29/05/2016
Chúa Nhật tuần 9 thường niên
Mình Máu Thánh Chúa Giêsu năm C.
Lễ TRỌNG. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
(Phần I)
Bài Ðọc I: St 14, 18-20
"Ông
mang bánh và rượu tới".
Trích
sách Sáng Thế.
Trong
những ngày ấy, Melkixêđê là vua thành Salem, đem bánh và rượu tới, vì ông là
thượng tế của Thiên Chúa Tối Cao, ông chúc phúc cho Abram rằng: "Xin Thiên
Chúa Tối Cao và Ðấng tạo thành trời đất chúc phúc cho Abram, và đáng chúc tụng
thay Thiên Chúa Tối Cao, vì nhờ Người che chở, quân thù đã rơi vào tay
ông". Và Abram dâng cho ông một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 109, 1. 2. 3. 4
Ðáp: Con là Thượng tế tới muôn đời
theo phẩm hàm Melkixêđê (c. 4bc).
Xướng:
1) Thiên Chúa đã ban bố cùng Chúa tôi rằng: "Con hãy ngồi bên hữu Ta, cho
tới khi Ta bắt quân thù làm bệ kê dưới chân Con". - Ðáp.
2) Ðức
Thiên Chúa từ Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của Ngài, rằng: "Con
hãy thống trị giữa quân thù". - Ðáp.
3)
"Các thủ lãnh cùng hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh trong thánh thiện
huy hoàng: trước rạng đông, tựa hồ sương sa, Ta đã sinh hạ ra Con". - Ðáp.
4) Ðức
Thiên Chúa đã thề và không hối hận rằng: "Con là Thượng tế tới muôn đời
theo phẩm hàm Melkixêđê". - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 11, 23-26
"Mỗi
khi anh em ăn và uống anh em loan truyền việc Chúa chịu chết".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em
thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh
em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán:
"Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các
con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,
Người cầm lấy chén và phán: "Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các
con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Vì mỗi khi anh em ăn
bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa
lại đến.
Ðó là
lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
"Lauda
Sion: Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen"
Trước
Alleluia, có thể hát hoặc đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21
("Này đây bánh") cho đến hết.
1. Hỡi
Sion, hãy ngợi khen Ðấng cứu độ ngươi, Ðấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với
những bài vãn và những khúc ca!
2.
Ngươi có sức chừng nào, hãy rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời
khen ngợi, và ngươi cũng không đủ sức ngợi khen Người.
3. Ðề
tài của sự ngợi khen đặc biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm
nay đã đặt ra cho ngươi.
4. Ðó
là bánh mà trên bàn tiệc thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban
tặng chẳng khá nghi ngờ.
5. Hãy
xướng lên lời ca khen ngợi đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui
mừng rạng rỡ!
6. Vì
đây là ngày trọng thể, ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập
ra.
7. Tại
bàn tiệc này của Ðấng Tân Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt
lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
8. Lễ
nghi cũ nhường chỗ cho sự thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
9. Ðiều
mà Chúa Kitô đã làm trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều
đó để nhớ lại Người.
10. Nhờ
lời thánh huấn của Người dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên
lễ vật hy sinh ban ơn cứu độ.
11.
Ðây là tín điều dạy người Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở
nên máu Người.
12. Ðiều
bạn không hiểu, không xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật
lệ thiên nhiên.
13. Dưới
những hình sắc khác nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp
những thực tại cao siêu.
14. Thịt
Chúa là của ăn, máu Người là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi
sắc hình.
15.
Người không bị kẻ lãnh nhận nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia,
nhưng Người được thiên hạ lãnh nhận toàn thân.
16. Một
người lãnh nhận, ngàn người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người
kia, thiên hạ ăn thịt Người mà Người không bị tiêu hao.
17.
Người lương thiện lãnh, kẻ ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều:
hoặc được sống hay là phải chết.
18. Kẻ
ác nhân phải chết, người lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như
nhau, mà kết quả khác xa biết mấy.
19.
Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như
trong toàn thể / Chúa vẫn hiện diện đầy đủ như nhau.
20. Bản
chất không hề bị bẻ vỡ, duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu
tình trạng và dáng vóc của Ðấng ẩn dật bên trong.
21.
Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực
là bánh của những người con cái, không nên ném cho loài khuyển.
22.
Bánh này đã được báo trước bằng hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của
lễ vượt qua đã được kể ra, khi cha ông chúng ta được tặng manna.
23. Lạy
Chúa Giêsu là mục thủ tốt lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi
và bảo vệ chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo
trong cõi nhân sinh.
24.
Chúa là Ðấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con
trong đời sống tạm gửi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên
thực khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công
dân thánh của nước trời. Amen. Alleluia.
Alleluia: Ga 6, 51-52
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh
này, thì sẽ sống đời đời". - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 9, 11b-17
"Tất
cả đều ăn no nê".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được
cứu chữa. Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: "Xin Thầy
giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ
và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa". Nhưng Người nói với
các ông: "Các con hãy cho họ ăn đi". Các ông trả lời: "Chúng con
chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho
cả đám đông này". Số đàn ông độ năm ngàn. Người nói với các môn đệ rằng:
"Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người". Các ông đã làm
như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con
cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các
ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười
hai thúng miếng vụn còn dư lại.
Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm: Bàn tiệc huynh đệ
Lễ nào
không phải là lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu hay sao, mà phụng vụ còn phải đặt ra
ngày lễ hôm nay? Ðó là vấn đề được tranh luận sôi nổi ở cuối thế kỷ XIII và đầu
thế kỷ XIV trước khi lễ kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu được phổ biến ở
mọi nơi.
Trước
đó, tức là trong hơn 10 thế kỷ đầu của Kitô giáo, Hội Thánh vẫn cử hành thánh lễ
tạ ơn, nhưng không nghĩ tới việc đặt ra một ngày đặc biệt để tôn thờ Chúa Giêsu
ngự nơi Thánh Thể. Hội Thánh coi Thánh Thể là lương thực hằng ngày nên không để
ý quan sát, mà chỉ quan tâm lãnh nhận. Sang đến cuối thế kỷ 12, vì có người đặt
vấn đề về sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi Thánh Thể, Hội Thánh mới thấy việc
chiêm ngưỡng và suy nghĩ về bí tích này là cần thiết. Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Giêsu được đặt ra để nói lên niềm tin vào việc Chúa ngự nơi Thánh Thể. Và niềm
tin này đòi hỏi việc tôn thờ xứng đáng, biểu hiện trong thái độ chầu Mình
Thánh, và kiệu Mình Thánh. Ðó còn là những việc mà chúng ta muốn làm hôm nay
cùng với việc dự lễ và rước lễ để nói lên lòng tin yêu của chúng ta đối với bí
tích Thánh Thể.
Nhưng
cho dù chính đáng, những cách thức biểu lộ niềm tin này vẫn không cần thiết bằng
việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể mà Hội Thánh vẫn quan tâm ngay từ đầu. Và
những bài đọc Kinh Thánh hôm nay muốn giúp chúng ta làm công việc này.
1. Bánh Rượu Trong Tay Melkisedek
Bài
sách Khởi nguyên đưa chúng ta về một thời đại xa xưa. Thời đại của tổ phụ
Abraham cách đây gần 40 thế kỷ. Hôm ấy vị tổ phụ đi giao chiến về để cứu anh em
mình là gia đình ông Lót. Abraham đã toàn thắng. Trên đường về có vua ở Sôđôm
ra đón để chúc mừng và tỏ tình thân thiện. Lại có vua ở Salem là Melkisedek
cũng ra gặp gỡ. Tác giả sách Khởi nguyên chỉ dùng có ba câu để thuật lại câu
chuyện. Nhưng đây là ba câu đã có ảnh hưởng lớn trong truyền thống của Kinh
Thánh. Hết mọi từ ngữ đều có ý nghĩa. Melkisedek nếu chiết tự thì có nghĩa là
Vua Công Chính, và Salem không những là tên được đồng hóa với Giêrusalem mà còn
gợi lên tư tưởng hòa bình. Chắc chắn câu chuyện kể ở đây đã thành danh tiếng vì
nó đã xảy ra tại Giêrusalem ở ngay thời của tổ phụ dân Chúa. Người ta truyền tụng
nó để đề cao Giêrusalem và để nói lên rằng thủ đô của Dân Chúa đã được vị tổ phụ
của dân tộc đặt chân đến.
Hơn nữa,
ở đây, nơi đô thị "Hòa Bình" này, vị tổ phụ đã gặp một nhân vật
"mầu nhiệm". Ông không phải chỉ là vua mà còn mang danh hiệu là
"Ông vua công chính".
Về sau
người ta đã cố gắng tìm hiểu lai lịch của ông, nhưng mọi nỗ lực chỉ đi đến một
kết luận: ông như không cha, không mẹ; đột nhiên xuất hiện rồi lại biến mất tăm
hơi. Ông là con người mầu nhiệm, y như thái độ của ông trong câu chuyện này.
Ông ra
đón Abraham, nhưng khác hẳn với vua Sôđôm đã ra gặp vị tổ phụ. Vì mặc dù là vua
Salem, ông đã không nghênh đón "Người đại thắng khải hoàn" theo cung
cách triều đình, nhưng với tác phong tư tế; Vì theo tục lệ đông phương thời ấy,
hoàng đế cũng là tư tế. Ông mang bánh và rượu ra. Ông làm một cử chỉ tôn giáo.
Ông chúc lành cho Abraham và ông ca tụng Chúa Tối Cao dựng nên trời đất để chúc
phúc. Ông làm cho Abraham như phải cúi đầu và dâng cho ông thập phân về hết mọi
sự.
Có lẽ
hàng tư tế Do Thái đã thích câu chuyện này và thích lợi dụng tối đa. Họ nhắc đi
nhắc lại để cho con cái Israel phải quý việc nộp thập phân huê lợi cho hàng tư
tế, vì chính tổ phụ đã làm như thế!
Nhưng
phần lớn truyền thống Cựu Ước lại chú ý đến vai trò tư tế của Melkisedek và vị
Chúa tối cao mà ông tôn thờ. Ngài là Ðấng dựng nên trời đất nên Ngài cũng là
chính Giavê, Chúa của dân Israel. Ngài đã phó địch thù trong tay Abraham, và
như vậy Ngài là Chúa toàn năng của tất cả mọi người, cả khi người ta không biết
Ngài. Tất cả những tư cách này khiến con cái Israel - cũng như tổ phụ Abraham
thấy ngay Ngài cũng là Thiên Chúa của họ, và Giêrusalem thật là nơi thánh địa,
vì từ đầu vẫn là đô thị của Thiên Chúa.
Ðiều
này cũng nói lên quan niệm của Cựu Ước không coi tôn giáo tự nhiên, tôn thờ đấng
dựng nên trời đất, như tôn giáo của các dân ngoại. Ngoại giáo là tà giáo, chứ
tôn giáo tự nhiên thờ Ðấng Tối Cao là chính giáo ở thời chưa được mạc khải, nên
vẫn đáng trọng.
Tuy
nhiên Cựu Ước chưa chú trọng đến bánh rượu ở trên tay Melkisedek như phụng vụ
muốn cho chúng ta phải làm trong ngày hôm nay. Những của lễ kia, nằm trong tay
vị tư tế mầu nhiệm của tôn giáo tôn thờ Ðấng Tối Cao là hình ảnh báo trước bánh
rượu sẽ được đôi tay của vị tư tế đạo mới dâng lên sau này. Thiên Chúa, Ðấng dựng
nên trời đất, ngay từ buổi đầu lịch sử dân Chúa, đã tỏ ra muốn dùng bánh rượu
làm lễ vật. Những của lễ này nằm trên tay Melkisedek nói lên lòng tôn thờ tự
nhiên chuẩn bị cho việc phụng thờ hoàn chỉnh sau này.
Do đó,
ngày nay trong Thánh Lễ, chúng ta dâng lên Chúa bánh rượu "là hoa màu ruộng
đất và lao công vất vả của con người" để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
Thánh lễ của chúng ta kiện toàn lễ dâng của Melkisedek. Bánh rượu trên tay vị
tư tế này đang chờ được vị Thượng tế đạo mới thánh hóa. Và như vậy, Thánh lễ đã
bắt nguồn từ xa xưa và kiện toàn mọi lễ dâng từ thời Abel qua Melkisedek và cho
tới nay. Chúng ta không dâng lễ ở ngoài lịch sử, nhưng dâng tất cả lịch sử làm
của lễ khi nhận lấy bánh rượu và được dâng từ thời Melkisedek để trở nên bánh
nuôi sống và của uống thiêng liêng cho chúng ta.
Và
Melkisedek là hình ảnh báo trước về Chúa Kitô và các tư tế của Người, trong đó
có cả chúng ta. Do đó, mỗi khi dâng lễ, chúng ta lại nhớ đến vị tư tế xa xưa
này. Mỗi khi cầm bánh rượu, chúng ta như nắm lấy tất cả thiên nhiên và lịch sử.
Chúng ta muốn tất cả trở thành lương thực nuôi dưỡng chúng ta sau khi đãbiến đổi
nên Mình và Máu Chúa Giêsu. Chính Người với lễ hy sinh của Người nối kết và
hoàn chỉnh mọi lễ dâng của các thế hệ xa xưa cũng như của những thế hệ sau này.
Chúng ta hãy nhìn Người trong hành vi tế lễ.
2. Bánh Rượu Trong Tay Chúa Giêsu
Chắc
chắn, khi còn ở trần gian và sống với các môn đệ, Ðức Giêsu đã nhiều lần cầm lấy
bánh và rượu. Nhưng có thể nói, môn đệ đã quên hết mọi lần khác để chỉ nhớ một
lần, lần xảy ra trong bữa ăn tối sau hết trước khi Người ra đi chịu chết.
Lần ấy
Người đã cầm lấy bánh rượu một cách khác thường, không thể quên được, đến nỗi mỗi
lần khi nhắc lại đã có lần nào Người cầm bánh rượu, là môn đệ lại nhớ đến lần
này và lấy cử chỉ, thái độ của Người trong lần này để mô tả mọi lần khác. Chính
vì vậy mà hôm nay chúng ta xem bài thư Phaolô trước nói đến lần Ðức Giêsu cầm lấy
bánh rượu ở bàn tiệc ly. Rồi chúng ta mới nói đến bài Tin Mừng kể việc Ðức
Giêsu cầm lấy bánh để chia trong một dịp khác.
Việc
này xảy ra trước bữa tiệc ly, nhưng như đã nói, môn đệ Chúa kể lại việc này
theo "khuôn mẫu" của việc Người cầm lấy bánh rượu trong bữa ăn cuối
cùng. Thành ra, chính bài thư Phaolô sẽ giúp chúng ta hiểu bài Tin Mừng, mặc dù
câu chuyện kể ở đây đã xảy ra trước, nhưng lại đã được viết lại sau và theo
kinh nghiệm bàn tiệc ly.
Thánh
Phaolô viết đoạn thư này vào khoảng năm 57, căn cứ vào truyền thống chân thật.
Ðây là điều Ngài đã nhận được nơi Chúa, tức là bắt nguồn từ Chúa để truyền lại
cho tín hữu. Do đó, đây là sự kiện chân thật. Chỉ có uy tín chân thật này mới
có thể làm cho giáo dân Côrintô suy nghĩ và sửa mình.
Họ vẫn
hội họp nhau để cử hành "bữa tiệc của Chúa". Nhưng Phaolô thấy chẳng
có vẻ gì là "của Chúa" cả. Gần giống như các bữa tiệc tôn giáo của
dân ngoại rồi. Bởi vì ai đến ăn, cũng mang phần riêng của nhà mình tới. Người
có nhiều thì ngồi chung với nhau ăn nhậu một cách tham lam và khinh bỉ những
người khác. Những người nghèo hơn, mang theo phần ít, ngồi ăn một cách buồn bã.
Người ta chỉ mượn "nhà của Chúa" để mang đồ ăn "nhà mình" tới.
Người ta lợi dụng buổi lễ tôn giáo để ăn uống chứ không cử hành "bữa ăn tối"
của Chúa nữa.
Thế
nên để sửa dạy giáo dân của Ngài, Phaolô phải nhắc lại thế nào là "Bữa
ăn" đích thực của Chúa. Ngài làm cho họ nhớ lại giáo huấn chân truyền. Và
sự thật ấy thế này: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu đã cầm lấy Bánh và tạ ơn xong,
Ngài đã bẻ ra và nói: "Này là Mình Ta vì các ngươi...". Cũng vậy về
Chén, sau khi dùng bữa tối xong, Ngài nói: "Chén này là giao ước mới trong
Máu Ta, các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống mà nhớ đến Ta".
Chỉ
trong mấy câu vắn tắt, Phaolô đã thuật lại tất cả sự thật. Ngài nói rõ việc ấy
xảy ra trong đêm Ðức Giêsu bị nộp. Thế nên việc ban bánh rượu này cho môn đệ gắn
liền với cuộc khổ nạn của Người. Và bữa ăn của Chúa, luôn luôn mang sắc thái của
buổi tiệc ly.
Ðó
cũng là bữa ăn Vượt qua của người Do Thái, nhắc lại việc Chúa cứu dân ra khỏi
Ai Cập và tin tưởng cầu xin cùng chờ đợi Chúa còn tiếp tục giải cứu nữa trong
tương lai cho đến khi có giao ước mới và vĩnh cửu như lời các ngôn sứ của Chúa
từng loan báo. Và trong bữa ăn này, việc giết một con chiên để lấy máu bôi lên
cửa là việc cốt yếu. Thế mà khi chia bánh rượu cho môn đệ, Ðức Giêsu lại tuyên
bố: Ðây là Mình Ngài bị nộp và đây là chén Máu Ngài sẽ đổ ra. Người còn gọi đó
là chén giao ước mới. Do đó rõ ràng Người đã tự coi, tự biến mình nên Chiên Vượt
qua để mang đến ơn cứu độ mà các ngôn sứ từng loan báo.
Các
môn đệ không lầm. Họ thấy rõ với các cử chỉ này Chúa Giêsu đã khai trương thời
đại mới. Người đã thay thế bữa ăn Vượt qua của người Do Thái bằng bữa ăn của
Người hôm nay. Có thể họ chưa hiểu rõ những lời về Mình và Máu; vì phải đợi đến
ngày hôm sau khi thấy Mình Người bị nộp và Máu Người chảy ra họ mới hiểu hết ý
nghĩa. Nhưng họ đã cảm thấy chắc chắn Chúa Giêsu muốn dùng các cử chỉ của Người
hôm nay để ký kết giao ước mới, chấm dứt đạo cũ và nghi lễ cũ. Từ nay bước sang
thời đại cứu độ và nếp sống mới. Và nghi lễ mới cũng đã được thiết lập, vì Ðức
Giêsu đã bảo: phải làm sự này mà nhớ đến Người. Tức là mỗi khi nhớ đến Ngài, nhớ
đến để hiệp thông với Ngài trong hành vi cứu độ để được giao ước mới, phải làm
việc Ngài vừa làm, tức là phải cầm lấy Bánh Rượu mà làm như Ngài.
Thế mà
giáo dân Côrintô đâu có làm như thế! Thánh Phaolô bảo họ: "mỗi lần anh em
ăn bánh và uống chén này, anh em loan báo sự chết của Chúa... anh em làm bất xứng,
thì sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa".
Những
lời này tuyên bố rõ ràng có sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể. Bánh rượu đã
trở nên Mình Máu Thánh Chúa. Nếu ngày lễ hôm nay có ý nói lên niềm tin Chúa hiện
diện nơi Bánh Thánh, Rượu Thánh, thì những lời Phaolô vừa nói đã đạt yêu cầu.
Nhưng mục đích của Phaolô không phải chỉ muốn nói đến sự hiện diện của Chúa nơi
Thánh Thể; Ngài muốn nói rằng người ta phải hiệp thông với Chúa, có tâm tình của
Chúa để cử hành tiệc Bánh Rượu.
Ðây là
bữa ăn Vượt qua. Người ta phải ôn lại và ôm lấy tất cả lịch sử từ trước cho đến
nay với tâm tình tạ ơn nhưng cũng với ý thức xót xa vì bao nhiêu khiếm khuyết để
ước mong được cứu độ nhờ giao ước mới. Người ta sẽ cầm lấy bánh và chén rượu.
Và lúc ấy theo lời Chúa Giêsu đã nói, người ta nhớ đến Người, nhớ đến cuộc tử nạn
hồng phúc của Người. Người ta tham dự, thông phần lễ hy sinh Người đã dâng để
được vượt qua, sống lại, hướng về ngày vinh quang Người trở lại.
Bánh
rượu trên tay Chúa, vì thế, không phải chỉ là bánh rượu trên tay Melkisedek nữa.
Nếu trên tay vị tư tế mầu nhiệm này, bánh rượu tượng trưng cho thiên nhiên và đạo
tự nhiên, thì trên tay Chúa Giêsu bánh rượu mang thêm ý nghĩa lịch sử và giao ước
cũ. Ðó không phải chỉ là hoa màu ruộng đất nhưng còn là lao công vất vả của con
người. Thiên nhiên và con người đều phải trở nên tạo vật mới nhờ mầu nhiệm Chúa
Giêsu nơi Bí Tích Bánh Rượu mà chúng ta còn tiếp tục dâng trên bàn thờ.
3. Bánh Rượu Trên Tay Chúng Ta
Dĩ
nhiên khi dâng bánh rượu, chúng ta phải có những tâm tình như trên vừa nói; vì
lời thánh Phaolô đã nói với tín hữu Côrintô cũng là để cho chúng ta. Nhưng mục
đích cuối cùng của Phaolô không phải chỉ muốn nhắc cho chúng ta nhớ "Bữa
ăn của Chúa" mà còn khuyên chúng ta vì tính chất của bữa ăn như vậy, nên
phải cử hành tiệc Thánh Thể mà gia tăng bác ái. Bữa ăn của Chúa phải là bữa ăn
Huynh đệ.
Ở đây
chúng ta hãy nhớ bài Tin Mừng Luca. Chúng ta đã nói cử chỉ cầm bánh rượu của Ðức
Giêsu nơi bàn tiệc ly đặc sắc quá khiến mỗi khi nhắc lại những lần khác mà Ðức
Giêsu cầm lấy bánh rượu, các môn đệ lại nhớ đến các cử chỉ của Người ở bàn tiệc
ly và dùng chúng làm khuôn mẫu để diễn tả.
Ðiều
này rõ ràng trong bài Tin Mừng hôm nay. Luca kể hôm ấy Chúa muốn thiết những
người đi theo Người vào nơi hiu quạnh. Người cho họ ngả mình xuống thành từng cỗ,
mỗi cỗ độ năm mươi... Rồi Người cầm lấy bánh và hai con cá. Người ngẩng mặt lên
trời và chúc tụng trên bánh và cá, đoạn bẻ ra và ban cho môn đệ để họ thết dân
chúng...
Chúng
ta bảo bữa ăn này báo trước bàn tiệc ly và nhất là bàn tiệc Thánh Thể trong Hội
Thánh; hay chúng ta phải nói các bữa ăn Thánh Thể và bàn tiệc ly đã cung cấp
cho Luca mọi yếu tố để thuật lại một câu chuyện xảy ra trước?
Dĩ
nhiên câu chuyện này cũng có ý báo trước những sự việc xảy ra sau... nhưng
chính những sự kiện xảy ra sau đã đem ý nghĩa đến cho câu chuyện xảy ra trước
và cung cấp cho nó những tài liệu để diễn tả.
Chúng
ta không cần nói thêm điều ấy nữa. Nhưng vì Luca đã nhìn vào bàn tiệc Thánh Thể
trong Hội Thánh để thuật câu chuyện đã xảy ra nơi sa mạc, thì chúng ta hãy xem
ngoài các yếu tố báo trước bàn tiệc ly và bàn tiệc Thánh Thể, Luca còn muốn chú
trọng đến điểm nào nữa? Dường như tác giả đã chú ý đến vai trò của các tông đồ.
Lúc đó họ muốn giải tán dân vì thấy bất lực cung cấp lương thực cho dân. Nhưng
được Chúa gợi ý cho dân ăn, họ nhiệt tình muốn đóng góp tất cả và sẵn sàng làm
thêm... Chúa bảo họ tổ chức cho dân ngả xuống thành từng cỗ. Người trao bánh cá
cho họ phân phát... cuối cùng còn thu được 12 giỏ mảnh vụn, đúng số 12 tông đồ.
Những
điều ấy há không đáng suy nghĩ sao? Trong bàn tiệc Thánh Thể, Chúa muốn chúng
ta phải biết nghĩ đến nhu cầu của anh em. Có thể chúng ta bất lực, nhưng Chúa sẽ
giúp. Mình Máu Người còn trao cho chúng ta để chia sẻ, huống nữa là của cải vật
chất và tài năng tự nhiên mà Chúa đã đặt trong tay mỗi người. Chúng ta không phải
chia sẻ những của ấy sao? Chúng ta sợ mất mát thiệt thòi sao, khi thấy cuối
cùng còn thu lại được 12 giỏ mảnh vụn?
Chắc
chắn Hội Thánh ban đầu đã hiểu rằng bàn ăn của Chúa cũng phải là bàn tiệc huynh
đệ, nên khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, Hội Thánh cũng tổ chức việc chia sẻ
nâng đỡ vật chất. Giáo dân Côrintô đã quên phương diện này, nên Phaolô đã phải
nhắc lại. Lời thánh Phaolô hôm nay cũng chất vấn chúng ta, chúng ta sốt sắng tôn
thờ Thánh Thể nhưng có biết chia xẻ với nhau một cách thực tế không, để không một
ai phải thiếu thốn quá đang khi những người khác thì no đầy?
Thế
nên hôm nay chúng ta phải suy nghĩ về cả ba bài đọc để khi long trọng tôn thờ
Chúa trong Thánh Thể, chúng ta ý thức thêm về nhiệm vụ bác ái để mỗi lần cử
hành bàn tiệc của Chúa, chúng ta lại nghĩ đến bàn ăn của anh em. Nơi bàn thánh
chúng ta được Chúa thì sự sống mới chúng ta nhận được phải đưa chúng ta đến với
anh em và chia xẻ số phận với anh em để khi trở lại dâng lễ chúng ta có bánh rượu
là hoa màu ruộng đất và lao công của con người dâng lên để trở thành bánh nuôi
sống và của uống thiêng liêng cho tất cả chúng ta.
(Trích dẫn từ tập sách Giải
Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô
Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ Nhật Mình
Máu Chúa, Năm C
Bài đọc: Gen 14:18-20; 1 Cor 11:23-26; Lk 9:11b-17
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bí-tích Thánh Thể diễn tả tình yêu Thiên
Chúa dành cho con người.
Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức không thể tách rời nhau và là hai tặng
phẩm vô giá Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người từ xa xưa, vì yêu thương con
người.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật nguồn gốc và mục đích của hai bí tích này.
Trong bài đọc thứ nhất, tác giả Sách Khởi Nguyên đề cập đến một nhân vật kỳ lạ
là Melchizedek xuất hiện mang theo bánh và rượu để ra đón Abraham chiến thắng
trở về. Không ai biết Melchizedek là ai cho đến khi tác giả Thư Do-thái dùng
phương pháp “midrash” nối kết với Thánh Vịnh 110, để tuyên bố: Đức Kitô chính
là Melchizedek Thiên Chúa đã chuẩn bị từ thời tổ phụ Abraham để làm Thượng Tế cứu
thoát con người khỏi tội nhờ lễ vật Ngài dâng trên đồi Golgotha một lần là đủ,
và giờ đây chúng ta vẫn còn tái diễn mỗi ngày trong các nhà thờ để hưởng nhờ hiệu
quả của biến cố đó. Trong bài đọc II, thánh Phaolô truyền lại những gì Ngài đã
tiếp nhận được nơi Đức Kitô cho các tín hữu Corintô về “bữa tiệc tình yêu.” Đây
là trình thuật đầu tiên chúng ta biết được (Thư Corintô I có trước các Sách Tin
Mừng) và các cộng đoàn đầu tiên đã trung thành cử hành mỗi khi hội họp để tưởng
nhớ Đức Kitô và loan truyền Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong Phúc Âm, tuy Đức Kitô
chính thức thiết lập hai bí tích Thánh Thể và Truyền Chức trong Bữa Tiệc Ly;
nhưng các động tác chính của bí tích Thánh Thể: “cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời,
tạ ơn, bẻ ra, và trao cho các môn đệ” đã có từ khi Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi
5,000 người ăn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Bí tích Thánh Thể và
chức tư tế
Tác giả Thư Do-thái dùng phương pháp midrash (tra chữ Melchizedek) để xác định
Melchizedek chính là Đức Kitô. Ngài là Thượng Tế Tối Cao và muôn đời theo phẩm
trật Melchizedek. Tác giả dùng hai trình thuật chính:
1.1/
Sáng Thế Ký 14:18-20: Melchizedek
không cha, không mẹ có nghĩa Ngài không có nguồn gốc thế gian và là tư tế của
Thiên Chúa đến muôn đời. Tên Do-thái của Melchizedek có nghĩa “Vua công chính.”
Ngài đang làm vua thành Salem có nghĩa là “thành bình an.” Hầu hết các học giả
đều đồng nhất thành này với thành Jerusalem hiện giờ. Ông mang bánh và rượu ra
để chỉ bữa ăn giao ước với Abraham. Ông chúc phúc cho Abram và nói: "Xin
Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Abram! Chúc tụng
Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!" Ông
Melchizedek phải quyền thế hơn Abram, vì ông chúc phúc cho Abram và lãnh nhận
“một phần mười tất cả chiến lợi phẩm” từ Abram.
1.2/ Thánh Vịnh 110:1-4: Thánh Vịnh này được làm bởi vua David và nói về ngày đăng quang của Đức Kitô như sau: Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: "Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con." Từ Sion, Đức Chúa sẽ mở rộng quyền vương đế của Ngài: Giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ. Đức Chúa phán bảo rằng: "Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh. Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, tự lòng Cha, Cha đã sinh ra Con." Đức Chúa đã một lần thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchizedek."
1.2/ Thánh Vịnh 110:1-4: Thánh Vịnh này được làm bởi vua David và nói về ngày đăng quang của Đức Kitô như sau: Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: "Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con." Từ Sion, Đức Chúa sẽ mở rộng quyền vương đế của Ngài: Giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ. Đức Chúa phán bảo rằng: "Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh. Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, tự lòng Cha, Cha đã sinh ra Con." Đức Chúa đã một lần thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchizedek."
Có rất nhiều điểm trùng hợp giữa hai trình thuật mà tác giả Thư Do-thái nêu
lên: Đức Kitô là Thượng Tế đến muôn đời theo phẩm trật Melchizedek, chứ không
phải là Thượng Tế theo phẩm trật Aaron hay Levi, được thiết lập ít nhất 430 năm
sau Abraham. Chức tư tế của Đức Kitô được làm bởi lời thề của Thiên Chúa cao trọng
hơn chức tư tế theo dòng dõi Levi, cha truyền con nối. Lễ vật của Đức Kitô cao
trọng hơn lễ vật của tư tế dâng hằng ngày hay Thượng Tế dâng mỗi năm một lần.
Ngài chỉ dâng một lần là đủ vì Ngài dâng chính máu của Ngài chứ không phải máu
của các con vật... (x/c Thư Do Thái, chương 7-8) Nói tóm, Đức Kitô là Thượng tế
của giao ước mới, hoàn hảo hơn giao ước cũ. Ngài đến để hủy bỏ toàn bộ chức tư
tế cũ và lễ vật hy sinh của giao ước cũ.
1.3/
Qumran 11Q13: Đây là tài liệu
khám phá tại Qumran, hang 11, nói về nhân vật Melchizedek như sau:
“Ông sẽ xuất hiện trong Năm Thánh sau cùng. Melchizedek sẽ trả lại cho dân
chúng những gì thuộc về họ. Ông sẽ công bố cho họ Năm Thánh, và sẽ giải phóng họ
khỏi nợ nần và tất cả các tội của họ. Bắt đầu Năm Thánh, Ông sẽ công bố chiếu
chỉ này; sau đó đến Ngày Xá Tội (sau giai đoạn thứ 10 của Năm Thánh), Ông sẽ đền
tội cho tất cả các “con của ánh sáng” và những người được tiền định cho
Melchizedek. Vì đây là thời gian ấn định là “Năm hồng ân của Melchizedek.” Bằng
quyền năng, Ông sẽ xét xử dân thánh của Thiên Chúa và sẽ thiết lập một vương quốc
công chính, như đã được viết về ông trong Thánh Vịnh: “Một nhân vật giống như Đức
Chúa đã thay thế Ngài trong công hội của Thiên Chúa; giữa các sứ thần, ông phân
xử” (Psa 82:1). Kinh Thánh cũng nói về ông: “Hãy nhận chỗ cao nhất trên Trời: Một
thiên sứ? sẽ phân xử con người” (Psa 7:7-8). Melchizedek sẽ thi hành việc báo
thù theo chỉ thị của Thiên Chúa. Ông cũng giải phóng tất cả các tù nhân khỏi
tay của Belial và tất cả quyền lực của quỉ thần với nó.”
Ngôn sứ Isaiah đề cập đến Năm Hồng Ân mà Đức Kitô xác định àm chỉ về Ngài: “Thần
khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong
tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công
bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một
năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta” (Isa
61:1-2).
2/ Bài đọc II: Truyền thống của Giáo Hội về bí tích Thánh Thể
2/ Bài đọc II: Truyền thống của Giáo Hội về bí tích Thánh Thể
Thư Corintô là tài liệu sớm nhất (50-60 AC) nói về việc cử hành Lễ Bẻ Bánh hay
Lễ Tình Yêu (tiệc Agapê) trong cộng đoàn sơ khai. Các Tin Mừng đều viết sau Thư
Corintô (60-100 AC).
Phaolô
viết: “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh
em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ
ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh
em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn,
Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới;
mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."
Thật
vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan
truyền Chúa đã chịu chết.” Hai điều chúng ta cần nghiên cứu trong trình thuật
này:
2.1/ Tưởng
Niệm: “Anh em hãy làm như
Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”
Tưởng niệm trước tiên là nhớ đến tình yêu của Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ
trong suốt cuộc đời tại thế, và nhất là tình yêu hy hiến mà Ngài đã làm cho các
ông trong Cuộc Khổ Nạn – Cái chết trên đồi Golgotha – và sự Phục Sinh vinh hiển
của Ngài. Tưởng niệm cũng là lúc các môn đệ nhớ lại những gì Chúa Giêsu dạy và
các ông phải làm: Noi gương Đức Kitô, các ông cũng phải chết đi cho các tín hữu
để tỏ tình yêu cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Thánh Phaolô nhắc lại những điều này để khiển trách các tín hữu Corintô đã
không dự tiệc theo như lòng Chúa Giêsu mong muốn. Họ coi đó như là một buổi dạ
tiệc hay bữa ăn thông thường. Các tín hữu Corintô đã làm tổn thương đến đức bác
ái khi họ chia nhóm theo giai cấp giầu nghèo, không đợi nhau và đoàn kết khi cử
hành Lễ Bẻ Bánh. Nói tóm, Ngài khiển trách họ đã biến Lễ Bẻ Bánh thành buổi hội
họp chỉ để ăn uống!
2.2/
Loan truyền: “Mỗi lần ăn
Bánh và uống Chén này, anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.”
Loan truyền trước hết là loan truyền ơn cứu độ được Đức Kitô thực hiện qua cái
chết của Ngài. Bằng máu của Ngài đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã tha các tội
của nhân loại đã xúc phạm đến Ngài. Khi con người được sạch tội, họ được giao
hòa với Thiên Chúa, và xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ là cuộc sống đời đời. Hy lễ
của Đức Kitô vẫn tái diễn mỗi ngày trên bàn thờ vì con người vẫn phạm tội và cần
được tha thứ, dù Lễ Tế của Ngài chỉ thực hiện một lần là có công hiệu suốt đời,
vì đó là Máu của con Thiên Chúa.
3/
Phúc Âm: Những chuẩn bị trước
cho việc lập Bí-tích Thánh Thể
Đây là trình thuật được tường thuật cả bốn Thánh Ký. Riêng Gioan, trình thuật
này được tiếp nối bằng diễn từ về Thánh Thể trong suốt chương 6. Gioan không tường
thuật sự kiện Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly; nhưng
chương 6 chứa đựng tất cả những gì Chúa Giêsu muốn mặc khải về bí tích Thánh Thể
và các phản ứng của con người.
3.1/
Chúa Giêsu quan tâm đến nhu cầu ăn uống cũng như tinh thần của dân chúng.
Có thể nói trình thuật của Luca hôm nay như một Thánh Lễ: Chúa tập họp dân
chúng từ khắp nơi lại để giảng dạy và chữa lành (tương ứng với Phụng Vụ Lời
Chúa). Sau đó là phần cho dân chúng ăn (Phụng Vụ Thánh Thể).
Ba điều chúng ta cần để ý đến trong trình thuật hôm nay: Thứ nhất, Chúa động
lòng xót thương dân chúng. Ngài không chỉ bằng lòng với việc dạy dỗ; nhưng còn
lo đến kiếm của ăn cho dân. Thứ hai, Ngài truyền cho các môn đệ phải kiếm lương
thực cho dân ăn dẫu các ông phản đối. Sau cùng, đây là một phép lạ: Từ năm chiếc
bánh và hai con cá, Chúa đã phân phát cho các môn đệ để các môn đệ cho dân ăn
no nê mà vẫn còn dư 12 thúng đầy. Phép lạ này phải có liên quan đến bữa tiệc
Thánh Thể, vì chỉ một thân thể của Chúa Giêsu được bẻ ra để nuôi biết bao người
ăn no nê mà vẫn còn dư.
3.2/
Công thức truyền phép trong bí tích Thánh Thể: “Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá,ngước
mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra
cho đám đông.” Có thể nói đây là một công thức truyền phép của tiệc Thánh
Thể mà các môn đệ đã dần dần quen thuộc. Họ chỉ cần nhìn cử chỉ và điệu bộ Chúa
làm, họ nhận ra là chính Chúa Giêsu, như hai môn đệ trên đường đi Emmaus của
Lucas, hay như các môn đệ bên bờ hồ Galilee trong Gioan, chương 21.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Bí-tích Thánh Thể là bí tích tình yêu mà Thiên Chúa đã chuẩn bị và mặc khải
cho con người từ thời tổ phụ Abraham. Sau khi đã nhận được tình yêu Thiên Chúa,
chúng ta cũng phải mang tình yêu này vào cuộc sống để yêu thương tha nhân như
Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
- Bí-tích Thánh Thể là bí tích hiệp nhất mọi người trong cùng một thân thể của
Đức Kitô. Chúng ta đừng để chia rẽ xảy ra trong gia đình và cộng đoàn.
- Bí-tích Thánh Thể là bí tích tạ ơn. Chúng ta cần nhận ra tất cả những ơn lành
của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, nhất là ơn cứu độ đến từ Đức Kitô qua hiến
lễ trên đồi Golgotha của Ngài.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
29/05/16 CHÚA NHẬT TUẦN 9 TN – C
Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Lc 9,11b-17
Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Lc 9,11b-17
Suy niệm: Những người sống sót sau nạn đói năm Ất Dậu 1945 không thể nào xoá nổi ký ức kinh hoàng về cái đói; họ cảm nghiệm sâu đến tận xương tuỷ nhu cầu ăn uống liên quan thiết yếu tới bản năng sống còn của con người nó mãnh liệt như thế nào. Đám đông dân chúng theo
Chúa đây hầu như quên cơn đói cồn cào của bao tử vì một cơn đói khác còn mãnh liệt hơn: đói Lời Chúa. Đáp lại, Chúa hoá bánh ra nhiều như món khai vị cho cơn đói thể xác, để rồi Ngài sẽ tiếp tục dọn lên món chính là Mình và Máu
Thánh Ngài để làm no thoả cơn đói thiêng liêng. Trong bữa Tiệc Ly,
Ngài cũng sẽ “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ”, và lần sau này Ngài sẽ nói thêm: “Này là Mình Thầy”.
Mời Bạn: Có khi vì quá nghèo đói, người ta bạ gì ăn nấy cốt đánh lừa bao tử. Ngược lại, có khi chỉ vì “no cơm rửng mỡ”, thay vì ăn những thứ bổ dưỡng cần thiết cho sự sống còn, người ta tìm đến với những thứ thức ăn độc hại. Trong đời sống thiêng liêng cũng có thể xảy ra tình trạng y như vậy. Bạn có thấy mình và anh chị em mình đang “bị” ăn hoặc cố tình ăn những thức ăn độc hại cho linh hồn không?
Chia sẻ: Thực ra, ngày nay, nhân loại đang đói những cơn đói nào?
Sống Lời Chúa: Lời Chúa và Thánh Thể chính là lương thực thiêng liêng không thể thiếu được cho
linh hồn bạn. Xin mời bạn đến thuởng thức lương thực này tại bàn tiệc thánh lễ mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết say mê Lời Chúa và Thánh Thể và làm cho linh hồn con được no thoả.
NGÀI CẦM BÁNH BẺ RA
Nếu chúng ta
dám trao cho Ðức Giêsu tất cả những gì mình có, dù chỉ là nhỏ nhoi; nếu chúng ta chịu để cho Ngài bẻ ra, và làm vỡ tan mọi tính toán ích kỷ, thì chúng
ta có thể nuôi được cả thế giới
Suy
niệm:
Ăn uống là chuyện bình thường của mọi sinh vật.
Khi tôi ăn uống, đồ ăn thức uống trở thành tôi.
Tôi sống, tôi hoạt động, tôi lớn lên,
nhờ chút rau xanh, cá tươi, đậu trắng.
Tôi được nuôi bằng trời cao, đất rộng và biển cả.
Từ lâu Ðức Giêsu mang một khát vọng lớn,
đó là nuôi sống linh hồn con người,
nuôi mọi tín hữu thuộc mọi thời đại,
và nuôi họ bằng chính bản thân Ngài,
bằng cái chết và sự sống của Ngài.
Ngài có mắc bệnh hoang tưởng không?
Cái chết trên thập giá và sự phục sinh vinh hiển
cho ta thấy Ðức Giêsu là con người bình thường
khi Ngài cử hành bữa Tiệc Ly tối hôm đó.
Ngài muốn ta tham dự vào cuộc Vượt Qua của Ngài,
Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho ta;
thành đồ ăn bằng cách biến tấm bánh thành Thịt Mình
Ngài,
thành thức uống bằng cách biến rượu nho thành Máu
Ngài.
Như thế ai ăn Tấm Bánh và uống Chén Rượu
đã được Ngài biến đổi nhờ quyền năng Thánh Thần,
người ấy nên một với Ngài.
Không phải Ngài trở thành người ấy,
cho bằng người ấy trở thành Ngài.
“Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Mỗi thánh lễ là một lần nhớ đến và làm sống lại
hy tế duy nhất năm xưa trên Núi Sọ.
Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến của Tình Yêu.
Tình Yêu luôn có nhiều sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu.
Cần ngắm nhìn cử chỉ bẻ bánh của Ðức Giêsu,
Tấm bánh trở thành Tấm Thân Ngài
được bẻ ra và trao hiến trên thập giá.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Ðức Giêsu đã bẻ bánh để môn đệ phát cho dân.
Bẻ ra và trao đi trở thành phép lạ nhân lên mãi.
“Anh em hãy cho họ ăn đi.”
Như các môn đệ, chúng ta cũng lúng túng và bất lực
trước cơn đói của con người hôm nay,
đói cơm bánh, đói tình thương, đói được tôn trọng.
Nếu chúng ta dám trao cho Ðức Giêsu
tất cả những gì chúng ta có, dù chỉ là nhỏ nhoi;
nếu chúng ta chịu để cho Ngài bẻ ra,
và làm vỡ tan mọi tính toán ích kỷ,
thì chúng ta có thể nuôi được cả thế giới.
Thỉnh thoảng bạn nên cầu nguyện trước Thánh Thể.
Bạn có thể học được nhiều điều.
Con Thiên Chúa vinh quang rất mực,
lại khiêm tốn hiện diện dưới dạng tấm bánh
mong manh, lặng lẽ, đơn sơ.
Tấm bánh không biết nói, không sống cho mình.
Tấm bánh hiện diện là để cho người ta thưởng thức,
và tan biến ngay sau khi được hưởng dùng.
Chúng ta có thể bắt chước
lối hiện diện ấy của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan toả khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa mưa nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ...
Nhưng lạy Chúa, trước hết,
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29 THÁNG NĂM
Vinh Danh Chúa Ba Ngôi
Lạy Chúa
Ba Ngôi, chúng con tôn vinh Chúa! Chúng con ca mừng
tán
dương
Ngài, Đấng
duy nhất
trong thần
tính.
Chúa là Đấng
duy nhất
trong Ba Ngôi Thần
Linh: một
mầu
nhiệm
khôn dò! Ôi, Đấng
duy nhất
trong thần
tính.
Ôi,
Đấng duy nhất trong mối hiệp thông
ba ngôi vị
cùng
một
bản
tính
thần
linh! Chúng con ngợi
ca vinh quang Chúa Ba Ngôi. Chúng con chúc tụng
Chúa, “Đấng
đang
có,
đã
có,
và
sẽ đến”
(Kh 1,4).
“Ngài
là Thần
Khí sự
thật,
khi Ngài đến,
Ngài sẽ
hướng
dẫn
anh em đến
với
sự
thật
trọn
vẹn”
(Ga 16, 13).
Vâng,
khi Ngài đến,
Ngài sẽ
hướng
dẫn
anh em. Ngài không chỉ
là Đấng đang
có
mà
còn
là Đấng sẽ tới; do vậy, Ngài
sẽ đưa dẫn chúng
ta tới
gần
sát
hơn
với
mầu
nhiệm
sự
sống
của
Thiên Chúa Ba Ngôi. Vốn
vẫn
hoàn toàn vượt
trên chúng ta trong uy phong và dũng lực của Ngài,
Thiên Chúa đã trở
thành Thiên Chúa của
ơn
cứu
độ cho chúng
ta. “Và chúng ta đã nhìn thấy
vinh quang của
Ngài” (Ga 1, 14).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope
John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 29-5
Chúa Nhật IX Thường Niên
Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
St 14, 18-20; 1Cr 11,
23-26; Lc 9, 11-17.
Lời suy niệm: “Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây; tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.”
Nhóm
Mười
Hai có sự
quan tâm đến
đám
đông,
khi nhìn thấy
thực
trạng
của
đám
đông, nhưng
với
khả
năng
của
các
ông,
các
ông
cảm
thấy
mình
không thể đáp
ứng
để giải quyết sự việc trước mắt được. Các
ông
đã
tìm
một
giải
pháp nhẹ,
khỏe
không trách nhiệm.
Nhưng
khi các ông trình bày giải
pháp này với
Chúa Giêsu, Chúa lại
trao trách nhiệm
cho các ông: “Chính anh em hãy cho họ ăn”
Lạy Chúa
Giêsu. Trong cuộc
sống
của
chúng con cũng có lúc gặp
những
hoàn cảnh
như
các
Tông
Đồ. Xin Chúa
ban cho chúng con ơn
đức tin trong cầu nguyện và
sẵn
sàng
thực
hiện
tình
thương,
giúp đở
với
khả
năng
sẵn
có mà Chúa đã ban cho.
Mạnh Phương
29
Tháng Năm
Ðỉnh Cao
Ðỉnh
Everest cao nhất thế giới của dãy Hy Mã Lạp Sơn như có một ma lực hấp dẫn những
người leo núi thiện nghệ. Ai đã vướng vào môn thể thao leo núi xem đó như là một
giấc mơ, nếu ngày nào đó họ đặt được chân trên đỉnh núi cao 8,880 thước, quanh
năm phủ tuyết này, nhưng chỉ có một số ít người thực hiện được giấc mộng ấy và
rất nhiều người đã bỏ mình dọc theo con đường lên đỉnh.
Trên
những con đường ấy, người ta thấy hai bia mộ ghi những dòng chữ sau đây: bia thứ
nhất đề "Họ thấy được lần cuối cùng trong lúc gắng sức leo lên". Và
bia thứ hai tưởng niệm một huấn đạo viên chỉ viết vỏn vẹn một câu "Ông ta
chết trong lúc đang leo".
Nếu đời
sống là một cuộc tranh đấu không ngừng thì để sống đạo và hành đạo cũng thế. Ðiều
quan trọng không phải là thành công hay thất bại, mà là chỗi dậy và tiến bước.
Phải gọi là thẳng tiến thì đúng hơn, vì câu tâm niệm của các Kitô hữu phải là:
"ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, nhưng kém hơn ngày mai".
Bí
quyết thành công thứ hai là không bao giờ chúng ta nên đi trên con đường nên
thánh một mình, hãy noi gương những người đi trước, những thánh nhân và hãy
cùng nhau tiến bước. Và nhất là hãy đi vào những vết chân Chúa Giêsu đã để lại.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét