Đức Bênêđíctô XVI, vị giáo
hoàng chiêm niệm
Vũ Văn An5/23/2016
Vũ Văn An5/23/2016
Nhân buổi ra mắt cuốn sách
“Bên Kia Cuộc Khủng Hoảng Của Giáo Hội” (Tiếng Anh: Beyond The Crisis of the
Church) của Roberto Regoli về triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng
Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của ngài đồng thời đứng đầu phủ giáo
hoàng hiện nay, đã mô tả vị giáo hoàng hưu trí như sau: “Ngài cầu nguyện, ngài
thích nghiên cứu và đọc sách, ngài rất chăm đọc thư từ, ngài đi dạo quanh Vườn
Vatican với chuỗi Mân Côi trong tay, ngài tiếp khách”.
Từ ngày 12 tháng Hai, năm 2005, và từ kết quả mật nghị hội bầu giáo hoàng mà mọi người đều mong chờ chỉ trừ ngài, tới ngày 11 tháng Hai năm 2013, ngày thay đổi mãi mãi thừa tác vụ giáo hoàng, cho tới tận ba năm qua, ngài sống giữa lòng Vatican, chỉ cách vị kế nhiệm ngài có vài bước, nhưng luôn luôn “dấu mình đối với thế giới”.
Tuy nhiên, rất có thể vị giáo hoàng hưu trí này, người thỉnh thoảng lắm mới xuất hiện công khai, như trong dịp phong hiển thánh cho hai Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II hoặc dịp khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót gần đây, sẽ tham dự một biến cố công cộng trong một tương lai “không xa lắm” vì ngày 29 tháng Sáu này là ngày kỷ niệm ngài thụ phong linh mục được 65 năm!
Theo Đức Tổng Giám Mục, đây là dịp tốt để chứng tỏ rằng ngài không phải là “ngọn nến đang tắt dần” như một tờ tuần báo Ý so sánh mới đây. Trái lại, ngọn nến này vẫn cháy rất đều, “sức sáng của nó vẫn y nguyên” từ 89 năm nay! “Ngài thanh thản, ngài bình an với Chúa, với chính ngài và với thế giới”. Hơn nữa, gần đây đã có sự gia tăng lượng người muốn được gặp ngài và đã được ngài tiếp kiến, dù “chúng tôi đã cố giảm thiểu các buổi thăm viếng vì có quá nhiều thư từ phải đọc hàng ngày, và quá nhiều sách vở và bản thảo nữa”.
Trong buổi ra mắt sách nói trên , Đức Tổng Giám Mục cũng ôn lại diễn trình bầu Đức Bênêđíctô XVI ngày nào. Theo ngài, Đức Hồng Y Ratzinger chưa bao giờ nghĩ là ngài sẽ lên ngôi giáo hoàng. Nguyện vọng của ngài lúc đó là viết cho xong một số tác phẩm cuối cùng, trong bình an và yên tĩnh. Cuộc bầu cử là một cú sốc thực sự đối với ngài và ngài tỏ ra xao xuyến.
Đức Tổng Giám Mục cho biết cú sốc hoàn toàn có tính tiêu cực đối với Đức Bênêđíctô là cái chết của Manuela Campagni, thuộc tu hội đời “Memores Domini”, lúc ấy đang phục vụ tại phủ giáo hoàng. Bà bị chết trong một tai nạn xe hơi vào năm 2010. Điều đáng nói là dù năm đó, xẩy ra vụ tai tiếng của giám mục cực hữu Williamson, thuộc nhóm Lefèbre, được ngài tha vạ tuyệt thông, nhưng sau đó bác bỏ sự kiện Diệt Chủng Do Thái, khiến truyền thông chỉ trích luôn cả người tha vạ, nhưng biến cố này “không làm tan nát cõi lòng của Đức Giáo Hoàng bằng cái chết của Manuela”.
Giải thích việc trên, Đức Tổng Giám Mục cho rằng “Đức Bênêđíctô XVI không phải là một ‘giáo hoàng kịch sĩ’ và càng không phải là ‘vị giáo hoàng người máy’ vô cảm; trên ngai tòa Phêrô, ngài vẫn là một con người, và ngài vẫn mãi là một con người cho tới tận nay”.
Tưởng cũng nên nhớ lại, vào dịp ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã gửi đi sứ điệp như sau: “Cảnh chia lìa bất chợt như thế, và cung cách bà bị lấy đi khỏi chúng ta khiến chúng ta đau đớn lớn lao mà chỉ có đức tin mới an ủi được. Tôi tìm được sự nâng đỡ nhờ nghĩ tới những chữ làm thành tên của cộng đoàn bà: ‘Memores Domini’. Suy gẫm về các chữ này, về ý nghĩa của chúng, tôi tìm được một cảm thức bình an, vì chúng gợi lên mối liên hệ sâu sắc còn mạnh hơn cả sự chết. ‘Memores Domini’ có nghĩa ‘những người tưởng nhớ Chúa’: nói cách khác, họ là những người sống trong sự nhớ tới Thiên Chúa và tới Chúa Giêsu. Trong việc tưởng nhớ hàng ngày này, một sự tưởng nhớ đầy đức tin và tình yêu, họ tìm ra ý nghĩa cho mọi sự, cho những hành động nhỏ mọn và cho các quyết định lớn lao, cho công việc, cho học hành và tình bạn… Đó là lý do tại sao tôi tìm được bình an khi nghĩ rằng Manuela là một ‘Người Tưởng Nhớ Chúa’, một người sống trong niềm tưởng nhớ Chúa. Mối liên hệ này với Người sâu sắc hơn vực thẳm sự chết. Nó là mối liên kết không điều gì có thể bẻ gẫy được”.
Còn về lý do khiến Đức Bênêđíctô XVI quyết định rời khỏi chức vụ, Đức Tổng Giám Mục bác bỏ giả thuyết Rì Rỏ Vatican. Dĩ nhiên, sự phản bội của Paolo Gabriele, một sự phản bội làm nổ ra tai tiếng Rì Rỏ Vatican, làm Đức Giáo Hoàng “đau khổ rất nhiều”, nhưng “tôi xin nói một lần dứt khoát và hết sức rõ ràng rằng cuối cùng, Đức Bênêđíctô XVI không hề từ chức vì người quản gia nghèo, bị lầm lẫn này, hay vì những mẩu thông tin (tidbits) phát xuất từ căn hộ của anh ta từng được lưu truyền ở Rôma như những đồng xu giả trong cái gọi là ‘vụ tai tiếng rò rỉ Vatican’ nhưng được thương mãi hóa thành những thỏi vàng thực sự ở khắp nơi khác trên thế giới”.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng “không kẻ phản bội nào hay ‘con quạ’ nào hoặc bất cứ nhà báo nào có thể đẩy ngài tới quyết định đó. Vụ tai tiếng đó quá nhỏ để có thể đưa tới [quyết định] tầm cỡ ấy, một điều gì lớn hơn thế, một bước đắn đo sâu xa hơn có tầm quan trọng lịch sử lâu đời đã được Đức Bênêđícô XVI tiếp nhận”. Đối với ngài, từ chức là “điều thích đáng” vì “ngài ý thức rõ: càng ngày ngài càng có ít sức mạnh hơn để chu toàn chức vụ rất nặng nề ấy”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Gänswein, từ ngày bầu Đức Phanxicô, tức ngày 13 tháng Ba, năm 2013, “ta có không phải hai vị giáo hoàng, nhưng thực tế là một thừa tác vụ mở rộng, với một thành viên hoạt động và một thành viên chiêm niệm”. Đức Tổng Giám Mục giải thích thêm: “Giống như thời Thánh Phêrô, cả ngày nay nữa, Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền liên tiếp chỉ có một vị giáo hoàng hợp pháp. Ấy thế nhưng, trong ba năm qua, chúng ta đang sống với hai vị kế nhiệm Thánh Phêrô sống giữa chúng ta, hai vị không ở trong mối liên hệ cạnh tranh với nhau, ấy thế nhưng cả hai đều hiện diện một cách phi thường!”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng: “Chính vì thế, Đức Bênêđíctô XVI đã không từ bỏ cả danh hiệu lẫn áo dài mầu trắng. Do đó, cách xưng hô chính xác đối với ngài hiện nay vẫn là ‘Holiness’ (Thưa Đức Thánh Cha)”. Và cũng chính vì thế, ngài “đã không lui về sống tại một đan việc hẻo lánh, nhưng bên trong Vatican”. Như thể ngài chỉ “đứng qua một bên” để nhường chỗ cho vị kế nhiệm ngài và mở ra một chương mới trong lịch sử của ngôi vị giáo hoàng, và “với bước này, ngài phong phú hóa ngôi vị giáo hoàng bằng ‘một cây trồng mạnh mẽ’ của lời cầu nguyện và cảm thương đặt tại Vườn Vatican”.
Phi thần thoại hóa ngôi vị giáo hoàng
Theo ký giả Edward Pentin, cũng trong buổi ra mắt trên, Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho hay: Đức Bênêđíctô XVI không bỏ ngôi giáo hoàng như Đức Celestinô V ở thế kỷ 13 mà đúng hơn tìm cách tiếp tục thừa tác vụ Phêrô của ngài một cách thích đáng hơn, phù hợp với sức khỏe yếu kém của ngài. “Do đó, từ ngày 11 tháng Hai năm 2013, thừa tác vụ giáo hoàng không còn y nguyên như trước. Nó vẫn là và tiếp tục là nền tảng của Giáo Hội Công Giáo; ấy thế nhưng là một nền tảng mà Đức Bênêđíctô XVI đã biến đổi một cách sâu xa và lâu bền bởi triều giáo hoàng ngoại thường của ngài”.
Suy nghĩ về việc từ chức của Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng Giám Mục cho rằng ngài đã suy nghĩ rất lung về việc này theo quan điểm thần học. Ngay trong kiểu nói Latinh “munus petrinum” (thừa tác vụ Phêrô), ta đã thấy chữ “munus” có khá nhiều nghĩa: phục vụ, bổn phận, hướng dẫn hay hồng phúc”. Nên “trước và sau khi từ chức”, Đức Bênêđíctô XVI coi ngài có trách vụ “tham dự vào thừa tác vụ” nhiều nghĩa này.
Đức Tổng Giám Mục giải thích: “Ngài rời ngai giáo hoàng, ấy thế nhưng, qua biện pháp ngài đưa ra ngày 11 tháng Hai năm 2013, ngài không rời bỏ thừa tác vụ nói trên” một điều “hoàn toàn không thể có sau việc ngài chấp nhận chức vụ một cách bất phản hồi vào tháng Tư năm 2005”.
Thay vào đó, “ngài đã xây dựng một chức vụ bản vị có chiều kích hợp đoàn và công đồng, gần như một thừa tác vụ cộng đoàn, như thể ngài muốn lặp lại một lần nữa lời mời gọi vốn chứa đựng trong khẩu hiệu lúc ngài còn là Joseph Ratzinger, Tổng Giám Mục Munich và Freising, và dĩ nhiên được duy trì lúc làm Giám Mục Rôma: "cooperatores veritatis", có nghĩa “những đồng công nhân của sự thật”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhấn mạnh rằng khẩu hiệu trên không ở số ít mà ở số nhiều, và được lấy từ Thư Thứ Ba của Thánh Gioan, trong đó, câu 8 viết thế này: “Ta phải chào đón những người này để trở thành những đồng công nhân của sự thật”.
Theo Đức Tổng Giám Mục, “một số người coi việc từ chức này là một cuộc cách mạng, hay nếu không, thì hoàn toàn nhất quán với tin mừng, trong khi nhiều người khác thấy ngôi giáo hoàng như bị tục hóa chưa từng thấy, và do đó, có tính hợp đoàn và hợp chức năng hơn, thậm chí có tính phàm nhân hơn và ít thánh thiêng đi. Nhưng cũng có những người cho rằng với biện pháp này, Đức Bênêđíctô XVI, qua biện pháp này, đã gần như phi thần thoại hóa ngôi vị giáo hoàng, nếu nói theo ngôn từ thần học và phê bình sử học”.
Từ ngày 12 tháng Hai, năm 2005, và từ kết quả mật nghị hội bầu giáo hoàng mà mọi người đều mong chờ chỉ trừ ngài, tới ngày 11 tháng Hai năm 2013, ngày thay đổi mãi mãi thừa tác vụ giáo hoàng, cho tới tận ba năm qua, ngài sống giữa lòng Vatican, chỉ cách vị kế nhiệm ngài có vài bước, nhưng luôn luôn “dấu mình đối với thế giới”.
Tuy nhiên, rất có thể vị giáo hoàng hưu trí này, người thỉnh thoảng lắm mới xuất hiện công khai, như trong dịp phong hiển thánh cho hai Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II hoặc dịp khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót gần đây, sẽ tham dự một biến cố công cộng trong một tương lai “không xa lắm” vì ngày 29 tháng Sáu này là ngày kỷ niệm ngài thụ phong linh mục được 65 năm!
Theo Đức Tổng Giám Mục, đây là dịp tốt để chứng tỏ rằng ngài không phải là “ngọn nến đang tắt dần” như một tờ tuần báo Ý so sánh mới đây. Trái lại, ngọn nến này vẫn cháy rất đều, “sức sáng của nó vẫn y nguyên” từ 89 năm nay! “Ngài thanh thản, ngài bình an với Chúa, với chính ngài và với thế giới”. Hơn nữa, gần đây đã có sự gia tăng lượng người muốn được gặp ngài và đã được ngài tiếp kiến, dù “chúng tôi đã cố giảm thiểu các buổi thăm viếng vì có quá nhiều thư từ phải đọc hàng ngày, và quá nhiều sách vở và bản thảo nữa”.
Trong buổi ra mắt sách nói trên , Đức Tổng Giám Mục cũng ôn lại diễn trình bầu Đức Bênêđíctô XVI ngày nào. Theo ngài, Đức Hồng Y Ratzinger chưa bao giờ nghĩ là ngài sẽ lên ngôi giáo hoàng. Nguyện vọng của ngài lúc đó là viết cho xong một số tác phẩm cuối cùng, trong bình an và yên tĩnh. Cuộc bầu cử là một cú sốc thực sự đối với ngài và ngài tỏ ra xao xuyến.
Đức Tổng Giám Mục cho biết cú sốc hoàn toàn có tính tiêu cực đối với Đức Bênêđíctô là cái chết của Manuela Campagni, thuộc tu hội đời “Memores Domini”, lúc ấy đang phục vụ tại phủ giáo hoàng. Bà bị chết trong một tai nạn xe hơi vào năm 2010. Điều đáng nói là dù năm đó, xẩy ra vụ tai tiếng của giám mục cực hữu Williamson, thuộc nhóm Lefèbre, được ngài tha vạ tuyệt thông, nhưng sau đó bác bỏ sự kiện Diệt Chủng Do Thái, khiến truyền thông chỉ trích luôn cả người tha vạ, nhưng biến cố này “không làm tan nát cõi lòng của Đức Giáo Hoàng bằng cái chết của Manuela”.
Giải thích việc trên, Đức Tổng Giám Mục cho rằng “Đức Bênêđíctô XVI không phải là một ‘giáo hoàng kịch sĩ’ và càng không phải là ‘vị giáo hoàng người máy’ vô cảm; trên ngai tòa Phêrô, ngài vẫn là một con người, và ngài vẫn mãi là một con người cho tới tận nay”.
Tưởng cũng nên nhớ lại, vào dịp ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã gửi đi sứ điệp như sau: “Cảnh chia lìa bất chợt như thế, và cung cách bà bị lấy đi khỏi chúng ta khiến chúng ta đau đớn lớn lao mà chỉ có đức tin mới an ủi được. Tôi tìm được sự nâng đỡ nhờ nghĩ tới những chữ làm thành tên của cộng đoàn bà: ‘Memores Domini’. Suy gẫm về các chữ này, về ý nghĩa của chúng, tôi tìm được một cảm thức bình an, vì chúng gợi lên mối liên hệ sâu sắc còn mạnh hơn cả sự chết. ‘Memores Domini’ có nghĩa ‘những người tưởng nhớ Chúa’: nói cách khác, họ là những người sống trong sự nhớ tới Thiên Chúa và tới Chúa Giêsu. Trong việc tưởng nhớ hàng ngày này, một sự tưởng nhớ đầy đức tin và tình yêu, họ tìm ra ý nghĩa cho mọi sự, cho những hành động nhỏ mọn và cho các quyết định lớn lao, cho công việc, cho học hành và tình bạn… Đó là lý do tại sao tôi tìm được bình an khi nghĩ rằng Manuela là một ‘Người Tưởng Nhớ Chúa’, một người sống trong niềm tưởng nhớ Chúa. Mối liên hệ này với Người sâu sắc hơn vực thẳm sự chết. Nó là mối liên kết không điều gì có thể bẻ gẫy được”.
Còn về lý do khiến Đức Bênêđíctô XVI quyết định rời khỏi chức vụ, Đức Tổng Giám Mục bác bỏ giả thuyết Rì Rỏ Vatican. Dĩ nhiên, sự phản bội của Paolo Gabriele, một sự phản bội làm nổ ra tai tiếng Rì Rỏ Vatican, làm Đức Giáo Hoàng “đau khổ rất nhiều”, nhưng “tôi xin nói một lần dứt khoát và hết sức rõ ràng rằng cuối cùng, Đức Bênêđíctô XVI không hề từ chức vì người quản gia nghèo, bị lầm lẫn này, hay vì những mẩu thông tin (tidbits) phát xuất từ căn hộ của anh ta từng được lưu truyền ở Rôma như những đồng xu giả trong cái gọi là ‘vụ tai tiếng rò rỉ Vatican’ nhưng được thương mãi hóa thành những thỏi vàng thực sự ở khắp nơi khác trên thế giới”.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng “không kẻ phản bội nào hay ‘con quạ’ nào hoặc bất cứ nhà báo nào có thể đẩy ngài tới quyết định đó. Vụ tai tiếng đó quá nhỏ để có thể đưa tới [quyết định] tầm cỡ ấy, một điều gì lớn hơn thế, một bước đắn đo sâu xa hơn có tầm quan trọng lịch sử lâu đời đã được Đức Bênêđícô XVI tiếp nhận”. Đối với ngài, từ chức là “điều thích đáng” vì “ngài ý thức rõ: càng ngày ngài càng có ít sức mạnh hơn để chu toàn chức vụ rất nặng nề ấy”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Gänswein, từ ngày bầu Đức Phanxicô, tức ngày 13 tháng Ba, năm 2013, “ta có không phải hai vị giáo hoàng, nhưng thực tế là một thừa tác vụ mở rộng, với một thành viên hoạt động và một thành viên chiêm niệm”. Đức Tổng Giám Mục giải thích thêm: “Giống như thời Thánh Phêrô, cả ngày nay nữa, Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền liên tiếp chỉ có một vị giáo hoàng hợp pháp. Ấy thế nhưng, trong ba năm qua, chúng ta đang sống với hai vị kế nhiệm Thánh Phêrô sống giữa chúng ta, hai vị không ở trong mối liên hệ cạnh tranh với nhau, ấy thế nhưng cả hai đều hiện diện một cách phi thường!”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng: “Chính vì thế, Đức Bênêđíctô XVI đã không từ bỏ cả danh hiệu lẫn áo dài mầu trắng. Do đó, cách xưng hô chính xác đối với ngài hiện nay vẫn là ‘Holiness’ (Thưa Đức Thánh Cha)”. Và cũng chính vì thế, ngài “đã không lui về sống tại một đan việc hẻo lánh, nhưng bên trong Vatican”. Như thể ngài chỉ “đứng qua một bên” để nhường chỗ cho vị kế nhiệm ngài và mở ra một chương mới trong lịch sử của ngôi vị giáo hoàng, và “với bước này, ngài phong phú hóa ngôi vị giáo hoàng bằng ‘một cây trồng mạnh mẽ’ của lời cầu nguyện và cảm thương đặt tại Vườn Vatican”.
Phi thần thoại hóa ngôi vị giáo hoàng
Theo ký giả Edward Pentin, cũng trong buổi ra mắt trên, Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho hay: Đức Bênêđíctô XVI không bỏ ngôi giáo hoàng như Đức Celestinô V ở thế kỷ 13 mà đúng hơn tìm cách tiếp tục thừa tác vụ Phêrô của ngài một cách thích đáng hơn, phù hợp với sức khỏe yếu kém của ngài. “Do đó, từ ngày 11 tháng Hai năm 2013, thừa tác vụ giáo hoàng không còn y nguyên như trước. Nó vẫn là và tiếp tục là nền tảng của Giáo Hội Công Giáo; ấy thế nhưng là một nền tảng mà Đức Bênêđíctô XVI đã biến đổi một cách sâu xa và lâu bền bởi triều giáo hoàng ngoại thường của ngài”.
Suy nghĩ về việc từ chức của Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng Giám Mục cho rằng ngài đã suy nghĩ rất lung về việc này theo quan điểm thần học. Ngay trong kiểu nói Latinh “munus petrinum” (thừa tác vụ Phêrô), ta đã thấy chữ “munus” có khá nhiều nghĩa: phục vụ, bổn phận, hướng dẫn hay hồng phúc”. Nên “trước và sau khi từ chức”, Đức Bênêđíctô XVI coi ngài có trách vụ “tham dự vào thừa tác vụ” nhiều nghĩa này.
Đức Tổng Giám Mục giải thích: “Ngài rời ngai giáo hoàng, ấy thế nhưng, qua biện pháp ngài đưa ra ngày 11 tháng Hai năm 2013, ngài không rời bỏ thừa tác vụ nói trên” một điều “hoàn toàn không thể có sau việc ngài chấp nhận chức vụ một cách bất phản hồi vào tháng Tư năm 2005”.
Thay vào đó, “ngài đã xây dựng một chức vụ bản vị có chiều kích hợp đoàn và công đồng, gần như một thừa tác vụ cộng đoàn, như thể ngài muốn lặp lại một lần nữa lời mời gọi vốn chứa đựng trong khẩu hiệu lúc ngài còn là Joseph Ratzinger, Tổng Giám Mục Munich và Freising, và dĩ nhiên được duy trì lúc làm Giám Mục Rôma: "cooperatores veritatis", có nghĩa “những đồng công nhân của sự thật”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhấn mạnh rằng khẩu hiệu trên không ở số ít mà ở số nhiều, và được lấy từ Thư Thứ Ba của Thánh Gioan, trong đó, câu 8 viết thế này: “Ta phải chào đón những người này để trở thành những đồng công nhân của sự thật”.
Theo Đức Tổng Giám Mục, “một số người coi việc từ chức này là một cuộc cách mạng, hay nếu không, thì hoàn toàn nhất quán với tin mừng, trong khi nhiều người khác thấy ngôi giáo hoàng như bị tục hóa chưa từng thấy, và do đó, có tính hợp đoàn và hợp chức năng hơn, thậm chí có tính phàm nhân hơn và ít thánh thiêng đi. Nhưng cũng có những người cho rằng với biện pháp này, Đức Bênêđíctô XVI, qua biện pháp này, đã gần như phi thần thoại hóa ngôi vị giáo hoàng, nếu nói theo ngôn từ thần học và phê bình sử học”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét