hết.”
c) Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để
Lời Chúa có thể thấm nhập vào lòng và soi sáng đời sống chúng ta.
2. Suy Gẫm
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Trong Tin Mừng Gioan, quan điểm căn bản liên quan đến Đức Giêsu
và sứ vụ của Người là Ngôi Lời Nhập Thể được Chúa Cha sai xuống thế gian để ban
cho chúng ta sự sống và cứu rỗi những kẻ lạc lối. Tuy nhiên, thế
gian chối từ Ngôi Lời Nhập Thể. Lời mở đầu của sách Tin Mừng cho
chúng ta thấy ý nghĩ này (Ga 1:1-18), Thánh Sử sẽ dần dần giải thích trong câu
chuyện Tin Mừng. Các sách Tin Mừng Nhất Lãm cũng thế, theo cách
riêng của họ, công bố cùng một Tin Mừng. Người ta chỉ cần nghĩ về
các dụ ngôn con chiên lạc và đồng tiền bị mất (Lc 15:1-10); hoặc lời công
bố: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người
tội lỗi (Mc 2:17).
Ý tưởng này cũng được tìm thấy trong đoạn Tin Mừng
này: Ta từ trời mà xuống, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm
theo ý Đấng đã sai Ta (Ga 6:38). Đây là ý của Cha Ta, là tất cả
những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời (Ga
6:40). Những từ ngữ chính trong Tin Mừng Gioan là: Thấy
và tin. Động từ thấy, ngụ ý và mặc nhiên có nghĩa là tin vào Con
Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến. Thái độ này của đức tin mang đến
cho người tín hữu có sự sống đời đời. Trong Tin Mừng theo thánh
Gioan, ơn cứu rỗi thế gian đã được thực hiện bởi việc Chúa Kitô xuống thế lần
thứ nhất qua việc nhập thể và sự sống lại của Đấng đã để cho mình bị treo trên
thập giá. Lần quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô vào ngày sau hết sẽ
hoàn tất mầu nhiệm ơn cứu độ.
Bài
Tin Mừng ngày hôm nay được trích từ phần nói về mầu nhiệm Chúa Giêsu (Ga
6:1-12). Văn bản đưa chúng ta, lần thứ hai trong Tin Mừng Gioan, đến
miền Galilê, vào thời điểm Lễ Vượt Qua: Sau đó, Đức Giêsu sang bên
kia biên hồ Galilê… Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người
Do Thái (Ga 6:1,4). Có đông đảo dân chúng đi theo Người, (Ga 6:2) và
Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng đi theo Người, hóa bánh ra
nhiều. Đám đông muốn tôn Người lên làm vua, nhưng Chúa Giêsu lại
lánh mặt, đi lên núi một mình (Ga 6:15). Sau một lúc tạm dừng để cho
chúng ta chiêm ngắm Chúa đi trên mặt nước (Ga 6:16-21), câu chuyện tiếp tục vào
ngày hôm sau (Ga 6:22), đám đông dân chúng đang tiếp tục chờ đợi và tìm kiếm
Chúa Giêsu. Sau đó đến bài giảng về bánh hằng sống và lời cảnh báo
của Chúa Giêsu để có được lương thực trường tồn (Ga 6:27). Chúa
Giêsu xác định chính Người là bánh hằng sống và cũng như việc bánh manna đã
được ban cho dân Chúa qua ông Môisen, Người chính là bánh đích thực bởi trời và
đem lại sự sống cho thế gian (Ga 6:30-36). Đây là bối cảnh mà trong
đó những lời của Chúa Giêsu được nói ra và chúng ta đang dùng trong bài Suy Gẫm
Lời Chúa của chúng ta (Ga 6:37-40). Trong bối cảnh này, chúng ta
cũng gặp phải một loại chống đối mới và một từ chối mới sự mặc khải của Chúa
Kitô là bánh ban sự sống (Ga 6:41-66).
Lời của Chúa Giêsu liên quan đến tất cả những ai đến với Người,
lặp lại lời mời gọi của Thiên Chúa dự phần vào những ơn ích của bàn tiệc giao
ước (Is 55:1-3). Chúa Giêsu không hề từ chối những ai đến với Người,
thay vào đó Người lại ban cho họ sự sống đời đời. Thật ra, sứ vụ của
Người là đi tìm kiếm và cứu rỗi những người đi lạc (Lc 19:27). Chúng
ta được nhắc nhở về điều này trong câu chuyện cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với
người phụ nữ Samaria tại giếng ông Giacóp (Ga 4:1-42). Chúa Giêsu đã không
từ chối người phụ nữ Samaria, mà lại bắt đầu một cuộc đối thoại “mục vụ” với
người phụ nữ là người đến giếng nước để múc lấy nước vật chất và ở đó gặp một
người đàn ông, một tiên tri và Đấng Mêssia hứa ban cho bà ta nước hằng sống (Ga
4:13-15). Trong đoạn Tin Mừng của chúng ta, cũng cóy cấu trúc tương
tự: một đàng dân chúng đi tìm thức ăn vật chất và mặt khác Chúa
Giêsu ban cho họ một bài giảng tâm linh dài về bánh trường
sinh. Người chứng cho Chúa Giêsu là người ăn bánh của ý muốn Thiên
Chúa (Ga 4:34) nhắc lại lời giáo huấn của Chúa trong đoạn Tin Mừng này (Ga
6:38).
Tại bữa tiệc ly, Chúa Giêsu giảng bài giảng này lần nữa trong
chương 17. Chính Đức Giêsu là bánh hằng sống (Ga 17:2), che chở và
gìn giữ tất cả những người mà Chúa Cha đã ban cho Người. Không một
ai trong họ bị hư mất, trừ đứa con hư hỏng diệt vong (Ga 17:12-13).
b) Một vài câu hỏi
để hướng dẫn cho phần suy gẫm và ứng dụng của chúng ta:
-
Ngôi Lời Nhập Thể được sai đến thế gian bởi Chúa Cha để ban cho chúng ta sự
sống, nhưng thế gian chối từ Ngôi Lời Nhập Thể. Tôi đã có đón nhận
Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng ban sự sống đời đời vào trong đời sống của tôi chưa?
Bằng cách nào?
-
Ta tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã
sai Ta (Ga 6:38). Trong Đức Giêsu, chúng ta nhìn thấy sự vâng phục
theo ý muốn của Chúa Cha. Tôi có đã nhập tâm đức tính này trong đời
sống của tôi và sống với đức tính ấy hằng ngày chưa?
- Tất
cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì sẽ được sống muôn đời (Ga
6:40). Đức Giêsu là ai đối với tôi? Tôi có cố gắng nhìn
thấy Người với con mắt đức tin, lắng nghe lời Người, chiêm niệm cách sống của
người không? Sự sống muôn đời có ý nghĩa gì đối với tôi?
3. Cầu Nguyện
a) Thánh Vịnh 23
CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
b) Lời nguyện kết
Thân lạy Chúa, Đấng đang ngự tại bàn của Lời Chúa và của bánh
hằng sống, xin hãy nuôi dưỡng chúng con để chúng con có thể tăng trưởng trong
tình yêu, xin ban cho chúng con biết đón nhận sứ điệp của Chúa vào trong lòng
để chúng con có thể trở thành men và khí cụ cho ơn cứu độ trên thế gian. Chúng
con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
4. Chiêm Niệm
Chiêm niệm là biết làm thế nào để giữ vững tâm
trí của mình với Chúa, Đấng bởi Lời Chúa biến đổi chúng ta trở thành con người
mới luôn làm theo ý muốn của Chúa. “Biết được những điều này, nếu các
con thực hành, thì thật phúc cho các con.” (Ga 13:17)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét