Sự
tự quyết của con người về ý nghĩa cuộc đời
Khi
sống trong cuộc đời đầy thử thách này, ta phải
sáng suốt để tự quyết định về giá trị cao quý của nhân vị mình. Chính tôi phải tự quyết định lấy ý nghĩa đời
tôi. Khi bàn về sự tự quyết của con người, Friedrich Nietzsche, một triết gia hiện
sinh vô thần, đã đưa ra kiểu mẫu “Con người thượng đẳng”[1]. Dựa vào một số tư tưởng của Friedrich Nietzsche trong phần
này, người viết xin trình bày những suy tư và ý kiến
cá nhân về sự tự quyết của con người. Con người mà người viết bàn đến trong bài viết này là những
người có khả năng suy nghĩ bình thường.
Con người đang hiện hữu trong một
vũ trụ huyền nhiệm. Tuy nhiên, con người vẫn ở trên vạn vật vì con người có đời
sống nội tâm và khả năng biết tự ý thức về những gì mình đang ý thức. Con người chủ động
hoặc bị động
trước mọi hoàn cảnh của kiếp nhân sinh. Do vậy, người tự do là người biết tự quyết định mọi hành vi của mình.
Người tự quyết thì không phản ứng cách máy móc hay rập khuôn giống như sự vật. Nói một cách khác, những nhu cầu
của bản năng người có thể điều khiển hành vi của một người. Tuy nhiên, con người có khả năng làm chủ các thôi thúc của bản năng. Khi một người biết cách làm chủ bản năng, người ấy đang tự hình thành nhân phẩm của mình. Nhân phẩm của một người sẽ hoàn thiện mỗi ngày và nó không có điểm dừng. Nếu mỗi ngày tôi biết sống tốt, tôi sẽ càng là người hơn và ngược lại. Mỗi ngày tôi sống sao để tôi càng là chính tôi chứ
không phải tôi càng trở nên giống người ta. Có những người đến
khi chết vẫn chưa ý thức mình là ai hay cuộc đời
này có ý nghĩa gì.
Khi tôi biết
dùng khả năng tự ý thức về những điều mình đang ý thức tôi sẽ biết lý do tại sao tôi chọn hành động
như thế. Tôi ưng thuận làm hay không làm điều này điều kia vì lẽ chúng thể hiện ý nghĩa đời
tôi. Tôi chỉ làm những gì góp phần cho đời
tôi thêm phong phú và giúp tôi biết quí trọng định
mệnh cuộc đời
tôi.
Con người cũng dễ hành động theo bè theo phái. Có thể con người phần đông đang sống theo thói quen. Buổi sáng, tỉnh dậy ăn uống xong rồi đi làm đến
tối mịt, về đến
nhà lăn ra ngủ và sáng mai lại tiếp tục một chương trình đều đều và lì lì. Trong sinh hoạt tôn giáo, có người giữ đạo theo thói quen hoặc vì sợ Trời phạt hay thánh vật. Cuộc sống sinh hoạt đều đều hàng ngày có thể ru ngủ con người. Nietzsche ví cuộc sống tầm thường này như “chốn công trường” và mọi người làm việc như “đám tiện dân” chăm chỉ nhưng chỉ biết làm theo người
khác hay theo số đông. Con người
biết tự quyết là những người biết xa lánh “chốn công trường” này và không hành động
theo đàn đúm và thói quen. Con người tự quyết là người biết dừng lại để xem xét mọi điều mình đang làm liệu rằng tôi có đang sống bám vào cơ chế hay hoàn cảnh mà không có sự tự quyết cá nhân. “Hỡi các anh em, các anh em phải
vượt bỏ những chủ nhân hiện thời”[2]. Chính tôi phải
là chủ nhân của mình chứ không phải ai hay cơ chế nào đang làm chủ tôi. Theo triết gia Jaspers hiện
sinh của con người tôi không tự nhiên mà có, nó được
tác thành và hoàn thành từ những quyết định
của tôi hằng ngày tôi phải biết nỗ lực để vươn
lên khỏi những cái đều đều thường nhật để tìm ra giá trị của
con người tôi.[3] Như vậy,
khi tôi sinh ra tôi là người có khả năng làm chủ tôi và mọi vật. Tuy nhiên khả năng làm chủ tôi và mọi
vật cần được
nuôi dưỡng và phát triển, chính tôi tác thành lấy định
mệnh của mình và làm cho nó thêm phong phú hay trở nên đơn điệu là tuỳ ở tôi. Nói tắt một lời định
mệnh tôi khởi đi từ một tiềm năng mang mầm mống của cái thiện. Ví dụ định
mệnh của tôi ví như một hạt mầm gieo vào lòng đất
này, nếu tôi biết chăm sóc đúng cách, nó sẽ trở thành một cây cao xanh tươi có nhiều hoa quả còn nếu
tôi không biết cách chăm sóc, cái hạt mầm hoặc có thể đã thành cây này có thể bị chết và không sinh hoa quả gì cả.
Tôi có thể
chọn cho tôi một kiếp sống sướng đời
con vật chỉ biết đi tìm để
thoả mãn những nhu cầu bản năng hay sống xứng đáng với con người
tự do. Đến
khi chết mà tôi vẫn chưa biết ý nghĩa đời
tôi là gì thì tôi chỉ sống như một sinh vật chứ chưa sống đúng kiếp người của mình. Tôi có một mối tương quan với vũ trụ này. Nếu tôi không biết quan tâm đến ý nghĩa đời
tôi thì tôi cũng chẳng biết quan tâm đến
tha nhân hay các vạn vật. Nếu tôi chỉ biết “khai thác” vũ trụ và tha nhân thì tôi là kẻ hung bạo. Có thể, thời đại
ngày hôm nay đang thuộc về đám tiện dân, chúng chẳng biết cái gì là lớn hay cái gì nhỏ, cái gì là ngay thẳng chính trực, chúng quanh co âm hiểm
một cách ngây thơ vô tội vạ, chúng luôn luôn nói dối. Vì vậy, nếu tôi không muốn là đám tiện dân thì tôi hãy sống chính trực [4].
Sự tự quyết của tôi làm cho tôi khác với
người khác. Sự khác biệt không có nghĩa là lập dị hay ngang tàng. Tôi khác người ta bởi vì tôi ý thức rằng mỗi người là một con người độc đáo không ai giống ai. Tôi là một cá vị người chứ không phải là một đơn
vị số đếm
trong bảng thống kế dân số của quốc gia. Vì thế, tôi có cách “canh tác” cuộc đời
của tôi khác người khác vì tuy bản chất tự nhiên của mọi người đều
tốt như nhau nhưng khác nhau về môi trường và hoàn cảnh sống. Có khi tôi cũng cảm thấy mình cô đơn
vì không ai nghĩ hay làm giống mình.
Khi chọn cái này và bỏ cái khác một người có thể tự quyết sai và nó có thể gây thiệt hại cho cá nhân đó và cho cả người khác. Vậy làm sao để con người có thể đưa
ra những quyết định
đúng đắn
? Con người có khả năng tự đánh giá lại những gì mình đang đánh giá. Quá trình này sẽ giúp con người
phần nào giảm được
những quyết định
sai lầm. Một người sợ sai nên không dám quyết định
gì hết là người hèn nhát. Người tự quyết là người biết mình có thể sai nhưng sau khi suy nghĩ đầy đủ và bình tĩnh, họ
quyết định
làm. Hãy can đảm lên sá gì chuyện thất bại vì trước mắt ta còn biết bao cơ hội để thành tựu. Hãy học biết cách cười nhạo chính mình, cười ầm lên cho thật hả hê[5].
Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thấy rằng tất cả những gì tôi có thể biết chỉ do tôi tin. Luôn có một
khoảng cách giữa sự suy luận của tôi với sự thật hay chân lý đang ở phía trước tôi. Trong biết bao tình huống của đời thường, tôi hành động
chỉ vì tôi tin rằng mình đúng chứ hoàn toàn không thể nào thoả mãn hết với mọi chứng minh hay suy luận của cá nhân. Người biết tự quyết là người dám liều. Tôi có lý do để tin rằng mình cần phải quyết định
thế này hay thế khác nhưng tôi không thể chứng minh rõ hết mọi lý lẽ được.
Trong cuộc
sống con người, ta có thể nhận ra biết bao tình huống ta có thể tính toán trên lý thuyết hay suy nghĩ nhưng
thực tế chúng đã không xảy ra theo như suy luận của ta. Giữa
suy luận của ta và chân lý luôn có một khoảng cách nhất định.
Vì vậy, đời
sống thực tế luôn có những rủi ro khiến con người không thể lường hết được.
Nhiều khi con người thấy mình đau khổ vì bỗng nhiên biết bao “bóng đêm” ập xuống cuộc đời mình. Con người cảm thấy cô đơn
và có khi đành “bó tay” chỉ vì khả năng con người là có hạn. Triết gia Camus cho rằng sự đối kháng giữa nhu cầu của con người và sự yên lặng vô lý của cuộc đời
làm cho sự hiện sinh của con người trở thành một sự nghịch lý [6]. Có người
không chấp nhận sự nghịch lý của đời
sống con người nên đành tìm đến
sự tử tử như là một sự giải phóng hay trốn thoát khỏi cuộc sống hiện sinh. Thượng Đế ở đâu
khi con người đang bế tắc trong đau khổ ? Phải chăng trong những tình huống bi đát và nghịch lý của cuộc sống, ta cũng đồng ý với Nietzsche rằng Thượng Đế đã chết hay Thượng Đế là mối
nguy hiểm lớn nhất của con người[7].
Cuộc đời con người có đau khổ và hạnh phúc được
ví như một dòng sông có lúc đục
lúc trong. Ta phải nỗ lực để lọc dòng nước liên tục. Đau khổ không phải là vấn đề. Đau khổ là màu nhiệm.
Cũng có khi con người biết được đau khổ là do nguyên nhân nào mà ra. Ví dụ phá rừng thì sinh ra lở đất
và lũ lụt và do đó con người phải ghánh chịu hậu quả do việc tàn phá môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có những
đau khổ mà con người không tự gây ra. Ví dụ, sóng thần và động
đất đã và đang gây bao đau thương
cho loài người. Vậy, con người cần biết dung tự do đúng cách để
không tạo ra thêm đau khổ cho nhau và cũng cần biết sống chung với
đau khổ. Kitô giáo không dạy người sống bị động
trước đau khổ. Con người sống trên đời
là phải nếm mùi đau khổ vì con người có giới hạn. Nietzsche cho rằng con người
cần trở nên một con người thượng đẳng
hay siêu nhân để
không gì có thể khuất phục nổi con người.
Quả thật, điều tích cực trong tư tưởng
về tính tự quyết của con người thượng đẳng
theo Nietzsche là nó giúp con người biết tìm cách thích nghi và vượt bỏ lên trên số phận của mình. Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ khiến con người
nghĩ mình là toàn năng và sống lạnh lùng trơ trơ như cục đá không biết đau khổ là gì và vì thế không thấy được ý nghĩa của đau khổ.
Ai dám nói mạnh rằng tự sức tôi, tôi sẽ vượt qua hết mọi đau khổ của cuộc sống này. Do vậy, con người vẫn cần Thiên Chúa để
trên hành trình tự mình quyết định
lấy thân phận của chính mình, con người có được
những sức mạnh siêu nhiên hay nâng đỡ để vượt lên giới hạn của mình. Sống trên cõi đời
này triết gia Kierkagard, một triết gia hiện
sinh hữu thần, khuyên ta cần có một “bước nhảy của đức
tin” bởi vì sự hướng dẫn của lý trí có khi không đảm
bảo cho chúng ta rằng những gì chúng ta đang làm là đúng hay sai [8].
Tóm lại, nói đến sự tự quyết của con người là nói đến
một điều vừa cụ thể gần gũi nhưng cũng có khi rắc rối và khó hiểu có thể khiến ta hoang mang. Mỗi một con người
là một thân phận. Không ai sống thay hay quyết định thay cho số phận của người khác. Quả thật trong hành trình làm người
có những lúc ta phải dừng lại để tự đặt cho mình câu hỏi : Ý nghĩa cuộc đời
tôi là gì để rồi
tôi tự quyết định
chọn lựa các giá trị sống cho mình ngang qua các hành vi nhỏ
hay lớn của cuộc đời
tôi.
Đinh Chí Thiện, S.J.
Học Viên Triết I
Học Viện Thánh Giuse, Dòng
Tên
[1] Xem : Friedrich Nietzsche, Zarathustra Đã Nói Như Thế,
Trần Xuân Kiêm biên dịch, Nxb Văn Học, 2008, trang 465-482.
[4] Xem : Friedrich Nietzsche, Zarathustra Đã Nói Như Thế,
Trần Xuân Kiêm biên dịch, Nxb Văn Học, 2008, trang 471.
[7] Xem : Friedrich Nietzsche, Zarathustra Đã Nói Như Thế,
Trần Xuân Kiêm biên dịch, Nxb Văn Học, 2008, trang 466.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét