23/07/2015
Thứ Năm sau Chúa Nhật
16 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Xh 19, 1-2. 9-11. 16-20b
"Chúa
ngự xuống trên núi Sinai trước mặt toàn dân".
Trích
sách Xuất Hành.
Trong
ngày ấy, vào tháng thứ ba, sau khi dân Israel ra khỏi xứ Ai-cập, họ đến núi
Sinai. Họ rời bỏ đất Raphiđim, đi đến hoang địa Sinai, đóng trại tại đây, và dựng
nhà xếp ở miền núi. Và Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngay bây giờ Ta đến cùng
ngươi trong đám mây dày đặc, để dân chúng nghe Ta nói với ngươi và tín nhiệm
ngươi mãi mãi". Vậy Môsê trình lên Chúa những lời dân chúng đã nói, và
Chúa phán cùng ông rằng: "Ngươi hãy đến cùng dân chúng, thánh hoá họ hôm
nay và ngày mai, chúng phải giặt áo sạch sẽ và ngày thứ ba phải sẵn sàng. Vì
trong ngày thứ ba, Chúa sẽ ngự xuống trên núi Sinai trước mặt toàn dân".
Sáng
sớm ngày thứ ba, có sấm chớp, và một đám mây dầy đặc bao phủ khắp núi, rồi tiếng
kèn vang lên khiến dân chúng trong trại phải kinh sợ. Bấy giờ Môsê dẫn dân
chúng ra ngoài trại đứng dưới chân núi nghinh đón Thiên Chúa. Cả núi Sinai đều
bốc khói, vì Chúa ngự xuống trên núi trong ngọn lửa, từ trên ngọn núi, khói bốc
lên như từ hoả lò, và núi rung chuyển dữ dội. Tiếng kèn thổi mạnh lên dần dần
và vang dội thật xa. Môsê thân thưa, và Chúa đáp lại bằng những tiếng sấm sét.
Chúa
ngự xuống trên ngọn núi Sinai, và gọi Môsê lên đỉnh núi.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Ðn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Ðáp: Chúa đáng ca
ngợi và tôn vinh muôn đời (c. 52b).
Xướng:
1) Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi,
tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi,
tôn vinh và tán tụng muôn đời. - Ðáp.
2)
Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh
muôn đời. - Ðáp.
3)
Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
- Ðáp.
4)
Chúc tụng Chúa, Ðấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca
ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.
5)
Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 15, 15b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy
đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 10-17
"Về
phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà
nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu
nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được
dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ
ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không
hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các
ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân
này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe
được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
"Phần
các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được
nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã
ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các
con nghe, mà không được nghe".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Tại
Sao Dùng Dụ Ngôn
Kitô
giáo là đạo từ trời xuống, vì những giáo lý và niềm tin Kitô do chính Thiên
Chúa truyền xuống. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chính là mạc khải về
Thiên Chúa cho con người.
Trong
lời rao giảng của Ngài, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời, một
thực tại không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có diễn tả được,
thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này,
hay nói như thánh Phaolô, đó là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai
chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm được. Thực tại ấy không thể thu
hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả
này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Dụ
ngôn là một thứ ngôn ngữ nói với những người trong cuộc, những người sống trong
tình thân với nhau. Ðể hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng,
đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu
đã nói với các môn đệ: "Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm
Nước Trời, còn họ thì không". Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận
vào cộng đoàn của những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ
những mầu nhiệm. Còn những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu
hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các Luật sĩ và Biệt phái, thì khi nhìn vào
các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là
tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc:
"Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng
tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được thấy, tai các
con có phúc vì được nghe".
Ước
gì chúng ta được vào số những người mà Chúa Giêsu cho là có phúc, tức là những
người thấy, nghe và hiểu được Lời Chúa cũng như nhận ra ý Chúa trong mọi biến cố
cuộc sống.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 16 TN,
Năm lẻ
Bài đọc: Exo 19:1-2, 9-11,
16-20; Mt 13:10-17.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người cần biết
kính trọng và chuẩn bị, để đón nhận hồng ân Thiên Chúa.
Thiên
Chúa vẫn không ngừng quan tâm, mặc khải, và thi ân cho con người. Vấn đề ở chỗ
là con người có biết nhận ra và đáp trả cách xứng đáng hay không. Nếu biết nhận
ra và đáp trả, con người càng ngày càng sở hữu hồng ân nhiều hơn; nếu không,
ngay cả những gì con người đang sở hữu cũng từ từ biến mất. Một trong những điều
nguy hiểm nhất làm con người xa cách Thiên Chúa là thái độ tự mãn: cho mình đã
biết, đã có quá đủ, và không cần nhờ đến Thiên Chúa.
Các
Bài Đọc hôm nay dẫn chứng một lần nữa tình yêu của Thiên Chúa, biểu lộ qua sự
quan tâm và chăm sóc Ngài dành cho con người. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa muốn
ông Moses chuẩn bị tâm hồn dân chúng để Ngài hiện xuống với dân Israel trên đỉnh
núi Sinai. Mục đích của cuộc thần hiện là để dân chúng biết uy quyền Thiên
Chúa; đồng thời củng cố địa vị cho Moses, người lãnh đạo Ngài đã chọn để đưa
dân vào Đất Hứa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cắt nghĩa tại sao người dùng dụ ngôn
để nói với dân chúng, vì trí óc họ chưa hiểu được những mầu nhiệm của Nước Trời
như các môn đệ. Họ phải siêng năng học hỏi và cần sự trợ giúp của Thiên Chúa mới
có thể hiểu được; nếu không, ngay cả những gì họ nghe Chúa Giêsu nói cũng sẽ mất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Cuộc thần hiện trên núi Sinai
1.1/
Mục đích của cuộc thần hiện: là để dân chúng nhận ra uy quyền Thiên Chúa, và để củng cố địa vị
cho Moses, người lãnh đạo Thiên Chúa chọn để đưa dân vào Đất Hứa. Bổn phận của
dân là phải tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như Moses.
(1)
Phải tránh thái độ khinh thường Thiên Chúa và các ngôn sứ của Ngài: Tục ngữ Việt-nam
có câu lột tả được thái độ của dân chúng đối với Thiên Chúa và với các người đại
diện của Ngài: "Gần chùa gọi bụt bằng anh!" Khi con người thấy Thiên
Chúa quá thương và luôn làm ơn cho mình, con người cho đó là bổn phận của Thiên
Chúa. Khi con người được hiện diện trong Thánh Điện quá thường xuyên, con người
tỏ dấu khinh thường bằng cách nói chuyện và chơi giỡn với nhau ngay trước mặt
Thiên Chúa. Khi con người đã quá quen với nhà lãnh đạo vì đã từng ăn nhậu, chơi
giỡn với nhau, họ coi nhà lãnh đạo cũng như "cá mè một lứa." Vì thế,
Thiên Chúa phải tỏ uy quyền cho dân biết có một khoảng cách vô định giữa Thiên
Chúa và con người; nếu Thiên Chúa không yêu thương và quan tâm tới, con người
cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc. Ngài có thể làm con người ra hư vô bất cứ lúc
nào.
(2)
Phải chuẩn bị tâm hồn trong sạch để ra gặp Thiên Chúa: Đức Chúa phán với ông
Moses: "Hãy đến với dân và bảo họ: hôm nay và ngày mai phải giữ mình cho
khỏi nhiễm uế, phải giặt quần áo, và đến ngày kia phải sẵn sàng, vì ngày kia Đức
Chúa sẽ ngự xuống trên núi Sinai trước mắt toàn dân."
Được
ra mắt Thiên Chúa, vị Chúa Tể Trời Đất, không phải là điều tầm thường; vì thế,
con người cần phải chuẩn bị cả tâm hồn lẫn thể xác. Các thánh thường lấy ví dụ:
nếu con người phải chuẩn bị kỹ càng thế nào khi gặp vua chúa trần gian, họ cần
phải chuẩn bị kỹ càng hơn nữa khi ra mắt vị Chúa Tể Trời Đất. Thế mà có những
người mặc đồ ngủ hay đồ tắm biển đi nhà thờ, miệng nhai kẹo cao su khi lên lãnh
nhận Mình Thánh Chúa, để con chạy chơi giỡn trong nhà thờ như đang ở ngoài công
viên. Nếu Thiên Chúa tiếp tục trừng phạt những người vô phép như trong Cựu Ước,
hỏi mấy người chúng ta còn sống sót để vào diện kiến Thánh Nhan?
1.2/
Thiên Chúa tỏ uy quyền trước mặt dân chúng trên đỉnh núi Sinai: Theo truyền thống,
Thiên Chúa thường tỏ mình trên các đỉnh núi: cho tiên-tri Elijah trên đỉnh núi
Horeb, cho ba tông-đồ yêu dấu trên đỉnh núi Thabor. Núi Sinai là một ngọn núi rất
đặc biệt vì vẻ linh thiêng của nó, lúc nào cũng có mây mù che phủ. Khách hành
hương rất thích được ở trên đỉnh núi khi mặt trời mọc để nhìn thấy cảnh hùng vĩ
của quang cảnh chung quanh; vì thế, họ phải bắt đầu leo khi trời vẫn còn tối.
Trình
thuật Sách Xuất Hành kể: "Đến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây
mù dày đặc trên núi, và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại đều
run sợ. Ông Moses đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa; họ đứng dưới
chân núi. Cả núi Sinai nghi ngút khói, vì Đức Chúa ngự trong đám lửa mà xuống;
khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh. Tiếng tù và mỗi lúc một
tăng lên rất mạnh. Ông Moses nói, và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm. Đức
Chúa ngự xuống trên núi Sinai, trên đỉnh núi. Người gọi ông Moses lên đỉnh núi,
và ông đi lên."
2/
Phúc Âm:
Con người cần khiêm nhường học hỏi mới có thể nhận ra Thiên Chúa.
2.1/
Dụ ngôn và mầu nhiệm: Các
môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu rằng: "Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?"
Người đáp: "Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không
có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. Bởi thế, lý do Thầy dùng dụ ngôn
mà nói với họ, vì họ nhìn mà không thấy, lắng nghe mà không nghe, cũng không hiểu."
+
Dụ ngôn (parabolh,): là một trình thuật hay một câu có thể dài hay ngắn.
Mục đích là để dẫn chứng một sự thật qua việc so sánh hay đồng nhất. Tác giả
thường dùng những gì con người đã biết để dẫn họ đến một thực tại cao hơn.
+
Mầu nhiệm (musth,rion): chúng ta thường hiểu là những gì tối nghĩa, khó
hiểu, hay không thể hiểu. Người Rôma và Hy-lạp hiểu mầu nhiệm là những gì không
thể hiểu với những khách bàng quang; nhưng đối với những người trong cuộc, những
điều này quá rõ ràng. Lý do, người trong cuộc đã được dạy dỗ, soi sáng, và trải
qua kinh nghiệm.
+
Định luật trần gian: "Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai
không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất." Thoạt nghe, một người
có thể cho Thiên Chúa bất công, nhưng thực tế chứng minh đây là một định luật.
Đối với những chuyên gia, vì họ càng ngày càng nghiên cứu, hội thảo, và thí
nghiệm, nên kiến thức của họ ngày càng sâu hơn trong chuyên nghành của họ;
nhưng nếu một người cũng học về lãnh vực đó, nhưng không có cơ hội áp dụng, họ
dần dần sẽ mất luôn kiến thức mà họ đã có lúc đầu.
2.2/
Thiên Chúa tiền định? Chúa
Giêsu trưng dẫn lời sấm của ngôn sứ Isaiah. Đây là lời sấm khó hiểu và nhiều
người dựa vào để chứng minh Thuyết Tiền Định: Nếu Thiên Chúa đã định cho ai phải
hư mất, họ sẽ không có cách nào để được cứu độ! Trước tiên, chúng ta cần hiểu
truyền thống của Do-thái: không một sự việc nào xảy ra trong cuộc đời ngoài
thánh ý Chúa; vì thế, việc con người cứng lòng không tin cũng nằm trong sự quan
phòng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ không có ý quy trách nhiệm cho Thiên Chúa,
nhưng quy trách nhiệm vào sự cứng lòng của con người. Chương 9 của Gioan khi
Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh, giúp chúng ta nhận ra chân lý này: Chúa làm
phép lạ chữa người mù, các kinh-sư thẩm vấn anh mù để biết ai đã chữa lành anh
và cách thức chữa, họ còn thẩm vấn cha mẹ anh để có thể chắc chắn anh bị mù ...
Nhưng sau cùng, họ từ chối nhận Chúa Giêsu đã làm phép lạ đó và kết tội Chúa đã
vi phạm ngày Sabbath; trong khi người mù không chỉ được trông thấy, còn được nhận
ra và tin vào Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn mỗi khi lắng nghe và học hỏi Lời Chúa, mỗi khi
tiếp nhận Chúa vào lòng, và nhất là ra nghênh đón Thiên Chúa trong ngày cuối của
đời chúng ta.
-
Để hiểu những mầu nhiệm Nước Trời, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường và bỏ
thời gian để học hỏi.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/07/15 THỨ NĂM TUẦN
16 TN
Th. Bi-ghít-ta, nữ tu
Mt 13,10-17
Th. Bi-ghít-ta, nữ tu
Mt 13,10-17
Suy niệm: Thị
giác và thính giác là những giác quan hết sức cần thiết và quan trọng của một
con người. Có thể nói, chúng là cửa ngõ đưa con người hòa nhập vào cuộc sống
chung. Không những thế, cặp mắt và đôi tai còn đem đến hạnh phúc lớn lao, khi
cho con người được nhìn ngắm khuôn mặt hiền dịu của những người thân yêu, được
lắng nghe những lời đầy yêu thương của bao người gần gũi. Song, là những người
Kitô hữu, những người có đức tin vào Đức Ki-tô, hạnh phúc của chúng ta không
dừng lại ở chỗ dùng thị giác và thính giác chỉ để nhìn ngắm những hình ảnh của
con người và lắng nghe những âm thanh của nhân loại. Chúng ta thật sự hạnh phúc
nhất khi cặp mắt và đôi tai của chúng ta được nhìn ngắm chính dung nhan của
Chúa và được lắng nghe chính Lời của Ngài.
Mời Bạn: Mỗi
lần tham dự Thánh Lễ, bạn và tôi được nhìn ngắm Chúa Giê-su hiện diện trong
Phép Thánh Thể và được lắng nghe Lời Ngài. Chính lúc ấy, cặp mắt và đôi tai của
chúng ta thật có phúc. Ước gì chúng ta biết giữ gìn những giác quan đó khỏi
những hình ảnh và âm thanh vô bổ, để chỉ hướng nhìn Chúa Giê-su và nghe Lời
Chúa.
Chia sẻ: Bạn
thật sự đã biết dùng cặp mắt và đôi tai của mình để chiêm ngắm Chúa Giê-su và
nghe Lời Ngài hay chưa? Nếu chưa, bạn có quyết tâm nào?
Sống Lời Chúa: Dành
thời gian viếng Thánh Thể và đọc Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho chúng con có cặp mắt và đôi tai để
nhìn ngắm Chúa và nghe Lời Ngài. Xin cho chúng con luôn biết sử dụng những giác
quan đó theo ý Chúa muốn. Amen.
Anh em thật có phúc
Như các môn đệ xưa, các
Kitô hữu ngày nay cũng là người có phúc. Chúng ta được thấy, được nghe nhiều điều
mà người khác không được.
Suy niệm:
Tiền định là một trong những
vấn đề gây tranh cãi trong thần học.
Có người nhấn mạnh quá đến
tác động của ơn Chúa cần để được cứu độ,
đến nỗi coi nhẹ tự do và
trách nhiệm của con người.
Có người còn dám cho rằng
Chúa đã định sẵn từ vĩnh cửu
những ai phải vào hỏa ngục
hay được lên thiên đàng.
Thật ra Thiên Chúa muốn cho
mọi người được cứu độ (1 Tm 2, 4; 4, 10).
Kế hoạch của Ngài là cứu độ
toàn thế giới, chẳng trừ một ai.
Muốn được cứu thoát, con
người phải dùng tự do mình mà đón lấy ơn Chúa.
Ơn Chúa có tác động trên tự
do con người,
nhưng lại không áp đặt hay
cưỡng ép nó, vì nếu thế sẽ chẳng còn tự do.
Chính Thiên Chúa ban tự do
cho con người, và chính Ngài tôn trọng tự do ấy.
Thiên Chúa không thể tiền
định lời đáp của con người trước lời mời của ân sủng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
có những câu cần được soi sáng.
“Bởi vì anh em thì được ơn
hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không” (c. 11).
Câu này có thể bị hiểu lầm
là Thiên Chúa có sự phân biệt đối xử.
Các môn đệ thì được ơn hiểu
biết, còn đám đông thì không.
Thật ra Đức Giêsu chỉ muốn
nói lên sự kiện này,
các môn đệ là những người đã
đáp lại tiếng gọi của Ngài,
nên họ được ơn hiểu biết, ơn
nắm bắt được mầu nhiệm Nước Trời.
Còn đám đông những người từ
chối thì khó lòng hiểu được.
Một câu khác cũng cần được
hiểu đúng: “Người đã có lại được cho thêm,
còn ai không có, thì ngay
cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” (c. 12).
Ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nói
rằng những ai đã mở lòng đón nhận
thì càng được Thiên Chúa ban
cho sự hiểu biết đức tin sâu xa hơn.
Còn những người đã khép lòng
trí lại, thì về mặt thiêng liêng sẽ bị nghèo đi.
Vào buổi ban đầu, các môn đệ
tin theo Đức Giêsu chỉ là nhóm nhỏ.
Còn một đám đông lớn người
Do thái không tin nhận Ngài.
Đức Giêsu giảng cho họ bằng
những dụ ngôn đơn sơ gần gũi.
Ngôn ngữ của dụ ngôn vừa dễ
hiểu đối với người mở lòng đón nhận,
vừa khó hiểu đối với những
ai từ chối và khép kín (c. 13).
Đức Giêsu không chơi khăm con
người khi giảng bằng dụ ngôn,
để khiến họ trố mắt nhìn mà
không thấy, lắng tai nghe mà không hiểu.
Nếu họ không hiểu được dụ
ngôn, thì không phải lỗi tại Ngài,
mà do quả tim họ đã ra chai
đá, do họ nhắm mắt, bịt tai .
Họ không hiểu vì không muốn
hoán cải và được chữa lành (c. 15).
Như các môn đệ xưa, các Kitô
hữu ngày nay cũng là người có phúc.
Chúng ta được thấy, được
nghe nhiều điều mà người khác không được.
Ước gì chúng ta tìm được thứ
ngôn ngữ thích hợp
để ai cũng có thể nghe được
và hiểu được sứ điệp cứu độ của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ
bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được
tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên
cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao
dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho
Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG BẢY
Thông
Dự Vào Ánh Sáng
Chúng
ta đọc thấy trong Thư Cô-lô-sê: “Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm
cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong
cõi đầy ánh sáng. Ngài đã giải thoát ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào
Vương Quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha
tội lỗi” (Cl 1,12-14).
Vương
Quốc của Thiên Chúa là Vương Quốc của “Thánh Tử chí ái”, theo một nghĩa rất đặc
biệt, bởi vì chính nhờ công cuộc của Người mà “ơn cứu chuộc” và việc “thứ tha tội
lỗi” được hoàn thành. Những lời của Tông Đồ Phao-lô ám chỉ đến tội lỗi của con
người. Vì thế, sự tiền định tác động hiệu năng không duy chỉ do mối quan hệ của
con người với việc sáng tạo thế giới và chỗ đứng của con người trong thế giới.
Một cách căn bản, sự tiền định đối với con người có liên hệ với công cuộc cứu
chuộc của Chúa Con – là Đức Giê-su Kitô.
Công
cuộc cứu chuộc ấy trở thành một diễn tả cụ thể sự quan phòng cứu độ của Thiên
Chúa. Chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa, Cha chúng ta, cai quản mọi sự một cách
đầy quan tâm, nhất là đối với những thụ tạo mà Ngài đã trao ban cho sự tự do.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
23-7
Thánh
nữ Birgitta, nữ tu
Xh
19, 1-2.9-11.16-20b; Mt 13, 10-17
LỜI
SUY NIỆM: “Ai có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa;
còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.”
Lòng
nhân hậu của Thiên Chúa bao trùm cả và nhân loại, Ân sủng của Ngài tuôn đổ
không giới hạn cho con người không phân biệt và không loại trừ bất cứ một ai.
Những ai đón nhận ân sủng và lòng nhân hậu của Ngài thì càng thêm sức mạnh và sự
nâng đỡ của Ngài, để vượt thắng mọi thử thách, làm cho ngày càng dồi dào phúc lộc
cho sự sống đời này lẫn đời sau. Còn những ai không đón nhận ân sủng của Ngài,
thì với sức riêng của minh quá yếu đuối, trong khi đó sức cám dỗ của ma quỷ quá
mạnh sẽ dễ đưa chúng ta đi vào trong bóng tối đầy đam mê ích kỷ và sự chết.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin Chúa tuôn đổ Thần Khí của Chúa trên chúng con, để chúng con nhận
được ơn Khôn Ngoan giúp chúng con phân biệt điều phải và điều trái; Ơn Hiểu Biết
giúp chúng con hiểu biết sâu xa những điều Chúa và Giáo hội dạy. Ơn Lo Liệu,
giúp chúng con biết cách giải quyết mọi sự trong cuộc sống; Ơn Sức Mạnh để vượt
qua những khó khăn trong cuộc đời; Ơn Thông Minh để nhận ra Thánh Ý Chúa; Ơn Đạo
Đức để yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân; và ơn Kính Sợ để chúng con tôn kính sự
công bằng quyền phép của Chúa, và sợ làm phiền lòng Ngài.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
23-07: Thánh BRIGITTA
(1303
- 1373)
Thánh
Brigitta (hay là Birgitta) sinh ngày 14 tháng 6 năm 1303 tại Upland, Thụy Điển,
nơi cha Ngài cai quản, Mẹ Ngài, bà Ingeborg Phinsta, là con của vị quan cai quản
miền đông Goythland. Brigitta là con út trong số 7 người con.
Truyền
thuyết mặc cho cuộc sinh hạ của thánh nữ nhiều biến cố siêu nhiên.
Ngay
trước khi sinh ra thánh nữ, mẹ Ngài đã thoát chết cách lạ lùng trong một cuộc đắm
tàu. Một linh mục được thị kiến, thấy "tiếng nói của con trẻ được mọi người
nghe theo". Thực tế, Brigitta tới 3 tuổi mới nói được, nhưng lại nói rất
sõi làm cho láng giềng phải kinh ngạc.
Lúc
lên 7 tuổi, một buổi sáng có bà mặc áo trắng hiện đến đầu giường, tay cầm triều
thiên và nói: - Brigitta, con có muốn thiên thần này không ?
Đứa
trẻ đáp lời: - Dạ con muốn lắm chứ.
Và
Đức trinh nữ đã đội triều thiên lên đầu Brigitta.
Buổi
lên mười, Brigitta đã được nghe giảng về cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh nữ rất cảm
động. Đêm sau, Chúa Giêsu hiện ra, mình đầy thương tích bê nết máu. Chúa nói: -
Con xem cha bị đối xử tàn tệ thế nào.
Đau
đớn thánh nữ hỏi: - Lạy Chúa, ai làm cho Chúa bị thương tích như vậy ?
Chúa nói: - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Chúa nói: - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Những
hình ảnh này không bao giờ phai mờ trong tâm trí Brigitta. Năm 1314 mẹ thánh nữ
từ trần. Ngài sống với người dì. Năm 1316, vì vâng lời và ngược với khuynh hướng
tự nhiên, thánh nữ kết hôn với Ulj Gudmarsson, 18 tuổi, nghị viên tương lai của
vương quốc. Họ sinh được tám người con, 4 trai, 4 gái.
Hai
người con trai chết sớm. Karl, người con trưởng nặng tinh thần thế tục, nhưng lại
rất kính mến Đức Mẹ. Birger, người con gái thứ hai, lập gia đình. Nhưng sau này
trở thành người cộng sự của mẹ và sẽ đem xác mẹ từ Roma về chôn cất tại Thụy Điển.
Ba người con gái khác đều lập gia đình Merita và Cêcilia ở lại Thụy Điển. Còn
Catarina sau khi mất chồng đã sống với mẹ (Brigitta tạ thế năm 1381 và được
tuyên thánh năm 1476).
Người
con trai thứ tư, Ingebord đã trở thành tu sĩ dòng Xitô.
Vua
Magour vời thánh nữ vào làm cố vấn cho hoàng hậu Blanche. Ngài trở thành người
quản gia thứ hai trong triều sau hoàng hậu, nhưng đã cố gắng một cách vô hiệu
trong nỗ lực biến cải đời sống của hoàng hậu lẫn của nhà vua.
Sau
một cơn bệnh nguy ngập và được Đức Trinh Nữ chữa lành, thánh nữ khuyên chồng rời
bỏ triều đình lui về nhà riêng họ đã sống đời gia đình gần như sống trong tu viện.
Brigitta
cùng chồng đi hành hương đền thờ thánh Giacôbê ở Compostella. Trên cùng về, ông
Ulf lâm trọng bệnh tại tu viện Alvasta. Năm 1943, nghĩa là 28 năm sau ngày cưới,
ông qua đời và Brigitta sống đời sám hối gần tu viện Xitô ở Alvasta. Khi sống tại
đây thánh nữ soạn một bộ luật dòng, Ngài được kêu gọi thành lập, nhưng sinh thời
Ngài không bao giờ thấy được dòng ấy thành hình.
Chính
Cararina, ái nữ Ngài, sẽ hướng dẫn nhà dòng phát triển mạnh mẽ, sau khi được Đức
Urbanô V châu phê năm 1370 và sau khi thánh nữ qua đời.
Thánh
nữ Brigitta được ơn tiên tri và thực hiện nhiều cuộc chữa trị lạ lùng cho Giáo
hội và xã hội. Chúng ta biết rằng: khi đã trở thành goá phụ, thánh nữ đã sống đời
khổ hạnh, ít ăn, ít ngủ và cầu nguyện không ngừng. Ngài theo đuổi một luật sống
nghiêm ngặt và thực hiện đủ công trình bác ái, đến nỗi chính Ngài phải đi ăn
xin. Dù vậy, Ngài không rút lui hoàn toàn vào cô đơn.
Ngài
được linh ứng và cha tuyên úy của Ngài viết lại bằng tiếng La-tinh dưới tựa đề
"mạc khải". Ngài cũng viết nhiều thư tín cho các Đức giáo hoàng, các
Đức Hồng y, các nhà cầm quyền để vạch trần những tật xấu của họ, cũng như chỉ vẽ
cách thế canh tân đời sống họ. Đối với nhà vua, Ngài chỉ trích các hà khắc và
khuyên sống với địa vị của mình. Ngài còn nhờ một giám mục mang thư khuyên hai
vua Anh và Pháp hòa giải với nhau. Đối với Đức giáo hoàng Clêmentê VI đang ở
Avignon, Ngài xin vị cha chung trở về Roma.
Năm
1349, thánh nữ đi hành hương Roma để dự năm thánh. Nhân dịp này, Ngài xin toà
thánh châu phê luật dòng, nhưng từ năm 1215 công đồng Lateranô IV đã cấm lập
thêm dòng mới. Đức giáo hoàng Urbanô V lại bỏ Roma sang Avigno sau khi châu phê
luật dòng của Ngài, năm 1370. Được ơn soi sáng, năm 1372, thánh Brigitta đi
hành hương thánh địa để cầu nguyện cho Giáo hội.
Năm
1373, thánh nữ trở về Roma và từ trần ngày 23 tháng 7. Mười tám năm sau, Ngài
được tuyên thánh, ngày 7 tháng10 năm 1391.
(daminhvn.net)
23
Tháng Bảy
Những Lọ Ðựng Muối
Tiêu
Sưu
tầm là một giải trí rất phổ thông hiện nay. Người ta sưu tầm tem, nhãn hiệu,
lon bia, chai lọ, sách quý... và lâu lâu đem triển lãm.
Tại
một nhà thờ nọ tại Chicago bên Hoa Kỳ, trong một cuộc triển lãm các vật sưu tầm,
người ta thấy có cả một khu dùng để triển lãm các lọ đựng muối tiêu. Một ông
khách nọ vừa bước vào, sau khi mua một cái bánh Hamburger ở cửa vào, đã vội vã
đi một vòng quan sát. Khi tới khu triển lãm các lọ đựng muối tiêu, ông mới sực
nhớ ra cái Hamburger của mình nhạt quá. Thế là ông đã cầm lấy một lọ muối và xốc
nhiều lần. Nhưng xốc đến lọ thứ mười hai mà ông vẫn chưa thấy muối. Ông đành phải
trở lại cửa xin người bán hàng cho ít muối và phàn nàn: "Gần hai trăm cái
lọ muối thế kia mà không có lấy một hột muối".
Ðó
là hình ảnh của cuộc đời Kitô chúng ta. Mang lấy danh hiệu là muối đất, nhưng lắm
lúc chúng ta chỉ là những lọ trống không. Muối dùng để ướp đồ ăn cho khỏi ươn
thối. Muối dùng để sát trùng, chữa những vết thương. Muối dùng để nêm cho thức
ăn được thêm đậm đà...
Trong
một xã hội đang thối rữa vì những tệ đoan, người Kitô cần phải là muối để thanh
tẩy và đem lại cho cuộc sống thêm đậm đà hương vị. Một lời nói, một hành động của
chúng ta, nếu có chút muối của Ðức Tin, Ðức Ái sẽ mang lại cho những người xung
quanh niềm vui và sức sống.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét