Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

01-08-2016 : THỨ HAI - TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN - THÁNH AN-PHONG MARIA LI-GÔ-RI, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH - Lễ Nhớ

01/08/2016
Thứ hai tuần 18 thường niên
Thánh Anphong Maria Ligôri, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Lễ nhớ

* Thánh nhân sinh năm 1696 ti Napôli. Người t b ngh lut sư đ làm linh mc, ri sau li nhn trách nhim giám mc đ loan báo tình yêu ca Chúa Kitô. Người đi ging không mi mt, siêng năng gii ti và rt nhân t vi các hi nhân. Người đã lp Dòng Chúa Cu Thế nhm mc đích loan báo Tin Mng cho dân các min quê (1732). Người đã ging dy luân lý và viết nhiu tác phm v đi sng thiêng liêng. Người qua đi năm 1787.

BÀI ĐỌC I:  Gr 28, 1-17
"Hỡi Hanania, Chúa không hề sai anh, anh đã làm cho dân tin tưởng sự giả dối".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Năm ấy, vào đầu triều đại Sêđêcia, vua Giuđa, tháng năm, năm thứ tư, có tiên tri Hanania, con của Azur, quê ở Gabaon, nói với Giêrêmia trong Đền thờ Chúa, trước mặt các tư tế và toàn dân rằng: "Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán thế này: "Ta đã bỏ ách của vua Babylon. Còn hai năm nữa thì tất cả những đồ dùng trong Đền thờ Chúa, mà Nabucôđônosor, vua Babylon, đã đoạt đem qua Babylon, Ta sẽ đem về nơi này. Giêcônia, con Gioakim, vua Giuđa, cùng tất cả những người Giuđa bị lưu đày đi Babylon, Ta cũng sẽ đem về nơi này: vì Ta bỏ ách vua Babylon. Chúa phán như thế".

Bấy giờ tiên tri Giêrêmia trả lời tiên tri Hanania trước mặt các tư tế và toàn dân đang đứng trong Đền thờ Chúa. Tiên tri Giêrêmia nói: "Được, Chúa cứ làm như vậy. Chúa cứ thực hiện những lời anh đã nói tiên tri. Ngài cứ đem các đồ dùng trong Đền thờ Chúa và mọi người lưu đày từ Babylon về nơi này. Nhưng anh hãy nghe lời tôi nói cho anh và toàn dân nghe: Các tiên tri trước anh và tôi, đã nói tiên tri từ lâu, cho nhiều xứ và vương quốc vĩ đại biết có chiến tranh, cơ cực và đói khát. Nhưng tiên tri nào nói tiên tri cho biết có hoà bình, khi ứng nghiệm lời mình nói, thì mới được nhận là tiên tri thật Chúa sai đến".

Bấy giờ tiên tri Hanania giật cái ách nơi cổ của tiên tri Giêrêmia mà bẻ đi. Rồi Hanania nói trước mặt toàn dân rằng: "Chúa phán thế này: Hai năm nữa, Ta sẽ bẻ ách của Nabucôđô-nosor, vua Babylon, nơi cổ mọi dân tộc như thế đó". Và tiên tri Giêrêmia bỏ đi. Nhưng sau khi tiên tri Hanania giật cái ách nơi cổ tiên tri Giêrêmia mà bẻ đi, thì có lời Thiên Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: "Hãy đi nói với Hanania rằng: Chúa phán thế này: "Ngươi đã bẻ ách gỗ, thì Ta sẽ lấy ách sắt thay vào". Vì Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán: "Ta đã đặt ách sắt vào cổ mọi dân tộc này, để chúng làm tôi Nabucô-đônosor, vua Babylon. Chúng sẽ làm tôi vua ấy, và cả đến thú vật ngoài đồng, Ta cũng nạp cho vua ấy".

Tiên tri Giêrêmia liền nói với tiên tri Hanania rằng: "Hỡi Hanania, hãy nghe đây: Chúa không hề sai anh. Anh đã làm cho dân này tin tưởng sự giả dối. Vì vậy, Chúa phán thế này: 'Đây Ta sẽ cất ngươi khỏi mặt đất: năm nay ngươi sẽ chết, vì ngươi đã nói chống lại Chúa' ". Và tiên tri Hanania đã chết trong tháng bảy năm ấy.  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 118, 29. 43. 79. 80. 95. 102
Đáp:  Lạy Chúa, xin dạy bảo con những thánh chỉ của Chúa (c. 68b).
 
1) Xin đưa con xa cách con đường gian dối, và rộng tay ban luật pháp của Ngài cho con.    -  Đáp.
2)         Xin Chúa đừng rút lời chân lý khỏi miệng con, vì con trông cậy vào sắc dụ của Ngài.    -  Đáp.
3)         Tâm hồn chúng như mỡ đặc, vô cảm giác; phần con biết sướng vui do luật pháp của Ngài.    -  Đáp.
4)         Nguyện cho lòng con trọn vẹn hướng về thánh chỉ, để con không
bị xấu hổ thẹn thùng.    -  Đáp.
5)         Những tên ác nhân đợi chờ để thủ tiêu con, nhưng con vẫn quan tâm đến lời Ngài nghiêm huấn.    -  Đáp.
6)         Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài dạy bảo con.    -  Đáp.
 
ALLELUIA:  Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
 
PHÚC ÂM:   Mt 14, 13-21
"Mọi người đều ăn no".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ và chữa những người bệnh tật trong họ.

Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn".

Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".

Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ. Đó là lời Chúa.


Suy niệm : Bánh Hóa Nhiều
Truyện kể một người đàn bà nghèo về vật chất, nhưng lại giầu về lòng tin. Người chủ căn phòng, nơi bà thuê là một người đàn ông giàu có, nhưng keo kiệt và vô đạo; ông thường đem lòng tin của người đàn bà ra làm trò cười.
Một hôm, người đàn bà cầu nguyện lớn tiếng với Chúa rằng hiện trong nhà không còn lấy một hột gạo. Ðể cho người đàn bà một bài học về sự mê tín dị đoan, kẻ vô đạo liền lấy một ổ bánh mì, rón rén đặt trước cửa phòng người đàn bà, bấm chuông rồi chạy vội về phòng mình.
Người đàn bà mở cửa phòng lấy ổ bánh mì, trở lại phòng và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì con biết rằng lúc nào Chúa cũng nhậm lời con".
Người đàn ông rất tâm đắc khi nghe một lời cầu nguyện như thế. Ông đến gõ cửa phòng người đàn bà và nói vọng vào: "Hỡi người đàn bà ngu xuẩn, bà tưởng rằng Chúa đã nhậm lời cầu xin của bà ư? Chính tôi là người đã mang ổ bánh đặt trước cửa phòng bà đó".
Làm như thể không để ý đến lời nói của người đàn ông, người đàn bà nghèo lại tiếp tục cầu nguyện: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, vì Chúa luôn trợ giúp con trong lúc túng ngặt: Chúa dùng ngay cả một tên quỷ để đáp lại lời cầu xin của con".
Trong Tin Mừng hôm nay, khi các môn đệ xin Chúa giải tán dân chúng về các làng mạc để họ tự mua thức ăn, Ngài đã truyền lệnh cho họ: "Các con hãy liệu cho họ ăn". Rồi với năm chiếc bánh và hai con cá do các môn đệ mang đến, Ngài đã nuôi trên 5,000 người được ăn no nê mà còn dư 12 thúng bánh vụn.
Ngày nay, các đám đông đói ăn ấy được nhân lên đến cả triệu lần, họ không chỉ đói, mà còn chết đói là khác. Ðã và đang có biết bao người làm những việc hy sinh để nuôi sống đám đông ấy, nhưng vấn đề quá lớn lao đối với những giới hạn của con người. Dĩ nhiên, con người phải làm hết sức có thể để giúp đỡ đồng loại, nhưng với sức riêng, con người không thể giải quyết được vấn đề quá lớn lao ấy, họ cần có sự trợ lực từ bên trên. Thật thế, chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể, vì "đức tin không có việc làm là đức tin chết". Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể mang lại cơm bánh cho người đói khát, khi chúng ta cũng trao ban cho họ lời cầu nguyện của chúng ta. Tự sức mình, với năm chiếc bánh và hai con cá, các môn đệ không thể nuôi sống trên 5,000 người; thế nhưng, xem chừng Chúa Giêsu không thể làm phép lạ, nếu không có năm chiếc bánh và hai con cá ấy.
Người Kitô hữu chúng ta không chỉ làm công tác xã hội. Năm chiếc bánh và hai con cá do đóng góp và san sẻ của chúng ta cần phải đi đôi với niềm tin và lời cầu nguyện. Với niềm tin và lời cầu nguyện, chúng ta hãy xác tín rằng cách nào đó, Chúa hằng nhậm lời chúng ta và chắc chắn phép lạ luôn diễn ra. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày".
Ước gì những cố gắng chia sẻ và trao ban của chúng ta luôn được thực thi bằng tất cả niềm tin và lời cầu nguyện. Ước gì niềm tin và lời cầu nguyện của chúng ta cũng được thể hiện bằng những nghĩa cử cụ thể của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


LI CHÚA MI NGÀY
Thứ Hai Tuần 18 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Jer 28:1-17; Mt 14:22-36

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nhà lãnh đạo phải có bản lĩnh.
Trong cuộc đời chúng ta thấy có nhiều nhà lãnh đạo; nhưng không phải ai cũng là những nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Có những nhà lãnh đạo thành công khi gặp cơ hội thuận tiện; nhưng khi phải đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm trên đường, họ không có bản lĩnh đủ để vượt qua các trở ngại để bảo vệ dân chúng.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy những ví dụ của hai nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Trong bài đọc I, ngôn sứ Jeremiah phải đương đầu với ngôn sứ giả Hananiah. Dân chúng có khuynh hướng chạy theo Hananiah, vì ông có những lời mà dân chúng muốn nghe: bình an sẽ trở lại mau chóng, các vật dụng trong Đền Thờ sẽ được trả về, và vua Judah là Jeconiah sẽ được hồi hương trở về để lãnh đạo quốc gia. Đứng trước khó khăn này, Jeremiah chọn thái độ kiên nhẫn và tìm dịp cho dân chúng nhận ra sự thật đến từ Đức Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu bị các tông đồ tạo áp lực thiếu của ăn để Ngài phải giải tán dân chúng; nhưng Chúa Giêsu đòi chính các ông phải cho dân chúng ăn. Ngài đã dùng năm chiếc bánh và hai con cá để nuôi năm ngàn người đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ thơ. Chúa Giêsu có ý muốn dạy các tông đồ phải có lòng quan tâm đến dân chúng cả phần hồn cũng như phần xác, cho dù có phải đương đầu với những khó khăn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Cuộc tranh chấp giữa tiên tri thật Jeremiah và tiên tri giả Hananiah.
1.1/ Ngôn sứ thật và ngôn sứ giả: Bối cảnh lịch sử của cuộc tranh chấp trong trình thuật hôm nay là thời gian đầu khi Jerusalem bị thất thủ và một số vua quan và dân Do Thái đã bị lưu đày bên Babylon; nhưng Đền Thờ chưa bị phá hủy. Sống trong tình cảnh như thế, ngôn sứ giả biết rõ lòng dân đang mong đợi những gì, và ông biết lợi dụng nước đục để thả câu.
Có tiên tri Hananiah, con của Azzur người Gibeon, tuyên sấm nhân danh Thiên Chúa như sau: “Còn hai năm nữa, Ta sẽ đem về nơi này (Jerusalem) mọi đồ dùng trong Nhà Đức Chúa mà Nebuchadnezzar, vua Babylon, đã lấy ra khỏi nơi này đưa sang Babylon. Cả Jeconiah, con của Jehoiakim, vua Giuđa và tất cả những người Giuđa bị lưu đày sang Babylon, chính Ta sẽ dẫn chúng về nơi đây, sấm ngôn của Đức Chúa, vì Ta bẻ gãy ách của vua Babylon!”
Đương đầu với lời tiên tri sai sự thật này, tiên tri Jeremiah nói với tiên tri Hananiah như sau: "A-men! Ước gì Đức Chúa làm như thế! Ước gì Người thực hiện các điều ông vừa tuyên sấm, và đưa các đồ dùng trong Nhà Đức Chúa cũng như tất cả những người lưu đày từ Babylon trở lại nơi này. Nhưng xin ông lưu ý đến lời tôi sắp nói cho ông và cho toàn dân nghe đây.” Tiên tri Jeremiah rất khôn ngoan để cắt nghĩa cho toàn dân biết: nói tiên tri ai cũng nói được; nhưng để biết lời tiên tri đó có ứng nghiệm không, phải mất thời gian để kiểm chứng hậu quả của nó. Jeremiah nói với Hananiah: “Các ngôn sứ có trước tôi và ông từ ngàn xưa đã tuyên sấm về nhiều xứ sở và vương quốc hùng mạnh, là sẽ có chiến tranh, tai ương và ôn dịch; còn ngôn sứ nào tuyên sấm có bình an, thì chỉ khi nào lời ngôn sứ ấy ứng nghiệm, ông mới được nhìn nhận là ngôn sứ Đức Chúa sai đến thật sự!"
1.2/ Hậu quả chứng minh ai là ngôn sứ thật: Thùng rỗng kêu to, khi nghe những lời ấy, Hananiah tức giận tháo cái gông Jeremiah đang đeo trên cổ ra và bẻ gãy. Rồi ông Hananiah nói trước mặt toàn dân rằng: “Đức Chúa phán như sau: “Cũng giống như thế, hai năm nữa, Ta sẽ bẻ gãy cái ách của Nebuchadnezzar, vua Babylon, không còn để nó đè trên cổ mọi dân tộc."
Jeremiah vẫn kiên nhẫn và rút lui cầu nguyện với Thiên Chúa. Sau đó, ông nghe lời Đức Chúa phán và đi nói với Hananiah như sau: "Ngươi đã bẻ gãy những cái gông bằng gỗ, thì hãy làm những cái gông bằng sắt thế vào! Quả thật, Đức Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel, phán như sau: Ta sẽ quàng một cái ách bằng sắt vào cổ tất cả các dân tộc này, khiến chúng phải làm tôi Nebuchadnezzar, vua Babylon, và chúng sẽ làm tôi nó. Ngay cả những giống vật ngoài đồng, Ta cũng trao cho nó."
Và tiên tri Jeremiah tuyên án Hananiah: "Ông Hananiah, hãy nghe đây, Đức Chúa chẳng hề sai ông, thế mà ông lại làm cho dân này tin vào điều dối trá. Bởi thế, Đức Chúa phán như sau: Này, Ta sẽ bứng ngươi ra khỏi mặt đất: Ngay năm nay, ngươi sẽ phải chết vì ngươi đã hô hào nổi loạn chống Đức Chúa." Tiên tri Hananiah đã chết vào tháng bảy năm ấy. Điều này là bằng chứng hùng hồn cho thấy ông là tiên tri giả, và Jeremiah là tiên tri thật. Jeremiah đã vững tin nơi Đức Chúa, không sợ nói sự thật, và kiên nhẫn dạy bảo dân chúng.
2/ Phúc Âm: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."
1.1/ Phản ứng sợ sệt của các môn đệ: Phép lạ "Bánh hóa nhiều để nuôi 5,000 người ăn" là một trong những phép lạ được tường thuật bởi cả 4 thánh-ký. Chúng ta có thể trưng dẫn một số lý do các môn đệ xin Chúa Giêsu giải tán dân chúng để họ đi kiếm của ăn trong các làng mạc:
- Sợ tốn tiền: Philip thưa với Chúa: "Hai trăm bạc cũng không đủ cho mỗi mỗi người một mẩu bánh nhỏ!" (Jn 6:7).
- Sợ phải san sẻ những gì mình có: Ông Andrew thưa với Chúa: "Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Làm sao đủ để chia cho mọi người!" (Jn 6:9).
- Sợ phải vất vả đi kiếm của ăn cho dân chúng. Các môn đệ có thể nghĩ: Chúa Giêsu và các ông chỉ có trách nhiệm phần hồn như dạy dỗ và chữa lành; phần xác dân chúng có bổn phận phải lo lấy. Làm sao Chúa Giêsu và các ông có thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của dân chúng?
1.2/ Phản ứng thương xót của Đức Kitô: Chúa Giêsu chạnh lòng thương dân chúng về phần hồn, vì họ không biết sự thật để sống. Ngài cũng chạnh lòng thương dân chúng về phần xác, vì sợ họ sẽ ngất xỉu vì đói trên đường về nhà. Vì thế, Đức Giêsu bảo các môn đệ: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."
Người lãnh đạo có bản lĩnh không chỉ quan tâm đến một hay hai khía cạnh trong đời sống của dân chúng; nhưng phải mở rộng đến mọi khía cạnh phần hồn cũng như phần xác. Như một Mục Tử Tốt Lành, Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta những điều sau: Người dạy dỗ, chữa lành, và nuôi dưỡng dân chúng. Người không những lo lắng hiện tại, mà còn chuẩn bị để có người lo tương lai cho dân chúng, bằng cách huấn luyện các môn đệ để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng và loan truyền tình thương. Người còn lập bí-tích Thánh Thể để ở lại an ủi và nuôi dưỡng dân chúng: Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Nhà lãnh đạo phải có can đảm đương đầu với sự dối trá bằng cách nói thật, sống thật, và làm chứng cho sự thật.
- Nhà lãnh đạo có bản lĩnh phải quan tâm đến mọi nhu cầu của dân chúng, phần hồn cũng như phần xác; chứ không được nhường bước trước khó khăn và để dân chúng muốn ra sao thì ra. 
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

01/08/16 TH HAI TUN 18 TN
Th. An-phong Ma-ri-a Li-gô-ri, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 14,13-21

Suy nim: Xét v mt kinh tế, gii pháp các môn đ đưa ra là ti ưu: chiu đã xung, không còn thì gi lo liu cho ba ăn vi s người hàng ngàn, khong cách t nơi t hp đến nơi mua thc ăn li xa, tin bc không đ thiếu gì, nên tt nht là gii tán dân chúng đ ai lo phn ny. Nhưng đi vi Chúa Giê-su, đó li là gii pháp t hi xét v phương din truyn giáo. “Chính anh em hãy cho h ăn.” Mt đám đông như thế hp li đ nghe Li Chúa nói lên thái đ ca dân chúng rt đáng trân trng khiến cho các ông không th gii tán h mt cách vô trách nhim được. Mt li tông đ nói, mt vic tông đ làm, nht là vic dám đm nhn trách nhim trong hoàn cnh cam go ch vì s mnh truyn giáo, người tông đ đã đáp ng yêu cu ca Chúa Giê-su ri. Người tông đ không làm hết, cũng không th làm hết mi s, h ch làm theo kh năng ca h, phn còn li Chúa s ra tay.
Mi Bn: Bn c thc mc v thành qu quá khiêm tn ca công vic truyn giáo nơi khu vc bn sng. Vy có bao gi bn đáp ng Li Chúa yêu cu bn như trên không?
Chia s: C Nhóm bàn lun và chn mt công vic truyn giáo đ thc hành.
Sng Li Chúa: Đm trách ngay mt công vic đ thc thi điu Chúa mun Chính anh em hãy cho h ăn.
Cu nguyn: Ly Chúa, xin cho con biết quý nhng dp chúng con được qui t bên nhau trong li xóm, trong nhóm bn, trong lp hc, đó là cơ hi quý báu cho con sng chng nhân ca Chúa. Xin Chúa cho con biết qung đi sng đi tông đ.

B ra và trao đi
B ra và trao đi không làm người ta tr nên nghèo, nhưng tr nên dư dt. Nếu bn dám trao hết cho Ngài mi s bn có, thì thế gii s được no đ.


Suy nim:
Tin về cái chết của Gioan Tẩy giả là một nhắc nhở cho Đức Giêsu
về số phận tương tự của một ngôn sứ đang chờ đợi Ngài.
Đức Giêsu cùng với môn đệ rút lui khỏi đó, đi thuyền đến một chỗ vắng.
Ngài không muốn đối đầu với kẻ thù khi giờ của Ngài chưa đến.
Nhưng lạ thay chỗ vắng này lại bất ngờ biến thành chỗ đông người,
khi người ta kéo nhau đi bộ mà đến trước nơi Ngài sắp đến.
Ra khỏi thuyền, Ngài đã thấy họ ở đó rồi.
Chắc họ vui vì họ đi bộ mà nhanh hơn người chèo thuyền!
Còn Đức Giêsu thấy họ thì chạnh lòng thương,
dù kế hoạch đi lánh mặt ở chỗ vắng của Ngài bị vỡ (c. 14).
Khi môn đệ xin Thầy giải tán đám đông, để họ đi mua thức ăn cho đỡ đói,
Ngài bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả.
Chính anh em hãy cho họ ăn.”(c. 16).
Như thế môn đệ được mời gọi trở thành người cung cấp thức ăn miễn phí.
Hẳn là họ đã hết sức bối rối trước mệnh lệnh khó hiểu này.
Làm sao chuyện đó xảy ra được?
Làm sao nuôi được đám đông ngần này người ở nơi hoang vắng?
Tất cả những gì họ có trong tay chỉ là năm cái bánh và hai con cá (c. 17).
Nhưng những điều đó thì thấm vào đâu!
Họ thất vọng, chán nản, khi thấy sứ mạng thì lớn, mà khả năng lại bé nhỏ.
 “Đem lại đây cho Thầy!” (c. 18).
Thầy Giê su bảo môn đệ đem đến cho mình tất cả bánh và cá họ có.
Vấn đề không phải là ít hay nhiều, nhưng là tất cả.
Ngài cần đóng góp nhỏ bé của chúng ta để làm những điều lớn lao.
Hãy đem lại cho Ngài tất cả bánh và cá của đời ta:
một chút thời giờ, một chút khả năng, một chút thiện chí.
Rồi để mặc Ngài định liệu.
Cảnh tượng thật đẹp trong mùa xuân có bãi cỏ xanh mướt.
Dân chúng ngồi trên cỏ thành từng nhóm nhỏ.
Bánh và cá được trao từ tay các môn đệ đến tay Đức Giêsu.
Từ tay Đức Giêsu dâng lên Cha Ngài trên trời với lời tạ ơn chúc tụng.
Rồi từ tay Đức Giêsu trở lại tay các môn đệ,                                                   
từ tay các môn đệ đến tay đám đông dân chúng (c. 19),
và dân chúng hẳn đã bẻ ra chia sẻ cho nhau.
Phép lạ bánh hóa nhiều diễn ra thật mầu nhiệm.
Đức Giêsu đã không làm nên một núi bánh để các môn đệ đến lấy mà phát.
Dường như bánh đã hóa nhiều khi được bẻ ra và trao đi từ tay nọ đến tay kia.
Đức Giêsu đã phải bẻ năm cái bánh cho mười hai môn đệ.
Các môn đệ cũng phải bẻ ra để trao cho đám đông.
Nếu họ cứ giữ cho mình thì năm cái bánh sẽ mãi chỉ là năm cái bánh.
Bẻ ra và trao đi không làm người ta trở nên nghèo, nhưng trở nên dư dật.
Nếu bạn dám trao hết cho Ngài mọi sự bạn có, thì thế giới sẽ được no đủ.
Phép lạ bánh hóa nhiều mãi mãi xảy ra khi ta chia sẻ qua tay Giêsu.
Hôm nay Thầy Giêsu vẫn mời chúng ta: Các con hãy cho họ ăn.
Cầu nguyn:
Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ,
xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,
xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con cảm được cơn đói đang giày vò bao người,
xin cho con nghe được lời mời của Chúa :
“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám trao
tất cả những gì chúng con có cho Chúa,
để Chúa trao tất cả những gì Chúa có
cho chúng con và cho cả nhân loại.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


1 Tháng Tám

Thánh Anphong Liguori
(1696-1787)


Công Ðồng Vatican II xác định rằng, thần học luân lý phải được nuôi dưỡng bởi Phúc Âm, và chứng tỏ được sự cao quý của ơn gọi người Kitô Hữu, và nhiệm vụ của họ là trưng ra kết quả ấy trong đời sống bác ái giữa trần gian. Vào năm 1950, Thánh Anphong được Ðức Piô XII tuyên xưng là quan thầy của các thần học gia luân lý, ngài thật xứng với danh hiệu ấy. Trong cuộc đời ngài, thánh nhân phải tranh đấu để giải thoát nền thần học luân lý khỏi sự khắt khe của chủ thuyết Jansen. Thần học luân lý của ngài, đã được tái bản 60 lần trong thế kỷ sau khi ngài từ trần, chú trọng đến các vấn đề thực tiễn và cụ thể của các cha xứ và cha giải tội. Nếu có thói vụ luật và giảm thiểu hóa luật lệ xen vào thần học luân lý, chắc chắn nó không thuộc về mô hình thần học tiết độ và nhân từ của Thánh Anphong.

Vào năm 16 tuổi, ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật của Ðại Học Naples, nhưng sau đó đã bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài được thụ phong linh mục và dồn mọi nỗ lực trong việc tổ chức tuần đại phúc ở các giáo xứ, cũng như nghe xưng tội và thành lập các đoàn thể Kitô Giáo.

Ngài sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Ðó là một tổ chức của các linh mục và tu sĩ sống chung với nhau, tận tụy theo gương Ðức Kitô và hoạt động chính yếu là tổ chức tuần đại phúc cho nông dân ở thôn quê. Như một điềm báo cho điều sẽ xảy ra sau này, sau một thời gian hoạt động, những người đồng hành với ngài ngay từ khi thành lập đã từ bỏ tu hội và chỉ còn lại có một thầy trợ sĩ. Nhưng tu hội cố gắng sống còn và được chính thức chấp nhận vào 17 năm sau, dù rằng khó khăn vẫn chưa hết.

Sự canh tân mục vụ lớn lao của Thánh Anphong là cách giảng thuyết và giải tội -- ngài thay thế kiểu hùng biện khoa trương, thùng rỗng kêu to, bằng sự giản dị dễ hiểu, và thay thế sự khắc nghiệt của thuyết Jansen bằng sự nhân từ. Tài viết văn nổi tiếng của ngài phần nào đã làm lu mờ công lao khó nhọc mà ngài đã ngang dọc vùng Naples trong 26 năm trường để tổ chức tuần đại phúc.

Ngài được tấn phong giám mục khi 66 tuổi và ngay sau khi nhậm chức, ngài đã cải tổ toàn diện giáo phận.

Vào năm 71 tuổi, ngài bị đau thấp khớp khủng khiếp. Ngài đau khổ trong 18 tháng sau cùng với "sự tăm tối" vì sự do dự, sợ hãi, bị cám dỗ đủ mọi khía cạnh đức tin và mọi đức tính.

Thánh Anphong nổi tiếng về nền tảng thần học luân lý, nhưng ngài cũng sáng tác nhiều trong lãnh vực tâm linh và thần học tín lý. Văn bản Các Vinh Dự của Ðức Maria là một trong những công trình vĩ đại về chủ đề này, và cuốn Viếng Thánh Thể được tái bản đến 40 lần trong đời ngài, đã ảnh hưởng nhiều đến sự sùng kính Thánh Thể trong Giáo Hội.

Ngài được phong thánh năm 1831, và được tuyên xưng Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1871.

Lời Bàn

Trên hết tất cả, Thánh Anphong nổi tiếng là một con người thực tế đối phó với các vấn đề cụ thể hơn là trừu tượng. Cuộc đời ngài quả thật là một gương mẫu "thực tiễn" cho Kitô Hữu ngày nay đang bị khó khăn để nhận chân giá trị của đời sống Kitô Giáo giữa cơn lốc khó khăn, đau khổ, hiểu lầm và thất bại. Thánh Anphong đã trải qua tất cả những đau khổ ấy. Ngài là thánh bởi vì ngài luôn duy trì sự liên hệ mật thiết với Ðức Kitô thống khổ qua tất cả những thử thách cuộc đời.

Lời Trích

Khi Thánh Anphong làm giám mục, một trong các linh mục của dòng có cuộc sống rất trần tục, và cưỡng lại mọi biện pháp nhằm thay đổi lối sống ấy. Vị linh mục được Thánh Anphong mời đến, và ngay ở lối vào phòng của ngài, thánh nhân cho đặt một tượng thánh giá thật lớn. Khi vị linh mục do dự không dám bước qua, Thánh Anphong ôn tồn nói, "Hãy bước vào đi, và nhớ đạp lên thánh giá. Ðây không phải lần đầu tiên mà cha đạp Chúa dưới chân mình."

Trích từ NguoiTinHuu.com

1 Tháng Tám

Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng

Trong một thị trấn nhỏ bên Liên Xô. Một số người Do Thái đang chờ đón vị giáo trưởng của họ. Ðã lâu lắm cộng đoàn của họ không có người lãnh đạo. Vị giáo trưởng lại cư ngụ trong một thành phố khác. Ông chỉ đến thăm cộng đoàn nhỏ bé này mỗi năm một lần. Ai ai cũng náo nức được gặp con người thánh thiện nổi tiếng này. Mọi người chuẩn bị những câu hỏi mà họ sẽ lần lượt nêu lên để xin vị giáo trưởng giải đáp.
Khi ông đến nơi, sự căng thẳng càng hiện lên trên nét mặt của nhiều người. Ai cũng đang trong tư thế giơ tay để đặt câu hỏi. Nhưng khi mọi người đã an tọa trong phòng họp, vị giáo trưởng không nói lời nào. Ông đưa mắt nhìn mọi người. Một hồi lâu, ông bỗng ngân nga một điệu nhạc. Mọi người đều bắt chước làm theo. Vị giáo trưởng lại cất tiếng hát lên một bài ca quen thuộc. Mọi người cũng hát theo ông... Mọi người tưởng nghi thức mở đầu ấy sẽ chấm dứt và vị giáo trưởng sẽ nói lên những lời vàng ngọc.
Nhưng không, trái với sự chờ đợi của mọi người, hết bài ca này đến bài ca khác, ông không ngừng bắt lên những bài ca mới. Khi các bài ca vừa dứt, ông bước xuống khỏi bục giảng và bắt đầu nhảy múa. Ông vừa nhảy vừa vỗ tay, không mấy chốc cả cử tọa cũng bước ra khỏi ghế và nhảy theo ông. Tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng nhịp chân lôi kéo mọi người vào điệu múa khiến họ không còn nhớ đến những câu hỏi mà họ đã chuẩn bị từ mấy hôm trước. Cả cộng đoàn hòa nhịp với nhau trong đôi chân, cùng nắm tay nhau, cùng khăng khít với nhau trong phấn khởi, vui tươi, cảm thông, hiệp nhất...
Khi các điệu vũ đã chấm dứt, mọi người trở về chỗ ngồi của mình. Lúc bấy giờ, vị giáo trưởng mới lên tiếng nói và ông chỉ nói có vỏn vẹn một câu ngắn ngủi như sau: "Tôi tin chắc rằng tôi đã trả lời cho mọi thắc mắc của anh chị em".
Cô đơn là nguyên nhân gây ra mọi thứ xáo trộn, bệnh tật trong chúng ta. Cô đơn đưa chúng ta đến sầu muộn. Sầu muộn đưa chúng ta đến nổi loạn. Nổi loạn đưa chúng ta đến tội ác...
Có những người bị người khác đày đọa cô đơn, nhưng cũng không thiếu những người tự giam hãm vào cô đơn. Nhưng đày đọa kẻ khác vào cô đơn cũng có nghĩa là cắt bớt đi một sợi dây liên kết, là tiến dần đến chỗ cô đơn.
Ðể ra khỏi cô đơn, liều thuốc duy nhất chính là làm cho người khác bớt cô đơn. Một tiếng hát vui tươi cất lên để mời gọi mọi người cùng hát với mình, một tiếng vỗ tay tung ra để mời gọi mọi người cùng phấn khởi với mình, một nhịp bước đưa ra để mời gọi mọi người cùng nhảy múa với mình: khi hòa nhịp với nhau trong một niềm vui chung, người ta sẽ xóa đi được bao nhiêu vấn đề vướng mắc trong tâm tư.
Có ra khỏi chính mình để chia vui sẻ buồn với người, có ra khỏi chính mình để chỉ nghĩ đến những ưu tư phiền muộn của người, có ra khỏi chính mình để lo lắng cho người, để giúp đỡ người, chúng ta mới làm vơi đi được nỗi cô đơn của mình và cũng giúp người bớt cô đơn.
Cho thì có phúc hơn nhận lãnh: càng trao ban, càng ra khỏi chính mình, chúng ta mới cảm thấy vơi nhẹ đi những ưu tư, lo lắng của mình...

Trích sách Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét