Các Giáo Hội Cải Cách tiếp nhận thỏa ước giữa Công Giáo và
Phái Luthêrô về công chính hóa
Vũ Văn An7/12/2017
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã tham dự nghi lễ đại kết
ở Thụy Điển hồi tháng Mười năm ngoái, một nghi lễ phát động việc kỷ niệm Phong
Trào Cải Cách kéo dài suốt năm 2017, đã gửi một thông điệp nói rằng ngài hy vọng
bước mới nhất này sẽ “đánh dấu một giai đoạn mới của tình hiệp thông và hợp tác
để phục vụ công lý và hoà bình trong gia đình nhân loại”.
Trong số các nghi lễ năm nay để đánh dấu năm thứ 500 của Phong Trào Cải Cách, một trong các ngành dẫn đầu của Thệ Phản vừa chính thức nói rằng nay họ thỏa thuận với Giáo Hội Công Giáo về vấn đề chính khiến họ ly khai Giáo Hội này cách nay nửa thiên niên kỷ.
Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, hiện đang tổ chức Đại Hội Đồng 7 năm một lần tại Đức, tuần này, đã ký một bản tuyên bố chấp nhận thỏa ước Công Giá – Luthêrô năm 1999 về việc các Kitô hữu có thể được cứu rỗi ra sao dưới con mắt Thiên Chúa.
Nghi lễ diễn ra tại Wittenberg, nơi năm 1517, Luther công bố 95 Luận Đề phát động Phong Trào Cải Cách và với việc này, hàng thế kỷ tranh luận về việc liệu ơn cứu rỗi đời đời xuất phát từ một mình đức tin mà thôi – là lập trường của Phong Trào Thệ Phản mới – hay cũng đòi việc lành nữa như lập trường của Công Giáo.
Quyết định này của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, đại diện cho 80 triệu thành viên của các Giáo Hội Congregational (Giáo Đoàn), Presbyerian (Trưởng Lão), Cải Cách, United, Uniting và Waldensian, đánh dấu thêm bước nữa trong việc hòa giải tiệm tiến nhưng thấy rõ về vấn đề này giữa các Kitô hữu trước đây vốn đấu tranh với nhau và tuyên bố nhau là lạc giáo.
Năm 2006, Hội Đồng Methodist (Giám Lý) Thế Giới đã chính thức công nhận thỏa ước Công Giáo – Luthêrô, dưới tên Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa. Hiệp Thông Anh Giáo hy vọng sẽ làm thế vào cuối năm nay.
Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới “nay hân hoan chấp nhận lời mời cùng cộng tác” với Tuyên Bố Chung”, họ nói như thế trong văn kiện ký tại buổi cầu nguyện đại kết. “Chúng ta cùng nhau hân hoan vì sự khác biệt có tính lịch sử về học lý công chính hóa không còn chia rẽ chúng ta nữa”.
Tuyên Bố Chung đã hữu hiệu đóng lại cuộc tranh luận hàng nhiều thế kỷ về “đức tin đấu với việc làm” bằng cách kết hợp các quan điểm Luthêrô và Công Giáo về ơn cứu rỗi hơn là đặt họ chống đối lẫn nhau.
Đoạn chủ yếu nói thế này: “Bởi một mình đức tin mà thôi, đức tin vào công trình cứu rỗi của Chúa Kitô chứ không vì bất cứ công trạng nào của chúng ta, chúng ta được Thiên Chúa chấp nhận và chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới cõi lòng chúng ta trong khi trang bị cho chúng ta và kêu gọi chúng ta làm các việc lành”.
Dù có tính lịch sử như thế, việc giải quyết cuộc tranh luận thần học này không ngay lập tức dẫn tới các thay đổi mà người giáo dân bình thường có thể nhận ra, như chia sẻ Hiệp Lễ giữa người Công Giáo và người Thệ Phản, hay thừa nhận hỗ tương các thừa tác viên của nhau.
Philip Tanis, phát ngôn viên của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới nói rằng: “Dù nó đem chúng ta lại gần hơn các người Công Giáo, Luthêrô, Giám Lý và Anh Giáo về vấn đề đặc thù trên, nó không nhất thiết dịch chúng ta ngay lập tức lại gần nhau hơn một cách mà các thành viên trong các Giáo Hội của chúng ta có thể cảm nhận được”.
Một tuyên bố của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo viết rằng buổi lễ ký kết tại Wittenberg “phải được coi như một cột mốc quan trọng nữa trên hành trình dẫn tới sự hợp nhất các Kitô Hữu một cách hữu hình hoàn toàn; chưa đến tận cùng con đường nhưng là một giai đoạn quan trọng của cuộc hành trình”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã tham dự nghi lễ đại kết ở Thụy Điển hồi tháng Mười năm ngoái, một nghi lễ phát động việc kỷ niệm Phong Trào Cải Cách kéo dài suốt năm 2017, đã gửi một thông điệp nói rằng ngài hy vọng bước mới nhất này sẽ “đánh dấu một giai đoạn mới của tình hiệp thông và hợp tác để phục vụ công lý và hoà bình trong gia đình nhân loại”.
Diễn trình hòa giải giữa Tòa Thánh, đại diện cho 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo khắp thế giới, và các liên minh quốc tế nhỏ bé hơn gồm các hệ phái Thệ Phản vốn chậm chạp.
Phái Luthêrô và phong trào Cải Cách, một phong trào dựa trên các trước tác của John Calvin, một nhà thần học Pháp, là hai ngành chính của Kitô Giáo Thệ Phản. Luther dạy rằng ơn cứu rỗi đời đời chỉ đạt được nhờ một mình đức tin mà thôi, trong khi Calvin và các nhà tư tưởng Cải Cách khác đặt ơn này vào bối cảnh rộng rãi hơn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Giáo Hội Luthêrô có các giám mục trong khi phần lớn các Giáo Hội Cải Cách ít có tính phẩm trật hơn.
Cuộc đối thoại giữa các nhà thần học Thệ Phản và Công Giáo đã dẫn tới một đồng thuận tổng quát trong cuộc tranh luận về “đức tin đối đầu với việc Làm” ngay từ thập niên 1980, nhưng cần nhiều thì giờ hơn nữa, hàng giáo phẩm khác nhau mới đạt tới thỏa ước chính thức.
Setri Nyomi, nguyên tổng thư ký của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới cho hay: Trước khi chấp nhận Tuyên Bố Chung, Hiệp Thông đã dành một số năm xem xét cách Cải Cách tiếp cận vấn đề một cách chuyên biệt.
Ông nói: “Khi nhìn sâu hơn vào cách tiếp cận trên, chúng tôi thấy nó thiếu sự nối kết giữa công chính hóa và công lý, xưa nay vốn là một trong các ưu tiên của chúng tôi, nhưng đường đi và phương thế để đảm nhiệm việc này không có sẵn trong tay… Đôi khi cần nhiều thời gian thảo luận cho thật chín chắn mới mong đạt được một mức hành động nào đó trên bình diện đại kết quốc tế”.
Văn kiện thứ hai được ký kết tại buổi cầu nguyện, gọi là Chứng Tá Wittenberg, có thể đem lại hoa trái sớm hơn, vì chỉ được ký kết giữa Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới và Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới.
Văn kiện trên viết rằng không điều gì về thần học chia rẽ các Giáo Hội Cải Cách và Luthêrô và cả hai phía nên cố gắng hết sức để cổ vũ hợp nhất, từ các định chế quốc tế của họ xuống tới bình diện địa phương.
Trong số các ý tưởng để hợp tác mật thiết hơn, người ta thấy có việc Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới và Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới tổ chức các đại công nghị chung hơn là các cuộc hội họp riêng rẽ.
Tại một vài nước ở Âu Châu, trong đó có Đức, nước chủ nhà của Đại Hội Đồng, các Giáo Hội Luthêrô và Cải Cách đã liên kết thành một liên đoàn Thệ Phản quốc gia đơn nhất.
Văn kiện viết “chúng tôi vui mừng vì hiện không còn nhu cầu nào khiến chúng ta chia rẽ nữa. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì gương sáng của các Giáo Hội Luthêrô và Cải Cách này, những Giáo Hội đã tuyên bố tình hiệp thông Giáo Hội và nay cùng làm chứng chung với nhau bằng cách chia sẻ việc thờ phượng, làm chứng, và làm việc cho thế giới”.
Vào khoảng 1,000 giáo sĩ và giáo dân tham dự Đại Hội Đồng, được tổ chức phần lớn tại thành phố Leipzig bên cạnh.
Trong số các nghi lễ năm nay để đánh dấu năm thứ 500 của Phong Trào Cải Cách, một trong các ngành dẫn đầu của Thệ Phản vừa chính thức nói rằng nay họ thỏa thuận với Giáo Hội Công Giáo về vấn đề chính khiến họ ly khai Giáo Hội này cách nay nửa thiên niên kỷ.
Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, hiện đang tổ chức Đại Hội Đồng 7 năm một lần tại Đức, tuần này, đã ký một bản tuyên bố chấp nhận thỏa ước Công Giá – Luthêrô năm 1999 về việc các Kitô hữu có thể được cứu rỗi ra sao dưới con mắt Thiên Chúa.
Nghi lễ diễn ra tại Wittenberg, nơi năm 1517, Luther công bố 95 Luận Đề phát động Phong Trào Cải Cách và với việc này, hàng thế kỷ tranh luận về việc liệu ơn cứu rỗi đời đời xuất phát từ một mình đức tin mà thôi – là lập trường của Phong Trào Thệ Phản mới – hay cũng đòi việc lành nữa như lập trường của Công Giáo.
Quyết định này của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, đại diện cho 80 triệu thành viên của các Giáo Hội Congregational (Giáo Đoàn), Presbyerian (Trưởng Lão), Cải Cách, United, Uniting và Waldensian, đánh dấu thêm bước nữa trong việc hòa giải tiệm tiến nhưng thấy rõ về vấn đề này giữa các Kitô hữu trước đây vốn đấu tranh với nhau và tuyên bố nhau là lạc giáo.
Năm 2006, Hội Đồng Methodist (Giám Lý) Thế Giới đã chính thức công nhận thỏa ước Công Giáo – Luthêrô, dưới tên Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa. Hiệp Thông Anh Giáo hy vọng sẽ làm thế vào cuối năm nay.
Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới “nay hân hoan chấp nhận lời mời cùng cộng tác” với Tuyên Bố Chung”, họ nói như thế trong văn kiện ký tại buổi cầu nguyện đại kết. “Chúng ta cùng nhau hân hoan vì sự khác biệt có tính lịch sử về học lý công chính hóa không còn chia rẽ chúng ta nữa”.
Tuyên Bố Chung đã hữu hiệu đóng lại cuộc tranh luận hàng nhiều thế kỷ về “đức tin đấu với việc làm” bằng cách kết hợp các quan điểm Luthêrô và Công Giáo về ơn cứu rỗi hơn là đặt họ chống đối lẫn nhau.
Đoạn chủ yếu nói thế này: “Bởi một mình đức tin mà thôi, đức tin vào công trình cứu rỗi của Chúa Kitô chứ không vì bất cứ công trạng nào của chúng ta, chúng ta được Thiên Chúa chấp nhận và chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới cõi lòng chúng ta trong khi trang bị cho chúng ta và kêu gọi chúng ta làm các việc lành”.
Dù có tính lịch sử như thế, việc giải quyết cuộc tranh luận thần học này không ngay lập tức dẫn tới các thay đổi mà người giáo dân bình thường có thể nhận ra, như chia sẻ Hiệp Lễ giữa người Công Giáo và người Thệ Phản, hay thừa nhận hỗ tương các thừa tác viên của nhau.
Philip Tanis, phát ngôn viên của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới nói rằng: “Dù nó đem chúng ta lại gần hơn các người Công Giáo, Luthêrô, Giám Lý và Anh Giáo về vấn đề đặc thù trên, nó không nhất thiết dịch chúng ta ngay lập tức lại gần nhau hơn một cách mà các thành viên trong các Giáo Hội của chúng ta có thể cảm nhận được”.
Một tuyên bố của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo viết rằng buổi lễ ký kết tại Wittenberg “phải được coi như một cột mốc quan trọng nữa trên hành trình dẫn tới sự hợp nhất các Kitô Hữu một cách hữu hình hoàn toàn; chưa đến tận cùng con đường nhưng là một giai đoạn quan trọng của cuộc hành trình”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã tham dự nghi lễ đại kết ở Thụy Điển hồi tháng Mười năm ngoái, một nghi lễ phát động việc kỷ niệm Phong Trào Cải Cách kéo dài suốt năm 2017, đã gửi một thông điệp nói rằng ngài hy vọng bước mới nhất này sẽ “đánh dấu một giai đoạn mới của tình hiệp thông và hợp tác để phục vụ công lý và hoà bình trong gia đình nhân loại”.
Diễn trình hòa giải giữa Tòa Thánh, đại diện cho 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo khắp thế giới, và các liên minh quốc tế nhỏ bé hơn gồm các hệ phái Thệ Phản vốn chậm chạp.
Phái Luthêrô và phong trào Cải Cách, một phong trào dựa trên các trước tác của John Calvin, một nhà thần học Pháp, là hai ngành chính của Kitô Giáo Thệ Phản. Luther dạy rằng ơn cứu rỗi đời đời chỉ đạt được nhờ một mình đức tin mà thôi, trong khi Calvin và các nhà tư tưởng Cải Cách khác đặt ơn này vào bối cảnh rộng rãi hơn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Giáo Hội Luthêrô có các giám mục trong khi phần lớn các Giáo Hội Cải Cách ít có tính phẩm trật hơn.
Cuộc đối thoại giữa các nhà thần học Thệ Phản và Công Giáo đã dẫn tới một đồng thuận tổng quát trong cuộc tranh luận về “đức tin đối đầu với việc Làm” ngay từ thập niên 1980, nhưng cần nhiều thì giờ hơn nữa, hàng giáo phẩm khác nhau mới đạt tới thỏa ước chính thức.
Setri Nyomi, nguyên tổng thư ký của Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới cho hay: Trước khi chấp nhận Tuyên Bố Chung, Hiệp Thông đã dành một số năm xem xét cách Cải Cách tiếp cận vấn đề một cách chuyên biệt.
Ông nói: “Khi nhìn sâu hơn vào cách tiếp cận trên, chúng tôi thấy nó thiếu sự nối kết giữa công chính hóa và công lý, xưa nay vốn là một trong các ưu tiên của chúng tôi, nhưng đường đi và phương thế để đảm nhiệm việc này không có sẵn trong tay… Đôi khi cần nhiều thời gian thảo luận cho thật chín chắn mới mong đạt được một mức hành động nào đó trên bình diện đại kết quốc tế”.
Văn kiện thứ hai được ký kết tại buổi cầu nguyện, gọi là Chứng Tá Wittenberg, có thể đem lại hoa trái sớm hơn, vì chỉ được ký kết giữa Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới và Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới.
Văn kiện trên viết rằng không điều gì về thần học chia rẽ các Giáo Hội Cải Cách và Luthêrô và cả hai phía nên cố gắng hết sức để cổ vũ hợp nhất, từ các định chế quốc tế của họ xuống tới bình diện địa phương.
Trong số các ý tưởng để hợp tác mật thiết hơn, người ta thấy có việc Hiệp Thông Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới và Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới tổ chức các đại công nghị chung hơn là các cuộc hội họp riêng rẽ.
Tại một vài nước ở Âu Châu, trong đó có Đức, nước chủ nhà của Đại Hội Đồng, các Giáo Hội Luthêrô và Cải Cách đã liên kết thành một liên đoàn Thệ Phản quốc gia đơn nhất.
Văn kiện viết “chúng tôi vui mừng vì hiện không còn nhu cầu nào khiến chúng ta chia rẽ nữa. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì gương sáng của các Giáo Hội Luthêrô và Cải Cách này, những Giáo Hội đã tuyên bố tình hiệp thông Giáo Hội và nay cùng làm chứng chung với nhau bằng cách chia sẻ việc thờ phượng, làm chứng, và làm việc cho thế giới”.
Vào khoảng 1,000 giáo sĩ và giáo dân tham dự Đại Hội Đồng, được tổ chức phần lớn tại thành phố Leipzig bên cạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét