Thượng Hội Đồng, phúc trình phần hai của các
nhóm C và D nói tiếng Anh
10/21/2015
10/21/2015
I.
Nhóm C
Điều hợp viên: Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Mark Benedict Coleridge
Sau công việc của tuần lễ đầu, chúng tôi quyết định theo một cách tiếp cận khác đối với Phần II của Tài Liệu Làm Việc và đọc nó nhanh hơn là đối với Phần I. Nhờ biết rõ trách vụ của mình, cách tiến hành của chúng tôi đã khá hơn, và điều này đáng khích lệ khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu Phần III, dài và phức tạp hơn.
Nay tôi xin trình bầy các vấn đề thuộc Phần II được coi là những vấn đề chính trong các cuộc thảo luận của chúng tôi.
1) Cần nói lời đánh giá cao và khích lệ tự đáy lòng đối với các cặp vợ chồng, nhờ ơn Chúa, đang sống cuộc hôn nhân Kitô Giáo của họ như một ơn gọi chân chính, vì điều này quả là một việc phục vụ Giáo Hội và thế giới cách độc đáo.
2) Cần khai triển cho các cặp vợ chồng và các gia đình một chương trình giáo lý phù hợp với các nền văn hóa khác nhau, định kỳ duyệt xét lại các chương trình này và thích ứng Các Chỉ Thị Giáo Lý Toàn Quốc dưới ánh sáng các chương trình này khi có thể.
3) Cần khai triển các tài nguyên trong lãnh vực cầu nguyện của gia đình, cả chính thức lẫn không chính thức, cả có tính phụng vụ lẫn chỉ là sùng kính. Các tài nguyên này tất nhiên cũng phải nhậy cảm đối với văn hóa.
4) Cần thăm dò thêm khả năng các cặp hiện đang kết hôn dân sự hoặc đang sống với nhau có cơ khởi đầu cuộc hành trình tiến tới hôn nhân bí tích, để khuyến khích và đồng hành với họ trong hành trình này.
5) Cần trình bầy tính bất khả tiêu của hôn nhân như một ơn phúc Chúa ban hơn là một gánh nặng và tìm ra cách tích cực để nói về nó, sao cho người ta lượng giá được trọn vẹn ơn phúc này. Điều này liên quan tới vấn đề rộng lớn hơn về ngôn ngữ, vì Thượng Hội Đồng đang tìm cách lên khuôn một ngôn ngữ được Tài Liệu Làm Việc mô tả là “có tính biểu tượng”, “có tính cảm nghiệm”, “mang nhiều ý nghĩa”, “rõ ràng”, “cởi mở”, “vui tươi”, “lạc quan” và “đầy hy vọng”.
6) Cần rút tỉa sâu xa hơn và phong phú hơn từ Thánh Kinh, không phải chỉ trích dẫn các bản văn Thánh Kinh mà còn trình bầy Thánh Kinh như một dạ con (matrix) cho cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô hữu. Giống như tại Vatican II, Thánh Kinh phải là tài nguyên hàng đầu đối với việc lên khuôn một ngôn ngữ mới để nói về hôn nhân và gia đình; và có thể dùng Tông Huấn Verbum Domini làm một tài nguyên để rút ra các gợi ý thực tiễn.
7) Khi nói về niềm vui của đời sống hôn nhân và gia đình, ta cũng cần nói tới những hy sinh và thậm chí cả đau khổ mà đời sống này bao hàm, và do đó, cần phải đặt niềm vui vào đúng bối cảnh của nó là mầu nhiệm Vượt Qua.
8) Cần nhìn rõ ràng hơn việc qua các thời đại, làm thế nào Giáo Hội đã tiến tới chỗ hiểu sâu sắc hơn và và trình bầy chắc chắn hơn giáo huấn về hôn nhân và gia đình, một giáo huấn vốn có gốc rễ nơi chính Chúa Kitô. Giáo huấn này luôn không thay đổi nhưng việc phát biểu nó ra và việc thực hành dựa trên việc phát biểu này thì không như thế.
9) Cần hiểu với nhiều sắc thái hơn lý do tại sao giới trẻ ngày nay lại quyết định không kết hôn hay hoãn việc kết hôn, thường là khá lâu. Tài Liệu Làm Việc trình bầy sự sợ sệt như là động lực chủ chốt. Nhưng điều cũng đúng sự thật là đôi khi giới trẻ không thấy trọng điểm của hôn nhân hoặc coi nó chỉ là việc hoàn toàn có tính bản thân hay riêng tư khiến cho nghi thức công cộng trở thành không liên hệ gì với họ. Trong nhiều cách, họ còn chịu tác động bởi một nền văn hóa lựa chọn chuyên lùi bước trước việc phải đóng cửa, và thích thử nghiệm bất cứ mối liên hệ nào trước khi thực hiện cam kết cuối cùng. Các nhân tố kinh tế mạnh mẽ cũng tác động trên họ. Cho nên ta nên ý tứ đối với cách đọc quá đơn giản một hiện tượng phức tạp.
10) Một điều mà Thượng Hội Đồng cần xem xét là đưa ra một bảng liệt kê các sáng kiến hay chiến thuật thực tiễn để nâng đỡ các gia đình và giúp đỡ những gia đình nào đang gặp khó khăn. Bảng liệt kê này phải cụ thể và phải phù hợp với đặc tính chủ yếu thực tiễn của Thượng Hội Đồng thứ hai này về hôn nhân và gia đình.
Nhiều điểm trên đây nhận được sự đồng thuận, một số điểm được thỏa thuận lớn nếu không muốn nói là gần như toàn thể, chỉ một số nhỏ các điều ấy là có bất đồng đáng kể mà thôi.
Một sự phong phú lớn và cũng là thách đố lớn trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là các cách lên mô thức khác nhau cho hôn nhân và gia đình trong các nền văn hóa khác nhau có đại diện trong nhóm. Chắc chắn có những điểm gặp nhau, nhờ chúng tôi có cùng một cảm thức về kế hoạch của Thiên Chúa vốn được ghi khắc trong sang thế và đạt tới viên mãn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, như Giáo Hội từng tuyên xưng. Nhưng những cách khác nhau qua đó mầu nhiệm này lên xương thịt tại các phần khác nhau trên thế giới khiến việc quân bình hóa giữa địa phương và hoàn vũ trở thành một thách đố. Đây vẫn là trách vụ bao trùm của Thượng Hội Đồng này.
II. Nhóm D
Điều hợp viên: Đức Hồng Y Thomas Christopher Collins
Tường trình viên: Đ ức Tổng Giám Mục Charles Joseph Chaput, O.F.M. Cap.
Các thành viên của Nhóm D nói tiếng Anh duyệt lại Phần II nhanh hơn Phần I. Chất liệu cũng đơn giản hơn. Việc làm việc với nhau và đưa ra các nhận định và sửa đổi cũng thế.
Về gia đình và sư phạm Thiên Chúa, các thành viên nghĩ rằng các suy nghĩ trong bản văn về việc đọc Sách Thánh nên được tăng cường hơn nữa. Các ngài nhấn mạnh rằng khi lắng nghe Lời Chúa, ta cần gặp gỡ nó trong ngữ cảnh Giáo Hội, thánh truyền và thẩm quyền giáo huấn của các vị giám mục. Nhiều tập quán đọc Sách Thánh vốn đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa khác nhau của nhóm nói tiếng Anh chúng tôi. Một số nên được lồng vào bản văn. Nhiều thành viên của nhóm cổ vũ Lectio Divina, ngay cả khi nó được đọc trong bối cảnh liên tôn. Các vị khác cho rằng diễn trình Lectio Divina quá ư phức tạp đối với người thời nay. Một số vị giám mục cảm thấy cần hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa tính mới mẻ của bí tích hôn nhân Kitô Giáo và cơ cấu tự nhiên của hôn nhân từng được đưa vào kế hoạch của Thiên Chúa ngay từ đầu. Hôn nhân tự nhiên của cha ông nguyên thủy của ta cũng có trật tự ơn thánh riêng của nó.
Tài Liệu Làm Việc không định nghĩa hôn nhân ở chỗ nào cả. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng. Nó tạo nên mơ hồ suốt cả bản văn. Phần lớn các giám mục lý luận rằng để sửa chữa, tài liệu này nên viết thêm câu định nghĩa về hôn nhân lấy từ hiến chế Gaudium et Spes số 48 của Vatican II: “Ðấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Ðời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa. Vì lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Ðấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau 1; những điều ấy hết sức quan trọng đối với sự tiếp nối nhân loại, sự phát triển cá nhân và phần rỗi đời đời của mỗi thành phần trong gia đình, quan trọng đối với phẩm giá, sự vững chãi, an bình và thịnh vượng của chính gia đình và của toàn thể xã hội loài người. Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân. Như thế, bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không còn là hai, nhưng là một xương thịt" (Mt 19: 6), phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly”.
Xét như một toàn bộ, bản văn trên có nhiều tầm nhìn thấu suốt về hôn nhân. Nhưng tín lý Công Giáo về hôn nhân trải dài quá nhiều đoạn. Nó cần được tóm lược một cách súc tích và thuyết phục hơn. Một vị cảm thấy rằng việc nắm bắt Thánh Kinh của bản văn sẽ được cải thiện hơn nếu theo một nền uyên bác mới mẻ hơn. Vị này cho rằng nhiều người trong chúng ta đọc Thánh Kinh với thái độ quá ư cực đoan (fundamentalist), nên các cách giải thích Thánh Kinh khác có thể hữu ích hơn. Nhiều vị khác không đồng ý và nghĩ rằng cái hiểu Thánh Kinh trong bản văn là thỏa đáng.
Một số vị cho rằng bản văn cần phát biểu ý niệm “bất khả tiêu” một cách tích cực hơn, hơn là coi nó như một gánh nặng. Nhiều vị khác cho là nguy hiểm khi nói đến giáo huấn Công Giáo chỉ như một “lý tưởng” để theo đuổi và tôn kính chứ không thực tiễn đối với cuộc sống hàng ngày. Các ngài mô tả quan điểm này như một phương thức hàm ý rằng chỉ những người “tinh sạch” mới sống Tin Mừng được, chứ người bình thường thì không thể sống được. Nhiều vị nhấn mạnh rằng ta nên luôn nói tới các nhân đức chứ không phải các giá trị. Chúng không y như nhau.
Trong chất liệu nói về gia đình và kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, bản văn thiếu sót ở chỗ đã không đặt cơ sở trên sách Tôbia và Diễm Ca, vốn có tính sinh tử đối với việc trình bầy hôn nhân theo Thánh Kinh. Các vị giám mục tỏ ý quan ngại rằng tài liệu hình như muốn trình bầy việc Môsê cho phép ly dị như là một trong các giai đoạn của kế hoạch Thiên Chúa, ấy thế nhưng, ta biết chắc rằng ly dị không bao giờ là thành phần trong ý muốn của Thiên Chúa đối với nhân loại cả, mà là một hậu quả của tội nguyên tổ.
Đối với một vài đoạn mơ hồ trong bản văn, ta thấy nếu có một bản dịch tốt hơn của nguyên bản tiếng Ý, thì mọi sự sẽ được sáng tỏ hơn. Một vài vị giám mục tập chú vào ý niệm “hạt giống lời Chúa” hay “hạt giống của Lời” trong thế giới quanh ta. Trong truyền thống Giáo Hội, suy tư đã có từ Thánh Giustinô Tử Đạo này luôn tập chú vào các vấn đề văn hóa hơn là vào cuộc sống bản thân của người ta. Bản văn có khuynh hướng coi các mối liên hệ bất hợp lệ cũng chứa đựng phần nào “các hạt giống của Lời”. Một số vị giám mục cảm thấy điều này không thích đáng và lầm lẫn.
Một số cuộc thảo luận diễn ra liên quan tới ý nghĩa của các cuộc hôn nhân sắp xếp vì tập tục này hiện nay vẫn đang tiếp diễn. Các cuộc hôn nhân này đôi khi xem ra thiếu sự thuận tình của những người lấy nhau. Nhưng điều mà tập tục này muốn cho hiểu một cách đặc trưng hơn là thế này: trọn cả gia đình can dự vào toàn diện diễn trình hôn nhân và đời sống gia đình. Nhiều nền văn hóa khác cho rằng “các gia đình kết hôn với nhau”, chứ không phải chỉ các cá nhân mới thề hứa kết hôn mà thôi. Một số vị giám mục coi đây là một ý niệm phong phú. Nó nên được đánh giá tốt hơn.
Nhiều vị giám mục đặt câu hỏi liên quan tới việc dùng kiểu nói “Tin Mừng Gia Đình”. Điều này thực ra có nghĩa gì? Bản văn không cung cấp câu trả lời nào cả. Kiểu nói này phát xuất từ Lá Thư Gửi Các Gia Đình năm 1994, số 23, của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Liên quan tới số 48 của bản văn, phần lớn cuộc thảo luận bàn đến các hình thức khác nhau của việc gia đình làm chứng cho việc sống hiệp thông của họ như một Giáo Hội tại gia. Ngoài những điều đã được liệt kê trong Tài Liệu Làm Việc, đây là một số gợi ý:
Làm chứng cho sự thánh thiện trong việc cầu nguyện.
Làm chứng cho việc không tự qui chiếu vào chính mình.
Làm chứng cho việc mẫn cảm đối với các vấn đề môi sinh.
Làm chứng cho việc cùng nhau sống bác ái, trong cuộc sống chung hàng ngày.
Các giám mục cảm thấy rằng các hành động trên nên được coi như hoa trái của phép rửa và phép thêm sức. Nhiều vị trong nhóm chúng tôi nói tới việc bản văn cần liệt kê các hình thức sùng kính vừa thăng tiến vừa nói lên cuộc sống và linh đạo gia đình. Chuỗi mân côi đã chiếm trọng điểm trong cuộc thảo luận; cả sự quan trọng của việc cha mẹ đọc Sách Thánh cho con cái nghe, và anh chị em đọc Sách Thánh cho nhau nghe cũng thế. Các giám mục nhấn mạnh giá trị của việc gia đình cùng nhau tham dự Phép Thánh Thể Chúa Nhật và các cử hành phụng vụ khác, và ngạc nhiên khi thấy bản văn không tập chú vào việc này một cách chi tiết hơn. Một số vị đề nghị: các thực hành lòng đạo đức bình dân khác nhau cần được liệt kê như là các biểu thức nói lên các việc sùng kính của gia đình. Một số vị giám mục ghi nhận sự quan trọng của phụ nữ trong đời sống Giáo Hội và việc cần tập chú hơn nữa vào việc dành cho họ các vai trò lãnh đạo thích đáng. Một số vị cảm thấy bản văn nên nhậy cảm hơn đối với các phụ nữ bị lạm dụng bởi người chồng hay bên trong gia đình và do đó trĩu thêm gánh nặng. Một vị cảm thấy: đôi khi rất khó cho các người hiện sống trong các hoàn cảnh đau lòng coi các gia đình gương mẫu là tích cực được. Các gia đình gương mẫu có thể làm họ sợ hơn là giúp họ thấy ra khả thể chính họ sống được cách đó. Các vị giám mục cho biết: bản văn nên trình bầy các lý do giáo luật của việc vợ chồng ly thân với nhau và lý do cho việc họ xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Chúng ta cần thực tiễn trước các vấn đề hôn nhân hơn là chỉ đơn giản khuyến khích người ta ở lại với nhau. Một lần nữa, bạo hành chống các phụ nữ đã là phần chủ yếu của cuộc thảo luận.
Một vị giám mục nhấn mạnh rằng các linh mục không được đào tạo để làm huấn đạo viên về hôn nhân. Nếu tự trình bầy mình như thế, các ngài có nguy cơ tạo rắc rối về luật pháp cho các Giáo Hội địa phương của mình. Các linh mục nên tránh việc huấn đạo hôn nhân, thay vào đó, chỉ chú tâm vào việc hướng dẫn thiêng liêng mà thôi. Về vấn đề tại sao giới trẻ sợ kết hôn, nhiều vị giám mục nhận xét rằng giới trẻ sợ thất bại trong bất cứ phạm vi sống nào. Thừa tác vụ giới trẻ tại các giáo xứ và các giáo phận nên giúp các cặp trẻ tuổi hiểu giá trị của hôn nhân. Chúng ta cần tập chú vào lời khuyên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là đừng sợ và cũng phải ý thức rằng trong Tin Mừng, Chúa Giêsu từng chăm sóc các cặp vợ chồng trẻ mà cuộc cử hành hôn nhân của họ sắp hết rượu. Chúa luôn chăm sóc những cặp vợ chồng trẻ biết tín thác nơi Người trên đường đời.
Nhóm D nhất trí chấp thuận bản tường trình này. Nhóm chúng tôi có đặc điểm là hết sức đa dạng và có nhiều tầm nhìn khác nhau: 29 người, trong đó có 21 người là giám mục, phát xuất từ 20 quốc gia. Các vị giám mục đưa ra nhiều đề nghị thay đổi trong bản văn. Các ngài sẽ đem những đề nghị vào nhiều sửa đổi khác nhau.
Điều hợp viên: Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin
Tường trình viên: Đức Tổng Giám Mục Mark Benedict Coleridge
Sau công việc của tuần lễ đầu, chúng tôi quyết định theo một cách tiếp cận khác đối với Phần II của Tài Liệu Làm Việc và đọc nó nhanh hơn là đối với Phần I. Nhờ biết rõ trách vụ của mình, cách tiến hành của chúng tôi đã khá hơn, và điều này đáng khích lệ khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu Phần III, dài và phức tạp hơn.
Nay tôi xin trình bầy các vấn đề thuộc Phần II được coi là những vấn đề chính trong các cuộc thảo luận của chúng tôi.
1) Cần nói lời đánh giá cao và khích lệ tự đáy lòng đối với các cặp vợ chồng, nhờ ơn Chúa, đang sống cuộc hôn nhân Kitô Giáo của họ như một ơn gọi chân chính, vì điều này quả là một việc phục vụ Giáo Hội và thế giới cách độc đáo.
2) Cần khai triển cho các cặp vợ chồng và các gia đình một chương trình giáo lý phù hợp với các nền văn hóa khác nhau, định kỳ duyệt xét lại các chương trình này và thích ứng Các Chỉ Thị Giáo Lý Toàn Quốc dưới ánh sáng các chương trình này khi có thể.
3) Cần khai triển các tài nguyên trong lãnh vực cầu nguyện của gia đình, cả chính thức lẫn không chính thức, cả có tính phụng vụ lẫn chỉ là sùng kính. Các tài nguyên này tất nhiên cũng phải nhậy cảm đối với văn hóa.
4) Cần thăm dò thêm khả năng các cặp hiện đang kết hôn dân sự hoặc đang sống với nhau có cơ khởi đầu cuộc hành trình tiến tới hôn nhân bí tích, để khuyến khích và đồng hành với họ trong hành trình này.
5) Cần trình bầy tính bất khả tiêu của hôn nhân như một ơn phúc Chúa ban hơn là một gánh nặng và tìm ra cách tích cực để nói về nó, sao cho người ta lượng giá được trọn vẹn ơn phúc này. Điều này liên quan tới vấn đề rộng lớn hơn về ngôn ngữ, vì Thượng Hội Đồng đang tìm cách lên khuôn một ngôn ngữ được Tài Liệu Làm Việc mô tả là “có tính biểu tượng”, “có tính cảm nghiệm”, “mang nhiều ý nghĩa”, “rõ ràng”, “cởi mở”, “vui tươi”, “lạc quan” và “đầy hy vọng”.
6) Cần rút tỉa sâu xa hơn và phong phú hơn từ Thánh Kinh, không phải chỉ trích dẫn các bản văn Thánh Kinh mà còn trình bầy Thánh Kinh như một dạ con (matrix) cho cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô hữu. Giống như tại Vatican II, Thánh Kinh phải là tài nguyên hàng đầu đối với việc lên khuôn một ngôn ngữ mới để nói về hôn nhân và gia đình; và có thể dùng Tông Huấn Verbum Domini làm một tài nguyên để rút ra các gợi ý thực tiễn.
7) Khi nói về niềm vui của đời sống hôn nhân và gia đình, ta cũng cần nói tới những hy sinh và thậm chí cả đau khổ mà đời sống này bao hàm, và do đó, cần phải đặt niềm vui vào đúng bối cảnh của nó là mầu nhiệm Vượt Qua.
8) Cần nhìn rõ ràng hơn việc qua các thời đại, làm thế nào Giáo Hội đã tiến tới chỗ hiểu sâu sắc hơn và và trình bầy chắc chắn hơn giáo huấn về hôn nhân và gia đình, một giáo huấn vốn có gốc rễ nơi chính Chúa Kitô. Giáo huấn này luôn không thay đổi nhưng việc phát biểu nó ra và việc thực hành dựa trên việc phát biểu này thì không như thế.
9) Cần hiểu với nhiều sắc thái hơn lý do tại sao giới trẻ ngày nay lại quyết định không kết hôn hay hoãn việc kết hôn, thường là khá lâu. Tài Liệu Làm Việc trình bầy sự sợ sệt như là động lực chủ chốt. Nhưng điều cũng đúng sự thật là đôi khi giới trẻ không thấy trọng điểm của hôn nhân hoặc coi nó chỉ là việc hoàn toàn có tính bản thân hay riêng tư khiến cho nghi thức công cộng trở thành không liên hệ gì với họ. Trong nhiều cách, họ còn chịu tác động bởi một nền văn hóa lựa chọn chuyên lùi bước trước việc phải đóng cửa, và thích thử nghiệm bất cứ mối liên hệ nào trước khi thực hiện cam kết cuối cùng. Các nhân tố kinh tế mạnh mẽ cũng tác động trên họ. Cho nên ta nên ý tứ đối với cách đọc quá đơn giản một hiện tượng phức tạp.
10) Một điều mà Thượng Hội Đồng cần xem xét là đưa ra một bảng liệt kê các sáng kiến hay chiến thuật thực tiễn để nâng đỡ các gia đình và giúp đỡ những gia đình nào đang gặp khó khăn. Bảng liệt kê này phải cụ thể và phải phù hợp với đặc tính chủ yếu thực tiễn của Thượng Hội Đồng thứ hai này về hôn nhân và gia đình.
Nhiều điểm trên đây nhận được sự đồng thuận, một số điểm được thỏa thuận lớn nếu không muốn nói là gần như toàn thể, chỉ một số nhỏ các điều ấy là có bất đồng đáng kể mà thôi.
Một sự phong phú lớn và cũng là thách đố lớn trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là các cách lên mô thức khác nhau cho hôn nhân và gia đình trong các nền văn hóa khác nhau có đại diện trong nhóm. Chắc chắn có những điểm gặp nhau, nhờ chúng tôi có cùng một cảm thức về kế hoạch của Thiên Chúa vốn được ghi khắc trong sang thế và đạt tới viên mãn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, như Giáo Hội từng tuyên xưng. Nhưng những cách khác nhau qua đó mầu nhiệm này lên xương thịt tại các phần khác nhau trên thế giới khiến việc quân bình hóa giữa địa phương và hoàn vũ trở thành một thách đố. Đây vẫn là trách vụ bao trùm của Thượng Hội Đồng này.
II. Nhóm D
Điều hợp viên: Đức Hồng Y Thomas Christopher Collins
Tường trình viên: Đ ức Tổng Giám Mục Charles Joseph Chaput, O.F.M. Cap.
Các thành viên của Nhóm D nói tiếng Anh duyệt lại Phần II nhanh hơn Phần I. Chất liệu cũng đơn giản hơn. Việc làm việc với nhau và đưa ra các nhận định và sửa đổi cũng thế.
Về gia đình và sư phạm Thiên Chúa, các thành viên nghĩ rằng các suy nghĩ trong bản văn về việc đọc Sách Thánh nên được tăng cường hơn nữa. Các ngài nhấn mạnh rằng khi lắng nghe Lời Chúa, ta cần gặp gỡ nó trong ngữ cảnh Giáo Hội, thánh truyền và thẩm quyền giáo huấn của các vị giám mục. Nhiều tập quán đọc Sách Thánh vốn đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa khác nhau của nhóm nói tiếng Anh chúng tôi. Một số nên được lồng vào bản văn. Nhiều thành viên của nhóm cổ vũ Lectio Divina, ngay cả khi nó được đọc trong bối cảnh liên tôn. Các vị khác cho rằng diễn trình Lectio Divina quá ư phức tạp đối với người thời nay. Một số vị giám mục cảm thấy cần hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa tính mới mẻ của bí tích hôn nhân Kitô Giáo và cơ cấu tự nhiên của hôn nhân từng được đưa vào kế hoạch của Thiên Chúa ngay từ đầu. Hôn nhân tự nhiên của cha ông nguyên thủy của ta cũng có trật tự ơn thánh riêng của nó.
Tài Liệu Làm Việc không định nghĩa hôn nhân ở chỗ nào cả. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng. Nó tạo nên mơ hồ suốt cả bản văn. Phần lớn các giám mục lý luận rằng để sửa chữa, tài liệu này nên viết thêm câu định nghĩa về hôn nhân lấy từ hiến chế Gaudium et Spes số 48 của Vatican II: “Ðấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Ðời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa. Vì lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Ðấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau 1; những điều ấy hết sức quan trọng đối với sự tiếp nối nhân loại, sự phát triển cá nhân và phần rỗi đời đời của mỗi thành phần trong gia đình, quan trọng đối với phẩm giá, sự vững chãi, an bình và thịnh vượng của chính gia đình và của toàn thể xã hội loài người. Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân. Như thế, bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không còn là hai, nhưng là một xương thịt" (Mt 19: 6), phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly”.
Xét như một toàn bộ, bản văn trên có nhiều tầm nhìn thấu suốt về hôn nhân. Nhưng tín lý Công Giáo về hôn nhân trải dài quá nhiều đoạn. Nó cần được tóm lược một cách súc tích và thuyết phục hơn. Một vị cảm thấy rằng việc nắm bắt Thánh Kinh của bản văn sẽ được cải thiện hơn nếu theo một nền uyên bác mới mẻ hơn. Vị này cho rằng nhiều người trong chúng ta đọc Thánh Kinh với thái độ quá ư cực đoan (fundamentalist), nên các cách giải thích Thánh Kinh khác có thể hữu ích hơn. Nhiều vị khác không đồng ý và nghĩ rằng cái hiểu Thánh Kinh trong bản văn là thỏa đáng.
Một số vị cho rằng bản văn cần phát biểu ý niệm “bất khả tiêu” một cách tích cực hơn, hơn là coi nó như một gánh nặng. Nhiều vị khác cho là nguy hiểm khi nói đến giáo huấn Công Giáo chỉ như một “lý tưởng” để theo đuổi và tôn kính chứ không thực tiễn đối với cuộc sống hàng ngày. Các ngài mô tả quan điểm này như một phương thức hàm ý rằng chỉ những người “tinh sạch” mới sống Tin Mừng được, chứ người bình thường thì không thể sống được. Nhiều vị nhấn mạnh rằng ta nên luôn nói tới các nhân đức chứ không phải các giá trị. Chúng không y như nhau.
Trong chất liệu nói về gia đình và kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, bản văn thiếu sót ở chỗ đã không đặt cơ sở trên sách Tôbia và Diễm Ca, vốn có tính sinh tử đối với việc trình bầy hôn nhân theo Thánh Kinh. Các vị giám mục tỏ ý quan ngại rằng tài liệu hình như muốn trình bầy việc Môsê cho phép ly dị như là một trong các giai đoạn của kế hoạch Thiên Chúa, ấy thế nhưng, ta biết chắc rằng ly dị không bao giờ là thành phần trong ý muốn của Thiên Chúa đối với nhân loại cả, mà là một hậu quả của tội nguyên tổ.
Đối với một vài đoạn mơ hồ trong bản văn, ta thấy nếu có một bản dịch tốt hơn của nguyên bản tiếng Ý, thì mọi sự sẽ được sáng tỏ hơn. Một vài vị giám mục tập chú vào ý niệm “hạt giống lời Chúa” hay “hạt giống của Lời” trong thế giới quanh ta. Trong truyền thống Giáo Hội, suy tư đã có từ Thánh Giustinô Tử Đạo này luôn tập chú vào các vấn đề văn hóa hơn là vào cuộc sống bản thân của người ta. Bản văn có khuynh hướng coi các mối liên hệ bất hợp lệ cũng chứa đựng phần nào “các hạt giống của Lời”. Một số vị giám mục cảm thấy điều này không thích đáng và lầm lẫn.
Một số cuộc thảo luận diễn ra liên quan tới ý nghĩa của các cuộc hôn nhân sắp xếp vì tập tục này hiện nay vẫn đang tiếp diễn. Các cuộc hôn nhân này đôi khi xem ra thiếu sự thuận tình của những người lấy nhau. Nhưng điều mà tập tục này muốn cho hiểu một cách đặc trưng hơn là thế này: trọn cả gia đình can dự vào toàn diện diễn trình hôn nhân và đời sống gia đình. Nhiều nền văn hóa khác cho rằng “các gia đình kết hôn với nhau”, chứ không phải chỉ các cá nhân mới thề hứa kết hôn mà thôi. Một số vị giám mục coi đây là một ý niệm phong phú. Nó nên được đánh giá tốt hơn.
Nhiều vị giám mục đặt câu hỏi liên quan tới việc dùng kiểu nói “Tin Mừng Gia Đình”. Điều này thực ra có nghĩa gì? Bản văn không cung cấp câu trả lời nào cả. Kiểu nói này phát xuất từ Lá Thư Gửi Các Gia Đình năm 1994, số 23, của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Liên quan tới số 48 của bản văn, phần lớn cuộc thảo luận bàn đến các hình thức khác nhau của việc gia đình làm chứng cho việc sống hiệp thông của họ như một Giáo Hội tại gia. Ngoài những điều đã được liệt kê trong Tài Liệu Làm Việc, đây là một số gợi ý:
Làm chứng cho sự thánh thiện trong việc cầu nguyện.
Làm chứng cho việc không tự qui chiếu vào chính mình.
Làm chứng cho việc mẫn cảm đối với các vấn đề môi sinh.
Làm chứng cho việc cùng nhau sống bác ái, trong cuộc sống chung hàng ngày.
Các giám mục cảm thấy rằng các hành động trên nên được coi như hoa trái của phép rửa và phép thêm sức. Nhiều vị trong nhóm chúng tôi nói tới việc bản văn cần liệt kê các hình thức sùng kính vừa thăng tiến vừa nói lên cuộc sống và linh đạo gia đình. Chuỗi mân côi đã chiếm trọng điểm trong cuộc thảo luận; cả sự quan trọng của việc cha mẹ đọc Sách Thánh cho con cái nghe, và anh chị em đọc Sách Thánh cho nhau nghe cũng thế. Các giám mục nhấn mạnh giá trị của việc gia đình cùng nhau tham dự Phép Thánh Thể Chúa Nhật và các cử hành phụng vụ khác, và ngạc nhiên khi thấy bản văn không tập chú vào việc này một cách chi tiết hơn. Một số vị đề nghị: các thực hành lòng đạo đức bình dân khác nhau cần được liệt kê như là các biểu thức nói lên các việc sùng kính của gia đình. Một số vị giám mục ghi nhận sự quan trọng của phụ nữ trong đời sống Giáo Hội và việc cần tập chú hơn nữa vào việc dành cho họ các vai trò lãnh đạo thích đáng. Một số vị cảm thấy bản văn nên nhậy cảm hơn đối với các phụ nữ bị lạm dụng bởi người chồng hay bên trong gia đình và do đó trĩu thêm gánh nặng. Một vị cảm thấy: đôi khi rất khó cho các người hiện sống trong các hoàn cảnh đau lòng coi các gia đình gương mẫu là tích cực được. Các gia đình gương mẫu có thể làm họ sợ hơn là giúp họ thấy ra khả thể chính họ sống được cách đó. Các vị giám mục cho biết: bản văn nên trình bầy các lý do giáo luật của việc vợ chồng ly thân với nhau và lý do cho việc họ xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Chúng ta cần thực tiễn trước các vấn đề hôn nhân hơn là chỉ đơn giản khuyến khích người ta ở lại với nhau. Một lần nữa, bạo hành chống các phụ nữ đã là phần chủ yếu của cuộc thảo luận.
Một vị giám mục nhấn mạnh rằng các linh mục không được đào tạo để làm huấn đạo viên về hôn nhân. Nếu tự trình bầy mình như thế, các ngài có nguy cơ tạo rắc rối về luật pháp cho các Giáo Hội địa phương của mình. Các linh mục nên tránh việc huấn đạo hôn nhân, thay vào đó, chỉ chú tâm vào việc hướng dẫn thiêng liêng mà thôi. Về vấn đề tại sao giới trẻ sợ kết hôn, nhiều vị giám mục nhận xét rằng giới trẻ sợ thất bại trong bất cứ phạm vi sống nào. Thừa tác vụ giới trẻ tại các giáo xứ và các giáo phận nên giúp các cặp trẻ tuổi hiểu giá trị của hôn nhân. Chúng ta cần tập chú vào lời khuyên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là đừng sợ và cũng phải ý thức rằng trong Tin Mừng, Chúa Giêsu từng chăm sóc các cặp vợ chồng trẻ mà cuộc cử hành hôn nhân của họ sắp hết rượu. Chúa luôn chăm sóc những cặp vợ chồng trẻ biết tín thác nơi Người trên đường đời.
Nhóm D nhất trí chấp thuận bản tường trình này. Nhóm chúng tôi có đặc điểm là hết sức đa dạng và có nhiều tầm nhìn khác nhau: 29 người, trong đó có 21 người là giám mục, phát xuất từ 20 quốc gia. Các vị giám mục đưa ra nhiều đề nghị thay đổi trong bản văn. Các ngài sẽ đem những đề nghị vào nhiều sửa đổi khác nhau.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét