23/09/2014
Thứ Ba sau Chúa Nhật
25 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Cn 21, 1-6. 10-13
"Những
câu Cách Ngôn khác nhau".
Trích
sách Châm Ngôn.
Lòng
vua ở trong tay Chúa, như những dòng nước chảy, Người muốn hướng nó về đâu tuỳ
ý Người. Mọi đường lối của người ta đối với họ là ngay thẳng, nhưng Chúa cân nhắc
tâm can. Thực hành công bình và bác ái, thì đẹp lòng Chúa hơn là hy lễ. Mắt tự
cao là lòng kiêu ngạo: đèn kẻ gian ác là tội lỗi. Toan tính người cần mẫn luôn
dẫn tới sự dồi dào, còn mọi kẻ biếng nhác luôn gặp nghèo khó. Ai dùng lưỡi gian
dối thu tích kho tàng, là người hư hốt vô tâm, nó sẽ rơi vào lưới sự chết.
Tâm
hồn người tội ác mơ ước sự dữ, nó không thương xót người lân cận. Khi kẻ hung bạo
bị sửa phạt thì người bé nhỏ sẽ khôn ngoan hơn, và nếu nó theo người khôn
ngoan, nó sẽ được thông minh. Người công chính nhìn xem lòng kẻ tội ác, để cứu
nó thoát khỏi tai hoạ. Ai bịt tai không nghe tiếng người nghèo khó, thì lúc
chính nó kêu cầu, cũng chẳng ai nghe.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 118, 1. 27. 30. 34. 35. 44
Ðáp: Lạy Chúa, xin
hướng dẫn con vào đường lối chỉ thị Ngài (c. 35a).
Xướng:
1) Phúc đức những ai theo đường lối tinh tuyền, họ tiến thân trong luật pháp của
Chúa. - Ðáp.
2)
Xin cho con am hiểu đường lối huấn lệnh của Chúa, để con suy gẫm các điều kỳ diệu
của Ngài. - Ðáp.
3)
Con đã chọn con đường chân lý, con quyết tâm theo các thánh chỉ của Ngài. -
Ðáp.
4)
Xin dạy con, để con vâng theo luật pháp Ngài, và để con hết lòng vâng theo luật
đó. - Ðáp.
5)
Xin hướng dẫn con vào đường lối chỉ thị Ngài, vì chính trong đường lối này con
sung sướng. - Ðáp.
6)
Con sẽ tuân giữ luật Pháp Chúa luôn luôn, cho tới muôn ngàn đời và mãi mãi. -
Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 18
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để
con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 8, 19-21
"Mẹ
và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến
gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: "Có mẹ và anh em Thầy đứng
ở ngoài muốn gặp Thầy". Người trả lời với họ rằng: "Mẹ và anh em Ta
là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Lắng
Nghe và Thực Hành Lời Chúa
Cả
ba tác giả Nhất Lãm đều kể lại sự kiện Ðức Maria và các thân nhân Chúa Giêsu đi
tìm Ngài, nhưng mỗi tác giả có một dụng ý riêng: Matthêu, Marcô xếp đoạn này
lên trước phần Chúa Giêsu giảng dạy dụ ngôn người gieo giống, còn Luca thì đặt
sau dụ ngôn ấy, liền sau dụ ngôn chiếc đèn cháy sáng. Luca không đề cập đến việc
các thân nhân đến tìm Chúa Giêsu để đưa Ngài về Nazarét, nhưng nhấn mạnh đến điểm
này: "Ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, đó là người sống trong gia
đình Thiên Chúa, là Mẹ, là anh em của Ngài.
Một
điểm nữa cần ghi nhận là trong đời sống thực tế, nhiều khi người ta cảm thấy gần
gũi thân thiết với những người cùng chung chí hướng, nguyện vọng, hơn là những
người ruột thịt, nhất là khi những người ruột thịt ấy không cùng chí hướng, nguyện
vọng. Như thế, mối liên hệ sâu xa giữa con người với nhau không phải là liên hệ
huyết thống, mà còn là liên hệ của cả tư tưởng, ý chí, tình cảm.
Chúa
Giêsu đến trần gian để xây dựng một gia đình duy nhất của Thiên Chúa, gia đình
của những người cùng một mục đích là nguyện cho Danh Cha được cả sáng, Nước Cha
trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Ðể cho thấy sự duy nhất về
cùng một gia đình đó, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, xin cho chúng
nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha". Ðó là hình ảnh Chúa Giêsu
muốn diễn tả khi Ngài nói: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời
Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Với
ý nghĩa đó, Ðức Maria hai lần xứng đáng làm Mẹ Chúa Giêsu: Mẹ theo huyết thống
và Mẹ của Thân mình mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội. Chẳng những là Mẹ thật vì
đã sinh ra Chúa Giêsu, mà còn là Mẹ vì đã thực thi ý Cha trên trời. Trong biến
cố truyền tin, Ðức Maria đã thưa với Sứ thần: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi
xin vâng theo lời thiên thần truyền". Ðiều đó nói lên suốt đời Ðức Maria,
người luôn làm theo ý Chúa.
Câu
định nghĩa của Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta con đường đi vào gia đình của
Thiên Chúa, đó là làm theo thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng ta luôn biết thực
thi thánh ý Chúa trong suốt cuộc sống chúng ta, để xứng đáng được thuộc về gia
đình của Chúa.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 25 TN2
Bài đọc: Prov 21:1-6,
10-13; Lk 8:19-21.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nghe và thực hành Lời
Chúa.
Sống
trong cuộc đời con người không chỉ sống cho mình, nhưng phải sống hài hòa với
ba mối tương quan: con người với Thiên Chúa, với tha nhân, và với thế giới. Khi
có xung đột giữa các tương quan, con người phải biết sống theo ý Thiên Chúa trước
và trên hết, sau đó mới tới tương quan với tha nhân, và sau cùng là tương quan
với thế giới. Nếu không chịu sống các mối tương quan và sống theo thứ tự ưu
tiên của nó, con người sẽ phải lãnh nhận mọi hậu quả xấu dù có biết hay không.
Các Bài đọc hôm nay xoay quanh trọng tâm này và chỉ cho con người thấy tại sao
phải luôn tìm hiểu và thực hành thánh ý Chúa trong cuộc đời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những lời khuyên thực
tiễn trong cuộc sống
(1)
Sống ngay thẳng và khiêm nhường trước thiên nhan Chúa: Khi nắm trong tay
uy quyền, con người nghĩ mình muốn làm gì thì làm; nhưng họ không biết là họ
đang bị điều khiển bởi chính Chúa. Chúa có thể dùng Nebuchadnezzar, vua Babylon
như chiếc roi để đánh phạt Dân Chúa; hay dùng Cyrus, vua Ba-Tư như khí cụ để
cho Dân Chúa được hồi hương và xây dựng lại Đền Thờ, như Sách Châm Ngôn nói:
“Trong tay Đức Chúa, lòng vua tựa dòng nước chảy, Người lèo lái đi đâu tuỳ ý
Người.”
(2)
Sống bằng sự làm việc chăm chỉ của mình: Con người thường có khuynh hướng làm giầu nhanh
chóng. Họ dám dùng bất cứ thủ đọan nào để đạt được mục đích của họ. Họ quên đi
rằng của cải có được nhờ siêng năng làm việc sẽ tồn tại lâu dài, còn của có được
nhờ thủ đọan sớm hay muộn rồi cũng tiêu tan. Không biết bao nhiêu người muốn
làm triệu phú cách nhanh chóng nên vội vàng đem hết những gì mình đã dành giụm
được để đầu tư vào những thứ mà họ nghĩ sẽ sinh lời nhanh như thị trường chứng
khóan, vé số, nhà cửa. Rốt cuộc lời đâu chẳng thấy mà vốn cũng hết sạch. Những
lời của Sách Khôn Ngoan báo trước những điều này: “Kế hoạch người siêng năng hẳn
tạo ra lợi nhuận, ai vội vàng hấp tấp, ắt phải chịu đói nghèo. Kho tàng thu
tích nhờ môi miệng điêu ngoa là hơi thở thoáng qua, là bẫy làm thiệt mạng.”
(3)
Sống làm sao để được Chúa chúc lành: Điều khốn khổ nhất cho con người là sống như không
có Chúa. Vì không tin “Trời cao có mắt,” nên họ cũng chẳng thương xót gì tha
nhân. Họ sẵn sàng chà đạp quyền lợi tha nhân để đạt được điều họ mong muốn.
Nhưng rồi Chúa sẽ mở mắt để họ nhìn thấy các việc làm của họ khi bắt họ chịu đựng
đau khổ. Họ có kêu cầu cũng không được Ngài nhận lời vì họ đã không biết thương
xót tha nhân. Sách Khôn Ngoan dạy: “Lòng ác nhân ước ao sự dữ, ngay bạn bè, nó
chẳng để mắt thương… Đấng Công Chính xem xét nhà của ác nhân, bắt ác nhân lâm
vòng tai hoạ. Kẻ bịt tai trước tiếng kêu của người cô thế, đến lúc nó kêu, sẽ
chẳng được đáp lời.”
2/
Phúc Âm:
Ai nghe và làm theo Lời Chúa trở nên mẹ và anh em của Chúa.
(1)
Những người trong gia đình không luôn luôn là những người ủng hộ Chúa. Phúc Âm Marcô thuật
lại việc họ tính đi bắt Chúa về vì nghĩ Chúa bị mất trí (Mk 3:21). Trong Phúc
Âm Matthêu, Chúa cũng báo trước kẻ thù là người nhà mình (Mt 10:36). Kinh nghiệm
thực tế cho thấy, những người hiểu và quí mến mình thường không phải những người
trong gia đình mình. Bạn tâm giao là những người cùng nhắm chung một hướng đi,
có cùng một sở thích, và có thể sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để hy sinh cho
nhau.
(2)
Nghe và làm theo ý Thiên Chúa là trở nên Mẹ và anh em của Chúa. Chúa Giêsu không
chỉ dạy hay đòi hỏi điều kiện này, nhưng chính Ngài đã sống làm gương trước cho
mọi người. Ngài chấp nhận sứ vụ Nhập Thể - Cứu Độ là vì vâng lời Thiên Chúa và
yêu thương con người khi Ngài nói: “Ta đến từ Trời không phải để làm theo ý Ta,
nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta. Và đây là ý của Chúa Cha Đấng sai Ta là Ta
không nên để mất bất cứ ai Ngài đã ban cho Ta, nhưng cho sống lại trong Ngày Tận
Thế” (Jn 6:38-39). Để có thể làm được điều này đòi hỏi con người phải biết từ bỏ
ý riêng và một niềm tin vững mạnh nơi Thiên Chúa.
(3)
Khi nói những lời này, Chúa Giêsu không khinh thường Mẹ và các Tông Đồ của Ngài
vì Đức Mẹ và các Tông Đồ là những người đã nghe và làm theo Lời Chúa. Trong biến cố Truyền
Tin, Đức Mẹ đã từ bỏ ý riêng muốn sống đời độc thân để thưa “Xin Vâng” với kế họach
cứu độ của Chúa, và sống lời “Xin Vâng” này suốt cuộc đời. Không những thế,
chính Đức Mẹ còn khuyên những người giúp việc trong tiệc cưới Cana: “Hễ Người bảo
gì, hãy làm như vậy.”
Các
Tông Đồ cũng thế, các ngài đã mạnh dạn bỏ nghề nghiệp đi theo Chúa, làm việc
cho Chúa, và đổ máu đào hy sinh cho Chúa. Đức Mẹ và các Tông Đồ đã trở nên Mẹ
và những người anh em đầu tiên của Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Con người chúng ta chỉ là tạo vật và khí cụ Chúa dùng mà thôi. Dẫu ý thức hay
không ý thức, tất cả mọi người chúng ta đều làm theo ý định của Thiên Chúa. Vì
Chúa là Người điều khiển cuộc đời nên chúng ta phải cố gắng tìm ra và làm theo
ý Thiên Chúa.
-
Điều bất hạnh nhất trong cuộc đời là con người sống như không có Thiên Chúa. Vì
không tin có Ngài nên họ cũng chẳng thương gì đến tha nhân, ngay cả cha mẹ và
những người trong gia đình. Do đó, điều quan trọng nhất cha mẹ cần phải dạy cho
con mình là biết kính sợ Thiên Chúa; vì kính sợ Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi
khôn ngoan.
-
Điều kiện không thể thiếu để trở nên người nhà của Thiên Chúa là biết lắng nghe
và làm theo ý Thiên Chúa, chứ không phải chỉ cần mang danh hiệu là “Kitô hữu.”
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/09/14 THỨ BA TUẦN 25
TN
Th. Pi-ô Pi-ết-ren-xi-na, linh mục
Lc 8,19-21
Th. Pi-ô Pi-ết-ren-xi-na, linh mục
Lc 8,19-21
Suy niệm: Con
người có khuynh hướng kết liên với nhau theo sở thích, tuổi tác hoặc huyết
thống… Trẻ đi thành nhóm, trưởng thành đi từng cặp, người già đi với con cháu!
Với Đức Giê-su cho biết để trở thành người thân, người bạn, người nhà của Thiên
Chúa, cần có một tiêu chuẩn cao hơn, đó là “nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”. Nếu thế thì việc lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy
(Rửa tội), tham dự thánh lễ, đọc kinh… vẫn chưa đủ để tôi thật sự trở thành
người nhà của gia đình Chúa. Muốn nghe Lời Chúa, tôi phải siêng năng đọc Lời
Ngài, để Lời ấy thấm vào tâm hồn, giúp ta suy nghĩ, phản ứng, cư xử như Chúa
Kitô, giúp ta chấp nhận sống theo những giá trị của Tin Mừng: khó nghèo, trong
sạch, bác ái, phục vụ, vác thập giá mình mỗi ngày cách vui tươi...
Mời Bạn: Hãy
thật sự là người con của Chúa khi chấp nhận vui vẻ nghe Lời Ngài và đem ra thực
hành, dù Lời ấy nhiều khi đi ngược sở thích, trái hẳn thói đời, đòi hỏi nhiều
hy sinh cố gắng.
Chia sẻ: Tôi
là người thân của Chúa thật sự hay chỉ trên danh nghĩa? Tôi sẽ làm gì để từ nay
sẽ “nghe
Lời Chúa và đem ra thực hành”?
Sống Lời Chúa: Tôi
sẽ chú tâm đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống bằng cách tập phản ứng
trước một sự kiện trái ý như Chúa Ki-tô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa mời gọi chúng con trở thành người thân,
người nhà của Chúa, qua việc lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời
sống mỗi ngày. Xin giúp chúng con đều đặn đọc Lời Chúa, chăm chú lắng nghe và
kiên trì sống Lời ấy từng giây từng phút. Amen.
Mẹ tôi và anh em tôi
Đức Giêsu là Con, luôn nghe và thi hành lời Thiên
Chúa Cha. Bất cứ ai sống như Ngài cũng trở nên con Thiên Chúa, nên lập tức trở
nên anh chị em với Ngài.
Suy niệm:
Chẳng rõ Đức Giêsu đã xa gia
đình ở Nadarét bao lâu,
mà hôm nay Mẹ và anh em Ngài
mới đến gặp Ngài.
Có phải vì nhớ, hay vì lo
lắng do nghe các lời đồn đại?
Để biết được Ngài đang ở
đâu, thì phải hỏi thăm,
bởi hồi đó chưa có những
phương tiện truyền thông như bây giờ.
Vì vậy chuyện Mẹ đến được
chỗ của Con là một nỗ lực không nhỏ.
Tiếc là khi đã đến nơi Con
đang giảng dạy,
thì Mẹ lại không làm sao vào
được, vì người đông quá (c. 19).
Chắc Mẹ đã nhờ ai đó vào báo
cho Đức Giêsu:
“Có mẹ và anh em Thầy đang
đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy” (c. 20).
Các sách Tin Mừng Nhất Lãm
đều không cho biết
Đức Giêsu có ra ngoài để đón
tiếp Mẹ và các anh em Ngài không.
Điều này khiến ta có cảm
tưởng bầu khí đón tiếp hơi lạnh lùng.
Nhưng cả ba Tin Mừng đều kể
lại câu nói gây sốc của Ngài:
“Mẹ tôi và anh em tôi chính
là những ai nghe lời Thiên Chúa
và đem ra thực hành” (c.
21).
“Mẹ tôi và anh em tôi” là
ai? Một câu hỏi quá dễ !
Hiển nhiên đó là những người
đang đứng ở ngoài kia.
Mẹ của Ngài là bà Maria,
người phụ nữ làng Nadarét,
người đã cưu mang, cho bú
mớm, và chăm lo dưỡng dục Ngài.
Anh em là những người họ
hàng gần gũi, tuy không phải là anh em ruột.
Mẹ và anh em của Đức Giêsu
là những người đang đứng ngoài nhà.
Ngài không hề khinh họ,
nhưng Ngài tập trung vào người trong nhà.
Những người ở trong nhà là
những người đang ngồi nghe lời Đức Giêsu.
Họ được mời gọi không nghe
suông, nhưng đem ra thực hành,
để trở thành mẹ và anh em
của Ngài.
Như thế Đức Giêsu đã nới
rộng gia đình của Ngài.
Ngài không bó hẹp trong gia
đình ruột thịt, mà khai mở một gia đình mới.
Gia đình thiêng liêng thì
rộng lớn hơn nhiều,
và mỗi Kitô hữu đều có chỗ
trong gia đình đó.
Đức Giêsu có nhiều mẹ và
nhiều anh chị em.
Ai nghe và thi hành lời
Thiên Chúa thì trở nên mẹ của Ngài,
bởi vì, theo thánh Bêđa, qua
gương sáng và lời nói của họ,
họ sinh ra Ngài trong trái
tim tha nhân.
Đức Giêsu là Con, luôn nghe
và thi hành lời Thiên Chúa Cha.
Bất cứ ai sống như Ngài cũng
trở nên con Thiên Chúa,
nên lập tức trở nên anh chị
em với Ngài.
Chúng ta ít khi nghĩ tới
chuyện mình có họ hàng với Đức Giêsu.
Có một thứ liên hệ còn sâu
nặng hơn cả liên hệ máu mủ nữa.
Chúng ta mang dòng máu của
Đức Giêsu, dòng máu vâng nghe lời Chúa.
Chính Thiên Chúa nối kết Đức
Giêsu và cả nhân loại thành một gia đình.
Trong gia đình đó có chỗ
quan trọng cho Đức Maria,
vì hơn ai hết Mẹ là người đã
lắng nghe và thi hành lời Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe
Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra
thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi
chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời
Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời
Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được
tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu,
SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG CHÍN
Các
Bạn Là Con Cái Của Thiên Chúa
Các
bạn là ai ?
Các
bạn là thế hệ môn đệ mới của Đức Kitô, những người đã lãnh nhận Phép Rửa. Qua
bí tích đầu tiên đó các bạn được đón nhận vào cộng đoàn Giáo Hội. Đối với hầu hết
chúng ta, bí tích khai tâm này được lãnh nhận trong những tuần lễ đầu đời của
mình. Cha mẹ ruột và cha mẹ đỡ đầu đưa chúng ta đến lãnh nhận Phép Rửa. Từ đó,
chúng ta sống trong ơn thánh hóa. Thiên Chúa đã đặt ấn tín vô hình và vĩnh viễn
trên chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, linh hồn chúng ta được khắc
ghi ân sủng.
Ân
sủng này và ấn tín thiêng liêng này của Phép Rửa, chúng ta có được là nhờ Đức
Kitô – nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Thực vậy, qua Phép Rửa chúng ta
được dìm vào trong cái chết của Đức Kitô, và như vậy chúng ta có thể sống lại với
Người trong sự sống mới. Tông đồ Phaolô dạy chúng ta trong thư gởi giáo đoàn
Rôma: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng
với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng
vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới”(Rm 6,4).
Kể
từ giây phút được lãnh Phép Rửa, chúng ta trở thành người thông phần vào sự sống
mới trong Đức Kitô – sự sống của Con Thiên Chúa. Và chúng ta trở thành những dưỡng
tử của Thiên Chúa. Chúng ta được nâng lên phẩm giá làm con trong Đức Kitô, người
Con Duy Nhất của Chúa Cha. Vì Chúa Con chia sẻ trọn vẹn sự sống trong mối hiệp
nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, nên chúng ta cũng lãnh nhận sự sống mới
trong Phép Rửa. Chúng ta đã được thanh tẩy nhân danh Ba Ngôi Chí Thánh: Nhân
danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
Phép
Rửa là sự tái sinh con người nhờ nước và Thánh Thần (Ga 3,5). Vì vậy chúng ta
trở nên thông phần vào sự sống mới trong Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa. Chúng ta
đang mang trong mình chúng ta mối đảm bảo sự sống đời đời.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
23-9
Thánh
Piô Pietrelcina, Linh mục
Cn
21, 1-6.10-13; Lc 8, 19-21.
LỜI
SUY NIỆM: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên
Chúa và đem ra thực hành”.
Lời
Thiên Chúa thì tất cả mọi con người khi còn sống trên trần gian này, đều có thể
đã được nghe, có người còn ra công nghiên cứu, nhưng rồi họ không tin vào Lời
Thiên Chúa, họ không đem ra thực hành trong cuộc sống thì hoàn toàn vô nghĩa và
vô ích cho bản thân, và sẽ không được thuộc vào gia đình của Chúa Giêsu. Chỉ những
ai nghe và đem ra thực hành mới được gọi là gia đình của Chúa Giêsu.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con ham thích học hỏi,
suy niệm Lời Chúa, và đem ra thực hành trong ngày sống của mình.
Mạnh
Phương
23
Tháng Chín
Cậu Bé Ðau Liệt
Trong Bức Tranh
Một
trong những bức tranh bất hủ của danh họa Rafaello, người Italia, hiện đang được
cất giữ trong bảo tàng viện Vatican: đó là bức họa Chúa Giêsu biến hình trên
núi Tabôrê.
Trong
bức tranh, người ta thấy có ba tầng. Ở tầng cao nhất của bức tranh là khuôn mặt
và toàn thân Chúa Giêsu trong cảnh chiếu sáng rực rỡ giữa các tầng mây. Ở tầng
dưới của bức tranh và kề sát với Chúa Giêsu là ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và
Gioan trong tình trạng ngây ngất trước sự biến dạng rực rỡ của Chúa Giêsu. Và ở
tầng thấp nhất của bức tranh, người ta thấy một nhóm môn đệ và một gia đình
đang quây quanh một em bé đang đau liệt: tất cả đều chìm ngập trong một khung cảnh
ảm đạm, mờ ảo.
Có
lẽ danh họa Rafaello đã cố gắng giải thích cho chúng ta về sứ điệp của bài Tin
Mừng tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng
và là Ðấng cứu chữa con người. Ðứa bé đau liệt trong bức tranh là chính mỗi người
trong chúng ta, là toàn thể nhân loại đang chịu đựng vì không biết bao nhiêu bệnh
tật trong thân xác lẫn tâm hồn. Trong đám môn đệ đang quây quanh cậu bé đau liệt,
Rafaello đã làm nổi bật hai cử chỉ: cử chỉ của một người môn đệ đang trỏ tay chỉ
về cậu bé và cử chỉ của một người môn đệ khác đang chỉ tay về Chúa Giêsu...
Phải
chăng Rafaello đã không muốn đánh thức ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan
đang say sưa chiêm ngưỡng Thánh nhan rực rỡ của Chúa Giêsu mà quên đi cảnh nhân
loại đang quằn quại trong đau thương khốn khổ?
Trong
đời sống đạo, chúng ta dễ rơi vào hai thái cực: hoặc chỉ chăm chú cầu nguyện mà
không đếm xỉa gì đến lòng bác ái đối với tha nhân, hoặc ngược lại, xem hành động
bác ái là một lời cầu nguyện mà không màng đến đời sống nội tâm.
Nơi
Chúa Giêsu, cầu nguyện đưa đến hoạt động và hoạt động dẫn đến cầu nguyện. Mỗi một
gặp gỡ của Ngài với tha nhân cũng là một lời cầu nguyện và mỗi một lời cầu nguyện
của Ngài cũng ôm trọn lấy tất cả những ai mà Ngài đã hoặc sẽ gặp gỡ.
Chúng
ta hãy chiêm ngắm mẫu gương của Chúa Giêsu... Cả cuộc đời của chúng ta phải là
một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa, chứ không chỉ có những lời kinh mà chúng ta
đọc ngoài môi mép.
Người
ta không lên xe để ở mãi trên đó... Một môn sinh không đến thụ giáo để ở mãi
bên cạnh thầy mình... Cũng thế, chúng ta không leo lên núi cao để ở lại mãi
trên đó. Sau cơn ngây ngất của ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi
Tacôbê, Chúa Giêsu đã kêu gọi các ngài hãy trở lại với thực tế: đó là thực tế của
những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết.
Từ đỉnh cao của sự cầu nguyện, từ bốn bức tường của nhà thờ, từ cung thánh của những giây phút ngất ngây trong sự kết hiệp, chúng ta hãy quay lại với cuộc sống, nơi đó có những nghĩa vụ để thi hành, nơi đó có những con người để gặp gỡ và yêu thương.
Từ đỉnh cao của sự cầu nguyện, từ bốn bức tường của nhà thờ, từ cung thánh của những giây phút ngất ngây trong sự kết hiệp, chúng ta hãy quay lại với cuộc sống, nơi đó có những nghĩa vụ để thi hành, nơi đó có những con người để gặp gỡ và yêu thương.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét