Giải đáp phụng vụ: Ai cấp Giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu?
Nguyễn Trọng Đa7/12/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
(LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong những năm gần đây, tôi đã ban Bí tích Hòa giải cho các trẻ em xưng tội lần đầu ở một số giáo xứ. Có vẻ như bây giờ đã trở thành thông lệ rằng giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu được cấp cho các em. Đã nhiều lần tôi thấy một đứa trẻ không xưng bất cứ tội nào, bất chấp sự động viên và gợi ý của tôi về tội nhẹ nào đó, vì vậy tôi không thể ban xá giải cho em, mà chỉ chúc lành cho em. Tuy nhiên, đứa trẻ đó cũng nhận được một giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu. Ngoài ra, tôi lo ngại về ấn tín tòa giải tội. Tôi luôn được dạy rằng tôi không bao giờ được phép nói về việc liệu một cá nhân đã xưng tội hay không. Bây giờ tôi đang lo lắng trong lương tâm về các việc trên. Thưa cha, nếu việc tôi quan tâm là chính đáng, có lẽ các nhà giáo dục tôn giáo nên được cảnh báo về điều này. – Linh mục L. W., Chicago, Hoa Kỳ.
Đáp: Có một số vấn đề liên quan ở đây. Giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu không được đề cập trong bất kỳ tài liệu chính thức nào, và không được đòi hỏi bởi Giáo luật. Giấy chứng nhận này có thể là hữu ích ở một số nước, nơi mà sự chuẩn bị giáo lý cho việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng diễn ra tại các địa điểm khác nhau, hoặc có một thời gian dài đáng kể giữa việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng.
Thật là không phù hợp cho cha giải tội cấp giấy chứng nhận này, bởi vì một cách có hiệu quả, trong chừng mực vai trò của cha như là cha giải tội có liên quan, hối nhân không được cha biết đến, và cha không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến việc xưng tội.
Nếu giấy chứng nhân được ban bởi các người phụ trách việc dạy giáo lý, tất cả những gì họ có thể chứng nhận là đứa trẻ đã bước vào tòa giải tội và có thể đã nhận bí tích Hòa giải. Họ không thể biết những gì đã được thốt ra trong lúc hòa giải, và liệu sự xá giải có được ban hay không.
Đây có lẽ là một giới hạn phải được chấp nhận, do tôn trọng bản chất của Bí Tích Hòa giải, và rằng trong thực tế giấy chứng nhận này không có tư cách pháp nhân.
Có lẽ chúng ta có thể nhận được một chút ánh sáng từ sắc lệnh năm 1910 của Đức Giáo Hoàng Piô X là sắc lệnh "Quam Singulari", vốn vẫn còn là cơ sở cho việc thực hành nghi lễ La tinh hiện thời liên quan đến việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng:
"Sau khi thảo luận cẩn thận về tất cả những điểm trên, Thánh Bộ Kỷ luật Bí tích này, trong một cuộc họp chung được tổ chức vào ngày 15-7-1910, nhằm xóa bỏ các lạm dụng nêu trên và cho phép trẻ em ngay từ các năm tháng êm đềm của các em có thể được hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô, có thể sống đời sống của Ngài, và được bảo vệ khỏi mọi nguy cơ hư hỏng, đã cho rằng cần thiết phải đặt ra các luật sau đây, vốn phải được tuân giữ ở khắp mọi nơi cho việc Rước Lễ lần đầu.
"1. Tuổi khôn, cả cho việc Xưng tội và Rước Lễ lần đầu, là thời điểm khi một đứa trẻ bắt đầu lý luận, tức là khoảng bảy tuổi, hơn kém một chút. Kể từ đó, bắt đầu luật buộc phải chu toàn việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng.
"2. Một sự hiểu biết trọn vẹn và hoàn hảo về giáo lý Kitô giáo là không cần thiết cho việc Xưng tội lần đầu hoặc Rước lễ vỡ lòng. Tuy nhiên, sau đó, đứa trẻ sẽ phải học dần dần toàn bộ sách Giáo lý theo khả năng của mình.
"3. Sự hiểu biết về giáo lý, vốn được yêu cầu ở một đứa trẻ để được chuẩn bị chu đáo cho việc Rước lễ lần đầu, là như thế nào cho nó hiểu theo khả năng của mình các Mầu nhiệm đức tin, vốn là cần thiết như một phương tiện cứu độ (necessitate medii), và rằng nó có thể phân biệt giữa Bánh Thánh và bánh thường, và do đó nó có thể Rước Lễ lần đầu với lòng đạo đức theo tuổi của nó.
"4. Nghĩa vụ của giới răn Xưng tội và Rước lễ, vốn ràng buộc đứa trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến các người phụ trách chăm sóc em, đó là cha mẹ, cha giải tội, các giáo lý viên và cha xứ. Bổn phận của người cha của em, hoặc người thay thế người cha này, và cha giải tội, theo Giáo lý Rôma, là chấp nhận em vào Rước Lễ lần đầu của em.
"5. Cha xứ nên thông báo và tổ chức việc Rước lễ lần đầu chung cho các em mỗi năm một lần, hoặc nhiều hơn, và trong các dịp này, cha xứ không chỉ nhận cho các em Rước lễ lần đầu, mà còn các người khác đã đến gần Bàn Thánh với sự chấp thuận trên đây của cha mẹ hay cha giải tội. Cần có một số ngày dạy giáo lý và chuẩn bị trước cho cả hai lớp trẻ em.
"6. Các người phụ trách trẻ em nên nhiệt tình thúc giục để sau ngày Rước lễ lần đầu, các em này thường đến Bàn Thánh, thậm chí hàng ngày nếu có thể, như Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Hội Thánh mong muốn, và hãy làm điều này với lòng đạo đức theo tuổi của các em. Họ cũng phải nhớ rằng nhiệm vụ rất nặng nề buộc họ phải đưa con tham dự các lớp Giáo lý chung; nếu điều này không được thực hiện, họ phải cho con học giáo lý theo một cách khác nào đó... "
Số 4 trên đây đặt gánh nặng giới thiệu vả chấp nhận đứa trẻ cho việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng chủ yếu cho bậc cha mẹ, như các người phụ trách hướng dẫn chính cho các em trong đức tin, và cha giải tội. Giáo lý Hội Thánh Rôma được trích dẫn trong văn bản nói thêm:
"Vì luật xưng tội là chắc chắn được ban hành và thiết lập bởi chính Chúa chúng ta, chúng ta có nhiệm vụ phải xác định ai, ở tuổi nào, và vào thời kỳ nào trong năm, luật này buộc cho họ. Theo văn kiện của Công đồng Lateran, mở đầu: Omnis utriusque sexus (mọi tín hữu nam và nữ), không ai bị ràng buộc bởi luật xưng tội cho đến khi người ấy biết sử dụng lý trí - một thời điểm không thể xác định được bởi số tuổi nào nhất định. Tuy nhiên, có thể đặt ra như là một nguyên tắc chung, rằng trẻ em có nghĩa vụ phải đi xưng tội ngay khi các em có thể phân biệt sự lành sự dữ, và có khả năng làm sự dữ; vì, khi một người đã đến tuổi nào đó, người ấy bắt đầu tham gia vào công việc cứu độ của mình, người ấy buộc phải xưng tội của mình với một linh mục, vì không có ơn cứu độ nào khác cho người có lương tâm bị đè nặng với tội lỗi".
"Về lứa tuổi mà trẻ em nên được ban các mầu nhiệm, các bậc cha mẹ và cha giải tội có thể xác định tốt nhất. Cha mẹ và cha giải tội cần điều tra và đoan chắc từ chính các em rằng liệu các em đã có một số hiểu biết về Bí tích đáng kính trọng này chưa, và liệu các em có muốn đón nhận nó không".
Cùng một giáo lý thiết yếu này, tôi đã tìm thấy nó trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo:
"1457. Theo luật Hội Thánh, "mọi tín hữu đến tuổi khôn, phải xưng các tội trọng mình nhận thức được, một năm ít là một lần" (x. CÐ, khoản 989; x. DS 1683, 1708). Ai biết mình còn mắc tội trọng mà chưa xưng tội thì không được rước lễ, dù đã ăn năn tội cách trọn (x. CÐ Trentô: DS 1647;1661), ngoại trừ trường hợp có lý do hệ trọng và chưa thể xưng tội được (x. CIC, khoản 916; CCEO, khoản 711). Trẻ em thì phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi rước lễ lần đầu (x. CIC, khoản 914) (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Về cha giải tội, cần làm rõ một số điều. Giáo Luật năm 1910 có thể giả định rằng cha giải tội chấp nhận đứa trẻ cho Rước lễ lần đầu thường là cha xứ biết gia đình của em. Một lần nữa Giáo Lý Hội Thánh Rôma nói:
"Bây giờ chúng ta nói đến thừa tác viên của Bí tích này. Thừa tác viên của Bí tích Hòa giải phải là linh mục có thẩm quyền tùy chức hoặc quyền thừa ủy, để công bố đầy đủ các luật của Hội Thánh. Bất cứ ai có chức năng thánh này, phải được đầu tư không chỉ với quyền của chức thánh, mà còn với quyền tài phán. Trong sứ vụ này, chúng ta có một bằng chứng lừng lẫy trong các lời này của Chúa chúng ta, được Thánh Gioan ghi lại: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ (Ga 20, 23)”, các lời này không phải được nói cho tất cả mọi người, mà chỉ cho các Tông Đồ, và các linh mục kế tục các Tông đồ trong chức năng thừa tác.
"Điều này cũng là phù hợp nhất, bởi vì như tất cả ân sủng được ban bởi Bí tích này được truyền đạt từ Chúa Kitô là Đầu đến các thành viên của Ngài, họ là các người duy nhất có quyền thánh hiến Thân xác của Ngài, thì chỉ họ có quyền ban các Bí Tích này cho Nhiệm thể của Ngài, tức các tín hữu, đặc biệt khi các tín hữu này có đủ trình độ và được chuẩn bị bởi Bí Tích Hòa Giải để Rước Thánh Thể.
"Việc chăm sóc cẩn thận, vốn trong các thời kỳ nguyên thủy của Hội Thánh bảo vệ quyền của linh mục bình thường, là dễ dàng được nhìn thấy từ các sắc lệnh cổ xưa của các Giáo Phụ, vốn nói rằng không Giám mục hay linh mục nào, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, dám thực hiện bất kỳ chức năng nào trong giáo xứ của người khác, mà không có thẩm quyền của người ấy đang điều hành ở đó. Luật này có nguồn gốc từ Thánh Tông Đồ, khi ngài ra lệnh cho Titô truyền chức linh mục cho một số người ở các thành phố, để họ ban phát cho các tín hữu Lương thực từ Trời của tín lý và của các Bí tích”.
Đây không còn là một luật lệ nghiêm ngặt, và người ta thường mời một linh mục khác đến giúp trong việc cho các em xưng tội lần đầu. Do đó, cha giải tội không phải là người quyết định chấp nhận cho đứa trẻ Rước lễ vỡ lòng.
Với các điều kiện tương đối dễ dàng để chu toàn, có thể rất hiếm khi một đứa trẻ không nhận được lời xá giài, vì nó không chịu xưng tội. Việc xưng ít nhất một tội nhẹ là cần thiết để bí tích được ban thành sự, và vì thế bạn đọc (một linh mục) của chúng ta là có lý, trong việc không ban xá giải, vì ngài không thể ban một bí tích mà ngài biết là không thành sự.
Trong chừng mực có thể, phụ huynh và các giáo lý viên nên tránh các tình huống như vậy. Cần phải đoan chắc rằng đứa trẻ thực sự có thể phân biệt đúng sai. Việc hỏi nó vài thí dụ về các điều mà nó cho là sai, có thể giúp nó thực hiện một kiểm tra đơn giản về hành vi của chính nó, trước khi đi xưng tội lần đầu. Một thiên thần nhỏ ít nhất cũng xưng thú không vâng lời cha mẹ và thầy cô, và điều này là đủ để được xá giải rồi.
Cũng có thể tật câm miệng trong tòa xưng tội có thể bị kích động bởi các thần kinh hay sự sợ hãi, hơn là thiếu hiểu biết và sự chuẩn bị. Các giáo lý viên nên cố gắng làm dịu bớt điều này, bằng cách trình bày việc xưng tội như là tìm kiếm sự tha thứ từ người mà chúng ta yêu thương, và người ấy cũng yêu thương chúng ta rất nhiều. Chúng ta chỉ có thể xin sự tha thứ nếu tình yêu thương hiện diện.
Các cha giải tội cũng nên làm hết sức, để giúp các em bình tĩnh thoải mái, và giúp các em xưng tội nhiều càng tốt. (Zenit.org 11-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Trong những năm gần đây, tôi đã ban Bí tích Hòa giải cho các trẻ em xưng tội lần đầu ở một số giáo xứ. Có vẻ như bây giờ đã trở thành thông lệ rằng giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu được cấp cho các em. Đã nhiều lần tôi thấy một đứa trẻ không xưng bất cứ tội nào, bất chấp sự động viên và gợi ý của tôi về tội nhẹ nào đó, vì vậy tôi không thể ban xá giải cho em, mà chỉ chúc lành cho em. Tuy nhiên, đứa trẻ đó cũng nhận được một giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu. Ngoài ra, tôi lo ngại về ấn tín tòa giải tội. Tôi luôn được dạy rằng tôi không bao giờ được phép nói về việc liệu một cá nhân đã xưng tội hay không. Bây giờ tôi đang lo lắng trong lương tâm về các việc trên. Thưa cha, nếu việc tôi quan tâm là chính đáng, có lẽ các nhà giáo dục tôn giáo nên được cảnh báo về điều này. – Linh mục L. W., Chicago, Hoa Kỳ.
Đáp: Có một số vấn đề liên quan ở đây. Giấy chứng nhận Xưng tội lần đầu không được đề cập trong bất kỳ tài liệu chính thức nào, và không được đòi hỏi bởi Giáo luật. Giấy chứng nhận này có thể là hữu ích ở một số nước, nơi mà sự chuẩn bị giáo lý cho việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng diễn ra tại các địa điểm khác nhau, hoặc có một thời gian dài đáng kể giữa việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng.
Thật là không phù hợp cho cha giải tội cấp giấy chứng nhận này, bởi vì một cách có hiệu quả, trong chừng mực vai trò của cha như là cha giải tội có liên quan, hối nhân không được cha biết đến, và cha không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến việc xưng tội.
Nếu giấy chứng nhân được ban bởi các người phụ trách việc dạy giáo lý, tất cả những gì họ có thể chứng nhận là đứa trẻ đã bước vào tòa giải tội và có thể đã nhận bí tích Hòa giải. Họ không thể biết những gì đã được thốt ra trong lúc hòa giải, và liệu sự xá giải có được ban hay không.
Đây có lẽ là một giới hạn phải được chấp nhận, do tôn trọng bản chất của Bí Tích Hòa giải, và rằng trong thực tế giấy chứng nhận này không có tư cách pháp nhân.
Có lẽ chúng ta có thể nhận được một chút ánh sáng từ sắc lệnh năm 1910 của Đức Giáo Hoàng Piô X là sắc lệnh "Quam Singulari", vốn vẫn còn là cơ sở cho việc thực hành nghi lễ La tinh hiện thời liên quan đến việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng:
"Sau khi thảo luận cẩn thận về tất cả những điểm trên, Thánh Bộ Kỷ luật Bí tích này, trong một cuộc họp chung được tổ chức vào ngày 15-7-1910, nhằm xóa bỏ các lạm dụng nêu trên và cho phép trẻ em ngay từ các năm tháng êm đềm của các em có thể được hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô, có thể sống đời sống của Ngài, và được bảo vệ khỏi mọi nguy cơ hư hỏng, đã cho rằng cần thiết phải đặt ra các luật sau đây, vốn phải được tuân giữ ở khắp mọi nơi cho việc Rước Lễ lần đầu.
"1. Tuổi khôn, cả cho việc Xưng tội và Rước Lễ lần đầu, là thời điểm khi một đứa trẻ bắt đầu lý luận, tức là khoảng bảy tuổi, hơn kém một chút. Kể từ đó, bắt đầu luật buộc phải chu toàn việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng.
"2. Một sự hiểu biết trọn vẹn và hoàn hảo về giáo lý Kitô giáo là không cần thiết cho việc Xưng tội lần đầu hoặc Rước lễ vỡ lòng. Tuy nhiên, sau đó, đứa trẻ sẽ phải học dần dần toàn bộ sách Giáo lý theo khả năng của mình.
"3. Sự hiểu biết về giáo lý, vốn được yêu cầu ở một đứa trẻ để được chuẩn bị chu đáo cho việc Rước lễ lần đầu, là như thế nào cho nó hiểu theo khả năng của mình các Mầu nhiệm đức tin, vốn là cần thiết như một phương tiện cứu độ (necessitate medii), và rằng nó có thể phân biệt giữa Bánh Thánh và bánh thường, và do đó nó có thể Rước Lễ lần đầu với lòng đạo đức theo tuổi của nó.
"4. Nghĩa vụ của giới răn Xưng tội và Rước lễ, vốn ràng buộc đứa trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến các người phụ trách chăm sóc em, đó là cha mẹ, cha giải tội, các giáo lý viên và cha xứ. Bổn phận của người cha của em, hoặc người thay thế người cha này, và cha giải tội, theo Giáo lý Rôma, là chấp nhận em vào Rước Lễ lần đầu của em.
"5. Cha xứ nên thông báo và tổ chức việc Rước lễ lần đầu chung cho các em mỗi năm một lần, hoặc nhiều hơn, và trong các dịp này, cha xứ không chỉ nhận cho các em Rước lễ lần đầu, mà còn các người khác đã đến gần Bàn Thánh với sự chấp thuận trên đây của cha mẹ hay cha giải tội. Cần có một số ngày dạy giáo lý và chuẩn bị trước cho cả hai lớp trẻ em.
"6. Các người phụ trách trẻ em nên nhiệt tình thúc giục để sau ngày Rước lễ lần đầu, các em này thường đến Bàn Thánh, thậm chí hàng ngày nếu có thể, như Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Hội Thánh mong muốn, và hãy làm điều này với lòng đạo đức theo tuổi của các em. Họ cũng phải nhớ rằng nhiệm vụ rất nặng nề buộc họ phải đưa con tham dự các lớp Giáo lý chung; nếu điều này không được thực hiện, họ phải cho con học giáo lý theo một cách khác nào đó... "
Số 4 trên đây đặt gánh nặng giới thiệu vả chấp nhận đứa trẻ cho việc Xưng tội lần đầu và Rước lễ vỡ lòng chủ yếu cho bậc cha mẹ, như các người phụ trách hướng dẫn chính cho các em trong đức tin, và cha giải tội. Giáo lý Hội Thánh Rôma được trích dẫn trong văn bản nói thêm:
"Vì luật xưng tội là chắc chắn được ban hành và thiết lập bởi chính Chúa chúng ta, chúng ta có nhiệm vụ phải xác định ai, ở tuổi nào, và vào thời kỳ nào trong năm, luật này buộc cho họ. Theo văn kiện của Công đồng Lateran, mở đầu: Omnis utriusque sexus (mọi tín hữu nam và nữ), không ai bị ràng buộc bởi luật xưng tội cho đến khi người ấy biết sử dụng lý trí - một thời điểm không thể xác định được bởi số tuổi nào nhất định. Tuy nhiên, có thể đặt ra như là một nguyên tắc chung, rằng trẻ em có nghĩa vụ phải đi xưng tội ngay khi các em có thể phân biệt sự lành sự dữ, và có khả năng làm sự dữ; vì, khi một người đã đến tuổi nào đó, người ấy bắt đầu tham gia vào công việc cứu độ của mình, người ấy buộc phải xưng tội của mình với một linh mục, vì không có ơn cứu độ nào khác cho người có lương tâm bị đè nặng với tội lỗi".
"Về lứa tuổi mà trẻ em nên được ban các mầu nhiệm, các bậc cha mẹ và cha giải tội có thể xác định tốt nhất. Cha mẹ và cha giải tội cần điều tra và đoan chắc từ chính các em rằng liệu các em đã có một số hiểu biết về Bí tích đáng kính trọng này chưa, và liệu các em có muốn đón nhận nó không".
Cùng một giáo lý thiết yếu này, tôi đã tìm thấy nó trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo:
"1457. Theo luật Hội Thánh, "mọi tín hữu đến tuổi khôn, phải xưng các tội trọng mình nhận thức được, một năm ít là một lần" (x. CÐ, khoản 989; x. DS 1683, 1708). Ai biết mình còn mắc tội trọng mà chưa xưng tội thì không được rước lễ, dù đã ăn năn tội cách trọn (x. CÐ Trentô: DS 1647;1661), ngoại trừ trường hợp có lý do hệ trọng và chưa thể xưng tội được (x. CIC, khoản 916; CCEO, khoản 711). Trẻ em thì phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi rước lễ lần đầu (x. CIC, khoản 914) (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Về cha giải tội, cần làm rõ một số điều. Giáo Luật năm 1910 có thể giả định rằng cha giải tội chấp nhận đứa trẻ cho Rước lễ lần đầu thường là cha xứ biết gia đình của em. Một lần nữa Giáo Lý Hội Thánh Rôma nói:
"Bây giờ chúng ta nói đến thừa tác viên của Bí tích này. Thừa tác viên của Bí tích Hòa giải phải là linh mục có thẩm quyền tùy chức hoặc quyền thừa ủy, để công bố đầy đủ các luật của Hội Thánh. Bất cứ ai có chức năng thánh này, phải được đầu tư không chỉ với quyền của chức thánh, mà còn với quyền tài phán. Trong sứ vụ này, chúng ta có một bằng chứng lừng lẫy trong các lời này của Chúa chúng ta, được Thánh Gioan ghi lại: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ (Ga 20, 23)”, các lời này không phải được nói cho tất cả mọi người, mà chỉ cho các Tông Đồ, và các linh mục kế tục các Tông đồ trong chức năng thừa tác.
"Điều này cũng là phù hợp nhất, bởi vì như tất cả ân sủng được ban bởi Bí tích này được truyền đạt từ Chúa Kitô là Đầu đến các thành viên của Ngài, họ là các người duy nhất có quyền thánh hiến Thân xác của Ngài, thì chỉ họ có quyền ban các Bí Tích này cho Nhiệm thể của Ngài, tức các tín hữu, đặc biệt khi các tín hữu này có đủ trình độ và được chuẩn bị bởi Bí Tích Hòa Giải để Rước Thánh Thể.
"Việc chăm sóc cẩn thận, vốn trong các thời kỳ nguyên thủy của Hội Thánh bảo vệ quyền của linh mục bình thường, là dễ dàng được nhìn thấy từ các sắc lệnh cổ xưa của các Giáo Phụ, vốn nói rằng không Giám mục hay linh mục nào, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, dám thực hiện bất kỳ chức năng nào trong giáo xứ của người khác, mà không có thẩm quyền của người ấy đang điều hành ở đó. Luật này có nguồn gốc từ Thánh Tông Đồ, khi ngài ra lệnh cho Titô truyền chức linh mục cho một số người ở các thành phố, để họ ban phát cho các tín hữu Lương thực từ Trời của tín lý và của các Bí tích”.
Đây không còn là một luật lệ nghiêm ngặt, và người ta thường mời một linh mục khác đến giúp trong việc cho các em xưng tội lần đầu. Do đó, cha giải tội không phải là người quyết định chấp nhận cho đứa trẻ Rước lễ vỡ lòng.
Với các điều kiện tương đối dễ dàng để chu toàn, có thể rất hiếm khi một đứa trẻ không nhận được lời xá giài, vì nó không chịu xưng tội. Việc xưng ít nhất một tội nhẹ là cần thiết để bí tích được ban thành sự, và vì thế bạn đọc (một linh mục) của chúng ta là có lý, trong việc không ban xá giải, vì ngài không thể ban một bí tích mà ngài biết là không thành sự.
Trong chừng mực có thể, phụ huynh và các giáo lý viên nên tránh các tình huống như vậy. Cần phải đoan chắc rằng đứa trẻ thực sự có thể phân biệt đúng sai. Việc hỏi nó vài thí dụ về các điều mà nó cho là sai, có thể giúp nó thực hiện một kiểm tra đơn giản về hành vi của chính nó, trước khi đi xưng tội lần đầu. Một thiên thần nhỏ ít nhất cũng xưng thú không vâng lời cha mẹ và thầy cô, và điều này là đủ để được xá giải rồi.
Cũng có thể tật câm miệng trong tòa xưng tội có thể bị kích động bởi các thần kinh hay sự sợ hãi, hơn là thiếu hiểu biết và sự chuẩn bị. Các giáo lý viên nên cố gắng làm dịu bớt điều này, bằng cách trình bày việc xưng tội như là tìm kiếm sự tha thứ từ người mà chúng ta yêu thương, và người ấy cũng yêu thương chúng ta rất nhiều. Chúng ta chỉ có thể xin sự tha thứ nếu tình yêu thương hiện diện.
Các cha giải tội cũng nên làm hết sức, để giúp các em bình tĩnh thoải mái, và giúp các em xưng tội nhiều càng tốt. (Zenit.org 11-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét