Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

16-05-2016 : THỨ HAI - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

16/05/2016
Thứ Hai tuần 7 thường niên


Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 3, 13-18
"Nếu anh em có lòng thích cãi vã, thì đừng lên mặt".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, ai là kẻ khôn ngoan và từng trải trong anh em? Người ấy hãy lấy đời sống tốt lành mà bày tỏ công việc của mình thấm nhuần sự hiền từ khôn ngoan. Còn nếu anh em có lòng ganh tị chua cay và thích cãi vã, anh em đừng lên mặt và nói dối nghịch cùng sự thật. Vì thứ khôn ngoan đó không phải từ trời xuống, mà là thứ khôn ngoan phàm trần, mang nặng thú tính và là của ma quỷ. Bởi chưng ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15
Ðáp: Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can (c. 9a).
Xướng: 1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. - Ðáp.
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt. - Ðáp.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy. - Ðáp.
4) Xin Chúa nhậm những lời miệng con công bố, và sự lòng con suy gẫm trước thiên nhan, lạy Chúa là Ðá Tảng, là Ðấng Cứu chuộc con. - Ðáp.
  
Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 9, 13-28
"Lạy Thầy, tôi tin, xin Thầy trợ giúp đức tin hèn kém của tôi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu (từ trên núi xuống) và đến cùng các môn đệ, Người thấy một đám đông vây quanh các ông và những luật sĩ đang tranh luận với các ông.
Vừa thấy Người, tất cả đám đông kinh ngạc, họ sợ hãi và chạy đến chào Người. Và Người hỏi họ rằng: "Các ngươi tranh luận gì với nhau đó?" Một người trong đám đông trả lời rằng: "Lạy Thầy, tôi đem đến cùng Thầy đứa con trai tôi đang bị quỷ câm ám. Quỷ đột nhập vào nó bất kỳ ở đâu thì vật nó ngã xuống đất và nó xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ ra. Tôi đã xin các môn đệ Thầy trừ quỷ, nhưng họ bất lực". Người đáp lại: "Hỡi thế hệ cứng lòng tin, Ta còn ở giữa các ngươi đến bao giờ? Ta phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Ðem nó lại đây cho Ta". Và người ta đem nó đến.
Vừa thấy Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngã ra, xùi bọt mép, lăn lộn trên đất. Chúa Giêsu hỏi cha nó rằng: "Nó bị như thế từ bao giờ?" Ông ta đáp: "Thưa từ lúc bé! Quỷ thường xô nó vào lửa, vào nước để giết nó. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì thì xin Thầy thương giúp chúng tôi". Chúa Giêsu nói với ông: "Sao lại nói: Nếu Thầy có thể? Với kẻ nào tin, thì mọi sự đều có thể được". Tức thì cha đứa bé khóc lóc kêu lên: "Thưa Thầy tôi tin, xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi". Chúa Giêsu thấy đám đông tuôn đến, Người nạt thần ô uế rằng: "Hỡi thần câm điếc, Ta truyền cho mi: hãy xuất ra khỏi nó và không được nhập vào nó nữa". Sau khi kêu thét và dằn vật đứa trẻ dữ dội, quỷ xuất khỏi nó và đứa trẻ ra như chết, khiến đám đông nói: "Nó chết rồi". Nhưng Chúa Giêsu cầm tay nó nâng dậy và nó đứng lên.
Khi Chúa vào trong nhà, các môn đệ hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con lại không thể trừ được nó?" Người đáp: "Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Quỷ vẫn còn ám

Có một người suốt đời chỉ biết chăm lo cho mình, vì thế tuy là người giàu có nhưng anh cũng là người keo kiệt nhất. Ngày nọ, sau khi dự đám tang của người thân trở về, anh quyết định đổi mới cuộc sống. Ít lâu sau đó, một người láng giềng bị cháy sạch nhà cửa, đây là cơ hội tốt để anh học biết cho đi. Thế nhưng, khi đứng trước kho lẫm, có tiếng nói thầm vào tai anh: "Hãy cho ít thôi". Một lần nữa anh phải chiến đấu với tính keo kiệt của mình, nhưng lòng quảng đại trong anh đã chiến thắng. Dù vậy, khi người láng giềng cám ơn và ra về, lòng anh vẫn còn vọng lại dư âm như muốn chế nhạo anh: "Chỉ có người điên mới làm như vậy, người láng giềng cũng có đôi tay để làm việc, tội gì phải cho đi như thế, lúc ốm đau thì lấy đâu lo cho thân mình".
Ngày nay, vẫn còn có nhiều người lưu tâm đến việc thờ ma quỷ, không những trên báo chí, phim ảnh, mà còn cả phong trào tôn thờ ma quỷ nữa. Ðiều này dễ làm con người lầm tưởng rằng ma quỷ ở đâu đâu hoặc ở trong một số người nào đó. Kỳ thực, không có những hiện tượng bên ngoài, như bị vật ngã, xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ thân thể, mà Tin Mừng hôm nay ghi lại, nhưng thực tế con người cũng bị ma quỷ ám ảnh tâm trí một cách nào đó. Những quỷ kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, mê ăn uống... không hiện nguyên hình, nhưng ngụy trang thành những bộ mặt đáng yêu để quyến rũ con người: với những lý luận đủ sức thuyết phục con người, như: thu tích tiền của có gì là xấu, có tiền củ tại sao tôi không hưởng thụ. Những ý tưởng đó dần dà chiếm hữu con người hoàn toàn, khiến họ bịt tai nhắm mắt trước những khốn khổ của người khác.
Thật không dễ gì trị được hiện tượng quỷ ám này, nếu không thực hiện Lời Chúa dạy là ăn chay và cầu nguyện. Ăn chay để nâng con người lên khỏi sức nặng của thân xác và của cám dỗ vật chất; cầu nguyện để đón nhận sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô, Ðấng đã đánh bại được quyền lực của Satan. Cầu nguyện là để cho con người cũ của chúng ta chết đi và để cho Chúa Giêsu mỗi ngày một lớn lên trong chúng ta.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta thêm ý thức về thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng ta, và trong mọi sự, chúng ta biết hướng nhìn lên Chúa là sức mạnh, là lẽ sống duy nhất của chúng ta.

Veritas Asia



LI CHÚA MI NGÀY
Thứ Hai Tuần 7 TN2, Năm chẵn
Bài đọc: Jam 3:13-18; Mk 9:14-29.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sức mạnh của việc cầu nguyện
Con người rất khôn ngoan khi phải giải quyết những việc quan trọng của quốc gia, của xí nghiệp hay cộng đòan. Họ họp nhau để bàn thảo, để đưa ra những kế họach ngắn và dài hạn, và để phân chia công tác cho mỗi thành phần. Chính sự chuẩn bị khôn ngoan như thế giúp họ thành công trong việc lãnh đạo. Trong cuộc đời, chúng ta cũng phải làm rất nhiều quyết định riêng tư; nhưng rất ít khi chúng ta chịu bàn hỏi với những người khôn ngoan; nhất là với một Đấng khôn ngoan, Người điều khiển mọi sự trong hòan vũ này. Chẳng lạ gì nhiều lần chúng ta đã thất bại. Cầu nguyện là bàn hỏi với Thiên Chúa, để xin sự soi sáng khôn ngoan của Ngài. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thế mà Ngài không làm gì mà không bàn hỏi với Cha Ngài, ví dụ: khi chịu Phép Rửa, trước khi chọn 12 Tông-đồ, sáng sớm trước khi bắt đầu một ngày mới, trong giờ phút trước khi bắt đầu Cuộc Tử Nạn trong vườn Ghetsemane.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy sức mạnh của việc cầu nguyện. Trong bài đọc I, tác-giả Thư Giacôbê khuyên bảo các tín hữu phải cầu xin cho được sự khôn ngoan của Thiên Chúa, chứ đừng hành xử theo sự khôn ngoan của thế gian. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cho các tông-đồ biết: sở dĩ họ không truyền cho quỉ câm xuất khỏi đứa bé là vì họ không cầu nguyện với Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Khôn ngoan của Thiên Chúa và của thế gian
Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến việc làm: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” Việc làm cũng có thể dùng để xác định đâu là khôn ngoan thật. Điều này có nghĩa khôn ngoan chỉ bằng môi miệng không phải là khôn ngoan thật. Tác giả giúp chúng ta phân biệt hai sự khôn ngoan như sau.
1.1/ Sự khôn ngoan theo kiểu của thế gian: Khôn ngoan của thế gian không đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài, như ca dao Việt-nam diễn tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm một bồ dao găm.” Bề ngoài nói thương yêu, tình nghĩa, bề trong chỉ muốn lợi dụng để đạt những ước muốn bất chính của mình. Những con người khôn ngoan này dù trong lòng tràn ngập ghen tị, oán hờn, tranh chấp, nhưng bên ngoài thì nói toàn chuyện xây dựng cộng đoàn, giả nhân, giả nghĩa. Thánh Giacôbê xác tín: “Sự khôn ngoan này không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ.” Những người sống theo sự khôn ngoan của thế gian sẽ luôn cảm thấy bất an, vì sợ người khác hơn mình, sợ người khác lật tẩy những âm mưu nham hiểm của mình.
1.2/ Sự khôn ngoan theo kiểu của Thiên Chúa: Đức khôn ngoan Thiên Chúa ban làm cho con người trở nên:
+ thanh khiết: không vụ lợi hay tìm dịp vun quén cho bản thân.
+ hiếu hoà và khoan dung: luôn tìm bình an và sẵn sàng tha thứ cho ai xúc phạm đến mình.
+ vâng phục, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt.
+ không thiên vị: đối xử với mọi người như nhau.
+ không giả hình: trong sao ngoài vậy.
Những người sống khôn ngoan theo kiểu của Thiên Chúa sẽ “thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là cuộc đời công chính.”
2/ Phúc Âm: Giống quỉ ấy chỉ có thể trừ được bằng cầu nguyện.
2.1/ Các môn đệ không trừ được quỉ câm: Quyền lực trừ quỉ đến từ Thiên Chúa, và Chúa Giêsu đã ban quyền trừ quỉ cho các tông-đồ. Tại sao các ông không trừ được quỉ câm này? Quyền trừ quỉ dựa trên sức mạnh của Thiên Chúa, không dựa trên sức mạnh của con người, vì sức mạnh của ma quỉ vượt trên sức mạnh của con người. Sức mạnh của Thiên Chúa đến từ niềm tin của con người vào Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở con người điều này nhiều lần: Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con có thể truyền cho núi đá này phải dời chỗ, nó sẽ nghe lời các con. Lòng tin yếu là lý do các tông đồ đã không trừ được quỉ.
Khi được biết lý do tại sao các tông-đồ không khai trừ quỉ được, Chúa Giêsu đã phải đau đớn thốt lên: "Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi."
2.2/ Mọi sự đều có thể đối với người tin: Khi Chúa Giêsu hỏi người cha: "Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?" Ông ấy đáp: "Thưa từ thuở bé. Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi." Thấy sự biểu lộ thiếu lòng tin nơi người cha, Chúa Giêsu nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin." Biết tội lỗi của mình, người cha cầu xin với Chúa Giêsu: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!" Nhận biết đức tin yếu kém của mình như người cha là một hành động khôn ngoan và khiêm nhường để tiến tới việc xin Thiên Chúa ban thêm khôn ngoan và củng cố đức tin. Người ngoan cố không nhận ra sự yếu kém của mình, làm sao có thể nhận ra việc cần làm để giải quyết vấn đề?
Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!" Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi!" Nhưng Đức Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.
2.3/ Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi: Được chứng kiến mọi sự, các môn đệ vẫn không hiểu tại sao các ông không trừ được quỉ. Vì vậy, khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi." Nếu các ông chịu cầu nguyện với Thiên Chúa, Người sẽ chỉ cách cho các ông biết cách chữa trị; nhưng nếu các ông không chịu cầu nguyện, mà chỉ tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, không đời nào các ông có thể thắng được quyền lực của ma quỉ. Đó là lý do tại sao trong công thức trừ quỉ, người trừ quỉ luôn bắt đầu bằng mệnh lệnh “Nhân danh Đức Kitô, Con Thiên Chúa, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa rất mực khôn ngoan và điều khiển muôn lòai. Chúng ta phải cầu nguyện với Ngài để xin soi sáng mỗi ngày và mỗi khi phải làm những quyết định quan trọng trong cuộc đời.
- Ma quỉ chỉ thua quyền lực của Thiên Chúa. Điều chúng hằng cám dỗ con người hãy cậy trông vào khôn ngoan và sức mạnh của mình, và đừng cầu nguyện với Thiên Chúa.
- Khi thấy mình chưa đủ khôn ngoan và đức tin, chúng ta hãy khiêm nhường xin Thiên Chúa gia tăng đức tin và ơn khôn ngoan cho chúng ta.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


16/05/16 TH HAI TUN 7 TN
Mc 9,14-29
Suy nim: Trong thế gii và trong mi người luôn có mt cuc chiến dai dng và khc lit, cuc chiến gia s thin và s ác. Ma qu chính là k cm đu nhng thế lc ác tà tìm mi cách đ khng chế con người dưới s thng tr ca nó. Đa bé b qu ám là mt đin hình c th. Qu hành h em tht ghê rn: nó làm “em ngã vt xung đt, lăn ln, sùi bt mép, ngã vào la, rt xung nước…” Dường như không có thy” nào, k c các môn đ được Chúa ban quyn tr qu, đ “cao tay n” đ tr ni nó. Chúa Giê-su bày cho ta bí quyết: “Vic gì cũng có th, đi vi người có lòng tin”. Ngài nói riêng vi các môn đ:“Ging qu này ch tr được bng li cu nguyn.”
Mi Bn: Mi chúng ta đu có kinh nghim v cuc chiến đó nơi chính mình: có nhng lúc tht đau thương vì sa ngã thm hi, vì đm chìm trong ti li. Nếu không trang b cho mình th áo giáp là nim tin, th vũ khí là cu nguyn, chúng ta cũng có th bngã vt, sùi bt mép, nghiến răng và cng đ người ra, ch chưa nói đến vic chúng ta có th cha lành cho người khác. Ước gì chúng ta cũng hãy ý thc v s yếu đui ca chúng ta mà biết chy đến vi Chúa và thân thưa vi Người: “Xin Thy giúp lòng tin yếu kém ca con”.
Chia s: Liu chúng ta có đang b qu ám, nghĩa là đang sng trong vòng nô l ca ma qu vì sa đo trong nhng đam mê dc vng thp hèn không?
Sng Li Chúa: Chu toàn vic cu nguyn hng ngày trong gia đình.
Cu nguyn: Hát bài “Chúa là gia nghip đi con”.

Nếu Thy có th
Đc tin là li đáp ca con người, nhưng đc tin cũng là ơn ban ca Thiên Chúa.


Suy nim:
Cha mẹ thường phải chịu đau khổ vì con.
Đức Giêsu đã từng đối diện với sự bối rối của ông trưởng hội đường
khi cô con gái mười hai của ông gần chết (Mc 5, 22-23).
Ngài cũng đối diện với sự kiên trì của người phụ nữ dân ngoại
khi bà xin Ngài chữa cho cô con gái của bà bị quỷ ám ở nhà (Mc 7, 25).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đứng trước nỗi đau của một người cha
có đứa con trai nhỏ mang triệu chứng của bệnh động kinh.
Nhưng đối với ông, hẳn con ông là người bị quỷ ám.
Ông đã đem cậu con đến với Đức Giêsu, tiếc thay lại không gặp (c. 17).
Bởi vậy ông đã xin các môn đệ của Ngài đuổi quỷ giùm.
Tiếc thay họ không làm được (c. 18).
Bây giờ gặp được Ngài, ông tha hồ kể về bệnh tình của con ông.
Mỗi lần quỷ nhập - hay mỗi lần lên cơn động kinh -
con ông bị vật xuống đất, sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ (c.18).
Nhiều khi quỷ còn xô cậu bé vào nước hay lửa cho chết (c. 22).
Vì chuyện buồn này diễn ra từ hồi cậu còn nhỏ,
nên người cha hẳn đã đau khổ triền miên và căng thẳng từ nhiều năm qua.
Ông gặp Đức Giêsu chỉ mong Ngài giải phóng con mình khỏi quỷ.
“Xin chạnh lòng thương mà giúp chúng tôi.”
Rõ ràng nhiều người khác trong gia đình ông cũng phải chịu đau khổ.
“Nếu Thầy có thể làm được gì”, câu này cho thấy ông tin không mạnh lắm.
Vì thế Đức Giêsu đã bắt bẻ câu nói của ông.
Mọi sự đều có thể đối với người tin” (c. 23).
Đức Giêsu buồn vì phải ở với và chịu đựng một thế hệ cứng lòng tin (c. 19).
Các môn đệ không đuổi được quỷ vì họ chưa đủ đức tin.
Người cha muốn con mình được khỏi, ông cũng cần có thêm đức tin.
Thái độ nửa tin, nửa ngờ cũng là thái độ của thế hệ chúng ta.
Đức tin là lời đáp của con người,
nhưng đức tin cũng là ơn ban của Thiên Chúa.
Có lúc chúng ta cũng kêu lên như người cha đang chới với:
“Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!” (c. 24).
Chúa có khả năng nâng đỡ đức tin của ta trong lúc khủng hoảng.
Có lúc chúng ta thấy không thắng nổi sức mạnh của xác thịt, của quỷ ma.
Và như các môn đệ, chúng ta tự hỏi tại sao (c. 28).
“Giống quỷ ấy chỉ trừ được bằng cầu nguyện” (c. 29).
Cầu nguyện là xin Đức Giêsu thêm sức mạnh và thêm lòng tin cho ta.
Cầu nguyn:

Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

16 Tháng Năm

    Thánh Simon Stock
    (1165 - 1265)



    Thánh Simon Stock sinh ở Kent, nước Anh năm 1165. Chúng ta không được biết gì nhiều về thời niên thiếu của thánh nhân, ngoại trừ một truyền thuyết nói rằng tên "Stock", có nghĩa "thân cây", do bởi ngay từ khi mười hai tuổi, thánh nhân đã sống ẩn dật trong chỗ lõm sâu của thân cây sồi. Và khi trưởng thành ngài hành hương đến Ðất Thánh là nơi ngài gia nhập nhóm tu sĩ Cát Minh (Camêlô) và sau đó theo họ về Âu Châu.

    Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris, và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn tu sang hình thức tu sĩ khất thực. Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.

    Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251, lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được bảo vệ và sự bình an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa "xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà người Việt chúng ta thường gọi là "áo Ðức Bà."

    Tuy bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu.

    Thánh Simon từ trần ở Bordeaux, nước Pháp ngày 16 tháng Năm 1265. Dù Thánh Simon Stock chưa bao giờ được chính thức phong thánh, nhưng ngài được sùng kính từ lâu và Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính.


    Trích từ NguoiTinHuu.com


16 Tháng Năm

Cái Hôn
    
    Hãng thông tấn AFP của Pháp trong bản tin ngày 23/01/1991 đã ghi một mẩu chuyện lạ như sau:

    Một phụ nữ Brazil đã lợi dụng cái hôn để cắn và nuốt mất khúc lưỡi của người yêu. Bà cho biết: làm như thế là để trả thù người đàn ông vì đã đánh đập, hành hạ bà.

    Cảnh sát tại thành phố Salvador de Bahia, mạn đông bắc Brazil cho biết như sau: Lucia bị người yêu là ông Djalm dos Santos, 47 tuổi, đã đánh đập, hành hạ thậm tệ. Nàng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Hôm 22/01/1991, ông Djalm đến thăm Lucia để xin lỗi. Cô ta liền nhảy xổ vào người yêu, ôm hôn ông một cách rất tình tứ, không cho ông có thì giờ để giải thích.

    Hai người đang hôn nhau, thì đột nhiên, Lucia cắn đứt một phần lưỡi của Djalim và nuốt luôn vào bụng để người ta không thể vá lại khúc lưỡi đã bị mất.

    Người đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng theo các bác sĩ điều trị, ông ta sẽ không bao giờ có thể nói lại một cách bình thường được, vì đã mất một khúc lưỡi.

    Ông Djalm than thở như sau: "Ðây là nụ hôn thê thảm nhất trong đời tôi. Ðó thật là nụ hôn của Giuda".

    Cái hôn có nhiều hình thức và ý nghĩa khác nhau.

    Có cái hôn của các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị để nói lên tình hữu nghị, sự hòa giải. Có cái hôn bình an của các tín đồ của một tôn giáo. Có cái hôn dạt dào thương mến giữa cha mẹ và con cái. Có cái hôn nồng cháy dục tình giữa đôi tình nhân hay vợ chồng.

    Tựu trung, trong cái hôn nào cũng có hai yếu tố: yếu tố hữu hình là sự tiếp giáp giữa hai thân xác qua môi miệng và yếu tố vô hình mà cái hôn muốn diễn tả như tình liên đới, hữu nghị, sự hòa giải, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Cái hôn sẽ trở thành đồng nghĩa với sự phản bội khi nó tước đoạt khỏi yếu tố vô hình trên đây. Ðó là trường hợp cái hôn của người đàn bà Brazil trên đây.

    Nhưng điển hình nhất của cái hôn phản bội vẫn là cái hôn Giuda dành cho Chúa Giêsu. Ðiều bỉ ổi nhất trong cái hôn của Giuda chính là dùng một cử chỉ của tình thân như một dấu hiệu của sự bán nộp.

    Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta dùng những chiêu bài cao đẹp để che đậy những ý đồ đen tối. Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta nhân danh nhân nghĩa, nhân danh phục vụ, nhân danh người nghèo để kiếm quyền bính, tư lợi cho mình.

    Ðối với người tín hữu Kitô, thì cái hôn của Giuda chính là thái độ sống giả hình mà Chúa Giêsu không ngừng kết án trong Phúc Âm. Ðó là điều mà tiên tri Isaia đã cảnh cáo khi ông nói: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, mà lòng trí chúng thì xa Ta". Nếu cái hôn của Giuda là một cử chỉ thân tình ngoài môi miệng, nhưng lòng trí thì lại chất chứa âm mưu thâm độc, thì thái độ sống giả hình của người tín hữu cũng là một cái hôn như thế.

    Khi môi miệng sốt sắng cầu kinh, nhưng cuộc sống lại đầy những hành động gian ác ích kỷ, phải chăng đó không là chiếc hôn của Giuda mà chúng ta dành cho Chúa.

    
    Trích sách Lẽ Sống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét