Trang

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

12-12-2016 : THỨ HAI TUẦN III MÙA VỌNG

12/12/2016
Thứ Hai tuần 3 mùa vọng

Bài Ðọc I: Ds 24, 2-7. 15-17a
"Ngôi sao từ nhà Giacóp mọc lên".
Trích sách Dân Số.
Trong những ngày ấy, Balaam ngước mắt lên nhìn Israel cắm trại theo từng bộ lạc, và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên ông, ông liền tuyên sấm và nói: "Lời sấm của Balaam, con ông Beor, lời sấm của người đang mở mắt; lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa, của người chiêm ngắm Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở. Hỡi nhà Giacóp, doanh trại của ngươi đẹp biết bao! Hỡi Israel, chỗ cư ngụ của ngươi tốt dường nào! Nó rộng lớn như thung lũng, như những vườn bên dòng sông, như cây trầm hương mà Thiên Chúa đã trồng, như cây hương nam bên suối nước. Nước tràn ra khỏi thùng chứa, và hạt giống của ngươi được tưới dư dật. Vua ngươi sẽ trổi vượt Agag, và vương quốc ngươi sẽ uy hùng".
Balaam lại tuyên sấm và nói: "Lời sấm của Balaam, con của Beor, lời sấm của người đang mở mắt, lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa, của người biết ý nghĩ Ðấng Tối Cao, của người xem thấy hình ảnh Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở. Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người không phải gần. Một ngôi sao từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa (c. 4b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.
3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Ðáp.

Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Chúa đến, hãy ra đón Người; chính Người là Hoàng tử Bình an. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 21, 23-27
"Phép rửa của Gioan bởi đâu mà có?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy Chúa Giêsu vào Ðền thờ. Lúc Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đến hỏi Người rằng: "Ông lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã ban quyền ấy cho ông?" Chúa Giêsu trả lời: "Tôi cũng hỏi các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. - Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?" Họ bàn tính với nhau rằng: "Nếu ta nói bởi trời, thì ông sẽ nói với ta: Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy? Và nếu ta nói bởi người ta, thì chúng ta lại sợ dân chúng. Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri". Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không được biết". Chúa Giêsu nói với họ: "Tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Phép Rửa Của Gioan Bởi Ðâu Mà Có

Trong tập sách "Án Tử Xuân Thu" có câu chuyện kể lại tài ứng xử của Án Tử như sau:
Khi Án Tử sắp sang nước Sở, vua Sở nghe thấy bảo với cận thần rằng:
- Án Tử là người có tài ăn nói của nước Tề, nay muốn sang đây, ta muốn làm nhục, có cách gì không?
Cận thần thưa:
- Ðể bao giờ Án Tử sang, cận thần sẽ tìm một người, cho trói lại và dẫn người ấy đến trước mặt vua để giả làm một người nước Tề bị bắt vì tội ăn trộm.
Lúc Án Tử đến nơi, vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Ðang giữa cuộc rượu, bỗng thấy hai tên lính điệu một người bị trói vào:
Vua hỏi:
- Tên kia tội gì mà phải trói thế?
Lính thưa:
- Tên ấy là một người nước Tề mắc phải tội ăn trộm.
Vua đưa mắt nhìn Án Tử hỏi rằng:
- Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?
Án Tử đứng dậy thưa rằng:
- Chúng tôi trộm nghe thấy rằng: cây quất mọc ở đất Hoài Nam thì là quất ngọt, đem sang cấy ở đất Hoài Bắc thì quất chua, cành lá giống nhau mà quả lại chua ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại vì thủy thổ khác nhau vậy. Nay thân sinh ở nước Tề thì không ăn trộm, sang ở nước Sở lại sinh ra trộm cắp, có lẽ vì lý do khác nhau về thủy thổ mà nó sinh ra như vậy chăng?
Sở Vương muốn làm nhục, làm hại Án Tử nhưng rồi trước bằng chứng về sự thực mà Án Tử đưa ra để biện minh, Sở Vương đành thúc thủ chịu cái nhục. Nhờ vào sự thật mà hậu quả đã đột ngột xoay chuyển dự liệu trù tính của kẻ bày mưu. Hoàn cảnh của Sở Vương lúc này cũng phần nào giống như tâm trạng của các thượng tế và kỳ lão khi họ lên tiếng muốn bắt bẻ Chúa Giêsu.
Bài trích sách Dân Số của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã tường thuật cho chúng ta về hành vi của Balaam, một thầy pháp của dân Moab. Ông được trao nhiệm vụ chúc dữ cho dân Israel dân Chúa. Thế nhưng, khi được đưa lên đỉnh núi Peor, ông lập đàn tế thần chuẩn bị lời chúc dữ. Nhìn xuống doanh trại của dân Israel, được thúc đẩy bởi Thần Khí của Giavê Thiên Chúa, một sự thật không thể cưỡng lại khiến cho từ miệng ông lời chúc dữ đã trở thành lời chúc lành.
Trong bài Tin Mừng, một cách nào đó câu trả lời của các thượng tế và kỳ lão đặt ra cũng mang hình thức tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, mục đích của họ lại khác hẳn, họ muốn bắt bẻ Chúa Giêsu, muốn tìm cớ hại Ngài. Tuy thế, Chúa Giêsu vẫn khoan dung trước thái độ cố chấp của họ. Ngài đặt ra cho họ một câu hỏi của Ngài không phải là một sự bắt bẻ hoặc gài bẫy họ để họ có dịp trở lại nhưng Ngài muốn đặt họ trước một sự thật, đó là Gioan Tẩy Giả kẻ dọn đường Chúa đến với phép rửa thống hối.
Quay ngược thời gian trở về với Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu cũng muốn khơi dậy nơi họ khởi động niềm tin vào Ngài, vì Gioan Tẩy Giả một vị tiên tri lớn của người Do Thái, cuộc đời và lời giảng của ông không một điểm nào đáng trách, bao người đã đến nghe ông giảng và họ lãnh nhận phép rửa thống hối. Thế mà chính bản thân ông, Gioan Tẩy Giả chỉ coi mình là tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho một Ðấng đến sau ông. Trước Ðấng ấy, ông không đáng cởi dây giầy cho Ngài.
Lời của Gioan Tẩy Giả không phải là một câu nói hàm ý tâng bốc nhưng là một chứng từ cho sự thật. Về sau Chúa Giêsu đã nói rõ: "Trong những con cái do người nữ sinh ra không một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông".
Tìm về Gioan Tẩy Giả và phép rửa của ông, các trưởng tế và các kỳ lão cũng được gọi để chấp nhận sự thật, thế mà họ vẫn cố chấp và ác ý. Sự cố chấp và ác ý đã khiến họ không thể trở thành môn đệ của Ngài, không được dạy bảo về Ngài.
Balaam là một người ngoại giáo nhưng ông đã thành thật, đã khuất phục trước Quyền Năng của Thiên Chúa, nên ông đã được Thiên Chúa dùng. Còn thượng tế và kỳ lão tuy thuộc dòng dõi được chọn nhưng vì cứng lòng cố chấp mà đã bị loại ra ngoài.
Trong thế giới hôm nay Thiên Chúa cũng vẫn đang đối thoại, đang mời gọi con người tìm về sự thật. Lời Ngài đã được nói qua Ðức Kitô một lần thay cho tất cả, mỗi biến cố chỉ là một nhắc nhở tìm về Lời và đối chiếu với Lời. Thái độ đứng trước Người, Lời đã khiến cho con người được thưởng hay là bị luận phạt.
Lạy Chúa, ngày xưa Chúa đến đemsự thật giải phóng chúng con, hôm nay trong tâm tình mong đợi ngày Chúa đến, xin cho chúng con biết tìm về cội nguồn sự thật để rồi sự thật sẽ soi sáng hướng dẫn hành động của chúng con và sẽ biến chúng con nên dụng cụ của Chúa dù cho thân con bất xứng chẳng đáng gì.
Veritas Asia


Lời Chúa Mỗi Ngày
Lễ Đức Mẹ Guadalupe, Năm ABC
Bài đọcZec 2:14-17; Lk 1:26-38.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa tôn vinh những ai khiêm nhường.
Lễ Đức Mẹ Guadalupe rất gần với Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm vì lý do lịch sử của nó. Anh Gioan Diego, một nông dân người Mễ-tây-cơ, đang trên đường đi ngang qua ngọn đồi Tepeyac để tham dự thánh lễ buộc này thì được Đức Mẹ hiện ra vào sáng sớm thứ bảy, ngày 8 tháng 12 năm 1531. Đức Mẹ truyền cho anh phải đi gặp Đức Giám-mục giáo phận, Juan de Zumárraga, để xin ngài xây một nhà thờ trên đồi Tepeyac dâng kính Đức Mẹ. ĐGM nói ngài cần thời giờ để suy nghĩ. Lần thứ hai Đức Mẹ hiện ra và thúc giục anh đi gặp ĐGM và nhắc lại lời yêu cầu, anh đi gặp và ngài nói cần một dấu chỉ để ngài biết đó là ý của Đức Mẹ thật. Anh trở về và chuyển lời yêu cầu của ĐGM, Đức Mẹ hứa sẽ thoả mãn lời yêu cầu trong lần gặp kế tiếp ngày 11 tháng 12. Vì bận săn sóc cậu bị bệnh nặng, anh không thể đến gặp Đức Mẹ ngày đã hẹn. Hôm sau, ngày 12 tháng 12, anh cố tình đi con đường khác vì đã lỡ hẹn với Đức Mẹ, để mời cha ban bí tích Xức Dầu cho cậu; Đức Mẹ vẫn hiện ra với anh. Đức Mẹ yêu cầu anh đi lên đồi nhặt hoa hồng, là thứ hoa chưa bao giờ nở trên đồi khô cằn Tepeyac vào tháng 12. Sau khi đã nhặt hoa, Đức Mẹ xếp những đoá hồng này trên chiếc áo khoác của anh, và yêu cầu anh mặc vào và đi gặp ĐGM. Khi gặp ngài, anh mở tung chiếc áo choàng đang mặc làm các hoa hồng rớt xuống, và trên áo có in hình “Đức Mẹ Guadalupe.” ĐGM nhận ra đó là ý của Đức Mẹ thật và ngài truyền thi hành công trình xây dựng ngôi thánh đường trên đồi Tepeyac. Chiếc áo choàng này, sau gần năm trăm năm, nay vẫn còn nguyên vẹn và được giữ cẩn thận tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe bên Mễ-tây-cơ.
ĐGH Leo XIII ban tặng “chuẩn y của Toà Thánh” trên áo choàng anh Gioan Diego ngày 12 tháng 10 năm 1895. Đức Mẹ Guadalupe được tôn xưng là “Nữ Hoàng của Mễ-tây-cơ”; “Người Bảo Vệ Mỹ Châu” (1945); “Nữ Hoàng Mỹ Châu La-tinh” và “Người bảo vệ của những trẻ em chưa sinh” bởi ĐGH J.P. II năm 1999. Anh Gioan Diego được tôn phong Chân-phước năm 1990 và hiển thánh năm 2002 bởi ĐGH J.P. II. Mẹ Giáo Hội truyền phải kính lễ Đức Mẹ Guadalupe trên khắp lục địa Mỹ Châu ngày 12 tháng 12 hàng năm.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa sẽ qui tụ mọi dân cùng hướng về Jerusalem.
Thiên Chúa quan phòng mọi sự xảy ra trong cuộc đời này; tất cả là cho mục đích cứu độ dân chúng của Ngài. Ban đầu Ngài chọn dân Do-thái như là dân riêng để chuẩn bị cho biến cố Nhập Thể của Đức Ki-tô. Trong hai cuộc thất thủ và lưu đày của miền Bắc (721 B.C.) và miền Nam (587 B.C.), chúng ta có thể quan sát thấy hai mục đích chính của Thiên Chúa:
1.1/ Hai cuộc lưu đày cần thiết để thanh tẩy dân của Thiên Chúa:
Ngôn sứ Zechariah và ngôn sứ Haggai là hai ngôn sứ sau thời lưu đày và có công trong việc đốc thúc dân chúng xây dựng lại Đền Thờ Jerusalem đã bị phá huỷ vào năm 587 B.C. bởi quân đội Babylon. Đền Thờ mới được khánh thành bởi thống đốc Nehemiah và kinh sư Ezra vào năm 515 B.C. Trong ngày khánh thành, kinh sư Ezra đã cho đọc và giảng kinh thánh từ sáng sớm tới trưa gồm Lề Luật và các Tiên Tri để nhắc lại cho dân biết sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, tội bất trung của dân là lý do chính của toàn thể quốc gia bị huỷ diệt và lưu vong. Ông và các tư tế nhấn mạnh đến tình thương Thiên Chúa dành cho họ trong việc quan phòng để Các vua Ba-tư ra chiếu chỉ phóng thích cho họ về lại quê hương và giúp tài chánh để xây dựng lại Đền Thờ, sau 50 năm miền Nam bị thất thủ, đúng như lời các ngôn sứ đã loan báo (x/c Ezra 8-9).
Vì thế, điều lợi ích đầu tiên trong việc miền Nam bị thất thủ và lưu đày là thanh tẩy dân chúng, giúp họ nhận ra mọi lỗi lầm họ đã vi phạm. Đối với Thiên Chúa, việc phá huỷ và xây dựng lại đều có thể xảy ra cách dễ dàng cho mục đích thanh tẩy dân của Ngài để Ngài có thể ở với họ. Trong đoạn văn của ngôn sứ Zechariah, ông kêu gọi dân chúng, “Hỡi con gái Xi-on, hãy vui sướng reo hò, vì này Ta đang đến để ở lại giữa ngươi, sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.”
1.2/ Hai cuộc lưu đày cần thiết để Dân Ngoại biết đến và tin vào Thiên Chúa: Muốn cho Dân Ngoại biết đến đạo Thiên Chúa, cần có những người đi rao giảng và làm chứng. Dân Do-thái trở thành những người rao giảng dẫu bị bắt buộc; vì Thiên Chúa vẫn có thể dùng những khí cụ bất toàn để hoàn tất ý định của Ngài. Ngôn sứ Isaiah đã tiên báo rằng khi Thiên Chúa phục hồi dân Do-thái từ nơi lưu đày, thì không phải chỉ có dân Do-thái trở về Jerusalem mà thôi, nhưng còn rất nhiều con cái của các dân tộc khác nữa (Isa 49:6, 52:10, 60:3-11). Trong đoạn văn hôm nay, ngôn sứ Zechariah cũng đề cập đến sự kiện này: “Ngày ấy, nhiều dân tộc sẽ gắn bó cùng ĐỨC CHÚA: Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ ở giữa ngươi."
Trong cuộc hiện ra lần đầu tiên, Đức Mẹ truyền cho anh Gioan Diego đi gặp ĐGM để xây một Đền Thờ biệt kính Mẹ trên Đồi Tepeyac. Mục đích của việc xây Đền Thờ là để Mẹ có thể ở giữa dân để chia sẻ những nỗi khốn khổ và chỉ đường cho các dân tộc Châu Mỹ đến với Thiên Chúa. Biến cố này đã giúp cho việc truyền giáo lục địa trẻ nhất của thế giới gần năm trăm năm qua. Chúng ta phải nhận ra sự quan phòng khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ Maria trong biến cố này.
2/ Phúc Âm: Đức Kitô nhập thể nhờ lời thưa "Xin Vâng" của Đức Trinh Nữ Maria.
2.1/ Thiên Chúa chọn Maria làm Mẹ Đấng Cứu Thế: Trước tiên, chúng ta cần xác định câu 26 trong trình thuật hôm nay là Lời Giới Thiệu tổng quát của Luca trước khi đi vào chi tiết của biến cố Truyền Tin. Điều này giúp chúng ta tránh được việc thắc mắc: Tại sao Mẹ trả lời "không biết đến chuyện vợ chồng" trong câu 34, lại còn "đã thành hôn với một người tên là Giuse" trong câu 26.
Có thể nói hầu hết các danh hiệu của Đức Mẹ mà Giáo Hội tuyên xưng qua các thời đại, có nguồn gốc trong các chi tiết của biến cố Truyền Tin:
(1) Mẹ Maria là Đấng đầy tràn ân sủng và Thiên Chúa luôn ở cùng Mẹ, như lời sứ thần Gabriel chào Đức Mẹ: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."
(2) Mẹ Maria luôn đẹp lòng Thiên Chúa: Sứ thần nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa." Điều này chứng tỏ Mẹ luôn sạch tội.
(3) Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa: "Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao." Hiển nhiên Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu là Con Đấng Tối Cao.
(4) Mẹ là người đem lời Thiên Chúa hứa với các tổ phụ tới chỗ thành tựu: "Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Jacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
2.2/ Xung đột giữa ý của Thiên Chúa và của Maria: Khi được biết ý của Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel, Mẹ Maria cũng trình bày cho sứ thần ý muốn của Mẹ là muốn sống cuộc đời thánh hiến: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" Sứ thần mặc khải cho Mẹ Maria biết cuộc thụ thai kỳ diệu, không giống như bất cứ cuộc thụ thai nào trong lịch sử nhân loại: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.''
Điều này có nghĩa Mẹ mang thai mà vẫn còn đồng trinh, như đã được tiên báo trước bởi tiên tri Isaiah 7:14, và được nhắc lại bởi Matthew 1:23. Thánh Luca xác định điều này bằng chứng từ của sứ thần Gabriel: "Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được." Nếu Thiên Chúa có thể cho một người sinh con trong lúc tuổi gìa như Abraham và Sarah, như mẹ của Thủ-lãnh Sampson, như mẹ của Tiên-tri Samuel, hay như Zachariah và Elisabeth trong trình thuật hôm nay, Ngài cũng có thể làm cho Mẹ Maria mang thai con của Ngài và vẫn đồng trinh.
2.3/ Lời thưa "Xin Vâng" của Đức Maria: Câu trả lời của Mẹ dạy chúng ta hai điều: Thứ nhất là thái độ khiêm nhường của Mẹ Maria khi nói với sứ thần: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa!'' Thứ hai là thái độ vâng lời làm theo ý Chúa của Mẹ Maria: "Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Với hai thái độ thích đáng này, Mẹ đã cưu mang Đức Kitô và khai mào kỷ nguyên cứu độ cho nhân loại.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa và Đức Mẹ yêu thích người khiêm nhường. Anh Gioan Diego chỉ là một nông dân nghèo hèn nhưng thành thật; anh được Đức Mẹ chọn để thi hành ý định của Đức Mẹ. Đức Mẹ cũng được Thiên Chúa chọn để cưu mang Đức Ki-tô vì sự khiêm nhường và vâng lời của Đức Mẹ.
- Hậu quả của tội lỗi là do lòng kiêu ngạo và sự bất tuân lệnh Thiên Chúa của ông Adong và bà Evà. Chúng ta phải cố gắng hết sức khử trừ hai tội nguy hiểm này.
- Chúng ta vẫn còn đang phải chiến đấu với Satan và đồng bọn của hắn, vì đó là mối thù truyền kiếp; nhưng chúng ta được hứa sẽ chiến thắng, nếu chúng ta khiêm nhường và làm theo thánh ý Thiên Chúa như Đức Kitô và Mẹ Maria.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

12/12/16 TH HAI TUN 3 MV
Mt 21,23-27

Suy nim: Khi chng kiến nhng vic kỳ diu Chúa Giê-su đã làm như m mt cho người mù, m tai cho người điếc, cha lành người què… nhiu người Do Thái tin vào Chúa Giê-su. Tuy nhiên, gii lãnh đo li cht vn Ngài v “giy phép” đ làm nhng vic kỳ diu y. Điu bun cười là làm vic lành phúc đc cho người đng loi cũng phi có “giy phép”! Trước thái đ c chp và mù quáng ca h, Chúa Giê-su hi ngược li h: s v ca Gio-an Ty Gi do Thiên Chúa hay do con người. Tuy biết rõ câu gii đáp, nhưng h đành phi gi b như không biết. Thái đ chi b s tht ca h chc hn đã làm Chúa Giê-su bun lòng không ít.
Mi Bn: Trong mt bc thư chung, Hi Đng Giám Mc Vit Nam nhc nh v nn “gian di trong nhiu lãnh vc, k c trong môi trường cn đến s tht nhiu nht là giáo dc hc đường.Sng trong môi trường b nhim đc bi nn gian di, bn cn hun luyn mt lương tâm trong sáng, chp nhn s tht v mình và người khác. Không tô sơn trét phn cho cái tôi o ca mình, cũng chng gi b không biết s tht đang xy ra cho người lân cn; như thế bn mi là môn đ chân truyn ca Đng xưng mình là S Tht.
Chia s v nhng hình thc gian di trong xã hi hôm nay và phương cách sa đi theo tinh thn Tin Mng.
Sng Li Chúa: Xem li nhng ch quanh co, chưa sng theo s tht nơi cõi lòng mình, và tìm cách khc phc.
Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, cm t Chúa đã nhc nh chúng con phi sng theo s tht. Xin giúp chúng con tôn trng s tht, dù phi tr giá. Amen.

Gioan là mt ngôn s (12.12.2016 – Th hai Tun 3 Mùa Vng)
Ch cn bt mt chút cng ci ca t mãn v cái tôi, thêm mt chút mm mi ca tình yêu khiêm h, là ta có cơ may gp được chân lý như đám đông dân chúng.


Suy nim:
“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?
Ai đã cho ông quyền ấy” (c. 23).
Hai câu hỏi của giới lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem đặt cho Đức Giêsu.
Làm các điều ấy là vào thành thánh giữa đoàn dân tung hô vang dội,
là đuổi những người buôn bán trong Đền thờ,
là chữa bệnh và giảng dạy ở đó (Mt 21, 12-15).
Ai là Đấng đã cho ông Giêsu quyền ấy?
Đây không phải là câu hỏi để thượng tế và kỳ mục tìm thông tin.
Đây là câu hỏi để họ tìm thêm lý lẽ nhằm bắt bẻ Đức Giêsu khi có dịp.
Đức Giêsu đã không trực tiếp trả lời câu hỏi này.
Hay đúng hơn Ngài trả lời bằng cách đặt một câu hỏi khác (c. 24).
Ngài chỉ hỏi họ đúng một điều thôi, về nguồn gốc phép rửa của Gioan.
“Do trời hay do người phàm”, do Thiên Chúa hay do loài người (c. 25).
Câu hỏi này lập tức đưa họ vào thế bị động, lưỡng nan.
Nếu do Thiên Chúa, tại sao họ lại không tin Gioan? (c. 25).
Nhưng họ lại không dám bảo phép rửa của Gioan là do người phàm,
vì dân chúng tin Gioan là một ngôn sứ (c. 26),
nghĩa là người của Thiên Chúa, người được sai để nói lời của Ngài.
Các thượng tế và kỳ mục đã không dám trả lời câu hỏi của Đức Giêsu.
Nếu nhìn nhận phép rửa của Gioan là đến từ Thiên Chúa,
thì họ cũng phải nhìn nhận Đức Giêsu,
vì Gioan làm chứng Đức Giêsu là Đấng Mêsia.
Điều này thì họ không hề muốn, vì nó đòi họ phải thay đổi cuộc sống,
thay đổi mọi lối suy nghĩ và mọi niềm tin xưa nay.
Ngược lại nếu coi thường phép rửa của Gioan, họ lại sợ dân chúng.
Họ không dám đi ngược với cái nhìn của dân, vì muốn được lòng dân.
Rõ ràng họ không có tự do để chọn một trong hai.
Đức Giêsu đã bắt họ phải công khai quan điểm của mình.
Nhưng họ đã chọn thái độ né tránh: “Chúng tôi không biết.” (c. 27).
Nói câu này trước mặt dân chúng thì quả là khó nghe và khó tin.
Làm sao họ lại không biết chuyện quan trọng đó?
Vì họ không thỏa mãn điều kiện Đức Giêsu đưa ra (c. 24),
nên Ngài sẽ không trả lời cho họ biết Ngài dùng quyền nào (c. 27).
Thành thật với chính mình thật khó biết bao!
Đón nhận sự thật với trọn cả tâm hồn đòi phải trả giá.
Sự thật bao giờ cũng đòi ta đổi đời, không để ta yên.
Chính vì thế ta thích quanh co và dễ né tránh sự thật.
Nhưng dù ta có né tránh sự thật, thì sự thật vẫn cứ theo đuổi ta luôn.
Chẳng ai làm át được tiếng nói của sự thật.
Mùa Vọng là thời gian ra khỏi bóng tối của dối trá, để đón lấy sự thật.
Chỉ cần bớt một chút cứng cỏi của tự mãn về cái tôi,
thêm một chút mềm mại của tình yêu khiêm hạ,
là ta có cơ may gặp được chân lý như đám đông dân chúng.
Và chân lý sẽ cho ta được tự do (Ga 8, 32).
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
Xin hãy cho con thấy
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
Xin cho con ý thức
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
Lạy Chúa Giêsu,
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
Ước gì con nhìn mọi sự, mọi người,
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12 THÁNG MƯỜI HAI
Emmanuel – Thiên Chúa Ở Với Chúng Ta
Thiên sứ thưa với Đức Maria: “Cô sẽ mang thai, sinh một con trai và cô sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Lc 1,31). Sự hoàn thành những lời này đang đến rất gần. Tất cả phụng vụ Mùa Vọng đều đầy ắp niềm mong đợi này.
Trong những ngày cuối cùng của mùa phụng vụ thánh này, chúng ta chào mừng Đấng sắp đến với những điệp ca Mùa Vọng tuyệt mỹ, những điệp ca tóm lược cả mầu nhiệm Nhập Thể. Giáo Hội thưa lên với Đấng sắp được sinh hạ bởi Đức Nữ Trinh và đặt tên Giêsu rằng:
Lạy Đấng Khôn Ngoan, xuất phát từ Đấng Tối Cao,
Lạy Đức Chúa, thủ lãnh nhà Israel,
Lạy Chồi Non gốc Giêsê, được dựng nên như cờ hiệu cho các dân tộc,
Lạy Chìa Khóa nhà Đavít, Ngài mở và không ai đóng lại được, Ngài khóa và không ai có thể mở ra,
Lạy Aùnh Bình Minh Phương Đông, Ngài là vẻ huy hoàng của ánh sáng muôn thuở và là mặt trời công chính,
Lạy Vua muôn dân và là đá góc tường,
Lạy Đấng Emmanuel!
“Một trinh nữ sẽ mang thai, sinh một con trai và sẽ đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14). Đó là những lời của Ngôn Sứ Isaia, được viết từ nhiều thế kỷ trước Đức Kitô.
Đức Maria, cùng với thánh Giuse, đang tiến gần tới Bê lem. Mùa Vọng Đấng Cứu Độ đang chạm đến tột điểm của nó. Và chính Đức Maria cũng là một món quà phúc ân trọn vẹn làm tràn ngập trong tâm hồn chúng ta niềm đợi trông và hy vọng.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 12-12
Đức Mẹ Guađalupê
Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27.

Lời suy niệm: “Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy. Các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?”
Trước thái độ của các thượng tế và kỳ mục khi vào trong Đền Thờ trong lúc Chúa Giêsu giảng họ đã không lắng tai nghe, nhưng lại chất vấn với tinh thần không học hỏi, mà muốn bắt bẻ; điều này đã không giúp gì cho các ông khi nghe. Chúa Giêsu muốn đưa các ông trở về với thực tại, bằng cách hỏi ngược lại về ông Gioan Tẩy Giả. sau khi suy tính; Các ông lại tự lừa dối mình. Kết cục các ông chẳng được gì, còn mang thêm tội gian dối.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, vì đây là một mối phúc cho chúng con.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 12-12: Thánh GIOANA PHANXICA CHANTAL
(1572 - 1641)

Gioana Phanxica Fremyet chào đời ngày 23.01.1572 ở Dijon, là con của vị chủ tịch nghị viện. Thuộc một gia đình công giáo đạo đức, ông đã đào tạo con gái của mình nên một đứa trẻ có đời sống tín hữu mạnh mẽ. Học tập như các trẻ em khác, thánh nữ có một tinh thần sống động và tỏ ra vừa vui tươi vừa đứng đắn.
Dầu còn nhỏ, Gioana Phanxica quyết xa rời những người lạc đạo, Ngài la hét khi có ai trong số họ chạm tới Ngài. Khi đến tuổi hoà mình với đời sống đài các, sự dè giữ của thánh nữ chứng tỏ Ngài đã không ao ước một cuộc sống dễ dãi trống rỗng. Một trong những nhiệt huyết nơi Ngài là được thực hiện những công trình lớn cho Thiên Chúa: Ngài muốn được tử đạo. Ngài đã phát khóc khi thấy những người khốn cực, Ngài nói: - "Nếu không yêu thương người nghèo, tôi thấy mình như không yêu mến Thiên Chúa".
Vị bá tước de Chantal thấy rằng: Gioana Phanxica sẽ là người vợ quí nhất trên thế gian. Cuộc hôn nhân hoàn tất. Gioana Fremyet lúc ấy 20 tuổi trở thành Gioana De Chantal. Buổi đầu, vị nữ bá tước trẻ lo âu vì những món nợ cũ phải thanh toán. Nhưng GIOANA đã vui cười bắt tay vào việc. Ngài chỗi dậy từ 5 giờ sáng, dự thánh lễ, dùng ngựa để đi thăm nông trại và đất đai, kéo sợi và may vá với những người giúp việc, Ngài tỏ ra là một người quản lý danh tiếng, đồng thời cũng rất bác ái và dễ yêu đến nỗi người ta gọi Ngài là "bà phúc hậu".
Có người còn nói rằng: mình thích mang bệnh để được nữ bá tước viếng thăm, nhưng Ngài cũng biết rằng: săn sóc và mỉm cười chưa đủ, phải có Chúa giúp sức. Chẳng hạn đến với một bênh nhân xem như tuyệt vọng, Ngài thức đêm cầu nguyện và đến sáng thì bệnh nhân được lành. Vị bá tước nhiều lần thấy người vợ đầy lòng bác ái quì cầu nguyện .
Khi xảy ra nội chiến, cảnh khốn cùng lan rộng cắp làng quê. Vị nữ bá tước đón tiếp các người bị bỏ rơi. Bệnh tật và các trẻ sơ sinh. Đoàn người thiếu ăn trong vòng bảy dặm tuôn đến, Ngài tự tay múc cháo phục vụ mọi người. Thấy người đã được trợ cấp trở lại, Ngài không từ chối giúp đỡ họ và thưa với Chúa: - "Con đến gõ cửa van xin lòng thương xót của Chúa, nào là con có muốn đến lần thứ hai thứ ba mà bị xua đuổi đâu ?"
Bá tước de Chantal là một sị quan, thường vắng mặt để phục vụ nhà vua nơi triều đình hay trong quân đội. Khi ấy thánh nữ bỏ đồ trang sức và áo nhung, tự khép mình với sáu người con và các việc nội trợ, dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện. Khi bá tước trở về, Ngài tổ chức ăn mừng với nét mặt rạng rỡ vui tươi. Hạnh phúc chiếu sáng tổ ấm gia đình.
Nhưng trong một cuộc đi săn, bá tước bị tử thương. Ngườivợ trẻ thành góa bụa lúc 28 tuổi, đã đau đớn khóc lóc: - "Lạy Chúa, xin hãy cất đi mọi của cải và con cái, nhưng xin để lại người chồng yêu quí mà Chúa ban cho con".
Dầu vậy, trong cơn thất vọng, thánh nữ đã điều khiển được lòng mình và tìm vâng theo thánh ý Chúa. Gioanna Phanxica phải từ giã lâu đài để về sống gần cha chồng. Những người nghèo vây quanh xe Ngài khóc lóc vì họ đã mất người mẹ hiền. Một cảnh huống nặng nề đang đợi Gioanna nơi nhà cha chồng. Người quản gia già nắm mọi quyền bính, bắt Ngài nuôi nấng con cái bà với con cái của thánh nữ. Người đàn bà trẻ đã cố gắng để khỏi bị chống đối, Ngài luôn hiền hậu và không hề làm cha chồng nổi nóng. Ngài cũng tổ chức một phòng thuốc cấp cứu và săn sóc người nghèo. Bảy năm trôi đi trong nếp sống khó khăn và hãm mình.
Năm 164, Gioanna Phanxica gặp thánh Phanxicô Salesiô. Vị thánh quyết định đời Ngài. Thánh nhân giảng mùa chay tại Dijon và nhận thấy thánh nữ chăm chú nghe mình. Ngài hỏi thánh nữ có ý định tái gái không ? Thánh nữ kêu: - Không !
Và thánh nhân đã trả lời: - "Vậy phải kéo bảng hiệu xuống". Chỉ muốn Chúa thôi, đừng làm dỏm, dẹp bỏ tất cả chi tiết phong lưu lẫn lòng kiêu hãnh.
Gioanna tự lo cho mình, phục vụ người nghèo, lau rửa những người khốn klhổ đầy chấy rận. Mặc đồ sạch sẽ cho họ rồi nấu giặt và vá mạng áo quần cho họ. Thánh Phaxicô Salesiô dẫn Ngài tới sự Thánh thiện bằng đời sống ngày càng kết hiệp sâu xa hơn với Chúa. Thánh nhân cũng qủa quyết rằng: thời giờ đã đến để thánh nữ từ bỏ thế gian. Đường chân thực của thánh nữ là trở nên tu sĩ và thiết lập dòng thăm viếng.
Gioanna đã anh hùng từ giã gia đình, Ngài dẫn người con gái không lập gia đình là Fracoise để bổ túc việc giáo dục bên cạnh Ngài. Người con trai ở lại với ông nội đã chống lại việc Ngài ra đi và nằm ngang cửa ngăn cản. Cử chỉ của thánh nữ không theo tầm mức của chúng ta: Gioanna lau nước mắt bước qua mình con. Ngài biết rằng: con mình sẽ không bị bỏ rơi, vì Ngài đã trao phó cho người cậu là tổng giám mục Bourges. Và mỗi khi cần đến, Ngài sẽ đi thăm để lo cho lợi ích của các con.
Tháng 6 năm 1610, thánh nữ đã thiết lập tu viện dầu tiên ở Annecy và khẩn nguyện luôn thực hiện điều gì xem ra hoàn hảo hơn. Danh tiếng của các nữ tu dòng Thăm Viếng tận tâm phục vụ người nghèo, bệnh nhân và giáo dục các thiếu nữ lan rộng mau chóng. Suốt 30 năm, mẹ de Chanltal đã thiết lập nhiều tu viện, hiến mình làm nọi việc.
Vào cuối đời, Ngài kể lại: - "Tôi như những nữ tá thô kệch thời thu hoạch. Người cha gia đình nói với họ: hãy đến chỗ này, hãy đi chỗ nọ, hãy trở lại cánh đồng này, hãy đi tới chỗ khác. Chẳng hạn người cha diễm phúc của chúng tôi đã nói: hãy đi thiết lập ở Lyon , ở Grenoble, hãy trở lại để đi Bourges, hãy đi Paris, hãy từ giã Paris và trở lại Dijon. Chẳng hạn nhiều năm tôi chỉ đi và đến, khi thì ở một trong những cánh đồng, khi thì ở một nơi khác của cha thân yêu".
Nơi nào thánh nữ đi qua, Ngài đều để lại sự êm dịu, sự phấn khởi và niềm tin tưởng. Người ta thấy Ngài chống lại sự nhọc mệt bằng niềm vui và can đảm. Linh động trong công việc, Ngài nấu ăn và coi bò, giờ giải trí, Ngài vui vẻ với các nữ tu... khiến họ nói: "Khi Mẹ chúng ta không giải trí được là thiếu một phần vui tươi êm ái". Bệnh tật không ngăn cản Ngài săn sóc và nghĩ tới mọi sự .
Với một trí khôn nhanh nhẹn và chính xác, một lúc, Ngài đọc cho 3 nữ tu ghi chép.
Mười chín năm trước khi qua đời, Gioanna Phanxica mất người bạn, người cha, người nâng đỡ là thánh Phanxicô Salesio. Sự đau đớn của Ngài thực sự lớn lao. Rồi đến cái chết của người con trai để lại một cháu gái sẽ là nữ nam tước de Sévigné. Các tang lễ liên tiếp nơi các người thân. Nhưng thử thách lớn lao nhất của thánh nữ là những chán nản nội tâm, những cám dỗ kinh khủng nghịch lại đức tin. Ngài không hể tỏ lộ những đau đớn của mình và lấy sự bình thản để phủ lấp những lo âu. Mẹ de Claugy đã nói về những khô khan liên tục của Ngài: - "Chỉ trong cõi đời đời, người ta mới biết hết được".
Khi Ngài qua đời, cha giải tội nói: - "Suốt 23 năm, tôi đã thán phục nơi thánh nữ một lương tâm tinh ròng trong suốt và rõ rệt hơn cả pha lê".
Trong những hành trình cuối cùng mẹ de Chantal được reo mừng khắp nơi. Khi có dịch hạch ở Annecy, Ngài đã không từ chối bỏ nơi này và tăng gấp các việc bố thí và lời cầu nguyện . Ở St. Germain, hoàng hậu đưa hai người con tới gặp và xin Ngài chúc lành. Ngài hân hạnh được gặp thánh Vinh -sơn Phaolô, Dân Paris chen lấn để mong chạm tới Ngài và nghe Ngài nói. Trở về, Ngài ngã bệnh ở Monlins. Tới phút cuối Ngài vẫn còn lo lắng đến mọi việc. Và sau 3 lần kêu danh Chúa Giêsu, Ngài tắt thở năm 1641, năm 1767 Ngài được tuyên thánh.
(daminhvn.net)



12 Tháng Mười Hai
Thế Giới Sẽ Hết Nghèo Ðói
Mẹ Têrêxa thành Cacutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 đã kể lại câu chuyện sau đây: ngày nọ, có một thiếu phụ và 8 đứa con dại đến gõ cửa xin gạo. Từ nhiều ngày qua, bà và các con của bà không có được một hạt cơm trong bao tử. Mẹ Têrêxa đã trao cho bà một túi gạo. Người đàn bà nhận gạo, cám ơn và chia ra làm hai phần... Ngạc nhiên về cử chỉ ấy, Mẹ Têrêxa hỏi bà tại sao lại phân làm hai. Người đàn bà nghèo khổ ấy trả lời: "Tôi dành lại một phần cho gia đình người Hồi Giáo bên cạnh nhà, vì đã mấy ngày qua họ cũng không có gì để ăn".
Mẹ Têrêxa kết luận như sau: Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu người ta biết chia sẻ cho nhau. Càng giàu có, chúng ta càng muốn tích lũy thêm, nhưng càng nghèo khổ, chúng ta càng dễ chia sẻ hơn.
Nghèo không là một điều xấu, giàu cũng không là một cái tội. Xấu hay không, tội hay không đó là lòng tham lam và ích kỷ của con người mà thôi. Giá trị và danh dự của con người tùy thuộc ở lòng quảng đại của mình.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Mátthêu 21:23-27
Thứ Hai, 12 Tháng 12, 2016
Thứ Hai sau CN III Mùa Vọng                                      


1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con,
Trong một thế giới của bất công, chiến tranh và lợi dụng,
Trong đó có nhiều người
Có phương tiện để sống,
Nhưng không có lý do để sống,
Chúa hứa ban cho chúng con một ngôi sao để chỉ hướng,
Đức Giêsu, Con của Chúa.
Lạy Chúa, xin duy trì trong chúng con hy vọng sống động
Rằng, nếu chúng con sẵn sàng
Nhận lãnh những yêu cầu của Tin Mừng một cách nghiêm túc,
Chúng con thực sự có thể trở thành một người mới
Hoàn toàn đổi mới trong Đức Kitô,
Đấng Cứu Độ của chúng con đến muôn thuở muôn đời.

2.  Phúc Âm – Mátthêu 21:23-27

Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ.  Lúc Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đến hỏi Người rằng:  “Ông lấy quyền nào mà làm những điều này, ai đã ban quyền ấy cho ông?”
Chúa Giêsu trả lời:  “Tôi cũng hỏi các ông một điều.  Nếu các ông trả lời cho tôi, thì Tôi sẽ nói cho các ông biết Tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.  Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có?  Bởi trời hay bởi người ta?”  Họ bàn tính với nhau rằng:  “Nếu ta nói ‘bởi trời’, thì ông sẽ nói với ta: ‘Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy?’  Và nếu ta nói:  ‘bởi người ta’, thì chúng ta lại sợ dân chúng.  Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri.”
Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng:  “Chúng tôi không được biết.”  Chúa Giêsu nói với họ:  “Tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.”

3.  Suy Niệm  

-  Bài Tin Mừng hôm nay mô tả cuộc xung đột Chúa Giêsu đã có với các giới chức thẩm quyền tôn giáo thời ấy, sau khi Người đã xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ.  Các thượng tế và kỳ lão trong dân muốn biết Đức Giêsu đã dùng quyền gì mà làm những điều ấy:  đi vào Đền Thờ và đuổi những kẻ buôn bán (xem Mt 21:12-13).  Những kẻ có thẩm quyền tự xem mình là chủ nhân ông của mọi người và nghĩ rằng không ai có thể làm bất cứ điều gì mà không có phép của họ.  Đây là lý do tại sao họ đã tra bắt Chúa Giêsu và cố để giết hại Chúa.  Những điều tương tự cũng đã xảy ra trong các cộng đoàn Kitô hữu của những năm 70-80, vào thời mà Tin Mừng của Chúa Giêsu được viết.  Những kẻ chống lại chính quyền Đế Quốc La Mã đã bị đàn áp.  Có những người khác, để không bị bức hại, đã cố gắng dung hợp dự án của Chúa Giêsu, với dự án của Đế Chế La Mã (xem Ga 6:12).  Mô tả về cuộc xung đột của Chúa Giêsu với những kẻ có thẩm quyền vào thời của Chúa đã là một trợ giúp cho các Kitô hữu, để cho họ có thể tiếp tục can trường trong các cuộc đàn áp và sẽ không để cho mình bị chi phối bởi ý thức hệ của Đế Quốc.  Ngày nay cũng vậy, có một số kẻ lạm dụng quyền lực, dù rằng trong xã hội hay trong Giáo Hội hoặc trong gia đình, họ muốn kiểm soát tất cả mọi thứ như thể họ là chủ nhân của tất cả mọi khía cạnh đời sống của người ta.  Thậm chí, họ còn bắt bớ những ai đã nghĩ khác họ.  Nhớ lấy những ý tưởng và vấn đề này, chúng ta hãy đọc và suy gẫm về bài Tin Mừng hôm nay.
-  Mt 21:23:  Câu hỏi của giới chức thẩm quyền tôn giáo đặt ra với Chúa Giêsu:  “Ông lấy quyền nào mà làm những điều này, ai đã ban quyền ấy cho ông?”  Chúa Giêsu đáp lại:  “Tôi cũng hỏi các ông một điều.  Nếu các ông trả lời cho Tôi, thì Tôi sẽ nói cho các ông biết Tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.  Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có?  Bởi trời hay bởi người ta?”  Chúa Giêsu trở lại Đền Thờ.  Khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đã đến gần Người và hỏi:  “Ông lấy quyền nào mà làm những điều này?  Ai đã ban quyền ấy cho ông?” Chúa Giêsu lần nữa đi lại xung quanh quảng trường lớn của Đền Thờ.  Sau đó xuất hiện một số các thượng tế và kỳ lão đến tra vấn Người.  Sau khi tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã làm vào ngày hôm trước, họ muốn biết với quyền nào mà Người làm những việc này.  Họ đã không hỏi đến lý do thực sự đã khiến Chúa Giêsu đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ (xem Mt 21:12-13).  Họ chỉ muốn hỏi Người lấy quyền nào mà làm những điều này.  Họ nghĩ rằng họ có quyền kiểm soát mọi việc.  Họ không muốn mất quyền kiểm soát mọi chuyện.
- Mt 21:24-25a:  Câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các người có thẩm quyền.  Chúa Giêsu không từ chối trả lời, nhưng Người cho thấy sự độc lập và tự do của mình và nói:  “Tôi cũng hỏi các ông một điều.  Nếu các ông trả lời cho Tôi, thì Tôi sẽ nói cho các ông biết Tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.  Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có?  Bởi trời hay bởi người ta?”  Đây là một câu hỏi thông minh, đơn sơ như chim bồ câu và khôn ngoan như rắn!  (xem Mt 10:16).  Câu hỏi đặt ra cho thấy sự thiếu trung thực của kẻ thù của Người.  Đối với Chúa Giêsu, Phép Rửa của ông Gioan đến từ trời, bởi Thiên Chúa.  Chính Người đã nhận phép rửa bởi ông Gioan (Mt 3:13-17). Ngược lại, những kẻ có quyền lực đã âm mưu hoặc dàn cảnh cho cái chết của ông Gioan Tẩy Giả (Mt 14:3-12).  Và bằng cách này, họ cho thấy rằng họ đã không chấp nhận sứ điệp của Gioan và họ coi Phép Rửa của ông như một điều gì đó bởi người ta mà không bởi Thiên Chúa.
-  Mt 21:25b-26:  Lý luận của những kẻ cầm quyền.  Các thượng tế và trưởng lão nhận thức được tầm quan trọng của câu hỏi và lý luận theo cách sau đây:  “Nếu chúng ta nói ‘bởi trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại chúng ta.  Vậy tại sao chúng ta không chịu tin vào ông ấy?  Nếu chúng ta trả lời ‘bởi người ta’, thì chúng ta lại sợ dân chúng, bởi vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri.”  Và vì thế, để khỏi bị lộ liễu, họ đã trả lời:  “Chúng tôi không biết!”  Đây là câu trả lời của kẻ cơ hội, một câu trả lời giả vờ và thú vị.  Mối quan tâm duy nhất của họ là không để mất quyền lực của họ trên dân chúng.  Trong bọn họ, họ đã quyết định xong mọi chuyện:  Đức Giêsu phải bị tử hình (Mt 12:14).
-  Mt 21:27:  Kết luận cuối cùng của Chúa Giêsu.  Và Chúa Giêsu nói với họ:  “Tôi cũng không nói cho các ông biết Tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.”  Sự hoàn toàn thiếu trung thực của họ đã khiến cho họ không xứng đáng để nhận được câu trả lời của Chúa Giêsu.  

4.  Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân 

-  Đã có bao giờ bạn cảm thấy rằng mình đang bị kiểm soát bởi kẻ có quyền hành trong nhà, nơi sở làm, trong Giáo Hội, mà mình không có bất kỳ quyền hạn nào chưa?   
-  Tất cả chúng ta đều có một số thẩm quyền.  Ngay cả trong một cuộc trò chuyện giữa hai người, mỗi người có một số quyền lực nhất định, một số quyền hạn nào đó.  Tôi xử dụng quyền hành như thế nào, tôi thực hiện thẩm quyền của mình như thế nào:  để phục vụ và giải thoát hay là để thống trị và kiểm soát?    

5.  Lời nguyện kết

Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,
Lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài
Và bảo ban dạy dỗ,
Vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. 

(Tv 25:4-5)
www.dongcatminh.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét