Trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

20-05-2016 : THỨ SÁU - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

20/05/2016
Thứ Sáu tuần 7 thường niên



BÀI ĐỌC I: Gc 5, 9-12
"Kìa quan toà đã đứng trước cửa".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em đừng kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị lên án. Kìa quan toà đã đứng trước cửa. Anh em hãy học gương kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đã nói nhân danh Chúa. Đây chúng ta gọi những người đã kiên nhẫn đau khổ là có phúc. Anh em đã nghe nói đến sự kiên nhẫn của Gióp và đã thấy kết cuộc Chúa dành để cho ông, vì Chúa đầy lòng thương xót và lân mẫn.
Anh em thân mến, trước hết, anh em đừng (có) thề, dầu viện trời, dầu viện đất hay viện một hình (vật gì) khác. Lời nói anh em phải là: Có rằng có, không rằng không, để anh em khỏi bị toà án luận phạt. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 102, 1-2. 3-4. 8-9. 11-12.
Đáp: Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Đáp.
2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. - Đáp.
3) Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. - Đáp.
4) Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng ta. - Đáp.
ALLELUIA: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 10, 1-12
"Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt xứ Giuđêa và miền bên kia sông Giođan. Dân chúng lại tụ họp bên Người và Người lại dạy dỗ họ như thường lệ. Những người biệt phát đến gần và hỏi thử Người rằng: "Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?" Người đáp: "Môsê đã truyền cho các ông thế nào?" Họ thưa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị". Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: "Chính vì sự cứng lòng của các ông mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vì thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục.
Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân rẽ".
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: "Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)


SUY NIỆM : Mối giây bất khả phân ly
Tin Mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta về những trang đầu tiên của lịch sử nhân loại, trong đó Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ để họ chung sống với nhau trong mối giây bất khả phân ly của đời sống đôi lứa. Có thể nói, đó là gia đình đầu tiên của lịch sử loài người. Chúa Giêsu đã nại đến sự kiện này để giải đáp vấn nạn của người Biệt phái: "Người ta có được phép rẫy vợ không?", và như vậy một cách nào đó, Ngài đã đề cập đến hôn nhân, đến giá trị và đòi hỏi của hôn nhân.
Trước hết, hôn nhân là một sự tự do trao đổi yêu thương giữa người nam và người nữ, một sự cam kết sống chung suốt đời. Chiếc nhẫn mà họ trao cho nhau trong ngày cưới là dấu chứng tình yêu, và từ ngày đó mọi hành vi đi ngược với lời cam kết đều bị coi là ngoại tình, bởi vì hôn nhân là do Thiên Chúa thiết lập và con người không thể phân ly những gì Ngài đã kết hợp.
Hôn nhân còn là một cộng đồng kết hợp hai tâm hồn và được xây dựng trên nền tảng tình yêu. Hôn nhân là giây tình yêu liên kết hai người phối ngẫu, và tình yêu này phản chiếu tình yêu thần diệu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Thánh Phaolô đã ân cần nhắc nhở: "Chồng hãy yêu thương vợ như Chúa Kitô yêu mến Giáo Hội và phó nộp mình đi". Trong đời sống hôn nhân, hai người nương tựa vào nhau, bổ túc và tài bồi lẫn nhau. Thiên Chúa thấy người nam ở một mình không tốt, Ngài đã dựng nên cho nó một người nữ, rút từ cạnh sườn người nam, và người nam sẽ bỏ cha mẹ để nên một với vợ mình, đó là hình ảnh của một tình yêu kết hợp. Nhờ tình yêu kết hợp trong hôn nhân, người nam và người nữ sẵn sàng chấp nhận việc sinh dưỡng và giáo dục con cái thành những đứa con ngoan của Thiên Chúa, của Giáo Hội, của gia đình và xã hội.
Nhưng một cuộc hôn nhân chỉ thành công khi người nam và người nữ thực tình yêu nhau, có sức hiến thân cho nhau, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách mà hoàn cảnh đè nặng trên con người, trong tâm tình chúc tụng tạ ơn. Thật vậy, việc cam kết trước bàn thờ là một lời khấn trọng thể, một lời hứa thánh thiêng đặt nền tảng trên tình yêu, tình yêu mà Thánh giá là biểu hiện rõ nét nhất, tình yêu mà Chúa Kitô hiến mình cho Giáo Hội đến cùng mức. Hôn nhân không phải luôn luôn là một khúc tình ca, một cuộc ve vãn suốt đời, nhưng là một cuộc sống chung nhiều khi khó khăn. Do đó chỉ có tình yêu đích thực khi đôi bạn có khả năng và muốn giữ lời gắn bó với nhau cho đến chết. Những hy sinh từ bỏ, sự trung tín qua những thử thách, những lần nhượng bộ, đều là bằng chứng của đức tin và sức mạnh nhận được từ Thánh Thần.
Chính vì những giá trị cao đẹp của hôn nhân như thế, nên thái độ của Chúa Giêsu về vấn đề hôn nhân thật dứt khoát. Ngài xác định lại nền tảng thánh thiêng cũng như tính cách bất khả phân ly của giây hôn phối. Ngài mạnh mẽ lên án tội dâm bôn ngoại tình, cả việc rẫy vợ nữa, trừ phi là nố gian dâm, nhưng điều đó có lẽ không nhằm biện minh cho việc ly dị, mà chỉ là đuổi người vợ bất chính, hoặc là ly thân rồi sau đó không được tái hôn nữa. Như thế, chính nhờ Chúa Giêsu, hôn nhân đã được nâng lên hàng Bí Tích và mặc một sắc thái mới phản ánh vẻ đẹp ban đầu đã bị lu mờ vì tội lỗi nhân loại.
Chúng ta hãy cầu xin cho các gia đình được luôn gắn bó với nhau trong tình yêu thương hợp nhất, để làm chứng cho tình yêu duy nhất và vĩnh cửu của Thiên Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 7 TN2
Bài đọc: Jam 5:9-12; Mk 10:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải kiên nhẫn và trung thành giữ lời hứa.
Càng ngày chúng ta càng chứng kiến những cảnh con người bất trung với Thiên Chúa và phản bội lẫn nhau nhiều hơn: bỏ đạo, không thực hành đạo, hồi tục, ly dị, ly thân, cha mẹ giết con, từ con, con cái giết cha mẹ. Có rất nhiều lý do đưa đến những thảm cảnh này, nhưng hai lý do nổi bật là con người ngày nay không còn biết kính sợ Thiên Chúa và hy sinh chịu đựng đau khổ.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật những lý do đưa tới sự phản bội và những đức tính cần thiết để trung thành với Thiên Chúa và với nhau. Trong bài đọc I, thánh Giacôbê nhấn mạnh tới đức tính kiên nhẫn để chịu đựng đau khổ để có thể sống chung với nhau trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến. Chịu đựng đau khổ là phương thức cần thiết để con người chứng tỏ niềm tin yêu của họ dành cho Thiên Chúa và dành cho nhau. Trong Phúc Âm, những người Pharisees muốn thử xem Chúa Giêsu có dạy khác với luật của Moses về vấn đề ly dị. Chúa thẳng thắn trả lời họ Luật không được ly dị là Luật bất khả phân ly của Thiên Chúa ngay từ đầu. Lý do ông Moses cho phép ly dị là vì lòng chai dạ đá của con người, chứ không phải trong ý định của Thiên Chúa. Nếu con người biết kính sợ Thiên Chúa, họ không bao giờ dám làm chuyện này.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì Ngày Chúa quang lâm đã gần tới.
1.1/ Phải chuẩn bị và luyện tập nhân đức: Thánh Giacôbê dùng ví dụ của nhà nông, trong khi chờ đợi mùa gặt hái, họ phải bón phân, tỉa cành, giết sâu bọ, để cây có thể cho nhiều trái và hoa quả tốt tươi. Con người cũng thế, họ không chỉ kiên nhẫn chờ đợi Ngày Chúa đến, nhưng còn phải kiên trì cầu nguyện và tập luyện các nhân đức cần thiết. Thánh Giacôbê liệt kê những điều cần thiết phải làm:
(1) Phải ăn ở thuận hòa: Con người thường có thói quen lấy mình làm tiêu chuẩn để phán xét tha nhân, dù nhiều khi rất thiển cận và bất công. Cách tốt nhất để giúp con người ăn ở thuận hòa là đừng bao giờ phán xét người khác khi không có trách nhiệm, để rồi sẽ không bị phán xét bởi Thiên Chúa; vì chúng ta đong đấu nào cho tha nhân, Thiên Chúa sẽ dùng đấu ấy mà xét xử chúng ta. Ngài khuyên các tín hữu: "Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử. Kìa vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa."
(2) Noi gương các ngôn sứ: "Thưa anh em, về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa." Các ngôn sứ không sợ chấp nhận hậu quả của việc nói sự thật, các ngài sẵn sàng chấp nhận sự ghét bỏ và truy tố của con người. Hơn nữa, con người không dễ thay đổi, các ngài phải kiên nhẫn chờ đợi để thay đổi và giúp con người làm hòa với Thiên Chúa.
1.2/ Mục đích của đau khổ: Tác giả nhắc lại câu truyện ông Job. Thiên Chúa để Satan hành hạ ông mọi cách để xem ông có trung thành tin tưởng và yêu thương Ngài không. Ông Job đã chiến thắng mưu kế của Satan và trung thành với Thiên Chúa. Ngài đã thưởng công cho ông xứng đáng với lòng kiên trì. Hơn nữa, theo thánh Giacôbê (1:2-4) và Phaolô (Rom 5:3-4), đau khổ còn rèn luyện con người quen chịu đựng để trở nên thập toàn; không gì có thể làm lung lay đức tin của người đã quen chịu đựng đau khổ.
Về việc thề hứa, Giacôbê lặp lại những lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ (Mt 5:33-37). Chúa Giêsu có cấm con người không được thề dưới bất cứ hoàn cảnh nào không? Theo văn mạch, Ngài không cấm điều đó, nhưng nhấn mạnh tới việc con người phải nói sự thật: Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không;" thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỉ mà ra. Vì thế, khi con người nói “có” với Thiên Chúa hay với tha nhân, con người phải giữ lời cho dẫu có phải hy sinh, và ngay cả thiệt hại tới tính mạng. Với một người luôn trung tín với những gì mình nói, thề hứa là chuyện dư thừa. Với những kẻ không trung tín với những gì mình nói, thề hứa cũng là chuyện dư thừa, vì họ nói mà không làm.
2/ Phúc Âm: Vấn đề ly dị
2.1/ Yếu đuối của con người: Có mấy người Pharisees đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?" Họ hỏi thế là để thử Người.
(1) Luật của Moses: Chúa Giêsu hỏi: "Thế ông Moses đã truyền dạy các ông điều gì?" Họ trả lời: "Ông Moses đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ." Đức Giêsu nói rõ lý do có luật này của Moses:: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Moses mới viết điều răn đó cho các ông.''
(2) Tại sao Giáo Hội cho phép ly dị, nếu đó là Luật Thiên Chúa? Chúng ta cần phân biệt hai điều: Thứ nhất, lý tưởng mà Thiên Chúa muốn con người đạt tới. Lý tưởng này không bao giờ thay đổi; và thực tế cũng chứng minh nhiều người đã đạt tới lý tưởng này. Nhiều cặp vợ chồng đã trung thành với nhau đến khi chết, dù phải trải qua bao gian khổ. Thứ hai, yếu đuối và tội lỗi làm con người không đạt tới lý tưởng của Thiên Chúa. Khi con người không đạt được lý tưởng, không có nghĩa là lý tưởng của Thiên Chúa muốn không thể thực hiện được, hay Lề Luật của Thiên Chúa sai; nhưng con người phải khiêm nhường thống hối vì yếu đuối tội lỗi của mình. Hội Thánh gỡ dây hôn phối là vì những tội lỗi, yếu đuối, và cứng lòng của con người.
2.2/ Những lý do để Giáo Hội dùng tháo gỡ dây Hôn Phối: Có nhiều lý do để gỡ; một cách tổng quát là con người không chịu học hỏi hay coi thường Bí-tích Hôn Phối như:
- Cha mẹ ép buộc con cái phải lấy người chúng không muốn, vì cha mẹ tham quyền cao, chức trọng, hay lợi nhuận vật chất. Trường hợp này, con cái thiếu tự do để kết hôn.
- Con người kết hôn bừa bãi: Đa số trường hợp Giáo Hội giải quyết là trường hợp "lack of form," có nghĩa: không kết hôn theo Lề Luật của Giáo Hội; vì thế, không thành Bí-tích. Chẳng hạn, làm hôn thú giả vì muốn xuất ngoại, vì tham tiền, hay vì bất cứ lý do nào khác.
- Vợ chồng không chịu tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi kết hôn: Lấy người đã có gia đình, lấy người bị ngăn trở không được kết hôn, lấy người không cùng tôn giáo.
- Vợ chồng không sống đức tin và không chịu lãnh nhận ơn thánh từ các bí-tích: Làm sao có khôn ngoan, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống?
- Con người không có sức chịu đau khổ: Trường hợp của những người bị người phối ngẫu ly dị. Với ơn thánh, con người có thể vượt qua sự cô đơn và những đòi hỏi của thân xác.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đau khổ không thể thiếu trong cuộc đời, vì chúng là phương tiện để chúng ta chứng tỏ niềm tin yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
- Khi Thiên Chúa truyền chúng ta làm điều gì, Ngài biết chúng ta có khả năng làm chuyện đó. Chúng ta cần phải tin tưởng và làm theo những gì Chúa dạy, tập luyện để sống nhân đức, và tận dụng các ơn thánh Thiên Chúa ban qua các bí-tích.
- Nếu chúng ta trung thành với Thiên Chúa, Ngài sẽ trung thành với chúng ta; nhưng nếu chúng ta phản bội Ngài, Ngài cũng sẽ không nhận chúng ta trong Ngày sau hết.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

20/05/16 TH SÁU TUN 7 TN
Th. Bê-na-đi-nô Xi-ê-na, linh mục
Mc 10,1-12

Suy nim: Nhà văn Nga I. Tourguéniev tâm s: “Tôi sn sàng đi hết tài năng và tác phm ca tôi đ được cái thú êm đm biết rng mt nơi nào đó, có mt người đàn bà lo âu vì tôi v tr.” Không gì hnh phúc cho bng biết rng mình được yêu, cũng như không có gì chua xót cho bng t tình yêu chuyn thành thù hn. Hôm nay, Đc Giê-su nhc ta hai điu: 1/ Con người cn có người bn đi chung sng vi mình (“si đá cũng còn có nhau”, hung gì con người!). 2/ Hai người nam n hp nht nên mt, không phi ch nên mt trong thân xác, nhưng còn c trong lý tưởng, trong trách nhim, trong vic xây dng hnh phúc gia đình... Nh vy, v chng va đem li hnh phúc cho nhau, va dìu nhau tiến v hnh phúc Nước Tri.
Mi Bn: Nh rng hôn nhân không phi ch đem li thú vui, mà còn mang đến trách nhim. Bn ch tìm thy nim vui tht s khi nào bn chu toàn trách nhim ca mình trong gia đình.
Chia s: Trong đi sng gia đình, tôi tìm thú vui riêng cho bn thân, hay tôi quên mình đ chăm lo hnh phúc ca nhng người thân?
Sng Li Chúa: Phc v, giúp đ v, chng, cha m tôi trong nhng vic nho nh hng ngày trong gia đình.
Cu nguyn: Ly Cha nhân ái, xin thương gìn gi tng gia đình là hình nh ca Thánh Gia tht, tng tr em là hình nh ca Con Cha nhp th thu u thơ. Xin sai Thánh Thn biến mi gia đình thành t m tình yêu. Xin cho chúng con nh rng hnh phúc luôn trong tam tay tng người chúng con.

Mt xương mt th
Hôn nhân không phi là mt bn hp đng mà hai bên được phép xé b khi mun. Chung thy mãi mãi là chuyn khó đi vi con người thi nay.


Suy nim:
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.”
Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ,
và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới.
Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng
ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng.
Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu đã gia tăng đáng kể.
Sống với nhau đến đầu bạc răng long lại trở thành một giấc mơ.
Có mấy người Pharisêu đến hỏi Đức Giêsu về chuyện chồng ly dị vợ.
Đức Giêsu hỏi ngược họ xem ông Môsê đã truyền dạy thế nào (c. 3).
Những người Pharisêu trích sách Đệ Nhị Luật (24, 1)
để cho thấy ông Môsê cho phép viết giấy ly dị và sau đó ly dị (c. 4).
Dĩ nhiên, cho phép không phải là truyền dạy!
Đức Giêsu đã trích sách Sáng Thế (2, 24)
để nhấn mạnh sự hiệp nhất vĩnh viễn giữa đôi vợ chồng.
“Cả hai thành một xương một thịt” không chỉ về mặt thân xác (c. 8),
mà còn trở nên một lòng, một ý, một ước mơ, một hành động.
Ngài khẳng định điều này đã có từ thuở ban đầu (c. 6)
và nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời (c. 5).
Đức Giêsu mới là Đấng đến để hoàn chỉnh Luật Môsê
và khai mở ý muốn trọn vẹn của Thiên Chúa về hôn nhân.
Trong xã hội, văn hóa và Do Thái giáo thời Đức Giêsu,
người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới.
Vì vợ là một thứ tài sản thuộc sở hữu của người chồng,
nên thực tế chỉ vợ mới có thể phạm tội ngoại tình đối với chồng,
và chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ.
Đức Giêsu không chấp nhận chuyện coi vợ như một món hàng,
mua về, thích thì dùng, không thích thì bỏ đi.
Vợ đã trở nên xương thịt của chồng, ngang hàng với chồng,
nên khi chồng thiếu chung thủy với vợ, ly dị vợ mà cưới vợ khác
thì anh ta cũng phạm tội ngoại tình đối với vợ (c. 11).
Hôn nhân không phải chỉ là chuyện của hai người yêu nhau và lấy nhau.
Trong Lễ Cưới có sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng phối hợp.
Ngài tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người cùng muốn chia tay.
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng
mà hai bên được phép xé bỏ khi muốn.
Chung thủy mãi mãi là chuyện khó đối với con người thời nay.
Khi thịnh vượng, lúc gian nan, khi mạnh khỏe, lúc đau yếu,
khi buồn chán và thất vọng về nhau, khi yếu đuối và vấp ngã,
khi đổ vỡ quá lớn tưởng như không sao hàn gắn được,
khi đời sống vợ chồng thành như hỏa ngục trần gian…
khi ấy người ta cần Thiên Chúa để tiếp tục yêu thương và kính trọng nhau.
Xin bớt một chút ích kỷ tự ái, thêm một chút khiêm hạ yêu thương,
bớt một chút tự do đam mê, thêm một chút hy sinh tha thứ…
để gìn giữ tình nghĩa vợ chồng như quà tặng mong manh của trời cao.
Cầu nguyn:

Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin Cha nhìn xuống
những gia đình sống trên mặt đất
trong những khu ổ chuột tồi tàn
hay biệt thự sang trọng.

Xin thương nhìn đến
những gia đình thiếu vắng tình yêu
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
của từng người chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
20 THÁNG NĂM
Một Lời Hứa Được Hoàn Thành
“Đấng Bảo Trợ – là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy – Ngài sẽ dạy cho anh em mọi điều và sẽ nhắc anh em nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 26). Đức Kitô thốt lên những lời này vào buổi chiều hôm trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn và lãnh nhận cái chết thập giá, buổi chiều Người chia tay với các Tông Đồ. Chúng ta ôn lại những lời này trong Mùa Phục Sinh. Chính trong Mùa Phục Sinh mà lời hứa về Chúa Thánh Thần sẽ được hoàn thành trọn vẹn.
Ngay buổi chiều sau khi sống lại, Đức Kitô đã trao ban Thánh Thần cho các Tông Đồ tụ họp trong căn gác thượng. Người nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22). Người mang Thánh Thần – như một quà tặng – đến cho Giáo Hội. Chính Chúa Thánh Thần sẽ được mặc khải xung quanh các biến cố của Lễ Ngũ Tuần – cũng như trong tư cách là một quà tặng trao ban cho Giáo Hội. Trong những ngày này và những tuần lễ này, tất cả chúng ta được mời gọi cảm nghiệm đặc biệt về mối gắn kết giữa Lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn Thánh Thần của Ngài xuống trên Dân Ngài.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 20-5
Thánh Bernarđinô Siêna, linh mục
Gc 5, 9-12; Mc 10, 1-12

Lời suy niệm: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”
Hôn nhân Công Giáo một vợ một chồng. Đây là một niềm tin: “Thiên Chúa Đã phối hợp” do đó: “Loài người không được phân ly”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho mỗi người trong chúng ta biết: “Tuyệt tác sáng tạo của Thiên Chúa là con người, Sự kiện người nam và người nữ yêu thương nhau trong hôn nhân khiến cho gia đình là tuyệt tác của xã hội, Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình, nhưng khi lấy nhau trong Chúa, họ được biến đổi thành dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đồng, cho toàn xã hội.”
Lạy Chúa Giêsu. Trong cuộc sống hôn nhân gia đình của chúng con, luôn có những khó khăn, và cám dỗ. Xin Chúa luôn hiện diện trong gia đình chúng con, để gia đình chúng con trở thành dấu hiệu tình yêu của Chúa.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 20-05: Thánh BERNADINÔ thành Siêna
Linh mục (1380 - 1444)

Thánh Bernadinô xuất thân từ gia đình quý phái Abbizeschi thành Siêna. Ngài sinh ngày 8 tháng 9 năm 1380 tại Massa Ma-rittima, là nơi thân phụ Ngài làm thống đốc. Nhưng khi mới ba tuổi, Ngài phải mồ côi mẹ, và 6 tuổi phải mồ côi cha, Ngài được giao phó cho các bà Dì ăn sóc.
Các dì thay thế người mẹ quá cố của Bernadiô để nuôi dưỡng và săn sóc con trẻ về mọi phương diện, nhất là trong đời sống trọn lành. Từ nhỏ, Bernadinô đã có một lòng bác ái đặc biệt với người nghèo. Một lần kia, dì Biana đuổi một người ăn xin vì hết thực phẩm. Bernadinô đau đớn nài nỉ: - Vì tình yêu Chúa, ta hãy cho người này cái gì, bằng không cháu sẽ không ăn gì hôm nay, cháu thà nhịn đói còn hơn phải thấy ông ta còn đói.
Và bà dì đã vui vẻ bố thí cho người ăn xin này.
Trẻ Bernadinô rất yêu mến nhà thờ và sùng kính Đức Trinh Nữ. Mỗi thứ bảy Ngài ăn chay để kính mẹ. Hơn nữa, Ngài quyết giữ tâm hồn trong trắng như thiên thần không hề tham dự vào các trò chơi thô kệch, đỏ mặt khi nghe lời nói nhơ bẩn. Một lần có đứa vộ lại đề nghị chuyện tục tĩu, Ngài đã đấm thẳng vào mặt nó, khiến lắm kẻ ngạc nhiên. Sau này Ngài cũng phản ứng tương tự đối với một phụ nữ lẳng lơ.
Với một tâm hồn trong trắng như vậy, Bernadinô đã tỏ ra thông minh đặc biệt khi theo học ở Siêna. Năm 12 tuổi, Ngài được gởi tới Vienna để theo học văn chương và giáo luật. Năm 17 tuổi, Ngài gia nhập hội "Anh em Đức Mẹ" phục vụ bệnh nhân Scala. Bốn năm sau, xảy ra một cơn dịch hạch. Tại nhà thờ Sancta mỗi ngày có tới vài chục người chết. Ngài săn sóc họ và cũng bị nhiễm bệnh, Bernadinô say sưa tận tụy phục vụ làm cho nhiệt tâm của Ngài lan sang tâm hồn các bạn. Ngài lao mình vào giữa nguy hiểm để săn sóc bệnh nhân và chôn cất người chết. Ngài thoát chết, nhưng đã ngã bệnh hầu kiệt sức và không bao giờ hồi phục hoàn toàn.
Sáng ngày 08 tháng 9 năm 142, sau khi giúp đỡ một người Dì cả điếc lác trong một cơn bệnh cuối cùng, Bernadinô đã phân phát hết tài sản cho người nghèo rồi gia nhập dòng thánh Phanxicô. Năm 1404, Ngài thụ phong linh mục, tiếp đến là khoảng 12 năm Ngài sống ẩn dật, nhưng sau đó là những ngày tháng đi rao giảng, không biết mệt mỏi khắp nước Ý.
Nhận biết rõ tư tưởng thần học sâu sắc của con người khiêm tốn Bernadinô, bề trên buộc Ngài phải từ bỏ nếp sống ẩn dật để đi rao giảng lời Chúa cho dân chúng. Thánh nhân có một giọng nói yếu ớt khàn khàn khó nghe. Nhưng là vì bổn phận nên Ngài chạy đến sự phù giúp của trinh nữ và tiếng Ngài trở nên mạnh mẽ trong sáng. Bài giảng đầu tiên, Bernadinô ngưng lại giữa chừng rồi lại tiếp tục không ai biết chuyện gì. Sau này thánh nhân cho biết lúc ấy Ngài bỗng thấy chị em con Dì là Tobia "mặc áo trắng bất tử mà về trời". Nghe Bernadinô giảng nhiều tâm hồn quyết sống xứng đáng hơn.
Các linh mục hỏi Ngài cho biết bí quyết nào để rao giảng hùng hồn như vậy, Ngài trả lời: - Hãy tìm vinh danh Chúa và lợi ích các linh hồn mà thôi, hãy thực hiện điều mình giảng cho người khác, Chúa Thánh Thần sẽ là thày dạy sự khôn ngoan mà không ai chống lại được. Những chủ đề chính Ngài rao giảng là nhu cầu phải sám hốn và phải trừ bỏ mọi nết xấu, nhất là những cuộc cãi vã về chính trị, cờ bạc "giả trá" trong việc ăn mặc và trong cách cư xử.
Ngài đề cập đến các chủ đề này một cách sống động với những giai thoại điển hình, khiến đông đảo dân chúng lắng nghe hàng giờ không biết chán, và quyết tâm hối cải. Người ta sẽ còn nhớ đến Ngài như người khởi xướng việc tôn kính thánh linh Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse. Mỗi lần rao giảng, thánh nhân quen cầm tấmbảng viết tên Chúa Cứu thế "JHS" và khuyên mọi người hãy bắt chước mà vẽ tấm bảng như vậy rồi treo ở nhà tư hay ở những nơi công cộng. Bài giảng cuối cùng của thánh nhân về "thần hứng" chứng tỏ Ngài là nhà tâm lý thông hiểu đường lối thần bí và là thầy dạy có đầu óc phóng khoáng về lý thuyyết cầu nguyện chiêm niệm. Thánh Bernadinô xứng đáng kế nghiệp thánh Vincentê Ferie làmvị tông đồ nước Ý.
Ngày 20 tháng 5 năm 1444, thánh nhân Bernadinô từ trần ở Aquila Abruzzi và được chôn cất tại đây. Các phép lạ xảy ra ngay tại mồ Ngài đã khiến đức Giáo hoàng Nicôla V tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh ngay sáu năm sau.
(daminhvn.net)


20 Tháng Năm
Kẻ Ăn Cắp Một Ổ Bánh Mì
Người ta thường kể về một trong những ông thị trưởng đầu tiên của thành phố New York bên Hoa Kỳ giai thoại như sau: một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: "Gia đình tôi đang chết đói".
Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biẹn bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: "Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô la". Vừa công bố bản án, ông thỉntưởng rút trong túi của mình ra 10 đô la và trao cho ngwòi đàn ông khốn khổ. Quay xuống cử tọa ông nói tiếp: "Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp". Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền vảtao tất cả cho ông lão.
Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô la 50 xu.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm 1991, Ðức thánh Cha Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta hãy đọc và suy ngẫm về bài dụ ngôn người giàu có và Lazarô.
Mới nghe qua, chúng ta có cảm tưởng người giàu có trong bài dụ ngôn đã không làm điều gian ác nào để đến độ phải bị trầm luân. Chúa Giêsu đã không nói: ông đã trộm cướp, hay biển lận hoặc gian xảo trong việc làm ăn. Ngài cũng không kết án việc ông ngày ngày yến tiệc linh đình.
Vậy thì đâu là tội của người phú hộ? Thưa đó là tội dửng dưng trước nỗi khổ của người khác. Chúa Giêsu nói đến sự hiện diện ngày qua ngày của một người khốn khổ trước cửa nhà ông để cho chúng ta thấy sự đang tâm làm ngơ của người giàu có... Máu chảy, ruột mềm. Trước cảnh khốn khổ của người đồng loại, mà người giàu có ấy vẫn không biểu lộ một chút xúc động hoặc làm như không nhìn thấy, thì quả thật không gì đáng trách bằng, bởi vì người giàu có đã làm cho trái tim của mình khô cứng.
Dửng dưng trước nỗi khổ của người khác không là một thái độ vô thưởng vô phạt, mà là một hành động tội ác. Ông thị trưởng thành phố New York trong câu chuyện trên đây quả thực đã thấy được tội ác của chính ông và của thị dân của ông đối với lão ông ăn cắp bánh mì.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét