Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ cầu hồn cho
các Hồng Y và Giám Mục qua đời năm 2014
Sáng thứ Hai 3 tháng 11, Đức Thánh Cha và các vị
Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma đã cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ đến tất
cả các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài đọc hai trích từ sách Maccabê nói về việc thủ lãnh người Do Thái là ông Giuđa đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội cho những chiến binh đã ngã xuống. Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì vững tin rằng người chết sẽ sống lại (2 Mac 12, 43-46 ). Đức Thánh Cha nói chúng ta phải cảm tạ Lời Chúa vì nhờ lời Ngài buổi lễ này được soi sáng bởi đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh.
Toàn bộ Mặc Khải là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong suốt dòng lịch sử, và đức tin của chúng ta cũng hệ tại nơi cuộc đối thoại này.
Đó là lý do tại sao một mầu nhiệm cao cả, quan trọng và siêu phàm như mầu nhiệm Phục Sinh đòi hỏi một cuộc hành trình dài như vậy trong lịch sử từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người.
Chúa Giêsu có thể nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25) bởi vì nơi Ngài mầu nhiệm này không chỉ được mạc khải hoàn toàn, nhưng qua Ngài, lần đầu tiên, mầu nhiệm ấy trở thành hiện thực.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài đọc hai trích từ sách Maccabê nói về việc thủ lãnh người Do Thái là ông Giuđa đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội cho những chiến binh đã ngã xuống. Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì vững tin rằng người chết sẽ sống lại (2 Mac 12, 43-46 ). Đức Thánh Cha nói chúng ta phải cảm tạ Lời Chúa vì nhờ lời Ngài buổi lễ này được soi sáng bởi đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh.
Toàn bộ Mặc Khải là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong suốt dòng lịch sử, và đức tin của chúng ta cũng hệ tại nơi cuộc đối thoại này.
Đó là lý do tại sao một mầu nhiệm cao cả, quan trọng và siêu phàm như mầu nhiệm Phục Sinh đòi hỏi một cuộc hành trình dài như vậy trong lịch sử từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người.
Chúa Giêsu có thể nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25) bởi vì nơi Ngài mầu nhiệm này không chỉ được mạc khải hoàn toàn, nhưng qua Ngài, lần đầu tiên, mầu nhiệm ấy trở thành hiện thực.
Nhắc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Máccô tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng biến cố này tiêu biểu cho đỉnh cao của cuộc hành trình cứu độ trong lịch sử: biến cố Phục Sinh đáp ứng khát vọng của dân Chúa, của mỗi con người và của toàn thể nhân loại.
Mỗi người chúng ta được mời gọi dự phần trong sự kiện này. Chúng ta được mời gọi để đứng trước Thánh Giá của Chúa Giêsu, như Đức Maria, như những phụ nữ, như viên đội trưởng quân La Mã để nghe tiếng kêu của Ngài, cho đến hơi thở cuối cùng và sau đó là sự im lặng đè nặng suốt ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Để rồi chúng ta được kêu gọi để đi đến ngôi mộ để thấy rằng tảng đá lớn đã được lăn sang một bên và để nghe tin vui: " Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa" (Máccô 16: 6). Đó là nơi nhân loại tìm thấy câu trả lời, đó là nơi là nền tảng, là đá. Nhân loại không thể tìm thấy câu trả lời hay nền tảng đức tin nơi "những từ khôn ngoan và có sức thuyết phục" nhưng trong Lời hằng sống của Thánh Giá và trong mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.
Những gì Thánh Phaolô Tông Đồ rao giảng là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nếu Ngài đã chẳng sống lại, đức tin của chúng ta trở nên trống rỗng và không nhất quán. Nhưng Ngài đã sống lại, Ngài là sự sống lại, nên đức tin của chúng ta được tràn niềm vui của chân lý và sự sống đời đời.
Vì vậy, hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua. Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
Đặng Tự Do11/3/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét