Thứ Hai sau Chúa Nhật 16 Quanh Năm
Tiên tri Mi-kha. |
Bài Ðọc I: (Năm
II) Mk 6, 1-4. 6-8
"Người hỡi, Ta sẽ chỉ
cho ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi".
Trích sách Tiên tri Mikha.
Các ngươi hãy nghe Chúa phán:
"Ngươi hãy đứng lên, hãy trình bày lời tố cáo của ngươi trước núi non, và
các đồi hãy nghe tiếng của ngươi. Hỡi các núi và nền tảng kiên cố của địa cầu,
hãy nghe Chúa tố cáo dân Người và biện luận với Israel .
"Hỡi dân Ta, Ta đã làm
gì cho ngươi? Hay là Ta đã làm khổ ngươi điều gì? Hãy trả lời cho Ta biết.
Chính Ta dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập, đã giải thoát ngươi khỏi nhà nô lệ, và
sai Môsê, Aaron và Maria đi trước mặt ngươi?"
Tôi sẽ hiến dâng vật gì lên
Thiên Chúa cho xứng đáng? Hay là tôi sấp mình trước Thiên Chúa Tối Cao? Tôi sẽ
dâng lên Người của lễ toàn thiêu và con bê một tuổi chăng? Chúa có hài lòng với
hằng ngàn chiên đực, hoặc hằng muôn vàn dê đực béo tốt chăng? Tôi sẽ dâng con
đầu lòng để đền tội ác của tôi, và dâng con cái tôi để đền chính tội tôi chăng?
Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho
ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi: tức là ngươi hãy thực
hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa
ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 49, 5-6. 8-9.
16bc-17. 21 và 23
Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu
độ (c. 23b).
Xướng: 1) "Hãy tập họp
cho Ta các tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ". Và trời cao
sẽ loan truyền sự công chính của Ngài, vì chính Ðức Thiên Chúa, Ngài là thẩm
phán. - Ðáp.
2) Ta không khiển trách ngươi
về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta
không nhận từ nhà ngươi một con bò con, cũng không nhận từ đoàn chiên ngươi
những con dê đực. - Ðáp.
3) Tại sao ngươi ưa kể ra
những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ
không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng. - Ðáp.
4) Ngươi làm thế, mà Ta đành
yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta cũng giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi
bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta;
ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo
Ta". - Alleluia.
Chúa Giê-su với các luật sĩ. |
Phúc Âm: Mt 12, 38-42
"Nữ hoàng phương nam
sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và
biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy
làm một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu
lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên
tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong
lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy
cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối
tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng
phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ
trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao
trọng hơn Salomon".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu kể lại dấu lạ tiên
tri Giona ở trong bụng cá ba ngày. Qua lời giảng dạy của Giona, dân Ninivê đã
hối cải. Cũng vậy, Ðức Giêsu cũng sẽ đi vào lòng đất, vào cái chết và Phục Sinh
vinh quang để đem lại ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài. Như vậy để được ơn
cứu độ, chúng ta phải tin vào Ðức Giêsu. Cụ thể là sám hối và sống theo Lời
Chúa trong từng giây phút của cuộc sống.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, qua cái chết và sự
Phục Sinh của Chúa, Chúa muốn đưa chúng con vào cuộc sống vĩnh cửu. Xin Chúa
uốn nắn tâm hồn chúng con mềm mại để dễ đón nhận và tin vào Chúa, một niềm tin
mạnh mẽ. Ðể chúng con được hân hoan bước vào vinh quang Nước Chúa trong ngày
sau hết. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Suy Niệm:
Dấu Chỉ Yêu Thương
Trong quyển tự thuật "Vì
Danh Ta", một Mục sư người Hungari đã kể lại kinh nghiệm của ông. Bị bắt
và bị chuyển từ trại này sang trại khác, vị Mục sư vẫn âm thầm rao giảng Lời
Chúa cho các bạn tù. Trong 13 năm tù, ông đã giúp cho rất nhiều bạn tù được gặp
gỡ Chúa. Ông đã kết thúc quyển tự thuật cũng là bài ca tuyên xưng đức tin của
ông như sau:
"Trong suốt thời gian bị
tù đày, tôi đã hiểu được rằng Lời Chúa đi vào tâm hồn con người dễ dàng hơn
giữa những đau khổ và bách hại. Ðó là lý do cho thấy mùa gặt thiêng liêng trong
các ngục tù luôn luôn dồi dào. Tôi không tự cho mình là người anh hùng, lại
càng không phải là vị tử đạo. Nhưng vào lúc sống tự do, nhìn lại đằng sau, tôi
có thể nói với tất cả thành thật rằng 13 năm bị tra tấn đánh đập, đói khát, 13
năm đau khổ và xa gia đình để làm mục sư cho hàng ngàn tù nhân trong các trại
giam, 13 năm như thế quả thật đáng giá".
Những dòng trên đây quả là
một phấn khởi cho tất cả những ai đang vì niềm tin của mình mà phải chịu bách
hại và đau khổ. Những đau khổ thử thách mà các Kitô hữu phải trải qua thường là
dấu chỉ cao đẹp nhất, qua đó Thiên Chúa tỏ mình cho con người.
Chúa Giêsu như muốn nói đến
điều đó, khi Ngài mượn hình ảnh tiên tri Yôna để loan báo về chính cái chết của
Ngài. Cũng như Yôna đã vâng phục Thiên Chúa đến rao giảng sự sám hối cho dân
thành Ninivê, thì Chúa Giêsu cũng vâng phục Chúa Cha để sống kiếp con người và
trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa cho con người. Qua hình ảnh Yôna để
loan báo sự vâng phục cho đến chết của Ngài, Chúa Giêsu muốn nói đến con đường
mạc khải của Thiên Chúa, đó là con đường tình yêu. Ngài đã tạo dựng con người
theo hình ảnh Ngài, nghĩa là có tự do và biết yêu thương, cho nên Thiên Chúa đã
chọn con đường yêu thương để đến với con người. Ngài đã hóa thân làm người,
sống trọn vẹn kiếp người, và cuối cùng chịu chết treo trên Thập giá, tất cả để
trở thành lời mời gọi đối thoại yêu thương.
Mãi mãi Thiên Chúa chỉ đến
với con người qua dấu chỉ của tình yêu. Người Kitô hữu luôn được mời gọi để
nhận ra những dấu chỉ yêu thương ấy trong cuộc sống của mình, không những qua
những chúc lành và may mắn, mà còn qua những mất mát, khổ đau thua thiệt nữa.
Nhận ra những dấu chỉ yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống, người Kitô hữu
cũng được mời gọi để trở thành những dấu chỉ yêu thương của Ngài cho mọi người
chung quanh. Trở thành dấu chỉ yêu thương có nghĩa là chấp nhận sống vâng phục
và vâng phục cho đến chết như Chúa Giêsu. Trở thành dấu chỉ yêu thương giữa tăm
tối của cuộc sống, giữa đọa đày bách hại, người Kitô hữu vẫn tiếp tục chiếu
sáng trong tín thác, yêu thương, phục vụ, tha thứ.
Xin cho lý tưởng chứng nhân
luôn bừng sáng trong chúng ta, để dù sống trong đau khổ, thử thách, chúng ta
vẫn trung thành với tình yêu Chúa.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA
MỖI NGÀY
THỨ HAI TUẦN XVI THƯỜNG
NIÊN năm II
Bài
đọc: Mic
6:1-4, 6-8; Mt 12:38-42
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Bụt nhà không thiêng; gần nhà gọi bụt
bằng anh!
Trong Cựu Ước, ngoài Sách tiên tri Jonah,
ông cũng được đề cập đến trong 2 Kings 14:25: ông là con của Amittai, người
Gathhepher. Ông hoạt động dưới triều Vua Jeroboam II, đồng thời hay sớm hơn
Hosea và Amos; vì thế ông được kể là tiên tri sớm nhất trong các tiên tri.
Trong Tân Ước, tiên tri Jonah được đề cập đến trong Matthew 12:38-41 và Luke
11:29-32. Một số học giả chủ trương chú giải sách của Jonah như một dụ ngôn hay
so sánh và loại ra ngoài tính lịch sử của sách vì 2 lý do: (1) phép lạ quá lớn
không thể xảy ra; và (2) thể loại của sách là tường thuật, không phải là tiên
tri. Trong phụng vụ của Do Thái, Sách Jonah được đọc trong ngày Yom Kippur
(Ngày Xá Tội), vào giờ nguyện ban trưa.
Một trong những điều quan trọng nhất của
thần học Do Thái là (Teshuva): họ có khả năng ăn năn trở lại và được Thiên Chúa
tha thứ. Và đây là điều chính yếu trong sách của Jonah. Ông không muốn Thiên
Chúa tha thứ cho kẻ thù, và vì thế ông đã từ chối không kêu gọi dân thành
Nineveh ăn năn trở lại; nhưng Thiên Chúa lại muốn ngược lại: Ngài không muốn kẻ
có tội phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối và được sống.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Liên hệ giữa Chúa và Israel
1.1/ Thiên Chúa kiện Israel .
Thiên Chúa truyền cho Micah đi nhắc lại
cho Dân Chúa biết tình yêu chung thủy của Ngài dành cho họ với sự chứng kiến
của núi đồi. Tại sao cần núi đồi làm chứng? Vì con người dễ thay đổi mau quên;
nhưng núi đồi không thay đổi theo thời gian; chúng đã chứng kiến từ đầu Chúa đã
yêu và làm cho dân Chúa những gì: Ngài đã mang dân từ đất nô lệ của Ai Cập vào
vùng đất tự do đầy sữa và mật; Ngài đã gởi đến cho dân những nhà lãnh đạo và
tiên tri để điều hành và giáo dục dân chúng như Moses, Aaron và Miram.
Thiên Chúa chưa một lần bội hứa hay làm
phiền lòng Israel ,
thế mà họ đã quay lưng lại với Ngài. Họ đã đúc tượng con bê bằng vàng để thờ và
nói với nó: Đây là đấng đã cứu ngươi ra khỏi cảnh nô lệ của người Ai-cập!
1.2/ Israel đáp trả tình yêu Thiên Chúa
thế nào?
Họ chỉ chú trọng tới hình thức và các lễ
nghi bên ngoài. Họ nghĩ sẽ làm vui lòng Chúa bằng việc giữ các ngày lễ và dâng
những của lễ toàn thiêu như: con đầu lòng, trâu bò một tuổi, không tì vết … Họ
nghĩ sẽ làm vui lòng Chúa bằng ngàn chiên cừu hay vạn những con sông đầy dầu
ôliu để Thiên Chúa tha thứ cho những xúc phạm và tội lỗi của họ. Thiên Chúa
không muốn những điều này. Ngài không đòi Israel điều gì khác ngoài việc có
lòng yêu mến nhân từ, thực thi công chính, và ăn ở khiêm nhường.
2/ Phúc Âm: Một số biệt phái và ký lục đòi
Chúa làm một phép lạ để họ có thể tin vào Ngài.
2.1/ Dấu lạ Jonah
Những người này có thể đã chứng kiến hay
ít nhất đã được nghe những lời Chúa dạy và về các phép lạ Chúa đã làm trong Israel .
Đất Israel
không lớn lắm; chỉ cần những tiếng đồn loan đi là mọi người đều biết. Hôm nay
họ muốn thử thách Chúa để họ thấy tận mắt dấu lạ thì họ mới tin. Chúa từ chối
không thỏa mãn lời yêu cầu của họ; nhưng Ngài hứa sẽ cho thấy một dấu lạ cả thể
sau này.
Dấu lạ Jonah: Ông đã từ chối không đi
giảng dạy tại Nineveh .
Thay vì đó, đáp tàu đi Tarsus ;
và sau đó đã bị ném xuống biển và bị nuốt bởi một con cá voi. Ông ở trong bụng
cá 3 ngày đêm và sau đó cá đã nhả ông ra trên bờ biển. Phép lạ nữa Chúa sẽ làm
là họ sẽ chứng kiến Chúa cũng sẽ ở trong mồ 3 ngày 3 đêm và sau đó sẽ sống lại
và ra khỏi mồ: một phép lạ chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là cái chết, an táng,
sống lại và lên trời của chính Ngài.
2.2/ Bụt nhà không thiêng
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã thân hành
đến và sống giữa dân để mặc khải, dạy dỗ những lời khôn ngoan chưa từng nghe
của Thiên Chúa; đồng thời làm những phép lạ chưa từng thấy xảy ra từ tạo thiên
lập địa đến giờ. Thế mà họ vẫn coi thường và thử thách Ngài như trong bài Phúc
Âm hôm nay. Vì thế, Chúa cảnh cáo họ:
- Dân thành Nineveh sẽ tố cáo những người
này cứng lòng vì họ đă ăn năn trở lại khi nghe Jonah giảng chỉ một lần; trong
khi những người này đã được nghe và chứng kiến bao nhiêu phép lạ Người đã làm
và vẫn không tin!
- Nữ Hoàng Phương Nam đã lặn lội từ xa và
mang biết bao lễ vật đến triều công để được nghe sự khôn ngoan của Vua Solomon;
trong khi thế hệ này đã không phải lặn lội đi xa; đã không phải trả một đồng,
mà vẫn từ chối nghe lời khôn ngoan của Con Thiên Chúa!
Tại sao bụt nhà không thiêng? Có nhiều lý
do; sau đây là một vài lý do chính:
(1) Đã quá quen nên không cảm thấy quí nữa và nghĩ đó là chuyện
tự nhiên phải đến. Nghe Chúa giảng hay làm phép lạ lần đầu tiên, họ có thể sửng
sốt và tin; nhưng nếu nghe và chứng kiến nhiều lần, họ sẽ nhàm chán và mất đi
niềm tin ban đầu.
(2) Kiêu căng và vọng ngoại: Cái gì của người ngoài mới hay mới
tốt; còn cái gì ở trong gia đình, làng mạc, quốc gia thì xem thường (Nathanael
nói: ở Nazareth
thì có gì hay? Những người Biệt phái tuy nhận ra sự khác thường nơi Chúa Giêsu;
nhưng vẫn gạt đi và nói: người này không phải con ông thợ mộc Giuse và bà
Maria; và anh em của ông không phải là người đồng hương với chúng ta sao? Và họ
vấp phạm vì Ngài).
(3) Dạy và bắt thực hành những gì họ không thích; nhất là bắt
phải từ bỏ những gì họ đã quá quen thuộc; nhất là lại tố cáo những bất công tội
lỗi của họ. Con người có khuynh hướng chiều theo những gì dễ thực hành và lối
sống dễ dãi hưởng thụ hơn.
Đức tin nhờ phép lạ là đức tin nhất thời.
Chúa Giêsu nói với Thánh Thomas: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải sống mối liên hệ mật thiết
với Thiên Chúa, biểu tỏ qua cuộc sống công chính và bác ái với tha nhân. Mọi lễ
nghi bên ngoài sẽ vô ích nếu chúng ta không sống những mối liên hệ này.
- Trong cuộc đời, chỉ một mình Thiên Chúa
là Người yêu chúng ta đích thực và các vô vị lợi. Chúng ta đừng bao giờ phản
bội tình yêu trung thành của Ngài.
- Chúng ta cần phải luôn biết kính sợ
Thiên Chúa. Ngài không phải như một con người để rồi khi đã chán ngán chúng ta
có thể gạt qua một bên. Ngài là Thiên Chúa duy nhất của cuộc đời.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Vua Salomon và Nữ Hoàng Seba. |
****************
Thứ Hai tuần 16 thường niên
Sứ điệp: Chúa Giêsu đến không
phải để làm những dấu lạ nhãn tiền chiều theo tính hiếu kỳ và sự cứng lòng của
con người. Chúng ta hãy hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con
thấy điều làm cho Chúa đau khổ nhất đó chính là sự cứng lòng tin. Chúa đã cảnh
cáo, trách mắng người Do Thái không chịu tin vào Chúa. Họ đã hững hờ, coi
thường những dấu lạ mà Chúa đã thực hiện. Vì đối với họ, những dấu lạ đó chưa
đủ sức thuyết phục.
Lạy Chúa Giêsu, niềm tin của con ngày hôm nay
nhiều lúc cũng như thế, nhiều lần, con cũng đã đòi Chúa ban cho phép lạ nào đó,
nhiều lúc con đã mặc cả với Chúa trong lúc cầu nguyện. Con muốn tin vào Chúa và
theo Chúa, nhưng lại với điều kiện Chúa ban ơn cho con trước, mà những ơn đó
nhiều lúc lại chẳng cần thiết cho sự sống linh hồn con. Con muốn Chúa thực hiện
theo ý con, trước khi con vâng theo Ý Chúa.
Lạy Chúa, ngay cả thời đại hôm nay, Chúa vẫn
đang âm thầm hoạt động. Xin mở con mắt đức tin của con, để con thấy được nhiều
dấu lạ trong thế giới hôm nay: Một Giáo Hội mỗi ngày một tăng trưởng, một tình
thương ngày càng lan rộng, và chung quanh con, biết bao người đang sống gắn bó
mật thiết với niềm tin vào Chúa là Đấng Tử Nạn và Phục Sinh.
Trước những dấu lạ đó, xin cho con được noi
gương dân thành Ni-ni-vê, biết thống hối ăn năn. Và xin cho con biết đón nhận
lời khôn ngoan của Chúa. Con hết lòng tín nhiệm nơi Chúa. Amen.
Ghi nhớ :"Nữ hoàng phương
nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".
23/07/12
THỨ HAI TUẦN 16 TN
Th. Bighítta, nữ tu
Mt 12,38-42
Th. Bighítta, nữ tu
Mt 12,38-42
CÓ
CẦN DẤU LẠ ĐỂ TIN?
“Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy.” (Mt 12,39-40)
Suy niệm: Thông thường nhiều người vẫn háo hức nghe ngóng, thấy ở đâu có dấu lạ là đổ xô tìm đến. Người ta vẫn thường cho rằng cần có những dấu lạ để tin vào Chúa, để dễ theo đạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có ơn Chúa, không có cái tâm hướng thiện thì bao nhiêu dấu lạ cũng chẳng ích gì, chẳng làm cho người cứng lòng có được đức tin. Chúa Giêsu đã thẳng thừng từ chối làm dấu lạ theo yêu cầu của các người Pharisêu và kinh sư, vì Ngài thừa biết họ cũng chẳng tin tưởng gì hơn qua các phép lạ. Họ vẫn cứ cứng tin và tiếp tục quy kết những việc Ngài làm là do quyền phép của quỷ vương. Dấu lạ duy nhất mà Chúa Giêsu hứa cho họ chính là cái chết và sự phục sinh của Ngài. Đây là dấu vĩ đại nhất, dấu cứu chuộc loài người chúng ta.
Mời Bạn: Đức tin là một hồng ân vô điều kiện Thiên Chúa ban cho con người, mời gọi sự đáp trả của con người. Chúng ta không thể đòi Thiên Chúa làm điều này điều kia để mặc cả với Ngài về chuyện đức tin.
Chia sẻ: Chia sẻ cho mọi người trong nhóm biết vì sao bạn tin Chúa.
Sống Lời Chúa: Nhớ lời Chúa Giêsu khẳng định với Satan để khẳng định lại đức tin của mình trước cám dỗ xin dấu lạ: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con. Amen.
Đòi dấu lạ
Suy niệm:
Sinh trong một gia đình người Pháp giàu có, quý
phái và đạo đức,
Anh Charles de Foucauld mất đức tin từ năm 16
tuổi.
Hai năm sau Anh học ở trường sĩ quan Saint-Cyr
nổi tiếng của Pháp,
đã đi thám hiểm nước Ma rốc ở châu Phi và được
huy chương vàng.
Sau thời gian đó anh đã muốn suy nghĩ về đời
mình.
Đời sống đạo đức của người chị em họ đánh động
Anh nhiều.
Anh đi nhà thờ dù chẳng tin gì, chỉ thích lặp
đi lặp lại lời nguyện này:
“Lạy Chúa, nếu Chúa hiện hữu, thì xin làm cho
con nhận biết Chúa.”
Chúa đã làm cho Anh nhận biết Ngài vào một ngày
cuối tháng 10-1886.
Khi được chị họ giới thiệu với cha sở Huvelin ở
Paris , anh đã
xin học đạo.
Nhưng cha lại bảo anh vào tòa giải tội và xưng
tội.
Anh ngần ngại, nhưng đã chấp nhận quỳ xuống,
và bất ngờ nếm được niềm vui khôn tả của người
con lưu lạc trở về.
Đời Anh đã bắt đầu sang trang từ giây phút ấy.
Chúa đưa Anh trở lại không bằng những dấu lạ
lùng,
nhưng qua bà chị họ đạo đức, qua cha sở Huvelin
nhiều kinh nghiệm.
Ơn hoán cải của Anh không dựa trên những dấu lạ
làm Anh ngất ngây,
nhưng đến từ khiêm nhường tìm kiếm và quỳ xuống
đón nhận.
Chỉ ai biết quỳ xuống mới nhận ra dấu bình
thường là dấu lạ.
Đức Giêsu không vui khi người Pharisêu và những
người đương thời
muốn thấy dấu lạ và tìm kiếm dấu lạ (cc.
38-39).
Họ chờ mong một dấu lạ làm họ lóa mắt, gây ấn
tượng mạnh,
khiến họ không thể chối cãi và buộc họ phải
tin.
Tiếc rằng Đức Giêsu không bao giờ có ý muốn làm
thứ dấu lạ như vậy.
Ngài không làm dấu lạ để biểu diễn quyền năng
của mình trước con người.
Ngài chỉ làm dấu lạ để phục vụ nhu cầu con
người và loan báo Nước Chúa.
Dấu lạ là dấu chỉ mời gọi chứ không cưỡng bức
người xem phải tin.
Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ, nhưng họ vẫn
không tin, vẫn đòi dấu lạ mới,
và còn bảo dấu lạ của Ngài là nhờ dựa vào tướng
quỷ (Mt 12, 24).
Khăng khăng đòi dấu lạ cho thấy lòng họ dứt
khoát từ chối Đức Giêsu.
Chẳng có dấu lạ nào làm họ thay đổi được cái
nhìn về Ngài.
Đức Giêsu đã từng trách các thành vùng Galilê
vì họ không sám hối (Mt 11,20).
Nay Ngài cũng quở trách một số người Pharisêu
như vậy.
Vào ngày phán xét, chính dân Ninivê và Nữ hoàng
Phương Nam
sẽ kết án họ,
vì họ đã cứng lòng không tin Đức Giêsu (cc.
41-42).
Làm thế nào chúng ta nhận ra những dấu lạ Chúa
vẫn làm cho đời ta,
để ta không đòi hỏi thêm dấu lạ nữa,
nhưng mãn nguyện với những gì mình nhận được?
Làm thế nào để chúng ta hạnh phúc
vì vẫn được nghe giảng bởi chính Đấng còn hơn
Giôna nữa,
vẫn được tiếp xúc với Đấng còn khôn ngoan hơn
vua Salômôn nữa?
Charles de Foucauld. |
Cầu nguyện:
Con tạ ơn
Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn
con thấy được,
và những
ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng
con đã
nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao
ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì
Cha không
ban cho con,
và quên
rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương
quyết không ban
bởi lẽ
điều đó có hại cho con,
hay vì
Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con
không hiểu hết những gì
Cha làm
cho đời con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Nữ
hoàng phương nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".
Phép lạ trong cuộc đời
Tại
sao những người kinh sư và pharisiêu cứ một mực đòi Chúa làm một dấu lạ đặc
biệt, cho dẫu những phép lạ Ngài đã thực hiện trong thời đó không phải là hiếm
có? Chính vì họ không có tâm hồn trong sạch và ngay thẳng. Họ đến với Chúa với
thái độ ganh tỵ, quá khích, tranh giành ảnh hưởng. Vì thế, họ đã không nhận ra
những phép lạ Chúa Giêsu đã làm cũng như không hiểu được ý nghĩa và giá trị của
phép lạ. Những phép lạ Ngài làm chỉ nhằm ích lợi cho và vì con người, để con
người nhận ra tình thương cứu độ Thiên Chúa đã và đang hoạt động, đang hiện hữu
nơi một con người cụ thể với tên là Giêsu. Chính Chúa Giêsu, Ðấng cứu độ, làm
cho con người được cùng nhau sống hạnh phúc và sung mãn trong Nước của Ngài.
Trong
cuốn sách nổi tiếng rất quen thuộc với chúng ta có tựa đề Phép Lạ Trong Những
Cái Thường Ngày, tác giả đã đưa ra những tư tưởng, những lời khuyên rất sâu sắc
và thiết thực, làm mẫu mực cho những suy tư và tâm tình sống của chúng ta. Có
lẽ trong chúng ta ai cũng đồng ý với ý tưởng của tác giả. Một khi chúng ta nhìn
tha nhân và thế giới quanh ta với cái nhìn trong sạch, một khi đã cảm nghiệm
được sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời của ta, thì không có gì là không giúp
chúng ta nhận ra sự quan phòng của Chúa. Chúa luôn can thiệp trong mọi giây
phút của cuộc đời chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta có sẵn sàng hay có đủ kiên
nhẫn và khiêm nhường để nhận ra sự can thiệp của Ngài không. Hãy nhắm mắt lại
và để tâm quan sát mọi cơ phận của ta cũng như mọi hoạt động, những chuyển động
đang diễn ra trong ta và trong thế giới chúng ta đang sống, với sức sống của
muôn loài thụ tạo. Từ cái to lớn vĩ đại nhất cho đến cái vi phân tử, rồi niềm
tin, tư tưởng, ý nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người, đâu đâu chúng ta cũng
gặp thấy quyền năng và sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả những
điều kỳ diệu đó là gì nếu không phải là những phép lạ trong cuộc đời ta.
Cảm
tạ Chúa đã cho chúng con có phước được biết Chúa và được làm con Chúa. Chúng
con biết rằng đức tin sẽ trở nên án phạt cho con nếu con để sự kiêu ngạo, tính
ích kỷ thống trị con. Xin củng cố đức tin và xin ban sức mạnh của tình yêu Chúa
cho chúng con, nhờ đó đức tin mà chúng con đã lãnh nhận được trổ sinh nhiều hoa
trái, đem lại ơn cứu độ cho chúng con và cho tất cả mọi người, đó là phép lạ
lớn nhất của cuộc đời con.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Ngài là ai?
Người
đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được
dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Gio-na. Quả vậy, ông Gio-na đã ở trong bụng
kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày
đêm như vậy.” (Mt. 12, 39-40)
Những
kẻ thù của Chúa Giêsu giả bộ muốn biết rõ về những bằng chứng Người có thể đưa
ra để mình chứng cho sứ mạng của mình: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm
một dấu lạ nhãn tiền trên trời.” Vẻ lịch sự của họ là hoàn toàn giả dối. Họ
không đòi bằng chứng để được thuyết phục, bởi họ đã nghĩ bụng rằng Chúa Giêsu
sẽ không thể làm dấu lạ ấy.
“Dấu lạ … trên trời!”
Nhóm
Pha-ri-sêu hiểu “Dấu lạ” là một sự lạ lùng nhãn tiền khẳng định rõ ràng Chúa
Giêsu có quyền nằng siêu việt; họ đòi phải xảy ra ở “trên trời” nơi mà mọi
người ở trần gian này không thể nhìn xem mà bắt chước được. Làm như vậy họ có ý
nói xa nói gần rằng những phép lạ thực hiện ở Nagiarét trước đây như cho khỏi
bệnh tật, làm sống lại v.v… Vì xảy ra ở trên mặt đất nên đã có thể là do những
phù phép mà có. Khi Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất, họ
cũng có mặt để nêu lên sự khác biệt giữa ân huệ do Chúa Giêsu ban tặng và man
na của Mô-sê “Từ trời ban xuống”
Khoa học có thể giải thích hết.
Nhóm
Pha-ri-sêu lầm lạc ở chỗ là dù Chúa Giêsu có đưa ra bằng chứng về sứ mệnh của
mình, thì họ vẫn có lý do trước để chống đối Người: Họ không muốn nhìn nhận
Người là Đấng Mê-si-a (Thiên sai): Chẳng đời nào họ sẽ chấp nhận gia nhập “Nước
Thiên Chúa” mà Người rao giảng. Họ có một quan niệm về đạo giáo hoàn toàn khác
biệt: Phụng thờ Thiên Chúa Ít-ra-en là công việc của họ, nên Chúa Giêsu phải
xoay quanh lợi ích tức thời của họ. Chẳng ai sẽ được là ngôn sứ nếu họ không
ưng thuận. Thần trí cứng lòng tin đã không thay đổi. Thời đại chúng ta hôm nay
là hôm nay cũng vậy, khoa hoc mệnh danh là độc lập thì tống trát đòi Thiên Chúa
ra trước phiên họp khoáng đại của các thành viên; tại đây và chỉ ở đây, người
ta mới công nhận cho Chúa được làm phép lạ mà thôi. Người ta không tìm kiếm
những lý do đủ dễ tin, nghĩa là “chịu nhận đó là dấu lạ của Chúa.” Người ta
thích lên án Chúa để bắt Người phải chịu nhận là bất lực bất toàn, hoặc (và đây
là phán quyết biệt đãi nhất mà người ta có thể trông chờ ở những vị thẩm phán
tốt) tuyên bố rằng chúng tôi còn chưa biết thiên nhiên có sức mạnh tới đâu nữa.
Chúa
Giêsu không muốn cho người ta nhìn nhận Người qua những dấu lạ không phải là
dấu lạ mà thường ngày Người ban cho ta trong Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người.
Ta
đón nhận Đức Giêsu là bởi chính con người của Người vậy! J.M
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 7
23 THÁNG BẢY
Thông Dự Vào Ánh Sáng
Chúng ta đọc thấy trong
Thư Cô-lô-sê: “Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên
xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng.
Ngài đã giải thoát ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào Vương Quốc Thánh Tử
chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi” (Cl
1,12-14).
Vương Quốc của Thiên
Chúa là Vương Quốc của “Thánh Tử chí ái”, theo một nghĩa rất đặc biệt, bởi vì
chính nhờ công cuộc của Người mà “ơn cứu chuộc” và việc “thứ tha tội lỗi” được
hoàn thành. Những lời của Tông Đồ Phao-lô ám chỉ đến tội lỗi của con người. Vì
thế, sự tiền định tác động hiệu năng không duy chỉ do mối quan hệ của con người
với việc sáng tạo thế giới và chỗ đứng của con người trong thế giới. Một cách
căn bản, sự tiền định đối với con người có liên hệ với công cuộc cứu chuộc của
Chúa Con – là Đức Giê-su Kitô.
Công cuộc cứu chuộc ấy
trở thành một diễn tả cụ thể sự quan phòng cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta nhận
ra rằng Thiên Chúa, Cha chúng ta, cai quản mọi sự một cách đầy quan tâm, nhất
là đối với những thụ tạo mà Ngài đã trao ban cho sự tự do.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Birgitta, nữ tu; Mk 6, 1-4. 6-8; Mt 12, 38-42.
LỜI SUY NIỆM:
“Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa
Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ.” (Mt 12, 38)
Hầu hết mọi người sống trên trần gian này đều muốn thấy tận mắt những điều lạ,
những điều khác thường. Người Kitô hữu của chúng ta cũng không ngoại lệ; cứ mỗi
lần nghe ai đồn Đức Mẹ hay Chúa hiện ra ở nơi này nơi nọ, cũng ùa ùa tìm đủ mọi
cách để đến tận nơi cho được . Nhưng có một phép lạ hằng ngày được tỏ hiện trên
Bàn Thờ; với lời truyền phép của Linh mục hay Giám mục chủ tế, miếng bánh trắng
đơn sơ và rượu nho tầm thường của lao công con người làm ra, biến thành Mình
Máu Thánh Chúa Kitô thực sự để nuôi sống con người. Nhưng lại có quá ít người
quan tâm, vin vào nhiều lý do để không đến chiêm ngắm và lãnh nhận.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 23-07:
Thánh BRIGITTA
(1303 - 1373)
Thánh
Brigitta (hay là Birgitta) sinh ngày 14 tháng 6 năm 1303 tại Upland, Thụy Điển,
nơi cha Ngài cai quản, Mẹ Ngài, bà Ingeborg Phinsta, là con của vị quan cai
quản miền đông Goythland. Brigitta là con út trong số 7 người con.
Truyền
thuyết mặc cho cuộc sinh hạ của thánh nữ nhiều biến cố siêu nhiên.
Ngay
trước khi sinh ra thánh nữ, mẹ Ngài đã thoát chết cách lạ lùng trong một cuộc
đắm tàu. Một linh mục được thị kiến, thấy "tiếng nói của con trẻ được mọi
người nghe theo". Thực tế, Brigitta tới 3 tuổi mới nói được, nhưng lại nói
rất sõi làm cho láng giềng phải kinh ngạc.
Lúc
lên 7 tuổi, một buổi sáng có bà mặc áo trắng hiện đến đầu giường, tay cầm triều
thiên và nói : - Brigitta, con có muốn thiên thần này không ?
Đứa
trẻ đáp lời : - Dạ con muốn lắm chứ.
Và
Đức trinh nữ đã đội triều thiên lên đầu Brigitta.
Buổi
lên mười, Brigitta đã được nghe giảng về cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh nữ rất
cảm động. Đêm sau, Chúa Giêsu hiện ra, mình đầy thương tích bê nết máu. Chúa
nói : - Con xem cha bị đối xử tàn tệ thế nào.
Đau
đớn thánh nữ hỏi : - Lạy Chúa, ai làm cho Chúa bị thương tích như vậy ?
Chúa nói : - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Chúa nói : - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Những
hình ảnh này không bao giờ phai mờ trong tâm trí Brigitta. Năm 1314 mẹ thánh nữ
từ trần. Ngài sống với người dì. Năm 1316, vì vâng lời và ngược với khuynh
hướng tự nhiên, thánh nữ kết hôn với Ulj Gudmarsson, 18 tuổi, nghị viên tương
lai của vương quốc. Họ sinh được tám người con, 4 trai, 4 gái.
Hai
người con trai chết sớm. Karl, người con trưởng nặng tinh thần thế tục, nhưng
lại rất kính mến Đức Mẹ. Birger, người con gái thứ hai, lập gia đình. Nhưng sau
này trở thành người cộng sự của mẹ và sẽ đem xác mẹ từ Roma về chôn cất tại
Thụy Điển. Ba người con gái khác đều lập gia đình Merita và Cêcilia ở lại Thụy
Điển. Còn Catarina sau khi mất chồng đã sống với mẹ (Brigitta tạ thế năm 1381
và được tuyên thánh năm 1476).
Người
con trai thứ tư, Ingebord đã trở thành tu sĩ dòng Xitô.
Vua
Magour vời thánh nữ vào làm cố vấn cho hoàng hậu Blanche. Ngài trở thành người
quản gia thứ hai trong triều sau hoàng hậu, nhưng đã cố gắng một cách vô hiệu
trong nỗ lực biến cải đời sống của hoàng hậu lẫn của nhà vua.
Sau
một cơn bệnh nguy ngập và được Đức Trinh Nữ chữa lành, thánh nữ khuyên chồng
rời bỏ triều đình lui về nhà riêng họ đã sống đời gia đình gần như sống trong
tu viện.
Brigitta
cùng chồng đi hành hương đền thờ thánh Giacôbê ở Compostella. Trên cùng về, ông
Ulf lâm trọng bệnh tại tu viện Alvasta. Năm 1943, nghĩa là 28 năm sau ngày
cưới, ông qua đời và Brigitta sống đời sám hối gần tu viện Xitô ở Alvasta. Khi
sống tại đây thánh nữ soạn một bộ luật dòng, Ngài được kêu gọi thành lập, nhưng
sinh thời Ngài không bao giờ thấy được dòng ấy thành hình.
Chính
Cararina, ái nữ Ngài, sẽ hướng dẫn nhà dòng phát triển mạnh mẽ, sau khi được
Đức Urbanô V châu phê năm 1370 và sau khi thánh nữ qua đời.
Thánh
nữ Brigitta được ơn tiên tri và thực hiện nhiều cuộc chữa trị lạ lùng cho Giáo
hội và xã hội. Chúng ta biết rằng: khi đã trở thành goá phụ, thánh nữ đã sống
đời khổ hạnh, ít ăn, ít ngủ và cầu nguyện không ngừng. Ngài theo đuổi một luật
sống nghiêm ngặt và thực hiện đủ công trình bác ái, đến nỗi chính Ngài phải đi
ăn xin. Dù vậy, Ngài không rút lui hoàn toàn vào cô đơn.
Ngài
được linh ứng và cha tuyên úy của Ngài viết lại bằng tiếng La-tinh dưới tựa đề
"mạc khải". Ngài cũng viết nhiều thư tín cho các Đức giáo hoàng, các
Đức Hồng y, các nhà cầm quyền để vạch trần những tật xấu của họ, cũng như chỉ
vẽ cách thế canh tân đời sống họ. Đối với nhà vua, Ngài chỉ trích các hà khắc
và khuyên sống với địa vị của mình. Ngài còn nhờ một giám mục mang thư khuyên
hai vua Anh và Pháp hòa giải với nhau. Đối với Đức giáo hoàng Clêmentê VI đang
ở Avignon , Ngài
xin vị cha chung trở về Roma.
Năm
1349, thánh nữ đi hành hương Roma để dự năm thánh. Nhân dịp này, Ngài xin toà
thánh châu phê luật dòng, nhưng từ năm 1215 công đồng Lateranô IV đã cấm lập
thêm dòng mới. Đức giáo hoàng Urbanô V lại bỏ Roma sang Avigno sau khi châu phê
luật dòng của Ngài, năm 1370. Được ơn soi sáng, năm 1372, thánh Brigitta đi
hành hương thánh địa để cầu nguyện cho Giáo hội.
Năm
1373, thánh nữ trở về Roma và từ trần ngày 23 tháng 7. Mười tám năm sau, Ngài
được tuyên thánh, ngày 7 tháng10 năm 1391.
+++++
Ngày 23-7:
Thánh HENRI
(973 - 1024)
Thánh
Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle,
con gái của Conrad, vua miền Bourgogne .
Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở
Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.
Nhưng
thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang cha và thầy.
Thánh
Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12
năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như không ngừng săn sóc
Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết
trên tường nhà thờ hai chữ "còn sáu". Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình
chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra
trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng
Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này
Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm
trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.
Trước
khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền
Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa.
Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống
độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới
Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg .
Nàng
có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi
cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời: - Em yêu, anh
không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác
phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục hoàn toàn.
Và
Cunégonde vui sướng trả lời: - Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa
rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng
ta.
Đó
là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được
Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu
Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với
tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến
chuộng. Nhưng đế quốc Đức - Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất
phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hoà các cuộc tranh chấp.
Trước hết, Ngài nhường quyền bá tước miền Bavière chi Henri, người Luxembourg .
Tuy
nhiên có thể nói rằng: suốt đời hoàng đế, Ngài luôn phải lo vãn hồi trật tự
trong đế quốc. Ngay khi lên ngôi hoàng đế, Ngài mang quân sang chinh phục đất
Ý, là nơi Arduin tự phong làm vua, tách rời khỏi đế quốc. Dẹp tan đối phương ở
biên giới, gần núi Alpes, Ngài đã được dân chúng tưng bừng đón rước. Đức Tổng
Giám mục Milanô phong vương cho Ngài tại Pavie. Trở về nước Ngài lại phải đối
phó với Boleslaw, xứ Balan. Mấy năm sau, Boleslaw bị quân nhà vua đánh tan và
Jarômia lên quản trị xứ Balan.
Bất
đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ.
Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strabourg. Trước lời
khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời: - Thiên Chúa
trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và
cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.
Lời
này đến tai Hermann và ông ta hối cải.
Hoàng
đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêditô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài.
Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu
bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho
vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp
loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny . Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho
tu viện món quà của Đức giáo hoàng.
Hoàng
đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái.
Ngài góp phần cải hóa dân Hungarie bằng việc gả em gái mình cho vua thánh
Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua
Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ
các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại
nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.
Trên
ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn,
Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao
nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh
Vanne ở Verdun .
Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan
viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở
trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi: - Ngài có
sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?
Hoàng
đế Henri cương quyết trả lời : - Con sẵn sàng.
Đức
Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời,
truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu
rỗi cho thần dân.
Ngày
15 tháng 7 năm 1024 hoàng đế Henri từ trần, ai khi đã dùng trọn sức lực để xây
dựng một đế quốc theo tinh thần Kitô giáo.
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
23 Tháng Bảy
Những Lọ Ðựng Muối Tiêu
Sưu tầm là một giải trí rất phổ thông hiện nay. Người ta sưu tầm
tem, nhãn hiệu, lon bia, chai lọ, sách quý... và lâu lâu đem triển lãm.
Tại một nhà thờ nọ tại Chicago bên Hoa Kỳ, trong một cuộc triển
lãm các vật sưu tầm, người ta thấy có cả một khu dùng để triển lãm các lọ đựng
muối tiêu. Một ông khách nọ vừa bước vào, sau khi mua một cái bánh Hamburger ở
cửa vào, đã vội vã đi một vòng quan sát. Khi tới khu triển lãm các lọ đựng muối
tiêu, ông mới sực nhớ ra cái Hamburger của mình nhạt quá. Thế là ông đã cầm lấy
một lọ muối và xốc nhiều lần. Nhưng xốc đến lọ thứ mười hai mà ông vẫn chưa
thấy muối. Ông đành phải trở lại cửa xin người bán hàng cho ít muối và phàn
nàn: "Gần hai trăm cái lọ muối thế kia mà không có lấy một hột muối".
Ðó
là hình ảnh của cuộc đời Kitô chúng ta. Mang lấy danh hiệu là muối đất, nhưng
lắm lúc chúng ta chỉ là những lọ trống không. Muối dùng để ướp đồ ăn cho khỏi
ươn thối. Muối dùng để sát trùng, chữa những vết thương. Muối dùng để nêm cho
thức ăn được thêm đậm đà...
Trong
một xã hội đang thối rữa vì những tệ đoan, người Kitô cần phải là muối để thanh
tẩy và đem lại cho cuộc sống thêm đậm đà hương vị. Một lời nói, một hành động
của chúng ta, nếu có chút muối của Ðức Tin, Ðức Ái sẽ mang lại cho những người
xung quanh niềm vui và sức sống.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 23
Thánh Brigitta, nữ tu
Thánh Brigitta, nữ tu
Hôm nay Giáo
Hội mừng kính Thánh Nữ Brigitta, Bổn Mạng Châu Âu. Phụng vụ cho chúng ta nghe câu trả lời của Đức
Giêsu khi Mẹ và anh em Ngài tới tìm gặp Ngài: "Ai thi hành ý muốn của Thiên
Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi."
Cuộc đời rất
phong phú của Thánh Nữ Brigitta là một minh họa nổi bật cho điều ấy. Trước tiên Thánh Nữ lo lắng
xây dựng gia đình nhỏ của mình rồi sau đó được kêu gọi xả thân cho sự hiệp nhất
của Giáo Hội và cho nền hòa bình của Châu Âu. Trong quá trình đó, Thánh Nữ đã
sống một tình yêu duy nhất và làm cho tình yêu ấy ngày càng triển nở. Thật vậy,
tình yêu mãnh liệt dành cho gia đình đã dần dần mở rộng tấm lòng của Thánh Nữ
ra cho toàn Giáo Hội và thế giới.
Đàng khác, phụng vụ cũng cho chúng ta,
khi suy gẫm trang Tin Mùng này, chìa khóa để hiểu được một cuộc đời thoạt tiên
xem ra thật xa lạ với kinh nghiệm của chúng ta. Thánh Nữ Brigitta đã đơn giản là người, cùng với đám đông ngồi dưới chân Đức Kitô,
"thi hành ý Thiên Chúa". Trong nếp sống bình thường của một gia đình,
hay trong hoàn cảnh phi thường của những mặc khải Ngài nhận được hoặc của sứ
mệnh Ngài thực hiện bên những nhân vật quan trọng, Thánh Nữ luôn mở rộng lòng
mình lắng nghe tiếng Chúa, để Chúa thực hiện nơi mình bất cứ điều gì Chúa muốn.
Một nữ đan sĩ thuộc
cộng đoàn Giêrusalem
Thứ Hai 23-7
Thánh Bridget ở Thụy Ðiển
(1303?-1373)
ừ lúc
bảy tuổi trở đi, Thánh Bridget đã được thị kiến Ðức Kitô trên thánh giá. Các
thị kiến ấy làm nền tảng cho đời sống thánh nữ -- luôn luôn chú trọng đến đức
ái hơn là trông đợi các ơn huệ thiêng liêng.
Thánh
Bridget là một người trong hoàng gia Thụy Ðiển, được thừa hưởng sự đạo đức
của cha mẹ, ngay từ nhỏ ngài đã yêu quý sự Thống Khổ của Ðức Kitô. Khi mười
bốn tuổi, vâng lời cha, ngài kết hôn với vua Thụy Ðiển là Magnus II và có tám
người con (người con thứ là Thánh Catarina ở Thụy Ðiển). Sau khi nhà vua từ
trần ngài sống một cuộc đời rất khổ hạnh.
Trong
thời gian hôn nhân, Thánh Bridget cố gắng ảnh hưởng tốt đến vua Magnus. Dù
chưa hoàn toàn thay đổi, nhà vua cũng đã ban cho ngài đất đai và cơ sở để
thiết lập một đan viện cho nam giới và nữ giới. Tổ chức này sau đó phát triển
thành một tu hội, được gọi là Tu Hội Thánh Bridget (hiện vẫn còn).
Vào Năm
Thánh 1350, Thánh Bridget bất chấp bệnh dịch đang lan tràn khắp Âu Châu, ngài
thực hiện cuộc hành hương đến Rôma. Ngài không bao giờ trở về Thụy Ðiển và
những năm ở Rôma thật không sung sướng chút nào vì bị chủ nợ săn đuổi và bị
chống đối bởi sự thối nát trong Giáo Hội thời bấy giờ.
Chuyến
hành hương sau cùng của ngài đến Ðất Thánh thì bị hỏng vì đắm tầu và cái chết
của người con trai. Các biến cố ấy cũng dẫn đến cái chết của ngài vào năm
1373. Ngài là quan thầy của nước Thụy Ðiển.
Vào năm
1999, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên xưng Thánh Bridget là một trong ba
thánh nữ làm quan thầy của Âu Châu, cùng với các Thánh Catarina ở Siena và
Thánh Edith Stein. Ðức Thánh Cha nhận xét rằng Thánh Bridget đã hoạt động
"không ngừng cho sự hiệp nhất giữa các Kitô Hữu" trong những cuộc
du hành của ngài trên khắp Âu Châu. Thánh nữ được sự sùng kính của người Tin
Lành Lutheran cũng như người Công Giáo.
Lời
Bàn
Các thị
kiến của Thánh Bridget, thay vì cô lập ngài khỏi các sinh hoạt của thế gian,
đã đưa ngài can dự vào nhiều vấn đề đương thời, dù đó là chính sách của hoàng
gia hay của giáo triều
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét