Thượng hội Đồng về gia đình năm 2015: một số
đóng góp giáo đầu
10/1/2015
10/1/2015
Trong một bài trước, nhân nói về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế
Giới tại Philadelphia, chúng tôi đã nhắc tới một số tiêu mốc được chính Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đề ra cho Thượng Hội Đồng sắp tới. Theo các tiêu mốc này, mục
tiêu tối hậu của Thượng Hội Đồng là làm nổi bật vẻ đẹp của gia đình để lôi cuốn
người trẻ dấn thân cho hôn nhân và gia đình và để chuẩn bị đầy đủ để họ thụ hưởng
được hồng phúc được coi là tuyệt diệu nhất của công trình sáng tạo này.
Tuy nhiên, những lời của ngài vẫn chưa làm yên lòng một số người thiếu kiên nhẫn, vẫn lo lắng trước viễn tượng một Thượng Hội Đồng bị lèo lái bởi phe cấp tiến đến độ có thể hủy diệt nền tảng hôn nhân Công Giáo là tính bí tích của nó, hay nói cụ thể hơn, là tính bất khả tiêu của nó bằng cách thừa nhận trên thực tế một cuộc hôn nhân song hành với cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp.
Tin hỏa mù
Tâm thức trên một phần do một số nhà báo “thất sủng” với Tòa Thánh gần đây như Marco Tosatti hay Sandro Magister. Marco chẳng hạn, gần đây tung một tin hỏa mù: văn kiện hậu thượng hội đồng mà Đức Giáo Hoàng sẽ công bố đã đang được một nhóm tu sĩ Dòng Tên soạn thảo để thực thi bất cứ những gì Đức Phanxicô muốn.
Nhà báo Edward Pentin của tờ National Catholic Register cũng góp phần tạo nên nỗi lo âu nói trên khi cho rằng Thượng Hội Đồng năm 2014 đã bị lèo lái thì Thượng Hội Đồng năm 2015 chắc chắn cũng sẽ bị lèo lái mà cụ thể là việc thay đổi thủ tục của Thượng Hội Đồng sẽ được công bồ vào thứ Sáu, 2 tháng Mười này.
Theo Pentin, ngoài việc hủy bỏ cả bản tường trình giữa khóa lẫn bản tường trình sau cùng ra, sự thay đổi quan trọng nhất, nghe đồn, sẽ là việc thay đổi đa số phiếu cần thiết để thông qua bản tường trình của thượng hội đồng: trước nay vẫn là đa số tuyệt đối 2/3, từ nay sẽ chỉ cần đa số tương đối trên 1/2.
Ai cũng biết, nhiều vấn đề gây lo ngại tại thượng hội đồng năm 2014 đã bị bác vì đa số tuyệt đối hiện hữu, nhưng được giữ lại trong Tài Liệu Làm Việc của thượng hội đồng năm nay vì đã đạt đa số tương đối. Bởi thế, người ta lo ngại chúng sẽ được thông qua lần này.
Tám trăm ngàn chữ ký
Trong khi đó, tại Vatican, ngày 29 tháng Chín vừa qua, gần 8 trăm ngàn chữ ký của kiến nghị Con Thảo đã được trình lên cho Đức Phanxicô, khẩn khoản xin ngài lên tiếng minh xác để tránh “những mù mờ” hiện nay liên quan tới thượng hội đồng sắp tới.
Các chữ ký trên là của các cá nhân và đoàn thể khắp thế giới, trong đó, có 202 vị giáo phẩm, thu lượm được từ lúc phát động chiến dịch hồi tháng Ba năm nay, từ các âu lo do Thượng Hội Đồng năm ngoái đem lại.
Lời kêu gọi trên biểu lộ sự lo âu trước “sự mù mờ rộng rãi” phát sinh từ việc có thể có việc “phá luật” trong Giáo Hội, một sự phá luật “có thể sẽ nhìn nhận tội ngoại tình, bằng cách cho phép các người Công Giáo ly dị sau đó tái hôn theo dân luật được rước lễ, và từ việc gần như chấp nhận cả các cuộc kết hợp đồng tính, vốn đi ngược lại luật Thiên Chúa và luật tự nhiên.
Các người ký kiến nghị trên, đại diện cho 178 quốc gia trên thế giới, khẩn khoản xin Đức Phanxicô can thiệp bằng một “lời” minh xác, được họ coi là “cách duy nhất” ngăn ngừa được “sự mù mờ càng ngày càng gia tăng nơi tín hữu”.
“Ngăn cản được việc chính giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô bị tan loãng và đánh tan được mọi bóng tối mưu toan phủ lấy tương lai con cháu ta, nếu ngọn hải đăng này không còn dẫn đường nữa”.
“Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con khẩn xin Đức Thánh Cha nói ra lời ấy. Chúng con khẩn khoản như thế với một tâm hồn nhiệt tình đối với tất cả những điều Đức Thánh Cha là và đại diện cho. Chúng con khẩn khoản như thế để Đức Thánh Cha đừng bao giờ tách biệt thực hành mục vụ ra khỏi giáo huấn do Chúa Giêsu Kitô và các vị đại diện của Người đã để lại, vì việc này chỉ góp thêm mù mờ mà thôi”.
Đức Phanxicô vốn quyết định không dự phần vào các cuộc tranh cãi năm ngoái để chúng được diễn ra trong tự do hoàn toàn. Điều ấy tích cực, nhưng sự kiện ngài chưa bao giờ lên tiếng bác bỏ các tuyên bố không chính thống tại thượng hội đồng trên khiến nhiều tín hữu lo âu.
Phát ngôn viên của sáng kiến này, Giáo Sư Tommaso Scandroglio, dạy môn đạo đức và đạo đức sinh học tại Đại Học Âu Châu ở Rôma, cho biết Kiến Nghị Con Thảo có tiếng vang rộng rãi trong báo chí Ý và quốc tế.
Song song với chiến dịch này, các nhà tổ chức còn cho phát hành một thủ bản tựa là Ưu Tiên Chọn Gia Đình: 100 Câu Hỏi và Câu Trả lời liên quan tới Thượng Hội Đòng, nhằm phổ biến giáo huấn của Huấn Quyền Công Giáo trong các vấn đề này. Hàng chục ngàn bản của thủ bản này, do 3 vị giám mục viết, đã được khắp thế giới yêu cầu.
Trong số các vị ký vào kiến nghị, người ta thấy 8 vị Hồng Y, trong đó có các đức Hồng Y: Jorge Medina Estévez, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; Geraldo Majella Agnelo, cựu giáo chủ Ba Tây, và là cựu thư ký của Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; và Gaudencio Rosales, Tổng Giám Mục hưu trí của Manila.
Ở Hoa Kỳ, có chữ ký của Đức HY Raymond Leo Burke, của Đức TGM Timothy Broglio, và cựu nghị sĩ Rick Santorum.
Chúa Kitô vẫn là một, hôm qua, hôm nay và mãi mãi
Ký giả Rebecca Hamilton, không biết có phải là một trong các người ký kiến nghị hay không, nhưng bà cho biết thượng hội đồng năm ngoái về gia đình là điểm thấp nhất trong đức tin Công Giáo của bà.
Lý do không hẳn do các nghị phụ có các quan điểm đối nghịch nhau, mà bà sợ Giáo Hội quay lưng với Chúa Giêsu. Khi trở lại Công Giáo, bà thấy có nhiều điều trong giáo huấn của Giáo Hội khó có thể chấp nhận, nhưng dần dà bà chấp nhận và biết ơn lòng trung thành của Giáo Hội đối với Chúa Kitô suốt trong các thế kỷ.
Bà luôn luôn tin rằng các thành viên của linh mục đoàn, kể cả các vị giáo hoàng, đều là những con người sa ngã, có thể phạm đủ thứ tội. Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là điển hình hiển nhiên nhất. Tuy thế, nó không bao giời làm bà hoài nghi Giáo Hội cả. Bất chấp các thất bại của con cái cá thể, bà vẫn tin rằng Giáo Hội là một cô giáo đáng tin, dạy ta các chân lý bất biến của Chúa Kitô.
Nhưng khi một số vị Hồng Y trong thượng hội đồng năm ngoái bắt đầu nói lung tung về việc thay đổi một trong các bí tích do chính Chúa thiết lập, thì việc này thách thức niềm tin của bà. Bởi vì không ai, không ai được quyền nói ngược lại điều Chúa Giêsu đã nói.
Người nói: hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người đàn bà, do Thiên Chúa sắp xếp như thế. Đa hôn chỉ là một lệch lạc do sự kiện dân Do Thái kết hôn với những người thuộc các nền văn hóa ngoại giáo.
Ấy thế mà nay, ta lại đi mô phỏng họ, mưu toan viết lại giáo huấn rõ ràng của Thiên Chúa về hôn nhân để thích ứng mình với nền văn hóa chung quanh.
Bởi thế, dù biết Đức Phanxicô hiển nhiên hỗ trợ hôn nhân truyền thống, nhưng bà cho rằng “xem ra ngài chưa hiểu trọn vẹn điều này: tín hữu hết sức khát khao được thấy sự lãnh đạo trực tiếp của ngài trong lãnh vực này. Hôn nhân đã trở thành lễ toàn thiêu cho cuộc chiến tranh văn hóa. Chúng ta cần lệnh chiến đấu”.
Ánh sáng gia đình trong thế giới tối tăm
Đức Hồng Y Robert Sarah, đương kim bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phương Thiên Chúa, không ký vào Kiến Nghị Con Thảo nói trên. Nhưng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia, bài nói chuyện của ngài mang một tựa đề nói lên quan điểm vừa chính thống vừa rất quân bình và chững chạc về gia đình: “Ánh Sáng Gia Đình trong một Thế Giới Tối Tăm”.
Trong bài nói chuyện trên, khi đề cập tới các đe dọa từ bên trong Giáo Hội đối với gia đình, Đức HY Sarah nói rằng: “Ngay các chi thể của Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn làm dịu giáo huấn của Chúa Kitô về hôn nhân và gia đình, và tới một mức độ kỳ lạ và đa dạng, ý niệm muốn đặt Giáo Huấn vào một chiếc hộp đẹp đẽ để tách ly nó ra khỏi thực hành mục vụ, một việc bao hàm cả thời thượng lẫn vọng động tùy theo hoàn cảnh, là một hình thức lạc giáo, một thứ bệnh lý tâm thần phân liệt nguy hiểm”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Aleteia sau đó, ngài giải thích câu nói trên như sau:
“Thí dụ, một số vị giám mục nói rằng khi hai người ly thân với nhau, thì ta cần xét xem có thể cho họ rước lễ được không cho dù họ đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai. Điều này không thể có được, vì Thiên Chúa từng dạy: chỉ có một cuộc hôn nhân mà thôi. Nếu ly thân, họ không thể bước vào cuộc hôn nhân khác. Nếu họ cứ bước vào, thì họ không được rước lễ.
“Ấy thế mà nay, một số người lại nói rằng việc ấy có thể thực hiện được nhằm ‘săn sóc họ về mục vụ, nhằm chữa lành cho họ…’ nhưng ta không thể chữa lành được cho ai mà không điều trị cho họ, mà không giao hòa họ với Thiên Chúa.
“Nếu ai đó đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, thật khó mà điều trị cho họ. Ta không thể bỏ rơi họ; chắc chắn ta có thể đồng hành với họ, nói với họ: anh (chị) nên tiếp tục cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ; anh (chị) nên giáo dục con cái trong đức tin Kitô Giáo; anh (chị) có thể tham gia sinh hoạt giáo xứ và các dịch vụ bác ái. Nhưng anh (chị) không thể rước lễ.
“Chính vì thế tôi cho rằng ta không được tách rời tín lý ra khỏi thực hành mục vụ mà cho rằng làm thế đễ chữa lành người ta, vì ta không thể chữa lành kiểu này”.
Đối với việc một số vị giáo phẩm cho rằng cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ là một hành vi thương xót, Đức HY Sarah không đồng ý:
“Vì thương xót đòi phải có thống hối. Nếu tôi làm gì sai, tôi phải thống hối. Nếu tôi làm gì sai, thì để thống hối tôi phải dứt khoát ly khai với điều sai tôi đã làm. Đấy mới là thương xót.
“Lấy thí dụ người con trai hoang đàng. Anh ta bỏ nhà mục đích muốn nói 'tôi độc lập rồi, tôi tự lập đối với cha tôi rồi'. Người cha muốn tha thứ cho anh ta, nhưng nếu người con trai hoang đàng không chịu trở về nhà, anh ta đâu có thể được tha thứ. Muốn được tha thứ, anh ta phải từ bỏ lối sống của mình và trở về nhà. Đấy mới là thương xót. Nếu anh ta cứ tiếp tục xa nhà, anh ta không thể nhận được sự thương xót. Bởi thế, để nhận được sự thương xót, ta phải đoạn tuyệt với tội lỗi”.
Được hỏi tại sao người cha không ra đi sống với người con ở nơi của anh ta, Đức HY Sarah trả lời:
“Vì nhà ở đây; chứ không ở ngoài kia. Người con phải về nhà. Về nhà, là anh ta từ bỏ tội lỗi. Trong Tin Mừng, người con trai trở về nhà mà nói: “Con không xứng đáng làm con cha, cha hãy nhận con làm đầy tớ”. Đó là thống hối. Không có thống hối, không có thương xót”.
Tuy nhiên, những lời của ngài vẫn chưa làm yên lòng một số người thiếu kiên nhẫn, vẫn lo lắng trước viễn tượng một Thượng Hội Đồng bị lèo lái bởi phe cấp tiến đến độ có thể hủy diệt nền tảng hôn nhân Công Giáo là tính bí tích của nó, hay nói cụ thể hơn, là tính bất khả tiêu của nó bằng cách thừa nhận trên thực tế một cuộc hôn nhân song hành với cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp.
Tin hỏa mù
Tâm thức trên một phần do một số nhà báo “thất sủng” với Tòa Thánh gần đây như Marco Tosatti hay Sandro Magister. Marco chẳng hạn, gần đây tung một tin hỏa mù: văn kiện hậu thượng hội đồng mà Đức Giáo Hoàng sẽ công bố đã đang được một nhóm tu sĩ Dòng Tên soạn thảo để thực thi bất cứ những gì Đức Phanxicô muốn.
Nhà báo Edward Pentin của tờ National Catholic Register cũng góp phần tạo nên nỗi lo âu nói trên khi cho rằng Thượng Hội Đồng năm 2014 đã bị lèo lái thì Thượng Hội Đồng năm 2015 chắc chắn cũng sẽ bị lèo lái mà cụ thể là việc thay đổi thủ tục của Thượng Hội Đồng sẽ được công bồ vào thứ Sáu, 2 tháng Mười này.
Theo Pentin, ngoài việc hủy bỏ cả bản tường trình giữa khóa lẫn bản tường trình sau cùng ra, sự thay đổi quan trọng nhất, nghe đồn, sẽ là việc thay đổi đa số phiếu cần thiết để thông qua bản tường trình của thượng hội đồng: trước nay vẫn là đa số tuyệt đối 2/3, từ nay sẽ chỉ cần đa số tương đối trên 1/2.
Ai cũng biết, nhiều vấn đề gây lo ngại tại thượng hội đồng năm 2014 đã bị bác vì đa số tuyệt đối hiện hữu, nhưng được giữ lại trong Tài Liệu Làm Việc của thượng hội đồng năm nay vì đã đạt đa số tương đối. Bởi thế, người ta lo ngại chúng sẽ được thông qua lần này.
Tám trăm ngàn chữ ký
Trong khi đó, tại Vatican, ngày 29 tháng Chín vừa qua, gần 8 trăm ngàn chữ ký của kiến nghị Con Thảo đã được trình lên cho Đức Phanxicô, khẩn khoản xin ngài lên tiếng minh xác để tránh “những mù mờ” hiện nay liên quan tới thượng hội đồng sắp tới.
Các chữ ký trên là của các cá nhân và đoàn thể khắp thế giới, trong đó, có 202 vị giáo phẩm, thu lượm được từ lúc phát động chiến dịch hồi tháng Ba năm nay, từ các âu lo do Thượng Hội Đồng năm ngoái đem lại.
Lời kêu gọi trên biểu lộ sự lo âu trước “sự mù mờ rộng rãi” phát sinh từ việc có thể có việc “phá luật” trong Giáo Hội, một sự phá luật “có thể sẽ nhìn nhận tội ngoại tình, bằng cách cho phép các người Công Giáo ly dị sau đó tái hôn theo dân luật được rước lễ, và từ việc gần như chấp nhận cả các cuộc kết hợp đồng tính, vốn đi ngược lại luật Thiên Chúa và luật tự nhiên.
Các người ký kiến nghị trên, đại diện cho 178 quốc gia trên thế giới, khẩn khoản xin Đức Phanxicô can thiệp bằng một “lời” minh xác, được họ coi là “cách duy nhất” ngăn ngừa được “sự mù mờ càng ngày càng gia tăng nơi tín hữu”.
“Ngăn cản được việc chính giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô bị tan loãng và đánh tan được mọi bóng tối mưu toan phủ lấy tương lai con cháu ta, nếu ngọn hải đăng này không còn dẫn đường nữa”.
“Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con khẩn xin Đức Thánh Cha nói ra lời ấy. Chúng con khẩn khoản như thế với một tâm hồn nhiệt tình đối với tất cả những điều Đức Thánh Cha là và đại diện cho. Chúng con khẩn khoản như thế để Đức Thánh Cha đừng bao giờ tách biệt thực hành mục vụ ra khỏi giáo huấn do Chúa Giêsu Kitô và các vị đại diện của Người đã để lại, vì việc này chỉ góp thêm mù mờ mà thôi”.
Đức Phanxicô vốn quyết định không dự phần vào các cuộc tranh cãi năm ngoái để chúng được diễn ra trong tự do hoàn toàn. Điều ấy tích cực, nhưng sự kiện ngài chưa bao giờ lên tiếng bác bỏ các tuyên bố không chính thống tại thượng hội đồng trên khiến nhiều tín hữu lo âu.
Phát ngôn viên của sáng kiến này, Giáo Sư Tommaso Scandroglio, dạy môn đạo đức và đạo đức sinh học tại Đại Học Âu Châu ở Rôma, cho biết Kiến Nghị Con Thảo có tiếng vang rộng rãi trong báo chí Ý và quốc tế.
Song song với chiến dịch này, các nhà tổ chức còn cho phát hành một thủ bản tựa là Ưu Tiên Chọn Gia Đình: 100 Câu Hỏi và Câu Trả lời liên quan tới Thượng Hội Đòng, nhằm phổ biến giáo huấn của Huấn Quyền Công Giáo trong các vấn đề này. Hàng chục ngàn bản của thủ bản này, do 3 vị giám mục viết, đã được khắp thế giới yêu cầu.
Trong số các vị ký vào kiến nghị, người ta thấy 8 vị Hồng Y, trong đó có các đức Hồng Y: Jorge Medina Estévez, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; Geraldo Majella Agnelo, cựu giáo chủ Ba Tây, và là cựu thư ký của Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa; và Gaudencio Rosales, Tổng Giám Mục hưu trí của Manila.
Ở Hoa Kỳ, có chữ ký của Đức HY Raymond Leo Burke, của Đức TGM Timothy Broglio, và cựu nghị sĩ Rick Santorum.
Chúa Kitô vẫn là một, hôm qua, hôm nay và mãi mãi
Ký giả Rebecca Hamilton, không biết có phải là một trong các người ký kiến nghị hay không, nhưng bà cho biết thượng hội đồng năm ngoái về gia đình là điểm thấp nhất trong đức tin Công Giáo của bà.
Lý do không hẳn do các nghị phụ có các quan điểm đối nghịch nhau, mà bà sợ Giáo Hội quay lưng với Chúa Giêsu. Khi trở lại Công Giáo, bà thấy có nhiều điều trong giáo huấn của Giáo Hội khó có thể chấp nhận, nhưng dần dà bà chấp nhận và biết ơn lòng trung thành của Giáo Hội đối với Chúa Kitô suốt trong các thế kỷ.
Bà luôn luôn tin rằng các thành viên của linh mục đoàn, kể cả các vị giáo hoàng, đều là những con người sa ngã, có thể phạm đủ thứ tội. Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là điển hình hiển nhiên nhất. Tuy thế, nó không bao giời làm bà hoài nghi Giáo Hội cả. Bất chấp các thất bại của con cái cá thể, bà vẫn tin rằng Giáo Hội là một cô giáo đáng tin, dạy ta các chân lý bất biến của Chúa Kitô.
Nhưng khi một số vị Hồng Y trong thượng hội đồng năm ngoái bắt đầu nói lung tung về việc thay đổi một trong các bí tích do chính Chúa thiết lập, thì việc này thách thức niềm tin của bà. Bởi vì không ai, không ai được quyền nói ngược lại điều Chúa Giêsu đã nói.
Người nói: hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người đàn bà, do Thiên Chúa sắp xếp như thế. Đa hôn chỉ là một lệch lạc do sự kiện dân Do Thái kết hôn với những người thuộc các nền văn hóa ngoại giáo.
Ấy thế mà nay, ta lại đi mô phỏng họ, mưu toan viết lại giáo huấn rõ ràng của Thiên Chúa về hôn nhân để thích ứng mình với nền văn hóa chung quanh.
Bởi thế, dù biết Đức Phanxicô hiển nhiên hỗ trợ hôn nhân truyền thống, nhưng bà cho rằng “xem ra ngài chưa hiểu trọn vẹn điều này: tín hữu hết sức khát khao được thấy sự lãnh đạo trực tiếp của ngài trong lãnh vực này. Hôn nhân đã trở thành lễ toàn thiêu cho cuộc chiến tranh văn hóa. Chúng ta cần lệnh chiến đấu”.
Ánh sáng gia đình trong thế giới tối tăm
Đức Hồng Y Robert Sarah, đương kim bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phương Thiên Chúa, không ký vào Kiến Nghị Con Thảo nói trên. Nhưng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia, bài nói chuyện của ngài mang một tựa đề nói lên quan điểm vừa chính thống vừa rất quân bình và chững chạc về gia đình: “Ánh Sáng Gia Đình trong một Thế Giới Tối Tăm”.
Trong bài nói chuyện trên, khi đề cập tới các đe dọa từ bên trong Giáo Hội đối với gia đình, Đức HY Sarah nói rằng: “Ngay các chi thể của Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn làm dịu giáo huấn của Chúa Kitô về hôn nhân và gia đình, và tới một mức độ kỳ lạ và đa dạng, ý niệm muốn đặt Giáo Huấn vào một chiếc hộp đẹp đẽ để tách ly nó ra khỏi thực hành mục vụ, một việc bao hàm cả thời thượng lẫn vọng động tùy theo hoàn cảnh, là một hình thức lạc giáo, một thứ bệnh lý tâm thần phân liệt nguy hiểm”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Aleteia sau đó, ngài giải thích câu nói trên như sau:
“Thí dụ, một số vị giám mục nói rằng khi hai người ly thân với nhau, thì ta cần xét xem có thể cho họ rước lễ được không cho dù họ đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai. Điều này không thể có được, vì Thiên Chúa từng dạy: chỉ có một cuộc hôn nhân mà thôi. Nếu ly thân, họ không thể bước vào cuộc hôn nhân khác. Nếu họ cứ bước vào, thì họ không được rước lễ.
“Ấy thế mà nay, một số người lại nói rằng việc ấy có thể thực hiện được nhằm ‘săn sóc họ về mục vụ, nhằm chữa lành cho họ…’ nhưng ta không thể chữa lành được cho ai mà không điều trị cho họ, mà không giao hòa họ với Thiên Chúa.
“Nếu ai đó đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, thật khó mà điều trị cho họ. Ta không thể bỏ rơi họ; chắc chắn ta có thể đồng hành với họ, nói với họ: anh (chị) nên tiếp tục cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ; anh (chị) nên giáo dục con cái trong đức tin Kitô Giáo; anh (chị) có thể tham gia sinh hoạt giáo xứ và các dịch vụ bác ái. Nhưng anh (chị) không thể rước lễ.
“Chính vì thế tôi cho rằng ta không được tách rời tín lý ra khỏi thực hành mục vụ mà cho rằng làm thế đễ chữa lành người ta, vì ta không thể chữa lành kiểu này”.
Đối với việc một số vị giáo phẩm cho rằng cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ là một hành vi thương xót, Đức HY Sarah không đồng ý:
“Vì thương xót đòi phải có thống hối. Nếu tôi làm gì sai, tôi phải thống hối. Nếu tôi làm gì sai, thì để thống hối tôi phải dứt khoát ly khai với điều sai tôi đã làm. Đấy mới là thương xót.
“Lấy thí dụ người con trai hoang đàng. Anh ta bỏ nhà mục đích muốn nói 'tôi độc lập rồi, tôi tự lập đối với cha tôi rồi'. Người cha muốn tha thứ cho anh ta, nhưng nếu người con trai hoang đàng không chịu trở về nhà, anh ta đâu có thể được tha thứ. Muốn được tha thứ, anh ta phải từ bỏ lối sống của mình và trở về nhà. Đấy mới là thương xót. Nếu anh ta cứ tiếp tục xa nhà, anh ta không thể nhận được sự thương xót. Bởi thế, để nhận được sự thương xót, ta phải đoạn tuyệt với tội lỗi”.
Được hỏi tại sao người cha không ra đi sống với người con ở nơi của anh ta, Đức HY Sarah trả lời:
“Vì nhà ở đây; chứ không ở ngoài kia. Người con phải về nhà. Về nhà, là anh ta từ bỏ tội lỗi. Trong Tin Mừng, người con trai trở về nhà mà nói: “Con không xứng đáng làm con cha, cha hãy nhận con làm đầy tớ”. Đó là thống hối. Không có thống hối, không có thương xót”.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét