27/05/2016
Thứ Sáu tuần 8 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) 1 Pr 4, 7-13
"Anh em hãy nên những kẻ phân phát những ơn
Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, ngày cùng tận của vạn vật đã gần rồi.
Vậy anh em hãy khôn ngoan và tỉnh thức cầu nguyện. Tiên vàn, anh em hãy luôn
luôn yêu thương nhau, vì tình thương che lấp muôn vàn tội lỗi. Anh em hãy đón
tiếp khách trọ và đừng kêu ca. Tuỳ theo ơn đã lãnh nhận, mỗi người hãy phục vụ
lẫn nhau như những người phân phát ân sủng muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa.
Nếu ai rao giảng, thì hãy kể đó là lời của Thiên Chúa; nếu ai phục vụ, thì hãy
kể đó là do sức mạnh Thiên Chúa ban cho, ngõ hầu Thiên Chúa được tôn vinh nơi vạn
vật nhờ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng vinh hiển và uy quyền đến muôn đời. Amen.
Anh em thân mến, chớ có kinh dị, vì ngọn lửa đã bốc
lên nơi anh em để thử luyện anh em, như thể một việc mới lạ xảy đến cho anh em.
Nhưng được thông phần vào cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, anh em hãy vui mừng, để
khi vinh quang của Người được tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỉ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 95, 10. 11-12. 13
Ðáp: Chúa ngự
tới cai quản địa cầu (c. 13ab).
Xướng: 1) Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa
ngự trị. Người dựng vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân
theo đường đoan chính. - Ðáp.
2) Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan,
biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy
mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở. - Ðáp.
3) Trước nhan Thiên Chúa: vì Người ngự tới, vì Người
ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân
cách chân thành. - Ðáp.
Alleluia:
Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống,
linh nghiệm, phơi bày tư tưởng và ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 11, 11-26
"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi
dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Khi nghe dân chúng hoan hô), Chúa Giêsu vào thành
Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã
xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời
bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người
đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì
không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ
không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói.
Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền
đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế
của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền
thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi
là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm
cướp". Ðiều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người,
vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người
ra khỏi thành.
Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy
cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy
coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy
tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi
và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều
mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả
những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều
đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với
ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con
không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Ðền thờ tâm hồn
Thiên Chúa là tình yêu, nên nơi Ngài ở không thể có
đố kỵ, hận thù, oán ghét. Thiên Chúa là sự thánh thiện, nên nơi Ngài ở không thể
có những dâm bôn, chè chén, tục tằn. Thiên Chúa là sự thật, nên nơi Ngài ở
không thể có gian manh, lọc lừa, tham lam và trộm cướp.
Chính vì không muốn để cho con người biến Ðền Thờ
Thiên Chúa thành hang trộm cướp, mà theo thuật trình Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu đã tẩy uế Ðền Thờ. Ngài đuổi những kẻ buôn bán, lật bàn của những kẻ đổi
bạc và xô ghế của những người bán bồ câu. Ngài bảo: "Nhà Ta được gọi là
nhà cầu nguyện của các dân tộc, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp".
Ngày nay, có những ngôi thánh đường vì hậu quả của
chiến tranh, hay vì lý do này lý do khác, đã trở nên hoang tàn, không còn được
dùng làm nơi thờ phượng nữa. Cũng có những ngôi thánh đường nguy nga, đồ sộ,
nhưng chẳng ai đến dự lễ cầu kinh nữa, mà chỉ để cho du khách đến tham quan như
một di tích lịch sử, một kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh đó, tại những miền quê
hẻo lánh, có những tín hữu nghèo muốn dựng lên một nhà nguyện đơn sơ để làm nơi
đọc kinh cầu nguyện chung với nhau mà không sao làm được. Tuy nhiên, có một điều
mà không mấy người tín hữu nghĩ tới, đó là chính tâm hồn của mỗi người là Ðền
Thờ của Chúa Ba Ngôi.
Thật thế, nhờ Bí tích Rửa tội, tâm hồn người tín hữu
đã trở thành Ðền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhưng thay vì ý thức sự hiện diện
sống động của Thiên Chúa trong tâm hồn để sống thân tình với Ngài, chúng ta lại
đưa vào đó biết bao chuyện gian tham, lọc lừa, trộm cắp, mưu mô, hận thù, ghen
ghét. Chúa Giêsu có lý để khiển trách chúng ta, như Ngài đã phẫn nộ với những kẻ
buôn bán trong Ðền Thờ ngày xưa: "Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các
ngươi đã biến thành hang trộm cắp".
Xin Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi vết nhơ
tội lỗi, gian tham, lọc lừa, kiêu căng và ích kỷ, để tâm hồn chúng ta mãi mãi
là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và nhờ thế, Thiên Chúa sẽ mãi mãi ở với chúng ta từ
nay và cho đến muôn đời.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 8 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 1 Pet
4:7-13; Mk 11:11-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cách xứng đáng để thờ phượng Thiên Chúa
Đạo không phải chỉ thuần túy là những lễ nghi trong
nhà thờ; nhưng phải lan tỏa vào cuộc sống con người để sinh lợi ích cho bản thân
và cho tha nhân. Thánh Lễ chúng ta cử hành không chấm dứt bằng lời cầu chúc của
vị linh mục “Hãy ra về bình an,” nhưng Thánh Lễ được nối dài bằng những hy sinh
người tín hữu làm cho tha nhân và những đau khổ người tín hữu chịu để thông phần
vào cuộc Thương Khó của Chúa.
Các bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra những gì
là chính yếu của đạo để thi hành trong cuộc sống. Trong bài đọc I, tác giả Thư
Phêrô I liệt kê những điều cần thiết các tín hữu phải làm trong cuộc sống và những
ý nghĩa của gian khổ mà các tín hữu phải chịu. Trong Phúc Âm, thánh Marcô tường
thuật biến cố Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ giữa hai đoạn của cây vả bị chúc dữ.
Mục đích là để lên án những người lạm dụng Đền Thờ để bóc lột dân nghèo và
không thực thi những gì Thiên Chúa truyền dạy.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Sống mối liên hệ với Thiên Chúa bằng cả cuộc đời
1.1/ Những điều các tín hữu cần làm trong khi chờ đợi
Ngày Chúa đến.
+ Cầu nguyện: “Anh em hãy sống tự chủ và tiết
độ để có thể cầu nguyện được.” Sống tự chủ và tiết độ là hai điều kiện cần
thiết cho việc cầu nguyện. Khi con người không bình an, khó lòng con người có
thể tập trung để cầu nguyện. Khi thân xác nặng nề vì ăn uống, rất khó cho con
người tỉnh thức để cầu nguyện.
+ Yêu thương nhau: “Anh em hãy hết tình yêu thương
nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.” Câu này có thể
hiểu một hoặc cả hai cách: Khi yêu thương, con người dễ dàng tha thứ những khuyết
điểm cho người khác (I Cor 13); hay khi yêu thương tha nhân, Thiên Chúa sẽ thứ
tha các tội lỗi của mình.
+ Đón tiếp nhau: “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm
kêu ca.” Tinh thần hiếu khách rất quan trọng cho Giáo Hội và các tín hữu. Cộng
đoàn thời sơ khai mới thành lập không có nhà nhờ nên phải họp nhau ở nhà các cá
nhân có phòng rộng để tham dự Lễ Bẻ Bánh. Hơn nữa, các tín hữu cần phải mở rộng
cửa nhà để đón tiếp những sứ giả rao giảng Tin Mừng từ phương xa tới. Đón tiếp
anh chị em trong khi cần là đón tiếp chính Chúa (Mt 25).
+ Phục vụ nhau: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người
trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là
những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên
Chúa.” Thánh Thần ban ơn riêng cho mỗi người, không phải là để khoe khoang hay
tìm tư lợi cho mình; nhưng là để xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô và Giáo Hội.
- Trong lời nói: “Ai có nói, thì nói lời Thiên
Chúa.” Rao giảng Tin Mừng là rao giảng những gì Chúa muốn nói; chứ không phải
là rao giảng lời của mình.
- Trong việc làm: “Ai phục vụ, thì phục
vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.” Sức mạnh là ơn Thiên Chúa ban. “Như thế,
trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Người
vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
1.2/ Mục đích của thử thách: Tác giả đưa ra
hai lý do chính của việc chịu thử thách:
(1) Làm cho đức tin thêm vững mạnh: “Đừng ngạc nhiên
mà coi đó (đau khổ) như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em,” vì đức tin
cần được thử thách bằng đau khổ.
(2) Chung phần với đau khổ của Đức Kitô: Tác giả đồng
ý với Phaolô khi nói: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu,
anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng
được vui mừng hoan hỷ.” Nếu không chung phần đau khổ, chúng ta sẽ không được
chung phần vinh quang với Thiên Chúa.
2/ Phúc
Âm:
Khi Chúa nói điều gì, điều ấy thành hiện thực.
2.1/ Ý nghĩa của hai trình thuật:
Trình thuật “Cây vả bị chúc dữ” chỉ được tường thuật
trong Marcô và Matthew, và là một trong những trình thuật khó cắt nghĩa nhất.
Lý do vì hầu hết học giả đều chú trọng đến chi tiết mà Marcô tường thuật: “vì
không phải là mùa vả.” Họ đặt câu hỏi: Tại sao Chúa lại tìm quả và chúc dữ cho
cây vả khi chưa tới mùa?
Trong Tin Mừng, Marcô thỉnh thoảng dùng nghệ thuật
viết văn được gọi là “đặt giữa hai” (Intercalation hay sandwiching): Mục đích của
tác giả khi dùng nghệ thuật này là để làm nổi bật một ý nghĩa mà cả hai trình
thuật đều nhắm tới. Ví dụ: trình thuật Chúa rao giảng với uy quyền chứ không giống
như các kinh sư được tiếp nối bằng phép lạ Chúa chữa người bị quỉ ám (1:21-28).
Trình thuật Chúa chữa con gái người trưởng hội đường được đặt trước và sau phép
lạ Chúa chữa người đàn bà bị loạn huyết lâu năm (5:21-43). Và trình thuật sai
Nhóm Mười Hai đi rao giảng được đặt trước và sau cái chết của Gioan Tẩy Giả
(6:7-30).
Và hôm nay, trình thuật “Chúa thanh tẩy Đền Thờ” được
đặt giữa trình thuật “Cây vả bị chúc dữ.” Điều quan trọng là phải tìm ra đâu là
chủ đề chung của cả hai trình thuật. Trong trình thuật “Cây vả bị chúc dữ,” điều
Chúa nói với cây vả: "Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!"
được thực hiện ngay hôm sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang qua cây vả.
Điều gì Chúa nói sẽ thành sự, Chúa không quan tâm đến việc có đúng mùa hay
không. Trong trình thuật “thanh tẩy Đền Thờ,” điều Chúa muốn nhấn mạnh:
"Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi
dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!" Đền
Thờ Jerusalem bị phá hủy bình địa chỉ xảy ra ít lâu sau đó (70 AC), và từ đó đến
nay mọi dân tộc thờ phượng Chúa không phải ở Jerusalem; nhưng trong thần khí và
sự thật.
2.2/ Đạo không phải chỉ là những lễ nghi trong Đền
Thờ: Điều quan trọng nhất của đạo là niềm tin vững mạnh của người tín hữu vào
Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này với các môn đệ: “Thầy bảo thật anh
em: nếu có ai nói với núi này: “Dời chỗ đi, nhào xuống biển!” mà trong lòng chẳng
nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy
nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi,
thì sẽ được như ý.”
Ngoài ra, tình yêu đối với Thiên Chúa được biểu lộ
qua tình yêu dành cho tha nhân. Người dạy họ: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu
anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là
Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ,
thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh
em."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta không được giới hạn đạo vào những lễ nghi
xảy ra trong nhả thờ; nhưng phải tiếp tục sống mối liên hệ với Thiên Chúa qua
việc cầu nguyện, qua những hy sinh chúng ta làm cho tha nhân, và bằng những đau
khổ chúng ta chịu trong cuộc sống.
- Chúng ta không bao giờ được lợi dụng danh nghĩa
nhà thờ để biến nhà thờ thành nơi buôn bán, làm chính trị, kéo bè đảng, và bóc
lột các tín hữu.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
27/05/16 THỨ SÁU TUẦN 7 TN
Th. Âu-tinh, giám mục Can-tơ-bơ-ri
Mc 11,11-26
Th. Âu-tinh, giám mục Can-tơ-bơ-ri
Mc 11,11-26
Suy niệm: Tại sao khi không tìm thấy trái vả, vì
không phải là mùa ra trái, Chúa Giê-su lại nặng lời với cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” Phải chăng Chúa đòi hỏi một điều phi lý, phản tự nhiên? – Thật khó cho ta lý giải điều này. Chỉ có thể mạo muội liên kết với lời Chúa khen Na-tha-na-en (Ga
1,47-48) thì cây vả là hình ảnh tượng trưng cho người công chính. Mà công chính,
cũng như mọi nhân đức, chỉ được coi là nhân đức khi đó là một tình trạng thường xuyên, bền vững, lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, chứ không phải một hành vi hoặc thái độ riêng lẻ, ngẫu hứng, theo thời vụ. Nói cách khác, Chúa đòi hỏi ta phải luôn sẵn sàng khi Ngài đến ngay lúc ta không ngờ; một sự trì hoãn, chậm trễ sẽ làm lỡ cả chuyến tàu định mệnh của cuộc đời ta.
Mời Bạn: Nhìn lại những lần chúng ta lỡ hẹn với Chúa hay với tha nhân. Có những lúc Chúa muốn chúng ta nhận ra thánh ý Ngài qua những nghịch cảnh, qua những yêu cầu xem ra phi lý của bề trên. Có những lúc Chúa mời gọi chúng ta đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của anh chị em, như đáp ứng nhu cầu xin bánh của người bạn lúc nửa đêm. Cảm giác của bạn trong những lúc đó là gì? Tức giận? Phản kháng? Hay bạn đón nhận đáp ứng với sự nhẫn nại và bao dung?
Sống Lời Chúa: Vui vẻ đón nhận những sự trái ý, khó chịu khi vâng phục bề trên hay khi phục vụ tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con luôn biết sẵn sàng dấn thân cho Chúa mỗi khi Chúa cần đến con.
Nhà cầu nguyện của mọi dân tộc
Phải làm sao để các ngôi thánh đường ngày nay của chúng ta khỏi rơi vào số phận của Đền thờ Giêrusalem ngày xưa, xanh lá nhưng không trái, nên bị chết khô.
Suy
niệm:
Khi
thánh sử Máccô viết đoạn Tin Mừng này,
thì
có thể Đền thờ ở Giêrusalem đã bị phá hủy bởi quân Rôma.
Ngôi
đền thờ nguy nga này được vua Hêrôđê Cả trùng tu và nới rộng,
mất
84 năm mới hoàn thành, để rồi chỉ tồn tại được vỏn vẹn 6 năm.
Đức
Giêsu đã lên Đền thờ này nhiều lần, vào các dịp lễ lớn.
Đây
là lần cuối Ngài lên đây giữa tiếng tung hô của đám đông.
Khi
chiều tà, Ngài và các môn đệ qua đêm ở làng Bêtania gần đó.
Hôm
sau, trên đường từ Bêtania trở lại Đền thờ, Ngài thấy đói.
Trông
thấy từ xa một cây vả xanh tốt, Ngài lại gần để tìm trái ăn.
Nhưng
tiếc thay cây này chỉ có lá thôi, vì chưa đến mùa vả.
Vậy
mà Đức Giêsu lại có vẻ nổi giận,
và
nói: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!”
Buổi
sáng hôm sau, Thầy trò lại lên Đền thờ, đi ngang qua cây vả.
Mọi
người thấy nó chết rồi, “chết khô tận rễ” (c. 20).
Phêrô
cho rằng cây vả chết vì bị Thầy rủa (c. 21).
Chúng
ta không hiểu tại sao Đức Giêsu lại rủa cây vả cho nó chết.
Nó có
tội tình gì đâu, chỉ tại chưa đến mùa đó thôi!
Thánh
sử Máccô đã đặt chuyện Đức Giêsu thanh tẩy Đền thờ
vào
ngay giữa câu chuyện đầy kịch tính về cây vả.
Điều
đó khiến chúng ta không hiểu chuyện cây vả theo nghĩa đen.
Đúng
là cây vả chẳng mắc tội gì khi chưa đến mùa có trái.
Nhưng
khi các nhà lãnh đạo Do Thái giáo cố ý từ khước Đức Giêsu,
thì họ
mắc tội, như cây vả không trái.
Rốt
cuộc cả họ và Đền thờ phải chịu số phận như cây vả héo khô.
Khi
vào khu vực Đền thờ, Đức Giêsu giận dữ với chuyện buôn bán,
dù
đây là chuyện buôn bán được phép,
ở một
khu vực được phép, để phục vụ cho việc thờ tự.
Đức
Giêsu đã làm một hành động rất khác thường,
đó là
đuổi người buôn bán, lật bàn, xô ghế của họ (c. 15).
Thậm
chí Ngài còn cấm người ta mang đồ đi qua Đền thờ (c. 16).
Chắc
đã xảy ra một cuộc xô xát nhỏ, trong một thời gian ngắn.
Ngài
hành động như người có quyền ở nơi thờ tự này.
Điều
đó khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo tìm cách giết Đức Giêsu.
Đối với
Đức Giêsu, ngôi Đền thờ tráng lệ ở Giêrusalem
không
còn là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc nữa (Is 56,7).
Vì giới
lãnh đạo, nó đã không đạt mục tiêu Thiên Chúa muốn.
Như
cây vả xanh lá, nhưng không trái, nó sẽ bị héo khô.
Ngày
nay, dấu tích còn lại của ngôi Đền thờ xưa chỉ là một bức tường,
nơi
người Do Thái đến than khóc.
Bài
Tin Mừng hôm nay không gây sự thù ghét đối với người Do Thái.
Đúng
hơn đây là một nhắc nhở nghiêm chỉnh của Đức Giêsu
đối với
mọi đền thờ, nhà thờ của các Kitô hữu.
Phải
làm sao để nơi thờ tự không trở thành nơi buôn bán kinh doanh.
Phải
làm sao để nhà thờ thực sự là nơi cầu nguyện cho mọi người,
không
phân biệt giàu nghèo, sang hèn, quê mùa hay trí thức.
Phải
làm sao để các ngôi thánh đường ngày nay của chúng ta
khỏi
rơi vào số phận của Đền thờ Giêrusalem ngày xưa,
xanh
lá nhưng không trái, nên bị chết khô.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin
thương nhìn đến Hội Thánh
là
đàn chiên của Chúa.
Xin
ban cho Hội Thánh
sự
hiệp nhất và yêu thương,
để
làm chứng cho Chúa
giữa
một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh
không
ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin
đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng
để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được
vùi sâu trong khối bột loài người
để
bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước
gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để
chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh
trở
nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi
mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết
xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng
vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân
loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
27
THÁNG NĂM
Thánh
Thần Đổi Mới Bộ Mặt Trái Đất
“Xin
sai Thánh Thần Chúa đến để Ngài đổi mới bộ mặt địa cầu!” Phải chăng lời cầu
nguyện ấy chỉ dành riêng cho các Tông Đồ? Chỉ dành riêng cho nhóm bé nhỏ những
người liên kết trực tiếp với Đức Giêsu thuở ấy? Phải chăng lời cầu xin ấy chỉ
dành riêng cho họ?
Không!
Đó là lời cầu xin của cả trái đất này. Hết thảy mọi tạo vật, ngay cả dù không
có lời lẫn không có tiếng, đều kêu lên: “Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên
hình vạn trạng!… Những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất … Nếu Chúa lấy sinh
khí lại, là chúng tiêu vong ngay, và trở về cát bụi. Ngài gửi sinh khí tới, là
chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104, 24. 29 – 30). “Chính
Thần Khí mới làm cho sống” (Ga 6, 63). Chính Chúa Thánh Thần đổi mới bộ mặt địa
cầu. Xin sai Thánh Thần đến trên chúng con, lạy Chúa!
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
27-5
Thánh
Augustinô Canturiô
1Pr
4, 7-13; Mc 11, 11-26
Lời
suy niệm: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em
có chuyên bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự
trên trời, cũng tha lỗi cho anh em.”
Người
Kitô luôn cần có sự bình an trong tâm hồn khi cầu nguyên cùng Thiên Chúa. Nên
Chúa Giêsu đề nghị mỗi người chúng ta phải rà soát lại sự bình an này. Nếu
trong tâm hồn đang có sự bất an, đang bất bình với người anh em, thì cần phải
đi làm hòa, nếu có ai xúc phạm đến mình thì hãy tha thứ cho họ. Có như vậy lời
cầu nguyện của chúng ta mới được Chúa tha thứ và ban ơn.
Lạy
Chúa Giêsu. Trước những buổi cầu nguyện cùng Chúa Cha, xin cho chúng con biết dọn
tâm hồn mình được bình an với người anh em bằng cách nhận lỗi, xin lỗi và tha
thứ.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
27-05: Thánh AUGUSTINÔ CANTURBERY
Giám
mục (+605)
Thánh
Augustinô là tác nhân của một con người vĩ đại hơn chính Ngài, đức giáo hoàng
Grêgôriô Cả, trừ các tu sĩ Ai Nhĩ Lan, hoạt động truyền giáo không hề được biết
đến tại Giáo hội Tây Pbương và chính Đức giáo hoàng Grêgôriô Cả làm sống lại
phong trào này.
Khi
làm bề trên tu viện thánh ANRÊ, Ngài đã muốn sang truyền giáo tại Anh, nhưng vì
được đắc cử giáo hoàng, nên phải từ bỏ ý định. Nước Anh đã được đón nhận đức
tin từ thế kỷ đầu, nhưng rồi cuộc xâm chiếm của dân Saxon vào thế kỷ V và VI đã
làm cho đức tin công giáo bị phai mờ.
Dịp
may đưa tới khi Ethebert, tiểu vương miền Kent phía nam nước Anh thành hôn với
người vợ công giáo là công chúa Berthe và còn tiếp nhận một giám mục xứ Gaule
vào triều đình. Năm 596 Đức giáo hoàng Grêgoriô sai tới Anh quốc một tu sĩ,
Augustinô lên đường với 40 tu sĩ. Khi tới miền nam xứ Gaule họ bị khủng hoảng
và sai Augstinô trở về Rôma xin Đức giáo hoàng gọi họ trở về. Đáp lại, Đức giáo
hoàng đã đặt Augustinô làm Đan viện phụ và bắt mọi người trong nhóm phải vâng
phục Ngài.
Với quyền
hạn này, Augustinô vẫn còn truyền giáo tới đảo Thanet. Thoạt đầu, Ethebert được
rửa tội và bàn định với Đức Giáo hoàng một dự án chuẩn bị tái lập toà Giám mục
tự Canterbury (Cantuariô) tới Lôn - Đôn (Luân Đôn) và thiết lập một giáo tỉnh
khác ở York.
Theo
chỉ thị của Đức Giáo hoàng, Augustinô đi Arles để thụ phong giám mục do tay Đức
Tổng giám mục Vigile, đại diện tòa thánh ở xứ Gaule, nhiều biến cố dù ngăn trở
những dự tính trên. Nhưng diễn tiến trong cuộc truyên giáo vẫn tiếp tục cho tới
khi thánh Augustinô qua đời khoảng năm 605.
Thất
bại duy nhất của thánh Augustinô khi Ngài tới nước Anh vì nỗ lực giải hoà với
các Kitô hữu miền Welsh nhằm thuyết phục họ nhận cách tính ngày lễ phục sinh của
Roma, sửa lại vài điều bất thường trong nghi lễ và phục quyền Ngài. Thánh
Augustinô mời các vị lãnh đạo Giáo hội Welsh tới họp, nhưng lại gây cảm giác bất
lợi vì Ngài đã ngồi yên khi họ tới gặp Ngài. Hình như việc này cũng làm cho
thánh Bêđa mất thiện cảm nữa.
Thánh
Augustinô không phải là một nhà truyền giáo anh hùng nhất, khéo léo nhất. Nhưng
Ngài đã thực hiện một công cuộc vĩ đại, là một trong số rất ít người ở Gaule và
ở Ý thời đó sẵn sàng tử bỏ mọi sự để ra đi rao giảng : Tin Mừng cho những miền
xa xăm.
(daminhvn.net)
27
Tháng Năm
Thế Giới Trong Tăm Tối
Một
cuốn phim mang tựa đề: "Thế giới trong tăm tối" diễn tả câu chuyện một
nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem. Ngọn đồi
Calvariô được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và hang động của một nghĩa
trang bên cạnh cũng được thăm dò, khám phá kỹ lưỡng, vì theo Phúc Ăm thánh
Gioan, xác của Chúa Giesu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi ngài bị xử án
tử hình thập tự.
Sau
bao công khó đào xới, khám sát, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: "Tôi đã
tìm được xác ông Giêsu" và ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ với nhiều
phóng viên và nhiếp ảnh viên, dể trình bày thành quả mỹ mãn của bao ngày tháng
đào xới, khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mắt mọi người một xác đã khô
đét, nhưng còn có thể nhận ra tay chân của xác này bị đâm thủng, cạnh sườn bị
đâm thâu, có cả những dấu chứng tỏ thân xác này bị nhuộm máu qua những tấm khăn
quấn liệm xác.
Cuốn
phim quay cảnh mọi người im lặng theo dõi lời thuyết trình của nhà khảo cổ,
tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: "Ðây là một sự thật hiển nhiên:
ông ta đã bị đóng đinh, chết và được xác táng". Và nhà khảo cổ tiếp lời:
"Vâng, đúng thế, chết và được an táng, nhưng... làm gì có chuyện phục
sinh. Xác ông ta vẫn còn nằm đây".
Tiếp
đến cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu của nhà khảo cổ
này: không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa, một vị linh mục tắt ngọn đèn chầu, cất
Mình Thánh Chúa và đóng cửa nguyện đường, chuông các nhà thờ im tiếng, các nữ
tu cởi khăn trùm đầu, thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống, đèn bên những ngôi mộ
bị dập tắt. Bóng tối chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn
phim kết thúc bằng cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở
cuối cùng, ông ta đã thú nhận: "Tôi đã đánh lừa thế giới, chính tôi đã làm
xác giả của ông Giêsu và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi tôi khởi sự
đào bới tìm xác Ngài".
Sau
lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến mộ thánh ở Giêrusalem như
chúng ta chứng kiến hằng năm trong tuần thánh. Những ngọn nến được thắp lên và
những tín hữu đã mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng,
đi khắp nơi để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang
như báo tin: Chúa Giêsu đã Phục Sinh, tình yêu mạnh hơn hận thù, sự sống mạnh
hơn cái chết.
Cuộc
Phục Sinh của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, nhưng nó cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của toàn thể nhân loại cũng như ảnh hưởng mật
thiết đến cuộc sống, đến lòng tin và niềm hy vọng của chúng ta.
Chúng
ta hãy chung lời cầu nguyện cho nhau và với nhau để mỗi người trong chúng ta được
cùng chết, cùng an táng với Chúa Giêsu cho con người cũ ích kỷ và tội lỗi của
chúng ta. Chết thật sự để chúng ta cùng sống lại với Chúa Giêsu trong một con
người hoàn toàn mới, con người Phục Sinh.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét