Trang

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

12-05-2016 : THỨ NĂM - TUẦN VII PHỤC SINH

12/05/2016
Thứ Năm tuần 7 Phục Sinh


Bài Ðọc I: Cv 22, 30; 23, 6-11
"Con phải làm chứng về Ta tại Rôma".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: "Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết". Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: "Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?" Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn.
Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: Ngài là chúa tể con; Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. - Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.
3) Bởi thế, lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy điều hư nát. - Ðáp.
4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa, tới muôn muôn đời! - Ðáp.

Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 17, 20-26
"Xin cho chúng nên một".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Cầu Cho Hiệp Nhất
Có một câu chuyện cổ được kể lại như sau: trong một cuộc họp tất cả các muông thú rừng xanh, dòng nhà cọp đã dành được ngôi vị chúa sơn lâm nhờ vào sức mạnh và bản tính hung dữ của chúng. Ngày kia, cọp gặp người thợ săn, trước khi buông phát tên, người thợ săn nói với cọp: "Hỡi chúa sơn lâm, hãy đón nhận các điều mà con người gửi đến cho các muông thú". Và một phát tên đã cắm phập vào lưng cọp, quá đau đớn nên cọp đã chạy vào rừng rậm.
Thấy cọp bỏ chạy, một con sói già hỏi tại sao? Cọp lắc đầu đáp: "Chỉ một lời con người muốn nói với chúng ta mà đã làm cho ta đau đớn đến thế này, thì làm sao ta có thể chống lại được bọn họ". Sói già an ủi cọp: "Ðiều suy nghĩ của chúa sơn lâm thật thực tế, tuy nhiên chúa sơn lâm đã quên một điều là nếu tất cả các muông thú rừng xanh đoàn kết lại, chúng ta có thể chống lại con người. Tỉ như họ hàng nhà sói chúng tôi tuy sức mạnh không bằng chúa sơn lâm, nhưng một bầy sói vẫn có thể nuốt trọn tên thợ săn". Ý kiến thật hay, tuy nhiên thú rừng vẫn cứ bị tiêu diệt vì chẳng bao giờ chúng học được hai chữ "đoàn kết - hợp nhất".
Anh chị em thân mến!
Trước khi từ giả các môn đệ để về cùng Cha, Chúa Giêsu biết rằng những kẻ theo Ngài sẽ bị thế gian ghét bỏ và vì quyền lực của sự dữ tấn công. Nếu đơn độc chiến đấu, chắc chắn họ sẽ thất bại cũng như nguyên tổ của họ đã thất bại. Nếu con người thua trận lần nữa thì việc cứu chuộc của Chúa Giêsu trở thành luống công vô ích. Bởi thế mà Ngài đã cầu nguyện cho họ "như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha". Chúa Giêsu không cầu xin cho họ có sức mạnh, vì sức mạnh thường đưa con người vào nguy cơ ỉ lại vào chính mình, không còn biết đến ai và lúc đó, con người trở thành hòn đảo cô độc.
Ngài cũng không cầu xin cho con người có quyền lực, vì quyền lực dễ đưa con người vào hố sâu của tham vọng, tham vọng thống trị, buộc người khác phải phục vụ mình, tham vọng giàu sang đã có quyền lại có thế để rồi từ đây sẽ phát sinh ra biết bao nhiêu tham vọng khác.
Hẳn thật, sức mạnh và quyền lực sẽ chóng giúp con người từ thành đạt đến thành công. Có được hai yếu tố này, mọi tổ chức chẳng lo gì phải thất bại, Vậy mà khi cầu nguyện cho Giáo Hội, cộng đoàn của những kẻ nhờ lời các tông đồ mà tin, thì Chúa Giêsu lại không xin cho Giáo Hội được phát triển bằng sức mạnh và quyền lực, nhưng Ngài chỉ xin cho tất cả được hiệp nhất trong Ngài và hiệp nhất với nhau, để Ngài ở đâu thì họ cũng được ở đó, và để họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đem lửa xuống trần gian và Ngài hằng ao ước cho lửa ấy cháy lên. Ngài vẫn luôn mong mỏi cả thế gian tin nhận rằng: Ngài là Ðấng Cứu Thế duy nhất.
Tuy nhiên, con đường Ngài đi và phương thế Ngài dùng lại hoàn toàn khác biệt, tất cả được gói trọn trong hai chữ "Yêu Thương - Phục Vụ". Bởi thế, muốn phản chiếu hình ảnh trung thực của Chúa Giêsu, không gì hiệu nghiệm cho bằng sống yêu thương - hiệp nhất.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu tuy đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện, Bởi vì bao lâu còn góc cạnh là bấy lâu chẳng thể đặt sát gần nhau và nếu chỉ một phía cắt bỏ các góc cạnh mà thôi thì vẫn còn xa cách. Sự hiệp nhất chỉ được phát sinh từ những cố gắng của mọi phía. Chẳng thể ngồi chờ đợi kẻ khác, còn tôi cứ đóng khung trong các chứng tật cố hữu của mình, xem như chẳng liên quan đến ai cả.
Lạy Chúa, khi đã trở thành phần tử trong nhiệm thể Chúa Kitô, chắc chắn mỗi người trong chúng con không thể đứng riêng rẽ một mình, nhưng phải liên kết với nhau để thông truyền sức sống. Muốn liên kết chúng con phải cắt bỏ những chứng tật cố hữu, phải hy sinh trong mọi lúc. Thế nhưng, nhờ những hy sinh này, chúng con sẽ nên một trong Chúa và sẽ được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa hành động. Amen.
Veritas Asia



Li Chúa Mi Ngày
Th Năm Tun VII PS
Bài đc: Acts 22:30, 23:6-11: Jn 17:20-26.

GII THIU CH Đ: Chia r và hip nht
Hip nht là điu ao ước ca con người cho gia đình, cng đoàn, Giáo Hi, và toàn thế gii. Nhưng s hip nht h ti điu gì? Có phi là cùng chung mt màu da hay nói cùng mt ngôn ng? Nếu hip nht ch cn như thế, thì đã không có nhng cuc ni chiến tương tàn như chiến tranh Nam-Bc ti Vit Nam! Có phi là mang cùng mt tên gi? Nếu thế, đã không có quá nhiu giáo phái gia các Kitô hu! Hay tin vào cùng mt Chúa? C ba tôn giáo đc thn: Do-thái, Kitô Giáo, và Hi Giáo đu tin vào mt Chúa mà vn không hip nht vi nhau! Các Đc Giáo Hoàng sau này đã kêu gi và c võ cho s hip nht bng cách chú trng nhiu đến đim tương đng gia các tôn giáo, đ cùng nhau làm vic và làm cho mi người nhn biết Thiên Chúa.
Các Bài Đc hôm nay cho chúng ta thy s hip nht hòan ho phi đt căn bn trên s tht và yêu thương quí trng nhau. Trong Bài Đc I, Phaolô tuy là người rao ging v hip nht v nn hc thn hc thân th, đã nói nhng li gây ra cuc u đ d di gia hai phái Pharisees và Saduccees. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chú trng đến vic làm theo thánh ý Thiên Chúa và yêu thương. Đây là hai điu căn bn xây dng s hip nht.

KHAI TRIN BÀI ĐC:
1/ Bài đc I: Chính vì hy vng rng k chết s sng li mà tôi b đưa ra xét x.
1.1/ Phaolô gây chia r gia nhng người Pharisees và Saduccees trong THĐ:
(1) S sng li: Phaolô rt tinh ý. Ông biết c hai giáo phái đu chng ông v nim tin vào Đc Kitô, nên ông không đ cp trc tiếp đến Đc Kitô; nhưng ông đ cp đến s sng li mà hai giáo phái khác bit nhau, nên ông nói ln tiếng gia hi ngh: "Thưa anh em, tôi là người Pharisee, thuc giòng dõi Pharisees; chính vì hy vng rng k chết s sng li mà tôi b đưa ra xét x."
(2) Hu qu ca nhng gì Phaolô nói: Ông va nói thế, thì người Pharisees và người Saduccees chng đi nhau, khiến hi ngh chia r. Tht vy, người Saduccees ch trương rng chng có s sng li, chng có thiên s hay qu thn; còn người Pharisees thì li tin là có.
Người ta la li om sòm. Có my kinh sư thuc phái Pharisees đng lên phn đi mnh m: "Chúng tôi không thy người này có gì là xu. Biết đâu mt v thn hay mt thiên s đã nói vi ông y?" Hai bên chng đi gay gt đến ni v ch huy s người ta xé xác ông Phaolô, nên mi ra lnh cho lính xung lôi ông ra khi đám người đó mà đưa v đn.
1.2/ Nim tin ca Phaolô vào s sng li: Mt người có th trách Phaolô đã gây chia r trong THĐ, và đã không là s gi mang hòa bình ti cho mi người; nhưng Phaolô hoàn toàn có lý khi làm như thế vì nhng lý do sau:
+ Hip nht lý tưởng là hip nht trong s tht; ch không hip nht trong s gian di. Nhng người trong THĐ đã không theo hướng dn ca L Lut khi xét x Chúa Giêsu, Phêrô, Phaolô, và các môn đ ca Ngài. Mt THĐ gm nhng người như thế, con người không buc phi tuân theo, như Phêrô và Gioan đã tng nói: "Chúng tôi phi vâng li Thiên Chúa hơn vâng li người đi." Phaolô không nói điu gì gian di, nhưng hoàn toàn đúng theo s tht: Ông tin có s sng li, và chính vì điu này mà ông vào tin Đc Kitô, khi Ngài hin ra khuyến cáo ông trên đường ngã nga ti Damascus. S sng li là nn tng chính yếu cho đc tin ca Kitô Giáo, đến ni Phaolô đã phi nói mnh: "Nếu Đc Kitô không sng li, nim tin ca chúng ta s ra vô ích."
+ Hip nht đòi con người phi công bng: Người Kitô hu không phi ngây thơ đến đ "c đưa má cho người ta v;" nhưng có lúc h phi cht vn nhng người bt nt, như Chúa Giêsu đã cht vn viên sĩ quan ca Thượng Tế, khi hn v mt Ngài: "Nếu Ta nói sai, hãy chng minh; nếu ta nói phi, sao ngươi đánh Ta" (Jn 18:22)?
+ Hip nht đòi người môn đ phi khôn ngoan: Phaolô biết cách phân tán lc lượng ca k thù; đng thi ông cũng biết cách đt vn đ cho con người phi suy nghĩ. Chính Chúa Giêsu cũng hài lòng v nhng gì ông làm, khi "đêm y Chúa đến bên ông Phaolô và nói: "Hãy vng lòng! Con đã long trng làm chng cho Thy Jerusalem thế nào, thì con cũng phi làm chng như vy ti Rôma na.""
2/ Phúc Âm: Đ tt c nên mt, như Cha trong con và con trong Cha.
2.1/ Mô hình lý tưởng ca sư hip nht: S hip nht gia Ba Ngôi Thiên Chúa.
+ Hip nht trong s tht: mi người cùng chung mt nim tin vào Đc Kitô. Đây là li cu nguyn ca Chúa Giêsu cho hết mi người, trong đó có chúng ta, nhng người đã tin vào Ngài: "Con không ch cu nguyn cho nhng người này, nhưng còn cho nhng ai nh li h mà tin vào con, đ tt c nên mt, như Cha trong con và con trong Cha đ h cũng trong chúng ta. Như vy, thế gian s tin rng Cha đã sai con." Trong li cu nguyn này, chúng ta thy biu l mt nim tin không lay chuyn ca Chúa Giêsu vào Thiên Chúa và vào con người, cho du Ngài đã thy trước s phn bi ca các môn đ trong Cuc Thương Khó. Ngài tin các môn đ, sau khi đã tri qua sóng gió, s nhn ra s tht, s tin và làm chng cho Ngài.
+ Hip nht trong tình yêu: mi người cùng chung mt tình yêu đến t Thiên Chúa. Chúa Giêsu biết rõ hai điu căn bn cho s hip nht là s tht và tình yêu, nên Ngài cu xin vi Chúa Cha: "Phn con, con đã ban cho h vinh quang mà Cha đã ban cho con, đ h được nên mt như chúng ta là mt: Con trong h và Cha trong con, đ h được hoàn toàn nên mt; như vy, thế gian s nhn biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương h như đã yêu thương con." Tình yêu phi là đng phc ca hip nht: các tín hu có th khác bit v nhng điu khác, nhưng phi cùng mt tình yêu, như Chúa đã nhn mnh: "Người ta c du này, mà nhn biết các con là môn đ Thy, là các con yêu thương nhau" (Jn 13:35).
2.2/ Vinh quang ca Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu: Tình yêu đòi hi s hip nht vi nhau trong mi nơi và mi lúc, khi vinh quang cũng như lúc gian kh. Chúa Giêsu cu xin Chúa Cha liên kết Ngài vi các môn đ luôn: "Ly Cha, con mun rng con đâu, thì nhng người Cha đã ban cho con cũng đó vi con, đ h chiêm ngưỡng vinh quang ca con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được to thành." Vinh quang Thiên Chúa đã ban cho Chúa Giêsu là nhng điu gì?
(1) Thp Giá là vinh quang ca Chúa Giêsu: Theo Gioan, khi chu treo trên Thp Giá là lúc Chúa Giêsu được vinh quang. Thiên Chúa cũng được vinh quang vì Kế Hoch Cu Đ ca Ngài hoàn tt. Con người cũng được vinh quang vì t nay con người không dưới ách ca t thn na. Vì thế, khi các môn đ chu đng đau kh vì Chúa Giêsu, h mang li vinh quang cho chính h và cho Thiên Chúa.
(2) Hoàn toàn vâng li làm theo thánh ý Thiên Chúa là vinh quang ca Chúa Giêsu: Trong gi phút hp hi Vườn Cây Du, Chúa Giêsu đã cu nguyn đ làm theo thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, vượt qua mi gian kh đ chu toàn thánh ý Thiên Chúa, làm Chúa Giêsu được vinh quang.
(3) Làm cho các môn đ nhn biết Chúa là vinh quang: "Con đã cho h biết danh Cha, và s còn cho h biết na, đ tình Cha đã yêu thương con, trong h, và con cũng trong h na."
Khi các môn đ làm cho mi người nhn biết Thiên Chúa, h làm cho Danh Chúa được c sáng.

ÁP DNG TRONG CUC SNG:
- Đ có hip nht trong gia đình và cng đoàn, chúng ta cn biết sng theo s tht và yêu thương nhau bng tình yêu Thiên Chúa.
- Mi con người đu có ý kiến khác nhau. Điu làm cho con người liên kết vi nhau là cùng làm theo ý Thiên Chúa.
Linh mc Anthony Đinh Minh Tiên, OP

12/05/16 TH NĂM TUN 7 PS
Th. Nê-rê-ô và A-ki-lê-ô, tử đạo
Ga 17,20-26

Suy nim: Ch trong mt đon ngn Chúa Giê-su lp li ti hai ln cũng mt li nguyn xin này: “Xin cho chúng nên mt trong chúng ta.” Và Ngài còn nói thêm đó là điu kin đ thế gian tin nhn Chúa. Trong Giáo Hi vn tn ti mt gương xu ln, đó là s chia r gia các Ki-tô hu. Công giáo Rô-ma, Chính thng giáo, các h phái Tin Lành, Anh giáo, tt c đu tuyên xưng Đc Giê-su Ki-tô là Đng Cu Đ mà li chia r nhau, s chia r đã kéo dài c thiên niên k vn chưa hàn gn được. Như thế thì thế gian làm sao tin được Chúa Giê-su Ki-tô được Chúa Cha sai đến đ làm Đng Cu Đ trn gian?
Mi Bn: Hng năm có mt tun l cu nguyn cho các Ki-tô hu hip nht. Bn có biết tun l đó vào ngày tháng nào không? Và quan trng hơn, bn có cm thy ưu tư vì s chia r vn còn tn ti như mt gương xu ln trong Giáo Hi không? Và nht là bn đã có ý thc làm mt cái gì đó tt đp đ các Ki-tô hu đang chia r được xích li gn nhau hơn không?
Chia s: Theo bn, phi làm gì c th đ bt đu công cuc hip nht này?
Sng Li Chúa: R mt bn na đi thăm mt người anh em Ki-tô hu khác (Tin Lành chng hn).
Cu nguyn: Hát hoc đc: Ly Cha xin hãy cho mi người hip nht nên mt, như Cha trong con và như con trong Cha. Xin Cha cho mi người nên mt trong chúng ta, hu cho thế gian tin rng Cha đã sai con.

Đ h được nên mt
 Chúng ta cu cho s hip nht yêu thương gia các Kitô hu trên thế gii. Nếu mt phn ba dân s thế gii sng nên mt trong yêu thương, hai phn ba còn li s sng trong hnh phúc bình an.


Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm nay là phần cuối của Lời Nguyện sau Tiệc Ly.
Đức Giêsu cầu nguyện, không phải cho các môn đệ đang hiện diện,
nhưng cho các môn đệ tương lai, là chính chúng ta,
những người tin nhờ nghe lời giảng của các môn đệ đi trước (c.20).
Hôm nay Đức Giêsu là Thượng Tế trên trời, là Đấng Trung Gian duy nhất,
vẫn dâng lên Chúa Cha lời nguyện tương tự.
Ngài nhìn thấy một phần ba dân số thế giới là Kitô hữu, hơn hai tỷ người.
Ngài nhìn thấy những người theo Công Giáo gồm hơn một tỷ,
theo Chính Thống giáo, Tin Lành, Anh giáo và bao giáo phái khác.
Ngài xin Cha cho họ nên một, như Cha và Con là một (c. 22).
Đức Giêsu đã xin cho các môn đệ đang hiện diện bên Ngài
được nên một “như chúng ta” (Ga 17, 11b).
Bây giờ Ngài xin cho các môn đệ tương lai cũng được nên một.
Sự hiệp nhất nên một giữa Cha và Con
vừa là khuôn mẫu, vừa là nguồn mạch cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu.
“Để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (c. 21).
Cha và Con ở trong nhau, đó là mẫu mực cho sự hiệp nhất.
Chúng ta được mời gọi ở trong nhau khắng khít như Cha và Con.
Điều này không thể thực hiện được, nếu chúng ta không được đưa vào
trong mối tương quan thân thiết giữa Cha và Con:
“để họ cũng ở trong Chúng Ta” (c. 21).
Các Kitô hữu chỉ hiệp nhất khi họ được sống trong nguồn hiệp nhất
là sự ở trong nhau giữa Cha và Con.
Trong Lời Nguyện của Đức Giêsu, ta thấy có một tương quan ba chiều
giữa Cha, Con và các môn đệ.
“Con ở trong họ và Cha ở trong Con…
Cha đã yêu thương họ như đã yêu thương Con” (c. 23).
“Tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa” (c.26).
Tương quan này sâu lắng đến mức có sự ở lại trong nhau thật sự
giữa Cha, Con và các môn đệ là chính chúng ta.
Tuy vậy ít khi chúng ta dám nghĩ mình có tương quan gần gũi đến thế
với thế giới siêu việt của Cha và Con.
Nhưng Đức Giêsu còn nói đến tương quan giữa các môn đệ với thế gian.
Chỉ khi có sự hiệp nhất giữa các môn đệ, lúc đó mới hy vọng
“Thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (c. 21),
“Thế gian sẽ nhận biết rằng Cha đã sai Con (c. 23).
Chúng ta cầu cho sự hiệp nhất yêu thương giữa các Kitô hữu trên thế giới.
Nếu một phần ba dân số thế giới sống nên một trong yêu thương,
hai phần ba còn lại sẽ sống trong hạnh phúc bình an.
Cầu nguyn:

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng con tôn thờ,
xin giúp con quên mình hoàn toàn
để ở lại trong Chúa.
lặng lẽ và an bình
như thể hồn con đã sống trong vĩnh cửu.

Lạy Đấng thường hằng bất biến,
mong sao không gì có thể khuấy động
sự bình an của con,
hay làm cho con ra khỏi Chúa;
nhưng ước chi mỗi phút lại đưa con
tiến xa hơn vào chiều sâu của mầu nhiệm Chúa !

Xin làm cho hồn con bình an thanh thản,
xin biến hồn con thành chốn trời cao,
thành nơi cư ngụ dấu yêu của Chúa,
nơi Chúa nghỉ ngơi.

Ước chi
con không bao giờ để Chúa ở đó một mình
nhưng con luôn có mặt, với trọn cả con người,
với thái độ nhạy bén trong đức tin,
cung kính tôn thờ
và phó mình cho Chúa sáng tạo.
(Lời nguyện của chân phước Elisabeth de Trinité)

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12 THÁNG NĂM
Mệnh Lệnh Cuối Cùng
“Mọi quyền hành trên trời và dưới đất đã được trao cho Thầy” (Mt 28, 18). Vào ngày thứ bốn mươi sau phục sinh, sự sống mới nơi Đức Kitô biểu hiện chiều kích thiêng liêng của nó vượt quá thời gian. Ngày Thăng Thiên, trọn vẹn uy quyền của Đức Kitô Phục Sinh đã được mở ra cho thấy. Đó là “uy quyền trên trời và dưới đất”. Sức mạnh và uy quyền đó, Đức Kitô đã có từ muôn thuở, vì Người là Con đồng bản tính với Chúa Cha. Giê-su Na-da-rét, trong tư cách là một con người, đã chiến thắng xuyên qua thập giá của Người; và Thiên Chúa Cha đã trao cho Người mọi quyền uy và sức mạnh. Quyền hành ấy đến từ sức mạnh cứu độ.
Và với quyền hành ấy, Đức Kitô đã trao cho các Tông Đồ mệnh lệnh cuối cùng của Người trên dương thế: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!” (Mt 28, 19 – 20). Sứ mạng của các Tông Đồ là rao giảng Tin Mừng: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).
Khi chúng ta nghe những lời ấy, những lời chứa đầy sức mạnh cứu độ của Đức Kitô, chúng ta nghĩ ngay đến Nhóm Mười Hai là những người đầu tiên đã nghe lệnh truyền ấy.
Nhưng chúng ta không thể tách rời mệnh lệnh này trong biến cố Thăng Thiên ra khỏi hoa trái của nó trong đời sống Giáo Hội và trong lịch sử của các quốc gia và các dân tộc. Hoa trái đó là sự cứu rỗi các linh hồn.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Li Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 12 - 5
Cv 22, 1-30; 23,6-11; Ga 17, 20-26.

LỜI SUY NIỆM: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con”.
Chúa Giêsu là Con Một yêu dấu của Chúa Cha, Người đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng. Những lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chắc chắn được Chúa Cha nhậm lời. Chúa Giêsu không những cầu nguyện cho các Tông Đồ yêu dấu của Người, nhưng Người còn cầu nguyện cho tất cả chúng ta là những con người đã được các Tông Đồ truyền lại đức tin đó, và đã chịu phép Rửa Tội.
Lạy Chúa Giêsu. Tất cả chúng con đang sống trong lời cầu nguyện của Chúa. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn hiệp thông với Chúa trong lời cầu nguyện này để được sống an lành trong tình yêu thương ơn cứu độ của Chúa.
Mạnh Phương

12 Tháng Năm
Danh Dự Cho Ai
Văn sĩ Pháp Alexandre Piron qua đời năm 1773, thường có thói quen đi dạo trong khu rừng Boulogne giữa thủ đô Paris. Một ngày nọ, ông ngồi nghỉ trên một ghế đá tựa vào một bức tường.
Chỉ một lát sau, ông ngạc nhiên vô cùng, vì trong đám đông những người đang đi dạo trong khu rừng, một vài người đến gần ông, ngả nón chào. Cũng có một vài người bái cả gối nữa. Nhà văn mỉm cười đáp lễ cảm tình mà khách qua lại dành cho ông. Ông không ngờ rằng ông được nhiều người mến mộ đến như thế. Ông mong sao một số bạn bè trong văn giới chứng kiến được cảnh tượng này để thấy được vinh quang mà ông đã đạt được...
Nhà văn đang say với bã vinh hoa thì chợt trong đám người đang bái chào ông, một lão bà để lộ một thái độ khác thường. Cũng giống như mọi người khác, bà lão cúi chào, rồi tiến đến gần ghế đá. Bà thì thầm nói trong miệng mà nhà văn không hiểu được, rồi ngước mắt nhìn lên cao. Ngạc nhiên trước cử chỉ khác thường của bà lão, nhà văn cũng đưa mắt nhìn lên cao phía trên tường. Lúc bấy giờ ông mới khám phá ra rằng trên đầu ông có một tượng thánh giá... Thì ra, những người đi dạo trong khu rừng Boulogne này dừng lại không phải để tỏ lòng mộ mến đối với ông, mà chính là tỏ lòng cung kính đối với Chúa Giêsu trên thập giá.
Hổ thẹn vì sự khám phá ấy, Alexandre Piron đứng dậy bỏ đi nơi khác.
Sở dĩ Chúa Giêsu đã có thái độ gay gắt đối với những người biệt phái giả hình, là bởi vì họ muốn chiếm đoạt chính Vinh dự của Thiên Chúa. Họ cũng giống như văn sĩ Alexandre Piron trong câu chuyện trên đây: người ta đến bái chào Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng ông lại muốn dành cho mình vinh dự ấy. Những người biệt phái giả hình cũng giống như con lừa mà Chúa Giêsu dùng để cưỡi vào thành Giêrusalem. Giữa những tiếng reo hò dân chúng dành cho Chúa Giêsu, con lừa cứ nghĩ rằng nó là một anh hùng oai phong lẫm liệt...
Khao khát danh vọng, quyền bính là đam mê chung của mọi người. Ai cũng thích xuất hiện trước công chúng, ai cũng thích được người đời ca tụng, ai cũng thích được phục vụ. Một cách nào đó, người tham vọng không những dùng người khác như bàn đạp, mà còn tước đoạt chính Vinh quang của Chúa...
Chúa Giêsu là con người đã sống trọn vẹn cho tha nhân và do đó cũng quy mọi vinh dự về cho Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta rằng: là Thiên Chúa, Ngài đã không đòi cho được đồng hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hủy bỏ mình đi để mặc lấy thân phận con người và vâng phục cho đến chết.
Chúa Giêsu đã vạch cho chúng ta con đường được sống trọn vẹn ơn gọi làm người: đó là sống cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người sống cho Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, con người mới đạt được chính cùng đích của mình. Sống cho Thiên Chúa là luôn tìm thấy Thánh ý của Ngài, là hoạt động cho vinh quang của Ngài, là trở thành khí cụ trong bàn tay của Ngài...
(Lẽ Sống)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét