Giải đáp phụng vụ: Thừa
tác viên ngoại thường, và Rước lễ dưới hai hình
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con hiểu rằng việc sử dụng các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Thánh là chỉ là “ngoại thường". Con cũng hiểu rằng việc cho Rước lễ dưới hai hình cho tất cả các tín hữu đã được cho phép, bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, với giá trị dấu hiệu đầy đủ của nó. Như vậy, câu hỏi của con là: cái nào cắt cái nào? Con gần như chưa bao giờ nghe rằng, việc cho Rước lễ dưới hai hình tại giáo xứ diễn ra, mà không cần đến các thừa tác viên ngoại thường. Vậy liệu thật là tốt hơn để tránh sử dụng các thừa tác viên ngoại thường, là chỉ cho rước Mình Thánh mà thôi không? Hoặc liệu thật là tốt hơn để cho Rước lễ dưới hai hình, và nhờ sự giúp đỡ của các thừa tác viên ngoại thường, trên cơ sở thông thường không? – V. D., New York, Mỹ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng từ ngữ "ngoại thường" có nhiều sắc thái của ý nghĩa, và điều này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là một người thực hiện một hành vi phụng vụ trong sự ủy nhiệm đặc biệt, và không phải là một thừa tác viên thông thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước lễ, các thừa tác viên thông thường là các Giám mục, linh mục và phó tế. Như vậy, việc cho Rước lễ là một phần thông thường của thừa tác vụ của các vị.
Bất cứ ai khác cho tín hữu Rước lễ là một thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là một phần thông thường của chức năng phụng vụ của họ, nhưng họ đã làm phận vụ này nhờ sự ủy nhiệm của hàng giáo sĩ. Các thầy giúp lễ nhận sự ủy nhiệm này cách đương nhiên (do nhiệm vụ đương nhiên, ex officio), tức là do chức giúp lễ của thầy. Thầy cũng có thể tráng chén khi vắng phó tế, cũng như đặt Mình Thánh và cất Minh Thánh theo một cách đơn giản, trong giờ chầu Thánh Thể.
Tất cả các thừa tác viên khác hoạt động trong sự ủy nhiệm thông thường của Giám mục địa phương; họ thường hoạt động thông qua cha xứ, hay một sự ủy nhiệm đặc cử (ad hoc) của linh mục đang cử hành Thánh lễ, để ứng phó hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, qui chế của thừa tác viên ngoại thường là không phụ thuộc vào tần số của thừa tác, nhưng đúng hơn liên quan đến bản tính của chính thừa tác. Ngay cả nếu một thừa tác viên ngoại thường giúp cho Rước lễ hàng ngày trong nhiều năm liền, người ấy không bao giờ trở thành một thừa tác viên thông thường được, theo ý nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác của khái niệm về thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục đối với bí tích thêm sức trong nghi lễ Latinh. Bộ Giáo Luật, các điều từ số 882 đến 888, nói rằng Giám mục là thừa tác viên thông thường của phép Thêm sức, nhưng luật tiên liệu khả năng của các linh mục ban phép Thêm sức, dưới một số điều kiện nhất định.
Đối với hầu hết các bí tích khác, đặc biệt là phép Giải tội, phép Thánh Thể, phép Truyền chức thánh và phép Xức dầu các bệnh nhân, không có khả năng của các thừa tác viên ngoại thường.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện nay của từ ngữ ‘ngoại thường” là không rõ ràng trong qui định phụng vụ. Thí dụ, huấn thị "Redemptionis Sacramentum" năm 2004 nói: "Các tín hữu thường được rước Thánh Thể trong Thánh Lễ hay vào thời gian được chính nghi lễ ấn định, nghĩa là liền sau khi linh mục chủ tế rước lễ. Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, và, nếu có dịp, các linh mục khác hay các phó tế giúp ngài; Thánh Lễ không được tiếp tục khi các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các quy tắc của giáo luật, chỉ trong trường hợp cần thiết" (số 88, Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Tài liệu này cũng đề cập đến việc cho Rước lễ dưới hai hình như sau:
"[100] Để biểu lộ rõ ràng hơn cho các tín hữu tính viên mãn của dấu chỉ bàn tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp các sách phụng vụ được dự liệu, với điều kiện phải dạy trước đó phải luôn luôn giảng dạy cách thích hợp về các nguyên lý tín lý đã được Công Đồng chung Trentô ấn định trong lãnh vực này".
“[101] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải để ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc đánh giá trước tiên là thuộc quyền Giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối loại bỏ việc này khi có một nguy cơ, dù là rất nhỏ, xúc phạm đến Mình Máu Thánh Chúa. Để đảm bảo một sự phối hợp rộng rãi hơn trong lãnh vực này, các Hội Đồng Giám Mục cần công bố những quy tắc liên quan chủ yếu về “cách cho các tín hữu rước lễ dưới hai hình và về phạm vi của quyền cho rước lễ dưới hai hình này”; những quy tắc này phải được Tông Toà, nghĩa là Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, xác nhận” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, trong khi việc Rước lễ dưới hai hình được đánh giá cao, có thể có những trường hợp, mà trong đó sự thận trọng đề nghị bỏ qua nó, do các khó khăn thực tế kéo theo. Do đó, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" tiếp tục nói trong số 102:
"Không được cho giáo dân rước với chén thánh, nếu, vì số người rước lễ đông, khó mà lường được lượng rượu cần thiết cho Thánh Lễ ; quả nhiên, phải tránh nguy cơ “còn dư quá nhiều Máu Chúa Kitô phải rước cuối buổi cử hành”. Phải hành động như thế đó trong những trường hợp sau đây : khó tổ chức cho giáo dân rước lễ với chén thánh ; việc cử hành đòi hỏi sử dụng một lượng rượu mà khó biết chắc chắn được nguồn gốc và phẩm chất của nó ; cho một cử hành xác định, không có đủ số các thừa tác viên có chức thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ được huấn luyện thích hợp ; một số lớn dân chúng khăng khăng vì nhiều lý do, không chịu rước lễ với chén thánh, việc này có kết quả là làm mờ nhạt đi cái có thể gọi là dấu chỉ hiệp nhất” (Bản dịch, như trên).
Từ văn bản này, chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất về nguyên tắc, các qui tắc Giáo Hội nhìn nhận khả năng sử dụng các thừa tác viên ngoại thường, được huấn luyện tốt, để cho tín hữu Rước lễ dưới hai hình. Do đó, thay vì một qui định cắt một qui định khác, vấn đề là cần đánh giá tất cả các hoàn cảnh thích hợp, trước khi quyết định phải làm gì. Việc chỉ sử dụng thực tế các thừa tác viên ngoại thường dường như không phải là lý do đủ, để cho tiến hành việc cho Rước lễ dưới hai hình, nếu đã có các thừa tác viên hợp lệ và đủ điều kiện.
Trong khi việc cho Rước lễ dưới hai hình được ban với lợi ích thiêng liêng không thể nghi ngờ, nó không là một giá trị tuyệt đối và, như các qui định gợi ý, nó nên được bỏ qua, nếu có bất kỳ nguy cơ làm ô uế nào, hoặc do các khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai bị tước đoạt mọi ân sủng, do không rước từ chén thánh, vì Chúa Kitô được tiếp nhận toàn bộ và đầy đủ trong một trong hai hình.
Sau bài trả lời trên đây, một người tên Drogheda, Ai-len, yêu cầu làm rõ về vai trò của thầy giúp lễ liên quan đến việc tráng chén. Sau khi tổng hợp các tài liệu có liên quan, ông hỏi: "Thưa cha, liệu con là đúng không, khi con nghĩ rằng nếu thầy giúp lễ, phó tế và linh mục có mặt, thì thầy phó tế tráng chén; nếu linh mục và phó tế có mặt, thì thầy phó tế tráng chén; và nếu linh mục và thầy giúp lễ có mặt, thì thầy giúp lễ tráng chén?”.
Vâng, bạn nói đúng! Đây là thủ tục thích hợp trong các trường hợp được mô tả ở trên.
Một số bạn đọc khác đã hỏi các câu hỏi cụ thể, về việc cho Rước lễ dưới hai hình. Một người ở Calgary, Alberta, hỏi: "Có phải là thích hợp để rước lễ dưới hai hình trong các Thánh Lễ ngày thường và Thánh Lễ Chúa Nhật Mùa Thường Niên, hoặc việc này nên dành cho ngày lễ trọng và lễ buộc khác? Nếu có nhiều hơn một Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật, liệu chỉ nên thực hiện việc Rước lễ dưới hai hình, trong một trong các thánh lễ ấy, hay liệu nên thực hiện trong mọi thánh lễ của ngày đó?"
Bạn ạ, không có câu trả lời phổ quát cho câu hỏi này. Sự quyết định khi nào được cho Rước lễ dưới hai hình, nay chủ yếu thuộc Đấng Bản quyền địa phương, và trong một số trường hợp, có thể uỷ quyền quyết định cho cha xứ.
Việc cho rước Máu Thánh trong giáo xứ vào ngày thường là rất hiếm, nhưng Giám mục có thể cho phép sự thực hành này, nếu hoàn cảnh bảo đảm nó. Việc này là khá phổ biến trong các chủng viện, tu viện và trong các cuộc tĩnh tâm.
Tương tự như vậy, có thể có lý do thực tiễn tốt, về tại sao một giáo xứ cho Rước Máu Thánh trong một số thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, thí dụ, nếu một Thánh Lễ đặc biệt là quá đông người, nên có mối nguy hiểm thực sự là Máu Thánh có thể đổ ra ngoài, hoặc quá kéo dài thời gian Rước lễ. Trong các trường hợp đó, các lý do cần được giải thích cho tín hữu, để họ có thể lựa chọn tham dự Thánh lễ nào.
Cuối cùng, một bạn đọc ở Colorado hỏi: "Nếu thân mình, máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Kitô đang hiện diện trong cả bánh và rượu được truyền phép, người ta có Rước lễ hai lần không, nếu người ta Rước lễ dưới hai hình? Nếu không, tại sao?"
Câu trả lời là không! Lý do là phức tạp hơn. Việc Rước lễ luôn liên quan đến sự tham dự Thánh Lễ, và bối cảnh của sự hoàn thành hy tế thánh, và không được nhìn thấy chỉ từ quan điểm của học thuyết về sự hiện diện đích thật. Đây là một lý do tại sao các linh mục khi cử hành Thánh lễ, phải Rước lễ dưới hai hình, với các ngoại lệ hiếm hoi.
Thậm chí nếu một người đôi khi có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, điều này luôn liên quan trong một cách nào đó, đến hy tế, mà trong đó bánh thánh được truyền phép.
Trong ánh sáng này, đối với các tín hữu, việc Rước Lễ trong Thánh lễ là cao điểm, và hoàn tất sự tham gia của cá nhân mỗi người vào hy lễ thánh. Từ quan điểm của dấu hiệu, sự hoàn tất này là đầy đủ hơn, khi người ta Rước lễ dưới hai hình, nhưng đó là, có thể nói như thế, hai khoảnh khắc của một hành động duy nhất của việc Rước lễ.
Cũng không có bất kỳ sự khác biệt nào, từ quan điểm sự Rước lễ, trong việc rước Máu Châu Báu trực tiếp từ chén thánh, hoặc bằng cách nhúng Mình Thánh vào Máu Thánh, và Rước lễ.
Đồng thời, trong khi việc Rước lễ dưới hai hình là một dấu hiệu đầy đủ hơn, của sự tham gia trong Thánh lễ, sự việc rằng Chúa Kitô hiện diện đầy đủ trong cả hai hình có nghĩa rằng việc Rước một hình là đủ cho việc Rước Lễ rồi. (Zenit.org 16-12-2008, 6-1-2009)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con hiểu rằng việc sử dụng các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Thánh là chỉ là “ngoại thường". Con cũng hiểu rằng việc cho Rước lễ dưới hai hình cho tất cả các tín hữu đã được cho phép, bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, với giá trị dấu hiệu đầy đủ của nó. Như vậy, câu hỏi của con là: cái nào cắt cái nào? Con gần như chưa bao giờ nghe rằng, việc cho Rước lễ dưới hai hình tại giáo xứ diễn ra, mà không cần đến các thừa tác viên ngoại thường. Vậy liệu thật là tốt hơn để tránh sử dụng các thừa tác viên ngoại thường, là chỉ cho rước Mình Thánh mà thôi không? Hoặc liệu thật là tốt hơn để cho Rước lễ dưới hai hình, và nhờ sự giúp đỡ của các thừa tác viên ngoại thường, trên cơ sở thông thường không? – V. D., New York, Mỹ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng từ ngữ "ngoại thường" có nhiều sắc thái của ý nghĩa, và điều này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là một người thực hiện một hành vi phụng vụ trong sự ủy nhiệm đặc biệt, và không phải là một thừa tác viên thông thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước lễ, các thừa tác viên thông thường là các Giám mục, linh mục và phó tế. Như vậy, việc cho Rước lễ là một phần thông thường của thừa tác vụ của các vị.
Bất cứ ai khác cho tín hữu Rước lễ là một thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là một phần thông thường của chức năng phụng vụ của họ, nhưng họ đã làm phận vụ này nhờ sự ủy nhiệm của hàng giáo sĩ. Các thầy giúp lễ nhận sự ủy nhiệm này cách đương nhiên (do nhiệm vụ đương nhiên, ex officio), tức là do chức giúp lễ của thầy. Thầy cũng có thể tráng chén khi vắng phó tế, cũng như đặt Mình Thánh và cất Minh Thánh theo một cách đơn giản, trong giờ chầu Thánh Thể.
Tất cả các thừa tác viên khác hoạt động trong sự ủy nhiệm thông thường của Giám mục địa phương; họ thường hoạt động thông qua cha xứ, hay một sự ủy nhiệm đặc cử (ad hoc) của linh mục đang cử hành Thánh lễ, để ứng phó hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, qui chế của thừa tác viên ngoại thường là không phụ thuộc vào tần số của thừa tác, nhưng đúng hơn liên quan đến bản tính của chính thừa tác. Ngay cả nếu một thừa tác viên ngoại thường giúp cho Rước lễ hàng ngày trong nhiều năm liền, người ấy không bao giờ trở thành một thừa tác viên thông thường được, theo ý nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác của khái niệm về thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục đối với bí tích thêm sức trong nghi lễ Latinh. Bộ Giáo Luật, các điều từ số 882 đến 888, nói rằng Giám mục là thừa tác viên thông thường của phép Thêm sức, nhưng luật tiên liệu khả năng của các linh mục ban phép Thêm sức, dưới một số điều kiện nhất định.
Đối với hầu hết các bí tích khác, đặc biệt là phép Giải tội, phép Thánh Thể, phép Truyền chức thánh và phép Xức dầu các bệnh nhân, không có khả năng của các thừa tác viên ngoại thường.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện nay của từ ngữ ‘ngoại thường” là không rõ ràng trong qui định phụng vụ. Thí dụ, huấn thị "Redemptionis Sacramentum" năm 2004 nói: "Các tín hữu thường được rước Thánh Thể trong Thánh Lễ hay vào thời gian được chính nghi lễ ấn định, nghĩa là liền sau khi linh mục chủ tế rước lễ. Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, và, nếu có dịp, các linh mục khác hay các phó tế giúp ngài; Thánh Lễ không được tiếp tục khi các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các quy tắc của giáo luật, chỉ trong trường hợp cần thiết" (số 88, Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Tài liệu này cũng đề cập đến việc cho Rước lễ dưới hai hình như sau:
"[100] Để biểu lộ rõ ràng hơn cho các tín hữu tính viên mãn của dấu chỉ bàn tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp các sách phụng vụ được dự liệu, với điều kiện phải dạy trước đó phải luôn luôn giảng dạy cách thích hợp về các nguyên lý tín lý đã được Công Đồng chung Trentô ấn định trong lãnh vực này".
“[101] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải để ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc đánh giá trước tiên là thuộc quyền Giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối loại bỏ việc này khi có một nguy cơ, dù là rất nhỏ, xúc phạm đến Mình Máu Thánh Chúa. Để đảm bảo một sự phối hợp rộng rãi hơn trong lãnh vực này, các Hội Đồng Giám Mục cần công bố những quy tắc liên quan chủ yếu về “cách cho các tín hữu rước lễ dưới hai hình và về phạm vi của quyền cho rước lễ dưới hai hình này”; những quy tắc này phải được Tông Toà, nghĩa là Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, xác nhận” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, trong khi việc Rước lễ dưới hai hình được đánh giá cao, có thể có những trường hợp, mà trong đó sự thận trọng đề nghị bỏ qua nó, do các khó khăn thực tế kéo theo. Do đó, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" tiếp tục nói trong số 102:
"Không được cho giáo dân rước với chén thánh, nếu, vì số người rước lễ đông, khó mà lường được lượng rượu cần thiết cho Thánh Lễ ; quả nhiên, phải tránh nguy cơ “còn dư quá nhiều Máu Chúa Kitô phải rước cuối buổi cử hành”. Phải hành động như thế đó trong những trường hợp sau đây : khó tổ chức cho giáo dân rước lễ với chén thánh ; việc cử hành đòi hỏi sử dụng một lượng rượu mà khó biết chắc chắn được nguồn gốc và phẩm chất của nó ; cho một cử hành xác định, không có đủ số các thừa tác viên có chức thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ được huấn luyện thích hợp ; một số lớn dân chúng khăng khăng vì nhiều lý do, không chịu rước lễ với chén thánh, việc này có kết quả là làm mờ nhạt đi cái có thể gọi là dấu chỉ hiệp nhất” (Bản dịch, như trên).
Từ văn bản này, chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất về nguyên tắc, các qui tắc Giáo Hội nhìn nhận khả năng sử dụng các thừa tác viên ngoại thường, được huấn luyện tốt, để cho tín hữu Rước lễ dưới hai hình. Do đó, thay vì một qui định cắt một qui định khác, vấn đề là cần đánh giá tất cả các hoàn cảnh thích hợp, trước khi quyết định phải làm gì. Việc chỉ sử dụng thực tế các thừa tác viên ngoại thường dường như không phải là lý do đủ, để cho tiến hành việc cho Rước lễ dưới hai hình, nếu đã có các thừa tác viên hợp lệ và đủ điều kiện.
Trong khi việc cho Rước lễ dưới hai hình được ban với lợi ích thiêng liêng không thể nghi ngờ, nó không là một giá trị tuyệt đối và, như các qui định gợi ý, nó nên được bỏ qua, nếu có bất kỳ nguy cơ làm ô uế nào, hoặc do các khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai bị tước đoạt mọi ân sủng, do không rước từ chén thánh, vì Chúa Kitô được tiếp nhận toàn bộ và đầy đủ trong một trong hai hình.
Sau bài trả lời trên đây, một người tên Drogheda, Ai-len, yêu cầu làm rõ về vai trò của thầy giúp lễ liên quan đến việc tráng chén. Sau khi tổng hợp các tài liệu có liên quan, ông hỏi: "Thưa cha, liệu con là đúng không, khi con nghĩ rằng nếu thầy giúp lễ, phó tế và linh mục có mặt, thì thầy phó tế tráng chén; nếu linh mục và phó tế có mặt, thì thầy phó tế tráng chén; và nếu linh mục và thầy giúp lễ có mặt, thì thầy giúp lễ tráng chén?”.
Vâng, bạn nói đúng! Đây là thủ tục thích hợp trong các trường hợp được mô tả ở trên.
Một số bạn đọc khác đã hỏi các câu hỏi cụ thể, về việc cho Rước lễ dưới hai hình. Một người ở Calgary, Alberta, hỏi: "Có phải là thích hợp để rước lễ dưới hai hình trong các Thánh Lễ ngày thường và Thánh Lễ Chúa Nhật Mùa Thường Niên, hoặc việc này nên dành cho ngày lễ trọng và lễ buộc khác? Nếu có nhiều hơn một Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật, liệu chỉ nên thực hiện việc Rước lễ dưới hai hình, trong một trong các thánh lễ ấy, hay liệu nên thực hiện trong mọi thánh lễ của ngày đó?"
Bạn ạ, không có câu trả lời phổ quát cho câu hỏi này. Sự quyết định khi nào được cho Rước lễ dưới hai hình, nay chủ yếu thuộc Đấng Bản quyền địa phương, và trong một số trường hợp, có thể uỷ quyền quyết định cho cha xứ.
Việc cho rước Máu Thánh trong giáo xứ vào ngày thường là rất hiếm, nhưng Giám mục có thể cho phép sự thực hành này, nếu hoàn cảnh bảo đảm nó. Việc này là khá phổ biến trong các chủng viện, tu viện và trong các cuộc tĩnh tâm.
Tương tự như vậy, có thể có lý do thực tiễn tốt, về tại sao một giáo xứ cho Rước Máu Thánh trong một số thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, thí dụ, nếu một Thánh Lễ đặc biệt là quá đông người, nên có mối nguy hiểm thực sự là Máu Thánh có thể đổ ra ngoài, hoặc quá kéo dài thời gian Rước lễ. Trong các trường hợp đó, các lý do cần được giải thích cho tín hữu, để họ có thể lựa chọn tham dự Thánh lễ nào.
Cuối cùng, một bạn đọc ở Colorado hỏi: "Nếu thân mình, máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Kitô đang hiện diện trong cả bánh và rượu được truyền phép, người ta có Rước lễ hai lần không, nếu người ta Rước lễ dưới hai hình? Nếu không, tại sao?"
Câu trả lời là không! Lý do là phức tạp hơn. Việc Rước lễ luôn liên quan đến sự tham dự Thánh Lễ, và bối cảnh của sự hoàn thành hy tế thánh, và không được nhìn thấy chỉ từ quan điểm của học thuyết về sự hiện diện đích thật. Đây là một lý do tại sao các linh mục khi cử hành Thánh lễ, phải Rước lễ dưới hai hình, với các ngoại lệ hiếm hoi.
Thậm chí nếu một người đôi khi có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, điều này luôn liên quan trong một cách nào đó, đến hy tế, mà trong đó bánh thánh được truyền phép.
Trong ánh sáng này, đối với các tín hữu, việc Rước Lễ trong Thánh lễ là cao điểm, và hoàn tất sự tham gia của cá nhân mỗi người vào hy lễ thánh. Từ quan điểm của dấu hiệu, sự hoàn tất này là đầy đủ hơn, khi người ta Rước lễ dưới hai hình, nhưng đó là, có thể nói như thế, hai khoảnh khắc của một hành động duy nhất của việc Rước lễ.
Cũng không có bất kỳ sự khác biệt nào, từ quan điểm sự Rước lễ, trong việc rước Máu Châu Báu trực tiếp từ chén thánh, hoặc bằng cách nhúng Mình Thánh vào Máu Thánh, và Rước lễ.
Đồng thời, trong khi việc Rước lễ dưới hai hình là một dấu hiệu đầy đủ hơn, của sự tham gia trong Thánh lễ, sự việc rằng Chúa Kitô hiện diện đầy đủ trong cả hai hình có nghĩa rằng việc Rước một hình là đủ cho việc Rước Lễ rồi. (Zenit.org 16-12-2008, 6-1-2009)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét