Một số nhân đức giúp phát huy
hạnh phúc gia đình - Phần I chương IV Tông huấn NIềm Vui Yêu Thương
Một số nhân đức giúp phát huy
hạnh phúc gia đình theo phần một chương 4 Tông huấn “Niềm vui yêu thương” của
ĐTC PHanxicô
Chương 4 Tông huấn “Niềm vui
yêu thương” của ĐTC Phanxicô có tựa đề là “Tình yêu hôn nhân” gồm các số từ 89
tới 164. Đề tài được khai triển với các tiểu đề: Tình yêu thường ngày của
chúng ta; Lớn lên trong tình bác ái phu thê; Tình yêu đam mê; Sự biến đổi của
tình yêu.
Trong tiểu đề một Tông huấn
duyệt xét một số nhân đức cần thiết cho cuộc sống yêu thương hôn nhân như: kiên
nhẫn, lòng tốt, chữa lành ghen tương; không vênh vang tự đắc, dễ thương, quảng
đại siêu thoát, không bạo lực nội tâm, vui mừng với những người khác, dung thứ
tất cả, tin tưởng, hy vọng, và chịu đựng tất cả.
Mở đầu chương 4 Tông huấn ghi
nhận rằng tất cả nhũng gì đã nói không đủ diễn tả tin mừng của hôn nhân và gia
đình, nếu không dừng lại một cách đặc biệt để nói về tình yêu. Chúng ta không
thể khích lệ con đường trung thành và tận hiến cho nhau, nếu không kích thích sự
trưởng thành, việc củng cố và đào sâu tình yêu phu thê và tình yêu gia đình. Thật
vậy, ơn thánh của bí tích Hôn Phối được chỉ định trước hết “kiện toàn tình yêu
vợ chồng” (104). Cả trong trường hợp này nữa cũng vẫn giá trị điều thánh Phaolô
nói với các tín hữu Côrintô: “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết
mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời
non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết
gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà
không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. “ (1 Cr 13,2-3). Tuy nhiên, từ
“tình yêu” là một trong các từ được dùng nhiều nhất, nhiều khi xem ra bị biến dạng
(s.89).
Trong bài ca đức ái của thánh
Phaolô chúng ta hãy dựng lại vài đặc tính của tình yêu đích thật: “Đức mến thì
nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không
làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận
thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức
mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cr
13,4-7).
Đây là điều mà các cặp vợ chồng
sống, vun trồng và chia sẻ mọi ngày, giữa họ và với con cái họ. Vì thế thật là
quý báu, dừng lại để minh xác ý nghĩa các kiểu nói của văn bản này, và tìm áp dụng
vào cuộc sống cụ thể của từng gia đình (s. 90).
Kiên nhẫn – Kiểu diễn tả đầu tiên được dùng là “macrothymei”. Nó
không chỉ đơn sơ là “chịu đựng mọi sự”, bởi vì tư tưởng này được trình bầy ở cuối
câu 7. Ý nghĩa của nó đến từ kiểu dịch hy lạp của Cựu Ước, trong đó người ta khẳng
định rằng Thiên Chúa “chậm giận dữ” (Xh 34,6; Ds 14,18). Nó cho thấy điều này,
khi người ta không để cho các khích động hướng dẫn mình và tránh gây hấn. Phải
đọc các văn bản trong đó thánh Phaolô dùng từ này trong bối cảnh của sách Khôn
Ngoan (x. 11,23; 12,2.15.18): đồng thời trong đó người ta ca tụng sự điều độ của
Thiên Chúa nhằm trao ban khoảng không cho lòng sám hối, và nêu bật quyền năng của
Ngài biểu lộ, khi Ngài hành động với lòng thương xót. Sự kiên nhẫn của Thiên
Chúa là việc thực thi lòng thương xót đối với kẻ tội lỗi, và biểu lộ quyền năng
đích thật của Ngài (s. 91).
Kiên nhẫn không có nghĩa là để
cho người ta liên tục đối xử tàn tệ, hay khoan nhượng với các tấn kích thể lý,
hoặc cho phép người ta đối xử với chúng ta như đồ vật. Vấn đề được đặt ra, khi
chúng ta yêu sách rằng các tương quan phải tình tứ hay con người phải toàn thiện,
hay khi chúng ta lấy mình làm trung tâm và chỉ chờ đợi người ta làm theo ý muốn
của chúng ta. Khi đó mọi sự đều mất kiên nhẫn, và người ta đi tới chỗ phản ứng
với việc gây hấn. Nếu chúng ta không vun trồng lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ luôn
luôn có cớ để trả lời với sự giận dữ, và cuối cùng sẽ trở thành các người không
biết chung sống, chống lại xã hội, không có khả năng chế ngự các kích động
và gia đình sẽ biến thành một chiến trường. Vì thế lời Chúa khích lệ chúng ta:
“ Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ,
và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4,31). Lòng kiên nhẫn này được củng cố,
khi tôi thừa nhận rằng cả người khác nữa cũng có quyền sống trên trái đất này
cùng với tôi, như họ là. Không quan trọng nếu họ gây phiền hà cho tôi, nếu họ
làm hư hỏng các chương trình của tôi, nếu họ quấy nhiễu tôi với kiểu sống của họ
hay với các tư tưởng của họ, nếu họ không hoàn toàn như tôi mong đơi. Tình yêu
luôn bao gồm một ý nghĩa cảm thương sâu xa, dẫn tới chỗ chấp nhận người khác
như là phần của thế giới này, cả khi họ hành động trong một cách thế khác với
cách thế mà tôi mong đợi (s. 92).
Thái độ tốt – Tiếp theo là từ “chresteuetai” là từ duy nhất
trong toàn Thánh Kinh, bắt nguồn từ chữ “chresto” là người tốt, cho thấy lòng tốt
của họ trong các hành động. Tuy nhiên, vị trí của nó song song với động từ đi
trước khiến nó trở thành một túc từ. Như thế thánh Phaolô muốn nói rõ rằng sự
kiên nhẫn được nêu danh hàng đầu không phải là một thái độ hoàn toàn thụ động,
trái lại nó được đi kèm bởi một hoạt động, bởi một phản ứng năng động và sáng tạo
đối với các người khác. Nó cho thấy rằng tình yêu khiến cho người khác hạnh
phúc và thăng tiến họ. Vì vậy nó được dịch là “nhân hậu” (s. 93).
Trong tổng thể văn bản ta thấy
thánh Phaolô muốn nhấn mạnh trên sự kiện tình yêu không chỉ là một tâm tình,
nhưng nó phải được hiểu trong nghĩa mà động từ “yêu” có trong tiếng Do thái,
nghĩa là “làm điều thiện ích”. Như thánh Ignazio thành Loyola nói: “tình yêu phải
được đặt để nhiều nơi các công việc làm hơn là nơi lời nói”. Trong cách thức đó
nó có thể cho thấy tất cả sự phong phú của nó, và cho phép chúng ta kinh nghiệm
được niềm hạnh phúc cho đi, sự cao quý và lớn lao của việc tận hiến trong cách
thức tràn đầy, không đong đếm, không đòi hỏi phần thưởng, nhưng chỉ vì sở thích
cho đi và phục vụ (s. 94).
Chữa lành sự ghen tương – Như vậy ta khước từ như là trái nghịch với tình
yêu một thái độ được diễn tả bằng từ “zelos” ghen tương, đố kỵ. Nó có nghĩa là
trong tình yêu không có chỗ để thử sự khó chịu vì hạnh phúc của người khác (x-
Cv 7,9; 17,5). Ghen tương là một sự buồn sầu đối với hạnh phúc của tha nhân, và
cho thấy chúng ta không lưu tâm tới niềm hạnh phúc của các người khác, bởi vì
chúng ta chỉ tập trung nơi sự thoải mái của chúng ta. Trong khi tình yêu làm
cho chúng ra khỏi chính mình, thì ghen tương đưa chúng ta tới chỗ tập trung nơi
cái tôi của chúng ta. Tình yêu thật đánh giá các thành công của các người khác
và không cảm thấy chúng là một đe dọa, và tự giải thoát khỏi mùi vị đắng cay của
ghen tương. Nó chấp nhận sự kiện mỗi ngưòi có các ơn khác nhau và có các con đường
khác nhau trong cuộc sống. Như vậy nó tìm cách khám phá ra con đường riêng để hạnh
phúc, bằng cách để cho những người khác tìm ra con đường của họ (s. 95).
Nói cho cùng, đây là việc chu
toàn điều mà các giới răn cuối cùng của Luật Chúa đòi hỏi chúng ta: “Ngươi
không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ
nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta." (Xh 20,17). Tình
yêu đưa chúng ta tới chỗ đánh giá cao từng người, bằng cách thừa nhận quyền của
họ được hạnh phúc. Tôi yêu thương người đó, nhìn họ với cái nhìn của Thiên Chúa
Cha, là Đấng ban cho chúng ta tất cả “để chúng ta vui hưởng nó” (1 Tm 6,17), và
như vậy tôi chấp nhận trong tôi rằng họ có thể vui hưởng một lúc tốt lành.
Trong mọi trường hợp chính nguồn gốc đó của tình yêu là điều dẫn tôi tới việc
khước từ bất công đối với sự kiện vài người có quá nhiều và những người khác
không có gì hết, hay tới điều thúc giục tôi làm sao để cả những người bị
xã hội gạt bỏ cũng có thể sống một chút niềm vui. Tuy nhiên, điều này
không phải là ghen tương, nhưng là ước mong bình đẳng (s. 96).
Không vênh vang tự đắc – Tiếp theo là kiểu nói “perpereuetai”, ám chỉ
danh vọng hão huyền, khoe khoang, nỗi lo lắng cho thấy mình cao hơn để gây ấn
tượng cho các người khác với một thái độ tỏ ra thông thái hay gây hấn. Ai yêu
không chỉ tránh nói quá nhiều về mình, nhưng vì chú tâm tới người khác nên biết
đặt mình vào trong vị trí của họ, mà không yêu sách được ở trung tâm. Từ tiếp
theo “physioutai” rất giống thế, vì nó ám chỉ tình yêu không ngạo mạn. Trong
nghĩa đen nó diễn tả sự kiện không phóng đại trước người khác, và còn ám chỉ một
cái gì tinh tế hơn. Nó không chỉ là một ám ảnh để cho thấy các đức tính của
mình, mà cũng đánh mất đi ý thức về thực tế nữa. Ta tin mình lớn hơn điều mình
là, vì ta tin mình “thiêng liêng” hay “khôn ngoan” hơn. Trong các lần khác
thánh Phaolô dùng động từ này chẳng hạn để nói rằng “sự hiểu biết làm đầy kiêu
căng, trong khi tình yêu xây đựng” (1 Cr 8,1). Có nghĩa là có vài người tin họ
lớn lao hơn vì biết nhiều hơn người khác, và họ chuyên môn yêu sách kẻ khác và
kiểm soát kẻ khác, khi trong thực tế điều khiến cho chúng ta cao cả là tình yêu
cảm thông, săn sóc và nâng đỡ kẻ yếu đuối. Trong một câu khác thánh nhân dùng để
phê bình những người “phồng to lên vì kiêu căng” (x. 1 Cr 4,18), nhưng trong thực
tế họ nhiều lời hơn là có “quyền năng” thật sự của Thần Khí (x. 1 Cr 4,19) (s.
97).
Thật là điều quan trọng, các
kitô hữu sống thái độ này trong kiểu đối xử với các người thân ít được đào tạo
trong đức tin, giòn mỏng hay ít chắc chắn trong các xác tín của họ. Đôi khi xảy
ra cảnh trái ngược: trong môi trường gia đình những người được giả thiết là đã
trưởng thành nhiều hơn, lại trở thành xấc xược và không thể chịu đựng nổi. Ở
đây thái độ khiêm tốn xem ra là một cái gì thuộc phần của tình yêu, vì để có thể
hiểu, bênh vực và phục vụ tha nhân hết lòng cần phải chữa lành tính kiêu ngạo
và vun trồng lòng khiêm tốn. Chúa Giêsu nhắc nhớ các môn đệ Ngài rằng trong thế
giới quyền lực mỗi người đều tìm thống trị kẻ khác, vì thế Ngài nói với họ: “giữa
anh em thì không như vậy” (Mt 20,26). Cái luận lý của tình yêu kitô không phải
là thứ luận lý của người cảm thấy mình hơn các người khác và cần làm cho
họ cảm thấy quyền bính của mình, nhưng là cái luận lý qua đó “ai muốn trở thành
người lớn nhất giữa anh em, sẽ là người phục vụ của anh em” (Mt 20,27). Trong
cuộc sống gia đình không thể ngự trị cái luận lý sự thống trị của người này
trên người khác, hay sự đua tranh để xem ai là người thông minh hay quyền thế
nhất, bởi vì cái luận lý như thế khiến cho tình yêu giảm đi. Cũng có giá trị đối
với gia đình lời khuyên này: “Anh em tất cả hãy mặc lấy sự khiêm nhường đối với
nhau, bởi vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm
nhường” (1 Pr 5,5) (s 98).
Sự dễ thương – Yêu thương cũng có nghĩa là khiến cho mình trở
thành dễ thương, và đây là nghĩa từ “aschemonei”. Nó muốn ám chỉ rằng tình yêu
không hoạt động một cách cứng cỏi, không hành động một cách khiếm nhã, không nặng
nề trong đối xử. Các cung cách, các lời nói, các cử chỉ của nó dễ chịu, không gắt
gỏng hay cứng nhắc. Nó ghét làm cho người khác đau khổ. Sự lịch lãm là một “trường
học của sự nhậy cảm và vô vị lợi” đòi hỏi con người phải “vun trồng trí tuệ và
các giác quan của mình, tập lắng nghe, nói và im lặng trong vài lúc nào đó”
(107). Dễ thương không phải là một kiểu sống mà một kitô hữu có thể lựa chọn
hay từ chối: nó là phần của các đòi buộc không thể khước từ được của tình yêu,
vì thế “mỗi một người đều phải dễ thương với những người chung quanh” (108). Mỗi
ngày “việc bước vào trong cuộc sống của kẻ khác, cả khi họ là phần cuộc sống
chúng ta, đòi hỏi sự tế nhị của một thái độ không xâm lấn, canh tân sự tin tưởng
và kính trọng… Và tình yêu càng thân tình và sâu xa bao nhiêu, lại càng đòi hỏi
việc tôn trọng sự tự do và khả năng chờ đợi người khác mở cửa con tim họ bấy
nhiêu” (s. 99).
Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ
đích thật với tha nhân, cần phải có một cái nhìn dễ thương đối với họ. Điều này
không thể được, khi ngự trị một sự bi quan nêu bật các khuyết điểm và các lầm lỗi
của người khác, có lẽ để bù trừ cho các mặc cảm của mình. Một cái nhìn dễ
thương cho phép chúng ta không dừng lại nhiều trên các hạn hẹp của tha nhân, và
như thế chúng ta có thể khoan nhượng với họ và hiệp nhất trong một dự án chung,
cả khi chúng ta có khác nhau đi nữa. Tình yêu dễ thương sinh ra các ràng buộc,
vun trồng các ràng buộc ấy, tạo ra các mạng lưới hội nhập, xây dựng một dự
án xã hội vững vàng. Trong cách thế đó nó tự che chở, vì không có ý thức tùy
thuộc không thể nâng đỡ việc tận hiến cho tha nhân, mỗi người kết thúc bằng
cách chỉ tìm sự thuận lợi riêng cho chính mình và không thể chung sống. Một người
bài xã hội tin rằng những người khác hiện hữu là để thoả mãn các nhu cầu của họ,
và khi họ làm thế là họ chỉ chu toàn nhiệm vụ của họ thôi. Như vậy không có chỗ
cho sự dễ thương của tình yêu và ngôn ngữ của nó. Ai yêu thì có khả năng nói
các lời khích lệ, trao ban ủi an, sức mạnh, phấn kích. Chẳng hạn chúng ta hãy
xem vài lời Chúa Giêsu đã nói với dân chúng: “Hãy can đảm lên con” (Mt 9,2), “Đức
tin của con thật lớn lao” (Mt 15,28), “Hãy đứng dậy!” (Mc 5,41), “Hãy đi bằng
an” (Lc 7,50), “Đừng sợ hãi” (Mt 14,27. Đó không phải là các lời hạ nhục, gây
buồn bã, làm đau rát hay khinh rẻ. Trong gia đình cần học biết thứ ngôn ngữ dễ
thương này của Chúa Giêsu (s.100).
Quảng đại không dính bén - Để yêu thương trước hết cần phải yêu
chính mình. Tuy nhiên, bài ca Đức Ái khẳng định rằng tình yêu “không tìm tư lợi”.
Kiểu nói này cũng được dùng trong một văn bản khác: “Mỗi người đừng tim tư lợi,
nhưng cũng tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,4). Trước một khẳng định rõ
ràng như vậy của Thánh Kinh cần tránh dành ưu tiên cho tình yêu đối với chính
mình, như thể nó là ơn cao quý cho chính mình hơn là cho tha nhân. Một sự ưu
tiên nào đó của tình yêu đối với chính mình chỉ có thể hiểu được như là một điều
kiện tâm lý, trong nghĩa ai không có khả năng yêu chính mình thì gặp khó khăn
trong việc yêu tha nhân. “Xấu với bản thân thì tốt với ai được?... Không ai tệ
hơn kẻ làm hại chính mình” (Hc 14,5-6) (s. 101).
Tuy nhiên, chính thánh Toma
Aquino đã giải thích rằng: “bác ái chính là muốn yêu hơn là muốn được yêu”, và
thật ra, “các bà mẹ là những người yêu nhiều nhất, tìm yêu thuơng hơn là được
yêu thương” (111). Vì thế tình yêu có thể đẩy xa hơn công lý và trao tràn một
cách nhưng không, “không hy vọng gì hết” (Lc 6,35), để đi tới tình yêu lớn lao
hơn là “hiến mạng” cho tha nhân (Ga 15,13). Còn có thể có sự quảng đại cho phép
trao ban một cách nhưng không và trao ban cho tới cùng không? Chắc chắn là có
thể, bởi vì đó là điều Phúc Âm đòi hỏi: “Các con đã lãnh nhận một cách nhưng
không, thì hãy cho một cách nhưng không” (Mt 10,8) (s. 102).
Không bạo lực nội tâm – Nếu kiểu diễn tả đầu tiên của bài thánh thi mời gọi
chúng ta kiên nhẫn tránh phản ứng một cách bất thình lình trước các yếu đuối
hay các lỗi lầm của người khác, thì giờ đây lại xuất hiện một từ khác -
paroxynetai – ám chỉ một phản ứng nội tại của sự giận dữ do một cái gì ngoại tại
gây ra. Đây là một bạo lực nội tâm, một nhức nhối không biểu lộ đặt để chúng ta
trong thế tự vệ trước tha nhân, như thể là các thù địch gây khó chịu cần phải
tránh né. Dưõng nuôi sự gây hấn nội tại ấy không lợi gì hết. Nó chỉ khiến cho
chúng ta bệnh hoạn và rốt cuộc cô lập hóa chúng ta. Sự giận dữ lành mạnh, khi
đưa chúng ta tới chỗ phản ứng trước một bất công trầm trọng, nhưng nó tại hại,
khi hướng tới chỗ dấn thân mọi thái độ của chúng ta đối với tha nhân (s. 103).
Tin Mừng mời gọi chúng ta
nhìn cái xà trong mắt chúng ta (x.Mt 7,5) và như là kitô hữu chúng ta không thể
không biết đến Thiên Chúa liên lỉ mời gọi chúng ta đừng nuôi dưỡng sự giận dữ:
“Bạn đừng để cho sự dữ chiến thắng” (Rm 12,21). “Và đừng mệt mỏi làm điều thiện”
(Gl 6,9). Cảm thấy sức mạnh của gây hấn ùa nhập là một chuyện, còn đồng ý để
cho nó trở thành một thái độ thường xuyên là chuyện khác: “Anh em hãy giận dữ
nhưng đừng phạm tội, đừng để cho mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).
Vì thế không cần phải kết thúc ngày sống mà không làm hoà trong gia đình. Chỉ cần
một cử chỉ nhỏ nhặt, và hoà hợp sẽ trở lại trong gia đình. Chỉ cần một cái vuốt
ve, không lời nói. Nhưng đừng bao giờ kết thúc ngày sống mà không làm hoà trong
gia đình (112), Phản ứng nội tâm trước một sách nhiễu do người khác gây ra trước
hết phải là chúc lành trong tim, ước mong sự thiện của người khác, xin Chúa giải
thoát và chữa lành nó: “Hãy trả lời bằng cách chúc phúc, vì anh em được Thiên
Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1 Pr 3,9).Nếu chúng ta phải
chiến đấu chống lại một sự dữ, hãy làm điều đó, nhưng hãy luôn luôn nói “không
với bạo lực nội tâm (s. 104).
Tha thứ - Nếu chúng ta cho phép một tâm tình xấu lọt vào
lòng chúng ta, là chúng ta tạo khoảng không cho thù hận làm tổ trong tim. Câu
“logizetai to kakon” có nghĩa là “để ý đến sự dữ”, “người ta mang nó được ghi
nhận” tức là thù hận. Điều trái lại là sự tha thứ, một sự tha thứ dựa trên một
thái độ tích cực, cố cảm thông sự yếu đuối của tha nhân, và tìm các lời xin lỗi
cho người khác, như Chúa Giêsu đã nói: “Lậy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm” (Lc 23,34). Trái lại, khuynh hướng thường là luôn luôn tìm lỗi lầm,
luôn tưởng tượng ra các xấu xa hơn, giả thiết mọi ý xấu, và như thế sự
thù hằn gia tăng và đâm rễ. Trong cách thế đó bất cứ lầm lỗi nào hay sa ngã nào
của người bạn đời đều có thể làm hại mối dây tình yêu và sự ổn định của gia
đình. Vấn đề là nhiều khi người ta gán cho mọi sự cùng sự trầm trọng như nhau,
với nguy cơ trở thành tàn ác vì bất cứ lỗi lầm nào của người khác. Việc đòi hỏi
chính đáng các quyền lợi riêng biến thành một thèm khát báo thù liên lỉ hơn là
một việc tự vệ lành mạnh của phẩm giá riêng (s. 105)
Khi chúng ta đã bị xúc phạm
hay thất vọng, sự tha thứ là điều có thể và đáng cầu mong, nhưng không ai nói
nó là điều dễ dàng. Sự thật đó là “sự hiệp thông gia đình chỉ có thể được duy
trì và hoàn thiện với một tinh thần hy sinh lớn lao. Thật thế, nó đòi hỏi một sự
sẵn sàng quảng đại của tất cả mọi người và của từng người cảm thông, khoan nhượng,
tha thứ, hòa giải. Không có gia đình nào mà lại không biết ích kỷ, bất hoà, các
căng thẳng, các xung đột tấn kích một cách bạo lực, và đôi khi đánh chết sự hiệp
thông của mình như thế nào: từ đó nảy sinh ra các hình thức chia rẽ khác nhau
trong cuộc sống gia đình (s. 106).
Ngày nay chúng ta biết
rằng để có thể tha thứ chúng ta cần đi qua kinh nghiệm giải thoát của cảm thông
và tha thứ cho chính chúng ta. Biết bao lần các sai lầm của chúng ta hay cái
nhìn phê bình của các người chúng ta yêu thương, đã làm cho chúng ta mất đi sự
trìu mến đối với chính chúng ta. Điều này sau cùng dẫn chúng ta tới chỗ đề
phòng người khác, trốn chạy sự trìu mến, và làm cho chúng ta tràn đầy sợ hãi
trong các tương quan liên bản vị. Như vậy, việc có thể đổ lỗi cho tha nhân biến
thành một sự nhẹ nhõm giả dối. Cần cầu nguyện với lịch sử riêng của mình, chập
nhận chính mình và biết chung sống với các hạn hẹp riêng của mình cũng như tha
thứ cho mình, để có thể có cùng thái độ này đối với người khác. (s. 107).
Nhưng điều này giả thiết kinh
nghiệm được Thiên Chúa tha thứ, được công chính hóa một cách nhưng không và
không bởi các công nghiệp của chúng ta. Chúng ta được đạt tới bởi một tình yêu
có trước mọi hành động của chúng ta, và nó luôn luôn cống hiến một cơ may mới,
thăng tiến và kích thích. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu của Thiên
Chúa vô điều kiện, rằng lòng trìu mến của Thiên Chúa Cha không phải mua cũng
không phải trả tiền, khi đó chúng ta sẽ có thể yêu thương vượt ngoài mọi sự,
tha thứ cho tha nhân khi họ bất công với chúng ta. Một cách khác đi thì
cuộc sống trong gia đình của chúng ta sẽ thôi là một nơi của sự cảm thông, đồng
hành và khích lệ, và sẽ là một khoảng không của căng thẳng triền miên và trừng
phạt nhau (s 108).
Kiểu nói “khairei epi te
adikia” ám chỉ một cái gì tiêu cực ở trong sự bí ấn của trái tim con người. Nó
là thái độ có nọc độc của người vui mừng, khi thấy người ta phạm tội bất công đối
với ai đó. Câu này được bổ túc bằng câu theo sau diễn tả một cách tích cực:
“synkhairei te aletheia”: vui vì sự thật. Nó có nghĩa là ta vui mừng vì thiện
ích của người khác, khi phẩm gia của họ được thừa nhận, khi các khả năng và các
việc thiện của họ được đánh giá cao. Điều này không thể có đối với ai luôn luôn
so sánh và ganh đua, kể cả với người phối ngẫu của mình, cho tới độ bí mật vui
mừng vì các thất bại của họ (s. 109).
Khi một người yêu thương có
thể làm ích cho một người khác, hay khi thấy rằng các điều sinh ích cho họ, thì
sống nó với niềm vui và như vậy vinh danh Thiên Chúa, bởi vì “Thiên Chúa yêu kẻ
cho đi với niềm vui” (2 Cr 9,7), Chúa chúng ta đặc biệt đánh giá cao ai vui vì
hạnh phúc của người khác. Nếu chúng ta không dưỡng nuôi khả năng vui mừng vì
thiện ích của tha nhân và nhất là không tập trung vào các điều cần
thiết, thì chúng ta tự kết án mình sống với ít niềm vui, vì như Chúa Giêsu đã
nói: “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Gia đình phải là nơi trong đó bất
cứ ai làm điều gì tốt lành trong cuộc sống, đều biết rằng những người khác sẽ
vui mừng với họ. (s. 110),
Tha thứ tất cả - Danh sách được
bổ túc bằng bốn kiểu nói diễn tả tính cách tổng thể: “tất cả”, tha thứ tất cả,
tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Như vậy ta nhấn mạnh năng động
chống văn hoá của tình yêu, có khả năng đương đầu với bất cứ gì có thể đe dọa
nó (s. 111).
Trước hết ta khẳng định rằng
đức mến “tha thứ tất cả” (panta stegei), Nó khác với việc “không chú ý tới điều
ác”, bởi vì nó liên quan tới việc dùng miệng lưỡi; nó có thể có nghĩa là “giữ
thinh lặng” liên quan tới điều tiêu cực có thể có nơi tha nhân. Nó bao gồm việc
hạn chế phán đoán, kìm hãm khuynh hướng kết án khắt khe và không nguôi. “Đừng kết
án để khỏi bị kết án” (Lc 6,37). Mặc dù nó chống lại thói quen thường xuyên
dùng miệng lưỡi của chúng ta, Lời Chúa đòi hỏi chúng ta: “Anh em đừng nói xấu
nói hành nhau” (Gc 4,11). Dừng lại để gây thiệt hại cho hình ảnh của tha nhân
là một kiểu để củng cố hình ảnh của chính mình, để trút các thù hận và ghen
tương mà không chú ý tới các tai hại mà chúng ta gây ra.
Rất nhiều khi ta quên rằng việc
bêu xấu có thể là một tội to, một xúc phạm trầm trọng tới Thiên Chúa, khi nó đả
thương trầm trọng tiếng tốt của người khác, bằng cách gây ra các thiệt hại
rất khó mà sửa chữa được. Vì thế Lời Chúa rất cứng rắn đối với miệng lưỡi, bằng
cách nói rằng nó là “thế giới của sự dữ”, nó “làm ô nhiễm toàn thân và nó đốt
cháy toàn cuộc sống chúng ta” (Gc 3,6), nó “là một sự dữ nổi loạn, và đầy nọc độc
giết người” (Gc 3,8). Nếu “với nó chúng ta nguyền ruả những con người được làm
ra theo hình ảnh Thiên Chúa” (Ga 3,9), thì tình yêu lo lắng cho hình ảnh của
người khác, với một sự tế nhị đưa tới chỗ giữ gìn cả tiếng tốt của các kẻ thù.
Trong việc bảo vệ luật lệ của Chúa không bao giờ được quên đòi hỏi này của tình
yêu (s. 112).
Các đôi vợ chồng yêu thương
nhau và tùy thuộc nhau nói tốt cho nhau, bằng cách cho thấy khía cạnh tốt của
người phối ngẫu vượt ngoài các yếu đuối và lỗi lầm của họ. Trong mọi trường hợp
họ giữ thinh lặng để không làm hại hình ảnh của nhau. Tuy nhiên, nó không chỉ
là một cử chỉ bề ngoài, mà phát xuất từ một thái độ nội tâm. Và nó cũng không
phải là sự khù khờ của người yêu sách không trông thấy các khó khăn và các điểm
yếu kém của người khác, nhưng là cái nhìn rộng rãi của người biết đặt để các yếu
đuối và sai lầm trong bối cảnh của chúng; họ nhớ rằng các khuyết điểm ấy chỉ là
một phần, chứ không phải là cái toàn thể của người khác. Một sự kiện khó chịu
trong tương quan không phải là cái toàn thể của tương quan ấy. Vì vậy có thể
đơn sơ chấp nhận rằng tất cả chúng ta là một phối hợp phức tạp của ánh
sáng và bóng tối. Tha nhân không phải chỉ là người làm tôi khó chịu. Họ còn hơn
điều này. Vì cùng một lý do đó tôi không yêu sách tình yêu của họ phải
hoàn hảo để đánh giá cao họ. Họ yêu tôi như tôi là và như họ có thể, với các hạn
hẹp của họ, nhưng sự kiện tình yêu của họ không toàn hảo không có nghĩa là họ
giả dối hay không thực. Nó thực, nhưng bị hạn hẹp và trần tục. Vì thế, nếu tôi
yêu sách quá nhiều, trong một kiểu nào đó tôi sẽ khiến cho hiểu điều đó, vì họ
sẽ không thể cũng sẽ không chấp nhận giữ vai trò của một vị thần cũng không ở
đó để phục vụ tất cả mọi nhu cầu của tôi. Tình yêu sống chung với sự bất toàn,
tha thứ, nếu biết thinh lặng trước các hạn hẹp của người mình yêu (s. 113).
Tin tưởng tất cả - “Panta pisteuei” tin tưởng tất cả, không được
hiểu “sự tin tưởng” này trong nghĩa thần học, nhưng trong nghĩa thông thường của
sự “tin tưởng”. Nó không chỉ là không nghi ngờ tha nhân đang nói dối hay
lừa gạt. Sự tin tưởng nền tảng đó nhận ra ánh sáng được thắp lên bởi Thiên
Chúa, là Đấng tự dấu ẩn đàng sau bóng tối, hay than còn hồng dưới tro (s.
1114).
Chính sự tin tưởng này khiến
cho một tương quan tự do có thể được. Không cần phải kiểm soát tha nhân, tỉ mỉ
theo dõi các bước chân của họ, để tránh cho họ khỏi vuột thoát khỏi cánh tay
chúng ta. Tình yêu tin tưởng, để tự do, khước từ việc kiểm soát tất cả, khước từ
chiếm hữu và thống trị. Sự tự do này khiến cho có thể có các khoảng không của sự
tự lập, rộng mở cho thế giới và các kinh nghiệm mới, cho phép tương quan được
phong phú và không trở thành một đồng tộc hôn chế không có chân trời. Như vậy
các người phối ngẫu khi tìm lại nhau, có thể sống niềm vui chia sẻ điều họ đã
nhận và học hỏi bên ngoài vòng tròn của gia đình. Đồng thời nó khiến cho sự
chân thành và sự trong sáng có thể được, bởi vì khi một người biết rằng các người
khác tin tuởng nơi họ và đánh giá cao lòng tốt nền tảng của họ, thì khi đó họ
cho thấy họ như họ là, không che dấu. Một người biết rằng các người khác luôn
luôn nghi ngờ họ, phán xét họ không cảm thương, không yêu thương họ một
cách vô điều kiện, thì sẽ thích duy trì các bí mật của mình, che dấu các sa ngã
và các yếu đuối của mình, giả vờ điều họ không là. Ngược lại, một gia đình
trong đó ngự trị một sự tin tưởng vững vàng và yêu thương, nơi ta luôn có thể
tin tưởng, nơi mặc dù tất cả, cho phép nổi lên căn cước thật của các thành phần
của nó và khiến cho người ta tự phát khước từ lừa đảo, giả dối và nói láo (s.
115).
Hy vọng tất cả - “Panta elpizeit”, không phân tán tất cả. Nối
liền với từ đi trước nó ám chỉ niềm hy vọng của người biết rằng người khác có
thể thay đổi. Họ luôn luôn hy vọng rằng có thể có sự trưởng thành, sự nẩy chồi
kinh ngạc của vẻ đẹp, rằng các tiềm năng dấu ẩn nhất một ngày kia nảy mầm. Nó
không muốn nói rằng sẽ thay đổi tất cả mọi sự trong cuộc sống này. Nó bao
gồm việc chấp nhận rằng vài điều không xảy ra như một người mong muốn, nhưng có
lẽ Thiên Chúa viết thẳng với các đường cong của một người, và rút tiả ra vài
thiện ích từ các sự dữ, mà người ấy không vượt thắng được trên trần gian này
(s. 116).
Ở đây chúng ta chú ý tới niềm
hy vọng trong nghĩa tràn đầy của nó, bởi vì nó bao gồm sự chắc chắn về một cuộc
sống vượt quá cái chết. Con người ấy với tất cả các yếu đuối của họ, được mời gọi
bước vào sự tràn đầy của Trời. Ở đó, hoàn toàn được biến đổi bởi sự phục sinh của
Chúa Kitô, sẽ không còn có các mỏng giòn, các bóng tối và các bệnh tật của
họ nữa. Ở đó bản vị đích thật của người ấy sẽ chiếu sáng với tất cả quyền năng
sự thiện và vẻ đẹp của họ. Điều này cho phép chúng ta, chiêm ngưỡng giữa các
khó chịu của trái đất này, người ấy với một cái nhìn siêu nhiên, duới ánh sáng
của niềm hy vọng, và đợi chờ sự toàn vẹn, mà một ngày kia chúng ta sẽ nhận được
trong Nước Trời, mặc dù ngày nay không thể trông thấy được (s. 117).
Chịu đựng tất cả - “Panta hypomenei” có nghĩa là chịu đựng với
tinh thần tích cực mọi đối nghịch. Nó có nghĩa là giữ gìn mình vững chắc giữa một
môi trường thù nghịch. Nó không chỉ hệ tại việc khoan nhượng vài sách nhiễu, mà
là một kháng cự năng động và liên lỉ, có khả năng vượt thắng mọi thách đố. Đó
là tình yêu thương mặc dù tất cả, cả khi toàn bối cảnh mời gọi một điều khác.
Nó biểu lộ một lượng anh hùng kiên trì, mạnh mẽ chống lại bất cứ trào lưu tiêu
cực nào, một lựa chọn sự thiện mà không gì có thể lật đổ được. Điều này khiến
tôi nhớ đến các lời của Martin Luther King, khi ông nêu bật sự lựa chọn tình
yêu huynh đệ cả giữa các bách hại và hạ nhục tồi tệ nhất: “ Người thù ghét bạn
nhất cũng có điều gì đó tốt lành trong họ; và cả quốc gia mà họ thù ghét nhất cũng
có cái gì đó tốt lành trong nó. Và khi bạn đi tới chỗ nhìn vào gương mặt của từng
người và trông thấy trong họ điều mà tôn giáo gọi là “hình ảnh của
Thiên Chúa”, thì bạn bắt đầu yêu thương họ, mặc dù tất cả. Không quan trọng
điều họ làm, bạn trông thấy nơi đó hình ảnh của Thiên Chúa. Có một yếu tố
của sự tốt lành mà bạn sẽ không bao giờ có thể rũ bỏ được… Có một cách khác để
yêu kẻ thù của bạn: đó là khi có cơ may đánh bại kẻ thù của bạn, đó là lúc bạn
phải quyết định không làm điều ấy… Khi bạn nâng mình lên trên mức độ của tình
yêu, của vẻ đẹp và sức mạnh lớn lao của nó, điều duy nhất bạn tìm đánh bại là
các hệ thống xấu xa. Các người bị mắc bẫy bởi hệ thống đó bạn hãy yêu thương họ,
nhưng hãy tìm đánh bại hệ thống ấy. Đáp trả thù hận bằng thù hận chỉ gia tăng sự
hiện hữu của thù hận và của sự dữ trong vũ trụ này mà thôi. Nếu tôi đánh bạn và
bạn đánh tôi, và tôi trả lại bạn cú đánh và bạn trả lại tôi cú đánh và tiếp tục
như vậy, thì đương nhiên là ta tiếp tục tới vô tận. Một cách đơn sơ nó không
bao giờ kết thúc. Từ phía nào đó một ai đó phải có một chút lương tri và đó là
người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ là người có khả năng bẻ gẫy dây xích của thù hận,
dây xich của sự dữ… Một ai đó phải có đủ đức tin và luân lý để bẻ gẫy và tiêm
vào chính cấu trúc của vũ trụ yếu tố mạnh mẽ và uy quyền của tình yêu” (s.118).
Trong cuộc sống gia đình cần
vun trồng sức mạnh này của tình yêu, cho phép chống lại sự dữ đe dọa nó. Tình
yêu không để cho mình bị thống trị bởi hận thù, bởi khinh rẻ đối với con người,
bởi ước mong đả thương hay trả lại cái gì đó. Lý tưởng kitô, và một cách đặc biệt
trong gia đình, là tình yêu, mặc dù tất cả. Chằng hạn đôi khi tôi khâm phục
thái độ của những người đã phải chia lìa khỏi người phối ngẫu để tự bảo vệ khỏi
bạo lực thể lý, nhưng cho dù vậy, vì tình bác ái phu thê, họ biết đi xa hơn các
tâm tình, nên đã có khả năng hành động cho thiện ích của người phối ngẫu, mặc
dù qua trung gian những người khác, trong những lúc bệnh hoạn, khổ đau hay khó
khăn. Cả điều này nữa cũng là tình yêu, mặc dù tất cả (s.119)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét