15/09/2014
Thứ Hai Tuần XXIV Mùa Thường Niên
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
* Đức Maria đã hiệp thông sâu xa với
cuộc thương khó của Chúa Con. Vì thế, Mẹ cũng được liên kết một cách độc nhất
vô nhị với cuộc phục sinh của Người. Chính vì thế, sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá,
chúng ta mừng lễ Đức Maria cùng chia sẻ cuộc thương khó của Đức Giêsu. Lễ này
nhắc cho chúng ta nhớ rằng: dưới chân thánh giá, tình mẫu tử của Đức Maria đã
trải rộng ra khắp Thân Thể nhiệm mầu của Chúa Kitô, tức là Hội Thánh.
Giáo Hội suy tôn Ðức Maria là Nữ Vương các thánh tử đạo và đã
cụ thể hóa những đau khổ của Mẹ qua các sự kiện sau:
- Lúc nghe lời tiên tri Simêon, khi dâng Chúa Giêsu trong đền
thánh.
- Lúc ẵm bế Chúa Hài Ðồng trốn sang Ai Cập.
- Lúc lạc mất Chúa tại Giêrusalem.
- Lúc gặp Chúa vác thánh giá.
- Lúc Chúa chịu đóng đinh.
- Lúc hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá.
- Lúc táng xác Chúa.
BÀI ĐỌC I: Dt 5, 7-9
"Người
đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời".
Trích
thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh
em thân mến, khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời
cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành tín,
Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những
đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời
đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 30, 2-3a.
3bc-4. 5-6. 15-18. 19
Đáp: Lạy Chúa, xin cứu
sống con theo lượng từ bi của Chúa (c. 17).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con
tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ; vì đức công minh Ngài,
xin cứu chữa con! Xin Chúa hãy lắng tai về bên tôi tớ Chúa. - Đáp.
2)
Xin Chúa mau lẹ để giải thoát con. Xin Chúa trở thành núi đá cho con trú ẩn. Bởi
Chúa là Đá tảng, là chiến luỹ của con; vì uy danh Ngài, Ngài sẽ dìu dắt và hướng
dẫn con. - Đáp.
3)
Ngài dẫn con xa lưới dò chúng ngầm trương ra để hại con, vì Ngài là chỗ con
nương náu. Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa; lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung
thành, xin cứu chữa con. - Đáp.
4)
Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài; con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của
con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những
người bách hại. - Đáp.
5)
Lạy Chúa, vĩ đại thay lòng nhân hậu Chúa, lòng nhân hậu Ngài dành để cho những
kẻ kính sợ Ngài, lòng nhân hậu Ngài ban cho những ai tìm nương tựa Ngài, ngay
trước mặt con cái người ta.
- Đáp.
- Đáp.
CA
TIẾP LIÊN: STABAT MATER
(Ca Tiếp Liên này
có thể đọc cả hay bỏ, hay chỉ đọc từ câu 11 trở đi)
1)
Mẹ sầu bi tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây Thập giá, nơi Con Người đã bị
treo lên.
2)
Một lưỡi gươm nhọn / đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau đớn.
3)
Ôi đau buồn sầu khổ biết bao / cho bà Mẹ đáng suy tôn / của một Người Con duy
nhất!
4)
Bà Mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của Người Con chí thánh, mà đau lòng thổn thức
tâm can.
5)
Ai là người không tuôn châu lệ / khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô / trong cảnh cực
hình như thế?
6)
Ai có thể không buồn bã / nhìn xem Mẹ Chúa Kitô / đang đau khổ cùng với Con Người?
7)
Mẹ nhìn thấy Chúa Giêsu / vì tội dân mình mà khổ cực, và bị vùi giập dưới làn
roi.
8)
Mẹ nhìn Con mình dịu hiền như thế / bị thống khổ lúc lâm chung, khi Người trút
hơi thở cuối cùng.
9)
Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến, xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương, để cho
con được khóc than cùng Mẹ.
10)
Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu, mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa, để cho con
có thể làm đẹp ý Người.
11)
Ôi Thánh Mẫu, xin Mẹ làm ơn đóng vào lòng con cho thực mạnh / những vết thương
của Đấng bị treo thập giá.
12)
Xin Mẹ cho con được chia phần thống khổ / của Con Mẹ đã thương vong, đã khứng
chịu cực hình vì con như thế.
13)
Xin cho con được cùng Mẹ thảo hiếu khóc than, cùng Đấng bị đóng đinh tỏ niềm
thông cảm, bao lâu con còn sinh sống ở đời.
14)
Con ước ao được cùng với Mẹ / đứng bên cây Thập giá, và hợp nhất cùng Mẹ trong
tiếng khóc than.
15)
Ôi Đức Trinh Nữ thời danh trong hàng trinh nữ, xin đừng tỏ ra cay đắng với con,
xin cho con được cùng Mẹ chan hoà dòng lệ.
16)
Xin cho con được mang sự chết của Đức Kitô, được cùng Người thông phần đau khổ,
và tôn thờ những thương tích của Người.
17)
Xin cho con được mang thương tích của Người, cho con được say sưa cây thập giá
/ và máu đào Con Mẹ đã đổ ra.
18)
Ôi, Đức Trinh Nữ, xin đừng để cho con bị lửa hồng thiêu đốt, nhưng được Mẹ chở
che trong ngày thẩm phán!
19)
Lạy Chúa Kitô, khi phải lìa bỏ cõi đời này, nhờ Đức Mẹ, xin Chúa cho con được tới
lãnh ngành dương liễu khải hoàn.
20)
Khi mà xác thịt con sẽ chết, xin cho linh hồn con / được Chúa tặng ban vinh
quang của cõi thiên đường.
ALLELUIA:
Alleluia,
alleluia! - Đức Trinh Nữ Maria là người có phúc, Bà xứng đáng lãnh nhận ngành
lá tử đạo dưới chân Thập giá Chúa mà không phải chết. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Ga 19, 25-27
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ
ông Clopas, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu,
Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: "Thưa Bà, này là Con Bà". Rồi Người lại
nói với môn đệ: "Này là Mẹ con". Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà
về nhà mình. Đó là lời Chúa.
2.
Hoặc đọc: Lc 2, 33-35
"Một lưỡi gươm
sẽ đâm thấu tâm hồn Bà".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi
ấy, cha và mẹ Chúa Giêsu đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon
chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria Mẹ Người rằng: "Đây trẻ này được
đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và
cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm
thấu tâm hồn Bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ".
Đó
là lời Chúa.
SUY NIỆM : Ðức Mẹ Sầu Bi
Liền
sau lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa được mừng hàng năm vào ngày (14/09) là lễ kính Ðức
Mẹ Sầu Bi (15/09), chúng ta không thể nào tách rời Mẹ Maria ra khỏi thập giá
Chúa. Danh gọi lễ kính Ðức Mẹ Sầu Bi có thể làm chúng ta dễ hiểu lầm chỉ nghĩ đến
khía cạnh sầu bị, đau buồn mà quên đi khía cạnh tích cực được tham dự vào sự
đau khổ có sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa. Mẹ Maria âm thầm dâng hiến chính
mình cùng với hy tế của Con, được lãnh nhận đặc ân là tham dự vào cuộc cứu rỗi
trở nên người Mẹ của toàn thể nhân loại.
Ðoạn
Phúc Âm hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến khía cạnh Mẹ Maria đứng bên thập giá Chúa
và lãnh nhận lời Chúa trăn trối làm Mẹ của Gioan, làm Mẹ của toàn thể nhân loại.
Ðoạn Phúc Âm không nhắc tới nỗi sầu bi của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá Chúa.
Trong số các sách Phúc Âm thì chỉ có Phúc Âm theo thánh Luca có nhắc tới lời
loan báo trước của cụ già Simêon, nói về một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn
Mẹ (Lc 2,35). Chắc lúc đứng dưới chân thập giá Chúa hơn mọi lúc khác Mẹ Maria
đã đau khổ, niềm đau của một người mẹ nhìn thấy con mình đang hấp hối sau khi
đã phải chịu những tra tấn, khổ hình và sỉ nhục. Thái độ của Mẹ đáng chúng ta bắt
chước. Mẹ đã không tự ý đi tìm vinh quang được ngồi bên hữu bên tả Chúa như một
người nọ đã đón đường Chúa lên Giêrusalem để xin đặc ân này cho hai người con của
mình. Mẹ Maria không tránh né đau khổ nhưng sẵn sàng đứng bên cạnh con cùng
dâng hiến với con trong âm thầm và như vậy được thông phần vào ơn cứu rỗi. Mẹ
đã âm thầm nhưng rất mực trung thành hành trình bên cạnh Con Mẹ luôn luôn trong
mọi lúc, lúc Con Mẹ mới bắt đầu công việc rao giảng, trong khi rao giảng Tin Mừng
và giờ đây kết thúc quan trọng trên thập giá, trên đồi Golgotha.
Lạy
Mẹ Maria,
Xin
Mẹ hãy đồng hành bên cạnh con như Mẹ hiện diện bên cạnh Con Mẹ. Chúng con cần đến
Mẹ nhất là khi gặp những gian nan thử thách. Xin Mẹ giúp chúng con trung thành
với ơn gọi và với Chúa Giêsu Con Mẹ.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Đức Mẹ đứng gần bên
Thánh giá.
Trích bài giảng của
thánh Bê-na-đô, viện phụ.
Cuộc tử đạo của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta biết được là nhờ lời tiên báo của
ông già Si-mê-ôn, cũng như chính bài tường thuật cuộc thương khó của Chúa. Về
Hài Nhi Giê-su, ông già nói rằng : Cháu sẽ là dấu hiệu bị người đời
chống báng, còn bà – ông nói với Đức Maria – bà sẽ bị nát ruột
nát gan như bị lưỡi gươm đâm thâu.
Vâng lạy Mẹ diễm phúc, một lưỡi gươm đã đâm
thâu lòng mẹ. Lưỡi gươm ấy không thể đâm thâu vào thân con của Mẹ mà một trật
không đâm thâu lòng Mẹ. Thật đúng, Chúa Giê-su, Con của Mẹ tuy là của tất cả
mọi người, nhưng đặc biệt là riêng của mẹ ; sau khi trút hơi thở cuối cùng,
Người đã không bị lưỡi gươm tàn bạo đâm thấu lòng. Lưỡi gươm đó không tha cho
một người đã chết mà nó không còn làm hại được nữa, nó đã mở sườn Người ra ;
nhưng chính lúc đó, nó lại đâm thâu lòng Mẹ. Linh hồn của Người, chắc chắn
không còn đó nữa, nhưng tâm hồn của Mẹ không tránh đâu được. Lòng Mẹ đã bị đau
khổ đâm thâu, vì vậy, chúng con thật có lý mà tuyên bố rằng Mẹ còn hơn cả vị tử
đạo, bởi vì nỗi đau do việc Mẹ cùng chịu khổ chắc chắn vượt quá sự đau khổ
trong thân xác. Câu : Thưa Bà, đây là con Bà, đối với Mẹ chẳng
còn hơn một lưỡi gươm và đã chẳng đâm thâu lòng Mẹ cùng đạt tới chỗ phân cách
tâm với linh sao ? Ôi cuộc trao đổi kỳ lạ ! Thánh Gioan đã được trao cho Mẹ để
thế chỗ Chúa Giê-su. Người tôi tớ thế chỗ chủ, người môn đệ thế chỗ thầy, con
ông Dê-bê-đê thế chỗ Con Thiên Chúa, một người phàm thay vì Thiên Chúa thật.
Làm sao nghe lời này, lòng Mẹ đầy âu yếm không bị đâm thâu, trong lúc chúng
con, dù lòng chai dạ đá mà chỉ nhớ tới lời đó thôi, cũng cảm thấy lòng mình tan
nát ?
Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên khi Đức Maria được gọi là vị tử đạo trong
tâm hồn. Có ngạc nhiên chăng là kẻ quên lời thánh Phao-lô nói rằng một trong
những tội tày trời của dân ngoại là vô tâm bạc tình. Một tội như thế thật xa lạ
đối với lòng dạ Đức Maria. Ước gì tội đó cũng xa lạ đối với lòng dạ các tôi tớ
mọn hèn của Mẹ.
Biết đâu có kẻ chẳng nói : nào Mẹ lại không biết trước Chúa Giê-su phải chết
sao ? – Dĩ nhiên là biết. Nào Mẹ chẳng hy vọng Người sẽ sống lại ngay sao ? –
Dĩ nhiên với tất cả lòng tin. Và dù vậy, Người cũng đau khổ khi thấy con mình
bị đóng đinh, phải thế không ? – Phải, và đau khổ ghê gớm. Này người anh em, bạn
là ai ? Khôn ngoan của bạn ở đâu mà bạn lại ngạc nhiên vì Đức Maria cùng
chịu thương khó hơn là vì Đức Giê-su, Con của Người chịu thương khó ? Về phần
xác, Con của Mẹ đã chết, còn Mẹ, Mẹ đã chẳng chết trong tâm hồn với con sao ?
Chính tình thương đã khiến Chúa Ki-tô chịu thương khó, và không có tình thương
nào cao cả hơn tình thương của Người. Và kể từ đây, không có tình thương nào
sánh nỗi với tình thương đã khiến Đức Maria cùng chịu thương khó với Con của
Người.
( trích bài đọc 2 giờ Kinh Sách ngày 15 tháng
9 – bản dịch của nhóm CGKPV)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Hai Tuần 24 TN2, Lễ
Đức Mẹ Sầu Bi
Bài
đọc:
I Cor 11:17-26, 33; Jn 19:25-27.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiểu
tình yêu Thiên Chúa qua các biến cố để rồi biết cử hành những biến cố này với
tâm tình yêu thương.
Ngày hôm qua chúng ta mừng trọng thể Lễ Suy Tôn Thánh Giá để cám ơn tình yêu vô
biên Chúa Giêsu dành cho chúng ta qua cái chết hy sinh của người trên Thập Giá.
Ngày hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi để cám ơn tình yêu
thông công của Đức Mẹ dành cho Chúa Giêsu và cho chúng ta, vì đau khổ của con
cũng là đau khổ của Mẹ.
Các bài đọc hôm nay tường thuật hai biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời Chúa
Cứu Thế. Trong bài đọc I, thánh Phaolô thẳng thắn phê bình cộng đoàn Corintô về
cách họ cử hành bữa ăn huynh đệ và làm mất đi ý nghĩa đích thực của Bữa Tiệc
Tình Yêu. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã chứng tỏ tình yêu vô biên của người cho
nhân loại bằng việc hy sinh chết trên Thập Giá. Mẹ Maria, các người phụ nữ thân
tín và người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến đã can đảm đứng dưới chân Thập Giá để
thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thánh Phaolô khiển trách cách đón tiếp nhau trong Bữa tiệc Tình Yêu của cộng
đoàn Corintô.
1.1/
Ý nghĩa của Bữa Tiệc Tình Yêu: Đây là lần đầu tiên những gì Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc
Ly được truyền lại qua Thư của Thánh Phaolô gởi cho cộng đòan Corintô (~52AD).
Các Phúc Âm Nhất Lãm cũng tường thuật biến cố này nhưng sau cả gần 20 năm.
Thánh Phaolô viết: “Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng
tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế
vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế,
cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập
Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."”
Một trong những quan tâm hàng đầu của thánh Phaolô là tinh thần hiệp nhất giữa
các tín hữu, và ngài thẳng thắn lọai bỏ tất cả những gì làm cớ gây chia rẽ
trong cộng đoàn. Các tín hữu đầu tiên của cộng đòan Corintô có lẽ không hiểu ý
nghĩa và mục đích của Bữa tiệc Tình Yêu nên họ coi như một bữa ăn chung thường
xảy ra nơi bất cứ cộng đoàn nào, trong đó mỗi người tham dự mang một món ăn hay
đồ uống để góp phần ăn chung với gia chủ đứng ra tổ chức. Trong những bữa tiệc
như vậy, con người có khuynh hướng ngồi cùng bàn với những người nào mà họ có
thể dễ dàng nói chuyện với, chẳng hạn cùng ngôn ngữ, cùng giai cấp trong xã hội,
cùng một phe đảng chính trị …
1.2/
Thái độ các tín hữu phải có khi cử hành Bữa Tiệc Tình Yêu: Theo thánh Phaolô,
Bữa Tiệc Tình Yêu không được giống như những bữa tiệc này vì Bánh ăn đây chính
là Mình Chúa và rượu uống đây chính là Máu Chúa. Dĩ nhiên, những cộng đòan tiên
khởi này chưa có bánh và rượu cùng các lễ nghi như chúng ta có bây giờ; nhưng ý
nghĩa của bánh và rượu là Mình và Máu Chúa đã được các Tông Đồ truyền lại ngay
từ những năm đầu tiên sau khi Chúa sống lại. Có nhiều lý do thánh Phaolô nêu ra
tại sao các tín hữu cử hành Bữa tiệc Tình Yêu. Thứ nhất là để nhớ lại Chúa
Giêsu như chính Ngài đã dặn: “Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến
Thầy.” Thứ hai là để loan truyền việc Chúa chịu chết như của lễ hy sinh đền tội
cho con người cũng như Ngài nói: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn
Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.”
Chúng ta thấy thần học về thân thể của thánh Phaolô vẫn hiện diện trong Bữa tiệc
Tình Yêu: Nếu các tín hữu tới ăn Bánh là ăn chính Mình Chúa và uống Rượu là uống
chính Máu Chúa, thì tất cả sẽ trở nên một Thân Thể và sự sống nơi các tín hữu
chính là Máu của Đức Kitô. Hiểu như thế, Bữa tiệc Tình Yêu phải là mối giây
liên kết các tín hữu lại với nhau, và là cơ hội để mọi người chứng tỏ tình
tương thân tương ái. Thế mà những điều ngược lại đã xảy ra nơi cộng đoàn
Corintô. Bữa tiệc Tình Yêu trở thành cớ gây chia rẽ giữa người giầu và người
nghèo! Những buổi họp cộng đòan lẽ ra phải mang nhiều lợi ích thì lại gây nhiều
thiệt hại.
Vì vậy, thánh Phaolô khuyên các tín hữu của ngài phải thay đổi thái độ và thói
quen của họ khi cử hành Bữa tiệc Tình Yêu. Họ phải chờ đợi cho mọi người đến
đông đủ rồi hãy cử hành, đừng có thói quen ai tới trước ăn trước và ai tới sau
ăn sau. Nếu sợ đói không chờ đợi được thì hãy ăn ở nhà trước khi tới. Khi cử
hành Bữa tiệc Tình Yêu, họ phải chú trọng đặc biệt tới các anh chị em nghèo
không có nhiều hay không có gì để đóng góp. Đừng để những anh chị em này mang mặc
cảm nghèo hèn vì trong cùng một Thân Thể của Đức Kitô, những bất công giữa kẻ
giầu và người nghèo phải được san bằng như cộng đòan lý tưởng trong Công Vụ
Tông Đồ: “Tất cả các tín hữu hiệp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ
đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu.”
2/
Phúc Âm:
“Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.”
2.1/
Những người trung thành đứng dưới chân Thánh Giá:
(1) Bốn người đàn
bà: Dưới
chân Thập Giá, thánh Gioan tường thuật có bốn người phụ nữ, ba người có tên là
Maria. Chúng ta thử nhận diện bốn người phụ nữ này: Trước tiên là Đức Trinh Nữ
Maria mà thánh sử Gioan gọi là “thân mẫu ngài.” Người thứ hai, thánh sử gọi là
“chị của thân mẫu ngài;” nhưng không cho biết tên. Nếu chúng ta so sánh với
Phúc Âm Nhất Lãm, người phụ nữ này chính là Salome, mẹ của Giacôbê trẻ và
Joseph (x/c Mk 15:30, 16:1). Người thứ ba được gọi là “Maria, vợ của Clopas.”
Có người cho ông Clopas này chính là Cleopas, một trong hai môn đệ được đồng
hành với Chúa sau khi ngài sống lại trên đường Emmaus (Lk 24:18); nhưng giả
thuyết này không chắc chắn cho lắm. Người sau cùng Gioan gọi là Maria
Magdalene. Đây là người phụ nữ của làng Magdala mà Chúa đã chữa khỏi bảy quỉ,
và bà đã luôn theo Chúa từ đó (Lk 8:2). Bà cũng là người đầu tiên ra mộ Chúa và
chạy về báo tin cho các môn đệ; sau đó, bà được Chúa Giêsu gọi đích danh và
truyền mang Tin Mừng Phục Sinh cho các môn đệ của Chúa (Jn 20:1-18).
(2) Chỉ có một người đứng dưới chân Thập Giá với bốn người phụ nữ mà tác giả gọi
là “người môn đệ mà mình (Chúa Giêsu) thương mến.” Ai là người môn đệ
này? Có ít nhất là hai ý kiến khác nhau. Một số cho là chính môn đệ Gioan. Tại
sao Gioan muốn dấu tên ông? Có thể là vì ông khiêm nhường. Ý kiến này được đa số
chấp thuận. Một số khác cho người môn đệ đó có thể là bất cứ ai đã nhận ra Đức
Kitô và được ngài yêu mến. Mục đích tại sao Gioan viết Phúc Âm của ông là để
cho mọi người nhận biết Đức Kitô và tin vào ngài. Vì thế, Gioan muốn xử dụng
thành ngữ “người môn đệ mà ngài thương” để chỉ bất cứ ai được Chúa Kitô yêu mến.
Ý kiến này không được chấp nhận bởi đa số.
2.2/
Cuộc trao đổi kỳ diệu dưới chân Thập Giá: Trên Thập Giá đau đớn, Đức Kitô không quan tâm đến
cái chết của ngài, nhưng chỉ quan tâm đến những người thân còn đang sống trong
thế giới. Đây là lý do chính của cuộc trao đổi diệu kỳ dưới chân Thập Giá.
(1) Chúa Giêsu trối Mẹ của ngài cho nhân loại: Ngài nói với Mẹ ngài, “Thưa Bà!
Đây là con Bà.” Một số người cho lý do tại sao Chúa Giêsu trối Mẹ ngài cho môn
đệ vì ngài không còn sống trên cõi đời để chăm sóc cho Mẹ. Ngài đã tìm thấy cho
Mẹ người môn đệ thân tín để chăm sóc Mẹ thay cho ngài. Đây không phải là lý do
chính. Chúa Giêsu muốn Mẹ ngài trở thành người Mẹ của toàn thể nhân loại; người
môn đệ chỉ là đại diện cho toàn thể mà thôi. Mẹ Maria không chỉ là Mẹ của người
môn đệ; nhưng còn là Mẹ của toàn thể nhân loại.
(2) Chúa Giêsu đặt Mẹ là Mẹ của toàn thể nhân loại: Ngài nói với người
môn đệ, “Đây là Mẹ anh!” Chúa Giêsu không chỉ muốn Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại;
ngài còn muốn người môn đệ và tất cả mọi người nhận Mẹ Maria là Mẹ của họ. Vì nếu
cả hai bên đều chấp nhận cuộc trao đổi, cả hai đều được lợi ích từ đó. Để chứng
tỏ sự đồng ý, người môn đệ đã đưa Mẹ Maria về nhà mình để săn sóc kể từ đấy.
Nếu một người suy nghĩ theo tiêu chuẩn con người, anh có thể nghĩ cuộc trao đổi
sẽ lợi ích cho Đức Mẹ hơn; vì Mẹ sẽ có người để săn sóc cho mình. Nhưng nếu một
người suy nghĩ theo tiêu chuẩn thiêng liêng, Đức Mẹ sẽ trở thành Mẹ Sầu Bi suốt
đời. Từ giờ đó trở đi, Mẹ phải gánh chịu mọi khổ đau của nhân loại. Nhiều người
nói rằng đó là lý do tại sao Đức Mẹ luôn luôn khóc mỗi khi hiện ra thay vì cười.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Bữa Tiệc Thánh Thể là mối dây liên kết mọi người trong Chúa, làm cho gia đình
và cộng đoàn giáo xứ chúng ta ngày càng đòan kết, yêu thương, và giúp đỡ lẫn
nhau hơn. Gia đình và cộng đòan chúng ta có còn tranh chấp, chia rẽ, ghen
tương, thóa mạ nhau trong khi vẫn cử hành Bí-tích Tình Yêu này?
- Mỗi lần nhìn lên Thập Giá, chúng ta hãy nhớ cuộc trao đổi kỳ diệu của Chúa
Giêsu để chúng ta biết sống yêu thương Thiên Chúa, Mẹ Maria và mọi người. Tất cả
đã trở thành người nhà của Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận nâng đỡ nhau trong
những lúc tối lửa tắt đèn.
Lm. Carolo ĐINH MINH TIÊN, OP.
15/09/14 THỨ HAI TUẦN 24 TN
Đức Mẹ Sầu Bi
Lc 1,39-56
Đức Mẹ Sầu Bi
Lc 1,39-56
Suy niệm: Liền ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá, phụng vụ Giáo Hội mừng
lễ Đức Mẹ Sầu Bi như biểu hiện sự liên kết, gắn bó và hiệp thông của Mẹ
Ma-ri-a trong sứ mạng cứu chuộc của Đức Giê-su, con Mẹ. Thông thường, khi
nhận một công việc hay sứ mạng nào, người ta thường nghĩ đến chuyện
hơn-thiệt, lợi-hại… Thế nhưng, với Đức Ma-ri-a thì khác. Hai tiếng “Xin Vâng”
trong ngày Truyền Tin đã dẫn dắt Mẹ tới đỉnh cao của sự tận hiến cho Thiên
Chúa. Nhờ đó, Mẹ được thông phần với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-su, kết hợp
những đau khổ của cuộc đời Mẹ với cuộc Khổ Nạn của con mình, và cuối cùng,
được chung hưởng vinh quang phục sinh với Người. Học nơi Mẹ sự vui tươi, nhẫn
nại, kiên trì trong đau khổ, chúng ta sẽ có được thái độ tích cực hơn khi
đứng trước những đau khổ mà Chúa gởi đến trong cuộc đời mình.
Mời Bạn: Nhìn lại cuộc đời Đức Mẹ qua các trang sách Tin Mừng,
bạn được mời gọi hiệp thông với Mẹ trong những đau khổ nơi bản thân để
thánh hóa chính mình, và cùng kết hợp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô nhằm
mưu ích cho phần rỗi của mình và người khác.
Sống Lời Chúa: Đau khổ là điều không ai muốn, nhưng lại không thể tránh
trong cuộc đời. Vấn đề còn lại của
chúng ta là có thái độ nào
trước đau khổ. Đức Mẹ đã đón nhận đau khổ trong sự kiên trì, nhẫn nại; nhờ đó
Mẹ đã được Chúa thưởng công vinh thắng. Noi gương Mẹ, chúng ta cũng biết đón
nhận lấy những đau khổ đời ta như một cơ hội để thanh luyện bản thân, và
thông phần đau khổ với cây thập giá của Chúa Cứu Thế.
Cầu nguyện: Hát bài Xin Vâng.
|
Đứng gần thập giá
Dù không theo Đức Giêsu trên
mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng, nhưng Mẹ là môn đệ của Ngài còn hơn những môn
đệ khác.
Suy niệm:
Chúng ta thường suy ngắm
bảy nỗi đau của Đức Mẹ,
khi Mẹ nghe lời tiên tri
của cụ Simêôn về Con, đưa Con trốn qua Ai Cập,
mất Con nơi Đền thờ, cùng
Con lên đỉnh Canvê,
khi đứng bên Con chịu
đóng đinh, hạ xác Con xuống khỏi thập giá,
và chôn táng Con trong
mộ.
Những nỗi đau này đi dọc
theo đời của người đã thưa tiếng Xin Vâng.
Những nỗi đau trong lòng
người Mẹ, đau vì Con và với Con.
Ngoài bảy nỗi đau này,
còn có bao nỗi đau khác không được kể tới.
Chỉ ai yêu mới biết đau.
Khi vẽ hay điêu khắc hình
Đức Mẹ,
các nghệ sĩ thường trình
bày một Đức Mẹ với khuôn mặt rất vui tươi.
Lễ Đức Mẹ sầu bi nhắc cho
ta thấy đời Mẹ cũng có khi buồn.
Vui buồn ở đời là chuyện
mấy ai tránh khỏi.
Cần ngắm nhìn khuôn mặt
lo lắng của Mẹ khi mất Con hay đem con đi trốn.
Cần chứng kiến khuôn mặt
đớn đau của Mẹ khi đứng bên Con trên núi Sọ.
Chính khuôn mặt buồn khổ
của Mẹ lại làm chúng ta thấy gần Mẹ hơn.
Khi chia sẻ mọi đau khổ
của kiếp người long đong,
Mẹ cảm thông với cái nặng
nề của phận người mà ta gánh chịu.
Chúng ta vẫn thường nghĩ
đau khổ là hậu quả của tội lỗi.
Điều đó đúng, nhưng không
luôn luôn đúng.
Mẹ được Thiên Chúa gìn
giữ khỏi vết nhơ của tội nguyên tổ,
và Mẹ đã đáp lại ơn Chúa
bằng việc luôn trung tín, vẹn tuyền.
Nhưng điều đó không làm
Mẹ tránh được mọi đau khổ.
Thánh giá đã phủ bóng
trên đời Mẹ ngay từ tiếng Xin Vâng đầu tiên.
Khi chấp nhận làm Mẹ Đấng
Cứu Thế, Mẹ đã bắt đầu phải trả giá.
Mẹ yêu mến Người Con mà
Thiên Chúa ban cho mình,
nhưng đôi tay Mẹ không đủ
sức giữ kho tàng quý giá ấy.
Mẹ hy sinh để Con Mẹ bước
đi trên con đường khúc khuỷu gập ghềnh.
Nhưng trong đau khổ của
hy sinh, Mẹ bình an vì biết mình sống theo ý Chúa.
Hãy đến với Núi Sọ chiều
hôm ấy để thấy Mẹ đứng gần thập giá treo Con.
Mẹ đã có mặt trong tiệc
cưới Cana khi Con khởi đầu sứ vụ (Ga 2, 1-12).
Bây giờ Mẹ lại có mặt khi
Con hoàn tất sứ vụ ấy (Ga 19, 30).
Dù không theo Đức Giêsu
trên mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng,
nhưng Mẹ là môn đệ của
Ngài còn hơn những môn đệ khác.
Mẹ không chạy trốn, nhưng
muốn nếm trọn nỗi đau của Con để sẻ chia.
Chính vào giây phút này,
Đức Giêsu hấp hối làm điều không ai ngờ.
Ngài nối kết Mẹ Ngài và
người môn đệ Ngài dấu yêu,
đặt Mẹ làm mẹ người môn
đệ ấy: Thưa Bà, đây là con của Bà (c. 26).
và muốn người môn đệ ấy
làm con của Mẹ: Đây là mẹ của anh (c. 27).
Chính dưới chân thập giá,
Đức Giêsu đã lập một gia đình mới.
Mẹ là Mẹ của Đức Giêsu
ở Cana, bây giờ thành Mẹ của người môn đệ.
Nơi người môn đệ này, các
Kitô hữu thấy hình ảnh của chính mình.
Chúng ta cũng muốn đón Mẹ
về nhà và nhận Mẹ làm Mẹ.
Mẹ sẽ là người lo cho
chúng ta trong ngôi nhà của gia đình mới.
Cầu nguyện:
Lạy
Mẹ Maria,
khi
đọc Phúc Âm,
lúc
nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ
đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ
đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ
tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ
đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và
cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ
lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm
thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ
con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng
con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong
mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng
phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có
những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin
Mẹ dạy chúng con
đừng
sợ lên đường mỗi ngày,
đừng
sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù
phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin
giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu
để
chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa
con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Lạy Chúa, hôm nay con có dịp nhìn lại cuộc đời Đức Mẹ Maria qua những gian
khổ mà Mẹ đã trải qua để thấy được Mẹ là một con người tuyệt vời thế nào. Chắc
hẳn trong cuộc đời, có rất nhiều biến cố khiến cho Mẹ phải đau buồn. Suy niệm
bài Tin Mừng hôm nay, con muốn dừng lại ở việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh để rồi
phải thán phục Đức Mẹ, vừa là một người mẹ trần thế, vừa là một người Mẹ trên
trời.
Lạy
Chúa, trên trần thế này, có ai đã từng chứng kiến cảnh người mà mình yêu thương
nhất bị người khác hành hạ, đánh đập, đóng đinh và giết chết mà vẫn can đảm
đứng nhìn? Con nghĩ rằng, ngoại trừ Mẹ Maria không người mẹ nào có thể can đảm
như thế. Thử hỏi Mẹ có đau đớn không? Mẹ có rơi lệ không? Mẹ có hụt hẫn không?
Chắc chắn là phải có rồi phải không Chúa; hơn nữa, với một người con tuyệt vời
như Chúa thử hỏi làm sao mà Mẹ không rơi lệ, không đau buồn cho được!
Nhưng
động lực nào đã giúp Mẹ can đảm đón nhận tất cả, động lực nào giúp Mẹ trung
thành với tiếng xin vâng mà ngày nào Mẹ đã thưa với sứ thần? Chắc hẳn chỉ có
một niềm tin rất sâu sắc và mãnh liệt. Mẹ đón nhận vì Mẹ tin rằng Mẹ còn có
Chúa là Cha giàu lòng yêu thương; Mẹ đón nhận vì Mẹ tin rằng con Mẹ sẽ sống
lại; Mẹ đón nhận vì Mẹ tin rằng cái chết của con Mẹ có giá trị cứu độ và Mẹ đón
nhận vì Mẹ tin cái chết của con Mẹ có giá trị vô song trước mặt Thiên
Chúa.
Con nhớ
đến câu nói của một cha giáo dạy tại Đại Chủng Viện Thánh Quý: “Không
có gì mới mà không trải qua cơn đau”. Ý ngài muốn nói, trong
cuộc sống này, không có thành quả nào, không có thành công nào hay bài học
nào,... mà không phải trải qua gian khổ, khó khăn. Tất cả đều có cái giá mà
chúng ta bắt buộc phải trả. Món hàng càng giá trị, càng ý nghĩa thì giá trả
phải càng cao, càng lớn.
Con
liên tưởng đến một hình ảnh rất cụ thể, khi con vô ý té đau, cái đau làm cho
con tức tối, khó chịu; cái tức tối, khó chịu đó có ích gì đây, nó chỉ làm cho
con đau hơn; nhưng nếu con ý thức cái đau này do lỗi của con, cái đau này giúp
con kết hiệp với Chúa để hy sinh cứu rỗi các linh hồn,... thiết nghĩ lúc đó cái
đau không còn nữa.
Lạy
Chúa, hôm nay con nhìn lại thập giá mà mình đang vác là gì, xin cho con biết
tận đụng để thông phần với đau khổ của Chúa để thập giá kia sẽ được thánh hóa
và trở thành Thánh Giá cho con. Và cho con cũng biết noi gương Mẹ, có cái nhìn
đức tin như Mẹ, tin rằng con còn có Chúa là Cha luôn yêu thương con, tin rằng
mọi biến cố trên trần gian này đều có giá trị và ý nghĩa. Amen!
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
Tháng 9
15
THÁNG CHÍN
Mầu
Nhiệm Hội Thánh
Từ
sự hiện diện của Đức Kitô trong thâm sâu cõi lòng con người, chúng ta hãy chiêm
ngắm mầu nhiệm Hội Thánh. Bản văn Sách Tông Đồ Công Vụ giúp chúng ta khám phá về
sự bắt đầu của Hội Thánh. Hội Thánh là một cộng đoàn được khai sinh từ mầu nhiệm
Vượt Qua của Đức Kitô. Hội Thánh mới được khai sinh này được Chúa Thánh Thần hướng
dẫn và làm cho sinh động. Chẳng hạn, chính trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần
mà các tông đồ đã mạnh dạn xông pha rao giảng.
Nhìn
lại chính buổi ban đầu của Giáo Hội, chúng ta nhận thấy một mối liên kết chặt
chẽ giữa trách nhiệm nhân loại của các tông đồ và sự linh hứng của Chúa Thánh
Thần. Hội Thánh Giêrusalem viết cho dân ngoại: “Điều đó dường như tốt đẹp đối với
Chúa Thánh Thần và đối với chúng ta…” (Cv 15,28, RSV). Chắc hẳn ở đây có một ám
chỉ về tính cộng tác giữa Chúa Thánh Thần và các tông đồ.
Không
hề có chuyện tình cờ ở đây. Cũng như linh hồn của Kitô hữu được Thiên Chúa Ba
Ngôi trú ngụ, thì Giáo Hội – là cộng đoàn các Kitô hữu – cũng được Thiên Chúa
Ba Ngôi trú ngụ như vậy. Quả thực, Kitô hữu là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi bởi
vì Kitô hữu là một thành phần trong Nhiệm Thể Đức Kitô, trong mức độ mà Kitô hữu
là cành nho sống động, tháp nhập vào thân nho thật là Đức Kitô.
Ngay
tại thế này, bất chấp những khốn khổ trong cuộc sống hằng ngày, Hội Thánh vẫn ở
trong sự mật thiết với Thiên Chúa, và đấy là cơ sở cho tính bất khả ngộ của
Giáo Hội.
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
15-9
Đức
Mẹ Sầu Bi;
Dt
5, 7-9; Ga 19, 25-27.
LỜI
SUY NIỆM: Đứng gần thập giá Đức
Giêsu, có thân mẫu Người, và chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với
bà Maria Mácđala (Ga 19,25).
Thánh Gioan đưa ra bốn khuôn mặt của bốn người phụ nữ đứng gần thập giá của
Chúa Giêsu và trong đó có cả Gioan. Cho chúng ta thấy chỉ có tình yêu thật sự
và sâu đậm mới đủ can đảm để đứng gần Chúa trong những giây phút cuối cùng của
Ngài dưới con mắt Chính quyền Rôma và Giáo quyền Do-thái là một tử tội mà không
sợ liên lụy. Trong cuộc sống ngày hôm nay chúng ta cũng lắm khi chứng kiến trên
đường đi, có những người hiền lành đang bị những kẻ hung dữ đàn áp, hành hạ một
cách dã man, nhưng chúng ta đã không dám đến gần, vì sợ bị liên lụy đến bản
thân, gia đình của mình, đã tránh ra xa, thật xa để tìm sự an toàn. Hãy cầu xin
Chúa ơn can đảm, và sự sáng suốt để thể hiện tình yêu thương, và tình liên đới
trong cuộc sống.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY
15-09 KÍNH NHỚ BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Lòng
đạo đức của các tín hữu tập trung trước hết vào cảnh nát lòng mà Đức Trinh Nữ
phải chịu trong ngày Chúa cứu thế chịu nạn. Họ suy gẫm những nỗi đau của Mẹ. Khi
Mẹ gặp Chúa Giêsu. Con Mẹ, vai vác thánh giá, lúc mẹ trên đỉnh Canvê đứng dưới
chân thánh giá suốt ba giờ hấp hối của Chúa Giêsu, và trong khi Mẹ dự cuộc mai
táng Chúa Giêsu, thực sự trọn cuộc đời Mẹ đầy những thương đau. Việc tôn sùng bảy
sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria, được một linh mục đạo đức là cha Jean de
Coudenberghe thiết lập.
Đau
lòng về những tai họa do cuộc nội chiến sau cái chết của nữ bá tước miền Bourgogne,
Ngài chạy đến với mẹ sầu khổ. Để hun đúc lòng sùng kính của các tín hữu, Ngài đặt
trong ba thánh đường thuộc quyền Ngài một tượng Đức Trinh Nữ với bản khắc bằng
thơ, bảy hoàn cảnh đặc biệt đã làm cho Đức Trinh Nữ phải sầu khổ:
1.
Lời tiên tri của Simêon.
2. Cuộc chạy trốn qua đất Ai cập.
3. Việc lạc mất Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
4. Việc Chúa Giêsu vác thánh giá.
5. Việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
6. Việc hạ xác Chúa Giêsu khỏi Thánh giá.
7. Việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
2. Cuộc chạy trốn qua đất Ai cập.
3. Việc lạc mất Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
4. Việc Chúa Giêsu vác thánh giá.
5. Việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
6. Việc hạ xác Chúa Giêsu khỏi Thánh giá.
7. Việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Ngày
25 tháng 10 năm 1495, Đức Alexandre VI chấp thuận hội Đức Mẹ sầu bi đã được
thành lập tại Bỉ năm 1490. Những cuốn niên giám của hội chứng tỏ rằng việc tôn
sùng bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria đã được phổ biến cách rộng rãi ở hai
bên sườn núi Flandres.
Lễ
kính nhớ bảy sự thương khó Đức Ttrinh Nữ Maria được cử hành vào ngày thứ sáu
trước Chúa nhật Thương khó.
Tuy
nhiên lòng sùng kính này còn có trước cả những cử hành trọng thể bề ngoài nữa.
Tại Florence năm 1233 đã xuất hiện dòng tôi tớ Đức Bà, đặc biệt tôn sùng việc tử
đạo của Ngài. Đến năm 1688, dòng này được đặc ân mừng một lễ thứ hai kính nhớ bảy
sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria. Ngày 18 tháng 9 năm 1814. Lễ này được Đức Piô
VII cho mừng trong cả Giáo hội.
Việc
kính nhớ lần thứ hai trong năm phụng vụ này xuất phát bởi ý tưởng cho rằng:
trong mùa chay, Giáo hội tập rung vào mầu nhiệm cứu chuộc và không chú ý hoàn
toàn vào các sự đau khổ của Mẹ Maria được. Cùng với Giáo hội kính nhớ một lần nữa
bảy sự thương khó của Đức Trinh nữ Maria chúng ta chiêm ngưỡng mọi đau khổ của
Ngài như sự đồng khổ với Chúa Giêsu, để cùng biết hiệp nhất mọi khó khăn trong
đời chúng ta với cuộc khổ nạn hồng phúc của Chúa.
(daminhvn.net)
Ðây sẽ là niềm an ủi
của con
Một
trong những hình ảnh thánh thiện nhất về đời sống Kitô có lẽ là hình ảnh của những
người hấp hối trên tay cầm thánh giá.
Người
ta kể về một người đạo đức nọ như sau: Trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ
còn một phương thế duy nhất có thể hy vọng cứu sống bà đó là tiến hành cuộc giải
phẫu. Người đàn bà chấp nhận cuộc giải phẫu, bà yêu cầu cho con trai bà được chứng
kiến giờ phút đau khổ của bà. Vào thời buổi mà thuốc tê mê chưa có, thì bệnh
nhân thường phải trải qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn vô cùng,
nhưng người đàn bà vẫn cứ cắn răng chịu đựng. Nhưng đến cuối giờ mổ, khi các y
sĩ chạm đến gần tim, người đàn bà rùng mình kêu lên: "Lạy Chúa tôi".
Chứng kiến cảnh đau đớn của người mẹ, người con trai không làm chủ được những cảm
xúc, anh đã buột miệng thốt lên những lời phàn nàn phạm đến Chúa. Lúc bấy giờ
người mẹ liền nghiêm nghị bảo con: "Con ơi, con hãy im đi, con làm mẹ đau
đớn hơn các bác sĩ này nhiều. Con đã làm sỉ nhục Ðấng đã ban sức mạnh và an ủi
mẹ". Nói xong, bà ta mở bàn tay ra, và giơ cho mọi người xem một tượng chuộc
tội nhỏ bà nắm chặt trong tay suốt giờ mổ. Và đó chính là thứ thuốc tê mê đã
xoa dịu cơn đau đớn của bà.
Sau
mấy tháng quằn quại trong đớn đau, người đàn bà đã yên nghỉ trong Chúa. Trước
khi lìa đời, bà đã trao lại cho cậu con trai tượng ảnh chuộc tội và căn dặn:
"Con hãy giữ lấy tượng chuộc tội này. Ðây sẽ là niềm an ủi của con".
Hôm
nay Giáo Hội kính nhớ Ðức Mẹ Ðau Khổ hay cũng thường được gọi là 7 sự thương
khó của Ðức Mẹ.
Suốt
cuộc đời trần thế, Mẹ Maria quả thực là một người đàn bà đau khổ. Nhưng cũng giống
như người đàn bà can đảm trong câu chuyện trên đây, Mẹ luôn có Chúa bên cạnh.
Còn nỗi đớn đau nào bằng khi ôm lấy xác Chúa được tháo gỡ từ thập giá? Nhưng đó
cũng là bí quyết của Mẹ. Mẹ luôn có Chúa trong lòng, từ lúc cất giữ mọi sự
trong lòng để suy niệm cho đến lúc ôm lấy xác Chúa: từng phút giây của cuộc sống,
Mẹ đau khổ nhưng luôn có Chúa trong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã
giúp Mẹ đi hết cuộc hành trình Ðức Tin.
Là
mẫu mực trong cuộc hành trình Ðức Tin, Mẹ cũng muốn trao gởi Ðấng Cứu Thế cho mỗi
người chúng ta. Mang lấy Ðức Kitô chịu đóng đinh trong mình, chúng ta sẽ cảm thấy
được sự nâng đỡ trong muôn nghìn thử thách đớn đau trong cuộc sống.
Mẹ
Maria đã đảm bảo cho chúng ta điều đó. Chúng ta hãy kết hiệp với thập giá của Ðức
Kitô. Trong mọi đau khổ, chúng ta hãy ngước nhìn lên thập giá của Ngài. Chúng
ta hãy thốt lên như thánh Phaolô: "Tôi chỉ biết có mỗi Ðức Kitô chịu đóng
đinh".
(Trích
trong ‘Lẽ Sống’)
15-09
Ðức
Mẹ Sầu Bi
T
|
rong
một thời kỳ có đến hai ngày lễ để tôn kính sự Sầu Bi của Ðức Mẹ: một ngày lễ xuất
phát từ thế kỷ thứ 15, ngày lễ kia từ thế kỷ thứ 17. Trong một thời gian cả hai
ngày lễ đều được Giáo Hội hoàn vũ cử hành: một lễ vào ngày thứ Sáu trước Chúa
Nhật Lễ Lá, một lễ trong tháng Chín.
Những
dữ kiện chính yếu trong phúc âm đề cập đến sự sầu muộn của Ðức Mẹ là trong các
đoạn của Thánh Luca 2:35 và Gioan 19:26-27. Ðoạn phúc âm theo Thánh Luca là lời
tiên đoán của cụ Simeon về một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Ðức Maria; đoạn của
Thánh Gioan nói về lời trăn trối của Ðức Kitô với Ðức Maria và người môn đệ yêu
dấu.
Nhiều
học giả thời Giáo Hội tiên khởi giải thích lưỡi gươm như sự sầu muộn của Ðức
Maria, nhất là khi nhìn Ðức Giêsu chết trên thập giá. Do đó, hai đoạn này có
liên hệ với nhau, như điều tiên đoán đã được thể hiện.
Ðặc
biệt Thánh Ambrôsiô coi Ðức Maria như một hình ảnh sầu muộn nhưng đầy uy quyền ở
chân thánh giá. Ðức Maria đứng đó một cách không sợ hãi, trong khi những người
khác lẩn trốn. Ðức Maria nhìn đến các thương tích của Con mình với lòng thương
cảm, nhưng qua đó ngài nhìn thấy sự cứu chuộc nhân loại. Khi Ðức Giêsu bị treo
trên thập giá, Ðức Maria không sợ bị chung số phận nhưng sẵn sàng nộp mình cho
kẻ bách hại.
Lời
Bàn
Tường
thuật của Thánh Gioan về cái chết của Ðức Giêsu có nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Khi Ðức Giêsu trao người môn đệ thân yêu cho Ðức Maria, chúng ta được mời gọi
kính trọng vai trò Ðức Maria trong Giáo Hội: Ngài tượng trưng cho Giáo Hội; người
môn đệ đại diện cho mọi tín hữu. Khi Ðức Maria làm mẹ Ðức Giêsu, ngài là mẹ của
tất cả những ai theo Ðức Kitô. Hơn thế nữa, khi Ðức Giêsu chết, Thần Khí của
Người thoát ra. Ðức Maria và Thần Khí ấy cộng tác với nhau để sinh ra con cái mới
của Thiên Chúa--rất giống như sự tường thuật của Thánh Luca về việc thụ thai Ðức
Giêsu. Kitô Hữu có thể tin tưởng rằng họ sẽ tiếp tục cảm nghiệm được sự hiện diện
yêu thương của Ðức Maria và Thần Khí Ðức Giêsu trong cuộc đời mình và qua lịch
sử.
Lời
Trích
"Dù
dưới chân thập giá ngài vẫn giữ địa vị của mình, đứng ở đó như một người mẹ thê
lương chan hòa nước mắt, để được gần Ðức Giêsu cho đến hơi thở cuối cùng. Qua tấm
lòng của người mẹ, sự đau buồn của Ðức Giêsu như được chia sẻ, cũng như mọi thống
khổ cay đắng Người phải gánh chịu. Giờ đây, lưỡi gươm đã thâu qua."
(Stabat Mater)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét