Thứ Năm sau Chúa Nhật 16 Quanh Năm
Tiên tri Giê-rê-mia |
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr 2, 1-3. 7-8. 12-13
"Họ đã bỏ Ta là nguồn
nước hằng sống, để đào giếng rạn nứt".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây lời Chúa phán cùng tôi
rằng: "Ngươi hãy đi và hãy la vào tai Giêrusalem rằng: Ðây Chúa phán: Ta
đã nhớ mối tình thanh xuân của ngươi, nhớ đến tình yêu thời đính hôn của ngươi,
khi đó ngươi theo Ta trong sa mạc, trong phần đất chưa gieo trồng. Lúc ấy Israel đã được
thánh hiến cho Chúa, và là hoa quả đầu mùa của Người; những ai động đến nó,
phải đắc tội và phải chuốc lấy tai hoạ". Chúa phán như vậy.
"Ta đã dẫn dắt các ngươi
vào đất phì nhiêu, để các ngươi hưởng dùng hoa quả của nó; nhưng vừa ở đó, các
ngươi đã làm dơ bẩn đất của Ta và biến cơ nghiệp Ta thành nơi ghê tởm. Các tư
tế không nói: 'Chúa ở đâu?'; (các kẻ) nắm giữ lề luật không nhìn biết Ta, còn
các chủ chăn thì phản bội Ta, và các tiên tri lại nhân danh Baal mà nói tiên
tri và chạy theo các bụt thần giả trá".
Chúa lại phán: "Hỡi tầng
trời, hãy kinh ngạc về điều này, và hỡi các cửa trời, hãy ưu sầu thảm não! Vì
chưng, dân Ta đã phạm hai tội xấu xa: Họ đã từ bỏ Ta là nguồn nước hằng sống,
để đào những giếng rạn nứt không giữ nước được".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 35, 6-7ab. 8-9.
10-11
Ðáp: Lạy Chúa, nguồn sống là ở như nơi Chúa (c. 10a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, đức từ bi
Ngài chạm tới trời cao; lòng trung tín của Ngài vươn tới ngàn mây. Ðức công
minh của Ngài như núi non Thiên Chúa; sự phán quyết của Ngài như biển thẳm sâu.
- Ðáp.
2) Ôi Thiên Chúa, cao quý
thay ân sủng của Ngài; con người ta tìm nương tựa trong bóng cánh của Ngài. Họ
được ăn no đồ bổ dưỡng nơi nhà Chúa, và Chúa cho họ uống bởi nguồn vui thú của
Ngài. - Ðáp.
3) Bởi chưng nguồn sống là ở
như nơi Chúa, và trong sự sáng của Ngài, chúng con nhìn xem sự sáng. Xin Chúa
dành để tình thương cho những ai thờ Chúa, và đức công minh Ngài cho những kẻ
lòng ngay. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết
nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 10-17
"Về phần các con, đã
cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến gần
thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?"
Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ
không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với
họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế
mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe
mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ
đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng
hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
"Phần các con, phúc cho
mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy
bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy
điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà
không được nghe".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Lời sấm của Isaia làm chúng
ta khó hiểu. Tại sao lắng nghe mà không hiểu? Trố mắt nhìn mà chẳng thấy? Phải
chăng Thiên Chúa không muốn chúng ta hiểu? Nếu tách lời sấm riêng ra, thì chúng
ta có thể đặt vấn đề như vậy. Nhưng lời sấm này đặt trong mạch văn và trong
toàn bộ Thánh Kinh chúng ta không thể cắt nghĩa như vậy.
Thiên Chúa luôn yêu thương và
muốn cứu thoát chúng ta. Ðức Giêsu được sai xuống trần gian chỉ vì mục đích đó.
Thế nên, nếu con người không được ơn cứu độ không phải vì tại Thiên Chúa, nhưng
vì tại con người bưng tai chẳng thèm nghe, bịt mắt không thèm nhìn mà thôi.
Cầu Nguyện:
Lạy Cha, chúng con hay sợ bị
phán xét, sợ bị phát xuống hỏa ngục. Nhưng đúng hơn, chúng con phải biết sợ
chính con người phản loạn của mình. Cha không bao giờ phạt chúng con. Nếu chúng
con có bị bất hạnh, đó là vì chúng con đã tự chọn một số phận đen tối.
Xin Cha ban ơn giúp chúng con
sửa lại con người chúng con cho thuần thục. Ðể chúng con biết chọn đúng - con
đường hạnh phúc đích thực. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng
con. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Suy Niệm:
Tại Sao Dùng Dụ Ngôn
Kitô giáo là đạo từ trời
xuống, vì những giáo lý và niềm tin Kitô do chính Thiên Chúa truyền xuống. Chúa
Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chính là mạc khải về Thiên Chúa cho con người.
Trong lời rao giảng của Ngài,
Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời, một thực tại không thể diễn
tả được bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có diễn tả được, thì con người cũng
không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này, hay nói như thánh
Phaolô, đó là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe,
lòng người chưa từng cảm nghiệm được. Thực tại ấy không thể thu hẹp trong một
vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không
giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ
nói với những người trong cuộc, những người sống trong tình thân với nhau. Ðể
hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng, đó là tâm hồn rộng mở
và ước muốn tìm hiểu. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ:
"Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì
không". Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận vào cộng đoàn của những
kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ những mầu nhiệm. Còn
những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu hãnh, vì khép kín,
vì định kiến, như các Luật sĩ và Biệt phái, thì khi nhìn vào các mầu nhiệm họ
chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là tiêu chuẩn để biết
được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc: "Nếu Thầy dùng
dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe. Còn
các con, mắt các con thật có phúc vì được thấy, tai các con có phúc vì được
nghe".
Ước gì chúng ta được vào số
những người mà Chúa Giêsu cho là có phúc, tức là những người thấy, nghe và hiểu
được Lời Chúa cũng như nhận ra ý Chúa trong mọi biến cố cuộc sống.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ NĂM TUẦN XVI THƯỜNG
NIÊN năm II
Bài đọc: Jer 2:1-3, 7-8, 12-13;
Mt 13:10-17
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Nếu những nhà lãnh đạo không nói và làm chứng cho Thiên Chúa, nhân loại
sẽ quên Ngài.
Có một câu truyện kể khi Chúa Giêsu khải hoàn trở về trời, sứ
thần Gabriel ra đón Chúa Giêsu và hỏi: “Loài người có nhận biết những gì Ngài
làm cho họ không?” Chúa Giêsu trả lời: “Các môn đệ của tôi sẽ nói cho họ biết.”
Sứ thần hỏi tiếp: “Điều gì sẽ xảy ra nếu họ quên không rao giảng?” Chúa Giêsu
trả lời: “Tôi tin là các môn đệ của tôi sẽ không làm chuyện đó.”
Bổn phận quan trọng nhất của các người lãnh đạo và các ngôn sứ
là nói về Chúa và làm mọi cách cho dân nhận biết Chúa; nhưng trong thực tế,
nhiều người lãnh đạo đã lãng quên bổn phận quan trọng này. Thay vào đó, họ chạy
theo những bụt thần và dạy cho dân làm theo như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo trong
xã hội chúng ta đang cố gắng loại trừ Thiên Chúa ra khỏi thế giới: Họ cấm đọc
kinh hay thinh lặng nhớ đến Chúa trước giờ học; họ muốn cất đi bảng 10 điều răn
trong các tòa án …
Các bài đọc hôm nay muốn nhắc nhở cho mọi người bổn phận làm
ngôn sứ của Thiên Chúa. Trong bài đọc I, Thiên Chúa kết tội hàng lãnh đạo của Israel vì họ đã
không làm tròn bổn phận dạy dỗ dân. Trong Phúc Âm, khi các môn đệ hỏi Chúa
Giêsu lý do Ngài dùng dụ ngôn mà nói chuyện với dân chúng, Chúa Giêsu trả lời:
“Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì
không.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những người lãnh đạo
của Jerusalem
đã không chu toàn bổn phận của mình.
1.1/ Hãy đi mà thét vào tai Jerusalem .
Dân chúng rất mau quên; vì thế, họ cần được các nhà lãnh đạo
tinh thần nhắc đi nhắc lại tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Nếu không,
chỉ cần qua một thế hệ là những thế hệ đi sau sẽ không còn biết gì đến Thiên
Chúa nữa. Các ngôn sứ của Thiên Chúa không ngừng nhắc nhở cho dân chúng về tình
thương của Thiên Chúa, được biểu lộ qua biến cố Xuất Hành, 40 năm trong sa mạc,
và đưa vào Đất Hứa.
Trong trình thuật hôm nay, chúng ta có thể nghe một sứ điệp
tương tự. Đức Chúa phán với Jeremiah: “Hãy đi mà thét vào tai Jerusalem như sau: Đức Chúa phán thế này: Ta
nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi
ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong sa mạc, trên vùng đất chẳng ai
gieo trồng. Bấy giờ Israel
là của thánh thuộc về Đức Chúa, là phần hoa lợi đầu mùa của Người; tất cả những
ai ăn lạm vào đó đều phạm lỗi, chúng phải mang tai mắc hoạ” - sấm ngôn của Đức
Chúa. Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để các ngươi được ăn hoa trái
thổ sản của nó.” Mục đích của các ngôn sứ khi nhắc lại những lời này là muốn
dân chúng kiểm điểm lại nếp sống hiện tại của họ, và quay trở về với tình
thương trung thành của Thiên Chúa. Jeremiah viết: “Nhưng một khi vào rồi (Đất
Hứa), các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của Ta thành đồ ghê
tởm.”
1.2/ Các nhà lãnh đạo không còn biết đến Thiên Chúa.
Con cái Israel
được lãnh đạo bởi 4 thành phần chính sau khi lập nghiệp trong Đất Hứa.
(1) Thoạt đầu họ không
có vua, vì Thiên Chúa chính là vua của họ; nhưng dần dần dân chúng đòi các ngôn
sứ phải đặt một vị làm vua cai trị họ. Ngôn sứ Samuel, sau khi tham khảo ý
Thiên Chúa đã đặt Saul làm vua đầu tiên cai trị Israel . Trong trình thuật hôm nay,
Jeremiah có lẽ gọi vua là các mục tử. Họ chống lại Thiên Chúa bằng cách thiết
lập các bàn thờ cho thần ngoại, và bắt dân chúng thờ lạy.
(2) Hàng tư tế: Họ chuyên lo việc thờ phượng trong Đền Thờ Jerusalem.
Khi vua Jeroboam đúc hai con bê bằng vàng cho dân chúng thờ, ông cũng thiết lập
hàng tư tế riêng để lo việc thờ phượng, mà không cần theo dòng tộc Levi. Hàng
tư tế, trong trình thuật hôm nay, cũng chẳng thèm hỏi: "Đức Chúa ở đâu?”
(3) Các kinh sư: là những người chuyên học hỏi Lề Luật và dạy dỗ cho
dân chúng. Nhưng dần dần, họ cũng chẳng còn biết Luật để dạy cho dân chúng tuân
theo.
(4) Các ngôn sứ: là những người nói thay cho Thiên Chúa. Nhưng cũng có các tiên tri giả xuất hiện. Họ không nói những gì Thiên Chúa truyền, nhưng “lại nhờ Baal mà tuyên sấm, chúng đi theo những thần vô tích sự.”
(4) Các ngôn sứ: là những người nói thay cho Thiên Chúa. Nhưng cũng có các tiên tri giả xuất hiện. Họ không nói những gì Thiên Chúa truyền, nhưng “lại nhờ Baal mà tuyên sấm, chúng đi theo những thần vô tích sự.”
Tất cả các nhà lãnh đạo này đã hoàn toàn gạt Chúa ra ngoài cuộc
sống, và đi theo những lợi lộc vật chất. Họ đã bỏ quên Chúa là nguồn nước hằng
sống; để thay bằng những giếng không giữ được nước. Vì thế, họ sẽ kinh hoàng
khi nhìn thấy hậu quả của những hành động này; tất cả những gì họ chạy theo sẽ
hoàn toàn bị hủy hoại.
2/ Phúc Âm: Những câu hỏi khó trả
lời
(1) Tại sao dùng dụ ngôn? Trước hết chúng ta cần biết chút ít về dụ
ngôn: Dụ ngôn là những câu truyện dùng những hình ảnh bình dân và quen thuộc để
diễn tả những thực tại về luân lý. Chúng là những ví dụ đưa ra để giúp làm sáng
tỏ những gì đã đề cập tới. Vì thế, dụ ngôn không cần thiết nếu khán giả đã hiểu
những gì mà tác giả muốn nói. Dụ ngôn thích hợp với khán giả bình dân để người
nói có thể dẫn khán giả từ cái họ đã hiểu đến cái họ chưa hiểu, từ cái cụ thể
đến cái trừu tượng, từ cái thấy được trong hiện tại đến cái sẽ tới trong tương
lai.
Chúa trả lời cho các môn đệ: phần các con đã được ban cho để
thấu hiểu các mầu nhiệm Nước Trời, nhưng họ thì chưa được. Để hiểu các mầu
nhiệm Nước Trời, các tông đồ đã được Chúa hướng dẫn từ các kiến thức căn bản
trước khi có thể đi xa hơn để hiểu các kiến thức cao sâu hơn.
(2) Tại sao người có lại cho thêm? Người không có sẽ bị tước đi những
gì họ đang có? Thoạt nghe qua có vẻ như là Chúa bất công, nhưng điều này rất
đúng trong lãnh vực tri thức: những ai đã có kiến thức căn bản, họ sẽ dùng
những kiến thức này để càng ngày càng hiểu biết những kiến thức khác nhiều hơn;
những ai chưa đạt được những kiến thức căn bản họ không thể tiến xa hơn. Những
ai đã có kiến thức căn bản mà không dùng tới thì lâu ngày sẽ mất đi. Điều này
rất đúng cho việc học ngoại ngữ. Có những người mặc dù đã học tiếng Spanish ở
trung học, nhưng nếu họ không dùng tới, những chữ đã biết rồi cũng mất đi; nhưng
nếu có cơ hội dùng tới thì càng ngày sẽ càng biết nhiều hơn.
(3) Tại sao Chúa làm cho mắt chúng mù, tai chúng điếc, và tim chúng
ra chai đá? Nếu Thiên Chúa làm như thế, họ còn trách nhiệm cho tội cứng lòng
không?
Trước tiên, chúng ta cần biết đây chỉ là một lối nói của người
Do Thái vì họ đã quá quen trong việc tin tưởng mọi sự xảy ra trong thế giới là
do bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ không tin Chúa là tác giả làm cho con người
phạm tội, vì con người có đầy đủ ý thức và tự do để làm những gì họ muốn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Để tin Chúa cần phải biết về Ngài, nhưng làm sao biết nếu không
có người rao giảng về Chúa? Nếu cha mẹ và những người dạy dỗ đức tin không chu
toàn bổn phận quan trọng này thì làm sao thế hệ mai sau biết Chúa và tin vào
Ngài?
Lm,An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.
Thứ Năm tuần 17 thường niên
Sứ điệp: Hội Thánh là thánh
nhưng vẫn bao gồm những con người tội lỗi. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền xét
xử thanh lọc. Và phải đợi đến tận thế mới là lúc thanh lọc chung cuộc.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ
Chúa đã quy tụ chúng con vào Hội Thánh Chúa. Chúa Giêsu đã thiết lập một Giáo
Hội thánh thiện, và Giáo Hội phải thánh để làm cho mọi người nên thánh. Nhưng
trong thực tế con thấy Giáo Hội vẫn phải cưu mang trong lòng mình những con
người tội lỗi, trong đó có con. Đôi khi chính trong lòng Giáo Hội vẫn còn nhiều
tội lỗi, nhiều tiêu cực, nhiều cách sống thế tục. Điều đó đã trở nên một gương
mù và làm cho nhiều người thắc mắc, công kích: tại sao Giáo Hội lại còn nhiều
tội lỗi thế?
Lạy Chúa, Chúa cho con hiểu rằng bao lâu còn ở
trần gian, Giáo Hội cũng như chiếc lưới bắt cả cá tốt lẫn cá xấu. Đến ngày
chung thẩm chiếc lưới mới được kéo lên, và lúc đó chính Chúa sẽ tách biệt cá
tốt khỏi cá xấu.
Con cảm tạ Chúa luôn nhân từ kiên nhẫn chờ đợi
con. Xin cho con biết tận dụng những ngày con đang sống ở trần gian để nhờ ơn
Chúa, con tự thanh luyện mình trở nên thánh thiện như bản chất của Giáo Hội.
Đứng trước những thực tế trong Giáo Hội, xin
giúp con đừng nản lòng, và càng không bao giờ phê bình chỉ trích, trái lại, xin
cho con càng yêu mến và cầu nguyện cho Giáo Hội nhiều hơn, đồng thời cho con
biết tích cực cộng tác để làm cho bộ mặt Giáo Hội ngày càng xinh đẹp trong sáng
hơn. Amen.
Ghi nhớ : "Người ta lựa cá tốt bỏ vào giỏ, còn cá xấu
thì ném ra ngoài".
26/07/12
THỨ NĂM TUẦN 16 TN
Th. Gioakim và Anna
Mt 13,10-17
Th. Gioakim và Anna
Mt 13,10-17
HẠNH
PHÚC NÀO BẰNG
“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe.” (Mt 13,16-17)
Suy niệm: Cặp vợ chồng gương mẫu và lý tưởng Gioakim và Anna mà Giáo hội mừng lễ hôm nay đã để lại cho đời một hạt ngọc quí giá, đó là Đức Maria. Các ngài thật diễm phúc vì thấy được người con mình sinh ra, nuôi dạy khôn lớn và thành đạt. Chúa Giêsu cho biết những ai đi theo Ngài làm môn đệ cũng được diễm phúc còn hơn thế nữa. Được nghe, được thấy, được biết Chúa Giêsu không chỉ là một niềm tự hào theo kiểu tự nhiên được là người thân cận với một ông thầy nổi tiếng. Chúa Giêsu là Thầy dạy, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ; cho nên biết Ngài cũng đồng nghĩa là được Ngài cứu độ. Đó là điều mà “chư dân” chỉ nghe biết qua dụ ngôn, điều mà các ngôn sứ và nhiều người công chính mong nghe mà không được nghe, muốn thấy mà không được thấy.
Mời Bạn: Bạn có cảm thấy hạnh phúc khi chọn theo đạo Chúa hay không? Hoặc bạn có hạnh phúc khi được Chúa gọi theo cuộc sống tu trì hay không? Trước cái nhìn của Chúa bạn đang đi đúng hướng, là người hạnh phúc vì bạn đang sở hữu Đấng là nguồn hạnh phúc.
Chia sẻ: Mong rằng hạnh phúc ấy sẽ luôn là động lực thúc đẩy mỗi người tin tưởng dấn bước trong bậc sống của mình để đem lại hạnh phúc không chỉ cho cá nhân bạn mà còn cho cả những người sống với bạn nữa.
Sống Lời Chúa: Nhờ năng suy niệm Lời Chúa mỗi ngày bạn sẽ khám phá thấy hạnh phúc đích thực chỉ có ở nơi Chúa mà thôi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, nguồn hạnh phúc dịu êm. Xin lôi kéo mọi người đến với Chúa và ở lại với Chúa luôn mãi.
Anh em thật có phúc
Suy
niệm:
Tiền định là một trong những vấn đề gây tranh
cãi trong thần học.
Có người nhấn mạnh quá đến tác động của ơn Chúa
cần để được cứu độ,
đến nỗi coi nhẹ tự do và trách nhiệm của con
người.
Có người còn dám cho rằng Chúa đã định sẵn từ
vĩnh cửu
những ai phải vào hỏa ngục hay được lên thiên
đàng.
Thật ra Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu
độ (1 Tm 2, 4; 4, 10).
Kế hoạch của Ngài là cứu độ toàn thế giới,
chẳng trừ một ai.
Muốn được cứu thoát, con người phải dùng tự do
mình mà đón lấy ơn Chúa.
Ơn Chúa có tác động trên tự do con người,
nhưng lại không áp đặt hay cưỡng ép nó, vì nếu
thế sẽ chẳng còn tự do.
Chính Thiên Chúa ban tự do cho con người, và
chính Ngài tôn trọng tự do ấy.
Thiên Chúa không thể tiền định lời đáp của con
người trước lời mời của ân sủng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, có những câu cần
được soi sáng.
“Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu
nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không” (c. 11).
Câu này có thể bị hiểu lầm là Thiên Chúa có sự
phân biệt đối xử.
Các môn đệ thì được ơn hiểu biết, còn đám đông
thì không.
Thật ra Đức Giêsu chỉ muốn nói lên sự kiện này,
các môn đệ là những người đã đáp lại tiếng gọi
của Ngài,
nên họ được ơn hiểu biết, ơn nắm bắt được mầu
nhiệm Nước Trời.
Còn đám đông những người từ chối thì khó lòng
hiểu được.
Một câu khác cũng cần được hiểu đúng: “Người đã
có lại được cho thêm,
còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ
bị lấy đi” (c. 12).
Ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nói rằng những ai đã
mở lòng đón nhận
thì càng được Thiên Chúa ban cho sự hiểu biết
đức tin sâu xa hơn.
Còn những người đã khép lòng trí lại, thì về
mặt thiêng liêng sẽ bị nghèo đi.
Vào buổi ban đầu, các môn đệ tin theo Đức Giêsu
chỉ là nhóm nhỏ.
Còn một đám đông lớn người Do thái không tin
nhận Ngài.
Đức Giêsu giảng cho họ bằng những dụ ngôn đơn
sơ gần gũi.
Ngôn ngữ của dụ ngôn vừa dễ hiểu đối với người
mở lòng đón nhận,
vừa khó hiểu đối với những ai từ chối và khép
kín (c. 13).
Đức Giêsu không chơi khăm con người khi giảng
bằng dụ ngôn,
để khiến họ trố mắt nhìn mà không thấy, lắng
tai nghe mà không hiểu.
Nếu họ không hiểu được dụ ngôn, thì không phải
lỗi tại Ngài,
mà do quả tim họ đã ra chai đá, do họ nhắm mắt,
bịt tai .
Họ không hiểu vì không muốn hoán cải và được
chữa lành (c. 15).
Như các môn đệ xưa, các Kitô hữu ngày nay cũng
là người có phúc.
Chúng ta được thấy, được nghe nhiều điều mà
người khác không được.
Ước gì chúng ta tìm được thứ ngôn ngữ thích hợp
để ai cũng có thể nghe được và hiểu được sứ
điệp cứu độ của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con
biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con
dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi
đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc
vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Nhiều
vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con
thấy".
Thánh Gioakim và Thánh Anna, Song ThânĐức Maria
Truyền
thống cổ xưa từ thế kỷ II kể rằng song thân của Đức Trinh Nữ Maria là thánh
Gioakim và thánh nữ Anna. Lòng sùng kính hai vị là hiệu quả tất yếu của lòng
đạo đức các tín hữu vẫn dành cho ái nữ của các vị là Đức Maria. Đức Lêô XIII đã
thiết lập một lễ kính chung thánh Gioakim và thánh nữ Anna, vì trước kia hai
ngài được kính riêng, cho đến khi có cuộc canh tân phụng vụ mới đây.
Mái nhà song thân Đức Trinh Nữ.
Phúc
thay thánh Gioakim và thánh nữ Anna vì người con các ngài đã sinh ra. Chúa đã
ban cho các ngài phúc lành của mọi quốc gia.
Truyền
thống rất cổ xưa đã lưu truyền cho chúng ta quí danh của song thân Đức Maria.
Trong thời đại và những hoàn cảnh lịch sử, các ngài đã là tảng đá nền quí báu
trong việc hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại. Qua hai ngài, phúc lành
Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Abraham và dòng dõi đã truyền đến chúng ta, và
chúng ta được tiếp nhận Đấng Cứu Thế nhờ sự cộng tác của các ngài. Thánh Gioan
Damascene đã khẳng định chúng ta nhận biết hai đấng thánh diễm phúc này qua hoa
quả của các ngài: Đức Trinh Nữ Maria là hoa quả tuyệt vời các ngài đã trao cho
nhân loại. Thánh Anna cưu mang Đức Maria rất tinh tuyền vô nhiễm trong cung
lòng. Ôi hài nhi rất xinh đẹp, rất khả ái! – Thánh Tiến Sĩ đã reo lên – Ôi, nữ
tử của Ađam và Mẹ Thiên Chúa, phúc thay lòng đã cưu mang Mẹ! Và phúc thay cánh
tay đã bồng ẵm Mẹ, đôi môi đã được đặc ân hôn yêu Mẹ… Thánh Gioakim và thánh nữ
Anna đã được đặc ân chăm sóc Mẹ Thiên Chúa trong mái nhà của các ngài. Thiên
Chúa chắc chắn đã trào đổ nhiều ân sủng xuống cho các ngài trong suốt thời kỳ
ấy. Thánh nữ Têrêxa Avila
thường đặt các đan viện ngài thành lập dưới sự bảo trợ của thánh Giuse và thánh
Anna, vì lý luận rằng: Lòng nhân lành Thiên Chúa rất lớn lao đến độ Người nhất
định sẽ ưu đãi những ngôi nhà của bà ngoại tôn quí của Người. Chúng ta biết
chúa Giêsu đã xuống thế trực tiếp từ họ ngoại.
Chúng
ta có thể giao phó cho song thân Mẹ Maria tất cả những nhu cầu, nhất là những
nhu cầu liên quan đến đời sống thánh trong gia đình chúng ta. Chúng ta cầu
nguyện trong phụng vụ thánh lễ hôm nay, Lạy Chúa là Thiên Chúa các tổ phụ của
chúng con, Chúa đã ban cho hai thánh Gioakim và Anna đặc ân làm song thân của
Đức Maria, Thánh Mẫu Con Nhập Thể của Chúa. Ước chi những lời cầu xin của các
ngài giúp chúng con đạt được phần rỗi mà Chúa đã hứa ban cho dân Chúa. Xin giúp
chúng con biết tỉnh thức vì lợi ích của những người Chúa đã ủy thác cho chúng
con chăm sóc. Xin dạy chúng con biết tạo lập một sắc thái nhân đạo và siêu
nhiên trong những môi trường của chúng con, những nơi chúng con dễ dàng tìm
thấy Chúa, vì Chúa là mục tiêu tối hậu, là kho tàng của chúng con.
Đời sống Kitô hữu.
Theo
Đức Gioan Phaolô II, thánh Gioakim và thánh nữ Anna là một cảm hứng bất tận cho
cuộc sống gia đình và xã hội thường nhật. Đức Thánh Cha kêu gọi: Hãy loan
truyền cho nhau, từ thế hệ này sang thế hệ khác, toàn bộ gia sản tinh thần của
đời sống Kitô Giáo, gồm cả việc cầu nguyện. Đức Maria tiếp nhận từ song thân
của Mẹ những gia sản truyền thống của nhà Đavít, một di sản đã được truyền tụng
qua nhiều thế hệ. Ở đó, Mẹ học biết thân thưa cùng Thiên Chúa Cha bằng thái độ
cung kính sâu xa. Cũng tại mái nhà ấy, Mẹ đã học biết những lời tiên tri nói về
ngày đến của Đức Messiah – về nơi sinh của Con Mẹ…
Khi
đến giờ phải tạo lập một mái nhà riêng cho Chúa Giêsu sinh ra đời, Đức Maria
chắc chắn đã nhớ lại mái nhà của song thân. Và rồi Chúa Giêsu cũng học biết từ
nơi Mẹ những cách thế để thân thưa và những lời đầy khôn ngoan mà sau đó Người
đã sử dụng trong thời kỳ rao giảng. Hài nhi Giêsu đã thảo hiếu lắng nghe từ môi
miệng Đức Maria những lời cầu nguyện đầu tiên, giống như những con trẻ Do Thái
ngay khi vừa bập bẹ biết nói đã được nghe cha mẹ dạy cho. Đức Maria chắc hẳn là
một người thầy rất mực tốt lành! Mẹ đã phản chiếu sự phong phú nơi linh hồn đầy
ân sủng của Mẹ một cách dịu hiền. Chúng ta được tiếp nhận tặng ân đức tin vô
giá và vô số tập tục tốt lành từ tổ tiên, những người đã giữ gìn và truyền lại
cho chúng ta kho tàng quí giá ấy. Đồng thời, chúng ta cũng có bổn phận phải bảo
tồn gia sản sinh động này để truyền lại cho người khác.
Hiện
nay có những cuộc tấn công mãnh liệt đang chống lại các gia đình, chúng ta phải
can đảm để bảo tồn di sản chúng ta đã được lãnh nhận. Chúng ta được mời gọi để
làm giàu thêm những di sản ấy bằng đức tin và sự chiến đấu để sống các nhân đức
nhân bản. Bổn phận chúng ta là phải làm cho Thiên Chúa hiện diện trong mái nhà
của chúng ta bằng những phương thế truyền thống Kitô Giáo, chẳng hạn đọc kinh
trước và sau khi dùng bữa, đọc kinh tối trong gia đình…, đọc Lời Chúa với người
cao niên, đọc một lời kinh ngắn cho những người qua đời, nhắc nhớ những ý
nguyện của gia đình và của Đức Thánh Cha, cùng tham dự thánh lễ Chúa Nhật, cùng
lần chuỗi Mân Côi, kinh nguyện được các Đức Thánh Cha thường xuyên cổ võ cho
các gia đình. Kinh Mân Côi rất phù hợp với thời biểu gia đình, kể cả những
chuyến du lịch… Không cần dồn nén quá nhiều việc đạo đức trong các gia đình,
tuy nhiên, phải có một số nào đó. Các bậc cha mẹ cùng cầu nguyện với con cái sẽ
dễ dàng tìm thấy con đường để hiểu biết tâm hồn chúng. Hơn nữa, những người trẻ
sẽ không bao giờ quên được gương sáng của cha mẹ vì đã giúp họ cầu nguyện và
đến với Đức Mẹ trong những nhu cầu cần thiết. Chúng ta mang ơn cha mẹ vì các
ngài đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu Thánh Thể… Chắc chắn, những bài học này
là di sản lớn lao mà chúng ta được thừa hưởng.
Những
hoàn cảnh xã hội hiện nay đòi các gia đình phải gắn bó với những niềm tin và
quảng đại trong cách sống. Việc chúng ta khẳng định quyết tâm của mình sẽ rất
đẹp lòng Đức Mẹ. Chúng ta quyết tâm trở nên những khí cụ liên kết các thành
phần trong gia đình, nhất là qua các hành động phục vụ vui tươi và những hy
sinh nhỏ mọn hằng ngày để giúp đỡ người khác. Một quyết tâm như thế sẽ đưa
chúng ta đến việc cầu nguyện cho thành phần nào cần được cầu nguyện nhiều nhất
trong gia đình, giúp đỡ thành viên nào yếu đuối hoặc thành viên nào đang sa
sút, và đặc biệt là sống yêu thương đối với thành viên nào đang yếu bệnh hoặc
gặp gian truân.
Giáo dục con cái. Việc cầu nguyện trong gia đình.
Chắc
chắn hai thánh Gioakim và Anna luôn ý thức Thiên Chúa đang yêu sách ái nữ của
các ngài một điều gì đó thật vĩ đại, bởi vì trẻ Maria đã biểu lộ những đặc ân
tuyệt vời trên phương diện nhân bản cũng như siêu nhiên. Các ngài đã dâng ái nữ
cho Thiên Chúa, như những bậc cha mẹ Do Thái thường làm. Các bậc cha mẹ củng cố
tình yêu cho nhau bằng việc cầu nguyện sẽ biết tôn trọng thánh ý Thiên Chúa đối
với con cái của họ. Tình yêu giữa cha mẹ càng được củng cố hơn nữa nếu như con
cái họ được ơn tận hiến cho Thiên Chúa. Các bậc cha mẹ thường ước ao và kêu xin
Thiên Chúa ơn này, bởi vì như thánh Josemaría Escrivá nói: Dâng con cái để
phụng sự Chúa không phải là một hy sinh: đó là một vinh dự và một niềm vui, một
vinh dự cao cả và một niềm vui lớn lao. Con cái sẽ nghiệm thấy vẻ đẹp của hành
vi hiến dâng những năng lực của chúng cho Nước Chúa, bởi vì bằng nhiều cách,
chúng đã học biết thực hiện điều ấy ngay trong nếp sống ở gia đình.
Tình
yêu dẫn đến hôn nhân cũng là một con đường thánh thiện, một ơn gọi, một con
đường để hiến dâng toàn diện cho Thiên Chúa. Tình yêu này phải hiệu quả và hoạt
động nơi hoa trái, tức là con cái. Tình yêu chân thực sẽ biểu hiện trong việc
nỗ lực dạy dỗ con cái biết sống chuyên cần, tiết độ, và có giáo dục, theo đúng
ý nghĩa của từ ngữ… và trở nên những tín hữu tốt lành. Ước chi các nhân đức
nhân bản được phát triển nơi gia đình: nhân cách mạnh mẽ, điều độ trong việc sử
dụng vật chất, có tinh thần trách nhiệm, quảng đại, siêng năng… và ước chi mọi
người đều biết tiêu dùng một cách kiệm ước, luôn nhớ đến nhiều người trên thế
giới vẫn còn đang túng thiếu.
Tình
yêu thương con cái đích thực sẽ đưa cha mẹ đến chỗ quan tâm chọn trường học cho
con cái, bởi vì điều này ảnh hưởng đến phần rỗi của chúng. Cũng tình yêu ấy sẽ
thúc đẩy cha mẹ lo tìm nơi nghỉ ngơi và giải trí lành mạnh cho con cái – thường
họ phải hy sinh sở thích và quyền lợi khi tránh những môi trường có thể làm cho
việc sống đạo trở nên khó khăn. Cha mẹ đừng bao giờ quên rằng mình là người
quản lý một kho tàng quí báu của Thiên Chúa. Là những tín hữu, họ phải tạo lập
một gia đình, nơi có Chúa Kitô hiện diện.
Hôm
nay, chúng ta nài xin hai thánh Gioakim và Anna giúp chúng ta làm cho mái nhà
của chúng ta trở thành một nơi dễ dàng gặp được Thiên Chúa. Chúng ta hãy cậy
nhờ sự cầu bầu của Đức Mẹ. Đức Gioan Phaolô II đã khuyến khích: Hợp nhất cùng
nhau, chúng ta hãy hướng tâm hồn về Mẹ Maria. Xin Mẹ hãy tỏ ra là Từ Mẫu của
chúng ta hết thảy. Xin Mẹ hãy dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên Chúa Kitô,
Đấng đã trở nên Con của Mẹ, để Người thương tình chấp nhận.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 7
26 THÁNG BẢY
Thiên Chúa Muốn Thiết Lập Vương Quyền
Của Ngài Trong Đời Sống Chúng Ta
Từ những suy tư rút ra
từ các Thư của Thánh Phao-lô như trên, chúng ta có thể hiểu hơn giáo huấn của
Đức Kitô về sự quan phòng bao trùm mọi sự của Cha trên trời (Mt 6,25-34 và Lc
12,22-31): “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài,
rồi các thứ khác sẽ được ban thêm cho” (Mt 6,33; Lc 12,31).
Nói “trước hết”, Đức
Giêsu cho thấy rõ Thiên Chúa muốn gì trước hết nơi mỗi chúng ta. Điều mà Thiên
Chúa nhắm đến trước hết trong công cuộc sáng tạo thế giới, điều mà Ngài ao ước
ở chung cuộc của thế giới chính là thiết lập “Nước của Ngài và sự công chính
của Ngài” trong đời sống chúng ta. Toàn thể thế giới đã được tạo thành trong
định hướng qui về Vương Quốc này. Thế giới được tiền định để đạt tới sự viên
mãn của nó nơi con người và nơi lịch sử của con người trong thời gian của Thiên
Chúa. Vương quyền của Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, đó là điều mà thế
giới và con người được tiền định từ đời đời trong Đức Kitô.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Joachim và Thánh Anna, song thân Đức Maria;
Gr 2, 1-3.7-8.12-13; Mt 13, 10-17.
LỜI SUY NIỆM: “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được
thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.” (Mt 13,16)
Chúa Giêsu đang vui mừng và chúc phúc cho mắt và tai của mỗi người chúng ta.
Nhưng rồi mắt của chúng ta có thật sự thấy những điều cần thấy; tai chúng ta có
thật nghe những lời cần nghe; để làm thăng tiến trên đường đạo đức của chúng ta
hay không? Trước đây hai ngàn năm đã có những con người có mắt mà không nhìn
thấy, cũng như có tai mà chẳng nghe được gì cả. Họ như mù và điếc khi đứng
trước Chúa Giêsu.
Ngày hôm nay chúng ta cũng cần kiểm tra lại mắt và tai của chúng ta. Tai và mắt
của chúng ta có đem lợi ích hay làm hại sự sống đời đời của chúng ta?
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 26-07:
Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng
ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên
quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang
đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh
kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn
ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có
nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những
chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các
học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng
không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường
như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách
Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm
khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả,
Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy
nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có
giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là
một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ
sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các
Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia
sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng
khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con
trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền
thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri
Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh
của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người
Israel
chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến
của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư
tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền
của Thiên Chúa.
Việc
tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên
Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm
1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm.
Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
26 Tháng Bảy
Vết Sẹo Nơi Bàn Chân
Ông Khấu Chuẩn, người đời nhà Tống, đất Hạ Bì, lúc nhỏ là một
cậu bé lêu lổng, ham chơi. Bà mẹ vốn là người nghiêm khắc, nên thường hay quở
phạt ông. Tuy nhiên, tính nào vẫn tật ấy, Khấu Chuẩn vẫn không thay đổi. Một
hôm, ông trốn học đi chơi, bà mẹ giận quá cầm quả cân ném phải chân ông, máu
chảy đầm đìa... Từ đó, ông đã bỏ hẳn tính lêu lổng phóng túng, chỉ lo chuyên
cần học tập. Về sau đỗ đạt, ông được bổ làm tể tướng. Mỗi khi sờ đến vết sẹo ở
bàn chân, ông khóc nức nở: "Chính vết thương này đã làm ta nên
người".
Sống
là một cuộc chiến đấu không ngừng. Thương tích dường như là một điều thiết yếu
trong cuộc sống. Vấp ngã là điều thường tình trong thân phận con người. Chúng
ta không nhìn lại những vết sẹo trong tâm hồn để nuối tiếc quá khứ, nhưng để
nhận rõ dấu chỉ của một tình thương bao la cao cả hơn. Phải, Thiên Chúa mạnh
hơn sự chết và tội lỗi của con người. Nói như thánh Phaolô: nơi nào tội lỗi
càng nhiều, nơi đó ân sủng của Chúa càng dồi dào.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 26
Thánh Anna và Thánh
Gioakim,
song thân Đức Trinh Nữ Maria
song thân Đức Trinh Nữ Maria
Việc hôm nay Giáo Hội tưởng nhớ Thánh Anna
và Thánh Gioakim, song thân Đức Trinh Nữ Maria, tức là ông bà ngoại của Đức
Giêsu, gợi cho cha một vài suy nghĩ. Lễ mừng kính này khiến chúng ta nghĩ tới
việc giáo dục, là một chủ đề quan trọng trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Lễ
này đặc biệt mời gọi chúng ta cầu nguyện cho ông bà tổ tiên: nơi gia đình, các
vị là người nắm giữ, và cũng thường là chứng nhân cho những giá trị căn bản
trong cuộc sống.
Vai trò giáo dục của ông bà bao giờ cũng
rất quan trọng, và lại càng quan trọng hơn khi, vì nhiều lý do khác nhau, bố mẹ
không phải lúc nào cũng có mặt bên cạnh con cái, khi chúng đến tuổi lớn khôn.
Cha xin phó thác mọi người ông người bà trên thế giới cho sự bảo trợ của Thánh
Anna và Thánh Gioakim và cũng xin gửi đến họ phép lành đặc biệt.
Nguyện xin Đức
Trinh Nữ Maria, Đấng đã học cách đọc Kinh Thánh trên đùi của Thánh Anna thân mẫu
Ngài - theo như chi tiết trong một bức họa rất đẹp ngày xưa mô tả - giúp cho mọi
người ông người bà luôn biết nuôi dưỡng niềm tin và lòng cậy trông vào suối
nguổn Lời Chúa.
ĐGH Biển Đức XVI
Thứ Năm 26-7
Thánh Gioankim và Thánh Anna
T
|
rong Kinh Thánh, các thánh sử Mátthêu và Luca cung cấp cho chúng
ta phả hệ của Ðức Giêsu. Các ngài đi ngược trở về tổ tiên dòng họ của Người chỉ
để chứng minh rằng Ðức Giêsu là cực điểm của các lời hứa trọng đại. Nhưng bên
ngoại của Ðức Giêsu thì bị lãng quên, chúng ta không có một dữ kiện gì về các
đấng sinh thành ra Ðức Maria. Ngay cả tên Gioankim và Anna cũng xuất phát từ
một truyền thuyết được viết lại sau khi Ðức Giêsu về trời khoảng hơn một thế
kỷ.
Tuy nhiên, đức tính anh hùng và thánh thiện của các ngài được suy
đoán từ bầu khí của toàn thể gia tộc Ðức Maria. Dù chúng ta dựa trên truyền
thuyết về thời kỳ thơ ấu của Ðức Maria hoặc suy đoán từ các dữ kiện trong Phúc
Âm, Ðức Maria là một thể hiện của biết bao thế hệ những người siêng năng cầu
nguyện mà chính ngài là một người đắm chìm trong các truyền thống đạo đức của
người Do Thái.
Các đức tính nổi bật của Ðức Maria khi ngài thi hành các quyết
định, khi liên lỉ cầu nguyện, khi trung thành với quy luật tôn giáo, khi bình
tĩnh trước những khủng hoảng và khi tận tâm với người bà con -- tất cả những
điều này cho thấy một gia tộc khắng khít, yêu thương nhau biết nhìn đến các thệ
hệ tương lai trong khi vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp của quá khứ.
Thánh Gioankim và Thánh Anna -- dù những tên tuổi này có thật hay
không -- đã đại diện cho một chuỗi thế hệ của những người trung tín thi hành
bổn phận, kiên trì sống đức tin để tạo nên một bầu khí thuận tiện cho sự giáng
trần của Ðấng Thiên Sai, nhưng họ vẫn âm thầm không ai biết đến.
Lời Bàn
Ðây là "ngày lễ của các ông bà". Nó nhắc nhở cho các ông
bà về trách nhiệm của họ là phải thiết lập gia phong cho các thế hệ tương lai:
Họ phải làm sống lại các truyền thống và trao truyền cho con cháu. Nhưng ngày
lễ này cũng có ý nghĩa cho các thế hệ trẻ. Nó nhắc nhở người trẻ rằng cái nhìn
chín chắn, giầu kinh nghiệm của người già là sự khôn ngoan không nên coi thường
hoặc bỏ qua.
Lời Trích
"... Gia
đình là nền tảng của xã hội. Trong đó, nhiều thế hệ đến với nhau để giúp đỡ
nhau lớn lên trong sự khôn ngoan và để hòa hợp quyền lợi cá nhân với những đòi
hỏi khác của đời sống xã hội"(Giáo Hội Trong Thế Giới
Ngày Nay, 52).
Anrê Phú Yên (1625 - 1644)
Anrê Phú Yên - Sinh tại tỉnh Phú Yên năm
1625. Rửa tội năm 15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh
chị, do chính cha Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ngày 5
tháng 3 năm thánh 2000, Ðức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước một thanh niên Việt Nam, tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644, và được biết dưới tên thánh
Anrê, và đồng thời cũng là thầy giảng.
Ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Thầy anh dũng dâng
hiến mạng sống vì trung thành với đức tin Kitô và những lời Thầy cam kết với Chúa Kitô
trong tư cách là người truyền bá Tin Mừng và giáo lý Kitô, nhưng ký ức về Thầy vẫn không suy giảm; trái lại, tấm gương của Thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giúp đỡ họ sống phù hợp và trung
thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn.
Thầy
Giảng Anrê, gốc
tỉnh Phú Yên (giáo xứ Mằng
lăng, Giáo phận Quy Nhơn),
là con út của một
phụ nữ
tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục
con cái với tất
cả lòng tận
tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu
bé mảnh khảnh,
nhưng tư
chất rất
thông minh, có óc phán đoán tốt
và tâm hồn hướng
chiều về
sự thiện.
Do lời năn nỉ
của bà mẹ,
cha Ðắc Lộ,
vị Linh Mục
thừa sai dòng Tên nổi
tiếng, đã nhận
cậu Anrê vào số
các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học
chữ Nho và chẳng
bao lâu trổi vượt
các bạn đồng
môn.
"Gió chiều phơn phớt lạnh
Lặng cả tiếng thì thầm Rừng người đứng trầm ngâm Nghe lý hình than thở: "Lạy Trời, xin tha thứ Tôi là kẻ thừa hành Có đổ máu người lành Xin Trời Xanh tha tội". Than rồi, ông bước tới Cố nén tiếng thương đau Lấy ngọn giáo đâm thâu Xuyên từ sau ra trước. Thầy An-rê vẫn ngước Nhìn trời mắt đăm đăm Rồi quay lại chăm chăm Thầy chào cha Ðắc Lộ. Lòng cha bao đau khổ Vẫn gắng ngỏ một lời: "Con ơi hãy nhìn trời Giê-su Ngài đang đợi!" Thầy nghe lời cha nói Vội nhìn trời bao la "Giê-su ! Ma-ri-a!" Lời thốt ra luôn miệng. Người lý hình tê điếng Rút lại ngọn giáo dài Ðâm một nhát thứ hai Rồi đâm thêm nhát nữa. Thầy vẫn chưa gục ngã Kiên vững cả xác hồn Trên đôi môi như son Vẫn kêu giòn danh Chúa. Thấy cực hình lâu quá Một người lính đứng gần Tuốt ra lưỡi gươm trần Nhắm chém ngay vào cổ. Nhưng thầy vẫn quỳ đó Danh Chúa thầy vẫn kêu." |
Anrê được
lãnh nhận bí tích Rửa
Tội cùng với
mẹ ba năm trước
khi bà qua đời, tức
là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Anrê sinh năm 1625 hay 1626, không rõ ngày
tháng, và lúc chịu chết
năm 1644, Thày trạc độ
19 hay 20 tuổi.
Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức là năm 1642,
Anrê được cha Ðắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là "Nhà
Ðức Chúa Trời" mà cha Ðắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Ðức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai,
suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng.
Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy.
Trước cuối tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ trở lại tỉnh nơi Thầy Giảng Anrê sinh sống. Quan mang
theo sắc lệnh của chúa Nguyễn cấm truyền bá đạo Kitô trong nước: vì thế quan quyết định hành động trước tiên chống lại các thầy giảng.
Cha Ðắc Lộ không hề hay biết ý định này của quan, nên tới thăm quan vì
xã giao, nhưng ngay sau đó cha được biết chúa Nguyễn rất giận dữ khi thấy vì cha mà có
đông người dân bản xứ theo đạo Kitô. Vì thế cha phải bỏ xứ Ðàng Trong để trở về Macao
và không được phép dậy giáo lý cho dân nữa. Còn các tín hữu theo đạo thì bị trừng phạt rất nặng nề.
Rời dinh quan Nghè Bộ, cha Ðắc Lộ đi thẳng xuống nhà tù nơi giam giữ một thầy giảng già 63 tuổi tên là Anrê,
mới bị bắt hai ngày trước đó. Trong khi
ấy, quan ra lệnh cho lính tới nhà cha lùng bắt một thầy giảng khác tên là Ignatio. Nhưng thầy Ignatio đã đi làm việc tông đồ. Lính chỉ tìm thấy Thày Anrê trẻ: để khỏi trở về dinh quan Bộ tay không,
lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, rồi giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ. Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, Thày đựơc dẫn tới trước mặt quan. Lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy thầy Ignatio, nhưng đã bắt được một "thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta
luôn nói về đạo Kitô và khuyến khích họ theo đạo".
Nghe vậy quan tìm mọi cách làm cho
Thầy Anrê "từ bỏ cái đạo điên rồ đó và bỏ lòng tin".
"Nhưng thanh niên can trường ấy trả lời quan rằng mình là Kitô
hữu, và rất sẵn sàng chịu mọi khổ hình chứ không từ bỏ đạo mình tuyên xưng: nên xin quan cứ tùy ý chuẩn bị các hình cụ, chàng vui
lòng đón nhận, với xác tín rằng, vì đức tin, càng chịu khổ đau chừng nào thì càng chết vinh quang chừng ấy".
Tức giận vì sự bất khuất của Thầy Anrê không hề sợ hãi trước những lời đe dọa, quan truyền đóng gông và
giải Thầy vào ngục, cùng nơi giam giữ thầy Anrê già.
Cha Ðắc Lộ và một vài thương gia Bồ Ðào Nha tới thăm hai thầy: Thầy Anrê trẻ thanh thản và vui mừng vì được chịu khổ đau vì Chúa
Kitô đến độ những người đến thăm Thầy bịn rịn không rời Thầy được, và nước mắt tràn bờ mi, họ xin Thầy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện. Thấy vậy, Thầy tự nhạo cười mình và xin họ cầu nguyện cho Thầy, để Chúa ban cho Thầy ơn trung thành với Chúa cho đến chết, "dâng hiến mạng sống trong tình yêu trọn vẹn, hầu đáp trả tình yêu thương vô biên của Chúa, Ðấng đã hiến mạng sống vì loài người... những lời Thày luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là:
Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống".
Sáng hôm sau, 26 tháng 7 năm 1644, hai tín hữu Kitô cùng tên
Anrê, Anrê già 63 tuổi và Anrê trẻ, cổ mang gông, bị dẫn qua các đường phố đông người qua lại nhất trong thành, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai. Quan trấn triệu tập một vài quan
khác, lôi kéo họ về phía mình và tuyên án tử cho Thầy Giảng Anrê trẻ, rồi ra lệnh dẫn Thầy trở về ngục thất.
Còn thầy Anrê già thì được tha vì lý do
tuổi tác nhờ lời xin của cha Ðắc Lộ và các thương gia Bồ Ðào Nha.
Vào khoảng 5 giờ chiều, một viên chỉ huy cùng với 30 người lính vào nhà
tù, nơi vị Tôi Tớ Chúa bị giam giữ, và ra lệnh cho Thầy phải đi theo tới nơi hành quyết. Thầy Anrê cảm tạ Chúa vì giờ hiến tế đã tới, và sau khi chào mọi người hiện diện trong tù, Thầy nhanh nhẹn bước đi. Quân lính
vây chặt chung quanh và dẫn Thầy Anrê đi qua các đường phố ở Kẻ Chàm, tới một cánh đồng ngoài thành.
Cha Ðắc Lộ, nhiều Kitô hữu Bồ Ðào Nha và Việt Nam
cũng như nhiều người lương đã đi theo và chứng kiến cuộc xử tử vị Tôi Tớ Chúa.
Theo thói quen tại đây, cha Ðắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng lấy máu Thầy, nhưng Thầy Anrê không muốn nhận điều ấy, Thầy muốn máu mình thấm xuống đất, để được giống như máu cực trọng Chúa Kitô đã
đổ ra. Trong khi đó, Thầy Anrê nhắn nhủ các Kitô hữu hiện diện hãy luôn kiên vững trong đức tin, đừng buồn phiền vì cái chết của Thầy, và hãy giúp
lời cầu cho Thày được trung thành tới cùng.
Cuộc hành quyết Thầy Anrê được thi hành bằng mấy nhát lao đâm
thấu cạnh sườn bên trái, và sau cùng khi một người lính sắp dùng đao chém
đầu, Thày lớn tiếng kêu lên "Giêsu".
Cho tới hơi thở cuối cùng, Thầy Anrê đã chứng tỏ lòng kiên
trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô.
*****
Lạy Chúa, xin cho các giáo lý viên và
các bạn trẻ, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù nơi bị cấm cách, hay trong xã hội tân tiến với nhiều quyến rũ, biết noi gương Chân Phước Thầy Giảng Anrê Phú
Yên, hăng say loan truyền Tin Mừng Tình Yêu và Hòa Giải và trung kiên theo Chúa Giêsu, hiến mạng sống đáp trả lại tình yêu của Ngài. (Lời Nguyện Giáo Dân
Thánh Lễ Tôn Phong Chân Phước Anrê Phú Yên tại Công Trường Thánh Phêrô,
Vatican
5.3.2000)
VĂN
PHÒNG PHỐI KẾ
TÔNG ÐỒ MỤC VỤ VIỆTNAM
HẢI NGOẠI
/o C.I.A.M.
ia Urbano VIII, 16 - 00165 ROMA
TÔNG ÐỒ MỤC VỤ VIỆT
/o C.I.A.M.
ia Urbano VIII, 16 - 00165 ROMA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét