02/08/2016
Thứ ba tuần 18 thường niên.
BÀI ĐỌC
I: Gr 30, 1-2. 12-15. 18-22
"Vì tội lỗi
ngươi quá nặng, nên Ta đã làm cho ngươi những sự ấy. Nhưng Ta sẽ đem
Giacóp về nhà xếp".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Có lời
Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: "Chúa là Thiên Chúa Israel phán thế này:
Ngươi hãy chép vào sách mọi lời Ta đã phán với ngươi".
Vì
Thiên Chúa phán rằng: "Nơi giập gãy của ngươi đã bất trị, thương tích
ngươi làm độc quá đỗi. Không ai đoái thương băng bó cho ngươi: không có thuốc hay
chữa ngươi bình phục. Mọi kẻ yêu ngươi đã bỏ quên ngươi, không tìm kiếm ngươi nữa,
vì Ta đã đánh ngươi bị thương như kẻ thù sửa phạt ngươi nặng
nề, vì sự gian ác của ngươi quá nhiều, tội lỗi của ngươi quá nặng, nên Ta đã làm cho ngươi những sự ấy".
nề, vì sự gian ác của ngươi quá nhiều, tội lỗi của ngươi quá nặng, nên Ta đã làm cho ngươi những sự ấy".
Chúa
phán thế này: "Đây Ta đem những kẻ trong nhà xếp Giacóp bị bắt trở về gia
cư họ, Ta sẽ xót thương. Thành sẽ được xây lại trên nơi cao của nó, đền thờ sẽ
được trùng tu theo trật tự của nó. Thế là sẽ vang lên lời ca tụng và tiếng reo
mừng. Ta sẽ làm cho nó thêm nhiều, và nó sẽ không bị hạ nhục. Con cái nó sẽ được
như xưa; trước mặt Ta, cộng đồng nó sẽ đứng vững. Ta sẽ hỏi thăm mọi người áp bức
nó. Thủ lãnh nó sẽ bởi nó mà ra; vua chúa nó sẽ từ trong nó mà lên. Ta sẽ cho
nó triều yết và nó sẽ đến gần Ta, vì thật ra có ai dám liều mạng đến gần Ta?
-Chúa phán như thế-. Bấy giờ các ngươi sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các
ngươi". Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 101, 16-18. 19-21. 29 và 22-23
Đáp:
Chúa tái lập Sion, và xuất hiện trong vinh quang xán lạn. (c. 17).
Xướng:
1) Lạy Chúa, muôn dân sẽ kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ
quý trọng vinh quang Ngài, khi Chúa sẽ tái lập Sion, Chúa xuất hiện trong vinh
quang xán lạn. Chúa sẽ đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ
kêu van. - Đáp.
2) Những
điều này được ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng
Thiên Chúa. Từ thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã nhìn
xuống trần thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án
tử. - Đáp.
3)
Con cháu của bầy tôi Chúa sẽ được an cư, và miêu duệ chúng sẽ tồn tại trước
thiên nhan, để người ta truyền bá danh Chúa tại Sion, và lời khen ngợi Chúa ở
Giêrusalem, khi chư dân cùng nhau quy tụ, và các vua nhóm họp để phụng thờ
Chúa. - Đáp.
ALLELUIA:
Tv 24, 4c và 5a
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con
trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mt 14, 22-36
"Xin truyền
cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ
bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên
núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã
ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Canh
tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt
biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa" và các ông sợ hãi kêu
la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy
đây, đừng sợ". Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì
xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". Chúa phán:
"Hãy đến". Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng
Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng:
"Lạy Thầy, xin cứu con". Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà
nói: "Người hèn tin, tại sao lại nghi ngờ?" Khi cả hai đã lên thuyền
thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng:
"Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!"
Khi đã sang qua biển hồ, các ngài lên bộ và ghé vào Ghênêsarét.
Nhận ra Ngài, dân địa phương liền loan tin đi khắp cả vùng xung quanh, và người
ta đem đến cho Ngài hết mọi kẻ ốm đau. Họ nài xin Ngài cho họ rờ đến tua áo
choàng của Ngài thôi, và ai đã rờ đến thì đều được chữa lành. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm
: Chúa Ði Trên Biển
Thiên
Chúa tỏ ra là một nhà giáo dục đại tài: Ngài luôn tôn trọng tư tưởng, dự định của
con người, nhưng với thời gian và qua dòng lịch sử, Ngài thanh lọc, kiện toàn
những gì không phù hợp với Nước Trời. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm
người cũng đi theo đường lối đó, như chúng ta có thể thấy trong bài Tin Mừng
hôm nay.
Sau
khi cho dân chúng ăn no, Chúa Giêsu buộc các môn đệ lên đò sang bờ bên kia. Giải
tán dân chúng xong, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện một mình. Các môn đệ vâng lời
Thầy ra đi, nhưng có lẽ các ông không được hài lòng. Các ông đã hết sức kiên nhẫn
chờ đợi ngày Chúa Giêsu làm vua, cơ hội đó hôm nay đã đến, nhưng Chúa lại từ chối.
Không những bỏ lỡ cơ hội, Chúa còn ra lệnh cho các ông lập tức rời bỏ hiện trường.
Bất mãn, chán nản và mệt nhọc làm cho các ông ngã lòng. Chúa Giêsu biết rõ tâm
trạng của các ông, không những bằng ánh mắt và bằng cả cõi lòng khi Ngài cầu
nguyện trên triền núi. Ngài thấy các ông chèo chống ngược với sóng gió và ngược
với cả ý muốn. Chính lúc đó, Ngài đi trên mặt biển để đến với các ông. Ngài đã
làm như thế để các ông hiểu rằng Ngài có quyền năng trên các tạo vật, Ngài có
chương trình của Ngài và Ngài sẽ thực hiện chương trình ấy khi giờ của Ngài đến.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đặt tất cả niềm tin vào quyền năng của Chúa. Ngài
có chương trình cho mỗi người chúng ta. Ðiều quan trọng không phải là chúng ta
bắt Thiên Chúa làm theo ý chúng ta, để rồi khi không được như ý nguyện, chúng
ta tỏ ra buồn phiền, than trách Chúa. Trái lại, chúng ta hãy đặt hết tin tưởng
vào Chúa, Ngài vẫn hiện diện để sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Hãy phó thác vào
quyền năng yêu thương của Ngài và như thế tâm hồn chúng ta sẽ được bình an.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
02/08/16 THỨ BA TUẦN 18 TN
Th. Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, linh mục
Mt 14,22-36
Th. Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, linh mục
Mt 14,22-36
Suy niệm: Có những cơn gió không chỉ làm xao động mặt hồ Ga-li-lê-a phẳng lặng, mà còn khiến cho người ngư phủ từng trải như Phê-rô phải cuống cuồng sợ hãi. Hãi sợ trước hiện tượng thiên nhiên là một điều dễ hiểu, nhưng bỗng dưng mất hết niềm tin vào Chúa là một điều khó hiểu. Phê-rô đang đi trên mặt nước đến với Chúa theo lời ông xin, thế mà phút chốc vì cơn gió, ông không còn vững mạnh, đôi chân ông rung lên theo
nhịp sóng, lòng tin của ông cũng chao đảo “cuốn theo chiều gió”. Kinh nghiệm ngư trường không giúp được gì lúc này. Rất may, còn một “chiếc phao cứu sinh”, đó là chút lòng tin đủ để thốt lên với Chúa: “Thưa Ngài, xin cứu con”.
Mời Bạn: Kinh nghiệm của Phê-rô không cho phép một ai trong chúng ta tự hào rằng niềm tin của mình đã mạnh đủ hay mình đã “thâm niên” trong Đạo Chúa. Một số biến cố có thể hất tung niềm tin của chúng ta, làm sụp đổ những ngôi “nhà xây trên cát”. Vì thế, cần xây dựng một đời sống luôn gắn kết với Chúa đến mức trong mọi hoàn cảnh, kể cả nghịch cảnh, vẫn thốt lên được lời cầu nguyện đến Chúa như Phê-rô.
Chia sẻ: Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua thử thách cam go khi sống đức tin.
Sống Lời Chúa: Ngoài giờ cố định gặp Chúa như Thánh Lễ, đọc kinh chung, bạn hướng lòng về Chúa trước mỗi công việc bạn sắp làm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho biết con kêu Tên Chúa hằng ngày, nhất là khi gặp cơn thử thách cam go. Như Phê-rô, con sợ hãi muôn điều bởi con không thấy Chúa. Lạy Chúa, xin cứu con.
Xin cứu con
Chúng ta tưởng Chúa bỏ rơi, Chúa vắng mặt, Chúa là ma làm ta sợ hãi. Đơn giản Chúa là Thầy biết cách làm ta trưởng thành qua kinh nghiệm.
Suy
niệm:
Bài
Tin Mừng hôm nay là một loạt những kinh nghiệm thiêng liêng.
Có
thể chúng ta ít nhiều đều đã có những kinh nghiệm này.
Thầy
Giêsu là một nhà giáo nhân từ và cương quyết.
Ngài
giáo dục các môn đệ bằng cách đưa họ vào những kinh nghiệm.
Kinh
nghiệm bị Thầy bắt buộc phải qua bờ bên kia (c. 22),
dù
họ rất muốn ở lại bờ bên này để nếm dư vị của thành công vừa rồi.
Sau
phép lạ nhân bánh, người ta định tôn Thầy lên làm vua (Ga 6, 15).
Chỉ
cần Thầy gật đầu là trò được chia sẻ tiếng tăm và quyền lực.
Các
môn đệ đã bị ép lên thuyền, ngay lập tức, lúc chạng vạng tối.
Kinh
nghiệm bị sóng đánh vì ngược gió.
Thuyền
đã xa bờ mấy cây số, tiến tới không được, lùi lại cũng không xong.
Vào
lúc khó khăn ấy lại không có Thầy ở trong thuyền.
Hầu
như suốt đêm các môn đệ phải vất vả chèo chống với sóng gió.
Họ
phải tập chiến đấu trong đêm tối khi không có Thầy ở bên.
Họ
có nghĩ quyết định của Thầy là sai lầm, vội vã không ?
Kinh
nghiệm hốt hoảng, sợ hãi và được trấn an.
Mãi
đến lúc gần sáng, Thầy Giêsu mới đi trên biển mà đến với các môn đệ.
Ngài
đến khi họ chưa thấy rõ mặt Ngài.
Ngài
đến vào lúc bất ngờ và đến theo cách bất ngờ, khiến họ khiếp kinh.
Ngài
đến đem bình an mà họ tưởng là ma quái đe dọa (c. 26).
Quả
thật có những lúc không dễ nhận ra là Chúa đang đến với mình.
Chúa
đến làm các môn đệ sợ hãi hơn cả sóng gió.
Nhưng
“Cứ yên tâm, chính Thầy đây. Đừng sợ !” (c. 27).
Kinh
nghiệm tự đưa mình vào một thách đố của lòng tin.
Một
mặt Phêrô vẫn chưa tin trọn vẹn khi nói câu: Nếu quả là Thầy…(c.
28).
Nhưng
mặt khác ông lại rất táo bạo khi dám xin ơn đi trên mặt nước.
Ông
coi đó là cách thức chắc chắn nhất để biết có phải là Thầy không.
Nếu
đúng là Thầy thì Thầy cũng có thể cho mình làm được như Thầy.
Chỉ
cần Thầy truyền lệnh là đủ, Phêrô tin như thế.
Kinh
nghiệm đi trên mặt nước và kinh nghiệm bị chìm.
Khi
được Thầy cho phép, Phêrô đã dám từ thuyền bước xuống biển động.
Và
ông đã đi được một quãng không rõ bao xa (c. 29).
Mặt
nước cứng như đá hay người ông trở nên nhẹ bổng?
Bây
giờ thì đúng là Thầy rồi, chỉ Thầy mới cho mình làm được như Thầy.
Phêrô
sung sướng tiến về phía Thầy với lòng tin đang lớn lên.
Nhưng
khi gặp gió thổi mạnh thì ông lại sợ, lại hoài nghi, yếu tin.
Ông
mất tập trung vào sự hiện diện quyền năng của Thầy và bị chìm.
Người
ta có thể bị chìm ngay khi biết Chúa ở trước mặt.
Kinh
nghiệm được Thầy nắm tay mà dắt vào thuyền.
Khi
Phêrô kêu cứu, Thầy Giêsu đã giữ ông khỏi bị nước nuốt chửng.
Sau
đó hẳn hai Thầy trò đã cùng nhau đi trên sóng mà về thuyền.
Khi
cả hai lên thuyền thì gió lặng, chẳng cần Thầy phải dẹp yên sóng gió.
Các
kinh nghiệm môn đệ vừa trải qua thật kinh khủng và gần gũi với ta.
Buồn
bực, sợ hãi, căng thẳng, bình an, nghi ngờ, chới với, hạnh phúc.
Đời
Kitô hữu là một chuỗi những kinh nghiệm như thế.
Chúng
ta tưởng Chúa bỏ rơi, Chúa vắng mặt, Chúa là ma làm ta sợ hãi.
Đơn
giản Chúa là Thầy biết cách làm ta trưởng thành qua kinh nghiệm.
Cuối
cùng chúng ta sẽ nhìn nhận: “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa” (c. 33).
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,
nhưng nhiều khi con cảm thấy
sống đức tin giữa lòng cuộc đời
chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con
cũng kéo ghì con xuống.
Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.
Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
Xin cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,
để con trở nên nhẹ tênh
mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
2
THÁNG TÁM
Mầu
Nhiệm Của Sự Dữ Luân Lý
Bây
giờ chúng ta hãy xét đến sự dữ luân lý. Nói “sự dữ luân lý”, chúng ta có ý đề cập
đến các hình thức khác nhau của tội lỗi và những hậu quả của nó trên thế giới vật
chất của chúng ta. Thiên Chúa tuyệt đối không muốn thứ sự dữ này. Sự dữ luân lý
hoàn toàn đi ngược lại với thánh ý Thiên Chúa. Trong cuộc sống của con người và
trong thế giới, nếu sự dữ này xảy ra – và đôi khi xảy ra một cách hết sức
nghiêm trọng – thì đấy chỉ bởi vì Thiên Chúa quan phòng muốn bảo đảm duy trì sự
tự do của con người trong thế giới thụ tạo này.
Sự tồn
tại của sự tự do nơi tạo vật đồng nghĩa với sự tồn tại của con người và các hữu
thể tinh thần thuần túy – chẳng hạn các thiên thần. Sự tự do này là điều kiện tất
yếu để cho con người có thể đạt đến sự sung mãn của tạo vật và đáp lại kế hoạch
vĩnh cửu của Thiên Chúa. Để có được sự thiện trọn vẹn và sự sung mãn trong tạo
vật, cần phải có những hữu thể tự do – và đối với Thiên Chúa, điều này có giá
trị hơn nhiều so với tình trạng bi đát do các hữu thể ấy có thể lạm dụng sự tự
do đã được ban cho mình để chống lại Đấng Tạo Hóa. Như vậy, chúng ta nhận ra rằng
sự tự do của con người có thể dẫn đến sự dữ luân lý.
Từ khả
năng suy lý của mình cũng như từ mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta chắc chắn nhận
hiểu rất nhiều về mầu nhiệm quan phòng thần linh – trong đó dù sự dữ không phải
là điều được tìm kiếm song cũng là điều được nhận chịu trong ý hướng tranh thủ
một sự thiện lớn hơn. Tuy nhiên, một sự nhận hiểu đầy đủ về mầu nhiệm sự dữ
luân lý chỉ có thể xảy đến với chúng ta xuyên qua Thập Giá khải thắng của Đức
Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
02 – 8
Thánh
Êusêbiô Vercellêsi
và
Thánh Phêrô Julianô Eymard, linh mục
Gr
30,1-2.12-15.18-22; Mt 14,22-26.
Lời
suy niệm: “Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà
cầu nguyện.”
Trước
phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều, đã làm cho lòng dân cũng như các môn đệ có thể
lâm vào tình trạng nguy hiểm; nghĩ về Người như là một thế lực trần thế; Họ
không hiểu rằng, phép lạ hóa bánh ra nhiều chỉ vì lòng thương xót và sự quan
tâm lo lắng của Người. Cho nên Người đã tách các môn đệ ra khỏi đám đông, và
sau đó một mình Người đứng ra giải tán đám đông dân chúng. Giải tán đám đông
xong, Chúa một mình lên núi cầu nguyện với Chúa Cha.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa đã tách các môn đệ của Chúa ra khỏi những tham vọng của trần
thế. Xin Chúa cũng ban cho chúng con mỗi khi phục vụ người anh em, chúng con
cũng tránh được sự đánh bóng chính mình, nhưng luôn biết kết hiệp với cầu nguyện
và tạ ơn Chúa.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
02-08
Thánh
EUSÊBIÔ VERCELLÊSI
Giám
Mục (+371)
Thánh
Eusêbiô sinh tại Sardinia trong một gia đình quí phái. Nhưng trổi vượt sự sao
sang giàu có trần thế. Ngài được vinh dự là con của một người cha chịu chết vì
đức tin dưới thời Diôclêtianô. Mẹ Ngài đã đưa hai người con về sống tại Roma.
Ngài được Đức giáo hoàng Eusêbiô rửa tội và lấy chính tên mình đặt cho con trẻ.
Eusêbiô
được nuôi dưỡng trong bầu khí đạo đức, Ngài theo học văn chương và nghệ thuật.
Gia nhập hàng giáo sĩ, Ngài được phong chức đọc sách.
Ngài
được sai đi Vercelli và năm 345 được chọn làm giám mục tiên khởi của giáo phận
này. Xét rằng phương cách hữu hiệu nhất để thánh hóa các linh hồn là phải có một
hàng giáo sĩ được huấn luyện tử tế, Ngài thiết lập một trường đào tạo linh mục.
Cùng với nhóm môn sinh, Ngài sống đời ẩn tu ngay giữa thành phố. Nhưng lời
khuyên dạy đầy cảm kích đã làm cho Vercellêsi thay đồi hẳn. Các tội nhân tìm về
lãnh nhận các bí tích và nhiệt thành phụng sự Chúa.
Chịu
bách hại vì đạo, cuộc đời Eusêbiô đã đạt tới vinh quang cao cả. Khi ấy bè rối
Ariô bành trướng mạnh mẽ, với sự bảo trợ của hoàng đế Constantino. Eusêbiô mãnh
liệt chống lại và đức tin không thể lay chuyển của Ngài mang lại niềm an ủi cho
Đức giáo hoàng chỉ định dẫn dầu phái đoàn các giám mục đến gặp hoàng đế để bênh
vực đức tin. Đầy nhiệt tâm Ngài thuyết phục được hoàng đế triệu tập một công đồng.
Năm
sau công đồng khai diễn tại Milan. Tại công đồng, hoàng đế thúc bách các giám mục
phải để cho Eusêbiô tham dự. Nhưng những người theo bè rối Ariô ngăn cản. Cuối
cùng Ngài được tham dự. Thấy phần đông theo lạc giáo, Ngài trình biểu thức đức
tin của công đồng Nicea, đòi mọi người ký nhận trước khi bàn đến điều gì khác nữa.
Bọn lạc giáo tức giận. Ngược lại, Ngài cương quyết không chịu ký vào văn bản
lên án thánh Athanasiô, vị giám mục chúng sợ nhất. Tức giận chúng vận động
hoàng đế đẩy Ngài đi Palestina.
Nơi
lưu đầy, Eusêbiô chịu không biết bao nhiêu là điều cực khổ bởi cách đối xử dã
man của các địch thù, Ngài bị giam trong phòng tối, bị bỏ đói. Khi biết rằng
không thể bắt phục được con người sắt đá này, chúng còn trói chân Ngài lại và
lôi kéo Ngài qua các bậc thang nhiều lần. Theo lời thánh Hiêrônimô kể lại,
thánh nhân còn bị gởi đi Cappadocia và tới miền thượng Thébaide bên Ai cập. Tại
những nơi nầy thánh nhân còn chịu muôn vàn cực hình cho đến khi hoàng đế
Constantiô băng hà và được hồi hương.
Dầu vậy
trên đường về theo lệnh Đức giáo hoàng, thánh Eusêbiô còn phải ghé nhiều giáo
đoàn để an ủi khích lệ các giáo hữu bị đau khổ bởi những tàn phá của phái Ariô
để lại, dàn xếp những tranh chấp nội bộ của một số giáo đoàn.
Trở về
Vercelli, thánh Eusêbiô được tiếp đón nồng nhiệt như một vị anh hùng. Già cả và
yếu sức, Ngài vẫn tận tụy phục vụ giáo phận cho đến khi qua đời năm 371. Người
ta tôn kính Ngài như vị thánh tử đạo, vì những đau khổ mà Ngài đã chịu suốt những
ngày lưu đày.
(daminhvn.net)
02
Tháng Tám
Nghệ Thuật Làm Lửa
Thời
xa xưa, tìm được cách làm ra lửa là cả một phát minh vĩ đại...
Có
một nhà phát minh nọ, sau khi đã tìm được nghệ thuật làm ra lửa đã đi từ bộ lạc
này sang bộ lạc khác để quảng bá phương pháp của mình. Có nhiều bộ lạc tiếp thu
phương pháp của ông mà không hề bày tỏ một dấu hiệu nào của lòng biết ơn. Nhưng
con người quảng đại này không màng đến chuyện người ta biết ơn hay phản bội. Niềm
hạnh phúc của ông là thấy được mỗi ngày càng có được nhiều người hưởng được sự
phát minh của ông.
Cũng
giống như những bộ lạc trước, bộ lạc cuối cùng mà ông mang đến nghệ thuật làm
ra lửa cũng hồ hởi đón tiếp ông. Nhưng không mấy chốc, các tư tế trong bộ lạc tỏ
lòng ghen tức, họ âm mưu sát hại ông để xóa bỏ mọi ảnh hưởng của ông. Sau khi
mưu sát ông, để đánh tan mọi nghi ngờ, các tư tế cho vẽ một bức chân dung của
ông và đặt trên bàn thờ. Trong mọi nghi thức tế tự, tên của ông được thành kính
nhắc đến như một đại ân nhân của bộ lạc. Các dụng cụ ông làm ra lửa cũng được
các tư tế cho đặt vào trong một chiếc hộp quý. Họ cũng rêu rao rằng bất cứ ai lấy
lòng tin mà chạm đến các báu vật ấy sẽ được chữa mọi bệnh tật.
Vị
Thượng tế của bộ lạc cũng nhận trách nhiệm biên soạn một tiểu sử của vị phát
minh ra lửa. Quyển tiểu sử ấy cũng trở thành một thứ sách Thánh trong đó gương
sáng, đời sống gương mẫu của vị đại ân nhân được ca tụng và đề ra như lý tưởng
cho mọi người noi theo. Các tư tế cũng tự nhận cho họ quyền được giải thích về
cuộc đời và các lời răn dạy của vị phát minh.
Ðể
đảm bảo tính cách tinh ròng của những lời răn dạy của vị phát minh, các tư tế
ra vạ tuyệt thông hoặc tử hình cho tất cả những ai không chấp nhận những lời giải
thích của họ. Dân chúng sợ hãi đến độ dần dà họ chỉ còn biết có những lưòi giải
thích của các vị tư tế và quên hẳn cả chính nghệ thuật làm ra lửa.
Câu
chuyện ngụ ngôn trên đây đã được một vị linh đạo nổi tiếng của Ấn Ðộ là linh mục
Anthony De Mello ghi lại trong các câu chuyện có nội dung giáo lý của cha. Qua
câu chuyện này, cha De Mello như muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng cái khuynh hướng
chung của những người có tôn giáo là dễ dàng quên đi chính cái cốt lõi của tôn
giáo. Con người dẽ bám vào những nghi thức bên ngoài của tôn giáo mà quên đi sứ
điệp thiết yếu của nó. Chiến tranh tôn giáo, sự bất khoan dung của các tín đồ đều
bắt nguồn từ khuynh hướng trên.
Người
tín hữu Kitô chúng ta có lẽ cũng không thoát khỏi khuynh hướng ấy. Chúng ta dễ
bị cám dỗ nhìn vào đạo của chúng ta như một hệ thống của những cơ cấu, của những
nghi thức, của những điều phải tin, phải giữ, nhưng lại quên đi cái cốt lõi của
đạo chúng ta chính là tình yêu. Chúng ta sẵn sàng nhân danh Chúa, nhân danh đạo
lý để loại trừ, để bách hại người anh em bằng cách này hay cách khác. Rốt cục
cũng giống như bộ lạc cuối cùng trong câu chuyện ngụ ngôn trên đây, lửa của yêu
thương mà Chúa Giêsu đã mang đến, chúng ta đã dập tắt đi để thay vào đó bằng những
nghi thức thừa thãi trống rỗng. Chúng ta dễ dàng thay thế đạo của yêu thương, đạo
của Tin Mừng bằng đạo của hình thức, đạo của giả hình...
Quên
đi cốt lõi của Tin Mừng là Yêu Thương, chúng ta cũng loại bỏ chính Chúa Kitô ra
khỏi cuộc sống của chúng ta. Không chừng chúng ta cũng đang đóng đinh Ngài một
lần thứ hai. Lời Kinh của chúng ta sẽ chỉ là những tiếng kêu trống rỗng, các
nghi thức của chúng ta sẽ chỉ là những trò hề, nếu cuộc sống của chúng ta chưa
được thấm nhuần, tưới gội bằng Lửa của Yêu Thương mà Chúa Giêsu đã mang đến cho
chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét