Giải đáp phụng vụ: Tại sao linh mục không dang
tay khi chào cộng đoàn trước bài Tin Mừng?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin ghi lại lời góp ý của một bạn đọc ở Washington, D.C., Mỹ. Bạn đọc này đã bổ sung và làm rõ một điểm mà tôi thực hiện trong bài viết về các cử chỉ trước bài Tin Mừng.
"Cha kính mến, trong bài viết của cha trên Zenit ngày 26-8-2014, cha đã có cuộc thảo luận tốt liên quan đến việc làm dấu kép trước bài Tin Mừng. Cha đã nói rằng sự đưa thêm, vào Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) năm 2002, việc các tín hữu làm dấu kép trước bài Tin Mừng là một điểm mới của ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma. Điều này là đúng vì Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma có nói như thế, nhưng lý do tại sao nó được đưa vào Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma trong ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma, là bởi vì trước đó nó đã được vào Sách Lễ nghi Giám mục (Caeremoniale Episcoporum), số 74. Xin đọc:
"Thầy Phó tế đứng ở giảng đài, quay mặt về phía dân chúng, tay chắp, chào dân chúng xong, thầy lấy ngón cái tay phải ghi dấu Thánh Giá vào sách ở chỗ đầu bài Tin Mừng thầy sắp đọc, rồi ghi dấu Thánh Giá vào mình ở trán, ở miệng và ngực, miệng đọc: “Tin Mừng Chúa Gêsu Kitô theo thánh...». Giám Mục và mọi người cũng ghi dấu Thánh Giá trên mình như vậy ở trán, ở miệng và ở ngực. Sau đó, ít nhất trong Thánh Lễ đại triều, thầy Phó tế xông hương Tin Mừng ba lần, tức là ở giữa, ở bên trái và ở bên phải. Đoạn thầy đọc Tin Mừng cho đến hết » (bản dịch Việt ngữ của Ủy ban phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam).
Một bạn đọc ở Dublin, Ireland, hỏi: "Cũng trong các cử chỉ ở bài Tin Mừng, tại sao phó tế hay linh mục (nếu không có phó tế ở đó) trước khi đọc Tin Mừng, không dang tay của mình khi đọc lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”, như ngài làm trong các phần khác của Thánh lễ? Hình như thật là tự nhiên để dang tay như vậy!".
Đáp: Như đã thấy trong lời trích trên đây từ Sách Lễ nghi Giám mục, chữ đỏ nói rõ ràng rằng ngài không nên làm như vậy, tức là không dang tay khi chào cộng đoàn. Tuy nhiên, các lý do lịch sử và phụng vụ là không rõ ràng.
Phần tôi, tôi đưa ra lý do cá nhân như sau.
Trước tiên, trong nghi lễ Latinh, việc dang tay và khép tay lại là một cử chỉ chỉ dành cho vị chủ tọa. Do đó, trong Thánh lễ, phó tế không hề dang tay hoặc khép tay lại - không dang tay trước khi đọc Tin Mừng, không dang tay khi nói lời chúc bình an, và khi giải tán cuối lễ. Phó tế có thể dùng cử chỉ này, khi thầy chủ tọa buổi cử hành, nếu vắng linh mục.
Thứ hai, phù hợp với truyền thống phụng vụ Rôma, việc đọc bài Tin Mừng không hề được dành cho vị chủ sự Thánh lễ. Nếu có mặt một phó tế, thầy sẽ đọc Tin Mừng. Trong một thánh lễ đồng tế, một vị đồng tế đọc bài Tin Mừng, ngay cả khi vị chủ tế sẽ giảng. Chỉ khi không có các thừa tác viên khác, linh mục chủ sự mới đọc bài Tin Mừng.
Do đó, bởi vì việc đọc bài Tin Mừng không phải là một cử chỉ chủ tọa, lời chào "Chúa ở cùng anh chị em” trước bài Tin Mừng không phải là một lời chào chủ tọa, và vì vậy cử chỉ dang tay và khép tay được bỏ qua. Điều này cũng là đúng, ngay cả trong các trường hợp, mà thừa tác viên đọc Tin Mừng cũng chính là vị chủ tế.
Mặc dù đây là diễn dịch của tôi, và có thể có các giải thích khác cũng rất tốt, tôi tin rằng điều này giúp giải thích lý do đằng sau chữ đỏ ấy. (Zenit.org 9-9-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin ghi lại lời góp ý của một bạn đọc ở Washington, D.C., Mỹ. Bạn đọc này đã bổ sung và làm rõ một điểm mà tôi thực hiện trong bài viết về các cử chỉ trước bài Tin Mừng.
"Cha kính mến, trong bài viết của cha trên Zenit ngày 26-8-2014, cha đã có cuộc thảo luận tốt liên quan đến việc làm dấu kép trước bài Tin Mừng. Cha đã nói rằng sự đưa thêm, vào Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) năm 2002, việc các tín hữu làm dấu kép trước bài Tin Mừng là một điểm mới của ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma. Điều này là đúng vì Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma có nói như thế, nhưng lý do tại sao nó được đưa vào Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma trong ấn bản thứ ba của Sách lễ Rôma, là bởi vì trước đó nó đã được vào Sách Lễ nghi Giám mục (Caeremoniale Episcoporum), số 74. Xin đọc:
"Thầy Phó tế đứng ở giảng đài, quay mặt về phía dân chúng, tay chắp, chào dân chúng xong, thầy lấy ngón cái tay phải ghi dấu Thánh Giá vào sách ở chỗ đầu bài Tin Mừng thầy sắp đọc, rồi ghi dấu Thánh Giá vào mình ở trán, ở miệng và ngực, miệng đọc: “Tin Mừng Chúa Gêsu Kitô theo thánh...». Giám Mục và mọi người cũng ghi dấu Thánh Giá trên mình như vậy ở trán, ở miệng và ở ngực. Sau đó, ít nhất trong Thánh Lễ đại triều, thầy Phó tế xông hương Tin Mừng ba lần, tức là ở giữa, ở bên trái và ở bên phải. Đoạn thầy đọc Tin Mừng cho đến hết » (bản dịch Việt ngữ của Ủy ban phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam).
Một bạn đọc ở Dublin, Ireland, hỏi: "Cũng trong các cử chỉ ở bài Tin Mừng, tại sao phó tế hay linh mục (nếu không có phó tế ở đó) trước khi đọc Tin Mừng, không dang tay của mình khi đọc lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”, như ngài làm trong các phần khác của Thánh lễ? Hình như thật là tự nhiên để dang tay như vậy!".
Đáp: Như đã thấy trong lời trích trên đây từ Sách Lễ nghi Giám mục, chữ đỏ nói rõ ràng rằng ngài không nên làm như vậy, tức là không dang tay khi chào cộng đoàn. Tuy nhiên, các lý do lịch sử và phụng vụ là không rõ ràng.
Phần tôi, tôi đưa ra lý do cá nhân như sau.
Trước tiên, trong nghi lễ Latinh, việc dang tay và khép tay lại là một cử chỉ chỉ dành cho vị chủ tọa. Do đó, trong Thánh lễ, phó tế không hề dang tay hoặc khép tay lại - không dang tay trước khi đọc Tin Mừng, không dang tay khi nói lời chúc bình an, và khi giải tán cuối lễ. Phó tế có thể dùng cử chỉ này, khi thầy chủ tọa buổi cử hành, nếu vắng linh mục.
Thứ hai, phù hợp với truyền thống phụng vụ Rôma, việc đọc bài Tin Mừng không hề được dành cho vị chủ sự Thánh lễ. Nếu có mặt một phó tế, thầy sẽ đọc Tin Mừng. Trong một thánh lễ đồng tế, một vị đồng tế đọc bài Tin Mừng, ngay cả khi vị chủ tế sẽ giảng. Chỉ khi không có các thừa tác viên khác, linh mục chủ sự mới đọc bài Tin Mừng.
Do đó, bởi vì việc đọc bài Tin Mừng không phải là một cử chỉ chủ tọa, lời chào "Chúa ở cùng anh chị em” trước bài Tin Mừng không phải là một lời chào chủ tọa, và vì vậy cử chỉ dang tay và khép tay được bỏ qua. Điều này cũng là đúng, ngay cả trong các trường hợp, mà thừa tác viên đọc Tin Mừng cũng chính là vị chủ tế.
Mặc dù đây là diễn dịch của tôi, và có thể có các giải thích khác cũng rất tốt, tôi tin rằng điều này giúp giải thích lý do đằng sau chữ đỏ ấy. (Zenit.org 9-9-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét