Đế Quốc Sự Ác sụp đổ: Reagan
và Đức Gioan Phaolô II 1989 – 90
Vũ Văn An8/2/2017
Vũ Văn An8/2/2017
Bất cứ ai tận mắt chứng kiến các biến cố ngày 9 tháng Mười Một
năm 1989, cũng sẽ không bao giờ quên được chúng. Vì ngày ấy, người Đông Đức tự
tin leo lên Bức Tường Bá Linh. Làm như thế vào bất cứ ngày nào trước đó, kể từ
ngày 13 tháng Tám năm 1961, là điều không ai dám nghĩ tới. Lính canh Đông Đức sẵn
sàng bắn chết họ tại chỗ. Nhưng lần này, tất cả những ai leo lên Bức Tường Ấy đều
an tòan.
Lý do: lần đầu tiên, các nhà cầm quyền cộng sản cho phép người dân tự do vuợt qua biên giới Đông Đức. Và Bức Tường Bá Linh đến hồi sụp đổ.
Ngày 9 tháng Mười Một năm 1989 không chỉ đánh dấu sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh. Cái rào cản vật lý này biểu lộ Bức Màn Sắt bằng dây kẽm gai cụ thể. Việc nó sụp đổ kéo lên tiếng chuông báo tử cho cả một đế quốc. Các chế độ cộng sản khắp Khối Đông Âu không lâu sau đó sẽ sụp đổ, và cuối cùng cả chính Liên Bang Xô Viết.
Đại thắng của Ronald Reagan
Ronald Reagan rất hân hoan trước các biến cố của ngày 9 tháng Mười Một năm 1989.
Trong nhiều thập niên, Ông vốn kêu gọi đạp đổ Bức Tường Bá Linh. Tuyên bố công khai đầu tiên của ông về việc này xuất hiện trong một cuộc tranh luận nổi tiếng năm 1967 với Robert F. Kennedy. Nổi tiếng hơn cả, Ông đã kêu gọi Mikhail Gorbachev “hãy đạp đổ bức tường này” năm 1987 ngay tại Brandenburg Gate.
Nay, bức tường đã đổ sụp, chỉ non một năm sau khi ông rời chức vụ tổng thống. Ông có thể an nhàn, ngồi ngắm cảnh sụp đổ tan tành của cả khối Cộng Sản to lớn với một tâm hồn sung sướng.
Ngay trước ngày rời bỏ Phòng Bầu Dục, ông có gặp Natan Sharansky. Người bất đồng Nga gốc Do Thái này từng đọc các lời cảnh cáo của Reagan về “Đế Quốc Sự Ác” lần đầu tiên trong một trại tù Xô Viết. Sharansky cảm thấy hứng khởi trước việc “nhà lãnh đạo của thế giới tự do đã nói lên sự thật”. Ông cho phổ biến tin tức liên quan tới lời tuyên bố của Reagan khắp Trại Lao Động Vĩnh Viễn số 35. Bằng cách nào? Bằng cách gõ tin nhắn của ông lên các bức tường trong phòng giam của ông. Rồi, năm 1986, Sharansky nằm trong số các tù nhân được Gorbachev phóng thích, sau khi Reagan và chính phủ ông gây áp lực mạnh mẽ.
Qua tháng Giêng năm 1989, Sharansky là khách qúy của Bạch Ốc; tại đây, Tổng Thống Reagan trao tặng ông Huy Chương Vàng Của Quốc Hội. Trong buổi lễ, Sharansky gọi Reagan ra riêng. Ông nói với vị tổng thống sắp về hưu rằng nếu có lúc nào ông nặng chĩu với “những khoảnh khắc buồn bã”, ông nên nghĩ tới “gia đình hạnh phúc” của Sharansky. Ông nên nhớ tới những con người “hiện nay đang được tự do không do thiện chí của các nhà lãnh đạo Xô Viết mà là do cuộc tranh đấu của họ và cuộc tranh đấu của ngài”.
Ba Lan tự giải phóng
Qua mùa xuân năm 1989, một điều kỳ diệu từ từ khai mở tại Ba Lan của Karol Wojtyła. Ngày 4 tháng Tư, sau hai tháng thương thảo với Phong Trào Đoàn Kết và các nhóm đối lập khác, Đảng Cộng Sản Ba Lan tán thành một điều mà trước đây họ chưa bao giờ có thể quan niệm được: tuyển cử quốc hội tự do và hợp tình hợp lý. Thỏa hiệp này bao gồm:
• Bãi bỏ chức vụ tổng bí thư để chọn chức vụ tổng thống,
• Chính thức nhìn nhận Phong Trào Đoàn Kết là một chính đảng, và
• Thiết lập một thượng viện lập pháp mà tất cả 100 ghế sẽ được tuyển cử tự do công khai.
Các cuộc tuyển cử trên đã diễn ra ngày 4 tháng Sáu, gần nửa thế kỷ sau khi Stalin hứa hẹn (cuội) các cuộc tuyển cử tự do và hợp tình hợp lý tại Ba Lan nếu nước này chịu tin tưởng vào “Bác Joe”. Trên thực tế, thỏa hiệp Ba Lan này đã giết chết chế độ cộng sản ở Warsaw.
Gần tới ngày tuyển cử ở Ba Lan, Ronald Reagan, lúc ấy đang nghỉ hưu tại California, tiêp đón một số du khách Ba Lan tại văn phòng của ông ở Century City, gần Hollywood. Chris Zawitkowski là một người thuộc sắc dân Ba Lan; sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, ông trở thành người đứng đầu Qũy Nghiên Cứu Kinh Tế và Giáo Dục Ba Lan và Hoa Kỳ. Ông mang theo một người Hoa Kỳ gốc Ba Lan khác và hai thành viên của Phong Trào Đoàn Kết, những người vượt trùng dương xa xôi tới gặp vị tổng thống anh hùng. Họ tới để bày tỏ lòng biết ơn và xin vấn kế. Zawitkowski hỏi Reagan, bậc thầy chiến dịch, xem ông có lời khôn ngoan nào cho hai thành viên Đoàn Kết không khi họ đang chuẩn bị cho các cuộc tuyển cử tháng Sáu.
Người bạn tốt nhất của Reagan
Hiển nhiên những chính nhân trên hy vọng Reagan, người từng đạt được nhiều chiến thắng chính trị lẫy lừng, sẽ cho họ một lời khuyên chính trị. Tuy nhiên, Reagan chỉ trầm tư, rất trầm tư. Trong một giọng quả quyết y hệt Đức Gioan Phaolô II, Reagan khuyên các nhà chiến dịch Ba Lan rằng “hãy lắng nghe lương tâm của qúy vị, vì đấy là nơi Chúa Thánh Thần nói với qúy vị”.
Các chính nhân trên gật đầu tán thưởng. Họ hiểu thêm một chút về con người từng giúp giải phóng quê hương họ.
Rồi vị cựu tổng thống chỉ vào bức hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II treo trên tường ở văn phòng ông mà nói với những người Ba Lan hiện diện “Ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Vâng, qúy vị biết tôi là người Thệ Phản, nhưng ngài vẫn là người bạn tốt nhất của tôi”.
Một trong các vị khách của Reagan, thành viên của Đoàn Kết, Antoni Macierewicz, tặng cựu tổng thống một món quà. Giống nhiều người Ba Lan khác, Macierewicz có lần bị tống giam bởi người cộng sản. Trong khi bị giam, ông miệt mài khắc một bức tượng Đức Mẹ đặc biệt. Thành viên Đoàn Kết bị bách hại muốn Reagan có bức tượng Mẹ Chúa Kitô mà ông đã khắc dưới sự câu thúc của những kẻ làm điều ác. Reagan nhận bức tượng. Ông cầm bức tượng trong tay và nói rằng ông và Bà Nancy sẽ hãnh diện có bức tượng trong nhà.
Chiến thắng của Đoàn Kết
Reagan cũng hãnh diện về những gì những người Đoàn Kết và đồng nghiệp của họ đạt được khi trở về Ba Lan. Trong các cuộc tuyển cử tháng Sáu, các ứng viên Đoàn Kết thắng mọi ghế trong số 1 phần 3 ghế ở hạ viện lập pháp mà người Cộng Sản cho đầu phiếu. Còn ở tân thượng viện, Đoàn Kết thắng 99 trong số 100 ghế mới.
Nói tóm tắt, Đoàn Kết thắng hơn 99 phần trăm các ghế được bầu. Người Cộng Sản không chiếm được 1 ghế nào.
Tháng 12 năm 1990, Lech Wałęsa đậy nắp quan tài lên chủ nghĩa cộng sản khi trở thành tổng thống dân cử tự do của Ba Lan.
Những quân cờ đôminô sụp đổ
Cuộc bầu cử tháng Sáu năm 1989 gây tiếng vang quá bên ngoài Ba Lan. Mikhail Gorbachev sau này nói rằng khi Ba Lan tổ chức các cuộc tuyển cử trên, ông biết trò chơi cộng sản đã hết thời. Ông nắm rõ: việc xuất hiện của Đoàn Kết đe dọa không những “sự hỗn loạn ở Ba Lan” mà cả “sự tan vỡ tiếp theo của toàn bộ phe xã hội chủ nghĩa”.
Cả Ronald Reagan lẫn Đức Gioan Phaolô II coi Ba Lan như “đinh chốt trục xe trong cuộc tan rã của đế quốc Xô Viết”. Họ rất đúng. Sự tan rã bắt đầu với Ba Lan của Karol Wojtyła, chỉ cách việc sụp đổ của Bức Tường Ba Linh có vài tháng.
Và đó mới chỉ là một bắt đầu.
Ở Warsaw, Berlin, Budapest, Prague, và cả Bucharest, hàng loạt các biến cố không ai ngờ đã diễn ra trong năm 1989. Rồi, ngày 7 tháng Hai năm 1990, điều không ai nghĩ tới đã xẩy ra một lần nữa, lần này tại Mạc Tư Khoa: chính sách độc quyền của Đảng Cộng Sản chấm dứt ở Liên Bang Xô Viết.
Ngày ấy, Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản chấp nhận đề nghị của Mikhail Gorbachev hủy bỏ điều 6 khỏi Hiến Pháp Xô Viết. Điều này vốn bảo đảm bàn tay sắt quyền lực của Đảng Cộng Sản trong suốt hơn 70 năm qua. Ban lãnh đạo của đảng cũng chấp nhận kế hoạch có một hệ thống nội các và tổng thống kiểu Tây Phương. Tổng Bí Thư Gorbachev sẽ trở thành Tổng Thống Gorbachev.
Lời cầu nguyện được đáp ứng
Điều chủ yếu phải hiểu là cho tới nay, Gorbachev vẫn quả quyết rằng ông ta muốn duy trì Liên Bang Xô Viết. Ông ta muốn có một Liên Bang Xô Viết tốt hơn, nhân đạo hơn, không theo kiểu Stalin, tuy nhiên, vẫn là một Liên Bang Xô Viết toàn vẹn. Thế nhưng, khi kết liễu sự độc quyền của Đảng Cộng Sản đối với quyền lực, Gorbachev, dù biết hay không biết, thực sự đã đẩy Đế Quốc Sự Ác gần tới mộ chôn của nó hơn.
Ronald Reagan biết rõ điều đó. Ngày 5 tháng Mười Hai năm 1990, một năm sau sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh, Reagn nói chuyện ở Cambridge, Anh Quốc. Tại đấy, ông chứng tỏ một sự hiểu biết khôn khéo về điều mà vị ngọt tự do của Gorbachev sẽ mang tới. Ông nói: “như luôn luôn xẩy ra, một khi những người trước đây bị tước hết tự do căn bản nay được nếm nó một chút, họ sẽ muốn được nó trọn vẹn. Dường như Ông Gorbachev đã mở nút chai ma thuật và thần linh từ đó đã bay ra, không bao giờ có thể giam lại. Glasnost chính là vị thần này”.
Sự nổ tung của chủ nghĩa cộng sản vô thần Xô Viết đem lại niềm vui lớn cho Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chắc chắn đây là một đáp ứng cho lời cầu nguyện của họ.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Hơn một thập niên trước, Ronald Reagan vốn đã coi Đức Gioan Phaolô II là “chìa khóa”. Tám năm trước, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Vatican và đã thỏa thuận với nhau rằng mạng sống của họ đã được cứu để họ kết liễu chế độ cộng sản Xô Viết. Nay, khi đế quốc Mácxít-Lêninít đã sụp đổ, Reagan lại có dịp gặp gỡ Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Các phóng viên lúc đó và các sử gia từ đó đã gần như hòan toàn bỏ lỡ cuộc gặp gỡ này.
Tháng Chín năm 1990, cựu tổng thống thực hiện chuyến viếng thăm cựu thế giới cộng sản, thế giới mà ông cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giúp đem lại tự do.
Chuyến đi trên kéo dài 10 ngày, tới 4 quốc gia Âu Châu. Bắt đầu với Bức Tường Bá Linh. Các máy hình ghi lại hình ảnh cựu tổng thống tay cầm búa, đập nát biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản vô thần lạnh lùng, chết cứng. Ông nói với các phóng viên: “Tôi cảm thấy tuyệt vời. Càng tuyệt vời hơn khi nó sụp đổ tan tành”. Rồi ông nói thêm: “tôi không nghĩ qúi vị có thể nói quá tầm quan trọng của việc đó. Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể cho những việc như việc này”.
Phần lớn tường trình của báo chí chỉ quanh quẩn quanh chuyến viếng thăm Bức Tường Bá Linh của ông. Thành thử, các máy hình và máy vi âm đã vắng bóng đối với cuộc gặp gỡ có lẽ còn quan trọng hơn nhiều: đó là cuộc hội ngộ của Reagan với Đức Gioan Phaolô II tại Castel Gandolfo.
Những kỷ niệm vui tươi
Cuộc gặp gỡ thứ năm giữa Reagan và Đức Giáo Hoàng này là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi Reagan từ gĩa quyền hành. Đây là chuyến viếng thăm thân hữu và có tính tư riêng, không phải là một chuyến viếng thăm chính thức. USA Today là một trong các nguồn tin Tây Phương duy nhất chịu tường trình về chuyến viếng thăm. Nó chỉ viết vỏn vẹn 3 câu sau đây: “Cựu Tổng Thống Ronald Reagan và phu nhân, Nancy, đã kết thúc chuyến đi Âu Châu của họ bằng cuộc viếng thăm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại dinh mùa hè của Đức Giáo Hoàng ở bên ngoài Rôma. Vatican cho biết: Đức Giáo Hoàng kết thúc cuộc viếng thăm 30 phút bằng câu nói sau đây ‘Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hoa Kỳ’. Không chi tiết nào khác đã được công bố”. Một tường trình của UPI viết thêm: “Ngồn tin Vatican cho biết có lẽ Reagan đã nói với Đức Giáo Hoàng các cảm tưởng thuận lợi của ông đối với các thay đổi ở Liên Bang Xô Viết”.
Nội dung các tường trình của truyền thông Tây Phương chỉ có thế. Nhưng hai thập niên sau, tức tháng Tám năm 2012, Paul Kengor, tác giả cuốn A Pope and a President: John Paul II, Ronald Reagan, and the Extraordinary Untold Story of the 20th Century (Một Giáo Hoàng và Một Tổng Thống: Đức Gioan Phaolô II, Ronald Reagan, và Câu Truyện Phi Thường Chưa Ai Kể của Thế Kỷ 20), có phỏng vấn một trong những người tháp tùng chuyến đi của vợ chồng Reagan. Joanne Drake vốn là tùy viên lâu năm của bà Reagan. Qua Drake, Kengor cũng đã phỏng vấn Bà Reagan về chuyếng viếng thăm Đức Gioan Phaolô II. Drake và Bà Reagan nhớ rằng cuộc gặp gỡ diễn ra lúc 11 giờ sáng, chỉ có sự tham dự của vợ chồng Reagan và Đức Giáo Hoàng mà thôi. Nó kéo dài chừng 1 tiếng đồng hồ.
Bà Reagan nhớ đó là một cuộc “gặp gỡ ấm áp và tuyệt vời”. Vợ chồng Reagan đến từ Bá Linh, Warsaw, Gdańsk, Leningrad và Mạc Tư Khoa, đàm luận với Lech Wałęsa và vợ chồng Gorbachev và nhiều người khác. Kengor hỏi Bà Reagan xem chồng bà và Đức Giáo Hoàng có vui mừng về việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và những gì diễn ra sau đó hay không. Bà nhớ họ “có thảo luận với Đức Giáo Hoàng về những người và những nơi đó”. Nhưng vì hơn hai thập niên đã trôi đi, bà không còn nhớ được các chi tiết có ý nghĩa ngoại trừ sự kiện: đây là một cuộc hội ngộ ấm áp, tư riêng, và thân hữu. Bà nhắc đi nhắc lại rằng bà chỉ có những kỷ niệm vui tươi về mọi cuộc gặp gỡ và liên hệ của họ mà thôi.
Lần gặp mặt thứ năm này giữa Reagan và Đức Gioan Phaolô II hóa ra là cuộc gặp gỡ sau cùng của họ. Điều đáng xấu hổ là gần như người ta không biết gì hay ghi nhận được điều gì về cuộc gặp gỡ này, ngoại trừ từ các ghi chép của Vatican; các ghi chép này được hoàn toàn bảo mật cho tới năm 2067.
Vinh danh Thiên Chúa
Nhờ Bà Reagan, chúng ta biết rằng hai vị đề cập tới các biến cố diễm phúc diễn ra ở Âu Châu trong năm trước đó. Chắc chắn hai vị đã nhìn nhận và cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã diễn ra kể từ ngày các vị lãnh đạn hơn chín năm về trước.
Đó hẳn là giây phút rất cảm động. Ước chi chúng ta biết nhiều hơn và ước chi hai vị biết được rằng đó là lần chót hai vị gặp nhau.
Những tiếng cười sau cùng
Nhiều quan sát viên Tây Phương cười nhạo Ronald Reagan khi ông gọi Liên Bang Xô Viết là Đế Quốc Sự Ác. Nhưng các viên chức Xô Viết cao cấp xác nhận chính điều ông nói.
Andrei Kozyrev, ngoại trưởng của Chủ Tịch Yeltsin, đã mau mắn giải thích rằng: quả là một sai lầm khi dùng danh xưng “Liên Bang Các Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết”: “đúng hơn, nó là một đế quốc sự ác, như người ta vốn nói”.
Arkady Murashev, một nhà lãnh đạo trẻ của nước Nga thời Yeltsin, nói với phóng viên David Remnick: “Ông ấy [Reagan] gọi chúng tôi là ‘Đế Quốc Sự Ác’. Như thế tại sao các ông ở Tây Phương lại cười nhạo ông ấy? Nó đúng như vậy!”
Sergei Tarasenko, trưởng phụ tá của ngoại trưởng Xô Viết Eduard Shevardnadze, cũng đưa ra một nhận định tương tự “Nên tổng thống bảo ‘nó là một đế quốc sự ác’. Đồng ý. Thực vậy, chúng tôi quả là một đế quốc sự ác”.
Genrikh Trofimenko trước đây là giám đốc Viện Nghiên Cứu Hoa Kỳ và Gia Nã Đại thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Nga. Ông đề nghị nên sửa lại đôi chút kiểu phát biểu của Reagan. Ông bảo: nhãn hiệu “Đế Quốc Sự Ác” của Reagan “có lẽ quá nhẹ nhàng”.
Nhiều quan sát viên Tây Phương cũng chỉ trích Reagan cho rằng các phân tích của ông ấu trĩ. Họ cười nhạo khi ông nói rằng “cuộc diễn hành của tự do và dân chủ” sẽ “đẩy chủ nghĩa Mácxít-Lêninít vào đống tro tàn của lịch sử”.
Chỉ non chín năm sau, ông đã được chứng minh là chính xác. Chiến Tranh Lạnh đã đi vào lịch sử và cả chủ nghĩa cộng sản nữa. Cả hai đã cáo chung, bị vứt vào đống tro tàn lịch sử.
Cái vận hội ấy có lúc xem ra cũng đã trở lại với chúng ta sau 20 năm hiện tượng Reagan - Gioan Phaolô II, nhưng dường như đang thoát khỏi tầm tay chúng ta. Người cầm đầu Vatican và người cầm đầu Bạch Ốc, dù có nhiều điểm đồng thuận hết sức tốt đẹp, nhưng xem ra càng ngày càng xích ra xa nhau, nhất là sau vụ Civilta Cattolica chính thức tuyên chiến với điều họ gọi là liên minh "kỳ thị" Công Giáo Tin Lành Hoa Kỳ.
Trong cái bầu không khí trên, nhiều người Công Giáo cười nhạo bất cứ việc gì chính phủ Trump thực hiện ở Hoa Kỳ hiện nay, dù những việc này hết sức thiết thân với họ. Không những họ làm ngơ các dấu chỉ thời đại này mà còn giải thích tiêu cực về chúng nữa. Thí dụ như việc chính phủ này đề cử những người phò sự sống vào các chức vụ quan yếu hay việc các thành viên nội các, kể cả phó Tổng Thống Pence, tham dự các buổi học hỏi Thánh Kinh hàng tuần ở Tòa Bạch Ốc.
Duy nhất, có lẽ chỉ có trang mạng LifeSiteNews nhắc đến nhóm học hỏi trên, dựa vào tường thuật của Mạng Lưới Phát Tuyến Kitô Giáo (Christian Broadcasting Network).
Đây là nhóm học hỏi Thánh Kinh cấp nội các đầu tiên trong hơn 100 năm nay. Thực vậy, hơn một tá các thành viên nội các đã tham dự nhóm học hỏi hàng tuần này bắt đầu ngay từ đầu năm nay. Bộ Trưởng Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản Tom Price, Bộ Trưởng Giáo Dục Betsy DeVos, Bộ trưởng Nông Nghiệp Sonny Perdue, Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions và Giám Đốc CIA Pompeo là những người tham dự thường xuyên. Phó Tổng Thống Mike Pence hiện diện bất cứ khi nào lịch trình du hành của ông cho phép.
Ralph Drollinger, người tổ chức nhóm, cho hay: “đây là nhóm học hỏi Thánh Kinh tốt nhất xưa nay tôi từng dạy trong đời. Họ rất dễ dạy; họ rất đáng khâm phục; họ rất hiểu biết”.
Tổng Thống Trump được mời tham dự nhóm và nhận được các lời chú giải sau buổi gặp gỡ hàng tuần.
Những cuộc gặp gỡ trên và những chuyện như phát ngôn viên Spicer của Tổng Thống Trump ra họp báo vẫn giữ nguyên tro sức trên trán vào Thứ Tư Lễ Tro bị nhiều người Công Giáo coi là thủ thuật mị dân. Nhờ không sợ mang tiếng như thế, Reagan đã cùng Đức Gioan Phaolô II xô Đế Quốc Sự Ác xuống mồ chôn vĩnh viễn.
Lý do: lần đầu tiên, các nhà cầm quyền cộng sản cho phép người dân tự do vuợt qua biên giới Đông Đức. Và Bức Tường Bá Linh đến hồi sụp đổ.
Ngày 9 tháng Mười Một năm 1989 không chỉ đánh dấu sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh. Cái rào cản vật lý này biểu lộ Bức Màn Sắt bằng dây kẽm gai cụ thể. Việc nó sụp đổ kéo lên tiếng chuông báo tử cho cả một đế quốc. Các chế độ cộng sản khắp Khối Đông Âu không lâu sau đó sẽ sụp đổ, và cuối cùng cả chính Liên Bang Xô Viết.
Đại thắng của Ronald Reagan
Ronald Reagan rất hân hoan trước các biến cố của ngày 9 tháng Mười Một năm 1989.
Trong nhiều thập niên, Ông vốn kêu gọi đạp đổ Bức Tường Bá Linh. Tuyên bố công khai đầu tiên của ông về việc này xuất hiện trong một cuộc tranh luận nổi tiếng năm 1967 với Robert F. Kennedy. Nổi tiếng hơn cả, Ông đã kêu gọi Mikhail Gorbachev “hãy đạp đổ bức tường này” năm 1987 ngay tại Brandenburg Gate.
Nay, bức tường đã đổ sụp, chỉ non một năm sau khi ông rời chức vụ tổng thống. Ông có thể an nhàn, ngồi ngắm cảnh sụp đổ tan tành của cả khối Cộng Sản to lớn với một tâm hồn sung sướng.
Ngay trước ngày rời bỏ Phòng Bầu Dục, ông có gặp Natan Sharansky. Người bất đồng Nga gốc Do Thái này từng đọc các lời cảnh cáo của Reagan về “Đế Quốc Sự Ác” lần đầu tiên trong một trại tù Xô Viết. Sharansky cảm thấy hứng khởi trước việc “nhà lãnh đạo của thế giới tự do đã nói lên sự thật”. Ông cho phổ biến tin tức liên quan tới lời tuyên bố của Reagan khắp Trại Lao Động Vĩnh Viễn số 35. Bằng cách nào? Bằng cách gõ tin nhắn của ông lên các bức tường trong phòng giam của ông. Rồi, năm 1986, Sharansky nằm trong số các tù nhân được Gorbachev phóng thích, sau khi Reagan và chính phủ ông gây áp lực mạnh mẽ.
Qua tháng Giêng năm 1989, Sharansky là khách qúy của Bạch Ốc; tại đây, Tổng Thống Reagan trao tặng ông Huy Chương Vàng Của Quốc Hội. Trong buổi lễ, Sharansky gọi Reagan ra riêng. Ông nói với vị tổng thống sắp về hưu rằng nếu có lúc nào ông nặng chĩu với “những khoảnh khắc buồn bã”, ông nên nghĩ tới “gia đình hạnh phúc” của Sharansky. Ông nên nhớ tới những con người “hiện nay đang được tự do không do thiện chí của các nhà lãnh đạo Xô Viết mà là do cuộc tranh đấu của họ và cuộc tranh đấu của ngài”.
Ba Lan tự giải phóng
Qua mùa xuân năm 1989, một điều kỳ diệu từ từ khai mở tại Ba Lan của Karol Wojtyła. Ngày 4 tháng Tư, sau hai tháng thương thảo với Phong Trào Đoàn Kết và các nhóm đối lập khác, Đảng Cộng Sản Ba Lan tán thành một điều mà trước đây họ chưa bao giờ có thể quan niệm được: tuyển cử quốc hội tự do và hợp tình hợp lý. Thỏa hiệp này bao gồm:
• Bãi bỏ chức vụ tổng bí thư để chọn chức vụ tổng thống,
• Chính thức nhìn nhận Phong Trào Đoàn Kết là một chính đảng, và
• Thiết lập một thượng viện lập pháp mà tất cả 100 ghế sẽ được tuyển cử tự do công khai.
Các cuộc tuyển cử trên đã diễn ra ngày 4 tháng Sáu, gần nửa thế kỷ sau khi Stalin hứa hẹn (cuội) các cuộc tuyển cử tự do và hợp tình hợp lý tại Ba Lan nếu nước này chịu tin tưởng vào “Bác Joe”. Trên thực tế, thỏa hiệp Ba Lan này đã giết chết chế độ cộng sản ở Warsaw.
Gần tới ngày tuyển cử ở Ba Lan, Ronald Reagan, lúc ấy đang nghỉ hưu tại California, tiêp đón một số du khách Ba Lan tại văn phòng của ông ở Century City, gần Hollywood. Chris Zawitkowski là một người thuộc sắc dân Ba Lan; sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, ông trở thành người đứng đầu Qũy Nghiên Cứu Kinh Tế và Giáo Dục Ba Lan và Hoa Kỳ. Ông mang theo một người Hoa Kỳ gốc Ba Lan khác và hai thành viên của Phong Trào Đoàn Kết, những người vượt trùng dương xa xôi tới gặp vị tổng thống anh hùng. Họ tới để bày tỏ lòng biết ơn và xin vấn kế. Zawitkowski hỏi Reagan, bậc thầy chiến dịch, xem ông có lời khôn ngoan nào cho hai thành viên Đoàn Kết không khi họ đang chuẩn bị cho các cuộc tuyển cử tháng Sáu.
Người bạn tốt nhất của Reagan
Hiển nhiên những chính nhân trên hy vọng Reagan, người từng đạt được nhiều chiến thắng chính trị lẫy lừng, sẽ cho họ một lời khuyên chính trị. Tuy nhiên, Reagan chỉ trầm tư, rất trầm tư. Trong một giọng quả quyết y hệt Đức Gioan Phaolô II, Reagan khuyên các nhà chiến dịch Ba Lan rằng “hãy lắng nghe lương tâm của qúy vị, vì đấy là nơi Chúa Thánh Thần nói với qúy vị”.
Các chính nhân trên gật đầu tán thưởng. Họ hiểu thêm một chút về con người từng giúp giải phóng quê hương họ.
Rồi vị cựu tổng thống chỉ vào bức hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II treo trên tường ở văn phòng ông mà nói với những người Ba Lan hiện diện “Ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Vâng, qúy vị biết tôi là người Thệ Phản, nhưng ngài vẫn là người bạn tốt nhất của tôi”.
Một trong các vị khách của Reagan, thành viên của Đoàn Kết, Antoni Macierewicz, tặng cựu tổng thống một món quà. Giống nhiều người Ba Lan khác, Macierewicz có lần bị tống giam bởi người cộng sản. Trong khi bị giam, ông miệt mài khắc một bức tượng Đức Mẹ đặc biệt. Thành viên Đoàn Kết bị bách hại muốn Reagan có bức tượng Mẹ Chúa Kitô mà ông đã khắc dưới sự câu thúc của những kẻ làm điều ác. Reagan nhận bức tượng. Ông cầm bức tượng trong tay và nói rằng ông và Bà Nancy sẽ hãnh diện có bức tượng trong nhà.
Chiến thắng của Đoàn Kết
Reagan cũng hãnh diện về những gì những người Đoàn Kết và đồng nghiệp của họ đạt được khi trở về Ba Lan. Trong các cuộc tuyển cử tháng Sáu, các ứng viên Đoàn Kết thắng mọi ghế trong số 1 phần 3 ghế ở hạ viện lập pháp mà người Cộng Sản cho đầu phiếu. Còn ở tân thượng viện, Đoàn Kết thắng 99 trong số 100 ghế mới.
Nói tóm tắt, Đoàn Kết thắng hơn 99 phần trăm các ghế được bầu. Người Cộng Sản không chiếm được 1 ghế nào.
Tháng 12 năm 1990, Lech Wałęsa đậy nắp quan tài lên chủ nghĩa cộng sản khi trở thành tổng thống dân cử tự do của Ba Lan.
Những quân cờ đôminô sụp đổ
Cuộc bầu cử tháng Sáu năm 1989 gây tiếng vang quá bên ngoài Ba Lan. Mikhail Gorbachev sau này nói rằng khi Ba Lan tổ chức các cuộc tuyển cử trên, ông biết trò chơi cộng sản đã hết thời. Ông nắm rõ: việc xuất hiện của Đoàn Kết đe dọa không những “sự hỗn loạn ở Ba Lan” mà cả “sự tan vỡ tiếp theo của toàn bộ phe xã hội chủ nghĩa”.
Cả Ronald Reagan lẫn Đức Gioan Phaolô II coi Ba Lan như “đinh chốt trục xe trong cuộc tan rã của đế quốc Xô Viết”. Họ rất đúng. Sự tan rã bắt đầu với Ba Lan của Karol Wojtyła, chỉ cách việc sụp đổ của Bức Tường Ba Linh có vài tháng.
Và đó mới chỉ là một bắt đầu.
Ở Warsaw, Berlin, Budapest, Prague, và cả Bucharest, hàng loạt các biến cố không ai ngờ đã diễn ra trong năm 1989. Rồi, ngày 7 tháng Hai năm 1990, điều không ai nghĩ tới đã xẩy ra một lần nữa, lần này tại Mạc Tư Khoa: chính sách độc quyền của Đảng Cộng Sản chấm dứt ở Liên Bang Xô Viết.
Ngày ấy, Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản chấp nhận đề nghị của Mikhail Gorbachev hủy bỏ điều 6 khỏi Hiến Pháp Xô Viết. Điều này vốn bảo đảm bàn tay sắt quyền lực của Đảng Cộng Sản trong suốt hơn 70 năm qua. Ban lãnh đạo của đảng cũng chấp nhận kế hoạch có một hệ thống nội các và tổng thống kiểu Tây Phương. Tổng Bí Thư Gorbachev sẽ trở thành Tổng Thống Gorbachev.
Lời cầu nguyện được đáp ứng
Điều chủ yếu phải hiểu là cho tới nay, Gorbachev vẫn quả quyết rằng ông ta muốn duy trì Liên Bang Xô Viết. Ông ta muốn có một Liên Bang Xô Viết tốt hơn, nhân đạo hơn, không theo kiểu Stalin, tuy nhiên, vẫn là một Liên Bang Xô Viết toàn vẹn. Thế nhưng, khi kết liễu sự độc quyền của Đảng Cộng Sản đối với quyền lực, Gorbachev, dù biết hay không biết, thực sự đã đẩy Đế Quốc Sự Ác gần tới mộ chôn của nó hơn.
Ronald Reagan biết rõ điều đó. Ngày 5 tháng Mười Hai năm 1990, một năm sau sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh, Reagn nói chuyện ở Cambridge, Anh Quốc. Tại đấy, ông chứng tỏ một sự hiểu biết khôn khéo về điều mà vị ngọt tự do của Gorbachev sẽ mang tới. Ông nói: “như luôn luôn xẩy ra, một khi những người trước đây bị tước hết tự do căn bản nay được nếm nó một chút, họ sẽ muốn được nó trọn vẹn. Dường như Ông Gorbachev đã mở nút chai ma thuật và thần linh từ đó đã bay ra, không bao giờ có thể giam lại. Glasnost chính là vị thần này”.
Sự nổ tung của chủ nghĩa cộng sản vô thần Xô Viết đem lại niềm vui lớn cho Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chắc chắn đây là một đáp ứng cho lời cầu nguyện của họ.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Hơn một thập niên trước, Ronald Reagan vốn đã coi Đức Gioan Phaolô II là “chìa khóa”. Tám năm trước, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Vatican và đã thỏa thuận với nhau rằng mạng sống của họ đã được cứu để họ kết liễu chế độ cộng sản Xô Viết. Nay, khi đế quốc Mácxít-Lêninít đã sụp đổ, Reagan lại có dịp gặp gỡ Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Các phóng viên lúc đó và các sử gia từ đó đã gần như hòan toàn bỏ lỡ cuộc gặp gỡ này.
Tháng Chín năm 1990, cựu tổng thống thực hiện chuyến viếng thăm cựu thế giới cộng sản, thế giới mà ông cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giúp đem lại tự do.
Chuyến đi trên kéo dài 10 ngày, tới 4 quốc gia Âu Châu. Bắt đầu với Bức Tường Bá Linh. Các máy hình ghi lại hình ảnh cựu tổng thống tay cầm búa, đập nát biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản vô thần lạnh lùng, chết cứng. Ông nói với các phóng viên: “Tôi cảm thấy tuyệt vời. Càng tuyệt vời hơn khi nó sụp đổ tan tành”. Rồi ông nói thêm: “tôi không nghĩ qúi vị có thể nói quá tầm quan trọng của việc đó. Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể cho những việc như việc này”.
Phần lớn tường trình của báo chí chỉ quanh quẩn quanh chuyến viếng thăm Bức Tường Bá Linh của ông. Thành thử, các máy hình và máy vi âm đã vắng bóng đối với cuộc gặp gỡ có lẽ còn quan trọng hơn nhiều: đó là cuộc hội ngộ của Reagan với Đức Gioan Phaolô II tại Castel Gandolfo.
Những kỷ niệm vui tươi
Cuộc gặp gỡ thứ năm giữa Reagan và Đức Giáo Hoàng này là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi Reagan từ gĩa quyền hành. Đây là chuyến viếng thăm thân hữu và có tính tư riêng, không phải là một chuyến viếng thăm chính thức. USA Today là một trong các nguồn tin Tây Phương duy nhất chịu tường trình về chuyến viếng thăm. Nó chỉ viết vỏn vẹn 3 câu sau đây: “Cựu Tổng Thống Ronald Reagan và phu nhân, Nancy, đã kết thúc chuyến đi Âu Châu của họ bằng cuộc viếng thăm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại dinh mùa hè của Đức Giáo Hoàng ở bên ngoài Rôma. Vatican cho biết: Đức Giáo Hoàng kết thúc cuộc viếng thăm 30 phút bằng câu nói sau đây ‘Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hoa Kỳ’. Không chi tiết nào khác đã được công bố”. Một tường trình của UPI viết thêm: “Ngồn tin Vatican cho biết có lẽ Reagan đã nói với Đức Giáo Hoàng các cảm tưởng thuận lợi của ông đối với các thay đổi ở Liên Bang Xô Viết”.
Nội dung các tường trình của truyền thông Tây Phương chỉ có thế. Nhưng hai thập niên sau, tức tháng Tám năm 2012, Paul Kengor, tác giả cuốn A Pope and a President: John Paul II, Ronald Reagan, and the Extraordinary Untold Story of the 20th Century (Một Giáo Hoàng và Một Tổng Thống: Đức Gioan Phaolô II, Ronald Reagan, và Câu Truyện Phi Thường Chưa Ai Kể của Thế Kỷ 20), có phỏng vấn một trong những người tháp tùng chuyến đi của vợ chồng Reagan. Joanne Drake vốn là tùy viên lâu năm của bà Reagan. Qua Drake, Kengor cũng đã phỏng vấn Bà Reagan về chuyếng viếng thăm Đức Gioan Phaolô II. Drake và Bà Reagan nhớ rằng cuộc gặp gỡ diễn ra lúc 11 giờ sáng, chỉ có sự tham dự của vợ chồng Reagan và Đức Giáo Hoàng mà thôi. Nó kéo dài chừng 1 tiếng đồng hồ.
Bà Reagan nhớ đó là một cuộc “gặp gỡ ấm áp và tuyệt vời”. Vợ chồng Reagan đến từ Bá Linh, Warsaw, Gdańsk, Leningrad và Mạc Tư Khoa, đàm luận với Lech Wałęsa và vợ chồng Gorbachev và nhiều người khác. Kengor hỏi Bà Reagan xem chồng bà và Đức Giáo Hoàng có vui mừng về việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và những gì diễn ra sau đó hay không. Bà nhớ họ “có thảo luận với Đức Giáo Hoàng về những người và những nơi đó”. Nhưng vì hơn hai thập niên đã trôi đi, bà không còn nhớ được các chi tiết có ý nghĩa ngoại trừ sự kiện: đây là một cuộc hội ngộ ấm áp, tư riêng, và thân hữu. Bà nhắc đi nhắc lại rằng bà chỉ có những kỷ niệm vui tươi về mọi cuộc gặp gỡ và liên hệ của họ mà thôi.
Lần gặp mặt thứ năm này giữa Reagan và Đức Gioan Phaolô II hóa ra là cuộc gặp gỡ sau cùng của họ. Điều đáng xấu hổ là gần như người ta không biết gì hay ghi nhận được điều gì về cuộc gặp gỡ này, ngoại trừ từ các ghi chép của Vatican; các ghi chép này được hoàn toàn bảo mật cho tới năm 2067.
Vinh danh Thiên Chúa
Nhờ Bà Reagan, chúng ta biết rằng hai vị đề cập tới các biến cố diễm phúc diễn ra ở Âu Châu trong năm trước đó. Chắc chắn hai vị đã nhìn nhận và cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã diễn ra kể từ ngày các vị lãnh đạn hơn chín năm về trước.
Đó hẳn là giây phút rất cảm động. Ước chi chúng ta biết nhiều hơn và ước chi hai vị biết được rằng đó là lần chót hai vị gặp nhau.
Những tiếng cười sau cùng
Nhiều quan sát viên Tây Phương cười nhạo Ronald Reagan khi ông gọi Liên Bang Xô Viết là Đế Quốc Sự Ác. Nhưng các viên chức Xô Viết cao cấp xác nhận chính điều ông nói.
Andrei Kozyrev, ngoại trưởng của Chủ Tịch Yeltsin, đã mau mắn giải thích rằng: quả là một sai lầm khi dùng danh xưng “Liên Bang Các Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết”: “đúng hơn, nó là một đế quốc sự ác, như người ta vốn nói”.
Arkady Murashev, một nhà lãnh đạo trẻ của nước Nga thời Yeltsin, nói với phóng viên David Remnick: “Ông ấy [Reagan] gọi chúng tôi là ‘Đế Quốc Sự Ác’. Như thế tại sao các ông ở Tây Phương lại cười nhạo ông ấy? Nó đúng như vậy!”
Sergei Tarasenko, trưởng phụ tá của ngoại trưởng Xô Viết Eduard Shevardnadze, cũng đưa ra một nhận định tương tự “Nên tổng thống bảo ‘nó là một đế quốc sự ác’. Đồng ý. Thực vậy, chúng tôi quả là một đế quốc sự ác”.
Genrikh Trofimenko trước đây là giám đốc Viện Nghiên Cứu Hoa Kỳ và Gia Nã Đại thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Nga. Ông đề nghị nên sửa lại đôi chút kiểu phát biểu của Reagan. Ông bảo: nhãn hiệu “Đế Quốc Sự Ác” của Reagan “có lẽ quá nhẹ nhàng”.
Nhiều quan sát viên Tây Phương cũng chỉ trích Reagan cho rằng các phân tích của ông ấu trĩ. Họ cười nhạo khi ông nói rằng “cuộc diễn hành của tự do và dân chủ” sẽ “đẩy chủ nghĩa Mácxít-Lêninít vào đống tro tàn của lịch sử”.
Chỉ non chín năm sau, ông đã được chứng minh là chính xác. Chiến Tranh Lạnh đã đi vào lịch sử và cả chủ nghĩa cộng sản nữa. Cả hai đã cáo chung, bị vứt vào đống tro tàn lịch sử.
Cái vận hội ấy có lúc xem ra cũng đã trở lại với chúng ta sau 20 năm hiện tượng Reagan - Gioan Phaolô II, nhưng dường như đang thoát khỏi tầm tay chúng ta. Người cầm đầu Vatican và người cầm đầu Bạch Ốc, dù có nhiều điểm đồng thuận hết sức tốt đẹp, nhưng xem ra càng ngày càng xích ra xa nhau, nhất là sau vụ Civilta Cattolica chính thức tuyên chiến với điều họ gọi là liên minh "kỳ thị" Công Giáo Tin Lành Hoa Kỳ.
Trong cái bầu không khí trên, nhiều người Công Giáo cười nhạo bất cứ việc gì chính phủ Trump thực hiện ở Hoa Kỳ hiện nay, dù những việc này hết sức thiết thân với họ. Không những họ làm ngơ các dấu chỉ thời đại này mà còn giải thích tiêu cực về chúng nữa. Thí dụ như việc chính phủ này đề cử những người phò sự sống vào các chức vụ quan yếu hay việc các thành viên nội các, kể cả phó Tổng Thống Pence, tham dự các buổi học hỏi Thánh Kinh hàng tuần ở Tòa Bạch Ốc.
Duy nhất, có lẽ chỉ có trang mạng LifeSiteNews nhắc đến nhóm học hỏi trên, dựa vào tường thuật của Mạng Lưới Phát Tuyến Kitô Giáo (Christian Broadcasting Network).
Đây là nhóm học hỏi Thánh Kinh cấp nội các đầu tiên trong hơn 100 năm nay. Thực vậy, hơn một tá các thành viên nội các đã tham dự nhóm học hỏi hàng tuần này bắt đầu ngay từ đầu năm nay. Bộ Trưởng Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản Tom Price, Bộ Trưởng Giáo Dục Betsy DeVos, Bộ trưởng Nông Nghiệp Sonny Perdue, Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions và Giám Đốc CIA Pompeo là những người tham dự thường xuyên. Phó Tổng Thống Mike Pence hiện diện bất cứ khi nào lịch trình du hành của ông cho phép.
Ralph Drollinger, người tổ chức nhóm, cho hay: “đây là nhóm học hỏi Thánh Kinh tốt nhất xưa nay tôi từng dạy trong đời. Họ rất dễ dạy; họ rất đáng khâm phục; họ rất hiểu biết”.
Tổng Thống Trump được mời tham dự nhóm và nhận được các lời chú giải sau buổi gặp gỡ hàng tuần.
Những cuộc gặp gỡ trên và những chuyện như phát ngôn viên Spicer của Tổng Thống Trump ra họp báo vẫn giữ nguyên tro sức trên trán vào Thứ Tư Lễ Tro bị nhiều người Công Giáo coi là thủ thuật mị dân. Nhờ không sợ mang tiếng như thế, Reagan đã cùng Đức Gioan Phaolô II xô Đế Quốc Sự Ác xuống mồ chôn vĩnh viễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét