THỨ TƯ 04/12/2013
Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng
Bài
Ðọc I: Is 25, 6-10a
"Chúa
mời đến dự tiệc của Người và lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ngày
ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt
rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon. Trên núi này, Người sẽ cất khăn tang bao
trùm muôn dân, và tấm khăn liệm trải trên mọi nước. Người tiêu diệt sự chết đến
muôn đời. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, và cất bỏ khỏi
toàn mặt đất sự tủi hổ của dân Người, vì Người đã phán. Ngày đó, người ta sẽ
nói: Này đây Chúa chúng ta, chúng ta đã chờ đợi Người, và Người sẽ cứu chúng
ta. Ðây là Chúa, nơi Người, chúng ta đã tin tưởng, chúng ta hãy hân hoan và vui
mừng vì ơn Người cứu độ, vì Chúa sẽ đặt tay của Người trên núi này.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Trong nhà
Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. (c. 6cd).
Xướng:
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì Người thả
tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi,
Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.
2)
Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa),
dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây
roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.
3)
Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì
Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4)
Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà
Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.
Alleluia:
Is 33, 32
Alleluia,
alleluia! - Chúa là Ðấng xét xử, là Ðấng ban luật và là Vua chúng ta: Chính Người
sẽ cứu độ chúng ta. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 15, 29-37
"Chúa
Giêsu chữa nhiều người và hoá bánh ra nhiều".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu đến gần biển Galilêa, và Người lên ngồi trên núi; dân chúng lũ
lượt đến cùng Người, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và nhiều người khác, và đặt
họ dưới chân Người. Người đã chữa lành họ. Dân chúng kinh ngạc nhìn thấy kẻ câm
nói được, người què bước đi, người đui lại thấy, và họ tôn vinh Thiên Chúa
Israel.
Còn
Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ mà phán: "Ta thương xót đoàn lũ này, vì đã
ba ngày, họ ở lại với Ta, nhưng không có gì ăn. Ta không muốn cho họ về bụng
đói, sợ họ té xỉu dọc đàng". Các môn đệ thưa Người: "Chúng con lấy
đâu đủ bánh trong hoang địa này mà cho ngần ấy dân chúng ăn no?" Chúa
Giêsu nói với họ: "Các con có bao nhiêu chiếc bánh?" Họ thưa:
"Có bảy chiếc, và ít con cá nhỏ". Người truyền dân chúng ngồi xuống đất.
Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ,
các môn đệ đem cho dân chúng. Tất cả đều ăn no, và mảnh vụn còn lại người ta
thu lượm được bảy thúng đầy. Số người đã ăn lên tới bốn ngàn, không kẻ đàn bà
con nít. Sau khi giải tán dân chúng, Người bước lên thuyền và đến địa phận
Magađan.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Hóa
Bánh Ra Nhiều
Khi
bàn về đoạn Tin Mừng hôm nay, một học giả Kinh Thánh đã viết: "Mỗi một
giai đoạn trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu được đánh dấu bằng một bữa ăn
khoản đãi dân Ngài". Trước hết là phép lạ bánh hóa ra nhiều cho 5,000 người
ăn, được coi như biến cố chấm dứt sứ vụ của Ngài tại Galilêa. Vì từ đây Ngài
không còn giảng dạy tại các Hội Ðường cũng như làm những phép lạ, chữa bệnh tật
tại đó nữa. Thứ đến là phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi sống 4,000 người, đánh dấu
trong một giai đoạn ngắn giảng dạy tại các vùng dân ngoại biên giới Palestina,
miền Tirô và Sidon và miền thập tỉnh. Sau cùng là bữa tiệc ly tại Jérusalem,
nơi đây đã kết thúc cuộc đời rao giảng của Ngài ở trần gian.
Với
cái nhìn phân tích, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi bữa ăn đều nằm trong một bối cảnh
khác nhau, thành phần tham dự cũng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả cùng phát xuất
từ một động lực chính, đó là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Hai
lần hóa bánh ra nhiều đều do sự lo lắng của Chúa Giêsu: "Nếu để họ ra về e
rằng có những người sẽ bị đói lả dọc đường". Và riêng bữa tiệc cuối cùng,
đó là bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã phải thực hiện một phép lạ vĩ đại để cho mọi
người được đủ sức mạnh mà tiến bước trên con đường lữ hành trần gian. Nếu là một
trong 5,000 người của đám dân chúng được Tin Mừng nói đến hôm nay, chắc chắn
tâm trạng của chúng ta cũng chẳng khác gì tâm trạng của đám dân chúng lúc bấy
giờ, là bụng đói lả sau ba ngày theo ngài nhưng lại không dám lên tiếng cứ giữ
thái độ yên lặng.
Có
thể họ im lặng vì chưa đủ lòng tin vào quyền năng của Chúa Giêsu. Thắc mắc của
họ phần nào tương tự như thắc mắc của các tông đồ: "Lấy đâu ra bánh trong
hoang địa này cho ngần ấy người ăn". Mặc dù các môn đệ đã thấy Ngài chữa
lành các bệnh tật như làm cho kẻ điếc được nghe, què được đi, cùi được sạch...
Tuy nhiên, có thể họ nghĩ rằng mình không thuộc về những hạng người cần đến
Chúa Giêsu, vì thân thể đang khỏe mạnh đâu cần gì đến thầy thuốc. Sự đói mệt chỉ
là một nhu cầu thể lý chứ không phải là một căn bệnh làm gì phải bắt Ngài bận
tâm. Thế nhưng họ đâu có thể ngờ rằng, tuy không phải là căn bệnh thì chúng có
thể làm hại con người hoặc có thể vì chút tự ái cá nhân mà họ đành im lặng mặc
cho cơn đói hành hạ. Tại sao không chịu lo xa chuẩn bị chút ít lương thực phòng
thân để giờ này lại mở miệng lên tiếng kêu ca.
Nhìn
chung thái độ im lặng này xuất phát từ hai nguyên nhân: Thiếu tin tưởng vào
Thiên Chúa và quá quy trách vào bản thân.
Thiếu
tin tưởng vào Thiên Chúa khiến con người không thấy Ngài đầy quyền năng và đầy
lòng thương xót. Ngài thấu hiểu hết mọi người và hằng quan tâm đến tất cả mọi
nhu cầu của con người, ngay cả những nhu cầu nhỏ nhặt nhất cũng đều được Ngài
đáp ứng. Mặt khác, quá thiên về bản thân cũng khiến cho con người xa cách Thiên
Chúa. Con người luôn phải cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa.
Về
phần Chúa Giêsu, dù cho đám dân chúng im lặng, Ngài không chấp lẽ thái độ của họ,
Ngài luôn quan tâm đến họ, Ngài sợ họ đói lả té xỉu dọc đàng, và Ngài đã cho họ
ăn một cách dư giả đến nổi ăn xong còn dư được bảy thúng đầy. Con số này tượng
trưng cho cái vô biên không đo lường nổi.
Cuộc
lữ hành nào mà chẳng mệt nhoc, không lương thực thì chắc chắn sẽ có kẻ rơi rụng
dọc đường. Chúa Giêsu đã thấy trước điều này ngay trong cuộc lữ hành trần gian,
vì thế Ngài đã ban Mình Ngài để làm lương thực nuôi dân Ngài. Tuy nhiên, căn bệnh
im lặng của đám dân chúng ngày xưa còn là căn bệnh của thế giới hôm nay. Căn bệnh
đó xem ra còn trầm trọng hơn, vì bàn tiệc đã bày sẵn nhưng chẳng mấy ai đến hưởng
dùng.
Mùa
vọng là mùa đợi trông, dân Do Thái ngày xưa trông đợi ngày Chúa đến, ngày mà Chủ
các cơ binh sẽ thiết đãi một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì
ngon. Sống trong tâm tình của Mùa Vọng, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta
sẽ hiểu được giá trị trổi vượt của bàn tiệc Thánh Thể mà Thiên Chúa đã thiết
đãi dân Ngài để rồi trong cuộc đời lữ hành trần gian chúng ta sẽ được no đủ và
vững bước tiến về quê trời, không lo sợ phải mệt lả dọc đường.
(Veritas Asia)
Lectio: Mátthêu 15:29-37
Thứ Tư, 4 Tháng 12, 2013
Tuần thứ nhất Mùa Vọng
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của tất cả mọi dân tộc,
Chúa biết người ta đói khát sự thật, yêu thương và sự tán thưởng
như thế nào.
Nếu chúng con chấp nhận và tin tưởng vào Chúa,
Chúng con sẽ thấy được niềm tin sâu xa nhất và những khát vọng
của chúng con
Được thực hiện bởi tay Chúa
Khi chúng con làm việc cho Nước Chúa đang đến.
Xin Chúa hãy giúp cho chúng con để cho chén mà Chúa ban cho
chúng con
Được tràn đầy trên tất cả mọi dân tộc của Chúa,
Để cho mọi người có thể ngợi ca Chúa
Bây giờ và mãi mãi.
2. Phúc Âm – Mátthêu 15:29-37
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần biển Galilêa, và
Người lên ngồi trên núi; dân chúng lũ lượt đến cùng Người, đem theo kẻ câm, mù,
què, liệt và nhiều người khác, và đặt họ dưới chân Người. Người đã
chữa lành họ: dân chúng kinh ngạc nhìn thấy kẻ câm nói được, người
què bước đi, người đui lại thấy, và họ tôn vinh Thiên Chúa Israel. Còn
Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ mà phán: “Ta thương xót đoàn lũ này,
vì đã ba ngày, họ ở lại với Ta, nhưng không có gì ăn: Ta không muốn
cho họ về bụng đói, sợ họ té xỉu dọc đường.” Các môn đệ thưa
Người: “Chúng con lấy đâu cho đủ bánh trong hoang địa này mà cho
ngần ấy dân chúng ăn no.” Chúa Giêsu nói với họ: “Các
ngươi có bao nhiêu chiếc bánh?” Họ thưa: “Có bảy chiếc,
và ít con cá nhỏ.” Người truyền dân chúng ngồi xuống đất. Người
cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các
môn đệ đem cho dân chúng. Tất cả đều ăn no và mảnh vụn còn lại,
người ta thu lượm được bảy thúng đầy.
3. Suy Niệm
Bài Tin Mừng hôm nay giống như buổi bình
minh. Vẫn luôn cùng một vầng thái dương, mỗi ngày, làm vui mừng đời
sống và làm cho cây cối xanh tươi. Điều nguy hiểm lớn nhất là thói
quen. Thói quen giết chết Tin Mừng và dập tắt mặt trời của sự sống.
- Các yếu tố tạo thành hình ảnh của
Tin Mừng luôn giống nhau: Chúa Giêsu, núi, biển, đám đông, người
bệnh, kẻ nghèo khó, các vấn đề của cuộc sống. Dù rằng dữ kiện về các
điều này rất phổ quát, giống như mặt trời mỗi ngày, nhưng cùng những yếu tố này
luôn mang lại một thông điệp mới.
- Giống như ông Môisen, Chúa Giêsu
đi lên núi và dân chúng tụ tập xung quanh Người. Họ đem theo những
vấn nạn của họ: người bệnh, kẻ què, người mù, người câm, kẻ điếc, và
rất nhiều vấn nạn… Không chỉ những vấn nạn lớn mà cũng có những chuyện
nhỏ. Họ là sự khởi đầu cho những Dân Riêng mới của Chúa, là những
người tụ tập xung quanh ông Môisen mới. Đức Giêsu chữa lành cho tất
cả bọn họ.
- Chúa Giêsu gọi các môn đệ. Người
thương xót dân chúng là những người không có gì để ăn. Theo ý kiến
của các môn đệ, giải pháp phải đến từ bên ngoài: “Lấy đâu cho đủ
bánh mà cho ngần ấy dân chúng ăn no?” Theo ý kiến của Chúa Giêsu,
giải pháp phải đến từ phía dân chúng: “Các ngươi có bao nhiêu chiếc
bánh?” “Có bảy chiếc bánh và ít con cá nhỏ”. Với vài
chiếc bánh và ít cá nhỏ này, Chúa Giêsu cho mọi người ăn no nê, và thế mà vẫn
còn dư một số bánh vụn. Nếu ngày nay mọi người chia sẻ những gì họ
có, thì trên thế giới sẽ không còn nạn đói. Nhiều khi sẽ còn dư là
khác! Quả thật, một thế giới khác là điều có thể!
- Câu chuyện bánh hóa ra nhiều gợi
nhớ đến Bí Tích Thánh Thể và mặc khải giá trị của Bí Tích khi nói rằng: “Chúa
Giêsu, cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các Môn Đệ”.
4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc
suy gẫm cá nhân
- Chúa Giêsu chạnh lòng thương
xót. Khi đối mặt vời những vấn đề của nhân loại, có lòng thương xót
nào trong tôi không?
- Các Môn Đệ mong muốn giải pháp
phải đến từ bên ngoài. Chúa Giêsu đòi hỏi giải pháp phải đến từ bên
trong. Còn tôi thì sao?
5. Lời nguyện kết
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu
thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm
nghỉ. (TV 23)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần I MV
Bài đọc: Isa 25:6-10; Mt
15:29-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chính Chúa sẽ chăm
sóc dân Người.
Sống
trong cuộc đời, con người thường xuyên bị đe dọa bởi đói khát, bệnh tật, chiến
tranh, hận thù, chết chóc. Con người ước mơ một “thiên đàng trần gian,” khi tất
cả những đe dọa này không còn nữa. Nỗi ước mơ này có thể thực hiện hay không?
Các Bài đọc hôm nay cho thấy ước mơ này có thể hiện thực trong tương lai. Trong
Bài đọc I, Tiên Tri Isaiah nhìn thấy trước Ngày đó, Ngày mà chính Thiên Chúa sẽ
thân hành chăm sóc dân chúng, lau khô mọi giòng lệ, và nhất là vĩnh viễn tiêu
diệt tử thần. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, được sai tới để
làm những việc này. Ngài chữa lành mọi tật nguyền và làm phép lạ để có của ăn
nuôi dân chúng theo Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông.
Tiên
tri Isaiah là tiên tri đã thấy trước 2 cuộc lưu đày của dân Do-Thái: vương quốc
miền Bắc bị thất thủ và lưu đày tại Assyria vào năm 721 BC, và vương quốc miền
Nam bị thất thủ và lưu đày tại Babylon vào năm 587 BC. Nước mất, nhà tan, Đền
Thờ bị phá hủy, nhưng tiên tri được Thiên Chúa cho thấy trước Ngày Thiên Chúa sẽ
giải phóng Israel, cho nhóm người còn sót lại được hồi hương, tái thiết quốc
gia, và xây dựng lại Đền Thờ. Hơn nữa, Tiên Tri còn được Thiên Chúa cho thấy
trước Ngày Đấng Thiên Sai sẽ tới cai trị dân. Thị kiến hôm nay tường thuật những
gì Đấng Thiên Sai sẽ thực hiện:
(1)
Ngài sẽ cho dân ăn uống:
không phải là những thức ăn tầm thường, nhưng là những cao lương mỹ vị và rượu
ngon tinh chế: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một
bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.”
(2)
Ngài sẽ vĩnh viễn tiêu diệt thần chết: Kẻ thù lớn nhất của con người là sự chết vì nó lấy
đi tất cả những gì con người có. Đối diện với cái chết, con người không thể làm
gì khác là đành chấp nhận. Nhưng khi Đấng Thiên Sai tới, Ngài sẽ đánh bại thần
chết, và đem lại sự sống muôn đời cho con người như Tiên Tri tuyên bố: “Trên
núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước.
Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.” Bằng việc chấp nhận cái chết trên Thập
Giá, Chúa Giêsu đã sống lại khải hòan, và cho mọi người chết sống lại.
(3)
Ngài sẽ tiêu diệt mọi khổ đau: “Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau khô giòng lệ trên khuôn mặt mọi
người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người. Đức
Chúa phán như vậy.” Đau khổ của con người có nhiều nguyên nhân: bệnh tật, tội lỗi,
phân ly. Người sẽ tiêu diệt mọi nguyên nhân gây đau khổ cho con người.
(4)
Ngài sẽ tiêu diệt mọi kẻ thù: Tiên tri chỉ đề cập đến Moab ở đây: “Còn Moab sẽ bị giày đạp
ngay tại chỗ, như rơm bị nghiền nát trong hố phân.” Có lẽ Moab chỉ là một biểu
tượng được dùng để chỉ tất cả các địch thù của con người.
Khi
chứng kiến tất cả các điều trên xảy ra, người ta sẽ nói: "Đây là Thiên
Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ.
Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi
được Người cứu độ." Và chỉ khi nào hòan tất mọi sự, “Bàn tay Đức Chúa sẽ đặt
trên núi này mà nghỉ.”
2/
Phúc Âm:
Triều đại của Thiên Chúa đã đến: Đấng Thiên Sai chính là Chúa Giêsu.
Tất
cả những gì Tiên Tri Isaiah loan báo hơn 700 năm trước được ứng nghiệm nơi Chúa
Giêsu. Hai điều Chúa Giêsu làm được tường thuật trong Tin Mừng hôm nay:
2.1/
Chúa Giêsu chữa mọi bệnh họan tật nguyền cho dân: Thánh sử Matthêu tường thuật:
“Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Galilee. Người lên núi và ngồi ở
đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt,
đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới
chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói
được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn
vinh Thiên Chúa của Israel.” Không có bệnh gì Chúa Giêsu không chữa lành được;
cũng không có một quyền lực nào ngăn cản Ngài không được chữa bệnh.
2.2/
Chúa Giêsu cho dân ăn:
Sau khi đã dạy dỗ dân chúng 3 ngày trong nơi hoang vắng, Đức Giêsu gọi các môn
đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã
ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói
mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường." Các môn đệ thưa: "Trong nơi
hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?"
Đức Giêsu hỏi: "Anh em có mấy chiếc bánh?" Các ông đáp: "Thưa có
bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ." Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi
xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ
ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê.
Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được bảy thúng đầy.
2.3/
Bàn tiệc Thánh Thể: Phép
lạ “Hóa Bánh ra nhiều” là phép lạ duy nhất được tường thuật bởi cả 4 Thánh Sử
(x/c Mt 14:13-21, Mk 6:30-44, Lk 9:10-17, Jn 6:1-15); và được Thánh Sử Gioan
dùng để làm chất liệu cho Bài Giảng về Thánh Thể trong chương 6. Theo Gioan,
Chúa Giêsu chính là Bánh Hằng Sống từ trời xuống để trở thành của ăn uống nuôi
sống muôn dân; ai ăn thịt và uống máu Ngài sẽ không phải chết, nhưng được sống
đời đời (Jn 6:53-58).
Một
điều cần đề cập tới nữa là việc Chúa Giêsu thành lập Bí-tích Thánh Thể trong Bữa
Tiệc Ly: Cả ba Thánh Sử tường thuật biến cố này đều tường thuật lời Chúa Giêsu
nói sau cùng: “Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm
này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của
Cha Thầy” (x/c Mt 26:29, Mk 14:25, Lk 22:18). Lời tường thuật này nhắc nhở Bữa
Tiệc trong Vương Quốc Thiên Chúa mà Tiên Tri Isaiah đã có thị kiến trong Bài đọc
I.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Đối diện với những đau khổ và bất tòan trong cuộc sống, chúng ta trông mong sẽ
có một ngày con người sẽ không còn phải đói khát, đau khổ, chiến tranh, hận
thù, chết chóc.
-
Chỉ nơi Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu, chúng ta mới tìm được tất cả những gì
Tiên Tri Isaiah đã loan báo trong Bài đọc I.
-
Chúa Giêsu sẽ chữa lành chúng ta khỏi mọi tật bệnh hồn xác, và chính Ngài sẽ
nuôi dưỡng chúng ta bằng chính thân thể của Người. Nhờ Ngài, chúng ta được tham
dự vào cuộc sống thần linh của Thiên Chúa ngay từ đời này, và sẽ được hưởng trọn
vẹn tất cả trong cuộc sống mai sau.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 1 MV
Mt
15,29-37
A.
Hạt giống...
Đoạn
Tin Mừng hôm nay cho ta biết thêm hai loại hoạt động cứu thế của Chúa
Giêsu : a/ cc 29-31 : cứu những người bệnh ; b/ cc 32-39 :
lo cho dân đang đói có của ăn.
Hai
hoạt động trên vừa là dầu chỉ cho biết Ngài là Đấng Messia mà Isaia tiên báo Is
61,1-2), vừa là dấu chỉ tiên báo Bí tích Thánh Thể sau này.
B....
nẩy mầm.
1.
Chủ đề của bài đọc Cựu Ước, và sẽ được ứng nghiệm trong bài Tin Mừng : “Chúa mời
đến dự tiệc của người, và lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt”.
2.
Chúa Giêsu như một khối nam châm, một chiếc phao giữa biển đời đau khổ. Ngài
“ngồi đó” (câu 29), đông đảo các bệnh nhân kéo đến cùng Ngài (câu 30).
3.
Tấm lòng của Chúa Giêsu : “Thầy chạnh lòng thương đám đông... sợ họ bị xỉu
dọc đường” (câu 32). Động từ “chạnh lòng” trong nguyên bản có nghĩa rất mạnh và
cụ thể : cảm giác như ruột mình đứt ra từng khúc.
4.
Chuyện song song ở Lc 9,10-17 còn cho chúng ta biết thêm hai cách phản ứng trước
cùng một hoàn cảnh :
a/
phản ứng của các môn đệ là “Xin Thầy cho đám đông về, để họ... kiếm thức
ăn” : phản ứng theo lý (các môn đệ không có trách nhiệm lo cho dân chúng
ăn), và mặc kệ (họ đã tự ý đi theo Chúa Giêsu thì họ cũng phải tự lo thức ăn).
b/
phản ứng của Chúa Giêsu là “Chính anh em hãy lo cho họ ăn”, sau đó Chúa Giêsu
làm cho bánh ra nhiều : phản ứng phát xuất từ tình thương, từ sự quan tâm
tới người khác, từ tấm lòng quảng đại gánh lấy việc chẳng phải là trách nhiệm của
mình.
5.
Tại văn phòng của một Cố vấn Tâm lý, một thiếu phụ vừa trẻ vừa giàu giải bày
tâm sự : “Bất cứ thứ gì tôi muốn thì chồng tôi đều cho cả. Tôi có đủ mọi
“sụ” nhưng trong lòng trống vắng vô cùng. Xin bà hãy cho tôi một lời khuyên”.
Nhà Cố vấn tâm lý không trả lời, nhưng bảo cô thư ký của bà kể chuyện đời cô.
Cô này kể : chồng tôi đã chết, cách nay 3 tháng con tôi cũng chết vì xe đụng.
Tôi cảm thấy mất tất cả, tôi không ngủ được, tôi không muốn ăn uống, tôi không
bao giờ cười. Một hôm tôi đi làm về hơi khuya. Có một chú mèo con cứ đi theo sau
tôi. Trời lạnh. Tôi cũng tội nghiệp nó, nên tôi mở cửa cho nó vào nhà. Tôi pha
cho nó một ly sữa. Nó kêu meo meo và cọ mình vào chân tôi. Lần đầu tiên tôi cười.
Rồi tôi nghĩ : nếu việc giúp cho một chú mèo con có thể làm tôi cười, thì
việc giúp cho người nào đó chắc có thể làm tôi hạnh phúc. Thế là hôm sau tôi nướng
vài ổ bánh đem cho bà cụ hàng xóm đang bệnh. Mỗi ngày tôi cố làm vài việc gì đó
cho những người tôi gặp được vui vẻ. Và quả thực tôi đã thấy hạnh phúc. Tôi
nghiệm ra được điều này là ta sẽ không hạnh phúc khi ta chỉ chờ người khác đem
lại hạnh phúc cho mình ; ngược lại ta sẽ hạnh phúc thật khi ta làm cho người
khác hạnh phúc”. Nghe đến đó, người thiếu phụ trẻ bật khóc. Cô đã có bất cứ thứ
gì đồng tiền có thể mua được nhưng cô đã đánh mất những thứ mà đồng tiền không
mua nổi. Và cô quyết định noi gương cô thư ký nọ. (Charlene Johnson).
6.
“Đức Giêsu hỏi “Anh em có mấy chiếc bánh ?” Các ông nói : “Thưa có 7
chiếc bánh và một ít cá nhỏ” (Mt 15,34)
Hằng
ngày tôi vẫn thấy nào là trẻ em bụi đời, những kẻ bán máu, nào là những kẻ bệnh
hoạn, tật nguyền… Tất cả những điều ấy làm tôi nhức nhối, và càng nhức nhối hơn
khi nghĩ đến khả năng nhỏ bé của mình. Tôi như thế hoàn toàn bất lực trước những
nhu cầu lớn lao ấy. Với 7 chiếc bánh và một ít cá nhỏ của ai đó dâng tặng, Chúa
Giêsu đã làm cho hàng ngàn người được no nê. Chúa chỉ cần một đóng góp nhỏ của
tôi để làm nên những việc lớn lao. Chẳng lẽ tôi nghèo đến nỗi không có gì để
chia xẻ. Chẳng lẽ tôi không có được một lời chào, một nụ cười, một lời hỏi
thăm, một lời khuyên… Nếu tôi sẵn sàng trao tặng thì tất cả những khả năng bé
nhỏ này, nhờ ơn Chúa, chắc chắn sẽ đem lại niềm vui, tình thương, và thậm chí cả
niềm tin cho những người bất hạnh nghèo khổ.
Lạy
Chúa, xin cho con nhận ra những tiềm năng Chúa ban, và biết sử dụng để đem lại
niềm vui, tình thương và niềm tin cho mọi người (Epphata).
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
04/12/13 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MV
Th. Gioan Đamát, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
Mt 15,29-37
Th. Gioan Đamát, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
Mt 15,29-37
CẦN NHIỆT TÌNH MỚI
Các môn đệ thưa :” Trong nơi
hoang địa này chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?” (Mt 15,33)
Suy
niệm: Chịu hậu quả nặng nề
của cơn bão hãi hùng Haiyan, người dân thành phố Tacloban, miền trung
Philíppin, còn phải chịu đựng những thiệt hại “hậu-Haiyan”: Hàng cứu trợ chất đầy
trong các kho, nhưng việc vận chuyển bị chậm trễ, ách tắc mà nguyên nhân không
chỉ do “thiên tai” nhưng còn do lỗi con người. Tình trạng đó chỉ là một mảng nhỏ
trong bức tranh “nhân tai” toàn cầu phủ đầy màu u ám của hàng triệu người đang
thiếu thốn lương thực, của biết bao người đang đói khát công lý, tìm kiếm Thiên
Chúa trong vô vọng. Phải chăng trong những “nhân tai” ấy cũng có phần trách nhiệm
của những môn đệ Chúa?
Mời Bạn: Các môn đệ Chúa
ngày xưa đã cảm thấy bó tay trước nhu cầu mênh mông của đám đông đang đói ăn: “Lấy
đâu ra đủ bánh cho cả đám đông này ăn no?” Các môn đệ thời nay không
chỉ lúng túng vì nhu cầu thiêng liêng của thời đại quá lớn vượt ngoài khả năng
mà nhất là vì thái độ dửng dưng thiếu cộng tác với nhau. Vì vậy, trong cuộc tân
phúc âm hóa ngày nay, Hội Thánh mong mỏi mỗi tín hữu có nhiệt tình mới cho sứ mạng
truyền giáo này. Đứng trước những khát vọng của con người ngày nay, bạn có nhận
thức sự thúc bách đòi hỏi người Kitô hữu nhập cuộc với một nhiệt tình mới
không?
Sống Lời Chúa: Hăng hái làm một việc
thiện phục vụ tha nhân với ý thức truyền giáo.
Cầu
nguyện: Lạy Chúa, xin hãy
dùng con như khí cụ của Chúa, một khí cụ sắc bén, một khí cụ hữu ích, để Chúa
dùng trong cánh đồng truyền giáo, trong vườn nho của Chúa.
Ăn
no nê
Sống Mùa Vọng là lưu tâm đến bao người thiếu ăn ở
quanh ta. Và dù chỉ có mấy cái bánh, ta vẫn tin có thể bẻ ra để nuôi được họ.
Suy niệm:
Khi mô tả về thời cánh
chung, thời thiên sai, thời của Đấng Mêsia,
ngôn sứ Isaia nghĩ đến
một bữa tiệc lớn cho muôn dân tộc
do Đức Chúa của Ítraen
khoản đãi trên núi thánh.
Không phải chỉ đãi thịt
béo, rượu ngon,
Đức Chúa còn lau khô dòng
lệ trên khuôn mặt mọi người,
Khổ đau không còn nữa,
chỉ còn tiếng reo vui (Is 25, 6-10).
Nơi Đức Giêsu, lời của
ngôn sứ Isaia đã được ứng nghiệm.
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Đức Giêsu lên một ngọn núi
thuộc miền Thập Tỉnh của
dân ngoại (x. Mc 7, 31).
Dân chúng kéo đến cùng
với những người bệnh hoạn tật nguyền.
Trên ngọn núi ấy, Ngài đã
đem đến niềm vui cho bao người.
Kẻ câm nói được, người
què đi được, người mù sáng mắt.
Đức Giêsu không giảng về
một Nước Trời xa xôi.
Ngài cho thấy một Nước
Trời gần gũi khi thân xác được lành mạnh.
Kitô giáo không duy tâm,
duy linh hay duy vật.
Đức Giêsu quan tâm đến
trọn cả con người với xác và hồn.
Chính vì thế Ngài vừa rao
giảng, vừa chữa bệnh.
Ngài biết chạnh lòng
thương đám đông,
vì họ đã ở lại với Ngài
từ ba ngày qua mà không có gì ăn.
Ngài hiểu thế nào là cái
đói và hậu quả của nó
nên Ngài không muốn để họ
đi về mà bụng lại rỗng không.
“Sợ rằng họ bị xỉu dọc
đường” (c. 32).
Đức Giêsu đã nghĩ đến
việc cho họ ăn như một nhu cầu cấp thiết.
“Chúng con lấy đâu ra đủ
bánh cho đám đông như vậy ăn no” (c. 33).
Trước vấn đề lương thực
cho một đám đông ở nơi hoang vắng,
các môn đệ thấy mình bất
lực và bế tắc.
“Bảy cái bánh và ít cá
nhỏ”, đó là tất cả những gì họ có.
Để nuôi đám đông, các môn
đệ phải cộng tác với Đức Giêsu,
trao cho Ngài tất cả
những gì mình có,
để rồi nhận lại tất cả từ
Ngài, và đem chia sẻ cho đám đông.
Bữa ăn ở nơi vắng này
không phải là một đại tiệc với rượu thịt,
nhưng rõ ràng là rất cần
thiết, đem lại no đủ và thậm chí dư thừa.
Thế giới hôm nay có hơn
một tỉ người đói, đa số ở Á châu.
Những bữa ăn đầy đủ vẫn
là nỗi khát khao ám ảnh nhiều người.
Đói chẳng những làm ngất
xỉu hay dẫn đến cái chết,
nhưng còn làm người ta
mất nhân cách, sống không ra người.
Bận tâm của Đức Giêsu về
cái đói cũng là mối bận tâm của Giáo Hội.
Phép lạ bánh hóa nhiều
của Đức Giêsu phải được nhân lên khắp nơi,
để không còn ai phải đói
trên thế giới.
Bữa tiệc cánh chung, nơi
muôn người từ đông sang tây đến dự,
phải được chuẩn bị từ
những bữa ăn cho kẻ nghèo hôm nay.
Sống Mùa Vọng là lưu tâm
đến bao người thiếu ăn ở quanh ta.
Và dù chỉ có mấy cái
bánh, ta vẫn tin có thể bẻ ra để nuôi được họ.
Cầu nguyện:
Lạy
Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm
bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc
áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền
bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy
Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có
bao điều con lãng phí
bên
cạnh những Ladarô túng quẫn,
có
bao điều con hưởng lợi
dựa
trên nỗi đau của người khác,
có
bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con
hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng
ở đâu xa.
Nó
nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con
phải chịu trách nhiệm
về
cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy
Cha chí nhân,
vũ
trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là
quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha
để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì
Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế
giới còn nhiều người đói nghèo
là
vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin
dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ
sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Bài Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh
tật cho nhiều người và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, qua đó cho chúng ta thấy
tình yêu bao la của Thiên Chúa và sự nhỏ bé yếu đuối của con người.
Con người luôn tự cho mình là giỏi, thông minh, sáng tạo
hơn các loài khác. Con người có thể sáng chế ra đủ thứ tiện nghi để phục vụ cho
cuộc sống của mình. Tuy nhiên đứng trước bệnh tât và cái chết, con người đành
chấp nhận bó tay.
Bài tin mừng hôm nay diễn tả một phần nào thực tế này. Mọi
người lũ lượt đến cùng Chúa Giêsu, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt đặt dưới chân
Chúa Giêsu để xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu đón nhận tất cả, Ngài chữa khỏi bệnh
cho họ. Ngài còn lo lắng thương xót họ vì đã nhiều ngày họ không được ăn gì.
Chính vì Chúa Giêsu nhìn thấy sự yếu đuối, nhỏ bé của con người và Ngài đã làm
phép lạ hóa bánh ra nhiều. Phép lạ hóa bánh ra nhiều chỉ nuôi dưỡng thân xác
con người, Chúa Giêsu còn làm phép lạ vĩ đại hơn đó chính là bí tích Thánh Thể
để nuôi dưỡng phần hồn cho tất cả chúng ta ngày hôm nay.
Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người thật bao la, vĩ đại
biết bao! Ngài chăm sóc cho chúng ta từ phần xác đến phần hồn. Mỗi người chúng
ta hãy ý thức thân phận nhỏ bé của mình và nhận ra tình yêu bao la mà Thiên
Chúa dành cho chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống chúng ta đừng ngại
chạy đến với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót hằng chăm sóc lo lắng cho
chúng ta.
Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót xin thương xót
chúng con. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4
THÁNG MƯỜI HAI
Ánh Sáng Chiếu Soi
Linh Hồn Người Ta
Lạy
Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm,
Là
Mẹ Thiên Chúa và Mẹ nhân loại.
Mẹ
là ánh sáng của Mùa Vọng đầu tiên,
Mẹ
là sao mai báo hiệu Đấng Cứu Thế đang đến.
Nay
Giáo Hội và nhân loại đang bước đi trong buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ
ba,
Xin
Mẹ trở nên ánh sáng chiếu soi Mùa Vọng mới này của chúng con,
Xin
Mẹ làm sao mai chiếu rọi – để chúng con không bị nhận chìm trong đêm tối.
Trong
thời đại của chúng con hôm nay, những đám mây mù đe dọa đang vần vũ trên chân
trời nhân loại – và bóng tối đang phủ trùm bao linh hồn người ta.
Lạy
Mẹ, xin ra tay và xin lên tiếng – tiếng nói đầy uy lực của một người mẹ.
Xin
Mẹ hãy nói vào đáy tâm can của những ai đang nắm giữ vận mệnh của các quốc gia.
Xin
hãy nói để họ nhận hiểu – và để họ tìm ra những giải pháp đúng đắn dàn xếp các
xung đột đang chia rẽ người ta.
Xin
hãy thuyết phục những ai đang giữ súng đạn trên khắp thế giới này – để họ hưởng
ứng tiếng gọi của hòa bình, một tiếng gọi vang vọng tới họ từ biết bao con người
khốn khổ trên trái đất.
Lạy
Mẹ, xin hãy khơi lên trong tâm hồn mọi người ý thức liên đới với những ai túng
cùng, với những ai đang chết dần mòn vì đói, với những ai đang bị xua đuổi khỏi
quê hương mình, đang lây lất kiếm tìm một nơi trú ngụ, với những ai chịu cảnh
thất nghiệp kéo dài, cảm thấy tương lai mình đầy mịt mù bất trắc.
Lạy
Mẹ, xin bảo vệ sự hồn nhiên trong trắng của các trẻ thơ vô tội. Amen.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 04-12
THÁNH GIOAN ĐAMAS, LINH MỤC TIẾN SĨ HỘI
THÁNH
Is 25,6-10a; Mt 15, 29-37
LỜI SUY NIỆM: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và
họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ
bị xỉu dọc đường”.
Là người Kitô hữu, chúng ta phải nhìn vào Chúa Giêsu để
thấy điều Chúa Giêsu thấy và làm theo cách Chúa Giêsu đã làm. Chứ không đòi hỏi
người khác làm thay cho mình, hy sinh thay cho mình. Nhưng trong mọi sự đều phải
biết quan tâm, và sẵn sàng hy sinh để phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình
chúng con biết quan tâm đến nhau và những người đang cần đến chúng con; để sẵn
sàng hy sinh hầu đem lại niềm vui cho nhau vì Chúa.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
04-12: Thánh GIOAN DAMASCÊNÔ
Tiến
Sĩ Hội Thánh (676 - 754)
GIOAN
chào đời vào lúc thành phố Damas sinh quán của Ngài, đang dưới quyền của người Ả
Rập. Cha Ngài là Sergiô được vị Calife (người kế vị của Mahomet) mến chuộng. Đến
nỗi dầu là người Kito hữu, ông cũng được đặt làm kẻ thừa hành. Ong quan tâm bảo
vệ các tín hữu bị áp bức, hy sinh tiền bạc để chuộc họ. Ngày kia, giữa đám người
bất hạnh bị điệu ra nơi công cộng, ông thấy các tử tội qùi xuống dưới chân một
người trong nhóm họ xin cầu nguyện... Ông biết được rằng người được khẩn nài đó
tên là Cosma, một tu sĩ Italia rất thông thái. Sergiô liền chạy tới vị Calife,
xin được lưu giữ Cosma làm thầy dạy cho con mình là Gioan.
Cosma
trở thành bạn của Sergiô, đồng thời là thày dạy của Gioan và của một đứa trẻ
Giêrusalem khác mà Sergiô nhận nuôi. Khi kết thúc chu kỳ dậy dỗ, Cosma xin rút
lui vào một tu viện. Gioan đã nên lừng danh nhờ trí khôn ngoan và sự hiểu biết
của mình và được gởi về triều đình của vị vua Calife. Khi cha Ngài qua đời,
hoàng tử người Ả Rập đặt Ngài đứng đầu hội đồng cố vấn và làm thừa tướng vùng
Damas. Thế là định mệnh đổi thay của một tu sĩ được cứu mạng, đã khiến cho những
hiểu biết của Hy lạp và Roma được đưa vào triều đình của các vị Califes.
Đế
quốc Đông phương lúc ấy do Lêo, người Isauria cai quản. Ông là một con người
bách hại các Kitô hữu. Gioan có thế giá nơi vị Calife không sợ hãi gì mà lại
còn viết thư thúc đẩy các Kitô hữu can đảm trong đức tin. Hoàng đế biết điều
đó, liền giận dữ. Không làm gì được, ông đã dùng đến một mưu mô khả ố. Ông cho
người giả mạo chữ của Gioan để viết một bức thư bội phản, trong đó, người được
vị Calife bảo vệ, tính trao nộp Damas cho vua Byzance. Rồi Leo, người Isauria,
báo cho vị Calife biết có một kẻ thừa hành bội phản. Và câu chuyện thật kỳ diệu
đến nỗi các văn phẩm thời đó còn kể lại. Vị Calife đòi Gioan đến. Dầu biện minh
cho sự vô tội của mình, Gioan vẫn bị chặt tay phải.
Gioan
mang cánh tay bị chặt về nhà và khấn nài Đức Trinh Nữ hoàn lại cánh tay mà từ
nay Ngài sẽ chỉ dùng để viết các thánh thi ca tụng Con Mẹ. Gioan đi ngủ và mơ
thấy Đức Trinh Nữ chữa lành cho mình. Thức dậy, cánh tay đã được nối liền và chỉ
còn để lại một đường máu đỏ. Trước phép lạ này, vị Calife không còn nghi ngờ gì
về sự vô tội của Gioan nữa và đã tái lập Ngài làm nhà cầm quyền. Nhưng đối với
Gioan Damascênô, thời danh giá đã qua rồi. Ngài muốn hiến thân cho Thiên Chúa.
Ngài
phân phát của cải cho người nghèo và đến tu viện thánh Sabas, nơi thày mình
đang sống và người em nuôi cũng đã tới đó trước. Nhưng không ai dám huấn luyện
quan thừa tướng bãi nhiệm theo đường Thánh thiện cả. Cuối cùng bề trên trao
Ngài cho một tu sĩ già khó tính, thù ghét với tất cả những gì là êm ái đối với
Gioan như thơ phú và âm nhạc.
Nếu
không tự ý vâng phục như một bằng chứng của tình yêu, thì cuộc sống Ngài sẽ cay
đắng đến thế nào. Ngài đã bị tước bỏ mọi niềm vui cao đẹp, cả đến việc giữ lời
hứa là viết các thánh thi. Ông thày còn sai người đã cai trị Damas đi bán giỏ sọt
với giá cắt cổ, khiến các lời chế nhạo đổ xuống như mưa. Gioan vẫn âm thầm vâng
phục và chịu đựng, sau khi đã thử thách quá lâu người tập sinh như thế, vị tu
sĩ già để cho Người được tự do học hỏi và tìm hứng. Lúc ấy, tự đáy lòng Gioan
đã khơi dậy những khúc thánh thi đáng khâm phục, cùng với sự cộng tác của người
em nuôi, cho tới khi ông ta được đặt làm giám mục Palestina.
Gioan
Damascênô chỉ rời tu viện để đi giảng tại các thánh đường. Lúc về già, Ngài sửa
chữa các bản văn, đôi khi tự trách là bút pháp quá khởi sắc, Ngài nghiên cứu học
hỏi không ngừng và đã trình bày thần học một cách liên tục đáng kể.
Một
bí nhiệm bao quanh những năm cuối đời thánh nhân. Có người tin rằng: Ngài đã
qua đời trong thinh lặng tại tu viện, người khác lại nghĩ rằng, Ngài đã rảo qua
các tỉnh Đông phương để nâng đỡ các tín hữu đang bị nhóm phá ảnh tượng bách hại,
rồi chết vì đạo. Là triết gia, thần học gia, nhà hùng biện, thi sĩ, thánh Gioan
được danh hiệu là tiến sĩ Hội Thánh.
(daminhvn.net)
04 Tháng Mười
Hai
Bức ảnh của gia
đình
Trong
thời kỳ khai phá bên Mỹ Châu, có năm thanh niên Mỹ tới vùng Ohio tìm vàng. Ðây
là một vùng hoang vu nguy hiểm không thể lường trước được... Sau một thời gian
sống giữa rừng thiêng nước độc, khi trở về nhà, bốn người trong đám đã trở nên
cộc cằn dữ tợn. Chỉ có một người còn giữ được tinh thần minh mẫn như trước. Người
ta hỏi anh: làm thế nào để tránh được những lỗi lầm của những người kia, anh trả
lời như sau:
"Vì
một bức hình tôi đã mang theo. Không phải là một bức hình của một người bạn
gái, nhưng là của chính gia đình tôi... Buổi sáng trước khi tôi lên đường,
chúng tôi đã ngồi ăn sáng chung với nhau. Mọi người đều nghẹn ngào vì tôi là
người thứ nhất lìa xa gia đình... Cha tôi nhắn nhủ đôi lời van cả gia đình đều
quỳ gối cầu nguyện cho tôi. Chính hình ảnh đó đã theo tôi trong suốt chuyến đi
và đã nâng đỡ tôi".
Sống
ở đời, ai cũng cần phải có một lý tưởng. Lý tưởng đó nuôi dưỡng và hướng dẫn
chúng ta cũng như đem lại cho chúng ta sự kiên trì trong cuộc sống. Lý tưởng của
bạn là gì? Tiền tài, danh vọng hay lạc thú? Tất cả những điều đó rồi cũng sẽ
đưa chúng ta đến thất vọng, chán chường. Duy chỉ có mình Chúa mới có thể lấp đầy
những trống vắng trong tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta vượt được bao gian
nguy trong cuộc sống... Bạn muốn lấp đầy tâm hồn bạn với hận thù, bạo động và
cau có ư ? Hãy trục xuất Chúa ra khỏi tâm hồn bạn... Bạn muốn được sự bình an
đích thực và một tâm hồn minh mẫn thư thái ư ? Hãy để cho Chúa chiếm ngự tâm tư
bạn một cách trọn vẹn...
(Lẽ
Sống)
Thứ Tư 4-12
Thánh Gioan ở Damascus
(676?-749)
Hầu như toàn thể cuộc
đời của Thánh Gioan là sống trong tu viện St. Sabas, gần Giêrusalem, và dưới
chế độ của Hồi Giáo. Theo các sử gia, khi Damascus rơi vào tay người Ả Rập, thì
tổ tiên của Thánh Gioan là những người duy nhất còn trung thành với đức tin
Kitô Giáo và họ được làm việc trong toà án để giúp vua Hồi Giáo áp dụng luật lệ
Kitô Giáo đối với các Kitô Hữu. Sau khi được giáo dục về thần học và kinh điển,
Thánh Gioan theo cha ngài giữ một chức vụ trong chính quyền của người Ả Rập.
Vài năm sau, ngài từ chức và gia nhập tu viện St. Sabas.
Ngài nổi tiếng trong ba
lãnh vực. Thứ nhất, về các văn bản của ngài chống với những người không muốn
tôn kính ảnh tượng thánh (iconoclast). Thật ngược đời, chính hoàng đế Leo của
người Kitô Giáo Ðông Phương đã cấm việc tôn kính này, và vì Thánh Gioan sống trong
lãnh thổ của người Hồi Giáo nên không ai làm gì được. Thứ hai, ngài nổi tiếng
về luận án, Luận Về Ðức Tin Chính Thống, một tổng hợp các văn bản của Giáo Phụ
Hy Lạp (mà ngài là người sau cùng). Người ta nói quyển sách này làm nền tảng
cho tư tưởng Ðông Phương cũng giống như cuốn Tổng Luận (Summa) của Thánh
Aquinas làm nền tảng cho Tây Phương. Thứ ba, ngài là một thi sĩ nổi tiếng, là
một trong hai đại thi hào của Giáo Hội Ðông Phương. Ngài rất sùng kính Ðức Mẹ
và các bài giảng của ngài về Ðức Mẹ cũng rất nổi tiếng.
Lời Bàn
Thánh Gioan bảo vệ Giáo
Hội về việc tôn kính ảnh tượng thánh và giải thích đức tin Kitô Giáo trong một
vài sự tương tranh. Trên 30 năm ngài sống đời cầu nguyện cũng như sáng tác. Sự
thánh thiện của ngài được tỏ lộ qua các bài giảng cũng như văn bản nhằm phục vụ
Thiên Chúa.
Lời Trích
"Các thánh phải
được tôn vinh như những người bạn của Ðức Kitô và là miêu duệ của Thiên Chúa,
như Thánh Sử Gioan đã viết: 'Càng nhận được nhiều bao nhiêu, Ðức Kitô lại càng
ban cho họ bấy nhiêu để họ trở nên con cái Thiên Chúa&' Chúng ta hãy thận
trọng quan sát đời sống của các tông đồ, các vị tử đạo, các vị khổ tu và người
công chính, họ là những người loan truyền về Ðức Kitô. Và chúng ta phải ganh
đua với các ngài về đức tin, đức cậy, đức ái, sự hăng say, sự sống, sự kiên
nhẫn trong đau khổ, và kiên trì cho tới chết, để chúng ta có thể chia sẻ triều
thiên vinh hiển của họ trên thiên đàng" (Luận về Ðức Tin Chính Thống).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét