09/05/2016
Thứ Hai tuần 7 Phục Sinh
Bài Ðọc
I: Cv 19, 1-8
"Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?"
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Xảy ra là khi Apollô ở Côrintô, thì Phaolô đi miền
thượng du, rồi đến Êphêxô gặp một số môn đồ, và ngài hỏi họ: "Anh em tin
mà đã nhận Thánh Thần chưa?" Họ trả lời: "Nguyên việc có Thánh Thần
hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói". Ngài lại hỏi: "Vậy các
ngươi đã chịu phép rửa của ai?" Họ thưa: "Phép rửa của Gioan".
Phaolô liền bảo: "Gioan thanh tẩy dân chúng bằng phép rửa sám hối mà rằng:
Hãy tin vào Ðấng sẽ đến sau ông, tức là Ðức Giêsu". Nghe vậy, họ đã chịu
phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần đến
ngự xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri. Tất cả đàn
ông chừng mười hai người.
Ngài vào hội đường, và trong suốt ba tháng, Ngài mạnh
dạn rao giảng, tranh luận và thuyết phục về nước Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 67, 2-3. 4-5ac. 6-7ab
Ðáp: Chư quốc
trần ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Thiên Chúa đứng lên, quân thù của Người
tan rã, và những kẻ ghét Người chạy trốn khỏi long nhan. Như làn khói toả,
chúng rã tan, như mẩu sáp ong gần lửa chảy ra, những đứa ác nhân tiêu vong trước
nhan Thiên Chúa. - Ðáp.
2) Những người hiền đức mừng rỡ hỉ hoan, trước nhan
Thiên Chúa họ mừng vui sung sướng. Hãy hát mừng Thiên Chúa, hãy đàn ca danh Người,
danh hiệu Người là Chúa, hãy mừng rỡ hân hoan trước nhan Người. - Ðáp.
3) Là Cha kẻ mồ côi, là Ðấng bênh vực người quả phụ,
Thiên Chúa ngự trong thánh điện của Người. Thiên Chúa tạo nhà cửa cho những người
bị bỏ rơi, dẫn đưa những người tù tội ra nơi thịnh đạt. - Ðáp.
Alleluia:
Mt 28, 19 và 20
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy
đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". -
Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 16, 29-33
"Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Ðúng
thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết
rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy
bởi Thiên Chúa mà ra". Chúa Giêsu đáp lại các ông: "Bây giờ các con mới
tin ư? Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc
Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình đâu, vì có Cha hằng ở với Thầy. Thầy
nói với các con những điều đó để các con được bình an trong Thầy. Giữa thế
gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế
gian".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Môn Ðệ Bỏ Thầy
"Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha luôn ở
với Thầy".
Những lời này Chúa Giêsu nói trước để an ủi các môn
đệ trong biến cố sắp xảy đến với Ðức Giêsu và cho chính họ. Họ đã mường tượng
nhiều nguy cơ sẽ đến với họ và đến với Thầy mình. Họ hoang mang, nhưng Chúa
Giêsu trấn tĩnh, Người bảo họ "đừng sợ", có Chúa Cha ở với Người, Người
ở với họ và Người sẽ vượt thắng hết thế gian, cản trở mọi gian nan, Ngài nói:
"Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian rồi" (Ga 16,33).
Ðó cũng là những lời Chúa Giêsu nói với mỗi người
chúng ta, nhất là chúng ta đều lo lắng về ngày mai, về những thử thách sẽ đến
trong tương lai, ai không lo cho ngày mai thì bị xem như là kẻ khờ khạo và vô ý
thức. Nỗi sợ hãi và lo lắng cho ngày mai còn đặc biệt hơn cho những người khi họ
nghĩ đến năm 2000, họ nghĩ rằng có thể là tận thế hay gần đến tận thế. Lo lắng
cho ngày mai là bản tính con người, vì ngày mai là một phần quyết định cho đời
mình mà mình lại không quyết định được. Ngày mai ấy lại đáng lo vì chính mình
Chúa Giêsu đã xác nhận rằng: "Trong thế gian anh em sẽ phải gian nan khốn
khổ" (Ga 16,33).
Gian nan khốn khó như là thân phận con người và của
mọi người. Anh em sẽ khốn khó hơn vì anh em là đồ đệ của Thầy, vì anh em tin và
theo Thầy. Người nói: "Nếu thế gian ghét anh em thì nó đã ghét Thầy trước..."
(Ga 15,18-22). Song chính vì đức tin mà chúng ta phải gian nan đau khổ, thì
cũng chính nhờ đức tin vì Thiên Chúa mà chúng ta sẽ được an ủi. Cùng với Chúa,
chúng ta vượt thắng đau khổ do thế gian gây nên, thắng sự chết bằng chính những
đau khổ do thế gian gây nên, thắng sự chết bằng chính những đau khổ của Người,
"lấy độc trị độc". Chính sự chết của Ngài mà Ngài đã chiến thắng sự
chết và đem lại sự sống trưởng cửu cho những kẻ tin Ngài.
Chúng ta cần lưu ý để không thể sai lầm về sự chiến
thắng của Thiên Chúa, thái độ và hành động chiến thắng của Người là bằng tình
thương bằng hy sinh mà khắc phục được thế gian và đau khổ. Người không chủ
trương thắng bằng những lối hống hách, nhưng thói kiêu căng "thừa thắng
xông lên" để chà đạp những người yếu hèn hơn mình, không phải chiến thắng
bằng tiền của hay khoa học, mà bằng tình thương chân thật, dám chết cho người
mình yêu. Hiểu sai lầm về tình thương của Thiên Chúa sẽ khiến chúng ta đi lạc
đường lầm lối như Chúa nói: "Giờ sẽ đến và khi đã đến rồi, anh em sẽ phân
tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình" (Ga 16,32); "Chúa
Cha ở với Thầy và Thầy ở với anh em". Trước khi về trời, Chúa Giêsu nói:
"Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng phù trợ khác và
Ngài đến ở với anh em luôn mãi" (Ga 14,16).
Thiên Chúa ở gần chúng ta luôn mãi để nâng đỡ và che
chở chúng ta, song tiếc thay chúng ta không biết hay không màng chi đến Ngài,
như hai môn đệ trên đường Emmau có Chúa cùng đi với họ trong những lúc họ chán
nản nhất mà họ không nhận ra. Như câu chuyện người đi trên cát kể rằng: Trong
giấc mộng nửa đêm, một người kia mơ thấy mình đi bộ với Thiên Chúa trên bãi biển.
Người kia đã hồi tưởng mọi giai đoạn cuộc sống của mình được chiếu lại trên bầu
trời xanh, trong đó anh cũng thấy có hai cặp dấu chân in song hành trên cát, một
của anh và một của Chúa. Nhưng khi nhớ lại đến một quãng đời đen tối nhất của
mình, thì anh lại thấy lúc đó chỉ có một cặp dấu chân mà thôi. Như hoảng sợ,
anh liền hỏi Chúa: "Lạy Chúa, Chúa nói rằng một khi con theo Chúa thì nhất
định Chúa sẽ mãi mãi đồng hành với con, nên con không hiểu được tại sao lúc con
cần Chúa hơn hết thì Chúa lại bỏ con?"
Thiên Chúa trả lời: "Này con yêu quí của Cha,
Cha rất yêu thương con và không bao giờ lìa bỏ con, lúc con bị đau khổ thử
thách nhất, con thấy có chỉ có một cặp dấu chân trên cát là vì lúc đó Cha bồng
con trên tay". Amen.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 19:1-8: Jn 16:29-33.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ngôn ngữ xử dụng trong việc rao giảng
Tin Mừng.
Người rao giảng phải xử dụng ngôn ngữ nào để việc
rao giảng Tin Mừng có hiệu quả? Trước tiên, xét về phía người rao giảng, vì họ
là người đem lời chân lý của Chúa đến cho con người; nên lời của họ phải chứa đựng
sự thật. Thứ đến, xét về phía người nghe, đại đa số là thường dân và không có vốn
liếng văn chương nhiều để hiểu biết những lời nói bóng bảy, chải chuốt. Vì thế,
ngôn ngữ các nhà giảng thuyết dùng phải làm sao cho đơn giản, trong sáng, và dễ
hiểu. Hơn nữa, mục đích của việc rao giảng Tin Mừng là đưa khán giả tới niềm
tin vào Thiên Chúa và thúc đẩy việc ăn năn xám hối; chứ không phải là để thưởng
thức những áng văn hay phân tích văn chương. Vì thế, nhà giảng thuyết phải dùng
những lời chân tình, do Thánh Thần hướng dẫn, để đánh động tâm hồn khán giả,
giúp họ nhận ra tình thương Thiên Chúa, và nhận ra những yếu đuối và tội lỗi của
họ, sẵn sàng cho sự hoán cải tâm hồn.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta những ví dụ cụ thể
trong việc loan truyền Tin Mừng. Trong Bài Đọc I, khi Phaolô đến Ephesô và hỏi các
tín hữu ở đây họ đã lãnh nhận Thánh Thần chưa, họ trả lời: "Ngay cả việc
có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói." Phaolô giải thích
cho họ về sự khác nhau giữa hai Phép Rửa, và khi họ đã hiểu, ông làm Phép Rửa
nhân danh Đức Kitô cho họ, và họ được lãnh nhận Thánh Thần. Trong Phúc Âm, khi
Chúa Giêsu biết Cuộc Thương Khó đã gần kề, Ngài xử dụng ngôn ngữ chân thành của
tình yêu để giúp các Tông-đồ hiểu rõ những gì sắp xảy ra; để các ông biết cách
đối phó khi phải đương đầu với tình thế.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Phaolô kiên nhẫn giáo dục các tín hữu tại Ephêsô.
1.1/ Phaolô phân biệt hai Phép Rửa: Trong thời kỳ
đầu tiên của Giáo Hội, nhiều tín hữu nghĩ chỉ có một Phép Rửa duy nhất là Phép
Rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả. Họ chưa bao giờ nghe tới Phép Rửa bằng Thánh
Thần nhân danh Đức Kitô, và tại sao phải chịu Phép Rửa này, như lời các tín hữu
tại Ephesô trả lời Phaolô hôm nay: "Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi
cũng chưa hề được nghe nói." Hiểu biết sự thiếu thốn của dân, Phaolô kiên
nhẫn mở trí cho họ:
(1) Phép Rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả: là Phép Rửa
tỏ lòng sám hối. Ông Gioan làm Phép Rửa này để tha thứ và chuẩn bị tâm hồn cho
dân để họ tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu. Phép Rửa này cần thiết,
nhưng không phải là Phép Rửa duy nhất.
(2) Phép Rửa bằng Thánh Thần của Chúa Giêsu: Chúa
Giêsu chịu Phép Rửa bởi Gioan, nhưng không để được tha tội, vì Ngài chẳng có tội
gì để được tha. Các Giáo Phụ cắt nghĩa, Chúa Giêsu chịu Phép Rửa bởi Gioan để
thánh hiến Nước của sông Jordan và tất cả nước mà Giáo Hội dùng để rửa tội cho
các tín hữu. Nhưng điều khác biệt chính giữa hai Phép Rửa là sự hiện diện của
Thánh Thần đậu xuống trên Ngài.
Khi các tín hữu chịu Phép Rửa, họ không chỉ được tha
tội, nhưng còn được thánh hóa bởi Thánh Thần. Thánh Thần thánh hóa con người bằng
cách làm cho họ hiểu biết Lời Chúa, và ban những ơn thánh cần thiết để giúp họ
sống xứng đáng ơn gọi của những người làm con Chúa. Chúng ta có thể nhận thấy
điều này khi chứng kiến anh chị em tân tòng gia nhập đạo: họ không chỉ chịu
Phép Rửa bằng nước, nhưng còn lãnh nhận Thánh Thần qua việc xức dầu, và sau
cùng được lãnh nhận Bí-tích Thánh Thể trong cùng một nghi lễ. Đối với các em
bé, Giáo Hội chia ra làm ba Bí-tích riêng biệt trong quá trình thành người trưởng
thành của em: Rửa Tội khi ra đời, lãnh nhận Mình Chúa khi đến tuổi biết phân biệt,
và Thêm Sức khi đến tuổi biết làm chứng.
1.2/ Phaolô làm Phép Rửa ban Thánh Thần cho các tín
hữu: "Khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ
nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người." Nói tiếng
lạ không chỉ giới hạn vào việc nói các ngôn ngữ khác nhau như các Tông-đồ trong
ngày Lễ Ngũ Tuần; nhưng trải rộng trong việc nói ngôn ngữ làm cho người khác hiểu
những gì mình nói: ngôn ngữ của sự thật và của tình yêu. Nói tiên tri cũng
không giới hạn vào việc tiên báo những sự kiện sẽ xảy đến trong tương lai;
nhưng là nói thay Chúa, loan truyền những Tin Mừng cho những người chưa được
nghe Thiên Chúa nói trong cuộc đời của họ. Khi các tín hữu được nói tiếng lạ và
nói tiên tri, họ không nói những lời vô nghĩa và lộn xộn như những người mất
trí; nhưng là những lời sự thật và xây dựng mà các tín hữu khác có thể hiểu.
Sau khi làm Phép Rửa, ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh
dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ.
2/
Phúc Âm: Chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.
2.1/ Đức tin và sự thử luyện:
(1) Chúa Giêsu nói từ tâm lòng với các môn đệ: Như
chúng tôi đã đề cập trong những lần chia sẻ trước, trình thuật hôm nay nằm
trong phần giáo dục dành riêng cho các môn đệ của Chúa Giêsu. Khán giả khác thì
ngôn ngữ và lối suy luận dùng cũng phải khác, nhất là Chúa Giêsu không cón nhiều
thời gian để dạy dỗ các ông, nên Ngài dùng ngôn ngữ của trái tim để chuẩn bị
cho các ông những gì sắp xảy đến. Không lạ gì mà các ông hiểu và thưa Ngài:
"Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây,
chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy.
Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến."
(2) Giờ các môn đệ có đức tin là giờ mà cả Thầy trò
phải chịu thử thách. Đức Giêsu đáp: "Bây giờ anh em tin à? Này đến giờ -
và giờ ấy đã đến rồi - anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc
một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy." Chúa Giêsu
không có ý mỉa mai các môn đệ khi nói những lời này, nhưng Ngài muốn các ông hiểu
hai sự thực quan trọng: Thứ nhất, đức tin cần phải được thử luyện để biết đâu
là đức tin vững chắc. Thứ hai, người nào có đức tin vững chắc không bao giờ cô
độc; người ấy luôn có Thiên Chúa đồng hành và vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.
2.2/ Chúa Giêsu để lại hai nguồn bình an của Ngài
cho các môn đệ.
(1) Các môn đệ được bình an khi phản bội Thầy: Làm
sao chúng ta hiểu câu tuyên bố của Chúa: "Thầy nói với anh em những điều ấy,
để trong Thầy anh em được bình an." Chúa biết các ông sẽ phản bội Ngài vì
sợ hãi và yếu đuối trong Cuộc Thương Khó; nhưng Chúa vẫn yêu thương và trung
thành với các ông. Chúa muốn nói những lời này trước khi sự phản bội xảy ra, để
các ông đừng thất vọng đến chỗ tìm quyên sinh như Judah, nhưng biết tin vào sự
tha thứ của Ngài.
(2) Lời hứa chiến thắng trước khi đụng trận:
"Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy
đã thắng thế gian." Không có gì kích thích lòng nhiệt thành của các môn đệ
hơn là lời hứa sẽ chiến thắng. Một khi đã nắm chắc phần thắng lợi trong tay,
người môn đệ sẽ lao vào chiến trường mà không gian nguy nào có thể làm chùn
chân ông.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta không cần dùng những lời lẽ văn chương
bóng bảy hay chải chuốt trong việc loan báo Tin Mừng; nhưng cần những lời sự thật,
đơn sơ mà mọi người đều có thể hiểu.
- Quan trọng hơn nữa là chúng ta nên dùng những lời
chân tình phát xuất từ trái tim, và được sưởi ấm bởi Thánh Thần. Khán giả dễ nhận
ra và đồng cảm với những người quan tâm đến cuộc sống của họ, vì Thánh Thần
cũng là Người đang hoạt động trong khán giả.
- Chúng ta đừng sợ bất cứ điều gì trong hành trình
rao giảng Tin Mừng, vì chúng ta tin tưởng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn đồng hành để
soi sáng, nâng đỡ và bảo vệ chúng ta.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
09/05/16 THỨ HAI TUẦN 7 PS
Ga 16,29-33
Ga 16,29-33
Suy niệm: Nếu mất của cải đã là sự mất mát, mất sức khỏe là cái mất lớn hơn, thì mất can đảm là mất tất cả. Vì thế, lời Chúa hôm nay là lời đầy khích lệ cho những ai tin vào Chúa, đồng thời gieo niềm hy vọng cho những người đang đối mặt với thử thách bổn phận và khổ đau vì đức tin. Chúa Giê-su cho chúng ta
tất cả, bởi Ngài kêu gọi các tín hữu can đảm chấp nhận những gì xảy đến cho mình. Lời kêu gọi này còn là một bảo chứng, vì Chúa đã thắng thế gian. Chúa thắng thế gian, bởi Ngài mạnh hơn sự vùng vẫy của ác thần và uy quyền Ngài vượt trỗi sự tàn phá của tội lỗi. Chúa đã thắng thế gian, vì Ngài chỗi dậy từ cõi chết và đã sống lại. Khổ đau, bách hại và ngay cả cái chết cũng không cưỡng bách được Ngài rời bỏ ý định cứu độ nhân loại; trái lại, chúng càng làm cho lòng yêu
mến của Chúa Giê-su với Chúa Cha và với nhân loại càng thêm rõ ràng qua việc thực thi thánh ý Chúa Cha. Tình
yêu và sự sống lại của Chúa bảo đảm cho những ai can đảm sống với Ngài trong mọi thử thách.
Mời Bạn: Gian nan từng làm bạn nản chí, nghi ngờ lòng yêu thương và sự quan phòng của Thiên Chúa. Nhìn vào Mẹ Maria, bạn học được gương sáng gì khích lệ bạn can đảm tín thác vào Chúa trong hoàn cảnh của bạn?
Sống Lời Chúa: Lần một tràng hạt dâng lên Mẹ và xin Mẹ cho gia đình bạn hay cho
một gia đình khác được can đảm sống đức tin.
Cầu nguyện: Xin Chúa dạy con biết chiến đấu mà không ngại thương tích…, biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào hơn là được biết con đang thi hành thánh ý Chúa.
Thầy không một mình
Đức Giêsu không
phải là người thích cô đơn, khép kín. Ngài dễ đến với dân chúng, với mọi hạng người. Ngài gặp gỡ họ, loan Tin Vui, và cho họ được tâm thân an lạc.
Suy
niệm:
Cô
đơn trên đời là điều ai cũng sợ.
Phải
chăng vì người ta không được dựng nên để sống một mình?
Chẳng
phải chỉ người trẻ mới sợ cô đơn và tìm cách tránh né.
Người
già cũng sợ không kém .
Người
ta sợ đi về thế giới bên kia một mình.
Trong
thân phận làm người, Đức Giêsu cũng phải đối diện với nỗi cô đơn.
Ngài
không lập gia đình, không có một người bạn đời để chia sẻ.
Bù lại,
Ngài có những người thân yêu ở làng Nazareth.
Nhưng
ngay cả cha mẹ Ngài cũng không hiểu hết được Ngài (Lc 2, 50).
Khi
đi rao giảng Tin Mừng, Ngài có những người bạn mới là các môn đệ.
Tiếc
thay, họ không phải là những người luôn luôn hiểu Ngài.
Ngài
muốn chia sẻ cho họ tất cả cái riêng tư giữa Ngài với Cha.
Nhưng
họ chưa đủ sức kham nổi.
Đức
Giêsu không phải là người thích cô đơn, khép kín.
Ngài
dễ đến với dân chúng, với mọi hạng người.
Ngài
gặp gỡ họ, loan Tin Vui, và cho họ được tâm thân an lạc.
Các bệnh
nhân, tội nhân, trẻ em, phụ nữ,
cũng
không ngại đến với Ngài để trò chuyện hay chia sẻ một bữa ăn.
Dù vậy
tìm được một sự đồng cảm trọn vẹn nơi con người
vẫn
là điều khó đối với Đức Giêsu,
bởi lẽ
Ngài còn thuộc về một thế giới khác trên cao.
Ngài
mãi mãi là một màu nhiệm đối với trí khôn hạn hẹp của con người.
Chỉ
khi trở về với nguồn cội đời mình,
Đức
Giêsu mới ra khỏi được nỗi cô đơn trống trải ấy.
“Tôi
không (xét đoán) một mình, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi” (Ga 8, 16).
Chính
vì Đức Giêsu luôn nói và làm mọi sự theo ý Cha,
nên
Ngài chẳng bao giờ cô đơn .
“Đấng
đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi một mình,
vì
tôi luôn làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29).
Vào
giây phút chia ly này, khi Đức Giêsu biết điều sắp xảy đến:
“Anh
em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả, và để Thầy một mình.
Nhưng
Thầy không một mình đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy” (c. 32).
Đức
Giêsu không cô đơn trong cuộc sống,
mà
ngay cả khi Ngài kêu lớn tiếng trên thập giá :
“Lạy
Thiên Chúa tôi, tại sao Chúa bỏ tôi?” (Mc 15, 34),
lúc
đó lại là lúc Đức Giêsu gần Cha hơn cả, kết hợp với Cha hơn cả.
Đức
Giêsu thực sự chẳng bao giờ cô đơn tuyệt đối,
vì
Cha thực sự chẳng bao giờ bỏ Ngài,
và
Ngài cũng chẳng bao giờ bỏ Cha.
Chúng
ta xin được ơn dám chịu cô đơn trước thế gian tội lỗi,
để được
một mình với Chúa.
Cầu
nguyện:
Giữa những ồn ào của đám đông,
giữa những sôi nổi của thành công
và ê chề của thất bại,
xin dành một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa những đam mê quay cuồng,
giữa những khát khao thèm muốn
và những trói buộc của sợ hãi, âu lo,
xin giữ một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa lúc bị cuộc đời từ khước,
giữa lúc bơ vơ đi trong đêm mênh mông,
chẳng có ai để cậy dựa,
xin trở về với cõi riêng bên Giêsu,
để một mình ở đó,
trầm
lắng và bình an.
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9
THÁNG NĂM
Ngài
Đổi Mới Mọi Sự
Có một
số nơi chốn đặc biệt mà chúng ta được dẫn tới để cảm nghiệm trong mùa Phục
Sinh. Trước hết, đó là căn gác thượng ở Giê-ru-sa-lem. Căn gác thượng này đã trở
thành nơi lẩn tránh cho các Tông Đồ; tại đó, Giáo Hội của những khoảnh khắc ban
đầu phục sinh bắt đầu triển nở. Không lâu sau đó, căn gác ấy trở thành địa chỉ
của một cuộc Xuất Hành mới – cuộc Xuất Hành của Dân Thiên Chúa trong giao ước mới
đi vào thế giới. Tại nơi chốn thánh thiêng này, những lời của Sách Khải Huyền
được ghi khắc: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21, 5).
Căn
gác thượng này vốn cũng là nơi đánh dấu cuộc chia tay của Đức Kitô. Thật hàm
súc ý nghĩa sự kiện rằng sau khi Giu-đa rời khỏi phòng Tiệc Ly, Đức Giêsu đã
cho biết bằng cách nào Thiên Chúa Cha sẽ được tôn vinh nơi Người. Người cũng
nói về cách thế mà chính Người sẽ được tôn vinh. Những lời ấy được Người nói ra
đúng lúc mà kẻ phản bội sửa soạn cuộc giao nộp Người trong vườn.
Theo
suy nghĩ thường tình nhân loại, thì người ta không kỳ vọng một diễn từ như thế.
Bởi tất cả những gì sắp sửa xảy ra – theo cách nghĩ của con người – quả là một
sự phủ nhận vinh quang của Đức Kitô. Người bị lăng nhục và bị hành hạ! Nhưng, lời
Đức Giêsu vượt quá sự nhận hiểu nhân loại. Chúng ta nhận ra trong những lời ấy
mầu nhiệm thần linh của Đức Kitô.
Nơi
thập giá Đức Kitô, Thiên Chúa được tôn vinh là tình yêu và sự thật, công lý và
từ bi. Thiên Chúa Cha cũng đã tôn vinh Đức Kitô, và dấu chứng của sự tôn vinh
này là cuộc phục sinh của Người vào ngày thứ ba. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu
đã nói những lời ấy tại bữa tiệc chia tay. Những lời thật bất bình thường song
đồng thời cũng thật tràn trề một sự thật khác: sự thật cứu độ. Nói lên những lời
ấy, Người đang đổi mới mọi sự.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 09-5
Cv 19, 1-8; Ga 16, 29-33
Lời
suy niệm: “Trong
thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế
gian.”
Trước
những ngày Chúa Giêsu đi vào cuộc khổ nạn. Người không còn dùng dụ ngôn mà nói
với các môn đệ nữa, nhưng Người nói rõ ra, để khi sự việc xãy ra các ông đã biết
trước, mà vững tin với lòng trông cậy vào Người. Chính nhờ những điều được nói
rõ của Người mà các môn đệ đã mạnh dạn công hai công bố: “Giờ đây chúng con nhận
ra là Thầy biết hết mọi sự... vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến,
và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.
Lạy
Chúa Giêsu. Đây là niềm tin của các Tông Đồ, và qua Giáo Hội, chúng con cũng nhận
lãnh cùng một niềm tin này để sống và được ơn cứu độ của Chúa. Xin ban cho
chúng con được ơn đức tin ngày càng trưởng thành dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh
Thần. Để chúng con sống đẹp lòng Chúa hơn.
Mạnh
Phương
09
Tháng năm
Hòn Ðá Ném Ði
Văn
hào Nga Leon Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất
nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một
miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có.
Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến
một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố
thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người
hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta
mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả
lại ngươi".
Ði
đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu
mang sự báo thù.
Năm
tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận,
người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm
đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi
căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời
bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn
ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối
cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người
hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng
hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con
người khốn khổ như ta".
Tha
thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống
hiến cho con người.
Trao
ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ
làm hơn trao ban lòng tha thứ. Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha
thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình. Của lễ hy sinh trên thập giá củaChúa
Giêsu đã nên trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha thứ cho
chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm".
Tha
thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên
Chúa hơn cả. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa
tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy
mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng...
Tha
thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên
giống Thiên Chúa.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét