Những quan niệm khác nhau trong
Kitô Giáo hiện nay về hôn nhân và lòng chung thủy
Vũ Văn An
03/Nov/2017
Tình trạng hỗn độn hiện nay về
hôn nhân (và luân lý tính dục nói chung) rõ ràng là có liên hệ mật thiết với
các chức năng và nhận thức đang thay đổi về gia đình trong xã hội chúng ta. Một
cách đặc trưng, gia đình vốn có sáu chức năng căn bản sau đây: cung cấp bối cảnh
trật tự cho việc truyền sinh; dưỡng dục và xã hội hóa con cái; cung cấp bối cảnh
cho hoạt động kinh tế; mang lại vị thế xã hội cho các thành viên của mình; và
cung cấp sự nâng đỡ về tình cảm cho các thành viên đã trưởng thành. Tất cả các
chức năng ấy, không trừ chức năng nào, đều đang bị thách thức và thay đổi dưới
tác động của di động tính cao độ, của các nhận thức mới về các vai trò giới
tính, của việc đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, và của các phát triển quá nhanh về kỹ
thuật (quan trọng nhất là việc ngừa thai chính xác và việc gia tăng tuổi thọ).
Do đó, một nghiên cứu mới đây về các loại gia đình tại Mỹ cho thấy những nhóm gia đình như sau: gia đình hạch nhân (cha mẹ và con cái trong một hộ): 37%; người trưởng thành độc thân không có con: 19%; cha mẹ đơn chiếc (thường là ly dị hay ly thân) có con: 12%; những cặp tái hôn có con: 11%; những cặp vợ chồng không có con hoặc các con không sống tại nhà: 11%; sống thử như gia đình: 6%; và các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà: 4%. Nói cách khác, chúng ta đang hướng tới một loạt những kiểu gia đình khác nhau đến nỗi không hình thức nào còn được coi là chuẩn thước về phương diện thống kê nữa. Ấy là chưa kể "gia đình đồng tính", một khuynh hướng đang phát triển nhanh như chong chóng.
Nếu không vì lý do nào khác mà chỉ nguyên vì việc gia tăng đáng kể này mà thôi, thì vấn nạn hiện nay về hôn nhân cũng đáng được Giáo Hội quan tâm cẩn trọng. Quả là dễ dãi và lầm lẫn khi bỏ qua các dấu chỉ trên bằng cách coi chúng nguyên vẹn chỉ là biểu hiệu của khóai lạc chủ nghĩa, hoặc biểu hiệu của lối tư duy mơ tưởng và không thực tế, hay sợ sệt phải kéo dài những cam kết bản thân. Đã đành những điều ấy có thật. Nhưng trong đó cũng có niềm khao khát chân thực muốn cho các mối liên hệ và các đính kết tính dục được nhân bản hóa một cách thâm sâu hơn.
Nói về chính định chế của hôn nhân, thì Kitô Giáo sơ khai, trong nhiều thế kỷ, có khuynh hướng theo tập tục La Mã đang thịnh hành lúc đó; vì vốn mạnh mẽ mong chờ ngày Chúa tái lâm, nên Giáo Hội lúc ấy không quan tâm gì đến việc đưa ra các hình thức hôn nhân mới phù hợp với đức tin của mình. Những dấu vết tiên khởi về những lễ nghi hôn phối có tính Kitô giáo rõ rệt chỉ bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ tư, và ta còn phải chờ đến thế kỷ thứ chín mới có ghi chú chi tiết về một lễ nghi hôn phối Kitô giáo (và ngay cả lúc này, thứ tự cũng khá giống như thứ tự được người La Mã xưa sử dụng). Thực tế, chỉ đến thời Công Đồng Trent, Giáo Hội Phương Tây mới lần đầu tiên khẳng định rằng việc dùng nghi lễ Kitô giáo là điều chủ yếu để một hôn nhân thành hiệu.
Lịch sử tuy thế không đứng yên một chỗ. Sự thay đổi về định chế vẫn tiếp diễn và gia tăng nhịp độ. Nhưng ta không nên sợ sệt những thay đổi như thế. Vì ta vốn là những sinh vật có tính lịch sử, và chủ nghĩa độc thần tuyệt đối trong đức tin Kitô giáo luôn nhắc ta nhớ rằng không một hình thức hữu hạn và lịch sử nào được phép trở thành tuyệt đối hết.
Một vài nền thần học Kitô Giáo tiêu biểu về hôn nhân
Ta có thể bắt đầu việc tìm hiểu của ta bằng cách khảo sát các quan điểm khác biệt nơi một số các nhà tư tưởng hiện đại từng gây ảnh hưởng đặc biệt đối với nền thần học Kitô Giáo về hôn nhân. Mặc dầu tư tưởng gia thuộc loại này khá nhiều, nhưng chúng tôi tin rằng trong số những người có tầm quan trọng đặc biệt phải kể đến Helmut Thielicke (Thệ Phản), Derrick Sherwin Bailey (Anh Giáo), Karl Barth (Thệ Phản) và Norman Pittenger (Anh Giáo).
Theo Thielicke, hôn nhân là “giao ước tình yêu” một cách trổi vượt. Tuy nhiên, nó là một định chế “trần thế” chứ không phải là một định chế “bí tích”. Nó “nằm lại ở bình diện sáng thế ban sơ”; một hôn nhân thành hiệu không tùy thuộc việc hai vợ chồng có ý thức được ý nghĩa thần học của việc phối hợp giữa họ với nhau hay không. Hôn nhân cũng không hề có một ý nghĩa cứu chuộc nào – nghĩa là chẳng ai nhờ nó mà được cứu độ. Nó được thiết lập cho mọi người và được tuân thủ độc lập với đức tin. Nó là “bình diện bảo tồn” (preservation order) cho toàn thể thế gian – một trong những sắp xếp nhân bản chủ yếu nhờ đó thế giới khỏi chìm vào hỗn loạn.
Tuy thế, Thielicke chủ trương rằng, hôn nhân Kitô giáo có những ý nghĩa đặc thù. Đặc biệt, nó phải được nhìn như là đơn hôn. Lý do không hẳn nằm ở bất cứ khoản luật rõ rệt nào của Thánh Kinh liên quan đến đơn hôn (mà ông tin là chẳng có khoản nào hết), nhưng đúng hơn chính vì mạc khải của tình yêu (agape) nơi Đức Giêsu Kitô. Cách thế trong đó tình yêu thúc đẩy ta một cách không thể cưỡng được hướng về đơn hôn có liên quan đến các vai trò giới tính khác nhau của người đàn ông và người đàn bà. Bản tính theo giới tính của người đàn ông là họ “đa hôn từ trong bản chất”. Anh ta đầu tư bản thân anh ta rất ít trong hành vi tính dục và anh ta “gần như không bị đóng ấn và khuôn định một cách sâu xa bởi kinh nghiệm tính dục riêng của mình như trường hợp người đàn bà”. Ngược lại, người đàn bà thì “đơn hôn” từ trong bản chất, “vì nàng là người tiếp nhận, người hiến mình và tham dự với cả con người nàng, nên đã được đóng ấn một cách sâu sắc bởi cuộc gặp gỡ tính dục”. Như thế, người đàn bà không thể sống theo đa hôn mà không gây hại đến bản thể của chính bản nhiên mình. Và một khi nàng không thể sống đa hôn, thì người đàn ông cũng không thể sống đa hôn được, vì nam tính của anh ta là một thực tại có tính liên quan, nghĩa là một thực tại nếu không có người đàn bà thì hoàn toàn vô nghĩa không thể định nghĩa được.
"Một khi thấy rằng tình yêu Kitô giáo coi cái 'hiện hữu-vì-người khác' này như nền móng cho toàn thể nhân loại, và coi người đàn ông như phải được xác định bởi người lân cận anh ta, thì điều rõ ràng là Tin Mừng có khuynh hướng rõ rệt hướng về đơn hôn. Vì người vợ là một 'người lân cận', nên người chồng không thể sống thực cái bản nhiên tính dục của mình nếu không hiện hữu vì cái bản nhiên tính dục của nàng và nếu không tôn trọng tầm quan trọng độc đáo mà anh ta phải dành cho cái toàn vẹn thể lý và bản vị trong bản nhiên tính dục phái nữ của nàng”.
Karl Barth khám phá ra một nền thần học về hôn nhân phát sinh từ học thuyết về Ba Ngôi. Thiên Chúa là hữu thể tự liên quan với chính mình như là ba ngôi vị trong một tam hợp bản thể (triunity of being), ba ngôi-trong-một cộng đoàn (three persons-in-community). Và nếu Thiên Chúa là cộng đoàn như thế ngay trong bản thể, thì bản thể con người, vốn được dựng nên theo hình ảnh Người, không thể nào đầy đủ được nếu chỉ là cái tôi đơn độc. Barth phát biểu như thế này:
“Người đàn ông được điều hướng hướng về người đàn bà và người đàn bà được điều hướng hướng về người đàn ông, mỗi người là chân trời và tụ điểm của người kia..., người đàn ông từ người đàn bà mà ra và người đàn bà từ người đàn ông mà có, mỗi người là trung tâm và nguồn gốc của người kia.... Luôn luôn chính trong mối tương quan với người khác phái mà người đàn ông và người đàn bà là điều họ là trong chính họ”.
Điều Karl Barth đã làm là giải thích đoạn Sách Sáng Thế 2:18-25 một cách triệt để. Sự khiếm khuyết của cá nhân đơn độc (Ađam) là một khiếm khuyết từ căn bản. Barth biện giải rằng điều ta cần không phải chỉ là người đồng hành suốt đời. Nhưng ta cần một bổ túc – một người thuộc phái bên kia để ta có thể chia sẻ ý nghĩa của lịch sử, và với họ ta thiết lập một cuộc nhân duyên vốn luôn luôn lớn hơn chính tổng số các thành phần tạo ra nó.
May mắn thay, Barth đã tránh được sự phân cách (disjunction) sắc cạnh giữa bản nhiên và ơn thánh và những khuôn mẫu giới tính rõ ràng giả tạo từng ám ảnh lối giải thích của Thielicke. Và cái sức mạnh hai chiều trong phương thức của Barth quả tình rất quan trọng: thứ nhất, ta không được tạo dựng như những bản ngã đơn độc, mà như những bản-thể-có-tương-quan, được điều hướng để hiệp thông; thứ hai tính dục là nội tại chứ không tình cờ đối với khả năng của chúng ta hướng tới cái đồng-nhân-tính ấy (cohumanity).
Tuy nhiên, ở đây có vấn đề khá lớn. Có lúc, Barth nhìn nhận rằng hôn nhân là một ơn gọi không phải ai ai cũng tiếp nhận, nhưng lúc khác, ông lại nói đến hôn nhân như một tất yếu nếu ta muốn thể hiện nhân tính của ta. Tóm lại, Barth đã thất bại không duy trì được sự phân biệt giữa quan điểm Kitô giáo về tính dục và quan điểm Kitô giáo về hôn nhân. Hai quan điểm ấy có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng chúng không phải là một và y hệt như nhau. Và sự thất bại của Barth ở điểm này đã vô tình trải một bóng đen dài và không đáng lên những người độc thân... Nếu vai trò tính dục không hiển nhiên nơi Barth cũng như nơi Thielicke, thì dường như nó vẫn còn nằm dưới vấn đề này.
Hoặc là lối giải thích về hình ảnh Thiên Chúa của ông đã làm nhân tính của người vợ chủ yếu lệ thuộc vào nam tính của người chồng và nhân tính của người chồng lệ thuộc nữ tính của người vợ, hoặc là nó khiến cho nhân tính của họ tùy thuộc vào sự giao hợp sinh dục của họ, hoặc cả hai. Làm như thế, lối giải thích của Barth đã, một cách tinh tế nhưng chắc chắn, dựa vào hoặc các khuôn mẫu rập khuôn của vai trò giới tính hoặc việc sinh dục hoá (genitalization) tính dục, và có thể là cả hai. Và không may chút nào, khi làm như thế, nó đã rõ rệt nối kết học thuyết về hình ảnh Thiên Chúa với các chiều kích đã tha hóa của tính dục nơi ta.
Derrick Sherwin Bailey, người đã theo chân Barth trong nhiều phương diện, cũng phạm những lỗi lầm tương tự khi ông biện giải ý nghĩa của trình thuật trong Sáng Thế. Ông đã nại đến chủ xướng của phe tư tế Do Thái (rabbinic) cho rằng những người không kết hôn “không phải là người đúng nghĩa” vì “điều ấy làm giảm thiểu hình ảnh Thiên Chúa”. Tuy nhiên đó chưa phải là chủ điểm lớn của Bailey. Phương thức đối với hôn nhân của ông chủ yếu chú mục vào trung tâm tính của liên hệ yêu đương: “Về phương diện luân lý, điều cực kỳ quan trọng là không bao giờ được quên sự kiện này là hôn nhân, dù có định nghĩa nó là chi đi nữa, chủ yếu vẫn là sự kết hợp có tính bản thân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được xây dựng trên yêu đương, và được yêu đương nâng đỡ và điều hướng”. Hôn nhân sẽ hiện hữu đầy đủ khi ấn tín tâm lý của giao hợp tính dục đã được cảm nghiệm. Bản chất chủ yếu của nó là yêu đương và mục tiêu căn bản duy nhất của nó là sự kết hợp nên một – nghĩa là người đàn ông và người đàn bà phải trở nên một, tạo ra một cuộc đời chung trong đó lưỡng tính tính dục nhân bản của họ sẽ tìm được cách phát biểu tròn đầy nhất.
Điểm quan trọng nổi bật trong lối hiểu của Bailey về hôn nhân là việc ông giải thích việc hiệp nhất nên “một thân xác” từng được Thánh Kinh nói đến. Theo lý tưởng, một-thân-xác sẽ xẩy ra trong hôn nhân trong đó nó tùy thuộc vào sự ưng thuận của cả hai vợ chồng, nó đặt căn bản trên việc yêu đương có trách nhiệm (đối với nhau và đối với con cái) và trong đó nó được cộng đoàn chuẩn y. Nhưng ngay cả khi một-thân-xác được cảm nghiệm “cách lầm lẫn” như khi làm tình ngoài hôn nhân hoặc khi bị hiếp dâm, nó vẫn luôn luôn không thể phản hồi được.
Khi giao hợp xẩy ra trong một hôn nhân đầy yêu thương, nó có một số phẩm tính và hậu quả sau đây: nó diễn tả sự tri ân đối với Chúa vì công trình sáng tạo; nó là phương thế thông đạt thích đáng hơn lời nói nhiều; qua nó, hai vợ chồng có thể hiểu được ý nghĩa trong nam tính và nữ tính của họ; và nó luôn luôn phản chiếu chính xác trọn mối liên hệ của họ. Nhưng khi người ta làm tình chỉ vì mục đích khoái cảm mà thôi, nghĩa là khi sự thỏa mãn nhục thân bị tách khỏi việc cam kết vĩnh viễn, “họ chỉ thủ diễn một nhại bản (parody) hôn ước nông cạn, phù phiếm và ma quái, một nhại bản sẽ đem lại băng hoại cho nhân cách và để lại phía sau một cảm thức thất vọng và bất mãn sâu xa...”
Chúng ta thấy: việc Bailey nhấn mạnh đến tình yêu như ý nghĩa trung tâm của hôn nhân là điều rất tốt. Hôn nhân chủ yếu không phải là sự kết hiệp giữa hai “bản nhiên” mà là giữa hai bản vị (persons); nó là một liên hệ có tính bản vị mà ý nghĩa là yêu thương. Và mặc dầu thỉnh thoảng có trệch đường, lý thuyết của Bailey đã làm lệch hẳn cán cân về phía bình đẳng trong mối liên hệ đàn ông đàn bà. Hơn nữa, phương thức liên bản vị của ông đã mở ra triển vọng coi hôn nhân như bối cảnh cứu rỗi – nó là nơi quan yếu để công trình ban sự sống, công trình canh tân, và công trình cứu chữa của Chúa được tiếp nối, chứ không phải chỉ là bình diện bảo tồn khiến thế giới khỏi rơi vào hỗn loạn.
Tuy vậy, lối trình bầy về ý nghĩa của một-thân-xác vẫn không tránh khỏi hết các khó khăn. Chúng ta hoàn toàn đồng ý khi cho rằng giao hợp có mục đích can dự vào và tác động trên toàn bộ bản ngã. Chúng ta cũng không hoài nghi khi cho rằng những lạm dụng liên tục về giao hợp theo cái lối vị kỷ và qua đường (casual) sẽ tàn phá khả năng của ta trong việc có được những mối liên hệ chân chính. Nhưng phải chăng mỗi hành vi làm tình đều thực sự tạo nên một cái gì không thể vãn hồi được đối với chính bản ngã mình và với người cùng làm ngoài những ý nghĩa vốn dính liền với nó, thì lại là vấn đề khác.
Lối giải thích về hôn nhân của Norman Pittenger, giống như lối của Bailey, cũng dựa mạnh vào tính cách trung tâm của tình yêu – tuy ở đây được giải thích theo quan điểm thần học về diễn trình (process theology). Các bản vị là những thực thể năng động chứ không tĩnh tụ, nhân bản ngày một trở nên cái gì còn hơn cả chính những con người. Hình ảnh Thiên Chúa, tự trong nó, là khả năng biết yêu, là khả năng ngày một trở nên được lên khuôn đầy đủ hơn theo tình yêu vốn là yếu tính riêng của Chúa. Như những bản ngã có xác thân, tính dục của ta không thể tách rời khỏi khả năng yêu thương của ta, và trong cuộc kết hôn giữa người đàn ông và đàn bà, ta có phương cách quen thuộc nhờ đó mối liên hệ của yêu đương xác thân được nhận biết và được diễn tả đầy đủ:
"Việc kết hiệp một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân đã có thể mang lại một phương cách được chấp nhận để khai triển các phẩm tính của yêu thương mà ta đã nhấn mạnh, mối liên hệ cho-đi-và-nhận-lãnh, tính hỗ tương, v.v... tất cả đều có được một khung cảnh để tăng trưởng dễ đàng, đến chỗ phát triển hoàn toàn..."
Pittenger cho rằng việc mang thai và cho ra đời một con người cho thấy các ý nghĩa sâu xa trong tính dục con người. Nó phụ-tạo (pro-creation), nghĩa là sáng tạo nhân danh người khác, tức nhân danh Chúa. Nó nói lên tính phong phú sản sinh của tình yêu và biểu lộ tình yêu Thiên Chúa. Dù có giá trị lớn như thế, nhưng việc sinh sản con cái lại không phải là điều yếu tính khiến cho một hôn nhân thành sự. Trái lại giao hợp tính dục mới là điều cần thiết, vì Giáo Hội vốn nhìn nhận rằng “sự kết hiệp đầy đủ, việc hiến thân hoàn toàn cho một con người khác và con người này cũng hiến thân đáp lại, nhất thiết phải bao gồm xác thân cũng như tâm trí”. Như thế, hôn nhân là một hiệp thông thân mật và thủy chung giữa hai bản vị có xác thân bước vào giao ước. Điều khác biệt giữa hình thức liên hệ này và các hình thức liên hệ nhân bản khác hệ ở chỗ này là qua những đoan hứa và việc cho mình đi và nhận lãnh mình từ người khác một cách triệt để và đầy thân mật, một phẩm tính bí tích đã xuất hiện – nghĩa là một tham dự rõ rệt vào tình yêu của Thiên Chúa.
Phương thức của Pittenger đối với hôn nhân hữu ích cả vì điều nó khẳng định lẫn điều nó để ngỏ cho ta. Tình yêu hoàn tòan có tính cách trung tâm. Biểu thức tính dục của nó là điều cần thiết, và lòng thủy chung của tình yêu nội tại ngay trong chính sự kết hợp của nó. Ông quả đã đề cập một cách đầy xác tín đến đặc tính bí tích của hôn nhân. Đó là một lãnh vực có tính nhân bản rõ rệt trong đó người ta gặp được tình yêu hàn gắn và nhân bản hóa của Thiên Chúa. Tuy vậy, đó không phải là liên hệ nhân bản duy nhất trong đó cuộc gặp mặt kia đã có thể xẩy ra. Vai trò giới tính cũng như bản sắc tính dục theo nghĩa hẹp cũng không nội tại ngay trong giao ước ân sủng. Nó chính là bản-vị-trong-hiệp-thông (person-in-communication), cái bản-ngã-trong-tư-cách-người-yêu vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, chứ không phải là mối liên hệ đàn-ông-đàn-bà theo nghĩa hẹp. Chúng ta tin rằng điều ấy mang lại nhiều hệ luận quan trọng cho một cuộc hôn nhân lưỡng tính khác phái…
Còn 1 kỳ: Những giọng nói lạ
Do đó, một nghiên cứu mới đây về các loại gia đình tại Mỹ cho thấy những nhóm gia đình như sau: gia đình hạch nhân (cha mẹ và con cái trong một hộ): 37%; người trưởng thành độc thân không có con: 19%; cha mẹ đơn chiếc (thường là ly dị hay ly thân) có con: 12%; những cặp tái hôn có con: 11%; những cặp vợ chồng không có con hoặc các con không sống tại nhà: 11%; sống thử như gia đình: 6%; và các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà: 4%. Nói cách khác, chúng ta đang hướng tới một loạt những kiểu gia đình khác nhau đến nỗi không hình thức nào còn được coi là chuẩn thước về phương diện thống kê nữa. Ấy là chưa kể "gia đình đồng tính", một khuynh hướng đang phát triển nhanh như chong chóng.
Nếu không vì lý do nào khác mà chỉ nguyên vì việc gia tăng đáng kể này mà thôi, thì vấn nạn hiện nay về hôn nhân cũng đáng được Giáo Hội quan tâm cẩn trọng. Quả là dễ dãi và lầm lẫn khi bỏ qua các dấu chỉ trên bằng cách coi chúng nguyên vẹn chỉ là biểu hiệu của khóai lạc chủ nghĩa, hoặc biểu hiệu của lối tư duy mơ tưởng và không thực tế, hay sợ sệt phải kéo dài những cam kết bản thân. Đã đành những điều ấy có thật. Nhưng trong đó cũng có niềm khao khát chân thực muốn cho các mối liên hệ và các đính kết tính dục được nhân bản hóa một cách thâm sâu hơn.
Nói về chính định chế của hôn nhân, thì Kitô Giáo sơ khai, trong nhiều thế kỷ, có khuynh hướng theo tập tục La Mã đang thịnh hành lúc đó; vì vốn mạnh mẽ mong chờ ngày Chúa tái lâm, nên Giáo Hội lúc ấy không quan tâm gì đến việc đưa ra các hình thức hôn nhân mới phù hợp với đức tin của mình. Những dấu vết tiên khởi về những lễ nghi hôn phối có tính Kitô giáo rõ rệt chỉ bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ tư, và ta còn phải chờ đến thế kỷ thứ chín mới có ghi chú chi tiết về một lễ nghi hôn phối Kitô giáo (và ngay cả lúc này, thứ tự cũng khá giống như thứ tự được người La Mã xưa sử dụng). Thực tế, chỉ đến thời Công Đồng Trent, Giáo Hội Phương Tây mới lần đầu tiên khẳng định rằng việc dùng nghi lễ Kitô giáo là điều chủ yếu để một hôn nhân thành hiệu.
Lịch sử tuy thế không đứng yên một chỗ. Sự thay đổi về định chế vẫn tiếp diễn và gia tăng nhịp độ. Nhưng ta không nên sợ sệt những thay đổi như thế. Vì ta vốn là những sinh vật có tính lịch sử, và chủ nghĩa độc thần tuyệt đối trong đức tin Kitô giáo luôn nhắc ta nhớ rằng không một hình thức hữu hạn và lịch sử nào được phép trở thành tuyệt đối hết.
Một vài nền thần học Kitô Giáo tiêu biểu về hôn nhân
Ta có thể bắt đầu việc tìm hiểu của ta bằng cách khảo sát các quan điểm khác biệt nơi một số các nhà tư tưởng hiện đại từng gây ảnh hưởng đặc biệt đối với nền thần học Kitô Giáo về hôn nhân. Mặc dầu tư tưởng gia thuộc loại này khá nhiều, nhưng chúng tôi tin rằng trong số những người có tầm quan trọng đặc biệt phải kể đến Helmut Thielicke (Thệ Phản), Derrick Sherwin Bailey (Anh Giáo), Karl Barth (Thệ Phản) và Norman Pittenger (Anh Giáo).
Theo Thielicke, hôn nhân là “giao ước tình yêu” một cách trổi vượt. Tuy nhiên, nó là một định chế “trần thế” chứ không phải là một định chế “bí tích”. Nó “nằm lại ở bình diện sáng thế ban sơ”; một hôn nhân thành hiệu không tùy thuộc việc hai vợ chồng có ý thức được ý nghĩa thần học của việc phối hợp giữa họ với nhau hay không. Hôn nhân cũng không hề có một ý nghĩa cứu chuộc nào – nghĩa là chẳng ai nhờ nó mà được cứu độ. Nó được thiết lập cho mọi người và được tuân thủ độc lập với đức tin. Nó là “bình diện bảo tồn” (preservation order) cho toàn thể thế gian – một trong những sắp xếp nhân bản chủ yếu nhờ đó thế giới khỏi chìm vào hỗn loạn.
Tuy thế, Thielicke chủ trương rằng, hôn nhân Kitô giáo có những ý nghĩa đặc thù. Đặc biệt, nó phải được nhìn như là đơn hôn. Lý do không hẳn nằm ở bất cứ khoản luật rõ rệt nào của Thánh Kinh liên quan đến đơn hôn (mà ông tin là chẳng có khoản nào hết), nhưng đúng hơn chính vì mạc khải của tình yêu (agape) nơi Đức Giêsu Kitô. Cách thế trong đó tình yêu thúc đẩy ta một cách không thể cưỡng được hướng về đơn hôn có liên quan đến các vai trò giới tính khác nhau của người đàn ông và người đàn bà. Bản tính theo giới tính của người đàn ông là họ “đa hôn từ trong bản chất”. Anh ta đầu tư bản thân anh ta rất ít trong hành vi tính dục và anh ta “gần như không bị đóng ấn và khuôn định một cách sâu xa bởi kinh nghiệm tính dục riêng của mình như trường hợp người đàn bà”. Ngược lại, người đàn bà thì “đơn hôn” từ trong bản chất, “vì nàng là người tiếp nhận, người hiến mình và tham dự với cả con người nàng, nên đã được đóng ấn một cách sâu sắc bởi cuộc gặp gỡ tính dục”. Như thế, người đàn bà không thể sống theo đa hôn mà không gây hại đến bản thể của chính bản nhiên mình. Và một khi nàng không thể sống đa hôn, thì người đàn ông cũng không thể sống đa hôn được, vì nam tính của anh ta là một thực tại có tính liên quan, nghĩa là một thực tại nếu không có người đàn bà thì hoàn toàn vô nghĩa không thể định nghĩa được.
"Một khi thấy rằng tình yêu Kitô giáo coi cái 'hiện hữu-vì-người khác' này như nền móng cho toàn thể nhân loại, và coi người đàn ông như phải được xác định bởi người lân cận anh ta, thì điều rõ ràng là Tin Mừng có khuynh hướng rõ rệt hướng về đơn hôn. Vì người vợ là một 'người lân cận', nên người chồng không thể sống thực cái bản nhiên tính dục của mình nếu không hiện hữu vì cái bản nhiên tính dục của nàng và nếu không tôn trọng tầm quan trọng độc đáo mà anh ta phải dành cho cái toàn vẹn thể lý và bản vị trong bản nhiên tính dục phái nữ của nàng”.
Karl Barth khám phá ra một nền thần học về hôn nhân phát sinh từ học thuyết về Ba Ngôi. Thiên Chúa là hữu thể tự liên quan với chính mình như là ba ngôi vị trong một tam hợp bản thể (triunity of being), ba ngôi-trong-một cộng đoàn (three persons-in-community). Và nếu Thiên Chúa là cộng đoàn như thế ngay trong bản thể, thì bản thể con người, vốn được dựng nên theo hình ảnh Người, không thể nào đầy đủ được nếu chỉ là cái tôi đơn độc. Barth phát biểu như thế này:
“Người đàn ông được điều hướng hướng về người đàn bà và người đàn bà được điều hướng hướng về người đàn ông, mỗi người là chân trời và tụ điểm của người kia..., người đàn ông từ người đàn bà mà ra và người đàn bà từ người đàn ông mà có, mỗi người là trung tâm và nguồn gốc của người kia.... Luôn luôn chính trong mối tương quan với người khác phái mà người đàn ông và người đàn bà là điều họ là trong chính họ”.
Điều Karl Barth đã làm là giải thích đoạn Sách Sáng Thế 2:18-25 một cách triệt để. Sự khiếm khuyết của cá nhân đơn độc (Ađam) là một khiếm khuyết từ căn bản. Barth biện giải rằng điều ta cần không phải chỉ là người đồng hành suốt đời. Nhưng ta cần một bổ túc – một người thuộc phái bên kia để ta có thể chia sẻ ý nghĩa của lịch sử, và với họ ta thiết lập một cuộc nhân duyên vốn luôn luôn lớn hơn chính tổng số các thành phần tạo ra nó.
May mắn thay, Barth đã tránh được sự phân cách (disjunction) sắc cạnh giữa bản nhiên và ơn thánh và những khuôn mẫu giới tính rõ ràng giả tạo từng ám ảnh lối giải thích của Thielicke. Và cái sức mạnh hai chiều trong phương thức của Barth quả tình rất quan trọng: thứ nhất, ta không được tạo dựng như những bản ngã đơn độc, mà như những bản-thể-có-tương-quan, được điều hướng để hiệp thông; thứ hai tính dục là nội tại chứ không tình cờ đối với khả năng của chúng ta hướng tới cái đồng-nhân-tính ấy (cohumanity).
Tuy nhiên, ở đây có vấn đề khá lớn. Có lúc, Barth nhìn nhận rằng hôn nhân là một ơn gọi không phải ai ai cũng tiếp nhận, nhưng lúc khác, ông lại nói đến hôn nhân như một tất yếu nếu ta muốn thể hiện nhân tính của ta. Tóm lại, Barth đã thất bại không duy trì được sự phân biệt giữa quan điểm Kitô giáo về tính dục và quan điểm Kitô giáo về hôn nhân. Hai quan điểm ấy có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng chúng không phải là một và y hệt như nhau. Và sự thất bại của Barth ở điểm này đã vô tình trải một bóng đen dài và không đáng lên những người độc thân... Nếu vai trò tính dục không hiển nhiên nơi Barth cũng như nơi Thielicke, thì dường như nó vẫn còn nằm dưới vấn đề này.
Hoặc là lối giải thích về hình ảnh Thiên Chúa của ông đã làm nhân tính của người vợ chủ yếu lệ thuộc vào nam tính của người chồng và nhân tính của người chồng lệ thuộc nữ tính của người vợ, hoặc là nó khiến cho nhân tính của họ tùy thuộc vào sự giao hợp sinh dục của họ, hoặc cả hai. Làm như thế, lối giải thích của Barth đã, một cách tinh tế nhưng chắc chắn, dựa vào hoặc các khuôn mẫu rập khuôn của vai trò giới tính hoặc việc sinh dục hoá (genitalization) tính dục, và có thể là cả hai. Và không may chút nào, khi làm như thế, nó đã rõ rệt nối kết học thuyết về hình ảnh Thiên Chúa với các chiều kích đã tha hóa của tính dục nơi ta.
Derrick Sherwin Bailey, người đã theo chân Barth trong nhiều phương diện, cũng phạm những lỗi lầm tương tự khi ông biện giải ý nghĩa của trình thuật trong Sáng Thế. Ông đã nại đến chủ xướng của phe tư tế Do Thái (rabbinic) cho rằng những người không kết hôn “không phải là người đúng nghĩa” vì “điều ấy làm giảm thiểu hình ảnh Thiên Chúa”. Tuy nhiên đó chưa phải là chủ điểm lớn của Bailey. Phương thức đối với hôn nhân của ông chủ yếu chú mục vào trung tâm tính của liên hệ yêu đương: “Về phương diện luân lý, điều cực kỳ quan trọng là không bao giờ được quên sự kiện này là hôn nhân, dù có định nghĩa nó là chi đi nữa, chủ yếu vẫn là sự kết hợp có tính bản thân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được xây dựng trên yêu đương, và được yêu đương nâng đỡ và điều hướng”. Hôn nhân sẽ hiện hữu đầy đủ khi ấn tín tâm lý của giao hợp tính dục đã được cảm nghiệm. Bản chất chủ yếu của nó là yêu đương và mục tiêu căn bản duy nhất của nó là sự kết hợp nên một – nghĩa là người đàn ông và người đàn bà phải trở nên một, tạo ra một cuộc đời chung trong đó lưỡng tính tính dục nhân bản của họ sẽ tìm được cách phát biểu tròn đầy nhất.
Điểm quan trọng nổi bật trong lối hiểu của Bailey về hôn nhân là việc ông giải thích việc hiệp nhất nên “một thân xác” từng được Thánh Kinh nói đến. Theo lý tưởng, một-thân-xác sẽ xẩy ra trong hôn nhân trong đó nó tùy thuộc vào sự ưng thuận của cả hai vợ chồng, nó đặt căn bản trên việc yêu đương có trách nhiệm (đối với nhau và đối với con cái) và trong đó nó được cộng đoàn chuẩn y. Nhưng ngay cả khi một-thân-xác được cảm nghiệm “cách lầm lẫn” như khi làm tình ngoài hôn nhân hoặc khi bị hiếp dâm, nó vẫn luôn luôn không thể phản hồi được.
Khi giao hợp xẩy ra trong một hôn nhân đầy yêu thương, nó có một số phẩm tính và hậu quả sau đây: nó diễn tả sự tri ân đối với Chúa vì công trình sáng tạo; nó là phương thế thông đạt thích đáng hơn lời nói nhiều; qua nó, hai vợ chồng có thể hiểu được ý nghĩa trong nam tính và nữ tính của họ; và nó luôn luôn phản chiếu chính xác trọn mối liên hệ của họ. Nhưng khi người ta làm tình chỉ vì mục đích khoái cảm mà thôi, nghĩa là khi sự thỏa mãn nhục thân bị tách khỏi việc cam kết vĩnh viễn, “họ chỉ thủ diễn một nhại bản (parody) hôn ước nông cạn, phù phiếm và ma quái, một nhại bản sẽ đem lại băng hoại cho nhân cách và để lại phía sau một cảm thức thất vọng và bất mãn sâu xa...”
Chúng ta thấy: việc Bailey nhấn mạnh đến tình yêu như ý nghĩa trung tâm của hôn nhân là điều rất tốt. Hôn nhân chủ yếu không phải là sự kết hiệp giữa hai “bản nhiên” mà là giữa hai bản vị (persons); nó là một liên hệ có tính bản vị mà ý nghĩa là yêu thương. Và mặc dầu thỉnh thoảng có trệch đường, lý thuyết của Bailey đã làm lệch hẳn cán cân về phía bình đẳng trong mối liên hệ đàn ông đàn bà. Hơn nữa, phương thức liên bản vị của ông đã mở ra triển vọng coi hôn nhân như bối cảnh cứu rỗi – nó là nơi quan yếu để công trình ban sự sống, công trình canh tân, và công trình cứu chữa của Chúa được tiếp nối, chứ không phải chỉ là bình diện bảo tồn khiến thế giới khỏi rơi vào hỗn loạn.
Tuy vậy, lối trình bầy về ý nghĩa của một-thân-xác vẫn không tránh khỏi hết các khó khăn. Chúng ta hoàn toàn đồng ý khi cho rằng giao hợp có mục đích can dự vào và tác động trên toàn bộ bản ngã. Chúng ta cũng không hoài nghi khi cho rằng những lạm dụng liên tục về giao hợp theo cái lối vị kỷ và qua đường (casual) sẽ tàn phá khả năng của ta trong việc có được những mối liên hệ chân chính. Nhưng phải chăng mỗi hành vi làm tình đều thực sự tạo nên một cái gì không thể vãn hồi được đối với chính bản ngã mình và với người cùng làm ngoài những ý nghĩa vốn dính liền với nó, thì lại là vấn đề khác.
Lối giải thích về hôn nhân của Norman Pittenger, giống như lối của Bailey, cũng dựa mạnh vào tính cách trung tâm của tình yêu – tuy ở đây được giải thích theo quan điểm thần học về diễn trình (process theology). Các bản vị là những thực thể năng động chứ không tĩnh tụ, nhân bản ngày một trở nên cái gì còn hơn cả chính những con người. Hình ảnh Thiên Chúa, tự trong nó, là khả năng biết yêu, là khả năng ngày một trở nên được lên khuôn đầy đủ hơn theo tình yêu vốn là yếu tính riêng của Chúa. Như những bản ngã có xác thân, tính dục của ta không thể tách rời khỏi khả năng yêu thương của ta, và trong cuộc kết hôn giữa người đàn ông và đàn bà, ta có phương cách quen thuộc nhờ đó mối liên hệ của yêu đương xác thân được nhận biết và được diễn tả đầy đủ:
"Việc kết hiệp một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân đã có thể mang lại một phương cách được chấp nhận để khai triển các phẩm tính của yêu thương mà ta đã nhấn mạnh, mối liên hệ cho-đi-và-nhận-lãnh, tính hỗ tương, v.v... tất cả đều có được một khung cảnh để tăng trưởng dễ đàng, đến chỗ phát triển hoàn toàn..."
Pittenger cho rằng việc mang thai và cho ra đời một con người cho thấy các ý nghĩa sâu xa trong tính dục con người. Nó phụ-tạo (pro-creation), nghĩa là sáng tạo nhân danh người khác, tức nhân danh Chúa. Nó nói lên tính phong phú sản sinh của tình yêu và biểu lộ tình yêu Thiên Chúa. Dù có giá trị lớn như thế, nhưng việc sinh sản con cái lại không phải là điều yếu tính khiến cho một hôn nhân thành sự. Trái lại giao hợp tính dục mới là điều cần thiết, vì Giáo Hội vốn nhìn nhận rằng “sự kết hiệp đầy đủ, việc hiến thân hoàn toàn cho một con người khác và con người này cũng hiến thân đáp lại, nhất thiết phải bao gồm xác thân cũng như tâm trí”. Như thế, hôn nhân là một hiệp thông thân mật và thủy chung giữa hai bản vị có xác thân bước vào giao ước. Điều khác biệt giữa hình thức liên hệ này và các hình thức liên hệ nhân bản khác hệ ở chỗ này là qua những đoan hứa và việc cho mình đi và nhận lãnh mình từ người khác một cách triệt để và đầy thân mật, một phẩm tính bí tích đã xuất hiện – nghĩa là một tham dự rõ rệt vào tình yêu của Thiên Chúa.
Phương thức của Pittenger đối với hôn nhân hữu ích cả vì điều nó khẳng định lẫn điều nó để ngỏ cho ta. Tình yêu hoàn tòan có tính cách trung tâm. Biểu thức tính dục của nó là điều cần thiết, và lòng thủy chung của tình yêu nội tại ngay trong chính sự kết hợp của nó. Ông quả đã đề cập một cách đầy xác tín đến đặc tính bí tích của hôn nhân. Đó là một lãnh vực có tính nhân bản rõ rệt trong đó người ta gặp được tình yêu hàn gắn và nhân bản hóa của Thiên Chúa. Tuy vậy, đó không phải là liên hệ nhân bản duy nhất trong đó cuộc gặp mặt kia đã có thể xẩy ra. Vai trò giới tính cũng như bản sắc tính dục theo nghĩa hẹp cũng không nội tại ngay trong giao ước ân sủng. Nó chính là bản-vị-trong-hiệp-thông (person-in-communication), cái bản-ngã-trong-tư-cách-người-yêu vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, chứ không phải là mối liên hệ đàn-ông-đàn-bà theo nghĩa hẹp. Chúng ta tin rằng điều ấy mang lại nhiều hệ luận quan trọng cho một cuộc hôn nhân lưỡng tính khác phái…
Còn 1 kỳ: Những giọng nói lạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét