ISIS có thể sống lại
Vũ Văn An
03/Jan/2018
Theo tin ngày 1 tháng 1 năm 2018
của Associated Press, lực lượng an ninh Ai Cập cho biết một kẻ mang súng đã hạ
sát 2 anh em Kitô hữu Coptic trong một cuộc tấn công vào tiệm rượu tại tỉnh
Giza, chỉ mấy ngày sau khi 9 người bị hạ sát trong cuộc tấn công vào một nhà thờ
và cửa hàng tại Cairo.
Các viên chức cho biết cuộc tấn công diễn ra vào đêm Tất Niên lúc các tiệm rượu hết sức đông khách. Người ta không rõ kẻ sát nhân có phải là 1 tên khủng bố hay không. Tuy nhiên, cuộc tấn công hôm thứ Sáu tại khu ngoại ô Helwan khiến 8 Kitô hữu Coptic và 1 cảnh sát viên qua đời thì được ISIS nhận trách nhiệm.
Bản tin hồi tháng 7, lúc thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq hân hoan loan báo: Mosul đã hoàn toàn giải phóng, cho thấy: tuy tan rã, nhưng ISIS, ngoài việc cho binh lính chúng cạo râu trà trộn vào đoàn người hồi cư để dã tâm trở lại hoạt động về sau, đã để lại Mosul rất nhiều những thành phần được chúng cực đoan hóa và sẵn sàng hành động khủng bố.
Thực vậy, Ahmed Amouri, một sĩ quan trong lực lượng chống khủng bố của Iraq, thuật lại câu truyện trong lúc lực lượng của ông đang giải phóng Mosul, ISIS đã sử dụng một phụ nữ bồng con để nổ bom tự sát chống lực lượng giải phóng. Ông nhận định: “Tôi không thể tin rằng một người phụ nữ sẽ nổ bom tự sát trong khi bế trên tay mình một đứa trẻ thơ vô tội như thế, nhưng ISIS đã có thể gieo vào lòng họ tất cả những điều kì quái và lạ lùng”.
Cho đến nay, ít nhất đã có 30 phụ nữ Iraq nổ bom tự sát. Họ là những cư dân của thành Mosul đã đi theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Bọn chống cự đến giờ phút cuối cùng là những tên thánh chiến Hồi Giáo người nước ngoài. Những tên khủng bố IS là cư dân của Mosul thường cạo râu đi và trà trộn trong dòng người tị nạn thoát ra ngoài an toàn chờ cơ hội tấn công một lần nữa.
Bản tin trên phù hợp với nhận định của hai ký giả Benjamin Bahney và Patrick B. Johnston của tờ Foreign Affairs. Hai ký giả này cho hay: Khi lực lượng của ông đuổi được bọn ISIS ra khỏi các sào huyệt cuối cùng của chúng, Thủ Tướng Iraq, Ông Haider al-Abadi, nói rằng “giấc mơ giải phóng nay đã thành sự thật”. Lời tuyên bố chiến thắng của Ông Abadi xem ra có bằng chứng. Sau 3 năm, các binh sĩ Iraq và Kurd, được sự yểm trợ của một liên minh gồm 80 nước, đã giành lại tất cả các lãnh thổ từng bị ISIS kiểm soát ở Iraq và nhiều thành phố nòng cốt của Syria. Nhà Nước Duy Hồi Giáo không còn bao nhiêu cơ sở để tự gọi mình là một nhà nước nữa.
Nhưng chiến thắng trên không trọn vẹn, ít nhất cũng vì các cuộc tấn công đơn độc do ISIS gợi hứng, các chiến binh ngoại quốc nay từ Iraq và Syria trở về, và sức sống dai dẳng của các tay chân ISIS tại các nơi khác. Trong khi các mối lo vừa kể có thực chất, thì viễn ảnh nguy hiểm hơn cũng đáng được ta quan tâm: ISIS có thể làm sống lại nhà nước Hồi Giáo tại chính nơi nó đã được sinh ra, nghĩa là Iraq và Syria. Nó vốn đặt kế hoạch cho cuộc phục sinh này ngay từ năm 2016, và âm thầm chuẩn bị trước cả lúc để mất Raqqa hồi tháng Mười.
Đáng lo ngại hơn cả là việc ISIS đã có kế hoạch đích thực và được thử nghiệm nhằm tự hồi sinh sau giờ phút sắp sửa “sinh thì”. Chỉ cách nay mấy năm, nó đã tự xoay trở để hồi sinh như thế sau cuộc thất trận biểu kiến. Và lịch sử cuộc phục sinh này nên được dùng như một lời cảnh cáo về những gì có thể sắp diễn ra nay mai.
Sau cuộc phản công
Điều nay trở thành ISIS đã được thành lập bởi Abu Musab al-Zarqawi vào năm 2003. (Trong các năm qua, nó đã mặc lấy khá nhiều danh xưng khác nhau). Tổ chức của nó đã thay đổi tùy theo nhu cầu đòi hỏi: từ phong trào thánh chiến bí mật mới phát sinh tới phong trào du kích chiến, và chính phủ Hồi Giáo trong hình thức tiền nhà nước rồi nhà nước với lãnh thổ từ từ mở rộng khắp Iraq và Syria. Nhưng sự thay đổi này không hẳn thẳng thừng một đường (linear). ISIS từng phát triển rồi co cụm tùy theo hoàn cảnh cho phép trong khi vẫn theo đuổi một mục tiêu có cùng đích nhà nước là phục hồi thứ nhà nước Hồi Giáo từng được tôn vinh trong các bản văn thần học của họ. Sau khi để mất hai thành phố Mosul và Raqqa, ISIS một lần nữa phải co cụm lại. Nhưng các mục tiêu chiến lược của chúng không thay đổi.
Trong các tuyên bố gần đây, các lãnh tụ ISIS đã đưa ra một loại suy minh nhiên giữa tình thế hiện nay và tình thế bi đát năm 2008, khi nó phải cậy nhờ phong trào du kích chiến nổi dậy và khủng bố và nhờ thế đã dọn đường cho việc tiến chiếm phần lớn Syria và Iraq chỉ sau đó 5 năm. Các văn thư nội bộ và tài liệu hành chánh bắt được cho thấy: sau cuộc phản công do Hoa Kỳ lãnh đạo và chương trình của lực lượng an ninh địa phương mệnh danh là Các Người Con Của Iraq đã đuổi được nhóm này ra khỏi miền trung và miền tây Iraq, các thành viên còn lại của ISIS đã trốn thoát và tới ẩn nấp tại Mosul và vùng phụ cận. Mặc dù bị buộc phải hoạt động “hầm trú”, chúng đã sử dụng khu vực Mosul làm căn cứ để tổ chức, tuyển dụng, và tài trợ các đơn vị khắp Iraq. Trong khi ấy, các lãnh tụ ISIS triển khai lực lượng an ninh Emni để ám sát các địch thủ chính trị Sunni đối nghịch, nhất là các lực lượng địa phương, kể cả Các Người Con Của Iraq và cảnh sát, vốn đe dọa lực lượng hoạt động của ISIS và duy trì nền chính trị của người Ảrập Sunni. Chúng cũng cố gắng kết nạp các chính trị gia Ảrập Sunni ở khu vực Mosul và ở Baghdad, hứa hẹn sẽ giảm bạo động đối với các khu vực kinh tế quan trọng, đổi lấy sự hỗ trợ về chính trị và tiền bạc.
Tất cả các yếu tố trên nhằm một mục tiêu căn bản: châm ngòi một cuộc tranh chấp Sunni-Shiite và do đó, khiến số đông người Sunni ở Iraq coi ISIS là hy vọng duy nhất của họ. Lực lượng Emni khủng bố các địch thủ và các doanh nhân địa phương, buộc họ phải góp phần vào việc xây dựng lại khả năng của ISIS và xúi giục chính phủ Iraq hoang tưởng do người Shiite điều khiển hành động quá trớn trước bóng ma khủng bố Sunni đe dọa, và do đó, tái châm ngòi cho cuộc tranh chấp phe phái vốn giúp tạo ra nhóm của chúng trước nhất, tiếp theo cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ năm 2003. Trong khi cuộc tiễu trừ của lực lượng Hoa Kỳ và Iraq năm 2010 đã loại bỏ nhiều nhân vật hàng đầu của nhóm, tân lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi đã đẩy mạnh chiến lược này, dù phải hành động bí mật để loại trừ phe cạnh tranh và tái xây dựng nhân lực cho ISIS bằng cách cướp các chiến binh ra khỏi nhà tù. Và khi Mùa Xuân Ả Rập diễn ra và bất ổn dân sự lên cao vào năm 2011 và 2012, ISIS nhanh chóng phái các chiến binh của mình vào Syria để lập căn cứ hành quân mới. Nhờ thế, cơ sở đã được thiết lập để năm 2014, ISIS mau chóng chiếm được một lãnh thổ lớn bằng Đại Anh.
Cuộc sống lại vào lần tới
Bây giờ, lúc chiến dịch do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đạt được mục tiêu chính của nó, ISIS đang phải đương đầu với nhiều thách đố nghiêm trọng tại Iraq và Syria. Nó thiếu khả năng quân sự và nhân lực qui ước quan trọng. Các đơn vị quân sự của nó phần lớn đã bị tiêu diệt hay đơn giản tan hàng do đánh đấm lẫn nhau và nhiều đợt đầu hàng.
Nhưng ISIS đã vượt qua một cách lạ lùng các thách đố tương tự vào cuối thập niên 2000. Bất kể bị mất gần hết các lãnh thổ của mình, nó vẫn có một đội ngũ cán bộ nòng cốt hết sức dấn thân, kể cả các phần tử thuộc lực lượng Emni, cũng như các viên chức hành chánh có kinh nghiệm, chất keo nối kết cơ chế ISIS từ trên xuống dưới. Và nó không hề để phí thì giờ trong việc thay đổi chiến lược từ một “nhà nước duy Hồi Giáo” có lãnh thổ trở thành nhóm nổi dậy và khủng bố. Chiến dịch mới này đã bắt đầu mang lại kết quả. ISIS đã phát động nhiều cuộc tấn kích thành công tại các khu vực do liên minh dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trước đây vốn tuyên bố là đã được giải phóng, như Fallujah và Ramadi, cũng như các khu vực khác mà ISIS chưa kiểm soát ngay lúc chúng hưng thịnh nhất, như Baghdad và tỉnh Diyala. Như nó đã làm năm 2010, ISIS đang cố gắng khiêu khích chính phủ Iraq đàn áp người Ảrập Sunni, là nhóm dân số chính của chúng nơi chúng có thể tuyển người và là căn cứ chính trị hợp pháp của chúng.
Khi tuyên bố thành lập nhà nước duy Hồi Giáo năm 2014, ISIS quả quyết rằng chiến lược của nó là “ở lại và mở rộng”. Chiến lược mới của nó gần với chiến lược hồi phục. Trong khi một số chiến binh của nó trốn khỏi Irqa và Syria (để tham gia các đơn vị ISIS tại các nơi khác thuộc Á Châu, Phi Châu hay hồi hương), thì đa số sẽ ở lại nhằm khai thác các cơ hội thuận lợi cho việc khủng bố và nổi dậy. Và chính tại khu vực lãnh thổ này nơi việc hiểu biết địa phương và mạng lưới tình báo của ISIS giúp chúng có cơ hội tái xâm nhập những khu vực chủ yếu và hoạt động lén lút.
Các viễn ảnh để ISIS có thể thành công trong việc hồi sinh tại Iraq và Syria tùy thuộc 3 nhân tố chính sau đây: phẩm chất cai trị và việc lãnh đạo chính trị hợp pháp của người Ả Rập Sunni tại các khu vực Sunni; tiếp tục nền chính trị phe phái do các nhóm Shitte điều khiển; và khả năng của các định chế trong việc tái thiết các khu vực do người Sunni làm chủ vốn bị tàn phá trong cuộc chiến tranh chống ISIS. Ở Iraq, nguyên cận kề nhất khiến có cuộc nổi dậy lần thứ nhất của ISIS là sự phối hợp giữa cảnh thối nát của chính trị địa phương và sự cố tình bỏ bê và chính sách kỳ thị của chính phủ do người Shiite chủ động. Trong khi đó, ở Syria, các thách thức an ninh lúc này đang giảm bớt, vì nhiều chiến binh ISIS ở đó đã rút về các khu an toàn xa xôi trong sa mạc. Nhưng nếu tái xuất hiện cảnh thiếu an ninh, một điều rất có thể xẩy ra vì hoàn cảnh phức tạp của cuộc nội chiến Syria, với rất nhiều lực lượng kình chống nhau, và nếu đồng minh Kurd chống ISIS tan rã, thì nhiều chiến binh ISIS sẽ mau chóng tái xuất giang hồ.
ISIS có thể bị đánh bại vĩnh viễn hay không, trước hết, tùy ở người Iraq và người Syria. Thế nhưng, người ngoài cũng có vai trò để đóng. Trong khi các cuộc hành quân quân sự đại qui mô từ nay trở đi sẽ ít khi cần tới, thì Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể giúp Iraq xây dựng việc chấp pháp và các khả năng tình báo cần thiết để kết liễu các nhóm nổi loạn và khủng bố. Họ cũng có thể giúp phá vỡ hệ thống chỉ huy và kiểm soát quốc tế của ISIS bằng cách nhận diện và ngăn cấm những “tay chạy văn thư” (couriers) và theo dõi việc truyền thông điện tử ở Iraq. Và một sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở Iraq sẽ giúp họ hỗ trợ một chiến dịch do tình báo dẫn đạo nhắm nhiều vào các lãnh tụ ISIS đang lẩn khuất ở Iraq và Syria. Hoa Kỳ cũng sẽ phải phản công ảnh hưởng của Iran vào nội tình an ninh của Iraq, điều sẽ tránh được một đợt tấn công khác của chủ nghĩa phe phái chống Sunni ở Baghdad. Cuối cùng, việc phát triển của một chính phủ Iraq ổn định, không phe phái sẽ làm được nhiều điều hơn bất cứ điều gì khác để bảo đảm ISIS sẽ không tái diễn được bài bản chúng từng sử dụng trước đây để hồi sinh.
Các viên chức cho biết cuộc tấn công diễn ra vào đêm Tất Niên lúc các tiệm rượu hết sức đông khách. Người ta không rõ kẻ sát nhân có phải là 1 tên khủng bố hay không. Tuy nhiên, cuộc tấn công hôm thứ Sáu tại khu ngoại ô Helwan khiến 8 Kitô hữu Coptic và 1 cảnh sát viên qua đời thì được ISIS nhận trách nhiệm.
Bản tin hồi tháng 7, lúc thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq hân hoan loan báo: Mosul đã hoàn toàn giải phóng, cho thấy: tuy tan rã, nhưng ISIS, ngoài việc cho binh lính chúng cạo râu trà trộn vào đoàn người hồi cư để dã tâm trở lại hoạt động về sau, đã để lại Mosul rất nhiều những thành phần được chúng cực đoan hóa và sẵn sàng hành động khủng bố.
Thực vậy, Ahmed Amouri, một sĩ quan trong lực lượng chống khủng bố của Iraq, thuật lại câu truyện trong lúc lực lượng của ông đang giải phóng Mosul, ISIS đã sử dụng một phụ nữ bồng con để nổ bom tự sát chống lực lượng giải phóng. Ông nhận định: “Tôi không thể tin rằng một người phụ nữ sẽ nổ bom tự sát trong khi bế trên tay mình một đứa trẻ thơ vô tội như thế, nhưng ISIS đã có thể gieo vào lòng họ tất cả những điều kì quái và lạ lùng”.
Cho đến nay, ít nhất đã có 30 phụ nữ Iraq nổ bom tự sát. Họ là những cư dân của thành Mosul đã đi theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Bọn chống cự đến giờ phút cuối cùng là những tên thánh chiến Hồi Giáo người nước ngoài. Những tên khủng bố IS là cư dân của Mosul thường cạo râu đi và trà trộn trong dòng người tị nạn thoát ra ngoài an toàn chờ cơ hội tấn công một lần nữa.
Bản tin trên phù hợp với nhận định của hai ký giả Benjamin Bahney và Patrick B. Johnston của tờ Foreign Affairs. Hai ký giả này cho hay: Khi lực lượng của ông đuổi được bọn ISIS ra khỏi các sào huyệt cuối cùng của chúng, Thủ Tướng Iraq, Ông Haider al-Abadi, nói rằng “giấc mơ giải phóng nay đã thành sự thật”. Lời tuyên bố chiến thắng của Ông Abadi xem ra có bằng chứng. Sau 3 năm, các binh sĩ Iraq và Kurd, được sự yểm trợ của một liên minh gồm 80 nước, đã giành lại tất cả các lãnh thổ từng bị ISIS kiểm soát ở Iraq và nhiều thành phố nòng cốt của Syria. Nhà Nước Duy Hồi Giáo không còn bao nhiêu cơ sở để tự gọi mình là một nhà nước nữa.
Nhưng chiến thắng trên không trọn vẹn, ít nhất cũng vì các cuộc tấn công đơn độc do ISIS gợi hứng, các chiến binh ngoại quốc nay từ Iraq và Syria trở về, và sức sống dai dẳng của các tay chân ISIS tại các nơi khác. Trong khi các mối lo vừa kể có thực chất, thì viễn ảnh nguy hiểm hơn cũng đáng được ta quan tâm: ISIS có thể làm sống lại nhà nước Hồi Giáo tại chính nơi nó đã được sinh ra, nghĩa là Iraq và Syria. Nó vốn đặt kế hoạch cho cuộc phục sinh này ngay từ năm 2016, và âm thầm chuẩn bị trước cả lúc để mất Raqqa hồi tháng Mười.
Đáng lo ngại hơn cả là việc ISIS đã có kế hoạch đích thực và được thử nghiệm nhằm tự hồi sinh sau giờ phút sắp sửa “sinh thì”. Chỉ cách nay mấy năm, nó đã tự xoay trở để hồi sinh như thế sau cuộc thất trận biểu kiến. Và lịch sử cuộc phục sinh này nên được dùng như một lời cảnh cáo về những gì có thể sắp diễn ra nay mai.
Sau cuộc phản công
Điều nay trở thành ISIS đã được thành lập bởi Abu Musab al-Zarqawi vào năm 2003. (Trong các năm qua, nó đã mặc lấy khá nhiều danh xưng khác nhau). Tổ chức của nó đã thay đổi tùy theo nhu cầu đòi hỏi: từ phong trào thánh chiến bí mật mới phát sinh tới phong trào du kích chiến, và chính phủ Hồi Giáo trong hình thức tiền nhà nước rồi nhà nước với lãnh thổ từ từ mở rộng khắp Iraq và Syria. Nhưng sự thay đổi này không hẳn thẳng thừng một đường (linear). ISIS từng phát triển rồi co cụm tùy theo hoàn cảnh cho phép trong khi vẫn theo đuổi một mục tiêu có cùng đích nhà nước là phục hồi thứ nhà nước Hồi Giáo từng được tôn vinh trong các bản văn thần học của họ. Sau khi để mất hai thành phố Mosul và Raqqa, ISIS một lần nữa phải co cụm lại. Nhưng các mục tiêu chiến lược của chúng không thay đổi.
Trong các tuyên bố gần đây, các lãnh tụ ISIS đã đưa ra một loại suy minh nhiên giữa tình thế hiện nay và tình thế bi đát năm 2008, khi nó phải cậy nhờ phong trào du kích chiến nổi dậy và khủng bố và nhờ thế đã dọn đường cho việc tiến chiếm phần lớn Syria và Iraq chỉ sau đó 5 năm. Các văn thư nội bộ và tài liệu hành chánh bắt được cho thấy: sau cuộc phản công do Hoa Kỳ lãnh đạo và chương trình của lực lượng an ninh địa phương mệnh danh là Các Người Con Của Iraq đã đuổi được nhóm này ra khỏi miền trung và miền tây Iraq, các thành viên còn lại của ISIS đã trốn thoát và tới ẩn nấp tại Mosul và vùng phụ cận. Mặc dù bị buộc phải hoạt động “hầm trú”, chúng đã sử dụng khu vực Mosul làm căn cứ để tổ chức, tuyển dụng, và tài trợ các đơn vị khắp Iraq. Trong khi ấy, các lãnh tụ ISIS triển khai lực lượng an ninh Emni để ám sát các địch thủ chính trị Sunni đối nghịch, nhất là các lực lượng địa phương, kể cả Các Người Con Của Iraq và cảnh sát, vốn đe dọa lực lượng hoạt động của ISIS và duy trì nền chính trị của người Ảrập Sunni. Chúng cũng cố gắng kết nạp các chính trị gia Ảrập Sunni ở khu vực Mosul và ở Baghdad, hứa hẹn sẽ giảm bạo động đối với các khu vực kinh tế quan trọng, đổi lấy sự hỗ trợ về chính trị và tiền bạc.
Tất cả các yếu tố trên nhằm một mục tiêu căn bản: châm ngòi một cuộc tranh chấp Sunni-Shiite và do đó, khiến số đông người Sunni ở Iraq coi ISIS là hy vọng duy nhất của họ. Lực lượng Emni khủng bố các địch thủ và các doanh nhân địa phương, buộc họ phải góp phần vào việc xây dựng lại khả năng của ISIS và xúi giục chính phủ Iraq hoang tưởng do người Shiite điều khiển hành động quá trớn trước bóng ma khủng bố Sunni đe dọa, và do đó, tái châm ngòi cho cuộc tranh chấp phe phái vốn giúp tạo ra nhóm của chúng trước nhất, tiếp theo cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ năm 2003. Trong khi cuộc tiễu trừ của lực lượng Hoa Kỳ và Iraq năm 2010 đã loại bỏ nhiều nhân vật hàng đầu của nhóm, tân lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi đã đẩy mạnh chiến lược này, dù phải hành động bí mật để loại trừ phe cạnh tranh và tái xây dựng nhân lực cho ISIS bằng cách cướp các chiến binh ra khỏi nhà tù. Và khi Mùa Xuân Ả Rập diễn ra và bất ổn dân sự lên cao vào năm 2011 và 2012, ISIS nhanh chóng phái các chiến binh của mình vào Syria để lập căn cứ hành quân mới. Nhờ thế, cơ sở đã được thiết lập để năm 2014, ISIS mau chóng chiếm được một lãnh thổ lớn bằng Đại Anh.
Cuộc sống lại vào lần tới
Bây giờ, lúc chiến dịch do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đạt được mục tiêu chính của nó, ISIS đang phải đương đầu với nhiều thách đố nghiêm trọng tại Iraq và Syria. Nó thiếu khả năng quân sự và nhân lực qui ước quan trọng. Các đơn vị quân sự của nó phần lớn đã bị tiêu diệt hay đơn giản tan hàng do đánh đấm lẫn nhau và nhiều đợt đầu hàng.
Nhưng ISIS đã vượt qua một cách lạ lùng các thách đố tương tự vào cuối thập niên 2000. Bất kể bị mất gần hết các lãnh thổ của mình, nó vẫn có một đội ngũ cán bộ nòng cốt hết sức dấn thân, kể cả các phần tử thuộc lực lượng Emni, cũng như các viên chức hành chánh có kinh nghiệm, chất keo nối kết cơ chế ISIS từ trên xuống dưới. Và nó không hề để phí thì giờ trong việc thay đổi chiến lược từ một “nhà nước duy Hồi Giáo” có lãnh thổ trở thành nhóm nổi dậy và khủng bố. Chiến dịch mới này đã bắt đầu mang lại kết quả. ISIS đã phát động nhiều cuộc tấn kích thành công tại các khu vực do liên minh dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trước đây vốn tuyên bố là đã được giải phóng, như Fallujah và Ramadi, cũng như các khu vực khác mà ISIS chưa kiểm soát ngay lúc chúng hưng thịnh nhất, như Baghdad và tỉnh Diyala. Như nó đã làm năm 2010, ISIS đang cố gắng khiêu khích chính phủ Iraq đàn áp người Ảrập Sunni, là nhóm dân số chính của chúng nơi chúng có thể tuyển người và là căn cứ chính trị hợp pháp của chúng.
Khi tuyên bố thành lập nhà nước duy Hồi Giáo năm 2014, ISIS quả quyết rằng chiến lược của nó là “ở lại và mở rộng”. Chiến lược mới của nó gần với chiến lược hồi phục. Trong khi một số chiến binh của nó trốn khỏi Irqa và Syria (để tham gia các đơn vị ISIS tại các nơi khác thuộc Á Châu, Phi Châu hay hồi hương), thì đa số sẽ ở lại nhằm khai thác các cơ hội thuận lợi cho việc khủng bố và nổi dậy. Và chính tại khu vực lãnh thổ này nơi việc hiểu biết địa phương và mạng lưới tình báo của ISIS giúp chúng có cơ hội tái xâm nhập những khu vực chủ yếu và hoạt động lén lút.
Các viễn ảnh để ISIS có thể thành công trong việc hồi sinh tại Iraq và Syria tùy thuộc 3 nhân tố chính sau đây: phẩm chất cai trị và việc lãnh đạo chính trị hợp pháp của người Ả Rập Sunni tại các khu vực Sunni; tiếp tục nền chính trị phe phái do các nhóm Shitte điều khiển; và khả năng của các định chế trong việc tái thiết các khu vực do người Sunni làm chủ vốn bị tàn phá trong cuộc chiến tranh chống ISIS. Ở Iraq, nguyên cận kề nhất khiến có cuộc nổi dậy lần thứ nhất của ISIS là sự phối hợp giữa cảnh thối nát của chính trị địa phương và sự cố tình bỏ bê và chính sách kỳ thị của chính phủ do người Shiite chủ động. Trong khi đó, ở Syria, các thách thức an ninh lúc này đang giảm bớt, vì nhiều chiến binh ISIS ở đó đã rút về các khu an toàn xa xôi trong sa mạc. Nhưng nếu tái xuất hiện cảnh thiếu an ninh, một điều rất có thể xẩy ra vì hoàn cảnh phức tạp của cuộc nội chiến Syria, với rất nhiều lực lượng kình chống nhau, và nếu đồng minh Kurd chống ISIS tan rã, thì nhiều chiến binh ISIS sẽ mau chóng tái xuất giang hồ.
ISIS có thể bị đánh bại vĩnh viễn hay không, trước hết, tùy ở người Iraq và người Syria. Thế nhưng, người ngoài cũng có vai trò để đóng. Trong khi các cuộc hành quân quân sự đại qui mô từ nay trở đi sẽ ít khi cần tới, thì Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể giúp Iraq xây dựng việc chấp pháp và các khả năng tình báo cần thiết để kết liễu các nhóm nổi loạn và khủng bố. Họ cũng có thể giúp phá vỡ hệ thống chỉ huy và kiểm soát quốc tế của ISIS bằng cách nhận diện và ngăn cấm những “tay chạy văn thư” (couriers) và theo dõi việc truyền thông điện tử ở Iraq. Và một sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở Iraq sẽ giúp họ hỗ trợ một chiến dịch do tình báo dẫn đạo nhắm nhiều vào các lãnh tụ ISIS đang lẩn khuất ở Iraq và Syria. Hoa Kỳ cũng sẽ phải phản công ảnh hưởng của Iran vào nội tình an ninh của Iraq, điều sẽ tránh được một đợt tấn công khác của chủ nghĩa phe phái chống Sunni ở Baghdad. Cuối cùng, việc phát triển của một chính phủ Iraq ổn định, không phe phái sẽ làm được nhiều điều hơn bất cứ điều gì khác để bảo đảm ISIS sẽ không tái diễn được bài bản chúng từng sử dụng trước đây để hồi sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét