Ngày 29 tháng 9
Lễ Thiên Thần Micae,
Gabriel, Raphael
Lễ Kính
* Chúng ta mừng các vị tổng lãnh thiên thần,
nhưng đồng thời cũng mừng tất cả các thiên sứ được nhắc tới từ sách Sáng Thế
cho tới sách Khải Huyền.
Các vị hiện diện cách vô hình để hướng dẫn dòng lịch sử cứu độ. Tuy các vị là
những sứ giả của Chúa, có nhiệm vụ bộc lộ cho con người biết các kế hoạch của
Chúa và mang tới lệnh Người truyền, nhưng trước hết các vị là cộng đoàn đông đảo
những vị thờ lạy Thiên Chúa hằng sống.
Bài
Ðọc I: Ðn 7, 9-10. 13-14
"Muôn
muôn vàn kẻ chầu chực Người".
Trích
sách Tiên tri Ðaniel.
Tôi
chăm chú nhìn mãi cho đến khi đặt xong các toà, và vị Bô Lão lên ngự trên toà;
áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tinh tuyền như lông chiên, toà của
Người như ngọn lửa, các bánh xe như lửa cháy. Trước mặt Người có con sông lửa
cuồn cuộn chảy như thác. Có hằng ngàn kẻ phụng sự Người và muôn muôn vàn kẻ chầu
chực Người: Người ngự toà xét xử và các quyển sách đã được mở ra.
Trong
một thị kiến ban đêm, tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi nhìn thấy như Con Người đến
trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước
mặt vị Bô Lão. Vị này ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc. Tất cả
các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài: Quyền năng của Ngài là quyền
năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị
phá huỷ.
Ðó
là lời Chúa.
Hoặc
đọc: Kh 12, 7-12
"Michael
và các thiên thần của ngài giao chiến với con Rồng".
Trích
sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Ðã
xảy ra có đại chiến trên trời: Michael và các thiên thần của Ngài giao chiến với
con Rồng. Con Rồng và các thiên thần phe nó nghinh chiến. Nhưng nó không có sức
cự lại; chỗ của chúng không còn gặp thấy trên trời. Và nó bị xô nhào xuống, con
Rồng lớn, con Rắn thái sơ, gọi là quỷ hay Satan, kẻ mê hoặc toàn thể thiên hạ.
Nó đã bị xô nhào xuống đất, và các thiên thần phe nó cũng bị xô nhào xuống làm
một với nó.
Và
tôi đã nghe có tiếng lớn trên trời rằng: "Nay đã thành sự: toàn thắng, quyền
năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và quyền bính của Ðức Kitô của Người,
vì nó đã bị xô nhào xuống, kẻ cáo tội anh em ta, kẻ tố cáo họ ngày đêm trước
nhan Thiên Chúa. Và họ đã thắng được nó nhờ máu Chiên Con, và nhờ lời đoan chứng
của họ, họ đã không ham sống sợ chết. Vì lẽ ấy, hãy hân hoan, hỡi các tầng trời,
và các người ở nơi ấy!"
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 4-5
Ðáp: Lạy Chúa, trước
mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa (c. 1c).
Xướng:
1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin;
trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa, con sấp mình thờ lạy bên thánh
điện Ngài. - Ðáp.
2)
Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi
con kêu cầu, Chúa nhậm lời con; Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. -
Ðáp.
3)
Lạy Chúa, các vua địa cầu sẽ ca ngợi Chúa, khi họ nghe những lời miệng Chúa
phán ra; và họ sẽ ca ngợi đường lối Chúa: "Thực vinh quang của Chúa lớn
lao!" - Ðáp.
Alleluia:
Tv 102, 21
Alleluia,
alleluia! - Hãy chúc tụng Chúa đi, chư binh toàn thể, chư vị thần hạ thừa hành
ý muốn của Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 1, 47-51
"Các
ngươi sẽ thấy các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: "Ðây thật
là người Israel, nơi ông không có gì gian dối". Nathanaen đáp: "Sao
Ngài biết tôi?" Chúa Giêsu trả lời rằng: "Trước khi Philipphê gọi
ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi". Nathanael thưa
lại rằng: "Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel". Chúa
Giêsu trả lời: "Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả,
nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa". Và Người nói với
ông: "Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và
các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Bước Vào Nước Trời
Bài
trình thuật Phúc Âm theo thánh Gioan hôm nay diễn tả sự kiện tông đồ Philipphê
muốn thuyết phục người bạn của mình là Nathanaen rằng ông đã tìm thấy Ðấng cứu
thế mà Lề Luật và các ngôn sứ đã tiên đoán trước, đó là Chúa Giêsu thành
Nazareth, con ông Giuse. Nhưng Nathanaen là người công chính và có lòng tôn
kính Thiên Chúa, và cũng như nhiều người Do Thái thời đó ông đang trông chờ Ðấng
cứu thế đến. Chính lòng khao khát được trông thấy Ðấng cứu thế đã thúc đẩy ông
nghe theo lời của Philipphê mà tới gặp Chúa Giêsu. Ông gặp và tuyên xưng đức
tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa vì Ngài đã nhìn thấu được những khát vọng
sâu xa trong tâm hồn của ông, đó là lòng ao ước được nhận biết Thiên Chúa và được
hiệp thông với Ngài trong sự vinh hiển muôn đời.
Chúa
Giêsu đã ban cho Nathanaen một niềm tin mới vào Ðấng cứu thế mà dân tộc Do Thái
đã chờ đợi từ lâu là Ngài chính là chiếc thang nối kết giữa Nước Trời với trần
gian, như Thiên Chúa đã mở rộng cánh cửa cho tổ phụ Giacóp để đưa ông và dân tộc
Do Thái vào Nước Trời với Thiên Chúa hằng sống. Chúa Giêsu cũng mạc khải cho
Nathanaen thấy rằng Ngài chính là Ðấng sẽ phải đến để hoàn tất các lời hứa của
Thiên Chúa cho tổ phụ Giacóp.
Qua
mầu nhiệm nhập thể, Con Một Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm cho sự cứu rỗi của
nhân loại và thông qua sự cứu rỗi và mầu nhiệm Phục Sinh đã mở rộng con đường
cho tất cả nhân loại bước vào một mối liên hệ mới là trở nên các con cái của Ngài.
Con Một Thiên Chúa đã mở rộng con đường cho nhân loại đi vào Nước Trời cũng như
mang Nưới Trời vào thế gian và vào trong đời sống mỗi ngày của chúng ta, điều
đó có nghĩa là Nước Trời hiện diện ở những ai đi tìm kiếm và thực hiện thánh ý
của Thiên Chúa.
Mười
hai môn đệ ở kề cận với Chúa Giêsu để được dịp chứng kiến sự kiện Chúa Cha tác
động và ngự trên Chúa Con. Sự kết hợp được biểu lộ một cách trọn vẹn nhất qua mầu
nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Chính vào giây phút Ngài được nâng lên trên thập
giá để bước vào sự vinh hiển muôn đời của Chúa Cha, tất cả chúng ta cũng được gọi
để dự phần vào sự mạc khải này và mỗi lần chúng ta cử hành mầu nhiệm hy tế là
chúng ta sống lại mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, là vị thượng tế
và là con chiên hiến tế trong giao ước mới giữa Chúa Cha và nhân loại.
Lạy
Chúa Cha trên trời,
Qua
Con Một của Ngài là Chúa Giêsu, Cha đã chỉ đường cho chúng con bước vào Nước Trời
như chính Cha đã mạc khải cho các tổ phụ và các tông đồ. Xin Cha cũng tỏ lộ Cha
cho tất cả chúng con để chúng con biết làm sáng Danh Cha qua cuộc sống chứng tá
hằng ngày. Xin cho chúng con luôn tìm thấy niềm hân hoan trong sự hiện diện của
Cha để tận hưởng niềm hạnh phúc và sự sống muôn đời nơi Nước Trời.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Kính Tổng Lãnh Thiên
Thần
Bài đọc: Dan 7:9-10,
13-14; Jn 1:47-51.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy đón nhận Đức
Kitô là Vua hiển trị muôn đời.
Con
người mong ước những giá trị vĩnh cửu; nhưng trong thế gian chỉ nhìn thấy những
tạm bợ và hời hợt bên ngoài. Chẳng hạn trong việc điều khiển quốc gia, hết nhà
lãnh đạo này tới nhà lãnh đạo kia, ai cũng hứa sẽ thay đổi tình thế và làm cho
dân chúng được an cư lạc nghiệp hơn; nhưng rồi tình hình đất nước cũng chẳng
khá hơn. Nếu dân chúng may mắn gặp được người lãnh đạo tài giỏi, đức độ; thì lại
bị ám sát hay cũng chỉ lãnh đạo được ít năm rồi chết. Làm sao con người có thể
kiếm được một vị vua tài đức vẹn toàn, sống mãi không chết, có uy quyền trên
toàn vũ trụ này; hay đây chỉ là ước mơ không bao giờ hiện thực?
Các
Bài Đọc hôm nay cho thấy đây là ước mơ có thể thực hiện được, nếu con người đặt
trọn vẹn tin tưởng nơi Vua Kitô, Người Con Một của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I,
tiên-tri Daniel tường thuật thị kiến trong Ngày Phán Xét trên trời. Thiên Chúa
là Chúa Tể trời đất sẽ trao tất cả vào tay Con Người; Con Người này chính là Đức
Kitô. Ngài sẽ phán xét mọi người, và Thiên Chúa sẽ đặt Ngài làm Vua cai trị dân
chúng đến muôn đời. Vương quốc của Ngài sẽ vạn đại trường tồn, và con dân của
Ngài sẽ được bình an, ấm no, hạnh phúc đến muôn đời. Trong Phúc Âm, sau khi
Nathanael tuyên nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Vua Israel, Ngài báo trước
cho ông biết ông sẽ thấy ngày vinh quang của Ngài, khi các thiên thần của Thiên
Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, vương quốc của Người sẽ chẳng hề
suy vong.
1.1/
Thị kiến về Ngày Phán Xét: Tiên-tri Daniel sống trong thời Hậu Lưu Đày (165 BC), và niềm
mơ ước của con cái Israel, có một Đấng Thiên Sai uy quyền đến giải phóng dân
chúng khỏi ách nô lệ của ngoại bang, ngày càng mãnh liệt. Toàn dân mong ước một
vị anh quân như thế, vì họ đã quá chán nản với sự cai trị của các vua Israel và
Judah. Họ cũng đã quá mệt mỏi vì phải sống dưới ách nô lệ của các đế quốc
Babylon, Persia, Media, và Hy-lạp. Họ mong một vị anh quân như Vua David, sẽ đến
để thống nhất lãnh thổ Palestine, dùng uy quyền để dẹp tan ngoại xâm, và lên
ngôi cai trị dân chúng trong một thời gian dài. Thị kiến của tiên-tri Daniel
trong trình thuật hôm nay, không chỉ giới hạn Đấng Thiên Sai trong ước mơ của
dân chúng; nhưng còn mở rộng tới một Đấng Thiên Sai sẽ làm Vua cai trị đến muôn
đời.
(1)
Đấng Lão Thành an tọa trên ngai: "Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai
và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tựa
lông chiên tinh tuyền.
Ngai của Người toàn là ngọn lửa, bánh xe của ngai cũng rừng rực lửa hồng. Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra.'' Những chi tiết diễn tả về Đấng Lão Thành và uy quyền của Ngài giúp con người nhận ra Đấng Lão Thành chính là Thiên Chúa.
Ngai của Người toàn là ngọn lửa, bánh xe của ngai cũng rừng rực lửa hồng. Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra.'' Những chi tiết diễn tả về Đấng Lão Thành và uy quyền của Ngài giúp con người nhận ra Đấng Lão Thành chính là Thiên Chúa.
(2)
Các người hiện diện nơi tòa án: "Ngàn ngàn hầu hạ Người, vạn vạn túc trực trước
Thánh Nhan. Toà bắt đầu xử, sổ sách được mở ra." Trong sự quan phòng của
Thiên Chúa, Ngài dùng các thiên thần để giúp Ngài cai trị thế giới. Các thiên
thần có nhiệm vụ tường trình những gì xảy ra nơi thế giới con người, và chuyển
thông ân sủng từ Thiên Chúa xuống cho con người. Sự hiện diện của thiên thần
trong Ngày Phán Xét là chuyện đương nhiên, vì họ là những nhân chứng sống động
của con người. Những người bị xử là loài người, bao gồm những người đã chết qua
các thời đại, và những người còn sống sót sau cùng.
1.2/
Thị kiến về Con Người: Đấng
sẽ xét xử loài là chính Con Người (The Son of Man). Danh xưng này có nguồn gốc
từ Sách Daniel hôm nay, và được Đức Kitô xử dụng để áp dụng vào chính Ngài. Điều
đang chú ý là tuy Ngài mang hình ảnh của con người; nhưng lại ngự giá từ mây trời
mà đến.
(1)
Người nhận uy quyền và vinh quang từ Đấng Lão Thành: Người tiến lại gần
bên Đấng Lão Thành và Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang
và vương vị.
(2)
Người sẽ thống trị toàn cõi địa cầu: Khác với vua chúa trần gian chỉ làm vua một vùng,
Ngài cai trị tất cả mọi dân tộc, "muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia
và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người.''
(3)
Người sẽ cai trị muôn đời: Để cai trị muôn đời,
+ Người phải sống muôn đời: Vua chúa trần gian
chỉ cai trị trong một thời gian vì họ đều phải chết. Người sẽ cai trị muôn đời
vì Ngài sẽ không bao giờ phải chết.
+ Vương quốc của Người sẽ tồn tại
muôn đời: Khác
với vương quốc của vua chúa trần gian luôn thay ngôi đổi chủ, vương quốc của
Người tồn tại muôn đời và sẽ chẳng hề suy vong. Điều này chứng tỏ sức mạnh và
uy quyền của Người.
+ Quyền thống trị của Người: là quyền vĩnh cửu,
không bao giờ mai một;
2/
Phúc Âm:
Các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
2.1/
Đức Kitô là Con Thiên Chúa, là Vua Israel: Khi Đức Giêsu thấy ông Nathanael tiến về phía mình,
Ngài liền nói về ông rằng: "Đây đích thật là một người Israel, lòng dạ
không có gì gian dối." Ông Nathanael hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết
tôi?" Đức Giêsu trả lời: "Trước khi Philíp gọi anh, lúc anh đang ở dưới
cây vả, tôi đã thấy anh rồi."
Nathanael
ngạc nhiên không chỉ vì Chúa Giêsu có uy quyền nhìn thấy sự việc xảy ra từ xa;
nhưng Ngài biết những gì đã xảy ra trong cuộc đời của ông. Điều này thúc đẩy
ông tuyên xứng thần tính của Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con
Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!"
2.2/
Các thiên thần của Thiên Chúa phục vụ Đức Kitô: Đức Giêsu lại bảo Nathanael:
"Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần
của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người."
Cụm
từ "các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống" gợi lại thị kiến
chiếc thang mà Jacob đã nhìn thấy trong một giấc mơ tại Bethel (Gen 28:12): Một
đầu của chiếc thang này chạm đất nơi Jacob đang nằm ngủ, một đầu chạm tới trời
cao, nơi Thiên Chúa ngự trị, và các thiên thần của Thiên Chúa đang lên lên xuống
xuống trên chiếc thang đó. Truyền thống Do-thái tin tưởng các thiên thần là những
sứ giả của Thiên Chúa. Họ giúp Thiên Chúa điều khiển vũ trụ bằng cách chuyển
giao những gì con người mong muốn lên Thiên Chúa, và chuyển giao sứ điệp cùng
ơn thánh từ Thiên Chúa xuống cho con người. Trong cuộc đàm thoại giữa Chúa
Giêsu với Nathanael hôm nay, Chúa Giêsu có ý muốn nói: Ngài là chiếc thang nối
giữa trời và đất; trên thang đó, các thiên thần của Thiên Chúa sẽ lên lên xuống
xuống để phục vụ con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta hãy đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Đức Kitô, và nhận Ngài làm Vua cai trị
chúng ta ngay khi còn ở đời tạm này, vì chỉ có Ngài mới thỏa mãn mọi khát vọng
vĩnh cửu của chúng ta.
-
Chúng ta đừng dại dột chạy theo những hào nhoáng và tạm bợ của thế gian; vì
chúng không thể thỏa mãn chúng ta ở đời này, và cũng chẳng bảo đảm cho chúng ta
cuộc sống an toàn và hạnh phúc cho tương lai.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
29/09/14 THỨ HAI TUẦN
26 TN
Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en Ga 1,47-51
Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en Ga 1,47-51
Suy niệm: Giáo
huấn của Giáo Hội dạy rằng có một thế giới thần thiêng trong đó gồm có thần
lành thần dữ là thiên thần và ma quỷ ảnh hưởng đến thế giới chúng ta. Thiên
thần là sứ giả, là những thần linh phục vụ Thiên Chúa. Thánh Kinh chỉ nêu tên
ba vị Tổng lãnh thiên thần là Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en với ý nghĩa:
-
Mi-ca-en là “Ai bằng Thiên Chúa”.
-
Gáp-ri-en là “Uy lực của Thiên Chúa”
-
Ra-pha-en là “ Thiên Chúa cứu giúp”
Mi-ca-en là Đấng bảo trợ đặc biệt Hội Thánh,
Gáp-ri-en là sứ giả được sai đến với Đức Maria và Ra-pha-en là vị tổng lãnh hầu
cận Thiên Chúa.
Mời Bạn: Mi-ca-en
giục chúng ta lòng tin Thiên Chúa là Chúa duy nhất để nhờ đó chúng ta biết quy
hướng mọi sự về Chúa. Ga-bri-en giục chúng ta có lòng trông cậy vào Thiên Chúa
quyền năng để nhờ đó chúng ta biết lệ thuộc vào Chúa trong mọi sự. Ra-pha-en
giục chúng ta có lòng mến Chúa nhờ đó chúng ta gắn bó với Chúa trong mọi việc.
Sống Lời Chúa: Theo
gương và lời chỉ dẫn của các vị tổng lãnh thiên thần, tôi chỉ tin vào một mình
Thiên Chúa vì không ai bằng Ngài. Tôi luôn cậy trông vào Chúa, dù khó khăn thử
thách đến đâu cũng không ngã lòng vì Chúa có uy lực vô biên có thể giúp bạn
vượt qua bất cứ mọi khó khăn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con, vì thế xin
cho chúng con cũng không bao giờ thất vọng về chính mình, nhưng luôn tin tưởng
vào tình yêu của Chúa.
Các
Tổng Lãnh Thiên Thần Micae - Gabrien - Raphaen
Hôm
nay Giáo Hội mừng kính tổng lãnh các Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael, đây
là tên tuổi của ba vị Thiên Thần đã được Kinh Thánh nhắc đến nhiều lần,
và khi nói đến các Thiên Thần là nói đến vô số. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu xác quyết với các môn đệ của Ngài về sự hiện hữu của các Thiên Thần, đây
chính là mầu nhiệm gắn liền với những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Khi tự tỏ bày
cho loài người, Thiên Chúa cũng một trật mạc khải cho chúng ta về thế giới của
các Thiên Thần.
Một
trong những dấu chỉ thời đại mang nhiều ý nghĩa, là hiện nay tại những nước văn
minh như Hoa Kỳ, sách vở liên quan đến các thiên thần được xếp vào một trong những
loại bán chạy nhất, ngày càng có nhiều người tin tưởng vào sự hiện diện chở che
của thiên thần trong cuộc sống của họ.
Vào
tháng 12 năm 1993, một cuộc thăm dò được tờ báo Time và đài truyền hình thực hiện,
cho thấy rằng có đến 69% người dân Mỹ tin sự hiện hữu của các Thiên Thần. Một
cuộc thăm dò khác được thực hiện trước đó cũng tìm thấy rằng, 75% dân Mỹ tin có
thiên thần.
Ðầu
thập niên 1970, một nhà giảng thuyết nổi tiếng của Hoa Kỳ được tạp chí Time cho
vào danh sách một trong 20,000 những tư tưởng nổi bật nhất của thế kỷ XX đã viết
một cuốn sách có tựa đề: "Các Thiên Thần và Nhân Viên Mật Vụ của Thiên
Chúa". Trong cuốn sách được xem là bán chạy nhất này, tác giả đã viết:
"Các Thiên Thần là một chủ đề mang lại niềm an ủi và phấn khởi lớn lao cho
những người tin Chúa, đồng thời cũng là một thách đố để cho những người không
tin phải tin".
Thật
thế, nếu Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta sự hiện hữu và hoạt động của các
thiên thần, hẳn Ngài cũng muốn cho chúng ta cảm nghiệm hơn về mầu nhiệm tình
yêu của Ngài. Dù chúng ta có thấy các thiên thần hay không, dù các ngài có đến
với chúng ta như thần linh hay dưới hình bóng người phàm, thì lời cầu xin của
chúng ta luôn được đáp trả. Thiên Chúa hằng can thiệp vào cuộc sống của chúng
ta cách diệu kỳ, niềm tin nơi sự hiện diện và hoạt động của các thiên thần luôn
nhắc nhở chúng ta điều đó. Quả thật, cuộc sống của chúng ta được dệt bằng phép
lạ từ giây phút đầu tiên được tạo thành trong lòng mẹ cho đến lúc chào đời rồi
lớn lên, mỗi một nhịp đập của trái tim, mỗi một hơi thở của chúng ta không là
phép lạ sao?
Với
mỗi người Chúa âu yếm nói: "Ta đã gọi con bằng tên con, con thuộc về
Ta". Chúa Giêsu đã có lý khi mời gọi chúng ta nên giống như trẻ thơ, bởi
vì trẻ thơ không ngừng ngây ngất trước những điều kỳ diệu và những phép lạ của
cuộc sống. Người lớn thì trái lại thường bị cuốn xoáy trong dòng đời nên dễ
đánh mất khả năng chiêm ngắm trước những điều kỳ diệu và các phép lạ của cuộc sống.
Thiên
Chúa yêu thương mỗi người, Thiên Chúa không ngừng bao bọc che chở chúng ta bằng
sự hiện diện của vô số các thiên thần. Ðó phải là niềm tin hôm nay khi mừng
kính các thiên thần Micae, Gabriel và Raphael, Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta
hâm nóng lại. Thiên Chúa đã ban cho cuộc sống chúng ta như một phép lạ, nhờ các
sứ thần của Ngài, Ngài hướng dẫn và che chở chúng ta trong từng đường đi nước
bước của chúng ta.
Nguyện
xin các thiên thần nhất là thiên thần bản mệnh của mỗi người luôn nhắc nhở ta,
để ta luôn tiến bước trong tin yêu và hy vọng nơi Thiên Chúa là tình yêu.
(‘Sống
Tin Mừng’ – R. Veritas)
Các thiên thần của Thiên Chúa
Lên lên xuống xuống trên
thang Giêsu là việc của các thiên thần. Lên với Thiên Chúa để dâng cho Ngài nỗi
thống khổ của nhân loại. Xuống với nhân loại để mang cho họ ân lộc và sứ điệp từ
trời
Suy niệm:
Trong kinh Tin Kính, chúng
ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa,
Đấng dựng nên muôn vật hữu
hình cùng vô hình.
Các thụ tạo vô hình ở đây
chính là chư vị thiên thần.
Chư vị này sống gần bên
Thiên Chúa để phục vụ Ngài và nhân loại.
Hơn nữa, các thiên thần là
những người đã phục vụ Đức Giêsu Kitô,
từ khi Ngài chào đời đến khi
Ngài quang lâm.
Sứ thần Gabrien được Thiên
Chúa sai đến với trinh nữ Maria
để loan báo về sự hạ sinh
của Đấng Cứu Độ (Lc 1, 26).
Ta nghe tiếng ngợi khen của
muôn vàn thiên binh cùng với sứ thần
trong đêm Con Thiên Chúa
giáng sinh trên trái đất (Lc 2, 13).
Ta cũng thấy các thiên thần
hiện ra để phục vụ Đức Giêsu (Mt 4, 11),
sau khi Ngài chiến thắng
những cám dỗ của quỷ dữ nơi hoang địa.
Khi Đức Giêsu bị xao xuyến
trước cái chết sắp đến,
một thiên thần từ trời đã
đến tăng sức cho Ngài (Lc 22, 43).
Ngài đã không tránh né cái
chết
bằng cách xin Cha cấp cho
mình mười hai đạo binh thiên thần (Mt 26, 53).
Tin Vui Phục sinh được loan
báo bởi các thiên thần từ mộ trống (Lc 24, 6).
Vào ngày tận thế, các thiên
thần của Đức Giêsu sẽ đi theo Ngài
khi Ngài trở lại trong vinh
quang để phán xét cả thế giới (Mt 16, 27).
Đức Giêsu nay ngự bên hữu
Thiên Chúa trên trời,
trổi vượt trên các thiên
thần và được các thiên thần thờ lạy (Dt 1, 4. 6).
Câu cuối của bài Tin Mừng
hôm nay
cũng nói đến tương quan giữa
Đức Giêsu và các thiên thần.
Trong lần gặp gỡ với
Nathanaen và các bạn của ông
Đức Giêsu đã long trọng hứa
là họ sẽ thấy trời rộng mở,
và “các thiên thần lên lên
xuống xuống trên Con Người” (c. 51).
Trong một giấc mộng, Giacóp
đã chiêm bao thấy
“một chiếc thang dựng dưới
đất, đầu thang chạm tới trời,
trên đó có các thiên thần
của Thiên Chúa lên lên xuống xuống” (St 28, 12).
Đức Giêsu nhận mình chính là
chiếc thang đó, là Đấng Trung Gian
nối đất với trời, nối Thiên
Chúa với nhân loại.
Các thiên thần cũng phải qua
Ngài mà đến phục vụ con người.
Các thiên thần cũng là những
đấng trung gian được sai đi,
nhưng họ phải qua Đấng Trung
Gian duy nhất và đích thực,
vì Đấng đó vừa trọn vẹn là
người, vừa trọn vẹn là Thiên Chúa.
Lên lên xuống xuống trên
thang Giêsu là việc của các thiên thần.
Lên với Thiên Chúa để dâng
cho Ngài nỗi thống khổ của nhân loại.
Xuống với nhân loại để mang
cho họ ân lộc và sứ điệp từ trời.
Thiên thần vừa gần với con
người, vừa gần với Thiên Chúa,
vừa tựa trên đất, vừa đụng
tới trời, nên kéo trời xuống đất và đưa đất lên trời.
Xin được quyền năng của Sứ
thần Micae: Ai bằng Thiên Chúa.
Xin được sức mạnh của Sứ
thần Gabrien: Thiên Chúa hùng dũng.
Xin được ơn lành mạnh của Sứ
thần Raphaen: Thiên Chúa chữa lành.
Kitô hữu là người hạnh phúc
vì biết mình được nâng đỡ chở che.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng con tôn thờ,
xin giúp con quên mình hoàn toàn
để ở lại trong Chúa.
lặng lẽ và an bình
như thể hồn con đã sống
trong vĩnh cửu.
Lạy Đấng thường hằng bất biến,
mong sao không gì có thể
khuấy động
sự bình an của con,
hay làm cho con ra khỏi Chúa ;
nhưng ước chi mỗi phút lại đưa con
tiến xa hơn vào chiều sâu của mầu nhiệm Chúa !
Xin làm cho hồn con bình an thanh thản,
xin biến hồn con thành chốn
trời cao,
thành nơi cư ngụ dấu yêu của
Chúa,
nơi Chúa nghỉ ngơi.
Ước chi con không bao giờ để Chúa ở đó một mình
nhưng con luôn có mặt, với
trọn cả con người,
với thái độ nhạy bén trong
đức tin,
cung kính tôn thờ
và phó mình cho Chúa sáng
tạo.
(Lời nguyện của chân phước
Elisabeth de Trinité)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
GẶP GỠ VÀ BƯỚC THEO
Đọc đoạn Tin mừng này tôi nhận thấy rằng Chúa Giêsu biết rõ ông
Nathanaen. Chúa biết
tường tận con người và bản tính của ông. Chúa biết rõ đến nỗi ông Nathanaen
phải ngạc nhiên và ông tin Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa. Rồi, sau cuộc gặp gỡ
này, ông Nathanaen đã bước theo Chúa.
Chúa cũng
biết rõ tôi. Chúa biết rõ con người và bản tính của tôi. Tôi có một tương quan
riêng tư, một tương quan đặc biệt với Chúa. Chúa cũng đang mời gọi tôi đến với
Chúa, gặp gỡ Chúa và bước theo Chúa trong chính nơi tôi đang sống và đang làm
việc. Chúa vẫn luôn tín nhiệm và thương tôi khi tôi yếu đuối lỗi lầm.
Nhưng…
Tôi đã làm
ngơ trước lời mời gọi của Chúa khi tôi mải mê kiếm tìm danh vọng, địa vị và vật
chất trần gian.
Tôi đã
nhiều lần quay lưng lại với Chúa khi tôi có những mặc cảm về bản thân,
khi tôi không chấp nhận sự thật về mình, không sống thật với chính mình và với
anh em.
Tôi
đã chạy trốn Chúa khi tôi sống theo ý riêng của mình, khi tôi tránh né để tìm
an nhàn cho bả thân, hay không chu toàn bổn phận của mình và khi tôi sống trong
tội lỗi.
Lạy Chúa
Giêsu, xin cho con nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời của con để con
luôn vững tin vào Chúa, đến với Chúa và bước theo Chúa trong cuộc sống mỗi
ngày.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29
THÁNG CHÍN
Một
Cuộc Bắt Đầu Mới Trong Đức Kitô
Chiều
hôm trước ngày chịu tử nạn Thập Giá, Đức Kitô đã nói với các tông đồ: “Thánh Thần…
sẽ làm chứng về Thầy; và cả anh em nữa cũng sẽ là những chứng nhân…” (Ga
15,26-27, RSV).
Những
lời này cũng còn nhắm nói với từng người đến lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Bí
tích này là một dấu chỉ của một cuộc bắt đầu mới trong Đức Kitô. Ý thức về sức
mạnh của Chúa Thánh Thần và ý thức về di sản tông truyền phong phú vẫn còn tiếp
tục trong Giáo Hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bạn trẻ không thể tách
mình ra khỏi ân huệ này. Không, các bạn không đứng ngoài!
Nguyện
xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn các bạn, như Ngài đã tác động trong
tâm hồn các tông đồ xưa khi các ngài được sai đi loan báo Tin Mừng. Các bạn hãy
ý thức về ân sủng của Thiên Chúa mà các bạn đã lãnh nhận! Hãy kiên vững trong đức
tin của các bạn và hãy mạnh mẽ tuyên xưng đức tin ấy! Hãy sống theo những chân
lý của đức tin ấy! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn được tôn thờ cách đích thực.
Ngài muốn các bạn tôn thờ Ngài trong Thánh Thần và chân lý (Ga 4,23).
Quả
thực, đây là một mầu nhiệm vĩ đại. Thiên Chúa là Thánh Thần!
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
29-9
Các
Tổng Lãnh Thiên Thần
Michael,
Gabriel, Raphael
Đn
7, 9-10.13-14; Ga 1, 47-51.
LỜI
SUY NIỆM: “Đức Giêsu thấy ông Nathanaen tiến về phía
mình, liền nói về ông rằng: Đây đích thực là một người Ít-ra-en, lòng dạ không
có gì gian dối”.
Nathanaen
là một người Ít-ra-en, đang nghiền ngẫm những gì Kinh Thánh nói về Đấng Thiên
Sai (ông ngồi dưới gốc cây vả) Sau khi ông nghe ông Philípphê giới thiệu về
Chúa Giêsu thành Nazarét, ông không mấy tin, nhưng rồi ông đã khiêm tốn nghe
Philípphê mời gọi: “Đến mà xem”. Ông đã đến, Và ông đã cảm nhận được Chúa Giêsu
đã thấy tận đáy lòng ông. Ông đã tin và đã trở thành môn đệ của Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn học cách giới
thiệu Chúa cho những người chung quanh chúng con như thánh Philípphê: “Hãy đến
mà xem”.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY
29-09 CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE, GABRIEL, RAPHAEL
Giáo
huấn của Giáo hội về thế giới thần thiêng rất giản dị và không thay đổi, là có
một thế giới như vậy, trong đó gồm có cả thần lành và thần dữ và ảnh hưởng đến
thế giới chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng việc tạo dựng
được thể hiện gồm có "muôn vật hữu hình và vô hình".
Còn
về ảnh hửơng của thế giới vô hình, của các thần thiêng đối với chúng ta, chỉ cần
nhớ lại biến cố cám dỗ Eva tại vườn địa đàng và biến cố truyền tin cho Đức Mẹ.
Trong lịch sử như Thánh kinh trình bày, thế giới thần thiêng được tỏ lộ trong bối
cảnh những thiên thể đến thế giới này để thi hành thánh ý Thiên Chúa hay để
truyền đạt lời Chúa cho loài người. Thiên thần theo nguyên ngữ là sứ giả. Thánh
Gregiriô thu nhặt nhiều đoạn khác nhau để xếp các thiên thần thành 9 phẩm.
Riêng
phẩm tổng lãnh được 1Tx 4,16 nhắc đến. Nhưng Thánh kinh chỉ nêu tên 3 vị tổng
lãnh là: Micae, Gabrie, và Raphae mà thôi. Nhắc đến tên các Ngài, chúng ta cũng
cần phải ghi nhớ lời dặn dò của thánh Grêgôriô Cả: "tên các thiên thần là
danh xưng chỉ các chức phận chứ không chỉ bản tính". Mica để có nghĩa là
"ai bằng Thiên Chúa". Gabrie có nghĩa là "uy lực của Thiên
Chúa". Raphe có nghĩa là "thầy thuốc của Thiên Chúa". Lần dở lại
thánh kinh, chúng ta sẽ thấy rõ phận vụ mỗi đấng thực hiện và dĩ nhiên các phận
vụ ấy liên quan đặc biệt đối với loài người chúng ta.
Người
Do thái vẫn coi tổng lãnh thiên thần Micae là đấng bảo trợ đặc biệt. Trong Kitô
giáo, Ngài cũng là đấng bảo trợ đặc biệt Giáo hội. Chúng ta coi Ngài là đấng thống
soái đạo binh trên trời, dựa theo lời kể của thánh Gioan: "Một cuộc chiến
dữ dội xảy ra trên trời, tổng lãnh thiên thần Micae cùng với các đồng bạn giao
chiến cùng con rồng, con rồng và các đồng đảng chống lại mãnh liệt. Song chúng
không sao thắng nổi và chúng mất địa vị trên trời. Con rồng lớn tức là con rắn
xưa kia, thường gọi là ma quỉ hay là satan. Kẻ lừa dối thiên hạ, bị quăng xuống
đất cùng với đồng đảng của nó" (Kh 12,7-9)
Tổng
lãnh thiên thần Gabrie được sai đến với Đức trinh nữ Maria ở Nazareth để nói rõ
cho Mẹ biết định mệnh của mẹ (Lc 1,23). Ngài cũng đến với Zacaria để nói cho biết
việc sinh hạ của Gioan tẩy giả (Lc 1,11-19). Chính Ngài đã tiên báo cho Daniel
biết việc Đấng thiên sai đến (Dn 9,21) . Nay Ngài được nhận làm đấng bảo trợ của
nhân viên bưu điện và điện thoại.
Tổng
lãnh thiên thần Raphae là một trong bảy vị tổng lãnh hầu cận trước nhan Thiên
Chúa. Ngài đã thực hiện phận vụ này trong câu chuyện Tobia sau khi Ngài giữ gìn
trẻ Tobia trong một cuộc hành trình xa và khi được chữa lành cho Tobia cha được
sáng mắt. Trong Tân ước, tổng lãnh thiên thần Raphael được đồng hoá với vị
thiên thần đã khuấy nước trong hồ gần Gierusalem và lại xuống hồ trước tiên khi
nước mới sủi lên, thì bất cứ mắc bệnh tật gì đều được khỏi cả (Ga 5,1-4).
(daminhvn.net)
29
Tháng Chín
Người Ăn Cắp Cừu
Tại
một miền quê bên Mỹ, vào thời kỳ lập quốc. Có hai anh em nhà kia bị bắt quả
tang đang ăn cắp cừu. Dân trong làng đã mở tòa án nhân dân để trừng phạt.
Sau
khi nghị án, mọi người đã đồng thanh cho khắc trên trán của tội nhân hai chữ viết
tắt S.T có nghĩa là "Người ăn cắp cừu".
Một
trong hai người ăn trộm không chịu nổi sự sỉ nhục đã trốn sang một vùng đất
khác để chôn chặt dĩ vãng của mình. Nhưng anh không thể xóa nhòa được hai chữ
viết tắt trên trán của mình. Bất cứ một người lạ mặt nào cũng đều tra hỏi anh về
ý nghĩa của hai chữ ấy. Lại một lần nữa, không chịu nổi sự nhục nhã, anh đã rời
bỏ nơi cư ngụ mới để tiếp tục lang thang và cuối cùng mòn mỏi trong cay đắng,
anh đã bỏ mình nơi đất khách quê người.
Nếu
người anh của mình đã bị sự nhục nhã gặm nhấm đến độ phải trốn suốt cả đời
mình, thì người em lại tự nói với mình: "Tôi không thể bỏ trốn chỉ vì ăn cắp
mấy con cừu. Tôi phải ở lại đây và tôi phải tạo lại sự tin cẩn nơi những người
xung quanh và nơi chính tôi".
Với
quyết tâm đó, anh đã trở lại trong xứ của mình. Và không mấy chốc, anh đã xây dựng
cho mình một sự nghiệp cũng như danh thơm của một người thanh liêm chính trực.
Nhưng
cho dù năm tháng có qua đi, hai chữ S.T vẫn còn ghi đậm trên vầng trán của
anh... Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa của
hai chữ viết tắt ấy. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: "Tôi không nhớ
rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của người đó,
tôi nghĩ rằng hai chữ viết ấy có nghĩa là Thánh thiện".
Một
thi sĩ người Ấn Ðộ đã gửi tặng cho Ðài Phát Thanh Chân Lý những vần thơ sau
đây:
"Hãy
tin nơi bạn, vì bạn là hình ảnh của Thiên Chúa.
Hãy
tin ở công việc của bạn vì một công việc chính trực là một lời cầu nguyện.
Hãy
tin ở ngày hôm nay vì mỗi phút chứa đựng một dịp may để phụng sự Chúa.
Hãy
tin ở những người xung quanh của bạn vì bạn hữu là điều quan trọng cho một cuộc
sống hạnh phúc.
Hãy
tin ở hiện tại vì hôm qua đã qua đi và ngày mai sẽ không bao giờ đến.
Hãy
tin ở lòng thương của Chúa vì Ngài tha thứ cho bạn. Và bạn hãy tha thứ cho
chính mình".
Thiên
Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta và Ngài mời gọi chính chúng ta cũng đừng
thất vọng về chính mình. Mỗi một may mắn là một dịp để chúng ta dâng lời cảm tạ
và chúc tụng Chúa. Mỗi một thất bại va đau khổ là khởi đầu của một nguồn ơn dồi
dào hơn. Mỗi một vấp phạm là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn. Bởi vì trong tất
cả mọi sự, Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét