28/09/2014
Chúa Nhật 26 Quanh
Năm Năm A
(phần I)
Bài
Ðọc I: Ed 18, 25-28
"Nếu
kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống".
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây
Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: "Ðường lối của Chúa không chính trực".
Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư?
Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ
bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải
chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực,
nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ
không phải chết".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 24, 4bc-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin
hãy nhớ lòng thương xót của Chúa (c. 6a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của
Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu
độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa. - Ðáp.
2)
Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn
có. Xin đừng nhớ lỗi lầm khi con còn trẻ và tội ác, nhưng hãy nhớ con theo lòng
thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.
3)
Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho con nhận biết đường lối.
Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường
lối của Ngài. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Pl 2, 1-5 {hoặc 1-11}
"Anh
em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh
em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Ðức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức
mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì
anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm
vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều
gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi
kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình,
nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em
điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô.
{Người tuy là thân
phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa;
trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống
như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình
mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh
Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên
Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quỳ gối xuống, và mọi
miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh
quang.}
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 14, 23
Alleluia,
alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người
ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 21, 28-32
"Nó
hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước
các ông".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các
ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo:
"Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng:
"Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con
thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con
đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha
mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ:
"Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên
Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các
ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các
ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ăn
Năn Thống Hối
Ai
là người con thứ nhất theo bài Tin Mừng hôm nay? Và ai là người con thứ hai? Phải
chăng ở đây chỉ có ý nói đến các Biệt phái và Luật sĩ ở thời Chúa Yêsu? Hay là Lời
Chúa vẫn còn có giá trị cho chúng ta đang sống ở thời này? Ðể giúp suy nghĩ
đúng về các lời trong bài Tin Mừng này, chúng ta theo Phụng vụ sẽ đọc lại cả
hai bài Kinh Thánh kia, là bài sách Êzêkiel và bài thư Phaolô.
A.
Mọi Người Ðều Phải Trở Lại
Thoạt
đầu, chúng ta có thể nghĩ bài sách Êzêkiel rất đơn sơ: kẻ công chính mà bỏ đường
công chính để phạm tội cũng sẽ phải chết, còn kẻ ác nhân biết bỏ điều ác đã làm
để thi hành công chính thì sẽ được sống. Chân lý ấy không có gì khó hiểu. Ðó là
chuyện thường tình. Nhưng được viết trong Kinh Thánh và trở nên những lời Kinh
Thánh, những câu khẳng định kia không còn đơn giản như người ta có thể nghĩ.
Trước
hết, trên khắp thửa đất Israel bấy giờ người ta vẫn bô bô câu cách ngôn này:
"Cha ăn nho xanh, con sẽ ghê răng", nghĩa là tội lỗi của cha mẹ sẽ để
hậu quả lại cho con cái. Và trong xã hội thời xưa, nhiều khi người ta phạt tội
cha cho tới đời con và đời cháu. Không biết còn có xã hội loài người nào hiện
nay cư xử như thế nữa không? Dù sao sự kiện ấy cũng cho chúng ta thấy rằng ở thời
Êzêkiel không dễ gì có thể đưa ra một châm ngôn khác để quyết rằng mạng nào có
tội mạng ấy phải chết, và ai nấy đều có trách nhiệm về hành động của mình. Nói
đúng ra, bấy giờ người ta để ý đến trách nhiệm của tập thể quá đến nỗi hầu như
không còn nói đến trách nhiệm của cá nhân.
Nhất
là nơi dân Dothái. Ý thức tập thể ngay từ đầu đã quá mạnh. Người dân không thấy
rõ trách nhiệm của mình. Ngay cả khi các ngôn sứ kêu gọi ăn năn thống hối, người
ta dường như cũng cứ chờ đợi cả xã hội cải tạo đời sống chứ từng cá nhân cảm thấy
bất lực trước vận mạng của dân tộc mình. Nhưng với những lời như bài nói hôm
nay, ông kêu gọi mọi người phải nỗ lực. Người đang công chính phải cố gắng giữ
vững đường lối và tiếp tục thi hành công chính. Kẻ gian ác hãy tỉnh ngộ, canh
tân đổi mới đời sống để khỏi bị án phạt. Ðó là điều ông nhắm, là giáo huấn lúc
này của ông vì ông thấy nếu mọi người không ý thức trách nhiệm của mình, thì
làm sao có thể cầm giữ lại được con đường sa đọa mà Dân Chúa đang đi vào.
Như
vậy bảo rằng ông rao giảng một giáo lý mới, khác hẳn truyền thống xưa nay, thiết
tưởng cũng không đúng. Ông khuyến khích người ta ý thức phần trách nhiệm cá
nhân của mình để mọi người nỗ lực sống thánh thiện hơn chứ không phải ông phủ
nhận hoàn toàn trách nhiệm giữa loài người với nhau. Sống trong xã hội mà mọi
người đang có ý thức mạnh về điều mà người ta thường nói: đồng hội đồng thuyền,
Êzêkiel nói mạnh đến trách nhiệm cá nhân và tự do của mỗi người để mọi người đều
cố gắng hầu cứu vãn "hội" và "thuyền" đang chở mình đi
trong giòng lịch sử.
Sở
dĩ chúng ta cần nói như vậy để tránh xa cảm giác cho rằng vấn đề tôn giáo là
chuyện cá nhân; đạo đức là vấn đề của mỗi người, việc lên thiên đàng hay xuống
hỏa ngục chỉ tùy thiện chí của mỗi người. Không, ngay từ đầu Thiên Chúa đã sáng
tạo một nhân loại liên đới mật thiết với nhau, cả trong sự tội cũng như trong
ơn cứu độ. Một Ađam đã sa ngã khiến hệ lụy còn đè nặng trên con cháu; nhưng một
Ađam Mới đã đến mở đường cứu độ cho hết mọi con người. Loài người liên đới mật
thiết với nhau, nhưng trong sự liên đới này mỗi người lại có tự do tuyệt đối và
vì thế có trách nhiệm cũng tuyệt đối luôn. Ở đây không thể nào đi sâu vào giải
thích vấn đề nhiệm mầu này. Nhưng cần phải nêu lên để chúng ta hiểu rõ giáo lý
của Lời Chúa hôm nay. Qua miệng Êzêkiel, Người kêu gọi mọi hạng người phải nỗ lực
sống thánh thiện. Kẻ công chính hãy cố gắng tiếp tục thi hành công chính, kẻ
gian ác phải mau từ bỏ tội lỗi và trở về đường ngay.
Và
đó là đường lối của Chúa. Người muốn cứu độ mọi người. Người muốn con người được
sống và sống dồi dào. Người không muốn kẻ công chính hư đi và chẳng muốn kẻ tội
lỗi bị luận phạt. Nơi Người chỉ có tình thương. Chỉ muốn hạnh phúc cho hết mọi
người. Còn thật sự con người sẽ được hạnh phúc hay không, là tùy ở chính họ có
muốn hay không muốn được hạnh phúc, vì làm sao có thể ép buộc ai hạnh phúc khi
họ không muốn? Tuy nhiên vì bản chất tốt lành của Người, vì tình yêu bao la của
Người, Thiên Chúa luôn đặt hạnh phúc ở tầm tay mọi người. Kẻ công chính hãy tiếp
tục thi hành công chính để khỏi mất hạnh phúc và kẻ tội lỗi hãy thật lòng trở lại
để được hạnh phúc.
Thế
nên, nếu bảo Êzêkiel là ngôn sứ về trách nhiệm cá nhân, thì cũng đừng quên trước
hết phải nói ông là tiên tri về tình yêu đằm thắm của Thiên Chúa (xem ch. 16).
Chính tình yêu sâu xa lênh láng này hôm nay dùng miệng Êzêkiel để kêu gọi mọi hạng
người trong Dân Chúa nỗ lực để được hạnh phúc. Lời ấy thiết tưởng không bao giờ
không thức thời. Và khi chúng ta đã ý thức như vậy, việc tìm hiểu bải Tin Mừng
hôm nay sẽ có giá trị thiết thực cho hết mọi người chúng ta.
B.
Trở Lại Là Tin Vào Chúa Yêsu
Thật
vậy, nếu không ý tứ chúng ta chỉ đọc bài Tin Mừng trong lịch sử mà thôi. Chúng
ta thấy Chúa Yêsu đang nói với các Thượng tế và hàng niên trưởng của dân Dothái
lúc bấy giờ. Người đưa ra một thí dụ về người con thứ nhất và người con thứ hai
để trách họ không biết hối hận về thái độ của họ đối với Yoan Tẩy giả và theo
đó đối với Người.
Ðể
hiểu rõ chúng ta hãy xây dựng lại bối cảnh của bài Tin Mừng như sau: Hôm ấy,
các Thượng tế và Niên trưởng của Dân đến chất vấn Ðức Yêsu: "Quyền đâu mà
ông làm các điều ấy?". Họ có ý nói đến việc Chúa xua đuổi phường con buôn
ra khỏi đền thờ. Ðáp lại, Người cũng chất vấn họ một câu: "Thanh tẩy của
Yoan từ đâu đến?". Trả lời được câu hỏi này, tức khắc không cần trả lời
câu trên nữa, vì nếu tin Yoan cũng sẽ tin Người, bởi lẽ Yoan đã làm chứng về
Người.
Các
Thượng tế và Niên trưởng lúng túng. Họ không dám trả lời. Vì nếu nói tin Yoan,
họ phải tin Người; còn nếu bảo không, họ sợ dân chúng phản đối vì ai ai cũng
tin Yoan là sứ giả của Thiên Chúa. Trước thái độ không dứt khoát như thế, Chúa
Yêsu đã hành động, như bài Tin Mừng hôm nay kể.
Người
lấy thí dụ về hai người con để ám chỉ. Kìa hạng thu thuế và đàng điếm trước kia
không giữ Luật pháp nay nghe lời Yoan, họ đang trở lại hối hận tội lỗi của
mình. Còn các ông, Thượng tế và Niên trưởng, cứ bảo mình giữ Luật Chúa thế mà
chẳng ăn năn thống hối gì theo lời rao giảng của Yoan, cho dù đã và đang thấy
bao nhiêu người đang trở lại. Ai là người con thứ nhất khó bảo và ai là người
con thứ hai? Người ta cứ tưởng người con thứ nhất khó bảo, còn đứa con thứ hai
thường được thương hơn nên dễ vâng lời hơn. Nhưng vâng lời đích thực không phải
ở ngoài miệng, mà ở việc làm. Hạng thu thuế và đàng điếm đang đến với Yoan để xin
rửa: họ làm sự công chính. Còn nhiều kẻ vỗ ngực tự xưng là giữ Luật pháp thì lại
không làm gì cả!
Và
cũng đừng tưởng họ không làm gì. Hãy nghe Chúa Yêsu kể tiếp ví dụ về bọn tá điền.
Khi chủ vườn nho sai người đến hỏi huê lợi, chúng đã lần lượt bắt giết tất cả
và cuối cùng đã giết cả người con của chủ vườn sai đến nữa. Người báo trước,
các Thượng tế và Niên trưởng cũng sẽ xử với Người như vậy.
Lời
Người có làm rung động lòng họ không? Dù sao hôm nay Người cũng muốn nói với họ:
nếu quả thật họ là người công chính, họ hãy thi hành công chính đi. Này kìa tội
nhân đang thống hối ăn năn để đi vào Nước Trời, họ cũng hãy tin vào Con Thiên
Chúa đã được sai đến thu hoạch hoa quả đạo đức trong đời sống của mọi người.
Chắc
chắn chúng ta không giống họ. Chúng ta đã tin Chúa Yêsu Kitô. Nhưng đó có phải
là đức tin có việc làm hay không? Vì tin mà không làm thì có khác nào người con
thứ hai trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng làm gì?
C.
Và Hãy Lo Cho Ðược Ðồng Tâm Ý Hợp
Mở
đầu bài thư hôm nay, thánh Phaolô có giọng long trọng khác thường. Ðiều người sắp
nói chắc phải quan hệ. Nhưng cũng không phải là điều buồn. Ngược lại nó sẽ làm
cho nỗi vui mừng của người nên trọn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải biết, đối với
một Tông đồ như thánh Phaolô, cái gì có thể làm cho người vui mừng và rất vui mừng,
nếu nó không làm cho giáo đoàn của người tốt đẹp hơn? Phải nói rằng chỉ có sự
thăng tiến và hạnh phúc của giáo đoàn mới làm cho tâm hồn người được thỏa mãn.
Nhất là đối với một giáo đoàn như giáo đoàn ở Philip. Thánh Phaolô rất cưng giáo
đoàn này. Và họ cũng rất chung thủy, thắm thiết với người. Thế nên điều làm cho
thánh Tông đồ vui mừng hoàn toàn đối với giáo đoàn này, chính là điều giáo đoàn
này cần phải làm cho họ được nên trọn lành và công chính hơn. Rồi đây xét cho
cùng chúng ta sẽ thấy đó cũng là điều cần thiết cho chúng ta hơn cả.
Vậy
sau khi mở đầu bằng những lời rất thắm thiết, thánh Phaolô khuyên bảo giáo đoàn
Philip: Hãy lo cho được đồng tâm ý hợp với nhau! Phải chăng vì họ đang chia rẽ
lục đục? Dường như không. Vì nếu có chắc chắn thánh Phaolô đã kể ra. Ðàng này
chúng ta chỉ thấy người nói đến những điều rất thường như đừng làm vì ganh tị,
vì hư danh... đừng chỉ dán mắt vào những điều sở đắc nơi mình, song cả vào những
điều sở đắc của người khác nữa. Không, thánh Tông đồ khuyên nhủ sự hiệp nhất
không phải vì anh em có những cái tiêu cực to lớn nào... nhưng có thể nói, vì
đã tin vào Ðức Yêsu Kitô, thì anh em "hãy có nơi mình tâm tư như đã có ở
nơi Người". Vì chúng ta đã đi theo Chúa Yêsu thì chúng ta phải bắt chước
Người và sống như Người.
Thế
mà một bản thánh ca rất quen thuộc ở thời bấy giờ đã mô tả Ðức Yêsu Kitô như đoạn
tiếp theo của bài thư hôm nay. Thánh Phaolô có lẽ đã chép lại bản ấy và gửi cho
giáo đoàn Philip. Cũng có thể bấy giờ người đang ở trong tù, không có điều kiện
để viết nhiều, người đã bảo một ai ở ngoài chép lại, đính vào những lời mở đầu
tâm huyết trên đây. Bản thánh ca ấy ngày nay phụng vụ còn hát một cách đặc biệt
trong tuần lễ thánh, để mọi người thấm thía chân dung của Chúa Cứu thế:
"Ngài,
phận là phận một Vị Thiên Chúa...
song
Ngài đã hủy mình ra không,
lĩnh
lấy thân phận tôi đòi...
Ngài
đã hạ mình thấp hèn hơn nữa
trở
thành vâng phục cho đến chết
và
chết trên thập giá.
Bởi
vậy Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài
và
ban cho Ngài Danh hiệu...
hầu
mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng:
Yêsu
Kitô Là Chúa"
Chúng
ta phải khâm phục tài đức của người xưa. Chúa Yêsu Kitô mới tử nạn-phục sinh có
mấy chục năm, mà thần học của Hội Thánh đã phát huy đầy đủ trong bộ áo văn
chương nghệ thuật và thi vị như thế! Ngày nay người ta khó viết hơn được như vậy.
Mọi vẻ đẹp của Ðức Yêsu Kitô đã được gói ghém trong mấy câu thơ này. Thiên tính
của Người ngang hàng với Thiên tính nơi Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên Người đã hủy
mình ra không khi mặc lấy thân phận con người là tôi đòi sánh với Thiên Chúa.
Và Người đã đồng hóa, giống hẳn người ta. Rồi hơn thế nữa, Người đã hạ mình thấp
hèn, trở thành vâng phục, không phải vâng phục bôi bác như con cái Israel nói
Luật mà không làm Luật, nhưng vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá.
Ðó
là những phận vụ công chính mà Ðức Yêsu Kitô đã làm. Người để gương lại cho
chúng ta. Thánh Phaolô khuyên người dân Philip hãy có những tâm tư như thế để đừng
làm gì vì ganh tị, vì hư danh; nhưng thật lòng khiêm nhường, coi kẻ khác trổi
trang hơn mình, hầu có thể đồng tâm ý hợp, làm nên cộng đoàn bác ái là bản chất
của Hội Thánh và là Nhiệm Thể của Ðức Yêsu Kitô.
Tuy
nhiên nơi Người không phải chỉ có mầu nhiệm vâng phục, song sau đó, đáp lại còn
có hành động của Thiên Chúa. Và ở đây bản thánh ca đã mượn lại nghi thức phong
vương ngày xưa nơi các triều đình để gợi lên những gì Thiên Chúa đã làm cho Ðức
Yêsu Kitô.
Trước
hết có nghi lễ giới thiệu: Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài; rồi có nghi lễ phong tước:
Thiên Chúa ban cho Ngài Danh hiệu vượt quá mọi danh hiệu; và sau cùng có sự
hoan hô, chấp nhận, tùng phục của hết mọi người: nên mọi gối đều phải quỳ xuống
bái lạy và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: Yêsu Kitô là Chúa.
Chúng
ta sung sướng vì bản thánh ca này. Chúng ta hứa sẽ thuộc, sẽ hát để diễn tả đầy
đủ mọi tâm tư đối với Chúa Yêsu. Nhưng thánh Phaolô bảo chúng ta phải có những
tâm tư ấy ở nơi mình để chúng ta đồng tâm ý hợp-điều này tất nhiên sẽ đến-;
nhưng nhất là để chúng ta trở nên tốt hơn. Chúng ta sẽ đáp ứng lời kêu gọi của
Thiên Chúa qua miệng Êzêkiel khi người tuyên bố ai ai cũng phải nỗ lực tiến bộ
hơn về mặt thánh thiện. Và chúng ta sẽ vâng lời chính Ðức Yêsu theo như lời Người
nói trong bài Tin Mừng hôm nay là chúng ta phải đón nhận Người.
Chúng
ta sẽ đón nhận Người khi rước lễ. Nhưng để việc đón nhận này không phải chỉ là
một cử chỉ bên ngoài nhưng thật sự là ước muốn chân thật, chúng ta hãy mang vào
trong mình những tâm tư của Người mà thánh Phaolô đã dùng một bản thánh ca để gợi
lên. Có như vậy việc suy niệm Thánh Kinh và việc tham dự thánh lễ hôm nay mới
chân thực; chúng ta mới khá hơn và đời sống cộng đoàn mới có khả năng tiến bộ.
Chúng ta cố gắng làm như vậy!
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 26 Thường
Niên,
Năm A
Bài đọc: Eze 18:25-28;
Phil 2:1-11; Mt 21:28-32.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đường lối của Thiên
Chúa và của con người
-
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều:
(1)
Nhìn vào bản thân để xét mình: Một trong những tật xấu nhất của con người mà Bài đọc I và Phúc
Âm lên án hôm nay là thái độ kiêu ngạo, tự cho mình là công chính. Tật xấu này
làm cho con người xúc phạm đến Thiên Chúa và khinh thường tha nhân: Xúc phạm đến
Thiên Chúa vì chê đường lối của Thiên Chúa không công chính ngay thẳng vì Ngài
đối xử với người công chính ngang hàng như những người tội lỗi. Khinh thường
tha nhân là những người tội lỗi và không muốn cho họ có cơ hội ăn năn trở lại.
(2)
Nhìn vào Thiên Chúa: Tiêu
chuẩn và đường lối của Thiên Chúa không phải là tiêu chuẩn và đường lối của con
người. Ngài không chỉ xét xử theo công bằng, nhưng còn theo lòng thương xót.
Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn họ ăn năn xám hối và được sống.
-
Đường lối nào ích lợi cho con người hơn? Các Bài đọc hôm nay cho chúng ta những
cái nhìn chính xác về 2 đường lối này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chúa mở lối cho tất cả mọi người
Những
người tự cho mình là công chính khó chịu khi thấy Chúa tỏ lòng thương xót cho
những người tội lỗi, họ than phiền: "Đường lối của Chúa Thượng không ngay
thẳng." Hay khi thấy Thiên Chúa đối xử tốt với Dân Ngọai, họ ghen tị và
phân bì: Tại sao Thiên Chúa lại đối xử với người công chính ngang hàng với những
tội nhân?
Thiên
Chúa trả lời họ: “Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của
các ngươi mới không ngay thẳng?” Chương 18 của Tiên tri Êzêkiel liệt kê tất cả
4 trường hợp có thể xảy ra:
(1)
Những người công chính luôn luôn thực hành điều chính trực sẽ sống. Có thể nói
không ai trong con người thuộc lọai người đầu tiên này, trừ Đức Mẹ.
(2)
Những người công chính từ bỏ lẽ công chính để làm điều bất chính sẽ chết.
(3)
Những kẻ gian ác từ bỏ điều dữ chúng đã làm, mà thi hành điều chính trực công
minh sẽ sống. Đa số con người ở trong trường hơp này.
(4)
Những kẻ gian ác không chịu từ bỏ mọi tội phản nghịch chúng đã phạm sẽ chết.
Điều
mà Bài đọc muốn nhấn mạnh đến hôm nay là trường hợp thứ (3). Đây là một trong
những chủ đề chính của tiên tri Êzêkiel: “Thiên Chúa không muốn những kẻ gian
ác phải chết, nhưng muốn chúng ăn năn xám hối và được sống.” Nêu lên điều này
tiên tri muốn chứng minh: đường lối của Thiên Chúa rất khác với đường lối con
người. Theo luật công bằng của con người, hễ đã có tội là phải đền trả: mắt đền
mắt, răng đền răng, và mạng đền mạng. Án tử hình cho tội giết người trong quốc
gia chúng ta đang sống là một ví dụ điển hình.
2/
Bài đọc II:
Duy trì sự hiệp nhất trong tinh thần khiêm nhường.
2.1/
Thánh Phaolô liệt kê 3 nhân đức cần thiết để xây dựng cộng đòan và 3 tật xấu cần
tránh vì chúng phá hủy cộng đòan.
-
Ba đức tính cần có để xây dựng cộng đòan theo đường lối của Thiên Chúa:
(1) Liên kết với Đức Kitô: Qua BT Rửa Tội,
chúng ta đều là những chi thể của một thân thể, và mọi người đều có bổn phận giữ
cho chi thể của Chúa Kitô tòan vẹn.
(2) Bác ái huynh đệ: Một con ngựa đau cả
tàu không ăn cỏ. Một người anh em bị hư mất thân thể của Chúa Kitô bớt tòan vẹn.
(3) Và hiệp thông trong một Thánh
Thần: Các
ơn thánh lãnh nhận nơi cùng một Thánh Thần là để xây dựng cộng đòan và bảo trì
sự hiệp nhất trong cộng đòan.
Và
thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng
mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.”
-
Ba tật xấu cần tránh vì chúng phá hủy cộng đòan theo đường lối con người:
(1)
Ghen tị: Khó
chịu khi thấy người khác hơn mình và tìm mọi dịp để hạ bệ người khác.
(2)
Tìm hư danh: Làm
đủ mọi cách để được tiếng khen, ngay cả việc tự mình khen mình, và khó chịu khi
người khác được khen.
(3)
Và tìm lợi ích riêng: Luôn
lo thu tích cho mình những lợi nhuận và không bao giờ chịu để ý đến nhu cầu của
người khác.
Và
Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Philipphê: “Hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi
người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi
ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như
chính Đức Ki-tô Giê-su.”
2.2/
Để chống lại thái độ kiêu ngạo của những người tự cho mình là công chính, thánh
Phaolô nêu bật cho chúng ta gương khiêm nhường và vâng lời của Đức Kitô: Sự hủy mình ra
không (Kenosis) qua sự khiêm nhường và vâng lời tuyệt đối của Con Thiên Chúa:
Chỉ trong 6 câu ngắn ngủi, Thánh Phaolô đã lột tả được trọn vẹn kế họach cứu độ
của Thiên Chúa qua con đường đau khổ: Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nhưng Ngài
không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, và sống
như người trần thế. Thánh Gioan Kim Khẩu cho đây mới là sự khiêm nhường đích thực
vì tuy Ngài ở địa vị cao trọng của Thiên Chúa nhưng đã chấp nhận một địa vị thấp
hèn của con người. Hơn thế nữa, Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng
lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.
2.3/
Vinh quang tột đỉnh nhờ khiêm nhường và vâng lời tuyệt đối: Vinh quang chiếm được
nhờ sự hủy mình ra không: Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Danh được Thiên Chúa ban cho Chúa Kitô là Đức
Giêsu, có nghĩa là Đấng Cứu Độ. Khi nào nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời,
dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa
Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là
Chúa."
3/
Phúc Âm:
Nghe và làm theo ý Chúa
3.1/
Giống như tư tưởng của Bài đọc I, các Kinh-sư và Biệt-phái là hai hạng người tự cho
mình là công chính nên luôn tìm cách phê bình Chúa Giêsu khi Ngài ngồi đồng bàn
với những người thu thuế và tỏ lòng thương cảm cho những cô gái điếm. Để các
Kinh-sư và Biệt-phái nhận ra con người thật của họ, Chúa đưa ra câu truyện: Một
người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con,
hôm nay con hãy đi làm vườn nho." Nó đáp: "Con không đi đâu!"
Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo
như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đi!" nhưng rồi lại không đi. Trong
hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời:
"Người thứ nhất."
Giống
như trong Bài đọc I, chúng ta có thể liệt kê 4 trường hợp có thể xảy ra mặc dù
Phúc Âm chỉ liệt kê 2 trường hợp:
(1)
Nghe và làm theo lời cha;
(2)
Không nghe nhưng sau hối hận làm theo lời cha;
(3)
Nghe nhưng không làm theo lời cha;
(4)
Không nghe và cũng không làm theo lời cha.
Điều
đáng mong ước hơn cả là trường hợp thứ (1); thứ đến là trường hợp thứ (2) mà cả
Bài đọc I và Phúc Âm chú ý tới; mặc dù không tòan hảo nhưng vẫn hơn xa hai trường
hợp sau. Trường hợp thứ (3) dành cho những người con chỉ yêu cha bằng chóp lưỡi
đầu môi nhưng không thể hiện bằng hành động; hứa hẹn rất nhiều nhưng làm chẳng
bao nhiêu. Trường hợp cuối cùng dành cho những đứa con hoang đàng.
Đối
chiếu với 4 trường hợp có thể xảy ra trên đây, chúng ta thấy ngay dụng ý của
Chúa: Những người thu thuế và những cô gái điếm thuộc trường hợp thứ (2) vì tuy
họ không nghe theo ý Chúa từ ban đầu, nhưng sau hối hận và làm theo ý Chúa;
trong khi các Kinh-sư và Biệt-phái thuộc trường hợp thứ (3), vì tuy họ nghe
theo ý Chúa từ đầu, nhưng không chịu làm theo ý Chúa. Không những thế, họ còn
chê trách và ngăn cản những người muốn trở về cùng Chúa. Họ quên đi rằng con
người có khả năng để thay đổi: từ xấu nên tốt và ngược lại.
Vì
thế, Đức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và
những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gio-an đã đến chỉ
đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu
thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn
không chịu hối hận mà tin ông ấy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúa mở lối cho tất cả: người công chính cũng như tội nhân. Ngài không muốn tội
nhân phải chết, nhưng muốn họ ăn năn xám hối và được sống. Nếu Chúa xét xử như
đường lối của những người tự cho mình là công chính thì chẳng ai có thể được cứu,
vì mọi người đều là tội nhân trước mặt Chúa. Bắt Chúa phải xét xử công chính là
tự khai án tử cho mình. Muốn được cứu độ, con người chỉ còn cách trông nhờ vào
lòng thương xót của Thiên Chúa.
-
Ba tật xấu phá hủy cộng đòan cần tránh: ghen tị, tìm hư danh, và tìm lợi ích
riêng. Muốn xây dựng cộng đòan, mọi người cần có 3 đức tính: liên kết với Đức
Kitô, bác ái huynh đệ, và hiệp nhất trong cùng một Thánh Thần. Gương khiêm nhường
và vâng lời của Chúa Kitô là mẫu gương cho chúng ta noi theo.
-
Vì các Kinh-sư và Biệt-phái chỉ lo vun xới cho danh vọng và những đặc quyền của
họ; nên không bao giờ họ hiểu được nỗi đau khổ của Thiên Chúa khi nhìn thấy dù
chỉ một người con của mình bị hư mất.
-
Điều lý tưởng nhất là lời nói phải đi đôi với hành động. Nước Trời chỉ dành cho
những ai nghe và làm theo ý Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
28/09/14 CHÚA NHẬT TUẦN
26 TN – A
Mt 21,28-32
Mt 21,28-32
Suy niệm: Con
người có thể trả lời không với Thiên Chúa. May thay con người còn có khả năng
thay đổi ý kiến. Nhờ đó, con người luôn luôn có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm.
Nhưng đó cũng là một khả năng thật đáng ngại. Bởi vì người ta có thể thưa: “Vâng, con sẽ đi làm vườn nho cho Cha” nhưng rồi lại không đi. Không phải chỉ một lần
đồng ý với Chúa trong bí tích Rửa tội là đã nắm chắc chìa khoá vào Nước Trời.
Phải có thái độ sẵn sàng hoán cải – thưa “có” thay vì nói “không” với Chúa.
Điểm thứ hai còn quan trọng hơn: Nói “có” mà thôi chưa đủ, còn phải lên đường
thi hành ý muốn của Cha với thái độ tự do vâng phục của người con thảo. Vì
không phải những ai nói ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời, mà chỉ
những người thi hành ý Chúa mới được vào thôi.
Mời Bạn: Thiên
Chúa muốn coi bạn như người con, và là người con trưởng thành, biết ý thức bổn
phận của mình đối với Cha và mau mắn đảm nhận trách nhiệm ấy với tâm tình con
thảo : vui vẻ tự nguyện chu toàn các việc bổn phận hằng ngày của mình. Và nếu
như có “lỡ” từ chối Ngài, Chúa vẫn cho bạn cơ hội để bạn bắt đầu lại: Bạn hãy
mau mắn rút lại lời nói “không” tai hại ấy và làm hoà với Chúa bằng cách “đi
làm vườn nho” cho Ngài.
Chia sẻ: Để
có thể làm hoà với Thiên Chúa trước tiên phải biết làm hoà với anh em.
Sống Lời Chúa: Trước
khi đi ngủ, bạn đừng quên giục lòng ăn năn tội để làm hoà với Chúa.
Cầu nguyện: Đọc kinh Ăn Năn Tội.
Thái độ vâng phục
Thomas
Mertin mồ côi cha mẹ lúc lên mười sáu tuổi, hai mươi tuổi ông theo Đảng Cộng Sản,
lúc hai mươi ba tuổi thì trở lại đạo Kitô, hai mươi bốn tuổi làm phóng viên cho
tuần báo New York, sau khi nghỉ phóng viên đến hai mươi sáu tuổi từ bỏ mọi sự
cuốn gói đi theo Chúa.
Thomas
Mertin đến ở nhà Dòng Kentucky và trở thành tu sĩ sống đời chiêm niệm. Trong tập
sách tự thuật về "Cuộc Đời Của Mình", Thomas mô tả lại những bước đầu
tiên của cuộc trở lại như sau:
Lúc
đó tôi vừa mới xong trung học và đang dùng xe lửa để đi thăm khắp nơi Âu Châu với
một cuộc sống khá phung phí. Một hôm nằm trong khách sạn, tôi chợt ý thức về những
tội lỗi của mình, tất cả mọi sự qua đi thật nhanh. Tôi như được soi sáng để
nhìn biết sự khốn cùng của tâm hồn tôi. Tôi nhất định thoát ra khỏi hoàn cảnh
này, khỏi những ồn ào và lần đầu tiên Thomas Mertin đã ý thức là mình đã có
kinh nghiệm cầu nguyện, cầu nguyện để xin Thiên Chúa giải thoát mình khỏi mọi
ràng buộc.
Bài
Phúc Âm hôm nay xem ra như người con thứ nhất nói không đi rồi lại đi, anh ta
có một thái độ thay đổi cách tự động máy móc. Nhưng trong thực tế, trong đời sống
thiêng liêng của mỗi người chúng ta, cần phải có thời gian cùng với những lời cầu
nguyện, xin Chúa thương nâng đỡ chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi hoàn cảnh hiện tại
là đang sống trong tội lỗi, đam mê của xác thịt. Mỗi người cần phải ăn năn trở
lại, cần phải thưa vâng với Lời Chúa mời gọi, vì không ai có thể nói là mình đã
hoàn toàn thưa vâng với Chúa.
Mỗi
người đều cảm thấy nhiều khó khăn làm mình khó trở lại, khó chấp nhận với hoàn
cảnh hiện tại của mình, cảm thấy trống vắng và muốn thay đổi, cảm thấy có một sự
không ổn nào đó trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Đó là bước đầu tiên của tiến
trình trở lại cùng Chúa. Rồi một biến cố nào đó đánh động và mở ra một quyết định,
một bất ngờ như Thomas Mertin đang ở trong khách sạn, bất ngờ cảm thấy sự khốn
cùng của mình và muốn vượt ra khỏi sự khốn cùng ấy.
Nói
theo ngôn ngữ thần học thì đây là giây phút của ân sủng đánh động, mời gọi
chúng ta trở về với Ngài để đời sống chúng ta được ăn khớp với lời dạy của
Chúa. Cuối cùng cần phải có một quyết định cụ thể để thực hiện một việc làm
theo hướng đi mới. Mỗi ngày chúng ta cần cầu nguyện nhiều và tiếp xúc thân mật
với Chúa để xin Chúa ban ơn soi sáng cho chúng ta có một quyết định dứt khoát
theo đúng hướng đi mà Chúa muốn chúng ta tiến bước. Hơn nữa, mỗi ngày chúng ta
cần trở về với Chúa và thưa với Chúa "Lạy Chúa, này con xin đến để thực
thi ý Chúa".
Xin
Chúa soi sáng giúp con nhận ra thánh ý Chúa trong những việc làm hàng ngày,
trong những biến cố xảy ra trong đời sống của con và xin Chúa ban cho con được
ơn can đảm chu toàn đến cùng, xin Chúa gìn giữ mỗi người trong đức tin mà chúng
con tuyên xưng qua kinh Tin Kính.
R.
Veritas
(Trích
trong ‘Sống Tin Mừng’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28
THÁNG CHÍN
Vai
Trò Của Những Người Đỡ Đầu
Tôi
mời gọi tất cả anh chị em, những người hiện diện trong nghi lễ lãnh nhận Bí
Tích Thêm Sức của các bạn trẻ, hãy nhớ lại biến cố hồng phúc này. Biến cố này rất
quan trọng trong đời sống cộng đoàn Kitô hữu. Anh chị em hãy nâng đỡ và hãy góp
lời cầu nguyện. Tôi đặc biệt muốn bày tỏ lời kêu gọi này với những người đỡ đầu
– là những vị tự nguyện sát cánh với người bạn trẻ lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức
khi các bạn ấy bước qua ngưỡng trưởng thành trong Đức Kitô.
Những
người đỡ đầu, anh chị em là những người được ủy thác đặc biệt ân sủng này của
Chúa Thánh Thần, ân sủng mà các bạn trẻ được Thêm Sức hôm nay vốn đã lãnh nhận
lần đầu tiên trong Bí Tích Rửa tội. Giờ đây Chúa Thánh Thần lại một lần nữa được
trao ban cho các bạn trẻ này. Anh chị em được mời gọi giúp đỡ các bạn ấy – là
những người đang bắt đầu thực sự trưởng thành trong Đức Kitô và đang đứng trước
nhiều bổn phận và trách nhiệm mới. Các bạn ấy rất cần sự nâng đỡ của anh chị
em.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
28-9
Chúa
Nhật XXVI Thường Niên
Ed
18, 25-28; Pl 2, 1-11; Mt 21, 28-32.
LỜI
SUY NIỆM: “Đức Giêsu nói với họ: Tôi bảo thật các ông:
những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
Giáo
Hội đang mời gọi tất cả mọi Kitô hữu, sau khi đón nhận Lời Chúa, thì phải sống
và làm việc với một tinh thần tự nguyện trong vui tươi, chứ không chỉ là lời hứa.
Dấu chứng của người con cái của Chúa chính là vâng phục lễ phép trong vui vẻ.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa đưa dụ ngôn về hai người con được cha mình mời đi làm việc cho
cha mình, cả hai người con này đều bất toàn. Xin Chúa cho mọi thành viên trong
gia đình chúng con đừng vấp phạm như một trong hai người con này, nhưng xin
Chúa cho chúng con khi nói thì phải đi đôi với việc làm.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY
28-09 THÁNH VENCESLANÔ - TỬ ĐẠO (907 - 935)
Thánh
Venceslao cai trị Bôhêmia vào thời mà miền này mới chỉ có một phần theo Kitô
giáo. Cha Ngài, ông Vratilar, là người khôn ngoan dũng cảm lương thiện, một
Kitô hữu nhân đức nhưng bà Drahomira mẹ Ngài lại ngã theo lương dân. Em Ngài là
Boleslao. Ludmila, bà nội của hai con trẻ, thấy rõ sự nguy hiểm cho cháu nên đã
lo giáo dục Venceslao. Còn thánh Venceslao, con người có nhiều đức tính đáng phục
đã đáp ứng hoàn toàn sự lo lắng của bà nội. Từ đó Ngài đã có lòng mộ mến các
nhân đức, siêng năng tìm hiểu lẽ đạo để sống thành một Kitô hữu chân chính.
Chẳng
may ông Vratilar từ trần trong một trận chiến. Bà Drahomira lên nắm quyền nhiếp
chính. Độc ác và gian xảo, bà đã sát hại các Kitô hữu, triệt hạ các nhà thờ, cấm
hành đạo công khai và dạy giáo lý cho trẻ em. Các Kitô hữu có chức phận bị cách
chức, nhường chỗ cho lương dân.
Đau
lòng vì sự dữ lan tràn, bà Ludmila thuyết phục Venceslao lên nắm quyền. Nhưng để
tránh cuộc tranh chấp tương tàn, người ta chia đôi lãnh thổ, một phần trao cho
Boleslaô. Lên cai trị với sự tán đồng của dân chúng, thánh Venceslaô chỉ mong
cho thần dân được hạnh phúc. Ngài cai trị bằng lòng nhân từ hơn là bằng sức mạnh.
Ngài lo trợ giúp mọi cô nhi quả phụ, mọi người nghèo khổ. Thỉnh thoảng trong
đêm tối, Ngài vác củi đến cho người bất hạnh, Ngài phóng thích các tù nhân hay
đêm tối tìm đến an ủi họ. Nếu phải kết án, chính Ngài đã khóc thương. Đầy lòng
kính phục các linh mục, Ngài tự trồng nho ép rượu và giúp lễ.
Đêm
đêm, Ngài đi chân không đến viếng các nhà thờ. Trong một cuộc hành hương như vậy,
người hầu cận cho biêt chân mình đã tê cóng không thể đi thêm được nữa. Thánh
nhân dặn, hãy đạp lên vết chân Ngài. Anh ta đã vâng theo và cảm thấy ấm áp toàn
thân.
Drahomira
tức giận vì sự êm ấm trong miền Bôhêmia theo Kitô giáo. Bà quyết sát hại
Ludmila, người bà nhân đức làm cố vấn cho Venceslao. Hai kẻ sát nhân đã hành sự
ngay dưới chân bàn thờ. Sau đó đến lượt thánh Venceslao, người mẹ ác đức đã xúi
Radislas nổi loạn. Ong này tập trung một đạo quân hùng hậu đến gây chiến. Khi
hai bên giáp trận, thánh Venceslao đã đơn phương độc mã lâm trận chiến như một
David giáp mặt Goliath. Thế nhưng Radislas đã xin dầu hàng. Ong ta thấy thiên
thần trợ chiến cho Venceslao.
Phải
đến tham dự một cuộc họp ở Worm theo lệnh của hoàng đế Othon I, thánh Venceslao
đã tới trễ. Ngài muốn dự hai thánh lễ. Hoàng đế bực tức vì sự chậm trể này, quyết
định sẽ không đứng dậy khi thánh nhân đến. nhưng rồi khi Ngài tới nơi ông bỗng
đíung lên và mời ngồi bên cạnh mình. Ông cũng đã thấy hai thiên thần hộ vệ và
bao phủ Ngài bằng một thánh giá vàng.
Boleslanô,
theo lời khuyên của mẹ, quyết hạ sát thánh nhân, hắn lấy tình nghĩa để che lấp
ý đồ đen tối của mình. Được mời tới để mừng lễ hai thánh Cosma và Đamianô,
thánh Venceslao không một chút nghi ngại gì.
Buổi
lễ thật linh đình. Đêm sau thánh Venceslao đến nhà thờ cầu nguyện như thói
quen. Boleslaô tàng hình theo sau và đã hạ sát thánh nhân ngày 28 tháng 9 năm
935. Trước cửa đền thờ, miệng khẩn cầu ơn tha thứ cho em mình. Thánh nhân từ trần
trên vũng máu đào. Sau cái chết, thánh Venceslao được dân chúng tôn kính như một
vị tử đạo và trổ thành Đấng thánh bảo trợ cho xứ Bôhêmia, nay là Czecheslavia.
(daminhvn.net)
28
Tháng Chín
Con Vật Ðầu Ðàn
Một
khách lữ hành đi về những vùng núi xứ Tô Cách Lan, một hôm dừng chân lại bên cạnh
một đàn cừu. Bỗng ông ta chú ý đến một con cừu đang được người mục tử chăm sóc
một cách đặc biệt. Con vật nằm dài trên mặt đất. Chủ nó vừa vuốt ve vừa nói
chuyện với nó một cách dịu dàng, trong lúc tay vẫn không ngừng băng bó một chân
của nó. Người khách bộ hành lại gần và hỏi xem cho biết việc gì. Thoạt tiên,
người chăn chiên tỏ vẻ khó chịu vì phải trả lời. Nhưng sau đó vẻ thân mật của
người bộ hành đã làm cho anh vững lòng, vì thế anh ta không ngần ngại giải
thích:
"Con
cừu này có những đức tính tuyệt hảo của một người hướng đạo. Khi còn lành mạnh,
nó luôn dẫn đầu đàn cừu, biết cách làm cho những con vật khác vâng lời nó và
theo nó. Khổ thay vì quá tự tin nên nó không theo lệnh của tôi và dẫn đàn cừu
theo sở thích riêng của nó. Tôi đã tìm đủ mọi cách để thay vào chỗ của nó một
con đầu đàn khác nhưng vô hiệu, vì hễ con nào có vẻ như muốn thay nó đều bị nó
đánh và xua đuổi. Tình trạng của đàn cừu do đó trở nên nguy ngập. Tôi buộc lòng
phải áp dụng một phương pháp khá đau đớn".
Nói
đến đây người chăn chiên ngừng lại như bị cảm xúc mạnh. Anh giải thích tiếp như
sau: "Tôi đành phải bẻ gãy chân nó. Kể từ lúc đó, con vật bị thương nên
hoàn toàn tùy thuộc vào tôi. Mỗi buổi sáng, tôi vác nó lên vai ra đồng cỏ. Và
buổi chiều về tôi lại vác nó trên vai đem về. Nó không thể tự mình đi ăn cỏ được.
Vì thế, từ một tháng nay, nó ăn giữa lòng bàn tay của tôi. Những săn sóc liên tục
của tôi đã tạo nên giữa tôi và nó một sự liên hệ vô cùng mật thiết. Bây giờ có
lẽ nó hiểu rằng sau khi đã làm cho nó bị thương, tôi đã tìm đủ mọi cách để làm
giảm bớt sự đau đớn của nó. Về phần tôi, tôi cũng biết rằng sẽ không tìm được
trong tất cả đàn cừu một con cừu biết vâng lời tôi hơn nó. Trong vài ngày nữa,
khi nó khỏe mạnh, tôi sẽ phục hồi nó lại trong địa vị cũ của nó".
Hình
ảnh trên đây gợi lại phần nào Tình Yêu của Thiên Chúa đối với từng người trong
chúng ta. Cựu ước đã không ngần ngại so sánh Thiên Chúa với một người mục tử.
Người mục tử săn sóc từng con chiên, người mục tử uốn nắn từng con chiên, người
mục tử sửa trị từng con chiên... Nhưng tất cả chỉ vì sự yêu thương đàn chiên của
mình.
Thiên
Chúa có thực sự yêu thương chúng ta không? Ðó là câu hỏi mà chúng ta có quyền đặt
ra trong những mò mẫm tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta. Cuộc sống xem chừng như
không diễn ra một cách xuôi chảy cho từng người. Chúng ta không bao giờ được thỏa
mãn hoàn toàn. Ðau khổ, thất bại như những bóng mờ lúc nào cũng chực sẵn để ập
phủ trên chúng ta... Chiến tranh, chết chóc, bệnh tật, tai ương đã trở thành
như tất yếu đối với chúng ta. Một Thiên Chúa nhân từ, một Thiên Chúa quan
phòng, một Thiên Chúa quyền năng lẽ nào lại để cho đau khổ đè bẹp con người?...
Bí ẩn của đau khổ luôn gợi lên trong chúng ta những thắc mắc về Tình Yêu của
Thiên Chúa.
Người
Kitô chúng ta chỉ có thể tìm thấy câu trả lời trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Ðức
Kitô. Thánh Gioan đã viết: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của
Ngài. Và Người Con Một đó đã yêu đến nỗi đã tự phó nộp mình và chết trên thập
giá.
Tình
Yêu của Thiên Chúa gắn liền với Thập Giá của Ðức Kitô. Ðau khổ đã trở thành ánh
sáng chiếu rọi vào Tình Yêu của Thiên Chúa đối với con người. Nói như thế không
có nghĩa là Thiên Chúa muốn con người phải chịu đau khổ, Thiên Chúa cũng không
tạo ra đau khổ để sửa trị con người. Nhưng qua đau khổ, Thiên Chúa như muốn hé
mở cho con người thấy Ngài là Ðá Tảng, là nơi nương tựa duy nhất của con người.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét