Năm Đức Tin sắp tới ngày kết thúc, dù việc phúc
âm hóa vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội. Tuần này, Zenit có hai bản
tin quan trọng về sứ mệnh phúc âm hóa trong Giáo Hội.
Tiền đình dân ngoại
Không phải đến thời Đức Phanxicô, Giáo Hội Công Giáo mới mạnh dạn nói chuyện với người vô tín ngưỡng. Sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại” vốn là sáng kiến của vị tiền nhiệm ngài, nhằm khuyến khích người Công Giáo đón mời người vô tín ngưỡng bước vào ‘tiền đình” Đức Tin.
Ngày 14 tháng Mười vừa qua, có tin một hội nghị thuộc sáng kiến này sẽ được tổ chức tại Bá Linh, Đức, từ ngày 26 tới ngày 28 tháng Mười Một, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giám Mục Đức.
Theo Đức TGM Zollititsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đây sẽ là diễn đàn đối thoại giữa người tin và người không tin. Ngài cho hay: “Tại đây, người tin, người bất khả tri và người vô thần sẽ gặp nhau tại thủ đô để thảo luận về các vấn đề đã được chọn lựa: họ sẽ thảo luận sâu sắc thuyết nhân bản đạo đức, sự cao cả của niềm tin vào Thiên Chúa, sự tự do của nghệ thuật và thẩm mỹ, tôn trọng thiên nhiên, các khía cạnh và mô thức của con người, và cả các khía cạnh của ơn thánh và phẩm giá con người cùng lòng sùng kính nữa”.
Nhân dịp này, sẽ có cuộc diễn hành tại Viện Bảo Tàng Bode, nơi nổi tiếng trưng bày cả các công trình nghệ thuật thánh lẫn nghệ thuật đời. Theo Đức TGM, đây là “một biểu thức khôn sánh nói lên hành vi và cuộc đời của cả người tin lẫn người không tin”.
Cuộc diễn hành được biên đạo vũ này có chủ đề chính là câu hỏi “Bạn có tin điều bạn biết hay bạn có biết điều bạn tin hay không?”. Chủ đề này cùng với việc phát biểu âm nhạc và nghệ thuật bằng thể lý nhằm nói lên niềm hy vọng vào cuộc đối thoại giữa tín hữu và người vô thần.
Linh mục và là một tiến sĩ Dòng Tên, Hans Langendörfer, Tổng Thư Ký của HĐGM Đức, quả quyết rằng biến cố này nhằm nói lên sự hiện diện trí thức của Giáo Hội, cho phép một cuộc đối thoại cụ thể với người khác. Tiến sĩ Joachim Hake, Giám Đốc Hàn Lâm Viện Công Giáo của TGP Bá Linh, tuyên bố rằng “Tiền Đình Dân Ngoại” không nhằm có đại diện của nhiều xu hướng khác nhau bàn về các niềm tin của họ, nhưng đúng hơn là phương tiện để lên tiếng một cách tôn trọng và hiểu biết qua các kinh nghiệm sống khác nhau của nhiều người khác nhau.
Đức TGM Zollitsch cho rằng cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô dành cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari mới đây là điển hình hoàn hảo cho cuộc đối thoại lần này. “Nó là lời mời gọi tôn trọng ý kiến của người khác”.
Dạy bằng cách đi ra ngoài
Chịu rời nơi thánh của Đền Thờ để bước ra tiền đình dân ngoại nói chuyện với người không cùng chia sẻ niềm tin với mình đã là một bước can đảm rồi, nhưng với Đức Phanxicô, như thế hình như vẫn chưa đủ. Ta cần rời cả phòng áo để bước hẳn ra ngoài phố nữa.
Tiến sĩ Edward Mulholland cho hay: thực ra đó chính là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 28:19. Phần lớn các bản dịch Thánh Kinh đều cho rằng câu này chứa hai mệnh lệnh: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng trên tường ngôi nhà nguyện ở lầu một của Đại Học Gregoriana tại Rôma, câu ấy vỏn vẹn được thu về một mệnh lệnh viết bằng tiếng Hy Lạp: “πορευθέντες μαθητεύσατε."
Từng chữ, ta có thể dịch câu trên là “hãy dạy dỗ bằng cách đi ra ngoài” vì “đi ra ngoài” đây ở thể phân từ (participle). Tiếng La Tinh, vì ít phân từ hơn, nên đã viết hai động từ ấy ở thể mệnh lệnh. Các bản dịch sau này thường mô phỏng theo bản Phổ Thông.
Thánh Giêrôm không bao giờ muốn làm ta ra thiếu sót, nhưng chắc chắn nguyên bản Hy Lạp có phong phú hơn: chữ đầu mô tả cung cách thực thi việc dạy dỗ. Ta nên làm muôn dân trở thành môn đệ bằng cách đi ra ngoài. Đi ra ngoài là phần thiết yếu của việc làm người ta thành môn đệ Chúa Kitô.
Trong bài diễn văn ngày 14 tháng Mười với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Phanxicô nêu ra ba điểm chính: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài gặp gỡ người khác, và dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Điều cốt yếu đây dĩ nhiên là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng đời ta phải phản ảnh Người. Ta phải làm chứng cho Người, và ta phải đi ra ngoài để làm thế. Đức Phanxicô dạy ta: “Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng ‘Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?’ Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái”.
Nhưng nếu muốn làm chứng, muốn biểu lộ đức tin, ta không thể ngồi một chỗ, chờ người ta tới, mà phải dạy bằng cách đi ra ngoài. Linh mục James Schall, Dòng Tên, nhân dịp này, đã lưu ý tới tinh thần truyền giáo của Đức Phanxicô qua chính lời ngài như sau: “Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn ngày 14 tháng Mười của Đức Phanxicô với Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa
Anh chị em thân mến
Tôi xin chào mừng toàn thể anh chị em và cám ơn anh chị em về những gì anh chị em đã làm để phục vụ Tân Phúc Âm Hóa, cũng như công trình của Năm Đức Tin. Tôi xin hết lòng cám ơn! Hôm nay, điều tôi muốn thưa cùng anh chị em có thể tóm tắt ở ba điểm: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ, dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Thời nay, ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa. Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng “Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?” Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Quá nhiều người đã rời xa Giáo Hội. Quả lầm lẫn khi ta đổ lỗi cho bên này hay bên nọ; thực vậy, đây không phải là chuyện lỗi lầm hay không. Có những trách nhiệm trong lịch sử của Giáo Hội và lịch sử những người của Giáo Hội, trong một số ý thức hệ và cả trong các con người cá thể nữa. Là con cái Giáo Hội, ta phải tiếp tục tiến theo con đường của Vatican II, nghĩa là lột bỏ khỏi ta những điều vô ích và có hại, những an toàn giả tạo của thế gian đang đè nặng lên Giáo Hội và làm hại tới khuôn mặt thực sự của Giáo Hội.
Ta cần có những Kitô hữu biết biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, cả lòng âu yếm của Người dành cho mọi tạo vật nữa. Mọi người chúng ta đều biết rằng cuộc khủng hoảng của nhân loại hiện nay không phải hời hợt mà rất sâu xa. Vì thế, Tân Phúc Âm Hóa, trong khi kêu gọi ta can đảm đi ngược dòng, từ bỏ ngẫu thần để hướng về Thiên Chúa duy nhất chân thực, chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ thương xót, được làm thành bởi cử chỉ và thái độ trước khi bằng lời. Giữa lòng nhân loại hiện nay, Giáo Hội nhủ ta rằng: Hãy đến với Chúa Giêsu, tất cả những ai đang lao nhọc và mang gánh nặng, và các bạn sẽ tìm được an ổn cho linh hồn” (Xem Mt 11:28-30). Hãy đến với Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có lời ban sự sống đời đời.
Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, như người đàn bà Samaria bên giếng nước, đều không thể giữ trải nghiệm này cho riêng mình được, trái lại đều muốn chia sẻ nó, để đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Với mọi người chúng ta, ai cũng phải tự hỏi mình xem liệu người gặp ta có nhận ra trong đời ta sự ấm áp của đức tin, có thấy trên gương mặt ta niềm vui đã gặp Chúa Kitô chăng!
Ở đây, ta chuyển qua khía cạnh thứ hai: gặp gỡ, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác. Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.
Không ai bị loại ra khỏi niềm hy vọng được sống, ra khỏi tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội được sai đi để làm bừng lên niềm hy vọng này ở mọi nơi, nhất là ở những nơi đang bị ngột ngạt bởi điều kiện hiện sinh khó khăn, đôi lúc phi nhân, ở những nơi hy vọng không còn hơi thở mà đã chết ngộp. Ta đang cần oxy Tin Mừng, cần hơi thở của Thần Trí Đấng Phục Sinh, để làm nó bừng cháy trở lại trong các tâm hồn. Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này (cho người khác). Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta ra khỏi nơi ta đóng khung và dẫn ta tới các ngoại biên của nhân loại.
Tuy nhiên, trong Giáo Hội, ta không thể phó mặc mọi điều trên cho may rủi hay ứng biến bừa bãi. Chúng đòi một cam kết chung đối với một phương án mục vụ có thể gợi lên điểu chủ chốt nghĩa là đặt trọng tâm vào đấng chủ chốt, tức Chúa Giêsu Kitô. Không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc! Ta nên tự hỏi: Nền mục vụ của giáo phận và giáo xứ ta hữu hiệu ra sao? Nó có biến được điều chủ chốt thành hữu hình không? Các kinh nghiệm, đặc điểm khác nhau có cùng sánh bước trong một hoà điệu do Chúa Thánh Thần ban tặng không? Hay nền mục vụ của ta tán loạn, rời rạc trong đó, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình?
Trong ngữ cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc dạy giáo lý, như một điển hình của việc phúc âm hóa. Đức GH Phaolô VI đã nhấn mạnh như thế trong thông điệp Evangelii nuntiandi (xem số 44). Theo đó, phong trào giáo lý vĩ đại đã đẩy mạnh cuộc canh tân giúp vượt qua được sự tách biệt giữa Phúc Âm và nền văn hóa cũng như sự dốt nát của thời nay đối với các vấn đề thuộc đức tin. Tôi cũng nhiều lần nhắc tới sự kiện từng làm tôi ngỡ ngàng trong thừa tác vụ của mình: là gặp các trẻ em không biết làm cả dấu Thánh Giá! Quí giá thay việc phục vụ của các giáo lý viên đối với Tân Phúc Âm Hóa, và điều quan trọng là các phụ huynh phải là các giáo lý viên đầu hết, là các nhà giáo dục đức tin trước tiên trong chính gia đình họ bằng cả chứng tá lẫn lời nói của mình.
Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn vì cuộc thăm viếng này. Công việc của các bạn thật tốt đẹp! Xin Chúa chúc lành cho các bạn và xin Đức Mẹ che chở các bạn.
Tiền đình dân ngoại
Không phải đến thời Đức Phanxicô, Giáo Hội Công Giáo mới mạnh dạn nói chuyện với người vô tín ngưỡng. Sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại” vốn là sáng kiến của vị tiền nhiệm ngài, nhằm khuyến khích người Công Giáo đón mời người vô tín ngưỡng bước vào ‘tiền đình” Đức Tin.
Ngày 14 tháng Mười vừa qua, có tin một hội nghị thuộc sáng kiến này sẽ được tổ chức tại Bá Linh, Đức, từ ngày 26 tới ngày 28 tháng Mười Một, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giám Mục Đức.
Theo Đức TGM Zollititsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đây sẽ là diễn đàn đối thoại giữa người tin và người không tin. Ngài cho hay: “Tại đây, người tin, người bất khả tri và người vô thần sẽ gặp nhau tại thủ đô để thảo luận về các vấn đề đã được chọn lựa: họ sẽ thảo luận sâu sắc thuyết nhân bản đạo đức, sự cao cả của niềm tin vào Thiên Chúa, sự tự do của nghệ thuật và thẩm mỹ, tôn trọng thiên nhiên, các khía cạnh và mô thức của con người, và cả các khía cạnh của ơn thánh và phẩm giá con người cùng lòng sùng kính nữa”.
Nhân dịp này, sẽ có cuộc diễn hành tại Viện Bảo Tàng Bode, nơi nổi tiếng trưng bày cả các công trình nghệ thuật thánh lẫn nghệ thuật đời. Theo Đức TGM, đây là “một biểu thức khôn sánh nói lên hành vi và cuộc đời của cả người tin lẫn người không tin”.
Cuộc diễn hành được biên đạo vũ này có chủ đề chính là câu hỏi “Bạn có tin điều bạn biết hay bạn có biết điều bạn tin hay không?”. Chủ đề này cùng với việc phát biểu âm nhạc và nghệ thuật bằng thể lý nhằm nói lên niềm hy vọng vào cuộc đối thoại giữa tín hữu và người vô thần.
Linh mục và là một tiến sĩ Dòng Tên, Hans Langendörfer, Tổng Thư Ký của HĐGM Đức, quả quyết rằng biến cố này nhằm nói lên sự hiện diện trí thức của Giáo Hội, cho phép một cuộc đối thoại cụ thể với người khác. Tiến sĩ Joachim Hake, Giám Đốc Hàn Lâm Viện Công Giáo của TGP Bá Linh, tuyên bố rằng “Tiền Đình Dân Ngoại” không nhằm có đại diện của nhiều xu hướng khác nhau bàn về các niềm tin của họ, nhưng đúng hơn là phương tiện để lên tiếng một cách tôn trọng và hiểu biết qua các kinh nghiệm sống khác nhau của nhiều người khác nhau.
Đức TGM Zollitsch cho rằng cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô dành cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari mới đây là điển hình hoàn hảo cho cuộc đối thoại lần này. “Nó là lời mời gọi tôn trọng ý kiến của người khác”.
Dạy bằng cách đi ra ngoài
Chịu rời nơi thánh của Đền Thờ để bước ra tiền đình dân ngoại nói chuyện với người không cùng chia sẻ niềm tin với mình đã là một bước can đảm rồi, nhưng với Đức Phanxicô, như thế hình như vẫn chưa đủ. Ta cần rời cả phòng áo để bước hẳn ra ngoài phố nữa.
Tiến sĩ Edward Mulholland cho hay: thực ra đó chính là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 28:19. Phần lớn các bản dịch Thánh Kinh đều cho rằng câu này chứa hai mệnh lệnh: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng trên tường ngôi nhà nguyện ở lầu một của Đại Học Gregoriana tại Rôma, câu ấy vỏn vẹn được thu về một mệnh lệnh viết bằng tiếng Hy Lạp: “πορευθέντες μαθητεύσατε."
Từng chữ, ta có thể dịch câu trên là “hãy dạy dỗ bằng cách đi ra ngoài” vì “đi ra ngoài” đây ở thể phân từ (participle). Tiếng La Tinh, vì ít phân từ hơn, nên đã viết hai động từ ấy ở thể mệnh lệnh. Các bản dịch sau này thường mô phỏng theo bản Phổ Thông.
Thánh Giêrôm không bao giờ muốn làm ta ra thiếu sót, nhưng chắc chắn nguyên bản Hy Lạp có phong phú hơn: chữ đầu mô tả cung cách thực thi việc dạy dỗ. Ta nên làm muôn dân trở thành môn đệ bằng cách đi ra ngoài. Đi ra ngoài là phần thiết yếu của việc làm người ta thành môn đệ Chúa Kitô.
Trong bài diễn văn ngày 14 tháng Mười với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Phanxicô nêu ra ba điểm chính: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài gặp gỡ người khác, và dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Điều cốt yếu đây dĩ nhiên là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng đời ta phải phản ảnh Người. Ta phải làm chứng cho Người, và ta phải đi ra ngoài để làm thế. Đức Phanxicô dạy ta: “Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng ‘Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?’ Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái”.
Nhưng nếu muốn làm chứng, muốn biểu lộ đức tin, ta không thể ngồi một chỗ, chờ người ta tới, mà phải dạy bằng cách đi ra ngoài. Linh mục James Schall, Dòng Tên, nhân dịp này, đã lưu ý tới tinh thần truyền giáo của Đức Phanxicô qua chính lời ngài như sau: “Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn ngày 14 tháng Mười của Đức Phanxicô với Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa
Anh chị em thân mến
Tôi xin chào mừng toàn thể anh chị em và cám ơn anh chị em về những gì anh chị em đã làm để phục vụ Tân Phúc Âm Hóa, cũng như công trình của Năm Đức Tin. Tôi xin hết lòng cám ơn! Hôm nay, điều tôi muốn thưa cùng anh chị em có thể tóm tắt ở ba điểm: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ, dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Thời nay, ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa. Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng “Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?” Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Quá nhiều người đã rời xa Giáo Hội. Quả lầm lẫn khi ta đổ lỗi cho bên này hay bên nọ; thực vậy, đây không phải là chuyện lỗi lầm hay không. Có những trách nhiệm trong lịch sử của Giáo Hội và lịch sử những người của Giáo Hội, trong một số ý thức hệ và cả trong các con người cá thể nữa. Là con cái Giáo Hội, ta phải tiếp tục tiến theo con đường của Vatican II, nghĩa là lột bỏ khỏi ta những điều vô ích và có hại, những an toàn giả tạo của thế gian đang đè nặng lên Giáo Hội và làm hại tới khuôn mặt thực sự của Giáo Hội.
Ta cần có những Kitô hữu biết biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, cả lòng âu yếm của Người dành cho mọi tạo vật nữa. Mọi người chúng ta đều biết rằng cuộc khủng hoảng của nhân loại hiện nay không phải hời hợt mà rất sâu xa. Vì thế, Tân Phúc Âm Hóa, trong khi kêu gọi ta can đảm đi ngược dòng, từ bỏ ngẫu thần để hướng về Thiên Chúa duy nhất chân thực, chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ thương xót, được làm thành bởi cử chỉ và thái độ trước khi bằng lời. Giữa lòng nhân loại hiện nay, Giáo Hội nhủ ta rằng: Hãy đến với Chúa Giêsu, tất cả những ai đang lao nhọc và mang gánh nặng, và các bạn sẽ tìm được an ổn cho linh hồn” (Xem Mt 11:28-30). Hãy đến với Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có lời ban sự sống đời đời.
Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, như người đàn bà Samaria bên giếng nước, đều không thể giữ trải nghiệm này cho riêng mình được, trái lại đều muốn chia sẻ nó, để đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Với mọi người chúng ta, ai cũng phải tự hỏi mình xem liệu người gặp ta có nhận ra trong đời ta sự ấm áp của đức tin, có thấy trên gương mặt ta niềm vui đã gặp Chúa Kitô chăng!
Ở đây, ta chuyển qua khía cạnh thứ hai: gặp gỡ, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác. Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.
Không ai bị loại ra khỏi niềm hy vọng được sống, ra khỏi tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội được sai đi để làm bừng lên niềm hy vọng này ở mọi nơi, nhất là ở những nơi đang bị ngột ngạt bởi điều kiện hiện sinh khó khăn, đôi lúc phi nhân, ở những nơi hy vọng không còn hơi thở mà đã chết ngộp. Ta đang cần oxy Tin Mừng, cần hơi thở của Thần Trí Đấng Phục Sinh, để làm nó bừng cháy trở lại trong các tâm hồn. Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này (cho người khác). Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta ra khỏi nơi ta đóng khung và dẫn ta tới các ngoại biên của nhân loại.
Tuy nhiên, trong Giáo Hội, ta không thể phó mặc mọi điều trên cho may rủi hay ứng biến bừa bãi. Chúng đòi một cam kết chung đối với một phương án mục vụ có thể gợi lên điểu chủ chốt nghĩa là đặt trọng tâm vào đấng chủ chốt, tức Chúa Giêsu Kitô. Không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc! Ta nên tự hỏi: Nền mục vụ của giáo phận và giáo xứ ta hữu hiệu ra sao? Nó có biến được điều chủ chốt thành hữu hình không? Các kinh nghiệm, đặc điểm khác nhau có cùng sánh bước trong một hoà điệu do Chúa Thánh Thần ban tặng không? Hay nền mục vụ của ta tán loạn, rời rạc trong đó, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình?
Trong ngữ cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc dạy giáo lý, như một điển hình của việc phúc âm hóa. Đức GH Phaolô VI đã nhấn mạnh như thế trong thông điệp Evangelii nuntiandi (xem số 44). Theo đó, phong trào giáo lý vĩ đại đã đẩy mạnh cuộc canh tân giúp vượt qua được sự tách biệt giữa Phúc Âm và nền văn hóa cũng như sự dốt nát của thời nay đối với các vấn đề thuộc đức tin. Tôi cũng nhiều lần nhắc tới sự kiện từng làm tôi ngỡ ngàng trong thừa tác vụ của mình: là gặp các trẻ em không biết làm cả dấu Thánh Giá! Quí giá thay việc phục vụ của các giáo lý viên đối với Tân Phúc Âm Hóa, và điều quan trọng là các phụ huynh phải là các giáo lý viên đầu hết, là các nhà giáo dục đức tin trước tiên trong chính gia đình họ bằng cả chứng tá lẫn lời nói của mình.
Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn vì cuộc thăm viếng này. Công việc của các bạn thật tốt đẹp! Xin Chúa chúc lành cho các bạn và xin Đức Mẹ che chở các bạn.
Vũ Văn An10/15/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét