05/11/2017
Chúa Nhật 31 thường niên năm A.
(phần II)
Phụng vụ Lời
Chúa: Chúa Nhật 31 thường niên, năm A
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A
(Ml 1,14b-2,2b.8-10; 1 Tx 2,7b-9.13; Mt 23,1-12)
ĐỂ THIÊN CHÚA ĐƯỢC TÔN VINH
“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm
người phục vụ anh em.
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23,11-12)
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23,11-12)
I. CÁC BÀI
ĐỌC
1. Bài
đọc1:
Trong đoạn Sách Thánh trích từ ngôn sứ Malakhi, Thiên Chúa trách tội các tư tế là những người đáng ra phải có đời sống gương mẫu trước dân Chúa.
Khi dâng
lễ tế lên cho Thiên Chúa, các tư tế đã không dâng những con vật
lành lặn, không tỳ vết theo như lệnh truyền của Thiên Chúa (x. Đnl 17,1). Trái lại, họ đã dâng những con vật
mù, què hay bệnh tật,
và như thế là điều ô uế trước mặt Thiên Chúa (x. Ml 1,7-8). Giữa muôn dân, Danh Chúa thật cao cả,
vậy mà những người được đặt riêng để phụng thờ
Thiên Chúa lại không hết lòng tôn vinh và phụng thờ
Ngài.
Điều tệ hại hơn nữa là các tư tế đã “đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy” (Ml 2,8). Vì là những người được đặt lên cách riêng để lo việc phụng
thờ Thiên Chúa và là gương mẫu
cho dân trong việc giữ
Lề Luật, sự “trệch đường” của họ không chỉ là tội của cá nhân họ mà còn ảnh hưởng trên nhiều người khác. Việc không tuân theo đường lối của Thiên Chúa và vị nể khi áp dụng Luật
vừa làm cho các tư tế đáng trách phạt trước mặt Thiên Chúa, lại vừa làm cho họ “đáng khinh và hèn mạt trước mặt toàn dân” (Ml 2,9).
Là những trung gian giữa Thiên Chúa và dân Chúa, vai trò của vị tư tế rất quan
trọng. Nếu họ không chu toàn bổn phận
phụng thờ Thiên Chúa cách đúng đắn, thì họ vừa bị Thiên Chúa trách phạt vừa bị toàn dân coi thường.
2. Bài
đọc 2:
Trong đoạn thư gởi tín hữu Thêxalônica, thánh Phaolô vừa cho thấy
sự nhiệt thành của một sứ giả Tin Mừng, vừa
bày tỏ tâm tình dịu dàng của một người mục tử.
Như sứ giả loan báo Tin Mừng, thánh Phaolô sẵn sàng hy sinh, vừa làm việc để không trở thành gánh nặng cho các tín hữu Thêxalônica, vừa hăng say rao giảng Tin Mừng. Thánh nhân sẵn lòng trao hiến cả mạng sống, miễn sao Tin Mừng được rao giảng. Và khi thấy các tín hữu đón nhận Tin Mừng như
là lời của Thiên Chúa, thánh nhân lại hết lòng tạ ơn Thiên Chúa vì xác tín rằng những
gì mình làm cốt để Thiên Chúa được nhận biết
và tôn vinh.
Như một người mục tử, thánh Phaolô coi các tín hữu Thêxalônica như những người thân yêu, nên đã cư xử thật dịu dàng. Thánh nhân mặc lấy tâm tình của người mẹ đối với đứa con thơ mà bày tỏ lòng quý mến đối với họ. Thái độ dịu dàng và tâm tình quý mến mà thánh nhân dành cho các tín hữu Thêxalônica hẳn đã mang lại cho họ niềm khích lệ để hăng say đón nhận Tin Mừng
cách mau mắn và mở lòng để cho lời Thiên Chúa tác động nơi cuộc
sống của họ.
3. Bài
Tin Mừng:
Chúa
Giêsu lên án những nhà lãnh đạo tôn giáo sống giả
hình, vì việc làm của họ không nhằm tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ tôn vinh chính mình. Đồng thời, Chúa Giêsu mời gọi các
môn đệ hãy biết khiêm tốn phục
vụ để Thiên Chúa được tôn vinh.
Chúa
Giêsu không chối bỏ giáo lý mà họ giảng dạy theo thẩm quyền
dành cho họ, nhưng
lên án lối sống giả hình của họ vì họ nói mà không làm. Họ “mang hộp kinh thật lớn” không phải để được nhắc nhớ đừng quên lời Thiên Chúa đã truyền cho dân Chúa (x. Đnl 6,4-9); họ “mang những tua áo thật dài” không phải để nhớ mệnh lệnh
Thiên Chúa truyền mà thi hành (x. Ds 15,38-39). Họ làm mọi việc
cốt để được “cỗ nhất trong đám tiệc”, “ghế đầu trong hội đường”, “chào hỏi nơi công cộng”. Tất cả những gì họ làm không nhằm để tôn vinh Thiên Chúa
mà để thiên hạ thấy mà tôn vinh họ.
Trái lại, Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng tôn vinh ai, mà cũng không để ai tôn vinh mình như là “thầy”, là “cha”, là “người lãnh đạo”. Lý do đơn giản là vì tất cả đều là con của Cha trên trời, đều được hướng dẫn
bởi Thầy Giêsu, và được lãnh đạo bởi Đức Kitô. Chúa Giêsu muốn các môn đệ sống tinh thần phục vụ cách khiêm tốn, theo gương của Đấng “đến không phải để được người ta phục
vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Mục đích của người môn đệ là sống theo gương mẫu Đức Kitô: Như Đức Kitô làm mọi việc
để Thiên Chúa được tôn vinh (x. Mt 9,1-8; 15,29-31), các việc làm của người môn đệ cũng là“để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
II. GỢI Ý ÁP DỤNG:
1/ Ngôn
sứ Malakhi cho thấy các tư tế bị khiển trách vì đã không hết lòng phụng thờ Thiên Chúa theo trách vụ được trao phó. Là những trung gian giữa Thiên Chúa và dân Chúa, một khi tư
tế không chu toàn bổn phận
phụng thờ Thiên Chúa cách đúng đắn, thì họ vừa bị Thiên Chúa trách phạt vừa bị toàn dân coi thường. Mỗi
người đều được Thiên Chúa giao cho những trách vụ riêng theo ơn gọi và khả năng. Tôi đã được Thiên Chúa trao cho những phận vụ nào và tôi đã chu toàn những phận vụ đó như thế nào?
2/ Trong
đoạn thư gởi tín hữu Thêxalônica, thánh Phaolô vừa cho thấy
sự nhiệt thành của một sứ giả loan báo Tin Mừng, vừa
bày tỏ tâm tình dịu dàng của một người mục tử. Như là sứ giả Tin Mừng, thánh nhân chấp nhận
thiệt thòi, sẵn sàng hy sinh để Tin Mừng được rao giảng. Như là mục tử, thánh nhân cư xử dịu dàng và thân ái, đúng theo tinh thần của Tin Mừng mà ngài rao giảng. Mỗi
Kitô hữu đều được mời gọi để trở nên những sứ giả Tin Mừng nhiệt thành, và những mục
tử nhân ái theo gương thánh Phaolô.
3/ Chúa
Giêsu khiển trách những nhà lãnh đạo tôn giáo về cách sống giả hình, vì việc làm của họ không nhằm tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ để tôn vinh chính mình. Đồng thời, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy biết khiêm tốn phục vụ, vì “ai
tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Mỗi Kitô hữu đều được mời gọi theo gương Chúa Giêsu hạ mình xuống, làm mọi việc
để tôn vinh Thiên Chúa, thì lại được Thiên Chúa tôn vinh (x. Ga 13,31-32). Tôi đã làm gì để tôn vinh Chúa, hay tôi chỉ làm những việc
tôn vinh chính mình?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG:
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Đức Giêsu đã dạy và nêu gương cho các môn đệ bằng chính đời sống khiêm nhường phục vụ của Người. Với
quyết tâm thực thi những điều Chúa dạy, cộng
đoàn chúng ta cùng cảm tạ Chúa và tha thiết dâng lời nguyện xin:
1.
“Chúng tôi đã trở nên những kẻ bé mọn giữa anh em.” Chúng ta cùng cầu nguyện
cho các vị mục tử trong Hội Thánh, biết noi gương phục
vụ khiêm hạ của Thầy Chí Thánh, để đời sống chứng
tá của các ngài luôn thu hút
và giúp cho nhiều người nhận biết
và tin yêu Chúa.
2. “Danh
Ta đáng kính sợ trong các dân tộc.” Chúng ta cùng cầu nguyện
cho các nhà lãnh đạo trên thế giới, được ơn sáng suốt và khôn ngoan, biết quan tâm giúp đỡ cho người dân của mình không chỉ được đầy đủ về vật chất, mà còn đạt tới những
giá trị tinh thần
cao qúi.
3. “Đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm.” Chúng ta cùng cầu nguyện
cho các bạn trẻ đang sống giữa
một xã hội đầy dẫy cạm bẫy và gương mù, biết phân định đúng sai, tốt xấu, để có những quyết
định cho đời mình phù hợp với lương tâm và Tin mừng.
4. “Ai
tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Chúng ta cùng cầu nguyện
cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta, luôn sống khiêm tốn hòa thuận với nhau,
sẵn sàng hy sinh công sức và quyền lợi bản thân cho lợi ích chung của cộng đoàn.
Chủ tế: Lạy Chúa là cha rất nhân từ, xin nhận lời chúng con cầu nguyện
và ban ơn giúp sức để chúng con biết hăng hái thực hành lời dạy của Con Chúa, và theo sát gương khiêm nhường phục vụ của Người. Người hằng sống
và hiển trị
muôn đời.
KHUYẾN
CÁO NHỮNG NGƯỜI
CÓ TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN
NGƯỜI KHÁC
CÓ TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN
NGƯỜI KHÁC
"Họ
bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta" (Mt 23,4)
Sợi chỉ đỏ : Hôm nay, cả bài đọc II cũng minh họa cho
chủ đề chung của bài đọc I và Bài Tin Mừng : cung cách phải có của những
người lãnh trách nhiệm hướng dẫn người khác.
- Bài đọc I :
Ngôn sứ Malakhi trách các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái đã đi sai đường lối
Chúa.
- Tin Mừng : Đức Giêsu
dạy các môn đệ mình đừng rơi vào thói xấu của các luật sĩ và biệt phái.
- Bài đọc II :
Thánh Phaolô bày tỏ tâm tình yêu thương tận tuỵ của mình đối với tín hữu
Thêxalônikê.
Anh chị em thân mến
Lời Chúa hôm nay nói
về trách nhiệm hướng dẫn người khác. Trong chúng ta, nhiều người có trách nhiệm
hướng dẫn : kẻ thì hướng dẫn gia đình, người thì hướng dẫn một nhóm người
trong họ đạo hoặc ngoài xã hội. Trách nhiệm hướng dẫn rất nặng nề và đòi hỏi
rất nhiều, kẻo "mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố".
Chúng ta hãy chăm chú
lắng nghe Lời Chúa dạy cách hướng dẫn người khác. Đồng thời chúng ta cũng hãy
nài xin Chúa trợ lực để chúng ta có thể chu toàn trách nhiệm của mình.
- Nhận lãnh trách
nhiệm hướng dẫn người khác, nhưng chúng ta chưa có một đời sống gương mẫu để
làm gương cho những người được chúng ta hướng dẫn.
- Nhiều khi chúng ta
còn làm gương xấu.
- Chúng ta để ý nhiều
đến vinh dự của mình, mà ít quan tâm phục vụ.
Ngôn sứ Malakhi rao
giảng vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, khi ấy Đền thờ đã được xây dựng lại
xong. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo tôn giáo do thái chỉ quan tâm tổ chức các lễ
nghi bề ngoài, không quan tâm hướng dẫn tinh thần dân chúng.
Từ đó phát sinh nhiều
tệ nạn : các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật đui mù què quặt,
thậm chí là những con vật ăn cắp ; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với
người ngoại, trốn thuế thập phân ; các nhà lãnh đạo đối xử với dân chúng
một cách quan liêu, chỉ nhằm tư lợi.
Thiên Chúa bảo ngôn sứ
Malakhi nhắc nhở về cung cách lãnh đạo : làm cho dân biết tôn vinh Thiên
Chúa, trung thành với giao ước, và đối xử với mọi người trong tình anh em cùng
một Cha.
Tv này là lời cầu
nguyện của một tín hữu chân thành. Tác giả nguyện sống khiêm tốn "mắt
chẳng liếc nhìn cao", "không lo nghĩ những chuyện lớn lao" mà
chỉ chuyên chăm "lo giữ linh hồn cho êm can và thanh thản", luôn
trông cậy vào Chúa "như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu".
Đức Giêsu nói về giới
lãnh đạo tôn giáo do thái thời của Ngài, tức là các luật sĩ và các người biệt
phái :
- Một mặt, Ngài bảo
mọi người phải tôn trọng chức vụ của họ, vì họ "ngồi toà Môsê", và
hãy làm theo những gì họ dạy.
- Nhưng mặt khác đừng
noi theo hành vi của họ, biểu hiện những thói xấu như : chỉ tay năm ngón,
hám danh, kiêu căng.
Cung cách lãnh đạo của
Thánh Phaolô :
- "Chúng tôi đã
trở thành những kẻ bé mọn giữa anh em"
- Đối xử với tín hữu
"như người vú nuôi nâng niu con cái mình"
- Sẵn sàng hy sinh tất
cả cho tín hữu, ngay cả mạng sống mình.
- Cố gắng tự lực cánh
sinh để không trở thành gánh nặng cho giáo đoàn.
Có một người đàn ông
đi dạo đến một nơi hành hương. Mệt nhọc, ông ngồi nghỉ trên một ghế đá. Ông hết
sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi
qua trước mặt ông đã ngã mũ cúi chào. Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì có
một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng
lâm râm nhiều lời mà ông nghe không rõ. Thế rồi bà cũng ra đi. Lúc ấy ông mới
quay lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau
lưng và phía trên đầu ông có một thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ
bỏ đi nơi khác.
Chúng ta cũng thường
lầm lẫn như thế. Lời Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi những danh lợi hão
huyền và rất đáng hổ thẹn của thế gian. Bởi vì, thật là dạ dột và lố bịch khi
con người không biết rõ giá trị của mình, lại thích được chiếm địa vị cao, ham
được những ưu đãi. Những ham ước ấy chỉ khiến họ bị lợi dụng và trở nên trò
cười cho thiên hạ. Có khi còn tây nhiều tai họa cho người khác nữa.
Theo lời dạy của Chúa
Giêsu thì khác hẳn : "Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai
hạ mình xuống sẽ được tôn lên". Chúa không chỉ dạy bằng lời. Ngài còn làm
gương, Ngài đã dẫn chứng bằng cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm tốn của
mình. Thập giá của Ngài là một bằng chứng không thể phủ nhận được.
Quả thật, Chúa Giêsu
đã ý thức rất rõ bản chất và danh vị của mình. Nhưng Ngài sẵn sàng chọn sự rốt
hèn, hết mình phục vụ, không ngại quỳ xuống rửa chân cho các đệ tử của mình, và
cuối cùng dám để cho người ta bóc lột cả đến danh dự và sự sống thân xác của
Ngài nữa.
Tất cả là để làm sáng
tỏ vinh quang Thiên Chúa tình yêu và vì hạnh phúc của con người mà Ngài sẽ thu
phục trong vương quốc Thiên Chúa.
Tưởng chứng Thập giá
là một ngõ bí, một sự hạ nhục và huỷ diệt. Nhưng thực ra, nhờ Thập giá mà Chúa
Giêsu đã mở ra con đường phục sinh vinh quang. Ngài đã trở thành bất tử và được
nâng lên tột cùng, để rồi cũng lôi kéo mọi người lên theo.
Như thế, chúng ta hiểu
rằng : vinh quang thật không khởi từ danh vị nhưng được xác định qua những
nỗ lực và khiêm tốn phục vụ. Cái đáng tin, đáng phục không phải ở lời nói,
quyền lực, mà là ở cuộc sống phản ảnh sự chân thực, ở khả năng cống hiến và mức
độ dấn thân để sống yêu thương cách xứng đáng.
Chúng ta hãy nhìn lên
"tòa thập giá" của Chúa Giêsu để tìm những lời dạy chí lý và khám phá
ra những phương cách chia sẻ vinh quang đích thực và vững bền. (Lm Nguyễn thanh
Tước, Tây Ninh. Trích trong báo CgvDt số đặc biệt giáng sinh ’95, trang
281-282)
Mô hình này dựa trên
những lời Đức Giêsu dạy và chính gương của Ngài được ghi lại trong các sách Tin
Mừng, như Mt 20,24-28 ; Mt 23,1-32 ; Ga 13,1-20 v.v.
- Tấm lòng của người
lãnh đạo : yêu thương những kẻ được mình hướng dẫn.
- Phương châm của
người lãnh đạo : tự coi mình là đầy tớ, có bổn phận phục vụ những kẻ mình
hướng dẫn.
- Cung cách của người
lãnh đạo : hạ mình, hy sinh, gương mẫu.
Bài đọc I và bài Tin
Mừng hôm nay vạch rõ những thói xấu mà những người lãnh đạo dễ mắc phải :
- Lo tìm vinh dự cho
mình, mà quên tìm lợi ích cho thuộc cấp.
- Thái độ quan liêu,
coi rẻ thuộc cấp.
- Sai khiến người khác
làm, phần mình thỉ chỉ tay năm ngón.
- Quên phục vụ người
khác, mà bắt người khác phục vụ mình.
Cái "làm"
của chúng ta dễ bị ảnh hưởng tác động của cái "thấy".
- Nếu "làm để cho
người ta thấy", thì : khi người ta thấy thì chúng ta cố gắng làm cho
thật tốt để được người ta khen ; nhưng khi không ai thấy thì chúng ta hoặc
không làm, hoặc làm cẩu thả.
- Nhưng cái
"thấy" của người ta thế nào ? Người ta chỉ có hai con mắt và chỉ
hiện diện ở một nơi, cho nên có cái người ta thấy và có cái người ta không
thấy.
- Ngay cả khi người ta
thấy đi nữa thì làm sao ? Có khi người ta thấy việc chúng ta làm và người
ta khen hoặc chê ; nhưng nhiều khi người ta dù có thấy nhưng thờ ơ chẳng
có ý kiến khen chê gì cả (thí dụ chúng ta đi một đoạn đường, chúng ta thấy rất
nhiều việc, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng đâu có ý kiến gì) ; có khi mình
làm việc tốt, người ta thấy nhưng lại hiểu sai và cho là việc xấu (thí dụ
chuyện Quan Âm Thị Kính : Thị Kính thương chồng định lấy kéo cắt dùm một
sợi râu của chồng, co người thấy thế tố cáo Thị Kính muốn dùng kéo giết chồng).
- Còn cái
"thấy" của Chúa thế nào ? Có câu hát : "Con kiến đen,
nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen Đức Chúa trời cũng thấy". Nghĩa là
Chúa thấy hết mọi sự, ở khắp mọi nơi. Không gì mà Ngài không thấy. Và khi thấy
thì Chúa luôn đánh giá : nếu thấy ta làm điều tốt thì Chúa vui và thưởng
ta, còn thấy ta làm điều xấu thì Chúa buồn và phạt ta.
Đức Giêsu dạy chúng ta
đừng làm như người biệt phái "Họ làm mọi sự cốt cho người ta thấy",
nhưng hãy cố gắng luôn sống dưới cái nhìn của Chúa, làm gì dù có người thấy hay
không, dù việc lớn hay việc nhỏ, việc chung hay việc riêng, hãy luôn làm vì
muốn đẹp lòng Chúa.
a/ Tiền giả
Có khi nào người ta
dám quẳng bỏ những tờ giấy bạc không ? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều
người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
b/ Ông vua ở truồng
Một ông vua kia rất
ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm : "Chúng tôi có thể
dệt và may cho bệ hạ một bộ áo rất đặc biệt từ xưa tới nay chưa ai từng thấy.
Nhưng áo này phải dệt bằng vàng". Vì quá ham bộ áo đặc biệt ấy, nhà vua
đưa cho hai tên ấy hết túi vàng này tới túi vàng khác. Thực ra chúng chẳng may
gì cả. Rồi một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong, mời nhà vua mặc
thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi chúng cho
biết đã mặc xong, nhà vua hỏi các quan chung quanh "Áo ta có đẹp không
?"Ai nấy trầm trồ khen nức nở. Quá phấn khởi, nhà vua bảo quân hầu kiệu
ngài ra các đường phố để khoe áo đẹp. Dân chúng hai bên đường cũng nức nở khen.
Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô lớn : "Ông vua ở
truồng ! Ông vua ở truồng !". Nhà vua nhìn lại mình và mới biết
mình đang ở truồng thật.
CT :
Anh chị em thân mến
Đức
Giêsu đến trần gian không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để phục vụ và
hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và tha
thiết cầu xin.
1- Hội
Thánh luôn dùng đời sống phục vụ mà xoa dịu đau khổ của nhân loại / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa / nâng đỡ các công cuộc từ thiện của Hội Thánh / để qua
đó Hội Thánh có thể giới thiệu Chúa cho mọi nước mọi dân.
2- Trên
thế giới ngày nay / từ những khu nhà ổ chuột ở các thành phố / cho tới tận
những miến xa xôi hẻo lánh / rừng thiêng nước độc / lúc nào cũng có những người
thiện nguyện / đang hy sinh cả tuổi thanh xuân / hạnh phúc riêng tư / và cả
mạng sống của mình nữa / để phục vụ những anh chị em bất hạnh nhất của xã hội /
những Đức Kitô bị bỏ rơi / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / gìn giữ những anh
chị em ấy luôn được an toàn / và cho họ tìm được niềm vui trong việc phục vụ
tha nhân.
3- Ngày
nay / bên cạnh rất nhiều người trẻ có tâm hồn quảng đại / âm thần phục vụ / thì
cũng có một số người khác chỉ biết ăn chơi trác táng / hưởng thụ ích kỷ / không
bao giờ biết quan tâm đến nỗi thống khổ / của những người nghèo chung quanh
mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu / nhất là các kitô hữu trẻ /
biết sống cho một lý tưởng cao đẹp.
4- Sẵn
sàng giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn / là một trong những cách sống đạo
đẹp lòng Chúa nhất / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta /
biết vui với người vui / và khóc cùng người khóc như Thánh Phaolô đã dạy.
CT :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con : "Ai muốn làm lớn giữa anh em,
thì phải làm người phục vụ anh em ; còn ai muốn đứng đầu trong anh em, thì
phải làm đầy tớ anh em". Xin ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như
Chúa đã dạy. Chúa hằng sống và hiển trị…
- Trước
kinh Lạy Cha : Là những người nhận trách nhiệm lãnh đạo một số người nào
đó, chúng ta dễ bị cám dỗ hám danh, bắt người ta phục vụ mình, kiêu ngạo v.v.
Trong Kinh Lạy Cha sau đây, chúng ta hãy thành khẩn xin Chúa giúp chúng ta khỏi
sa vào những chước cám dỗ ấy.
Thánh lễ vừa xong, Anh
chị em hãy trở về chu toàn những trách nhiệm của mình trong tinh thần phục vụ,
khiêm tốn và yêu thương.
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina: Chúa Nhật XXXI Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 5 Tháng 11, 2017
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin sai Chúa Thánh
Thần ngự đến để chúng con có thể đọc Lời Chúa với tâm tình không bị ràng buộc
bởi các định kiến, để chúng con có thể suy gẫm lời công bố của Chúa trong sự vô
tư và toàn vẹn. Nguyện xin cho chúng con
có thể được phát triển trong sự hiệp thông với Chúa và với anh chị em chúng
con. Cuối cùng, xin cho chúng con có thể
thực thi, chiêm niệm thực tại mà chúng con đang sống ngày hôm nay với ân tình và
lòng thương xót của Chúa. Chúa là Đấng
hằng sống cùng với Đức Chúa Cha và là Đấng ban cho chúng con Tình Yêu. Amen.
2.
Bài Đọc
a)
Lời tựa:
Đoạn Tin Mừng này là phần cuối các lời
giảng dạy công khai của Chúa Giêsu, đã bắt đầu từ Bài Giảng Trên Núi (các
chương 5-7). Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem,
thời điểm bị bắt giữ của Người đã gần kề, và Người đang phải khó khăn đối mặt
với nhiều loại người: thượng tế, kỳ lão,
kinh sư, Biệt Phái, v.v. Đức Giêsu đang
nghi ngờ lòng mộ đạo của những người Do Thái đó, Người đã chỉ dùng những lời
mạnh mẽ liên quan đến nỗ lực của một số người, đặc biệt là những người có thế
lực, đã làm méo mó những giá trị đích thực của người Do Thái qua các thái độ
không mạch lạc. Trong phần đầu của
chương 23 này, Mátthêu ghi lại những lời của Chúa Giêsu, cảnh báo cộng đoàn các
Kitô hữu tiên khởi chống lại việc tái tạo một loại đời sống không phù hợp với
niềm tin vào Đức Giêsu. Đằng sau những
lời này, chúng ta có cái nhìn thoáng qua cuộc xung đột giữa giáo hội bắt đầu
chớm nở với hội đường Do Thái.
b)
Phân đoạn bài Tin Mừng:
Mt 23:1-7: Cảnh báo những người đang lắng nghe và tố cáo
thái độ của các luật sĩ và Biệt Phái.
Mt 23:8-12: Lời dặn bảo đến cộng đoàn các môn đệ.
c)
Phúc Âm:
1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
chúng và các môn đệ rằng: 2 “Các luật sĩ
và các người Biệt Phái ngồi trên tòa Môisen:
3 vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ,
nhưng đừng noi theo hành vi của họ; vì họ nói mà họ không làm. 4 Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người
ta; còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử! 5 Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta
thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. 6 Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế
đầu trong hội đường, 7 ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô
là ‘Thầy’. 8 Phần các ngươi, các ngươi
đừng muốn được người ta gọi bằng ‘Thầy’, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất
cả các ngươi đều là anh em với nhau. 9
Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha: vì các ngươi chỉ có một Cha,
Người ngự trên trời. 10 Các ngươi cũng
đừng bắt người ta gọi là ‘người chỉ đạo’: vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó
là Đức Kitô. 11 Trong các ngươi, ai
quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi.
12 Ai nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng
lên.”
3.
Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để lắng nghe Chúa Thánh Thần và để cho
Lời Chúa thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4.
Một vài câu hỏi gợi ý:
-
Đức Giêsu đang nói với ai?
-
Tác giả Mátthêu đang trò chuyện với ai?
-
Việc tuân giữ các giới răn và việc đạo đức giả có thể cùng sống chung
với nhau không?
-
Trong sứ điệp của Chúa Giêsu có điều gì mới lạ?
-
Những thái độ nào đánh dấu cộng đoàn các môn đệ của Chúa Giêsu?
5.
Suy Niệm
Những lời này của Chúa Giêsu có vẻ như
là nghiêm khắc và tranh cãi. Chúng ta
hãy cố gắng suy gẫm chúng cùng chung với Bài Giảng Trên Núi đầu tiên của Chúa
Giêsu theo thánh Mátthêu. Điều này sau
đó trở thành sự so sánh giữa lý tưởng đời sống của một môn đệ Chúa Giêsu và các
thái độ không phù hợp với lý tưởng này, được nhìn thấy trong những người vẫn
“tuân giữ Lề Luật”, như thánh Phaolô đã nói.
Bài giảng được dành cho đám đông và cách riêng là cho các môn đệ, chứ
không phải cho các luật sĩ và người Biệt Phái, ít ra là trong phần đầu của
chương này. Tuy nhiên, cũng có những
luật sĩ “không còn xa Nước Thiên Chúa là bao” (Mc 12:34). Ở khắp mọi nơi đều có những người “nói mà
không làm”.
Về việc giảng dạy của các luật sĩ
“ngồi trên tòa Môisen” là chuyện có thật trong các hội đường, bởi vì ngồi trên
tòa Môisen đã trở thành một dấu hiệu của quyền lực, trong khi đó Chúa Giêsu đã
ngồi trên đất để giảng dạy (Mt 5:1). Mối
quan hệ của Chúa Giêsu với Lề Luật được làm sáng tỏ rõ ràng trong bài giảng
trên núi khi Chúa nói rằng Người đến không phải để bãi bỏ lề luật mà kiện toàn
nó (Mt 5:17-19), vì thế các giới răn thật phải được thực hành: “hãy làm và tuân giữ những gì họ nói với các
ngươi”. Nhưng trong bài giảng trước,
Chúa Giêsu thêm rằng: “Vậy Thầy bảo cho
anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Biệt Phái,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20).
Chúa đã tiếp theo lời giải thích xác thực Lề Luật: “anh em đã nghe luật dạy … còn Thầy, Thầy bảo
cho anh em biết”. Chúa Giêsu đi xa hơn
bản chất việc tuân giữ Lề Luật (Mc 7:15) bởi vì Nước Thiên Chúa đã đến (Mc
4:17), và với Tình Yêu của Nước Trời mang đến thì hơn hẳn cả Lề Luật. Không còn đủ lý do để viện vào Lề Luật mà
biện minh cho tính chất hợp lệ của việc tuân giữ theo tôn giáo (ngày Sabbát,
luật rửa tay), cũng như để bắt cáng đáng “những gánh nặng”. Bây giờ điểm quy chiếu phải được nhắm về tình
yêu của Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể ban cho ý nghĩa chung cuộc về tư
cách đạo đức của loài người. Đối với các
môn đệ của Chúa Kitô, đông cơ nội tâm và ý định đích thực là những gì được cho
là một hành động có giá trị (Mt 6:22-23).
Bằng lời công bố rằng Nước Thiên Chúa đã đến, Chúa Giêsu đang ban cho
chúng ta một tiêu chuẩn mới cho các hành động không ngăn cản Lề Luật mà lại cho
thấy ý nghĩa đích thực của nó. Giới răn
tình yêu là thước đo đối địch lại việc chỉ trích Lề Luật. “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề,
hãy đến cùng Ta … Đúng, ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt
11:28-30). “Gánh nặng” là tập quán được
dựng nên bởi truyền thống truyền khẩu.
Những điều này có thể giúp đỡ trong việc tuân giữ Lề Luật, nhưng chúng
cũng có thể lấn lướt và thay thế phong tục loài người. Vì vậy, chúng chỉ áp đặt lên những người khác
chứ không phải các người lãnh đạo: “liệu
họ có sẽ nhấc ngón tay mà lay thử không?”
Tôn giáo cũng có thể là một phương
tiện cho sự phô trương (các câu 5-7) trái với tất cả các giáo lý của Bài Giảng
Trên Núi. “Khi làm việc lành phúc đức,
anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6:1): bố thí (Mt 6:3), cầu nguyện (Mt 6:5), ăn chay
(Mt 6:16), là những việc lành phúc đức thường làm nhất của người Do Thái, chúng
phải được làm một “cách kín đáo” bởi người môn đệ của Chúa Kitô, bởi vì chủ ý
duy nhất của họ là tôn thờ Thiên Chúa.
Việc có ý nghĩa cho người môn đệ không phải là được xã hội tán dương
hoặc được loài người kính trọng, cũng không phải là tước hiệu danh dự “thầy”,
nhưng mà là có “tâm hồn nghèo khó” (Mt 5:3) bởi vì người ấy đã dâng đời mình
trong bàn tay Thiên Chúa và không sở hữu một cái gì cho riêng mình, nơi cất giữ
kho tàng của người ấy là ở trên thiên đàng.
Điều này đưa đến sự bách hại (Mt 5:10-11) hơn là sự hoan hô hay trọng
vọng (Mt 23:6-7). Thiên Chúa là “Cha của
chúng ta” (Mt 6:9), không ai có thể chiếm lấy địa vị của Người. Đó là lý do tại sao người môn đệ của Chúa
Kitô phải cẩn thận không nên mong chờ được sách phong những chức tước như thầy
cả rabbi, cha, thầy. Làm người quan
trọng và quyền lực có thể làm che mờ một thực tế rằng chỉ có một rabbi, cha,
thầy. Và tất cả chúng ta đều là anh
em. Khi Gioan Tẩy Giả trông thấy vị Thầy
thực sự đi ngang qua, ông đã sai các môn đệ mình đến tìm Người (Ga 1:35), vị
Thầy duy nhất, và đã không giữ lại cho riêng ông. Cộng đoàn của Chúa Giêsu là cộng đoàn được mô
tả trong bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” vời tất cả các hệ quả căn bản của
nó: một cộng đoàn của anh chị em có khả
năng nhận lãnh Thiên Chúa là Đấng đã đến để cứu rỗi nhưng không. Lý tưởng của cộng đoàn này là “sự phục vụ”
(Mt 20:28) của Con Người, mô hình của Giáo Hội.
Quyền hạn của các người lãnh đạo mất sức hấp dẫn của nó và không còn là
một lý tưởng nữa: “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh
em” (xem Mc 10:41-44; Ga 13), không có sự bàn luận về mô thức giai cấp nhưng về
sự phục vụ và khiêm nhường, “ai nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình
xuống thì sẽ được nâng lên”. Lời của
Chúa Giêsu mang ý nghĩa sâu xa hơn là một cuộc tranh luận với các kinh sư và
người Biệt Phái, rất nhiều hơn là một lời kêu gọi đoàn kết, chúng nhắc nhở
chúng ta về danh tính của các môn đệ Chúa, về con đường mới trong đó họ được
gọi để làm chứng nhân.
6.
Cầu Nguyện:
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện với Thánh
Vịnh 131
Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào, CHÚA ơi!
Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu;
Hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh
bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào CHÚA, Ís-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
7.
Chiêm Niệm
Lạy Chúa, Chúa đã cảnh giác con về
hành vi đạo đức giả rằng nó không phản ảnh phương cách mới linh ứng cho cộng
đoàn các môn đệ của Chúa. Thật là dễ
dàng cho người ta tự đặt mình làm trung tâm điểm, sống theo thói quen, bất
động, trong khi lắng nghe Lời Chúa.
Vâng, con cũng ở trong số những người “nói mà không làm” và Lời của Chúa
làm cho con cảm thấy không thoải mái.
Việc đi tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài, cho sự tán dương, cho các danh
xưng và vinh dự làm quấy đảo tâm tư con và làm suy yếu tình huynh đệ. Xin hãy ban cho những ý định và cách cư xử
của con được trong sáng như của Đức Maria, mẹ Người, để xây dựng một cộng đoàn
theo thánh ý Chúa và cùng với lòng trắc ẩn như của Chúa cho tất cả mọi
người. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét