Thượng Hội Đồng, phúc trình phần hai của
các nhóm A và B nói tiếng Anh
10/20/2015
10/20/2015
I.
Nhóm A
Điều hợp viên: Đức Hồng Y George PELL
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward KURTZ
Trong Chúa Giêsu, đấng làm trọn mạc khải của Thiên Chúa, gia đình khám phá được ơn gọi của mình trong ơn gọi phổ quát nên thánh. Đối với các môn đệ của Chúa Giêsu, mọi ơn gọi đều kêu mời người ta và các cộng đồng vào hai chiều kích khác biệt nhau nhưng bổ túc cho nhau. Chúng ta được kêu gọi hiệp thông và chúng ta được kêu gọi truyền giáo.Ta thấy điều này trong ơn gọi của 12 tông đồ. Các ngài được kêu gọi trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu và được sai đi để rao giảng. Điều ấy cũng đúng đối với các môn đệ khác, những người được kêu gọi vào đời sống gia đình. Nhóm chúng tôi suy tư về ơn phúc và ơn gọi này, và về việc cầu nguyện và biện phân như là phương thế phát huy nó.
Dù nghĩa chữ “ơn gọi” khá rõ ràng khi áp dụng vào chức linh mục, nhưng khi ta nói về những chữ như “ơn gọi vào đời sống hôn nhân”, ta cần nhiều nghĩa rõ ràng hơn. Ta phải nhìn nhận rằng gia đình cũng có một ơn gọi.
Nhìn qua lăng kính Thánh Gia Thất Nadarét, bản văn sẽ tốt hơn nếu biết sử dụng Thánh Kinh cách dồi dào hơn, nhất là Tin Mừng Luca, các chương 1 và 2, cũng như các điển hình từ Cựu Ước. Rất nhiều cặp vợ chồng trong Thánh Kinh, như các cặp trong Sách Tôbia, đã đáp ứng ơn gọi bước vào hôn nhân và đời sống gia đình một cách tươi đẹp xiết bao.
Viễn kiến của Giáo Hội về ơn gọi của gia đình nắm bắt được vẻ đẹp tình yêu hiến mình của Thiên Chúa. Nhiều lưu ý đã được dành cho việc định vị một nền tảng thần học vững vàng cho khoa sư phạm Thiên Chúa, phát sinh từ việc tràn đổ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở cốt lõi gia đình là hành động sáng tạo nguyên thủy, việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô và việc hướng tới sự sống đời đời. Ưu tiên lắng nghe Lời Thiên Chúa và bước theo Chúa Giêsu khai mở ra tin vui cho gia đình, dẫn tới cuộc sống hân hoan cũng như việc hoán cải mỗi ngày mỗi sâu sắc hơn, từ bỏ tính ích kỷ và tội lỗi.
Bản sắc rửa tội của mọi Kitô hữu chín mùi trong vườn ươm gia đình, vốn là người rao giảng Tin Mừng trước hết và đệ nhất đẳng, nơi đó, ta biện phân được ơn gọi bước vào một bậc sống đặc thù. Trong năm Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta cảm tạ đặc biệt vì ơn phúc có những người nam nữ trong đời sống tu trì và gia đình họ.
Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ tốt hơn nếu chịu xem xét “các thực hành tốt nhất” là các thực hành chỉ cho các gia đình thấy phải sống thực ơn gọi của họ cách trọn vẹn và trung thành hơn ra sao. Ở tâm điểm các “thực hành tốt nhất” này là việc tiếp nhận Lời Chúa trong gia đình. Chúng tôi đặc biệt nhắc tới các tiến bộ lớn lao trong Giáo Hội trong hơn 50 năm qua nhờ đó việc nghiên cứu và suy tư Sách Thánh đã được hội nhập vào đời sống các gia đình. Dù nhiều điều vẫn còn cần phải làm, sự tiến bộ như thế cần được nhìn nhận. Các “thực hành tốt nhất” này cũng nên nói tới việc dậy giáo lý thích đáng, việc cầu nguyện và thờ phượng, kể cả việc cầu nguyện trong mỗi gia đình. Một ơn gọi như thế chắc chắn sẽ khôn ngoan và minh nhiên khuyến khích việc sử dụng các lời cầu nguyện và nghi thức có tính á phụng vụ trong khung cảnh gia đình.
Chúng tôi cũng đã bàn tới các câu hỏi liên hệ tới phương pháp luận. Trong quá khứ, Đức Thánh Cha thường sử dụng bản văn đã được chấp thuận sau cùng làm căn bản cho một Tông Huấn và chúng tôi đã nói tới tính hữu hiệu của phương thức này. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận các hạn chế của một bản văn sẽ được chấp thuận vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng này. Dù mọi cố gắng nên được đưa ra để cung cấp một ngôn ngữ hợp lý hóa và lôi cuốn, lo ngại hàng đầu vẫn là sự minh bạch của những lời giải thích có cơ sở vững vàng đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình”.
Với đôi mắt ngắm nhìn Chúa Giêsu, chúng tôi tạ ơn vì ơn gọi của gia đình, một ơn gọi tiến tới hiệp thông với Người và với nhau và là ơn gọi đi truyền giáo khắp trên thế giới.
II. Nhóm B
Điều hợp viên: Đức Hồng Y Vincent Gerard NICHOLS
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Diarmuid MARTIN
Nhóm chúng tôi sử dụng một cách tiếp cận đổi mới trong việc khảo sát Phần II. Chúng tôi thừa nhận tính trung tâm của phần này đối với toàn bộ cuộc suy tư của Thượng Hội Đồng. Ngoài việc khảo sát từng đoạn của Tài Liệu Làm Việc, nhóm chúng tôi còn trước hết tìm cách nhận diện một số chủ đề căn bản của nền khôn ngoan Giáo Hội về hôn nhân và gia đình mà chúng tôi cảm thấy phải dành chỗ ưu tiên trong bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Một suy tư đổi mới và sâu sắc hơn về nền thần học hôn nhân phải là một trong các hoa trái của Thượng Hội Đồng.
Các chủ đề này bao gồm: Sư Phạm Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa trong Gia Đình, Tính Bất Khả Tiêu và Lòng Trung Thành, Gia Đình và Giáo Hội, Thương Xót và Tan Nát. Nhóm chúng tôi đề nghị các sửa đổi cá biệt cho một số đoạn, nhưng trên hết, tìm cách sắp xếp lại thứ tự của một số đoạn để phục hồi dòng chẩy tự nhiên của các đoạn trong Bản Tường Trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi).
Nhóm chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo điều này: toàn bộ Phần II nên được dẫn nhập bằng một suy tư chi tiết hơn về Gia Đình và Khoa Sư Phạm Thiên Chúa. Suy tư này sẽ tạo ra số 37 mới.
Nó nên minh tả việc sư phạm Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình đã đồng hành ra sao suốt lịch sử cứu rỗi và tiếp tục cho tới tận ngày nay. Chúng tôi đề nghị đoạn này khởi đầu với Sách Sáng Thế, sách đã từng cung cấp câu định nghĩa về hôn nhân như là một cuộc phối hợp độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà, một cuộc phối hợp toàn diện và thân mật đến độ vì nó người đàn ông sẽ lìa cha lìa mẹ để hợp nhất với vợ mình. Trình thuật về việc sáng tạo ra hôn nhân này cũng trình bầy với ta ba đặc tính nền tảng của hôn nhân, như đã có từ nguyên thủy, là đơn hôn, vĩnh viễn và bình đẳng giữa các giới tính.
Tuy nhiên, khi tội lỗi bước vào lịch sử nhân loại, nó mang theo việc lật nhào ba đặc tính nền tảng nói trên. Đa hôn, ly dị và người vợ lệ thuộc chồng trở nên không những chuyện thông thường mà còn được định chế hóa trong nhiều giới của xã hội Do Thái. Qua các tiên tri, Thiên Chúa không ngừng kêu gọi phải thay đổi tình huống tội lỗi này và tái lập phẩm giá nguyên thủy cho hôn nhân, một điều chỉ có thể có với Chúa Giêsu Kitô. Tiên tri Hôsê thấy sự kết hợp và tình yêu giữa chồng và vợ là một mẫu mực thích đáng để minh họa tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. Diễm Ca cho ta một suy tư độc đáo về tình yêu nhân bản, coi nó như cuộc đối thoại giữa hai kẻ yêu nhau đang ca ngợi lẫn nhau, mong mỏi nhau và hân hoan trong tình thân mật tính dục.
Nhưng sư phạm Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi liên quan tới hôn nhân và gia đình đã đạt tới đỉnh cao của nó với việc Con Thiên Chúa bước vào lịch sử con người, khi Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình. Người ta vẫn coi là không thích hợp khi một bậc thầy Do Thái chuyện trò với một phụ nữ, nhưng Chúa Giêsu lại dám nói với một người đàn bà, lại là người đàn bà xứ Samaria, một thứ tội nhân có tiếng và “bị tuyệt thông”, một điều còn gây tai tiếng hơn nhiều nữa. Với một người đàn bà được đem tới trước mặt Người trước khi nàng bị ném đá do sự kiện phạm tội ngoại tình, Người nói: “Tôi không kết án chị. Chị hãy đi bình an và đừng phạm tội nữa”. Người từng làm bẩn bàn tay Người bằng việc làm, nhưng không bằng những hòn đá dùng để liệng vào người khác.
Nhóm chúng tôi trình bầy bản văn đã soạn thảo này bằng cách nhìn nhận rằng nó dài dòng và mới lạ, nhung xem ra không phù hợp với phương pháp luận của Thượng Hội Đồng. Tại sao chúng tôi cho như thế? Vì chỉ nhờ suy tư về sư phạm Thiên Chúa, chúng ta mới hiểu được thừa tác vụ của ta là phản chiếu đức nhẫn nại và lòng thương xót của Thiên Chúa. Kế hoạch Thiên Chúa tiếp diễn ngay trong thời ta. Chính sư phạm Thiên Chúa đã cung cấp nội dung và cung giọng cho giáo huấn của Giáo Hội. Ngày nay, sư phạm Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục không ngừng kêu gọi các gia đình hóan cải, chữa lành và thương xót khi họ cố gắng thể hiện ơn Chúa kêu gọi họ.
Bởi thế, Nhóm chúng tôi bắt tay vào việc áp dụng sư phạm này vào việc tìm kiếm một ngôn ngữ dễ hiểu đối với con người nam nữ thời ta. Song song với chữ “bất khả tiêu” chúng tôi đề nghị dùng một thứ ngôn ngữ bớt luật lệ hơn, nhưng biểu lộ tốt hơn mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, nói tới hôn nhân như một ơn thánh, một chúc phúc và như một giao ước yêu thương suốt đời.
Chúng tôi nhắc nhớ chứng từ của các cặp vợ chồng vẫn sống trọn vẹn cuộc hôn nhân Kitô Giáo, coi nó như một giao ước yêu thương mãn đời, tính vĩnh viễn đến chết của nó như một dấu chỉ lòng trung thành của Thiên Chúa đối với dân của Người. Thực vậy, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa nhận ra hình ảnh của chính Người trong lòng trung thành của các người phối ngẫu và củng cố hoa trái này của ơn thánh Người bằng sự chúc phúc của Người.
Như thế ý nghĩa sâu xa nhất của tính bất khả tiêu nơi hôn nhân là việc khẳng định và bảo vệ các đặc tính tươi đẹp và tích cực trên vốn nâng đỡ hôn nhân và cuộc sống gia đình, nhất là trong những lúc sóng gío và tranh chấp. Bởi thế, Giáo Hội trông chờ ở vợ chồng như trung tâm của cả gia đình; và đến lượt nó, gia đình trông chờ Chúa Giêsu nhất là tình yêu trung thành của Người trong bóng tối của thập giá.
Việc nhấn mạnh tới sư phạm Thiên Chúa cũng chú mục vào tính trung tâm của Lời Thiên Chúa trong thần học hôn nhân, trong việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, và trong lòng đạo đức gia đình. Cộng đồng Kitô hữu chào đón Lời Thiên Chúa một cách đặc biệt trong Phụng Vụ Chúa Nhật. Như thế, một mục tiêu cho mọi cặp vợ chồng và mọi gia đình là cùng nhau thờ phượng một cách trung thành tại mọi Thánh Lễ Chúa Nhật.
Các cặp vợ chồng và các gia đình cũng gặp Lời Thiên Chúa trong hàng loạt các hình thức sùng kính và cử hành vốn là thành phần của gia tài Công Giáo. Lòng đạo đức này bao gồm việc cùng nhau lãnh nhận bí tích hòa giải, cầu nguyện chung và đọc Sách Thánh, cũng như các cuộc gặp gỡ khác với Lời Thiên Chúa trong giáo lý và cầu nguyện. Có người nhấn mạnh rằng trường Công Giáo là cánh tay vươn dài của giáo lý giáo xứ và giáo lý gia đình. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích các cha mẹ tìm kiếm những trường này như phương cách lôi cuốn độc đáo để thăng tiến và thâm hậu hóa việc giáo dục tôn giáo vốn đã được bắt đầu trong gia đình.
Tất cả chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngày nay, trong nhiều xã hội, đang có một cảm thức tự cho mình là đủ, theo đó, người ta cảm thấy họ không cần được thương xót và cũng không biết tội lệ của mình. Có lúc, điều này là do không được học giáo lý đầy đủ về tội, không nhận biết tội là làm thương tổn tới mối liên hệ của ta với Thiên Chúa và với nhau, một thương tổn chỉ có thể được chữa lành bởi sức mạnh cứu vớt của lòng Chúa thương xót.
Mặt khác, có thể ta hay có khuynh hướng muốn đặt giới hạn của con người lên lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhóm chúng tôi cảm thấy nhu cầu rất mạnh cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về mối liên hệ giữa lòng thương xót và công lý, nhất là như đã được trình bầy trong Misericordiae Vultus .
Khi sắp sửa bắt đầu suy tư về các tình huống khó khăn sẽ được khảo sát ở phần thứ ba, chúng ta nên luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ lòng thương xót của Người. Chính lòng thương xót mạc khải gương mặt thực sự của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa vươn tới mọi người chúng ta, nhất là những người đau khổ, yếu đuối và thất bại. “Hỡi Ephraim, làm sao Ta có thể bỏ rơi được ngươi! Hỡi Israel, làm sao ta có thể trao nộp ngươi…Trái tim Ta thổn thức, lòng cảm thương của Ta trở nên ấm áp và dịu dàng” (Hs 11:8-9). Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong Misericordiae Vultus, lòng giận dữ của Thiên Chúa chỉ trong giây phút, nhưng lòng thương xót của Người kéo dài mãi mãi.
Điều hợp viên: Đức Hồng Y George PELL
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward KURTZ
Trong Chúa Giêsu, đấng làm trọn mạc khải của Thiên Chúa, gia đình khám phá được ơn gọi của mình trong ơn gọi phổ quát nên thánh. Đối với các môn đệ của Chúa Giêsu, mọi ơn gọi đều kêu mời người ta và các cộng đồng vào hai chiều kích khác biệt nhau nhưng bổ túc cho nhau. Chúng ta được kêu gọi hiệp thông và chúng ta được kêu gọi truyền giáo.Ta thấy điều này trong ơn gọi của 12 tông đồ. Các ngài được kêu gọi trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu và được sai đi để rao giảng. Điều ấy cũng đúng đối với các môn đệ khác, những người được kêu gọi vào đời sống gia đình. Nhóm chúng tôi suy tư về ơn phúc và ơn gọi này, và về việc cầu nguyện và biện phân như là phương thế phát huy nó.
Dù nghĩa chữ “ơn gọi” khá rõ ràng khi áp dụng vào chức linh mục, nhưng khi ta nói về những chữ như “ơn gọi vào đời sống hôn nhân”, ta cần nhiều nghĩa rõ ràng hơn. Ta phải nhìn nhận rằng gia đình cũng có một ơn gọi.
Nhìn qua lăng kính Thánh Gia Thất Nadarét, bản văn sẽ tốt hơn nếu biết sử dụng Thánh Kinh cách dồi dào hơn, nhất là Tin Mừng Luca, các chương 1 và 2, cũng như các điển hình từ Cựu Ước. Rất nhiều cặp vợ chồng trong Thánh Kinh, như các cặp trong Sách Tôbia, đã đáp ứng ơn gọi bước vào hôn nhân và đời sống gia đình một cách tươi đẹp xiết bao.
Viễn kiến của Giáo Hội về ơn gọi của gia đình nắm bắt được vẻ đẹp tình yêu hiến mình của Thiên Chúa. Nhiều lưu ý đã được dành cho việc định vị một nền tảng thần học vững vàng cho khoa sư phạm Thiên Chúa, phát sinh từ việc tràn đổ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở cốt lõi gia đình là hành động sáng tạo nguyên thủy, việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô và việc hướng tới sự sống đời đời. Ưu tiên lắng nghe Lời Thiên Chúa và bước theo Chúa Giêsu khai mở ra tin vui cho gia đình, dẫn tới cuộc sống hân hoan cũng như việc hoán cải mỗi ngày mỗi sâu sắc hơn, từ bỏ tính ích kỷ và tội lỗi.
Bản sắc rửa tội của mọi Kitô hữu chín mùi trong vườn ươm gia đình, vốn là người rao giảng Tin Mừng trước hết và đệ nhất đẳng, nơi đó, ta biện phân được ơn gọi bước vào một bậc sống đặc thù. Trong năm Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta cảm tạ đặc biệt vì ơn phúc có những người nam nữ trong đời sống tu trì và gia đình họ.
Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ tốt hơn nếu chịu xem xét “các thực hành tốt nhất” là các thực hành chỉ cho các gia đình thấy phải sống thực ơn gọi của họ cách trọn vẹn và trung thành hơn ra sao. Ở tâm điểm các “thực hành tốt nhất” này là việc tiếp nhận Lời Chúa trong gia đình. Chúng tôi đặc biệt nhắc tới các tiến bộ lớn lao trong Giáo Hội trong hơn 50 năm qua nhờ đó việc nghiên cứu và suy tư Sách Thánh đã được hội nhập vào đời sống các gia đình. Dù nhiều điều vẫn còn cần phải làm, sự tiến bộ như thế cần được nhìn nhận. Các “thực hành tốt nhất” này cũng nên nói tới việc dậy giáo lý thích đáng, việc cầu nguyện và thờ phượng, kể cả việc cầu nguyện trong mỗi gia đình. Một ơn gọi như thế chắc chắn sẽ khôn ngoan và minh nhiên khuyến khích việc sử dụng các lời cầu nguyện và nghi thức có tính á phụng vụ trong khung cảnh gia đình.
Chúng tôi cũng đã bàn tới các câu hỏi liên hệ tới phương pháp luận. Trong quá khứ, Đức Thánh Cha thường sử dụng bản văn đã được chấp thuận sau cùng làm căn bản cho một Tông Huấn và chúng tôi đã nói tới tính hữu hiệu của phương thức này. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận các hạn chế của một bản văn sẽ được chấp thuận vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng này. Dù mọi cố gắng nên được đưa ra để cung cấp một ngôn ngữ hợp lý hóa và lôi cuốn, lo ngại hàng đầu vẫn là sự minh bạch của những lời giải thích có cơ sở vững vàng đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình”.
Với đôi mắt ngắm nhìn Chúa Giêsu, chúng tôi tạ ơn vì ơn gọi của gia đình, một ơn gọi tiến tới hiệp thông với Người và với nhau và là ơn gọi đi truyền giáo khắp trên thế giới.
II. Nhóm B
Điều hợp viên: Đức Hồng Y Vincent Gerard NICHOLS
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Diarmuid MARTIN
Nhóm chúng tôi sử dụng một cách tiếp cận đổi mới trong việc khảo sát Phần II. Chúng tôi thừa nhận tính trung tâm của phần này đối với toàn bộ cuộc suy tư của Thượng Hội Đồng. Ngoài việc khảo sát từng đoạn của Tài Liệu Làm Việc, nhóm chúng tôi còn trước hết tìm cách nhận diện một số chủ đề căn bản của nền khôn ngoan Giáo Hội về hôn nhân và gia đình mà chúng tôi cảm thấy phải dành chỗ ưu tiên trong bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng. Một suy tư đổi mới và sâu sắc hơn về nền thần học hôn nhân phải là một trong các hoa trái của Thượng Hội Đồng.
Các chủ đề này bao gồm: Sư Phạm Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa trong Gia Đình, Tính Bất Khả Tiêu và Lòng Trung Thành, Gia Đình và Giáo Hội, Thương Xót và Tan Nát. Nhóm chúng tôi đề nghị các sửa đổi cá biệt cho một số đoạn, nhưng trên hết, tìm cách sắp xếp lại thứ tự của một số đoạn để phục hồi dòng chẩy tự nhiên của các đoạn trong Bản Tường Trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi).
Nhóm chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo điều này: toàn bộ Phần II nên được dẫn nhập bằng một suy tư chi tiết hơn về Gia Đình và Khoa Sư Phạm Thiên Chúa. Suy tư này sẽ tạo ra số 37 mới.
Nó nên minh tả việc sư phạm Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình đã đồng hành ra sao suốt lịch sử cứu rỗi và tiếp tục cho tới tận ngày nay. Chúng tôi đề nghị đoạn này khởi đầu với Sách Sáng Thế, sách đã từng cung cấp câu định nghĩa về hôn nhân như là một cuộc phối hợp độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà, một cuộc phối hợp toàn diện và thân mật đến độ vì nó người đàn ông sẽ lìa cha lìa mẹ để hợp nhất với vợ mình. Trình thuật về việc sáng tạo ra hôn nhân này cũng trình bầy với ta ba đặc tính nền tảng của hôn nhân, như đã có từ nguyên thủy, là đơn hôn, vĩnh viễn và bình đẳng giữa các giới tính.
Tuy nhiên, khi tội lỗi bước vào lịch sử nhân loại, nó mang theo việc lật nhào ba đặc tính nền tảng nói trên. Đa hôn, ly dị và người vợ lệ thuộc chồng trở nên không những chuyện thông thường mà còn được định chế hóa trong nhiều giới của xã hội Do Thái. Qua các tiên tri, Thiên Chúa không ngừng kêu gọi phải thay đổi tình huống tội lỗi này và tái lập phẩm giá nguyên thủy cho hôn nhân, một điều chỉ có thể có với Chúa Giêsu Kitô. Tiên tri Hôsê thấy sự kết hợp và tình yêu giữa chồng và vợ là một mẫu mực thích đáng để minh họa tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. Diễm Ca cho ta một suy tư độc đáo về tình yêu nhân bản, coi nó như cuộc đối thoại giữa hai kẻ yêu nhau đang ca ngợi lẫn nhau, mong mỏi nhau và hân hoan trong tình thân mật tính dục.
Nhưng sư phạm Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi liên quan tới hôn nhân và gia đình đã đạt tới đỉnh cao của nó với việc Con Thiên Chúa bước vào lịch sử con người, khi Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình. Người ta vẫn coi là không thích hợp khi một bậc thầy Do Thái chuyện trò với một phụ nữ, nhưng Chúa Giêsu lại dám nói với một người đàn bà, lại là người đàn bà xứ Samaria, một thứ tội nhân có tiếng và “bị tuyệt thông”, một điều còn gây tai tiếng hơn nhiều nữa. Với một người đàn bà được đem tới trước mặt Người trước khi nàng bị ném đá do sự kiện phạm tội ngoại tình, Người nói: “Tôi không kết án chị. Chị hãy đi bình an và đừng phạm tội nữa”. Người từng làm bẩn bàn tay Người bằng việc làm, nhưng không bằng những hòn đá dùng để liệng vào người khác.
Nhóm chúng tôi trình bầy bản văn đã soạn thảo này bằng cách nhìn nhận rằng nó dài dòng và mới lạ, nhung xem ra không phù hợp với phương pháp luận của Thượng Hội Đồng. Tại sao chúng tôi cho như thế? Vì chỉ nhờ suy tư về sư phạm Thiên Chúa, chúng ta mới hiểu được thừa tác vụ của ta là phản chiếu đức nhẫn nại và lòng thương xót của Thiên Chúa. Kế hoạch Thiên Chúa tiếp diễn ngay trong thời ta. Chính sư phạm Thiên Chúa đã cung cấp nội dung và cung giọng cho giáo huấn của Giáo Hội. Ngày nay, sư phạm Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục không ngừng kêu gọi các gia đình hóan cải, chữa lành và thương xót khi họ cố gắng thể hiện ơn Chúa kêu gọi họ.
Bởi thế, Nhóm chúng tôi bắt tay vào việc áp dụng sư phạm này vào việc tìm kiếm một ngôn ngữ dễ hiểu đối với con người nam nữ thời ta. Song song với chữ “bất khả tiêu” chúng tôi đề nghị dùng một thứ ngôn ngữ bớt luật lệ hơn, nhưng biểu lộ tốt hơn mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, nói tới hôn nhân như một ơn thánh, một chúc phúc và như một giao ước yêu thương suốt đời.
Chúng tôi nhắc nhớ chứng từ của các cặp vợ chồng vẫn sống trọn vẹn cuộc hôn nhân Kitô Giáo, coi nó như một giao ước yêu thương mãn đời, tính vĩnh viễn đến chết của nó như một dấu chỉ lòng trung thành của Thiên Chúa đối với dân của Người. Thực vậy, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa nhận ra hình ảnh của chính Người trong lòng trung thành của các người phối ngẫu và củng cố hoa trái này của ơn thánh Người bằng sự chúc phúc của Người.
Như thế ý nghĩa sâu xa nhất của tính bất khả tiêu nơi hôn nhân là việc khẳng định và bảo vệ các đặc tính tươi đẹp và tích cực trên vốn nâng đỡ hôn nhân và cuộc sống gia đình, nhất là trong những lúc sóng gío và tranh chấp. Bởi thế, Giáo Hội trông chờ ở vợ chồng như trung tâm của cả gia đình; và đến lượt nó, gia đình trông chờ Chúa Giêsu nhất là tình yêu trung thành của Người trong bóng tối của thập giá.
Việc nhấn mạnh tới sư phạm Thiên Chúa cũng chú mục vào tính trung tâm của Lời Thiên Chúa trong thần học hôn nhân, trong việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, và trong lòng đạo đức gia đình. Cộng đồng Kitô hữu chào đón Lời Thiên Chúa một cách đặc biệt trong Phụng Vụ Chúa Nhật. Như thế, một mục tiêu cho mọi cặp vợ chồng và mọi gia đình là cùng nhau thờ phượng một cách trung thành tại mọi Thánh Lễ Chúa Nhật.
Các cặp vợ chồng và các gia đình cũng gặp Lời Thiên Chúa trong hàng loạt các hình thức sùng kính và cử hành vốn là thành phần của gia tài Công Giáo. Lòng đạo đức này bao gồm việc cùng nhau lãnh nhận bí tích hòa giải, cầu nguyện chung và đọc Sách Thánh, cũng như các cuộc gặp gỡ khác với Lời Thiên Chúa trong giáo lý và cầu nguyện. Có người nhấn mạnh rằng trường Công Giáo là cánh tay vươn dài của giáo lý giáo xứ và giáo lý gia đình. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích các cha mẹ tìm kiếm những trường này như phương cách lôi cuốn độc đáo để thăng tiến và thâm hậu hóa việc giáo dục tôn giáo vốn đã được bắt đầu trong gia đình.
Tất cả chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngày nay, trong nhiều xã hội, đang có một cảm thức tự cho mình là đủ, theo đó, người ta cảm thấy họ không cần được thương xót và cũng không biết tội lệ của mình. Có lúc, điều này là do không được học giáo lý đầy đủ về tội, không nhận biết tội là làm thương tổn tới mối liên hệ của ta với Thiên Chúa và với nhau, một thương tổn chỉ có thể được chữa lành bởi sức mạnh cứu vớt của lòng Chúa thương xót.
Mặt khác, có thể ta hay có khuynh hướng muốn đặt giới hạn của con người lên lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhóm chúng tôi cảm thấy nhu cầu rất mạnh cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về mối liên hệ giữa lòng thương xót và công lý, nhất là như đã được trình bầy trong Misericordiae Vultus .
Khi sắp sửa bắt đầu suy tư về các tình huống khó khăn sẽ được khảo sát ở phần thứ ba, chúng ta nên luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ lòng thương xót của Người. Chính lòng thương xót mạc khải gương mặt thực sự của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa vươn tới mọi người chúng ta, nhất là những người đau khổ, yếu đuối và thất bại. “Hỡi Ephraim, làm sao Ta có thể bỏ rơi được ngươi! Hỡi Israel, làm sao ta có thể trao nộp ngươi…Trái tim Ta thổn thức, lòng cảm thương của Ta trở nên ấm áp và dịu dàng” (Hs 11:8-9). Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong Misericordiae Vultus, lòng giận dữ của Thiên Chúa chỉ trong giây phút, nhưng lòng thương xót của Người kéo dài mãi mãi.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét