30/09/2014
Thứ Ba sau Chúa Nhật
26 Quanh Năm
Thánh Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
* Thánh nhân sinh quãng năm 340 tại
Xơtriđôn, Đanmaxia. Người đến Rôma học văn chương và đã lãnh bí tích Thánh Tẩy
tại đó. Người sang Đông phương và làm linh mục. Trở lại Rôma, người làm thư ký
cho Đức Giáo Hoàng Đamaxô. Thời gian này, người bắt đầu dịch Sách Thánh sang tiếng
La tinh và cổ võ nếp sống đan tu. Nhưng nhất là người đã sống 35 năm cuối đời ở
Bêlem, gần cái hang nơi Đức Giêsu ra đời. Ở đây, người cầu nguyện hãm mình,
chăm chỉ nghiên cứu, dịch và chú giải Kinh Thánh. Người qua đời ở Bêlem năm
420.
Bài
Ðọc I: (Năm II) G 3, 1-3. 11-17. 20-23
"Tại
sao ban sự sáng cho kẻ khốn cực?"
Trích
sách ông Gióp.
Gióp
mở miệng nguyền rủa ngày mình sinh ra và nói rằng: "Hãy biến đi, ngày tôi
đã sinh ra, và đêm có lời phán: 'Con người chịu thai'. Tại sao tôi không chết
trong lòng mẹ? Tại sao tôi không tắt thở ngay khi mới sinh ra? Tại sao có đầu gối
đỡ lấy tôi và có vú cho tôi bú?
"Chẳng
như vậy thì bây giờ tôi được ngủ yên, và an nghỉ trong giấc điệp làm một với
các vua chúa, với các quan quyền trên mặt đất, là những kẻ xây cất cho mình những
lăng tẩm thanh vắng, hay là cùng với các công hầu lắm vàng nhiều bạc chất đầy
nhà. Sao tôi không giống như thai sảo được giấu đi, để tôi không còn sống, hoặc
như các trẻ không được xem thấy sự sáng. Nơi ấy kẻ hung ác hết khuấy phá, và kẻ
mỏi mệt được yên nghỉ.
"Tại
sao ban sự sáng cho kẻ khốn cực, và ban sự sống cho những kẻ phải cay đắng
trong tâm hồn? Những kẻ ấy mong chết mà lại không được chết, họ như những người
đào mỏ tìm vàng. Khi họ tìm thấy nấm mồ, họ vui mừng hớn hở. Người chẳng tìm được
lối đi, thì Thiên Chúa lấy sự tối tăm vây bọc nó tư bề".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 87, 2-3. 4-5. 6. 7-8
Ðáp: Nguyện cho lời
con cầu thấu đến tai Chúa (c. 3a).
Xướng:
1) Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, ban ngày con kêu van, ban đêm con than thở
trước thiên nhan Ngài. Nguyện cho lời con cầu thấu đến tai Chúa, xin Chúa lắng
tai nghe tiếng con kêu. - Ðáp.
2)
Vì tâm hồn con đau khổ ê chề, và mạng sống con đã gần kề âm phủ. Con bị liệt
vào số những kẻ đang bước xuống mồ, con đã trở nên như người tàn phế. - Ðáp.
3)
Giường nằm của con kề những người đã chết, như giường của người bị giết nằm
trong nấm mồ, họ là những người mà Chúa không còn nhớ tới, và họ không còn được
Ngài săn sóc yêu thương. - Ðáp.
4)
Ngài đã đặt con trong lỗ huyệt sâu, trong nơi u tối, trong vực thẳm. Cơn giận
Chúa đè nặng trên người con, và Chúa vùi lấp con dưới sóng cả ba đào. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 18, 9
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, giới răn Chúa làm hoan lạc tâm can, mệnh lệnh Chúa sáng
soi con mắt. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 9, 51-56
"Người
cương quyết lên đường đi Giêrusalem".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vì
gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường
đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên
đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta
không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê
và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời
xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng:
"Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để
giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ra
Khỏi Chính Mình
Ðể
lại một tên tuổi, có được một danh thơm tiếng tốt, đó vốn là ước mơ chung của mọi
người. Tuy nhiên, được người khác trân trọng nhắc nhớ và mến thương hay không
là tùy cách sống của mỗi người. Nói chung, cuộc đời hy sinh cho người khác, dù
chỉ là hy sinh âm thầm cũng luôn được nhớ đến. Phải chăng đó không là ao ước của
cố nhạc sĩ Văn Cao khi ông nói: "Tôi không đi qua tôi, tôi để lại gì? Tôi
sẽ để lại gì nếu tôi chỉ khư khư giữ cho riêng mình? Nhưng nếu tôi có ra khỏi
tôi, có trao ban chính mình, thì điều tôi để lại chính là bản thân tôi; bản
thân tôi tìm gặp đã đành, mà đó cũng là quà tặng tôi để lại cho đời".
Có
thể đó cũng là ý nghĩa chúng ta tìm thấy trong Tin Mừng hôm nay. Nếu mỗi tác giả
Tin Mừng có một sợi chỉ xuyên suốt nối kết các biến cố trong cuộc đời Chúa
Giêsu, thì theo sự trình bày của thánh Luca, sợi chỉ xuyên suốt cuộc đời Chúa
Giêsu chính là cuộc hành trình lên Giêrusalem. Với thánh Luca, cuộc đời Chúa
Giêsu là một hành trình ra đi không ngừng để đạt tới đích điểm là Giêrusalem,
nơi gặp gỡ chung cục giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo Do thái cũng như chính
quyền Roma. Giêrusalem là cao điểm của cuộc song đấu giữa quyền lực sự dữ và
tình yêu diễn ra trong con người Chúa Giêsu. Giêrusalem, xét cho cùng, chính là
cái chết đang chờ đợi Chúa Giêsu; đi lên Giêrusalem có nghĩa là giáp mặt với
cái chết, là đi đến tận cùng của thân phận làm người.
Nếu
đã đón nhận cái chết như tột đỉnh của cuộc hành trình, thì dĩ nhiên điều kiện
tiên quyết của người ta ra đi là phải kiên nhẫn trước thất bại. Chúa Giêsu muốn
dạy các môn đệ của Ngài bài học về sự kiên nhẫn trước thất bại ấy khi các ông bị
những người Samari khước từ. Giacôbê và Gioan tưởng có thể sai khiến lửa từ trời
xuống để tiêu diệt những kẻ chống các ông; tuy nhiên, trung thành với giáo huấn
của Ngài, Chúa Giêsu nhắc nhở cho các ông bài học về yêu thương nhẫn nại mà họ
phải có ngay cả với kẻ thù của mình.
Ra
đi, hay nói theo ngôn ngữ của Văn Cao "đi qua khỏi mình" chính là biết
thắng vượt những chướng ngại do lòng ích kỷ và hận thù có thể giăng mắc trên lối
đi. Cái chết chỉ thực sự có ý nghĩa và giá trị khi nó là một cái chết vì yêu
thương; cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu như vậy cũng là một cuộc
hành trình của yêu thương. Chỉ có yêu thương mới giúp con người thắng vượt được
chính mình, chỉ có yêu thương mới giúp con người nhìn xuyên suốt qua bên kia thất
bại, khổ đau.
Cuộc
sống của người môn đệ Chúa Giêsu là một cuộc hành trình không ngừng. Cùng với
Ngài, chúng ta luôn được mời gọi từ giã con người cũ tội lỗi và ích kỷ để tiến
về con người mới của ân sủng và yêu thương. Chông gai thử thách vẫn luôn có đó,
nhưng chúng ta tin rằng có Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta và phần thưởng
đang chờ đợi chúng ta chính là niềm vui được lớn lên và tìm gặp lại bản thân mỗi
ngày một cách sung mãn hơn.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 26 TN2,
Năm Chẵn
Bài đọc: Job 3:1-3,
11-17, 20-23; Lk 9:51-56.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phản ứng của con
người khi gặp trái ý hay đau khổ.
Khi
gặp trái ý hay đau khổ trong cuộc đời, con người thường có 3 khuynh hướng:
(1) Trách Thiên Chúa hay trách Trời:
bắt con người phải
đau khổ như những lời mở đầu của Truyện Kiều: “Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen … Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
(2) Trách tha nhân: Có thể là cha mẹ,
“Đời cha ăn mặn đời con khát nước.” Có thể là tha nhân như triết gia hiện sinh
J.P. Sastre nói: “Tha nhân là hỏa ngục.” Hay như phản ứng của 2 Tông Đồ Giacôbê
và Gioan hôm nay: muốn lửa từ trời xuống thiêu rụi các thành của Samaria.
(3) Trách chính mình: đã sinh ra dưới một
ngôi sao xấu như ông Gióp hôm nay.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Phản ứng của ông Job: than thân trách phận!
1.1/
Ông Gióp ước mong mình không có mặt trong cuộc đời. Nhiều người cho những
lời ông Gióp nguyền rủa ngày chào đời của ông: “Phải chi đừng xuất hiện ngày
tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!” là
một lời nguyền rủa Chúa; nhưng nếu xét kỹ chúng ta không thấy ông ám chỉ Chúa.
Đúng ra, đây là những lời than thân trách phận của một người chưa tìm ra nguyên
nhân của đau khổ trong cuộc đời.
1.2/
Ông Gióp ước mong mình được chết. Nếu sống trong cuộc đời con người chỉ thấy tòan những
đau khổ thì chết là một sự giải thóat. Chúng ta cần lưu ý Sách Gióp cũng như
các Sách Khôn Ngoan được viết vào khỏang thế kỷ 5 – 2 BC, và chịu ảnh
hưởng rất nhiều của nền văn minh Hy-Lạp. Họ coi thân xác là ngục tù giam hãm
linh hồn nên chết là giải thóat linh hồn khỏi xác, và sẽ không còn phải chịu
đau khổ nữa. Đối với người Do-Thái, niềm tin vào cuộc sống đời sau và làm sao để
đạt được cuộc sống đó chưa rõ nét cho tới khi được mặc khải bởi Chúa Giêsu. Đó
là lý do tại sao ông nói: “Chẳng vậy thì giờ đây tôi đã không hiện hữu, khác
nào thai nhi chết yểu bị đem chôn, hay trẻ sơ sinh không nhìn thấy ánh sáng. Tại
đó, kẻ hung tàn không còn quấy phá nữa, cũng tại đó người kiệt sức lại được nghỉ
ngơi.”
1.3/
Ông Gióp không hiểu nguyên do của đau khổ: Vì không hiểu mục đích của cuộc đời nên ông Gióp
cũng chẳng tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời. Con người sống trong cuộc đời này
để làm gì? Chẳng lẽ để chịu đau khổ? Nếu sống chỉ để chịu đau khổ thì chết tốt
hơn. Ông không tìm ra được những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi này:
“Sao Người lại ban ánh sáng cho kẻ khốn cùng, ban sự sống cho ai nuốt cay ngậm
đắng? Họ là những người mong chết mà không được, tìm cái chết hơn cả tìm kho
báu. Họ phấn khởi mừng vui, hân hoan vì tìm thấy phần mộ. Sao lại ban ánh sáng
và sự sống cho kẻ chẳng biết mình đi đâu, cho kẻ bị Thiên Chúa giam hãm tư bề?”
2/
Phúc Âm:
Phản ứng của hai ông Giacôbê và Gioan: muốn tiêu diệt đối phương.
2.1/
Người Do-Thái và người Samaria: Cách tốt và ngắn nhất nếu đi từ Galilea tới
Jerusalem là băng ngang qua Samaria; nhưng hầu hết các người Do-Thái đều tránh
dùng lối đó vì giữa hai bên có một mối thù không đội trời chung. Người Do-Thái
dùng hai lối khác đi lên Jerusalem: hoặc đi đường ven biển hoặc đi dọc theo
sông Jordan đến Jericho rồi đi lên Jerusalem. Người Samaria tìm đủ mọi cách để
ngăn cản không cho người Do-Thái đi ngang qua lãnh thổ của họ như ta thấy hôm
nay: Dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Jerusalem.
2.2/
Phản ứng của Giacôbê và Gioan: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống
thiêu huỷ chúng nó không?" Đây là phản ứng thông thường của người Do-Thái
dành cho Dân Ngọai. Các ông nghĩ Chúa Giêsu đã khiêm nhường hạ mình xuống để
vào làng và để rao giảng Tin Mừng cho họ, thế mà họ lại từ chối không đón nhận;
vì vậy họ không đáng được nghe Tin Mừng và cũng không đáng sống vì đã từ chối
Con Thiên Chúa.
2.3/
Phản ứng của Chúa Giêsu: Ngài
quay lại quở mắng các ông. Tiêu diệt đối phương không phải là cách tốt nhất để
giải quyết xung đột nhưng làm cho họ trở thành bạn thì sẽ giải quyết mọi vấn đề.
Khi A. Lincoln bị phê bình là quá mềm dẻo trong cách đối xử với kẻ thù và được
nhắc nhở bổn phận của ông là diệt trừ họ, ông trả lời: “Chẳng phải tôi tiêu diệt
kẻ thù khi tôi làm họ trở thành bạn hữu?” Chương 4 của Phúc Âm Gioan tường thuật
Chúa Giêsu đã hóan cải người phụ nữ xứ Samaria thành nhà truyền giáo đầu tiên
trước cả các Tông Đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật sau cuộc tử đạo đầu tiên
của Phó Tế Stephen, Philip đi giảng ở Samaria, chữa trị nhiều người, và làm cho
nhiều người tin vào Chúa Giêsu (Acts 8:4-8). Nếu các Tông Đồ đã khiến lửa từ trời
xuống thiêu hủy các thành Samaria, thì làm sao kiếm được các tín hữu tin vào
Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta may mắn hơn ông Gióp vì đã được Chúa Giêsu mặc khải cho biết mục đích
của cuộc đời và làm sao để đạt tới đích điểm đó. Đau khổ trái ý trong cuộc đời
cần thiết để thanh luyện và chứng tỏ niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa.
-
Chúng ta không thể hiểu nổi hết kế họach của Thiên Chúa vì nhiều giới hạn của
con người. Vì thế, khi gặp trái ý hay thử thách, chúng ta cần phải bắt chước
gương Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Các Ngài giữ những sự ấy và suy niệm trong lòng;
thay vì than thân, trách phận hay tiêu diệt đối phương.
-
Tiêu diệt đối phương không phải là cách để giải quyết xung đột, nhưng biến họ
thành bạn là cách hay nhất để tiêu diệt mọi xung đột.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 26
Lc 9,51-56
A. Hạt giống...
Một lần nữa, Gioan (và Giacôbê) biểu lộ những
thói xấu rất tầm thường của con người :
1. Tính nóng nảy : hễ gặp chuyện không vừa ý là
lập tức muốn trừng phạt.
2. Óc bè phái : phân biệt bạn thù và hở một
chút là muốn tiêu diệt kẻ thù.
3. Lạm dụng quyền hành : ỷ mình là môn đệ Chúa
Giêsu nên muốn dùng lửa trời để thỏa mãn tính nóng giận cá nhân.
Thái độ Chúa Giêsu dạy hai bài học :
1. Xác định ý hướng căn bản của sứ mệnh : Con
Người đến không phải để giết chết mà để cứu sống.
2. Nhường nhịn : làng này không tiếp mình thì
sang làng khác.
B.... nẩy mầm.
1. Không nên phản ứng theo cảm xúc tự phát, nhất
là cảm xúc nóng giận. Phải phản ứng theo định hướng căn bản của sứ mệnh của
mình : không nhằm giết chết mà nhằm cứu chữa.
2. Quyền hành không phải để trừng trị kẻ không
làm đúng ý mình, mà để phục vụ.
3. Theo suy nghĩ của loài người, nhường là thiệt
thòi, nhịn là nhục. Nhưng theo suy nghĩ của Chúa, nhịn nhục là biểu lộ một nhân
cách rất vững vàng và một tấm lòng rất khoan dung.
4. Một Cha sở già kia có nhiều kinh nghiệm thường
khuyên các đôi tân hôn như sau : “Khi các con thấy trong nhà sắp xảy ra cãi vã,
các con hãy nói với nhau : “Để sáng mai rồi hãy gây gỗ”. Sáng hôm sau các con
sẽ thấy rằng việc hôm qua thật là nhỏ nhoi không đáng gây gỗ chút nào. Khi các
con sắp có chuyện cãi vã, chúng con hãy ngậm hoài một ngụm nước lạnh cho đến
khi ngụm nước nóng lên. Rồi cứ tiếp tục ngậm ngụm nước khác. Làm như thế các
con sẽ bớt được những xô xát đổ vỡ trong gia đình. (Trích ”Phúc”)
LM.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
30/09/14 THỨ BA TUẦN 26
TN
Th. Giê-rô-ni-mô, linh mục, tiến sĩ HT
Lc 9,51-56
Th. Giê-rô-ni-mô, linh mục, tiến sĩ HT
Lc 9,51-56
Suy niệm: Con
người đang sống trong một thế giới bất ổn, sự ác đang thắng thế với những mối
đe doạ chiến tranh nổi lên khắp nơi: cuộc chiến ở dải Ga-da không có dấu hiệu
kết thúc, khủng hoảng ở Ukraina như quả bom nguyên tử hẹn giờ, những cuộc khủng
bố của phe Hồi giáo cực đoan ngày càng diễn ra một cách dã man, ghê rợn, sự
hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đe doạ nổ ra một cuộc
chiến toàn cầu…. Bằng một thái độ đầy ý thức và quả quyết, Chúa Giê-su lên
Giê-ru-sa-lem cũng trong bối cảnh sự ác đang hoành hành, chế ngự: Gio-an Tẩy
giả bị sát hại, các thượng tế, biệt phái và phe Hê-rô-đê cấu kết với nhau để
tìm cách tiêu diệt Chúa Giê-su. Thế nhưng chương trình Chúa Cha đã hoạch định
phải được thực thi “vì một ngôn sứ mà chết ngoài
thành Giê-ru-sa-lem thì không được” (Lc 13,33). Khi lên Giê-ru-sa-lem Chúa Giê-su
quyết tử chiến với tội ác qua con đường thập giá trong sự phó thác vâng phục
thánh ý Chúa Cha. Chính nhờ thế, cuối cùng Ngài đã chiến thắng sự ác và cả sự
chết.
Mời Bạn: Giê-ru-sa-lem
của bạn ngày hôm nay là chính thế giới đầy dẫy bất ổn và tội ác này. Chúa mời
gọi bạn dám chấp nhận những hy sinh dấn thân chống lại tội lỗi từ tâm hồn mình
cho đến mọi ngõ ngách của thế giới thay vì vô cảm cầu an, hưởng thụ cách ích
kỷ.
Chia sẻ trong
nhóm của bạn để cùng nhau có một hành động thiết thực chống lại sự ác.
Sống Lời Chúa: Tôi
quyết tâm có thái độ tích cực và hướng thiện từ trong tư tưởng tới việc
làm, dù phải hy sinh.
Cầu nguyện: Hát Kinh Hoà Bình.
Nhất quyết lên Giêrusalem
Quyền lực của Thiên Chúa không đe dọa, không áp đặt,
cũng không bóp chết tự do mà Ngài đã ban cho con người. Sự bao dung của Đức
Giêsu cho ta thấy sự bao dung của Thiên Chúa.
Suy niệm:
Sống là lên đường.
Hai lần tiên báo về cái chết
sắp đến
cho thấy Đức Giêsu biết rõ
con đường mình sắp đi,
và những gì sẽ xảy ra ở cuối
đường (Lc 9, 22. 44).
Bị bắt, bị nộp, bị loại bỏ,
bị giết chết,
là những điều tự nhiên ai
cũng gớm ghét, sợ hãi và muốn né tránh.
Đức Giêsu cũng vậy, vì Ngài
mang trọn phận người như ta.
“Đức Giêsu nhất quyết đi lên
Giêrusalem” (c. 51).
Lên Giêrusalem là một quyết
định đắn đo và nghiêm túc,
cũng là một chọn lựa tự do
và can đảm của Đức Giêsu,
bởi lẽ lên đó là chấp nhận
đối diện với cái chết bi đát.
Giêrusalem là trung tâm hoạt
động của các nhà lãnh đạo Do Thái giáo,
những người đang âm mưu bắt
được Đức Giêsu để thủ tiêu.
Muốn được sống yên thân, Đức
Giêsu chỉ cần đừng lên thành đô ấy,
chỉ cần giới hạn hoạt động
của mình ở Galilê.
Lên Giêrusalem trong tình
thế dầu sôi lửa bỏng như bây giờ
là làm một cuộc Xuất Hành
mới (Lc 9, 31), đầy bất trắc hiểm nguy.
Nhưng Đức Giêsu không sợ đến
với nơi Cha muốn mình đến:
“Hôm nay, ngày mai và ngày
mốt, tôi phải tiếp tục đi,
vì một ngôn sứ mà chết ngoài
thành Giêrusalem thì không được” (Lc 13, 33).
Giêrusalem là nơi Đức Giêsu
hiến mình qua cái chết vì vâng phục,
nhưng Giêrusalem cũng là nơi
Ngài được phục sinh và rước lên trời (c. 51).
Tin Mừng Luca coi việc lên Giêrusalem
như một hành trình dài (9, 51-19, 27).
Ngài cố ý đi ngang qua vùng
đất của người Samari.
Giữa người Do Thái và người
Samari có sự xung khắc.
Người Do Thái khinh người
Samari, người Samari thù người Do Thái.
Chính vì thế khi biết nhóm
Thầy trò lên đường đi Giêrusalem dự lễ,
người dân một ngôi làng
Samaria đã từ chối tiếp đón.
Giacôbê và Gioan, từng được
Thầy gọi là con của thiên lôi (Mc 3, 17),
đã muốn xin cho mình được
chia sẻ quyền năng trừng phạt của Thầy.
Họ muốn làm như ngôn sứ Êlia
ngày xưa (2 V 1, 10. 12),
“khiến lửa từ trời xuống
thiêu hủy bọn chúng” (c. 54).
Nhưng Thầy Giêsu, người dẫn
đầu, đã quay lại quở mắng hai ông.
Ngài chẳng bao giờ dùng
quyền lực để trừng phạt kẻ từ chối mình.
Ngài sống điều Ngài đã giảng
cho các môn đệ (Lc 6, 29).
Làm sao có thể giết người
khác chỉ vì họ không đón nhận mình?
Quyền lực của Thiên Chúa
không đe dọa, không áp đặt,
cũng không bóp chết tự do mà
Ngài đã ban cho con người.
Sự bao dung của Đức Giêsu
cho ta thấy sự bao dung của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể học được
nhiều điều từ thái độ này.
Như các môn đệ, chúng ta
cũng thích thi thố quyền lực.
Chúng ta cũng thích dùng lửa
khi có lửa trong tay.
Chúng ta không chấp nhận một
Kitô giáo có vẻ yếu đuối, chịu lép vế.
Thầy Giêsu và các học trò đã
đi sang làng khác (c. 56).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.
Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối,
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning Christ)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
SỨ MẠNG
Chúa
Giêsu đến trần gian để thực hiện sứ mạng cứu độ con người. Trong mọi nơi mọi
lúc, và dù có bị cám dỗ như bị ma quỉ cám dỗ trong sa mạc, bị cản trở như trong
bài tin mừng này, hay nhiều thử thách như khi cầu nguyện trong vườn cây dầu ..
nhưng Chúa Giêsu đã quyết tâm và chu toàn sứ mạng của mình trong sự vâng phục
thánh ý Chúa Cha.
Trong cuộc
sống của mình, tôi có những công việc, có ơn gọi, có những bổn phận và cũng có
sứ mạng mà tôi phải chu toàn. Thế nhưng, nhiều lần vì những cám dỗ mà tôi đã bỏ
quên bổn phận của mình, vì những khó khăn cản trở mà tôi đã không chu toàn bổn
phận của mình, hay vì những thất bại, những điều trái ý mà tôi đã thất vọng,
than van trách móc, thậm chí tôi còn đánh mất niềm tin vào Chúa, vào tha nhân
và chính bản bản thân mình.
Chúa Giêsu
trong bài Tin mừng hôm nay là một tấm gương và là một sự động viên rất lớn cho
tôi, để tôi dám chấp nhận khó khăn thử thách, chấp nhận thất bại và hy sinh, để
rồi trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi mọi lúc tôi có thể chu toàn bổn phận và sứ
mạng mà Thiên Chúa mời gọi.
Lạy Chúa,
xin cho cho biết sử dụng nhưng ơn Chúa ban để con chu toàn bổn phận
với tinh thần vâng phục, khiêm tốn và phục vụ.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
30
THÁNG CHÍN
Chúng
Ta Vẫn Ở Lại Với Chúa Giêsu Trong Thánh Thể
“Thầy
là cây nho … ai ơ ûlại trong Thầy thì sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Đức
Kitô ở lại trong chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu mời gọi ta ở lại trong
Ngài, lời mời gọi này nhắc chúng ta nhớ một chân lý khác mà Ngài đã đề cập
trong bối cảnh diễn từ về Bánh Hằng Sống. “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta, sẽ được
sống đời đời” (Ga 6,56). Đức Giêsu đã nói như thế với đám đông.
Bản
văn song song này cho chúng ta thấy rằng trong biểu tượng cây nho có chứa đựng
ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta hiểu ra cách thế để mình ở lại trong Đức
Giêsu, Cây Nho Thật: đó là đón nhận Ngài làm của ăn của uống cho mình. Thánh Thể
chính là Chúa Giêsu ở lại giữa chúng ta một cách thực sự. Ngài thực sự hiện diện
với chúng ta, ngay cả dù chúng ta thấy có vẻ như Ngài hiện diện qua các dấu chỉ
bí tích là bánh và rượu.
Thực
ra những dấu chỉ ấy không đem lại cho chúng ta niềm vui được cảm giác Ngài,
nhưng chúng bảo đảm với chúng ta rằng Ngài đang hiện diện trọn vẹn giữa chúng
ta. Qua bí tích này, Chúa Giêsu trở thành lương thực mọi nơi và mọi thời cho
linh hồn người ta. Và chúng ta là những người được hưởng dụng. Chúng ta hãy tiến
tới với bàn tiệc của Chúa để lãnh nhận thứ lương thực quí giá này.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
30-9
Thánh
Giêrônimô
Linh
mục tiến sĩ Hội Thánh
G
3, 1-3.1-17.20-23; Lc 9, 51-56.
LỜI
SUY NIỆM: “Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường
và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến”.
Chúa
Giêsu không những chỉ sai các môn đệ đi đến với những con chiên lạc nhà
Ít-ra-en, nhưng Người còn quan tâm đến dân Samari. Chúa đã từng nói chuyện với
người phụ nữ Samari bên giếng Gia-cóp, Chúa đã đề cao người Samari nhân hậu, và
hôm nay Chúa sai các môn đệ của Người vào làng người Samari để Người sẽ đến.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con phải đến gần với lương dân và sống cùng với họ,
cắm lều trên đất họ, để trở nên nhân chứng cho Chúa để chuẩn bị Chúa đến ngự trị.
Xin Chúa ban cho gia đình chúng thật tình yêu mến, sẵn sàng chia sẻ vật chất
cũng như tinh thần đối với mọi gia đình chung quanh, nhất là chia sẻ Tin Mừng
tình thương của Chúa.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY
30-09 THÁNH HIÊRÔNIMÔ - LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH (340 - 420)
Thánh
Hiêrônimô chào đời khoảng năm 340 tại Stridon gần Aquila, miền tam biên giữa
Dalmatia, Pannonia và Italia. Tên đầy đủ của Ngài là Eusêbiô Hiêrônimô
Sôphrôniô. Dường như Ngài thuộc một gia đình giàu có và được giáo dục đầy đủ về
văn chương, theo thường lệ dành cho các thiếu niên thượng lưu thời đó. Trước hết
Ngài đã theo học tại Stridon rồi sau đó tại Roma với nhà văn phạm thời danh
Donatô, Ngài đã học để viết văn Latin cho tuyệt diệu tinh ròng và chính xác. Bởi
đó Ngài say mê các tác phẩm cổ, dầu sau này Ngài coi chúng như một thứ cám dỗ.
Trong
một bức thư gởi cho Eustochium, Ngài có kể lại một giấc mơ khi nằm tại bệnh viện
Antiochia. Trong giấc mơ Ngài thấy mình phải đến trước vị quan án. Ngài tự xưng
mình là Kitô hữu, nhưng quan án trả lời : - Ngươi không phải là Kitô hữu. Ngươi
là đồ đệ Cicêrô. Kho tàng ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó. Mà kho tàng của
ngươi là các thứ tác phẩm của Cicêrô.
Sau
đó Ngài bị đánh đòn và hứa sẽ từ bỏ các tác phẩm trần tục này.
Thánh
Hiêrônimô được giáo dục để trở thành Kitô hữu và luôn coi trọng tôn giáo. Dầu vậy
19 tuổi Ngài mới lãnh bí tích rửa tội ở Roma vào ngày Phục sinh năm 366. Khi viếng
thăm Trier, sau khi hoàn tất việc học ở Roma, Ngài hiểu biết ít nhiều về lối sống
khổ hạnh, có lẽ do thánh Athanasiô bị lưu đày tới và đã quyết rằng đó là ơn gọi
của Ngài. Ngài gia nhập một cộng đoàn linh mục và giáo dân tại Aquileia năm
370. Cộng đoàn bị tan vỡ vì một cuộc tranh chấp nào đó.
Năm
375, Hiêrônimô đi về hướng đông với mấy người bạn, tới miền tổ đời khổ hạnh
Kitô giáo. Sau khi dừng lại ở Antiochia ít lâu, Ngài đến sống trong sa mạc
Chalcis như một ẩn sĩ, nơi dây Ngài "không có bè bạn nào khác ngoài bò cạp
và hoang thú". Ngài khổ cực vì bệnh tật mà nhất là các cơn cám dỗ.
"Trong đầu óc tôi thường thấy mình giữa đám gái nhảy". Và Ngài khóc
thương rằng: "Một người chết yểu trong xác thịt như vậy mà ngọn lửa thèm
muốn còn cháy lên dữ dội".
Để
kiềm chế óc tưởng tượng, sau khi đã xử phạt xác mà không được, Ngài chú tâm học
tiếng Do thái. Như vậy Ngài đã khởi đầu công trình chính yếu trong đời làm học
giả nhiệt thành giải thích thánh kinh.
Năm
378, Ngài trở lại Antiochia và đến với Constantinople để học thánh kinh với nhà
thần học lừng danh là thánh Gregôriô thành Nazian. Năm 382, Ngài đến Roma và trở
thành thư ký của Đức giáo hoàng Đamasô. Tại đây Ngài bắt đâu công trình hệ trọng
về thánh kinh. Ngài hiệu đính các bản dịch Latinh về Phúc âm và thánh vịnh.
Ngoài ra Ngài cũng hăng hái khích lệ phong trào sống khổ hạnh giữa các phụ nữ
Roma.
Nỗ
lực này đã gây nên một số chống đối của một số giáo sĩ Roma. Chống lại, Ngài đã
viết những dòng sống dộng: - "Cái gì sơn phết lên khuôn mặt người Kitô hữu.
Các miếng cao dán đầy tham vọng này là dấu chỉ của đầu óc thiếu trong sạch. Làm
sao có thể nói được rằng một phụ nữ khóc than tội mình mà nước mắt họ cầy luống
trên cặp má tô vẽ của họ. Hạnh phúc trông đợi gì từ thiên đàng khi mà cầu khẩn
Chúa, họ lại chường mặt ra cho đấng tạo thành không còn nhận diện được họ nữa
?"
Do
những lời quở trách này mà Ngài trở nên xa lạ với dân gian. Sau cái chết của
thánh Damasô, Ngài lại lui về phương đông (năm 348).
Một
nhóm phụ nữ đã sống dưới sự hướng dẫn của Ngài đã theo Ngài, đứng đầu là thánh
nữ Paula với con Ngài là thánh nữ Eustochium. Họ lập thành một nhóm các tu viện
gần đại giáo đường Giáng sinh tại Bêlem, tại đây thánh Hiêrônimô đã trải qua những
ngày an bình hạnh phúc cuối đời, Ngài cũng dự phần vào nhiều cuộc tranh luận dữ
dội. Một trong các cuộc tranh luận ấy là cuộc tranh luận giáo thuyết của
Origen. Nhưng công cuộc lớn lao nhất của đời Ngài ... chính là công cuộc Ngài
đã chuẩn bị từ sa mạc Chalcis, đã khởi sự từ Roma, công cuộc phiên dịch thánh
kinh ra tiếng Latinh. Dựa vào công trình này mà thế giá Ngài tồn tại mãi trong
Giáo hội công giáo, cũng như sự thánh thiện của Ngài có được một bằng chứng
hùng hồn.
Toàn
bộ thánh kinh bằng tiếng Latinh, gọi là bản phổ thông đều được thánh Hiêrônimô
phiên dịch hay nhuận đính trừ các sách: Khôn ngoan, Huấn ca, Baruch và hai sách
Macabê. Ngài thực hiện bản dịch thứ nhất đã làm tại Roma, chính bản dịch thứ
hai này nằm trong bản dịch thánh kinh phổ thông và được Giáo hội dùng trong phụng
vụ giờ kinh.
Thánh
Hiêrônimô qua đời bình an tại Belem ngày 30 tháng 9 năm 420. Thánh Paula và
Eustochium đã chết trước Ngài. Thi thể Ngài được chôn cất với họ trong nhà thờ
Giáng sinh, nhưng sau này được đưa về Roma và nay đang được chôn cât tại đề thờ
Đức bà Cả.
(daminhvn.net)
30
Tháng Chín
Tình Thương Ðáp Trả
Hận Thù
Bà
Coretta King, vợ của cố mục sư Martin Luther King, đã ghi lại trong quyển hồi
ký của bà như sau:
Martin
ra trước cửa nhà. Một cách nào đó, đây là giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời
của anh.
Trước
đó vài hôm, một quả bom đã được quăng vào nhà. Vợ và con anh suýt bị sát hại.
Ðây là thử thách đầu tiên nặng nề nhất mà anh phải chịu đựng. Ðồng thời nó cũng
là trắc nghiệm để xem anh có thể sống nguyên tắc Kitô và thuyết bạo động mà anh
hằng rao giảng không. Anh xuất hiện một cách bình thản trước đám đông người da
đen đang sôi sục hận thù.
Khi
anh vừa giơ tay lên làm hiệu thì mọi tiếng động bỗng như dừng lại. Anh đã chiếm
lĩnh được tâm hồn mọi người, từ những người đứng tuổi đến các bạn trẻ bốc đồng
nhất, từ các cảnh sát viên cho đến những người sợ hãi đang đứng nép bên các bậc
thang trước cổng nhà.
Với
một giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng, anh khuyên nhủ mọi người như sau:
"Vợ
tôi và con gái tôi vẫn bình an. Tôi xin anh em hãy trở về nhà và hãy buông khí
giới. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng bạo động. Chúng ta phải yêu
thương những người da trắng anh em của chúng ta, dù họ có làm gì cho chúng ta
đi nữa. Chúng ta phải làm cho họ hiểu rằng chúng ta yêu thương họ thật sự.
Chúng ta phải sống như thế đó: nghĩa là lấy tình thương đáp trả hận thù".
Lời
kêu gọi trên đây của mục sư Luther King và cái chết của ông là một bản sao
trung thành nhất của Tin Mừng: đó là Tin Mừng của Ðấng yêu thương và yêu thương
cho đến chết trên thập giá...
Vào
tù ra khám, bị đòn vọt, trải qua trăm nghìn gian lao khốn khổ do những người
không tiếp nhận Tin Mừng gây ra, thánh Phaolô vẫn có thể khuyên nhủ các tín hữu
Roma như sau:
"Hãy
chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ. Hãy vui với kẻvui, hãy
khóc với kẻ khóc. Cùng nhau tâm đầu ý hợp. Ðừng qúa cao vọng về mình. Trái lại,
hãy biết bỏ mình, chuộng phần yếu kém... Ðừng lấy ác báo ác: điều thiện trước mắt
mọi người, hãy cố quan tâm. Hãy sống an hòa với mọi người... Anh em thân mến,
hãy sống an hòa với hết thảy mọi người. Ðừng báo oán. Chớ để sự dữ thắng được
ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ".
Ước
gì những lời khuyên nhủ trên đây trở thành khuôn vàng thước ngọc trong mọi giao
tiếp và gặp gỡ của chúng ta với mọi người.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét