23/05/2016
Thứ Hai tuần 8 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) 1 Pr 1, 3-9
"Anh em yêu mến Ðức Kitô, dù không thấy Ngài,
và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại,
Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp
không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời. Anh em
được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ tin vào sự cứu độ đã được mạc
khải trong thời sau hết.
Lúc đó anh em sẽ vui mừng, tuy bây giờ anh em phải
buồn sầu một ít lâu, giữa trăm chiều thử thách, để đức tin anh em được tôi luyện
nên quý hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó, anh em được ngợi khen, vinh
quang và vinh dự, khi Ðức Giêsu Kitô hiện đến. Anh em yêu mến Ngài, dù không thấy
Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài, bởi anh em
tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu
cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 110, 1-2. 5-6. 9 và 10c
Ðáp: Cho tới
muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước (c. 5b).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm
hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho
những người mến yêu quan tâm học hỏi. - Ðáp.
2) Chúa đã ban lương thực cho những ai tôn sợ Người,
cho tới muôn đời Người vẫn nhớ lời minh ước. Chúa tỏ cho dân Người thấy công cuộc
quyền năng của Người, hầu ban cho họ được phần sản nghiệp của chư dân. - Ðáp.
3) Chúa đã gởi tặng ơn giải phóng cho dân Người, đã thiết
lập lời minh ước muôn đời, danh Người thực là thánh thiện và khả uý. Lời khen
ngợi Chúa còn tồn tại đến muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 1, 14 và 12b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi
tớ Chúa đang nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 10, 17-27
"Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo
Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy
lại, quỳ gối xuống trước Người và hỏi: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm
gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu trả lời: "Sao ngươi gọi Ta là
nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các
giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian,
đừng lường gạt, hãy thảo kính cha mẹ". Người ấy thưa: "Lạy Thầy, những
điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ". Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy
và đem lòng thương mà bảo rằng: "Ngươi chỉ còn thiếu một điều là ngươi hãy
đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho
báu trên trời, rồi đến theo Ta". Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ
nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn
chung quanh, và bảo các môn đệ rằng: "Những người giàu có vào nước Thiên
Chúa khó biết bao". Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu
lại nói tiếp và bảo các ông rằng: "Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền
bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ
hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa".
Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Như vậy
thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói:
"Ðối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên
Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Khôn ngoan đích thực
Trong truyền thống Kinh Thánh, Vua Salômôn vẫn được
coi như mẫu người biết sống khôn ngoan, bởi vì nhà vua hiểu rằng ai có được
khôn ngoan là chiếm hữu được bí mật, là chiếm hữu được ý nghĩa cuộc sống, và đó
mới là kho tàng quý báu nhất. Người khôn ngoan như thế là người biết đặt vấn đề
về ý nghĩa của đời mình, bởi vì có nhiều tiền bạc, danh vọng, quyền bính để làm
gì, nếu sống mà không có lý tưởng và mục đích tuyệt đối để đeo đuổi, và bởi vì
chỉ có cái đức mới theo con người sau cái chết và thực sự lợi ích cho con người.
Ðây cũng là ý nghĩa của trình thuật kể lại cuộc đối
thoại giữa Chúa Giêsu và người thanh niên giàu có, như được ghi lại trong bài
Tin Mừng hôm nay.
Trong truyền thống Do Thái, của cải giàu sang là bằng
chứng sự hiện diện và chúc lành của Thiên Chúa, còn nghèo khổ là dấu chỉ xa
cách Thiên Chúa và bị Ngài chúc dữ. Chúa Giêsu sửa sai quan niệm duy vật đó của
người Do Thái, bằng cách đảo lộn bậc thang giá trị của tâm thức trần gian.
Thánh Matthêu và Luca trình bày điều đó qua Hiến Chương Tám Mối Phúc Thật, còn
thánh Marcô thì lồng khung nó trong con đường của Chúa Giêsu tiến về thập giá
và Núi Sọ, trên con đường ấy thái độ sống đúng đắn nhất, đó là tín thác trọn vẹn
nơi Thiên Chúa và Lời Ngài.
Qua cuộc đối thoại với người thanh niên giàu có,
Chúa Giêsu cho thấy việc tuân giữ lề luật mà thôi không bảo đảm cho ơn cứu rỗi
của con người. Muốn được cứu rỗi, phải chia sẻ của cải cho người nghèo khó để
được phần trên trời và bước theo Chúa Giêsu. Nói khác đi, đối với Chúa Giêsu,
việc tuân giữ luật lệ không đủ để được ơn cứu rỗi; muốn được ơn cứu rỗi, cần phải
sống tin yêu, phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, nghĩa là có được kho tàng trên
trời, và yêu thương tha nhân bằng cách cho đi những gì mình có, dù đó là của cải
vật chất hay tinh thần.
Chúa Giêsu không dạy chúng ta khinh thường của cải
trần gian, nhưng Ngài chỉ khuyến cáo chúng ta rằng của cải trần gian có thể là
một chướng ngại trầm trọng cho ơn cứu rỗi. Khi nó không được dùng để phục vụ
tha nhân, thì của cải có thể trở thành dụng cụ của ích kỷ, nguồn gốc của bất
chính hoặc phô trương lừa gạt. Của cải có thể trở thành sự dữ, khi nó khép kín
con tim và tâm trí chúng ta trong ngục tù của ích kỷ và hưởng thụ, khi nó ngăn
cản chúng ta sống yêu thương và quảng đại, khi nó không cho chúng ta sống hoàn
toàn tự do khỏi mọi tù ngục trói buộc con người.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu: hãy bán của cải, chia
cho người nghèo, rồi đi theo Ngài, là một lời mời gọi cách mạng, có sức biến đổi
tấm lòng và cuộc đời cũng như có sức biến đổi thế giới. Theo Chúa Giêsu là có
can đảm từ bỏ tất cả: từ bỏ tội lỗi, từ bỏ kiểu cách sống trái với Tin Mừng yêu
thương, từ bỏ tâm thức hẹp hòi ích kỷ, từ bỏ những người thân thương và từ bỏ
chính mạng sống của mình nữa. Nhưng tất cả những từ bỏ ấy chỉ có ý nghĩa khi
chúng ta chọn Chúa Giêsu và tiến bước theo Ngài. Và đó chính là sự khôn ngoan
đích thực của chúng ta.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 8 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 1 Pet 1:3-9;
Mk 10:17-27.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Trung thành với Đức Kitô mang lại sự sống
đời đời.
Trong cuộc sống, có biết bao người vất vả cả đời để
mưu cầu cho mình một kho tàng mà họ nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc như uy quyền,
danh vọng, tiền của, sắc đẹp; nhưng khi đến lúc được thụ hưởng mới khám phá ra
những gì họ có không phải là kho tàng nên tìm kiếm, vì nó không đem lại hạnh
phúc mà họ mong muốn; nhưng hỡi ơi đã quá muộn màng!
Các bài đọc hôm nay tập trung trong việc hướng dẫn
con người chọn đâu là kho tàng quí giá nhất mà con người nên hướng về; đồng thời
cũng hướng dẫn con người biết cách thức hiệu quả để đạt được nó. Trong bài đọc
I, tác giả xác quyết cuộc sống đời đời mang lại do bởi Đức Kitô là kho tàng
trên hết các kho tàng mà con người nên tìm kiếm vì nó sẽ không bao giờ bị hư hoại,
bị ô nhiễm, hay bị tàn phai. Trong bài đọc II, Chúa Giêsu trả lời cho chàng
thanh niên giầu có cách thức để đạt cuộc sống đời đời là phải phân phát hết kho
tàng giàu có chàng đang sở hữu cho người nghèo. Chàng buồn rầu bỏ đi vì chàng
không có khôn ngoan và can đảm làm điều đó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Gia tài chúng ta hy vọng không phải ở đời này.
1.1/ Sự sống đời đời được thực hiện nhờ Đức Kitô:
(1) Đức Kitô mang cho chúng ta niềm hy vọng là cuộc
sống đời đời: Tác giả Thư Phêrô I dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa: “Chúc tụng
Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người
cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu
Kitô đã từ cõi chết sống lại.” Trước khi Đức Kitô tới, con người không có hy vọng
được hưởng cuộc sống đời đời; nhưng vì yêu thương, Chúa Cha đã cho Con Một của
Ngài chịu chết để đền tội cho nhân loại. Nhờ cái chết và sự phục sinh, Ngài
mang lại cuộc sống đời đời cho con người.
(2) Đặc điểm của gia tài của Đức Kitô: Tác giả nói
cho chúng ta một số những chi tiết quan trọng về kho tàng là cuộc sống đời đời:
+ Không thể hư hại: Những gì thuộc về trái đất sẽ bị
hư hại và hủy diệt; những gì thuộc thượng giới sẽ tồn tại muôn đời.
+ Không thể vẩn đục: Cuộc sống nơi trái đất có nhiều
ô nhiễm, bệnh tật; cuộc sống trên thượng giới giải phóng con người khỏi mọi ô
nhiễm của đời này.
+ Không thể tàn phai: Những gì là vật chất sẽ có
ngày phai tàn; những gì thuộc thượng giới sẽ vĩnh viễn mãi mãi.
+ Được lãnh nhận trong Ngày sau hết: Con người chỉ
có được kho tàng này sau khi chết.
1.2/ Phải trung thành trong mọi thử thách mới hy vọng
đạt sự sống đời đời: Tác giả liệt kê một điều kiện cần thiết để đạt được
kho tàng: Phải trung thành giữ vững đức tin vào Đức Kitô. Theo Tin Mừng, con
người cần tin vào Đức Kitô; nhưng đức tin này sẽ bị thử thách vì những giá trị
hào nhoáng của thế gian và của ma quỉ. Khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã
được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự
cho người tin. Một điều khó cho con người là họ phải tin và yêu Đức Kitô dù
chưa thấy mặt Ngài; nhưng chính vì điều này, con người sẽ lãnh nhận phần thưởng
của mình. Tác giả viết: “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được
giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn
tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con
người.”
2/
Phúc Âm: Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?
Đây là một cuộc đối thoại sống động và quan trọng để
giúp con người nhận ra chân lý của cuộc đời. Người thanh niên là một người giàu
có và đã biết sự hiện hữu của cuộc sống đời đời; điều anh mong mỏi là phương
cách để đạt được cuộc sống đó khi anh hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy nhân
lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?"
2.1/ Những điều kiện giúp con người đạt sự sống đời
đời: Câu trả lời của Chúa Giêsu gồm hai phần: tiêu cực và tích cực. Ngài đòi
anh phải làm cả hai.
(1) Giữ các giới răn: Những giới răn thuộc về lãnh vực
yêu tha nhân như: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng
gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ chỉ là những điều tiêu cực. Anh thanh
niên nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ."
(2) Giới luật yêu thương: Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh
ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là
hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.
Rồi hãy đến theo tôi." Yêu tha nhân không chỉ dừng lại ở chỗ không làm hại
họ, mà còn phải tích cực giúp đỡ và làm mọi điều tốt lành cho tha nhân. Ngài muốn
người thanh niên hiểu của cải là do Thiên Chúa ban, anh chỉ là quản lý để phân
phát, không phải để tích trữ hay để tiêu xài xa hoa cho mình.
2.2/ Phản ứng của chàng thanh niên và của các môn đệ:
(1) Phản ứng của chàng thanh niên: Nghe lời đó, anh
ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Đây là một ví
dụ cụ thể dẫn chứng tại sao giầu có ngăn cản con người vào Nước Thiên Chúa. Một
số những lý do khác:
+ Giàu có làm lòng người dính chặt vào của cải và xa
lìa Thiên Chúa: Họ tôn thờ những gì Chúa dựng nên thay vì chính Ngài.
+ Giàu có làm con người xa lánh và khinh thường tha
nhân: Họ sợ nguy hiểm bị trộm cướp, sợ bị xin xỏ, và khinh thường người nghèo.
+ Giàu có làm con người chỉ còn biết đánh giá trị mọi
sự trên lợi nhuận hay đồng tiền.
(2) Câu hỏi của các môn đệ: Đức Giêsu rảo mắt nhìn
chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước
Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước
Thiên Chúa." Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: "Thế
thì ai có thể được cứu?"
Truyền thống Do-thái tin giầu có là sự chúc lành đến
từ Thiên Chúa. Nếu những người được chúc lành không thể vào, làm sao người
nghèo khó có hy vọng được vào? Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối
với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế,
vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được." Ngài muốn nói với các ông:
Vào Nước Thiên Chúa không lệ thuộc vào sự giàu có; nhưng dành cho những ai đặt
trọn vẹn tin tưởng nơi Đức Kitô.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Không ai biết ý nghĩa của cuộc đời bằng chính Người
đã tạo dựng nên nó. Chúng ta hãy tin tưởng những gì Thiên Chúa mặc khải cho
chúng ta qua Đức Kitô.
- Hãy mạnh dạn khước từ tất cả những gì ngăn cản
chúng ta đạt được cuộc sống đời đời. Đừng dại dột như chàng thanh niên trẻ để
phải hối hận đời đời.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/05/16 THỨ HAI TUẦN 8 TN
Mc 10,17-27
Mc 10,17-27
Suy niệm: Có chuyện kể về một vị vua thưởng công cho một đại thần, trong một ngày nếu vị quan đi được bao nhiêu đất vua sẽ ban cho đất ấy làm gia sản. Vị quan lên ngựa từ sáng sớm, vì tham lam muốn có nhiều đất nên ông thúc ngựa chạy thục mạng, không ăn không nghỉ. Khi trời sập tối, cũng là lúc ông gục ngã và chết trên lưng ngựa. Điều tưởng chừng sẽ mang lại hạnh phúc cho vị quan kia lại chính là tai họa cho ông. Của cải hay tiền bạc không xấu, nhưng chính lòng tham sẽ làm con người ra ngu muội và trở nên nô lệ cho của cải. Kinh thánh ví của cải như một vị thần (mammon), có sức mê hoặc con người, kéo con người ra xa và trở nên đối nghịch với Thiên Chúa, đến nỗi không ai có thể “vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).
Mời Bạn: Nghèo là một thách đố đòi hỏi con người phải vượt qua để có điều kiện sống đúng với nhân phẩm của mình. Nhưng con người cũng được mời gọi đón nhận sự nghèo khó như một phần giới hạn của thân phận con người, được mời gọi biết tự nguyện trở nên nghèo khó như Đức Giê-su, Đấng “đã
trở nên nghèo khó để chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài”(2 Cr 8,9). Đó là sự giàu có về sự tự do, về lòng vị tha, sẵn sàng chia sẻ và phục vụ người khác. Bạn có sẵn sàng tự nguyện trở nên nghèo như Đức Giê-su không?
Sống Lời Chúa: Thực hành việc từ bỏ sự lệ thuộc một tiện nghi nào đó trong thói quen hằng ngày của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban ơn cho con biết vượt qua những cám dỗ của tiện nghi vật chất, biết đặt Chúa trên hết mọi lựa chọn, là cùng đích và ý nghĩa cuối cùng của đời con. Amen.
Tôi phải làm gì?
Anh thanh niên sẽ có kho tàng trên trời, khi anh được giải phóng khỏi kho tàng của anh dưới đất
Suy
niệm:
“Thưa
Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”
Một
anh thanh niên vội vã chạy đến, quỳ trước mặt Đức Giêsu
và
hỏi Ngài như thế khi Ngài vừa lên đường.
Rõ
ràng anh đang háo hức và thao thức
tìm
kiếm một lối sống phù hợp ở đời này,
để
nhờ đó được hưởng hạnh phúc vững bền mãi mãi.
Anh
đã đến với Thầy Giêsu tốt lành để hỏi câu hỏi này,
và
anh thực sự chờ nơi Thầy câu trả lời.
Thầy
nhắc anh về những giới răn liên quan đến tha nhân.
Đây
là những điều anh đã biết, và hơn nữa,
anh
thú nhận mình đã giữ chúng từ khi còn nhỏ (c. 20).
Thầy
Giêsu như bị cuốn hút bởi con người đạo đức của anh.
Đưa
mắt nhìn anh, Thầy đem lòng yêu mến (c. 21).
Đúng
là anh đã không làm hại gì đến tha nhân.
Nhưng
anh còn thiếu một điều quan trọng, đó là:
Đi.
Bán những gì mình có. Cho người nghèo.
Rồi
đến. Và theo Thầy Giêsu.
Thầy
mời anh đi một vòng, rồi trở lại.
Lúc
trở lại với Thầy, anh sẽ nhẹ hơn nhiều,
vì
mọi của cải đã được phân phát cho người nghèo khó.
Thầy
Giêsu muốn anh trở nên môn đệ của mình,
sau
khi đã trở nên tay trắng, không còn gì để nương tựa.
Anh
thanh niên sẽ có kho tàng trên trời,
khi
anh được giải phóng khỏi kho tàng của anh dưới đất.
Tiếc
thay anh đã từ chối lời mời của vị Thầy có lòng mến anh,
và
đã chỉ cho anh điều phải làm.
Lúc
nãy anh chạy đến với Thầy, bây giờ anh lại bỏ đi (c. 22).
Lúc
nãy anh háo hức, vui tươi, bây giờ anh sa sầm nét mặt.
Anh
không ngờ Thầy lại đòi hỏi tận căn đến thế.
Anh
mong sự sống vĩnh cửu, anh thích làm môn đệ Thầy Giêsu,
nhưng
anh lại không muốn bỏ chỗ dựa là của cải đời này.
Lòng
gắn bó với của cải đã là một trở ngại khiến anh mất tự do.
Không
phải vì anh chiếm hữu nhiều của cải,
nhưng
thực ra, vì của cải đã chiếm hữu anh.
Thầy
Giêsu chắc còn buồn hơn anh thanh niên,
vì
Thầy bị mất một người mà Thầy ưng gọi làm môn đệ.
Đến
bao giờ anh thanh niên mới nguôi ngoai nỗi buồn?
Lời
mời của Thầy tốt lành vẫn đeo đuổi tâm trí anh.
Anh
vẫn suốt đời thiếu một điều.
Khi
về nhà, khi tiếp xúc với của cải dư dật,
có
khi nào anh lại thao thức đặt câu hỏi :
Tôi
phải làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời?
Có
khi nào anh nghĩ đến chuyện chia sẻ cho người nghèo?
Có
khi nào anh lại muốn đến với Thầy Giêsu?
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
giàu
sang, danh vọng, khoái lạc
là
những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng
trói buộc chúng con
và
không cho chúng con tự do ngước lên cao
để
sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con
khỏi
sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ
cảm nghiệm được phần nào
sự
phong phú của kho tàng trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán
tất cả những gì chúng con có,
để
mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa
dành cho từng người trong chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG NĂM
Đường
Về Emmau
“Bấy
giờ mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo
nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta,
lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24, 31 – 32). Là những con người
thuộc thế hệ hôm nay tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô, chúng ta cần đạt cho được
cùng một cảm nghiệm như hai môn đệ trên đường về Emmau ngày nào. Chúng ta hãy cầu
xin Chúa Giê-su giúp cho ta hiểu Kinh Thánh; hãy xin Người đốt nóng lòng chúng
ta khi Người nói chuyện với chúng ta.
Tâm hồn
chúng ta cần được đốt nóng lên. Vì đức tin không thể chỉ là những dữ kiện cứng
ngắt, lạnh lùng được kiểm nghiệm bởi trí óc. Không, đức tin phải được làm cho
nhạy cảm bởi tình yêu. Đức tin phải sống hoạt xuyên qua các công việc thiện hảo
nơi chúng ta – những công việc khai mở chân lý của Thiên Chúa.
Cả
chúng ta cũng thừa hưởng lời chứng từ các Tông Đồ – mặc dù chúng ta không phải
là những chứng nhân trực tiếp của từ Đấng Phục Sinh. Chúng ta trở thành chứng
nhân của Đức Kitô – bởi vì, đó là căn tính của mọi Kitô hữu.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
23-5
1Pr
1, 3-9; Mc 10, 17-27
Lời
suy niệm: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để
được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”
Trong
Tin Mừng của thánh Mátthêu câu nói này là của một thanh niên, còn trong Tin Mừng
của thánh Luca là lời của một thủ lãnh. Chung quy lại là một con người khát
khao về những điều tốt lành và họ muốn được thực hiện, nên đã trực tếp gặp Chúa
Giêsu xin Người hướng dẫn. Chúa Giêsu nhìn với cách yêu thương họ, và Người dìu
họ đi từ việc tuân giữ các điều răn cho đến sự từ bỏ của cải để bố thí cho người
nghèo. Nhưng rồi họ chỉ biết tuân giữ các điều răn, còn đụng đến tài sản thì họ
đã rút lui, làm cho Chúa Giêsu buồn phải thốt lên: “Những người có của thì khó
vào Nước Thiên Chúa biết bao!”
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con luôn biết hy sinh cho người nghèo. Xin Chúa ban
cho chúng con ơn đức tin, đức cậy, đức mến; biết phó thác mọi sự trong sự quan
phòng của Chúa để chúng con được bước theo chân Chúa và ngày sau được ở trong
vinh quang Chúa trên Trời.
Mạnh
Phương
23
Tháng Năm
Chết Vì Niềm Tin
Một
sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục sư Hungari và xin được được nói chuyện
riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng khí hung hãn và dương
dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi
cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên
tường và nói với vị mục sư rằng: "Ông biết không, cái đó là sự dối trá do
các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những giàu dễ dàng
kiềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận
với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên
Chúa".
Vị
mục sư cười và trả lời rằng: "Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật".
"Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng giễu cợt tôi", vị sĩ quan hét
lên. Anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa: "Nếu
ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẽ nổ súng".
Vị
mục sư điềm tĩnh trả lời: "Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Ðức
Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa".
Viên
sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn và chạy đến ôm vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa
nói: "Ðúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi không thể tin rằng
có những người dám chết vì Ðức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này.
Tôi xin cám ơn Ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng
có thể chết cho Ðức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Ðiều này có thể làm
được".
"Các
vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho
thiểu số, nhưng trong niềm tin là ơn gọi của mọi tín hữu".
Cộng
đồng Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho hội thánh và mỗi
tín hữu một mùa xuân mới, đã nêu bật và tạo cho mọi tín hữu nhiều cơ hội để biểu
lộ niềm tin qua hành động: Sống đạo và Hành đạo. Nhờ quan niệm này, Ðạo đã không
bị giới hạn trong nhà thờ và trong những giờ kinh, nhưng Ðạo và Niềm tin đã được
đem ra Sống và Thức hành trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh sống.
Nhưng
câu vấn nạn thường gây ra nhiều thắc mắc vẫn là: sống niềm tin và thực hành
trong niềm tin nào?
Quan
trọng nhất có lẽ là tin vào Thiên Chúa tình yêu. Ðối với mỗi người trong chúng
ta Thiên Chúa tình yêu này có một chương trình để dẫn dắt chúng ta đi trong tin
yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo. Rồi bước thứ hai là thực hành tình yêu với
câu hỏi đơn sơ: nếu Chúa là tôi, thì trong hoàn cảnh cụ thể này, Ngài sẽ xử trí
và hành động như thế nào?
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét