Thứ Ba sau Chúa Nhật 14 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (Năm
II) Hs 8, 4-7. 11-13
Ngôn sứ Hô-sê |
"Chúng gieo gió thì
sẽ gặt bão".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Ðây Chúa phán: "Chúng
cai trị chớ không phải Ta. Chúng đã làm thủ lãnh, và Ta không nhận biết. Chúng
đã lấy vàng bạc mà đúc tượng thần, để Ta tàn phá đi.
"Hỡi Samaria, hãy ném
con bê của ngươi đi. Ta đã nổi giận chúng. Chúng không thể thanh tẩy mình đến
bao giờ? Con bê này bởi Israel
mà ra, người thợ đúc đã làm ra nó, nó đâu phải là thần. Con bê của Samaria sẽ giống như con
nhện. Chúng gieo gió thì sẽ gặt bão: lúa mì của chúng chẳng đâm bông, mà nếu có
bông cũng chẳng có hạt, và nếu có được hạt, thì người ngoại bang cũng sẽ nuốt
hết.
"Ephraim làm thêm bàn
thờ để phạm tội, những bàn thờ này đã nên dịp tội cho nó. Vì Ta viết cho nó
muôn ngàn lề luật, và nó coi như không can gì đến nó. Chúng sẽ dâng của lễ, sẽ
hiến tế thịt thà, chúng cứ việc ăn, Chúa không chấp nhận đâu. Chúa sẽ nhớ lại
sự gian ác của chúng và sẽ phạt tội chúng: chúng sẽ hướng về Ai-cập".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 113B, 3-4. 5-6.
7-8. 9-10
Ðáp: Nhà Israel !
cậy tin vào Chúa (c. 9a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Thiên Chúa chúng ta
ngự trên trời, phàm điều chi Người ưng ý, Người đã thực thi. Thần tượng của họ
bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay người tác tạo. - Ðáp.
2) Chúng có miệng mà không
nói năng; chúng có mắt mà không nhìn thấy; chúng có tai mà chẳng khá nghe;
chúng có mũi mà không biết ngửi. - Ðáp.
3) Chúng có tay mà không sờ
mó; chúng có chân mà chẳng bước đi. Sẽ nên giống y như chúng, bao nhiêu kẻ làm
ra và cậy tin vào chúng. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết
Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 32-38
"Lúa chín đầy đồng mà
thợ gặt thì ít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, người ta đem đến Chúa
Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ, thì người câm nói được, đám đông
dân chúng kinh ngạc và nói rằng: "Chưa bao giờ thấy xảy ra như vậy trong
dân Israel ".
Nhưng các người biệt phái nói rằng: "Ông ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ
quỷ".
Và Chúa Giêsu đi rảo khắp các
thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời,
và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng
xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn.
Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con
hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
"Lúa chín đầy đồng mà
thợ gặt thì ít". Lời Chúa cho chúng ta thấy tình thương của Ngài đối với
dân chúng sống bơ vơ không người chăn dắt. Ðồng thời Chúa muốn kêu gọi chúng ta
tiếp tay với Ngài trong sứ mệnh đem Tin Mừng đến cho các tâm hồn.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho
chúng con biết đắc lực cộng tác với Ngài trong công cuộc xây dựng nước Chúa
bằng việc sống chứng nhân cho Ngài ngay tại môi trường chúng con đang sống,
trong gia đình, nơi học đường, ngoài công sở... Với đời sống tốt đạo, chúng con
mới có thể làm đẹp cho cuộc đời. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Suy Niệm:
Nhu Cầu Truyền Giáo
Nhờ tiếp xúc với người dân,
Chúa Giêsu có thể nhận thấy đời sống thực tế của họ. Thánh sử Mátthêu nói rõ:
"Thấy dân chúng đông đảo, Ngài chạnh lòng thương, vì họ lầm than, vất
vưởng, như chiên không người chăn dắt". Ðứng trước thảm trạng này, Chúa
Giêsu gợi ý để các môn đệ của Ngài suy tư: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt
lại ít".
Quan niệm Cựu Ước về các chủ
chăn của dân là quan niệm rộng rãi và ám chỉ vừa các thẩm phán, vừa các tư tế
và tiên tri. Hình ảnh rất quen thuộc với nền văn hóa của các dân du mục. Chính
tổ tiên của họ cũng là những người chăn chiên, như Môsê, Ðavít. Yêrêmia và
Êzêkiel đã báo trước là chính Thiên Chúa sẽ trở nên người chăn dắt đoàn chiên
của Ngài. Lời tiên tri này đã được thực hiện đầy đủ nơi Chúa Giêsu, vị Mục Tử
nhân lành chạnh thương và chăm sóc các con chiên của Ngài, đến nỗi hy sinh cả
mạng sống cho chúng. Như vậy, các Kitô hữu có thể tin tưởng tiến bước, bởi vì
họ biết rằng Chúa là mục tử của họ.
Hình ảnh về mùa gặt hái đã
được các Tiên Tri dùng để chỉ Nước Chúa Cứu Thế sau này. Thời kỳ sau cùng là
thời kỳ gặt hái thu lượm, nghĩa là lúc Thiên Chúa đến phán xét trong ngày tận
thế. Chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này trong dụ ngôn cỏ lùng và lúa. Giai
đoạn sau cùng của lịch sử đã bắt đầu với việc Nước Thiên Chúa đến; tất cả đều
sẵn sàng, nhưng thiếu thợ gặt. Thế giới ngày nay như một cánh đồng mênh mông,
nơi có rất nhiều linh hồn sẵn sàng đón nhận Nước Trời nhưng phải có người chỉ
đường cho họ. Chúa muốn cứu thế gian và Ngài kêu gọi sự cộng tác của con người.
Lời kêu gọi của Ngài vẫn có giá trị và khẩn cấp trong mọi thời đại.
Là người Kitô hữu, chúng ta
có lo lắng để Nước Chúa được lan rộng tới các tâm hồn không? Ðức tin của chúng
ta có sống động bằng việc làm cụ thể hay chỉ là đức tin chết?
Xin Chúa đổ tràn tâm hồn
chúng ta lửa nhiệt tâm truyền giáo. Xin cho chúng ta thực sự trở nên chứng nhân
của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng lời cầu nguyện và gương sáng.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ BA
TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọc : Hos 8:4-7, 11-13; Mt 9:32-38.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Cần có
các nhà lãnh đạo biết kính sợ Chúa để chăm sóc dân chúng.
Tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để chọn các nhà lãnh đạo
là họ biết kính sợ Thiên Chúa. Những nhà lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa luôn
được Ngài chúc lành và bảo vệ. Vì vậy, dân chúng dưới quyền họ cũng biết kính
sợ Thiên Chúa và được chúc lành. Đọc lịch sử Cựu Ước, chúng ta tìm thấy hai nhà
lãnh đạo sáng chói là tổ phụ Abraham và vua David. Tổ phụ Abraham luôn vâng lời
làm theo ý Thiên Chúa cho dù ông không hiểu được lý do. Vua David tuy yếu đuối
phạm tội; nhưng vẫn biết khiêm nhường để thống hối ăn năn.
Các bài đọc hôm nay nêu lên hậu quả của việc có những nhà lãnh
đạo không biết kính sợ Thiên Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea kết tội những
nhà lãnh đạo của Israel
đã không biết kính sợ Thiên Chúa và chạy theo tà thần. Hậu quả là họ hướng dẫn
dân chúng theo đường lối của họ và bị làm nô lệ cho ngoại bang trong chốn lưu
đày. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu dùng quyền lực Thiên Chúa để chữa một người
bị câm, một điều mà dân chúng thú nhận chưa từng xảy ra trong Israel bao giờ;
nhưng các kinh sư lại đổ tội cho Chúa: ông ấy dùng quyền lực của tướng quỉ mà
trừ quỉ. Chúa Giêsu động lòng thương dân chúng vì họ sống vất vưởng như chiên
không người chăn. Ngài khuyên họ hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài gởi tới
những chủ chăn thánh thiện đến gặt hái mùa màng về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hậu quả phải lãnh
nhận do các nhà lãnh đạo không biết kính sợ Thiên Chúa.
1.1/ Phân ly chính trị và tôn giáo: Vua Solomon, mặc dù có tiếng là
người khôn ngoan nhất, nhưng đã không biết kính sợ Thiên Chúa khi về già. Vua
đã nghe lời xúi giục của các bà vợ Dân Ngoại để lập những bàn thờ cho họ thờ tà
thần và chính vua cũng làm như thế. Tội thờ các thần ngoại của vua Solomon dẫn
tới việc chia đôi đất nước, bắt đầu với thời của vua Jeroboam (1 Kgs 11:30-39).
Mặc dù việc chia đôi đất nước là do ý của Thiên Chúa; nhưng
chính Ngài đã hứa với Jeroboam, Ngài sẽ chúc lành cho ông nếu ông trung thành
thờ phượng Ngài và tuân giữ những điều Ngài chỉ dạy; nhưng ông đã không làm như
thế. Lẽ ra vua Jeroboam phải tìm cách tham khảo ý của Thiên Chúa về việc phong
vương cũng như thờ phượng; nhưng ông đã không làm cả hai điều. Đây là lý do
ngôn sứ Hosea kết tội vương quốc Israel .
(1) Tôn vương các nhà lãnh đạo ngoài ý Chúa: “Chúng phong vương
người mà Ta không chọn, tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuốngJerusalem làm mồi cho vua Judah .
Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã
dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà
vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà
không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải
thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng
không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? - Vì con bê đó là do Israel làm ra,
do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn
cưa.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống
1.2/ Liên hệ giữa việc thờ phượng và việc giữ Lề Luật.
Tội chính yếu của họ là tội là không giữ Lề Luật. Họ nghĩ họ có
thể dâng lễ vật thay cho việc giữ Luật. Những lời dạy của ngôn sứ Hosea về Luật
thật quan trọng cho lịch sử tôn giáo của Israel : Việc không giữ Luật sẽ đưa
tới việc thờ phượng sai: “Luật lệ của Ta, Ta có viết cho nó cả ngàn, thì nó
cũng coi là xa lạ.” Những lễ vật dâng của người không giữ Luật chẳng những vô
hiệu mà còn làm Thiên Chúa nổi giận: “Hy lễ dâng Ta thì chúng cứ dâng, chúng cứ
ăn thịt đã sát tế,
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
Làm ác phải đền tội: “Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của
chúng, chúng đã phạm tội thì chúng sẽ phải đền: chúng sẽ phải trở về Ai-cập.”
Trở về Ai-cập không có nghĩa sẽ qua lại Ai-cập; nhưng phải chịu thân phận người
nô lệ một lần nữa.
2/ Phúc Âm: “Anh em hãy xin chủ
mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
2.1/ Chúa Giêsu đi khắp nơi để chữa lành và rao giảng Tin Mừng.
Trong 3 năm công khai rao giảng, Chúa Giêsu đã lang thang khắp
miền Palestine
để rao giảng Tin Mừng và chữa lành các vết thương hồn xác cho con người. Tuy
thế, Ngài cũng gặp biết bao chống đối từ các kinh sư, luật sĩ, và nhà cầm quyền
Rôma. Trình thuật hôm nay là một trường hợp điển hình.
(1) Hai phản ứng trước phép lạ Chúa Giêsu trục xuất quỉ ám ra khỏi
người câm:
+ Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Israel , chưa hề thấy thế bao
giờ!" Người chất phác thành thật thấy sao nói vậy; họ không bị ảnh hưởng
bởi thành kiến và các tính toán lợi nhuận.
+ Nhưng người Pharisees lại bảo: "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà
trừ quỷ." Họ buộc tội Chúa có liên hệ với quỷ vương để khỏi phải tin và
giữ những gì Chúa dạy. Hơn nữa, họ không muốn toàn dân tin theo Chúa vì họ sẽ
mất uy quyền, thế lực, và những lợi nhuận vật chất.
(2) Phản ứng của Chúa Giêsu: Chẳng quan tâm đến những lời phê bình của
họ, Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường,
rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Ba việc tông
đồ Ngài làm gương cho chúng ta:
+ Dạy dỗ: để dân chúng biết đâu là sự thật từ biết bao điều sai trái
trong thế gian.
+ Rao giảng Tin Mừng: loan báo tình yêu vô biên của Thiên Chúa
dành cho con người, và chỉ đường cho con người biết sống làm sao để đạt được
hạnh phúc muôn đời bên Ngài.
+ Chữa lành mọi vết thương hồn xác: Chúa Giêsu cảm
thương với những đau khổ hồn xác của con người. Ngài muốn mặc lấy để cứu chữa
hay cất đi tất cả khổ đau mà con người phải chịu.
2.2/ Chúa Giêsu lo lắng nhân loại không đủ người dẫn dắt:
Không phải chỉ lo cho thế hệ đương thời, Ngài còn lo cho các thế
hệ tương lai. Chỉ một câu vắn vỏi, nhưng đã lột tả hết sự quan tâm của Chúa
Giêsu: "Khi Đức Giêsu nhìn thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm
than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt." Bấy giờ, Người nói
với môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin
chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Khi chúng ta phải lựa chọn người lãnh đạo, hãy lựa chọn người
biết kính sợ Thiên Chúa như vua David. Tuy ông không có kinh nghiệm, Đức Chúa
đã làm mọi việc qua ông.
- Chúng ta hãy cầu nguyện để xin Thiên Chúa sai những nhà lãnh
đạo biết kính sợ Ngài đến chăm sóc dân chúng, và dạy cho dân luôn biết kính sợ
Thiên Chúa và giữ Luật của Ngài.
Lm.
An-tôn Đinh Minh Tiên,OP.
Thứ Ba tuần 14 thường niên
Sứ điệp: Trái tim của Chúa
Giêsu là trái tim của người mục tử nhân hậu. Chúa chạnh lòng thương xót và cứu
vớt đàn chiên lầm than vất vưởng. Chúa còn dạy ta cầu nguyện để Chúa Cha ban
những người nối tiếp sứ mạng mục tử ấy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là
mục tử nhìn thấy những nỗi lầm than vất vưởng của đàn chiên Chúa, và Chúa đã
đến cứu giúp chúng con. Với trái tim giàu lòng thương xót, Chúa đã làm tất cả
những gì có thể làm để chúng con được sống và sống sung mãn. Chúa quan tâm chăm
sóc từng người chúng con. Con tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa, khi xưa chính Chúa đã tiêu diệt sự
thống trị của ma quỷ. Chính Chúa đã rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đã đi tìm
những con chiên lạc, đã nuôi dưỡng dân chúng trong hoang địa, và chính Chúa đã
chữa lành những bệnh nhân.
Ngày nay, con tin rằng chính Chúa cũng đang yêu
thương chăm sóc con qua sự hiện diện của các mục tử. Con tạ ơn Chúa vì qua các
mục tử, chính Chúa đang dạy dỗ, an ủi và khích lệ con, chính Chúa tha thứ tội
lỗi và vỗ về ôm ấp con như con chiên lạc trở về, chính Chúa quy tụ và nuôi
dưỡng con nơi bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa giúp con cảm nhận được lòng thương
xót bao la của Chúa.
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho Hội Thánh có được
những mục tử như lòng Chúa mong muốn, những mục tử giàu lòng thương xót và tận
tình phục vụ đàn chiên. Đặc biệt xin Chúa thương xót những đàn chiên thiếu vắng
mục tử. Xin Chúa an ủi họ và ban cho họ sớm có chủ chăn. Lúa chín đầy đồng mà
thợ gặt thì ít. Xin Chúa ban cho chúng con những thợ gặt. Amen.
Ghi nhớ : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít".
10/07/12
THỨ BA TUẦN 14 TN
Mt 9,32-38
Mt 9,32-38
THIÊN
CHÚA THỂ HIỆN TÌNH YÊU
“Ở It-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ.” (Mt 9,33)
Suy niệm: Thiên Chúa là tình yêu, thánh Gioan định nghĩa như thế (x. 1Ga 4,8.16). Tự bản chất tình yêu là hướng đến tha nhân, quan tâm đến họ và làm cho họ được hạnh phúc. Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, loan báo Tin Mừng cứu độ; đó là những việc làm cụ thể biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa. Những hành động yêu thương này làm dân chúng chứng kiến hôm đó phải ngạc nhiên: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ.” Trái tim Chúa vẫn chạnh thương trước đám đông lầm than vất vưởng như chiên không người chăn dắt. Bởi đó, Chúa lại kêu gọi các môn đệ trở nên hiện thân của Chúa trong hành động yêu thương này.
Mời Bạn: Được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, nên cuộc sống con người gắn liền với việc yêu thương. Tình yêu phát sinh và gắn kết nhau trong những mối quan hệ: vợ chồng, cha mẹ-con cái, anh em, bạn hữu. Nhưng yêu thương đích thực hệ tại ở cách thức yêu: Yêu thương như Thầy đã yêu mới là yêu đích thực. Khi chúng ta mang tâm tình của Đấng là Tình Yêu, thì cách thức yêu thương của chúng ta sẽ hoạ lại cách yêu thương của Chúa. Lúc bấy giờ người ta nhìn vào và sẽ nói: tôi chưa hề thấy ai có tình yêu như thế.
Chia sẻ: Bạn cảm nhận niềm vui như thế nào khi bạn thực hiện những hành vi yêu thương như Chúa yêu?
Sống Lời Chúa: Quan tâm thể hiện tình yêu đối với tha nhân bằng con tim rộng mở của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con cảm nhận được tấm lòng rộng mở của Chúa, để chúng con mở lòng ra chia sẻ lại tình yêu đối với tha nhân.
Sai thợ ra gặt lúa (10.7.2012 – Thứ ba Tuần 14
Thường niên)
Suy niệm:
Phép lạ Đức Giêsu chữa người câm là phép lạ
cuối
của chuỗi mười phép lạ trong hai chương 8 và 9
của Tin Mừng Mátthêu.
Mátthêu đã kể lại phép lạ này với rất ít chi
tiết.
Người ta coi bệnh câm của anh này là do quỷ ám.
Khi quỷ bị trục xuất thì người câm nói được.
Không thấy Đức Giêsu đã làm gì hay nói gì để
trừ quỷ.
Nhưng quyền năng của Ngài được lộ ra khi người
câm cất tiếng nói.
Có hai phản ứng ngược nhau trước phép lạ.
Đám đông thì kinh ngạc và nói: “Ở Israel , chưa hề
thấy thế bao giờ.”
Họ đứng trước một điều hết sức mới mẻ khiến họ
ngỡ ngàng (c. 33).
Người câm nói được là một dấu chỉ cho thấy Nước
Trời đã gần,
thời đại thiên sai đã đến, Đấng Thiên sai đã ở
kề bên.
Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia
tiên báo:
“miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (35, 6).
Nhưng những người Pharisêu lại nghĩ khác.
Họ không phủ nhận quyền năng trừ quỷ của Đức
Giêsu,
nhưng họ lại cho rằng Ngài đã bắt tay với quỷ
vương để trừ quỷ (c. 34).
Đây là phản ứng đầu tiên có tính thù nghịch
công khai của người Pharisêu.
Phần còn lại của bài Tin Mừng là một bản tóm
lược
về các hoạt động của Đức Giêsu: dạy dỗ, rao
giảng, và chữa bệnh (c. 35).
Tất cả cuộc sống của Ngài như dành trọn cho đám
đông.
Đôi chân Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc
và hội đường.
Đôi môi Ngài không ngớt đem tin vui đến cho
những người mong đợi.
Đôi tay Ngài chạm đến những bệnh tật yếu đau
của con người.
Nhưng trên hết vẫn là chuyện Đức Giêsu chạnh
lòng thương (c. 36).
Chạnh lòng thương là nhói đau ở chỗ sâu bên
trong của ruột gan mình.
Thấy thì thương: đó luôn là cái nhìn của Đức
Giêsu trước đám đông.
Ngài thấy họ như chiên không có người chăn dắt,
lãnh đạo.
Chính vì thế họ bị rơi vào tình cảnh vất vưởng
lầm than.
Đức Giêsu không đau xót về chuyện bệnh tật thân
xác của đám đông.
Ngài quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm linh
của con người.
Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống, thấy bơ
vơ, cô độc, tuyệt vọng.
Con người loại trừ Thiên Chúa, để rồi rơi vào
sa đọa, chán chường.
Đức Giêsu đến như người mục tử chăm sóc mọi mặt
cho đoàn dân.
Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã than về
chuyện ơn gọi.
Đồng lúa thì bao la mênh mông, mà thợ gặt thì
ít.
Ngài mời các môn đệ của mình cầu nguyện nài xin
với Thiên Chúa.
Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ gặt cũng là của
Thiên Chúa sai đến.
Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt.
Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh
mục, thiếu nữ tu.
Số linh mục mới chịu chức không đủ bù cho các
vị về hưu và qua đời.
Làm sao để các bạn trẻ thấy con người hôm nay
và chạnh lòng thương?
Làm sao để họ muốn dấn bước lo cho đám đông như
Giêsu?
Cầu nguyện:
Lạy Cha là người chủ ruộng tốt lành,
đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
Xin Cha sai những người thợ lành nghề và tận tụy
đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay
những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
Xin cho họ
biết quên hạnh phúc và tương lai của mình
để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
Ước gì họ nghe được tiếng kêu của người bị áp bức,
cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương,
thấy được những mất mát của bao người đau
khổ,
và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc
hướng.
Xin Cha sai Thánh Thần đến với các bạn trẻ
để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa
Giêsu,
sống như Ngài đã sống
và tiếp tục làm những gì
Ngài đã làm trên trần gian.
Cũng xin Cha
gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con,
thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội,
để tất cả trở thành những môi trường tốt
giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha.
Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít".
Chúng ta đều là thợ gặt
Đức
Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy
chiên không có người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với các môn đệ rằng: “Lúa
chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt
lúa về.” (Mt. 9, 36-39)
Một mùa gặt bội thu
Nếu
hôm nay Chúa Giêsu đi trên những con đường hiện đại của chúng ta, chắc chắn
Chúa cũng sẽ cảm nghĩ như xưa cách đây gần 2000 năm. Người sẽ nói: “Những con
người nam nữ của thế kỷ 20 này, ta không thể không quan tâm tới họ. Ta thấy họ
lo âu và chẳng sung sướng gì. Ta thấy họ đang đi tìm ánh sang và chân lý. Ta
biết họ muốn được sống hạnh phúc, nhưng lại chẳng biết đường đi. Thiếu người
dẫn dắt họ tới ấnh sáng và nguồn vui. Không đủ thợ gặt. Anh em hãy cầu xin Cha
tôi để có được nhiều người biết dẫn dắt người ta đến với Ngài.
Không
phải chỉ có các linh mục, các tu sĩ nam nữ là những người phải nói về Chúa,
phải giới thiệu Chúa cho người ta, mà là tất cả những ai đã hưởng ánh sáng và
niềm vui mà Chúa ban cho kẻ sống mật thiết với Người.
Ta
không thể đã được gặp Chúa rồi mà lại sống ích kỷ. Người Kitô hữu chính cống là
người biết chia sẻ cho người khác điều mình đã thấy, đã biết, đã trải qua.
Mỗi người đều có phần trách nhiệm
Phải
cần đến nhiều tay thợ, để những con người thời nay nam cũng như nữ biết đối
diện với Chúa và sống sự sống của Người. Mỗi tín hữu dù nam hay nữ đều phải là
thợ gặt trong cánh đồng mênh mông của Chúa. Mỗi người đều có trách nhiệm góp
phần lớn nhỏ của mình.
Đừng
đẩy trách nhiệm của mình cho người khác. Không phải chỉ cầu nguyện cho thêm
đông số các người chuyên lo việc truyền giáo, cho có nhiều linh mục tu sĩ nam
nữ dấn thân hết mình cho Giáo hội mà thôi. Tốt hơn ta hãy cầu xin cho chính
chúng ta để biết làm gì hơn trong phần trách nhiệm của mình, cụ thể là cầu
nguyện cho ta được ơn can đảm và niềm vui để hoàn thành tốt trách nhiệm Chúa
trao.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 7
10 THÁNG BẢY
Hậu Quả Cay Đắng
Của Sự Tự Do Sai Quấy
Trên hành trình đào
sâu nhận thức về mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta thường phải đối
diện với vấn nạn này: Nếu Thiên Chúa hiện diện và điều hành mọi sự, thì làm sao
con người có thể tự do được? Và nhất là, đâu là ý nghĩa và vai trò của tự do
trong đời sống chúng ta? Và đâu là hậu quả cay đắng của tội lỗi gây ra do sự tự
do sai quấy? Làm sao có thể hiểu tất cả những điều này trong ánh sáng của sự
quan phòng thần linh?
Chúng ta hãy nhớ lại
giáo huấn của Công Đồng Vatican
I: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo thành thì Ngài giữ gìn và điều khiển với
sự quan phòng của Ngài – sự quan phòng mở rộng từ chân trời này đến chân trời
kia và cai quản mọi sự một cách tốt đẹp (Kn 8,1). Mọi sự đều phơi bày rõ ràng
trước mắt Ngài (Dt 4,13), kể cả những gì diễn ra trong sáng kiến tự do của tạo
vật” (DS 3003).
Mầu
nhiệm quan phòng thần linh tác động trên tất cả thế giới tạo vật một cách thâm
sâu. Trong tư cách là một diễn tả của sự khôn ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa, kế
hoạch quan phòng đến trước chính công cuộc sáng tạo. Trong tư cách là một diễn
tả quyền lực của Thiên Chúa, nó hướng dẫn và triển khai công cuộc ấy. Một cách
nào đó, chúng ta thậm chí có thể nói rằng sự quan phòng được thực hiện trong
chính công việc của nó. Đó là một sự quan phòng siêu việt, nhưng đồng thời nó
cũng hiện diện trong mọi sự. Điều này áp dụng cho giáo huấn của Giáo Hội mà
chúng ta vừa mới nhắc lại trên đây, nhất là khi vận dụng vào con người với lý
trí và tự do của mình.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Hs 8, 4-7.11-13; Mt 9, 32-38.
LỜI SUY NIÊM:
Khi Chúa
Giêsu chữa cho một người câm bị quỷ ám: Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở
Ítraen, chưa hề thấy bao giờ!” Nhưng người Pharisêu lại bảo: “Ông này dựa thế
quỷ vương mà trừ quỷ” (Mt 9,33-34)
Đứng trước một sự kiện rõ ràng, cùng được chứng kiến như nhau mà lại có hai
nhận định hoàn toàn trái ngược nhau; là do bởi tâm trí của từng người: người có
thiện cảm hay đầy ác ý; họ muốn ngợi khen hay cố tình hạ nhục; họ khâm phục hay
là chối từ.
Trong đời sống của người Kitô hữu cũng phải coi chừng về những gì chúng ta đang
thấy, đang nghe, đang suy nghĩ và đang hành động; phải ý thức là trong chúng ta
có Chúa Giêsu Kitô đang sống, chúng ta phải nhìn, phải nghe, phải suy nghĩ và
hành động như Chúa Giêsu. Chúa của chúng ta đang sống.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
10 Tháng Bảy
Lời Lãi Cả Thế Gian Ðể Làm Gì?
Có một lý tưởng để đeo đuổi, có một hướng đi cho cuộc đời: đó là
nguồn hạnh phúc lớn lao cho con người.
Thông thường, những kẻ than thân trách phận, những con người bất
mãn trong cuộc sống, những kẻ chán đời, không phải là những kẻ nghèo khổ, những
người kiếm cơm kiếm gạo từng ngày, mà chính là những con người dư dả, giàu
sang.
Thi sĩ Anh, Lord Byron, mặc dù sống trên nhung lụa, vẫn than
thở: "Sâu bọ, ruồi nhằn, khổ đau là thức ăn hằng ngày của tôi". Văn
sĩ nổi tiếng của Pháp là Voltaire, mặc dù có một đời sống phú túc và danh tiếng
vẻ vang, vẫn phải thốt lên: "Tận cùng của cuộc sống ấy là buồn thảm,
khoảng giữa của cuộc sống là vô nghĩa và khởi đầu của cuộc sống ấy là thô bỉ...
Phải chi tôi đừng sinh ra thì hơn".
Talleyrand, một nhà chính trị nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ thứ
19, sau một quãng đời sống trong nhung lụa và vinh quang, đã ghi lại trong tập
nhật ký của mình nhân ngày sinh 83 như sau: "83 năm của đời tôi đã đi qua,
không để lại một kết quả nào khác hơn là mệt mỏi, trong thể xác lẫn tâm hồn,
một nỗi đắng cay khi nhìn về tương lai và chán chường khi nhìn lại quá
khứ".
Tại
sao những con người trên đây đã tỏ ra đắng cay và thất vọng về cuộc sống? Thưa
là bởi vì họ đã không tìm ra được mục đích của cuộc đời. Một cuộc đời không có
mục đích thì chẳng khác nào một công trình xây dựng không đồ án. Với tất cả mọi
vật liệu, nhưng nếu không có đồ án, người ta không thể kiến thiết được bất cứ
công trình nào.
Một
cuộc sống không có mục đích, một cuộc sống không có lý tưởng thường cũng chỉ
kéo theo cay đắng, buồn sầu, bất mãn... Chúa Giêsu đã chẳng nói với chúng ta:
"Lời lãi cả thế gian để làm gì, nếu để mất linh hồn?".Phúc cho những
ai có tinh thần nghèo khó, phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai khóc
lóc, phúc cho những ai đói khát công chính, phúc cho những ai có lòng thương
xót, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai kiến tạo hòa bình,
phúc cho những ai bị bách hại vì Nước Trời... Trước khi công bố Hiến Chương của
Hạnh Phúc ấy, Chúa Giêsu hẳn phải là con người hạnh phúc. Hạnh phúc đối với
Chúa Giêsu không có nghĩa là không có nước mắt và đau khổ. Hạnh phúc đối với
Chúa Giêsu không có nghĩa là được mọi may mắn trên cõi đời này. Hạnh phúc đối
với Chúa Giêsu không có nghĩa là thành công trong cuộc sống này.
Ngài
đã sống như một con người đau khổ. Ngài đã không trốn chạy khỏi đau khổ. Ngài
đã không cất lấy đau khổ khỏi cuộc đời này.
Hạnh
phúc của Ngài chính là tiếp nhận đau khổ, là đi vào cõi chết, nhưng không tiếp
nhận đau khổ và đi vào cõi chết như một ngõ cụt, trái lại khai thông con đường
dẫn đến sự sống. Cuộc đời đã có một hướng đi. Cuộc đời đã có một ý nghĩa, và đó
chính là nguồn hạnh phúc đích thực của con người.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày
10
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng được
mời gọi "trở nên muối cho đất và ánh sáng cho đời!", bởi vì cuộc đời
phải được cảm nếm và tận hưởng. Trong tháng Bảy và tháng Tám ta có dư thời gian
để làm chuyện đó. Ta có thể chia sẻ và kể lại cho người khác điều đang làm ta
sống. Một phong cảnh, ta có thể chiêm ngưỡng nó, ghi hình nó, đi ngang qua nó.
Nhưng cuộc đời, ta phải cảm nếm nó, giống y như ta cần phải cảm nếm Tin Mừng.
Vậy xin mời bạn dành thời gian để cảm nếm Tin Mừng. Mùa hè cũng là thời gian
gặp gỡ. Để đợi chờ và đón tiếp khách khứa đến thăm, chẳng phải là ta phải ra
khỏi ngưỡng cửa nhà mình sao? Cũng vậy, ta cần ra khỏi chính mình để đánh liều
gặp gỡ người khác. Bất cứ cuộc gặp gỡ nào cũng là một lần sinh ra và là một
cuộc tái sinh.
Nếu như những nẻo đường mùa hè của ta trở nên những lối đi cho
Tin Mừng, những mảng xanh giữa lòng hoang mạc đời ta, những vì sao trong đêm
tối hoài nghi của ta, thì chắc hẳn là ta sẽ được giải thoát khỏi những chướng
ngại và những lối mòn cũ kỹ, để đón nhận từ trong sâu thẳm lòng mình sự tự do
này, sự tự do thúc đẩy ta dám liều mình tiến lên. Không có con đường nào khác cho
con người ngoài con đường dẫn đưa đến chỗ dám đặt cược đời mình trên Lời của
Đức Kitô.
P. Benoît Gschwind
Thứ Ba 10-7
Thánh Vêrônica Giuliani
(1660-1727)
ớc ao
của Thánh Vêrônica là được giống Ðức Kitô bị đóng đinh và mong ước ấy đã được
nhận lời với năm dấu thánh.
Thánh
Vêrônica tên thật là Ursula Giuliani, sinh trưởng ở Mercatello nước Ý. Người
ta kể lại khi mẹ của ngài hấp hối, bà đã gọi năm cô con gái đến cạnh giường
và phó thác mỗi người con cho một vết thương của Chúa Giêsu. Ursula được phó
thác cho vết thương cạnh sườn bên dưới trái tim Chúa Giêsu.
Ngay từ
khi còn nhỏ, Ursula đã được các cảm nghiệm thần bí. Ngài viết: "Tôi
nhớ là khi bảy hay tám tuổi, Ðức Giêsu đã hiện ra với tôi hai lần trong Tuần
Thánh." Từ đó trở đi, Ursula hãm mình phạt xác và bị chính Satan tấn
công nhiều lần.
Vào năm
17 tuổi, sau khi thuyết phục được người cha không ép buộc đi lấy chồng,
Ursula gia nhập dòng Thánh Clara Hèn Mọn do các tu sĩ Capuchin điều khiển và
lấy tên là Vêrônica. Trong những năm đầu đệ tử viện, ngài làm việc trong nhà
bếp, bệnh xá, phòng thánh và là người giữ cửa. Vào lúc 34 tuổi, ngài làm giám
đốc đệ tử viện và đã giữ chức vụ này trong 22 năm.
Trong
thời gian tu trì, Sơ Vêrônica thường bị Satan quấy phá. Nó xô ngài ngã xuống
cầu thang, nó giả dạng làm sơ giám đốc và đánh đập ngài tàn nhẫn. Nhưng Ðức
Giêsu đã tỏ lòng quý mến ngài đặc biệt qua nhiều lần hiện ra và dưới nhiều
hình thức. Có những lúc tưởng như sơ đã bị dập mặt xuống đất, nhưng lại được
bảo bọc trong sự chiêm niệm thần bí.
Ba mươi
lăm năm cuối cuộc đời là thời gian Sơ Vêrônica hoàn toàn đắm chìm trong Ðức
Kitô. Thiên Chúa đã thử thách để sơ phải trải qua sự khô khan khủng khiếp.
Satan cũng lợi dụng cơ hội này để tấn công ngài dữ dội. Chính trong thời gian
ấy, Ðức Giêsu đã trao vương miện mão gai của Chúa cho sơ. Và điều ấy đã hoàn
tất việc chuyển trao tất cả năm dấu thánh của Chúa.
Giới
chức quyền trong Giáo Hội ở Rôma muốn thử nghiệm các vết thương của Sơ
Vêrônica và mở cuộc điều tra. Ngài tạm thời phải từ chức giám đốc đệ tử viện
và không được phép tham dự Thánh Lễ hàng ngày, ngoại trừ ngày Chúa Nhật và
ngày lễ buộc. Trong những điều kiện khắt khe ấy, Sơ Vêrônica vẫn không cay
đắng, và sau đó cuộc điều tra đã phục hồi chức giám đốc cho ngài.
Vào năm
56 tuổi, mặc dù ngài phản đối, các nữ tu trong dòng đã chọn ngài làm bề trên
và ngài đã giữ chức vụ ấy trong 11 năm cho đến khi từ trần.
Sơ
Vêrônica rất sùng kính Thánh Thể và Thánh Tâm. Ngài dâng hiến những đau khổ
của mình cho công cuộc truyền giáo. Sơ Vêrônica được phong thánh năm 1839.
Lời
Bàn
Tại sao
Thiên Chúa lại ban năm dấu thánh cho Thánh Phanxicô Assisi và cho Thánh
Vêrônica? Chỉ có Thiên Chúa mới biết được các lý do sâu xa, nhưng như Tôma
Celano giải thích, các dấu thánh bên ngoài là để xác nhận lòng quý mến thập
giá hằng ngày của các thánh nhân. Các dấu thánh xuất hiện trên thân thể của
Thánh Vêrônica đã bắt nguồn từ lâu trong tâm hồn ngài. Ðó là một kết quả xứng
hợp với lòng yêu mến Thiên Chúa của thánh nữ cũng như sự bác ái của ngài đối
với các nữ tu trong dòng.
Lời
Trích
Tôma
Celano nói về Thánh Phanxicô như sau: "Mọi vui thú thế gian là thập
giá cho ngài, vì ngài đã mang thập giá Ðức Kitô được ăn sâu trong tâm hồn. Và
vì thế năm dấu thánh mới hiện ra bên ngoài thân thể, vì tự bên trong các dấu
thánh ấy đã được phát sinh từ tâm trí của ngài" (2 Celano, #211).
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét