25/10/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
29 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Ep 4, 7-16
"Ðức
Kitô là đầu, nhờ Người mà toàn thân thể được lớn lên".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô,
Anh
em thân mến, mỗi người trong chúng ta đã được ban ơn tuỳ theo lượng Ðức Kitô
ban cho. Vì thế có lời rằng: "Người lên nơi cao điệu tù nhân về, Người đã
ban ân huệ cho mọi người". Nói rằng "Người lên" nghĩa là gì nếu
không phải là trước Người đã xuống những miền hạ tầng trái đất sao? Ðấng đã xuống
cũng chính là Ðấng đã vượt lên trên mọi tầng trời, để làm viên mãn vạn vật.
Và
chính Người đã ban cho kẻ làm Tông đồ, người làm Tiên tri, còn kẻ khác thì rao
giảng Tin Mừng, kẻ khác nữa làm chủ chăn và thầy dạy, để tổ chức các thánh nhân
nên hoàn bị hầu chu toàn chức vụ, xây dựng thân thể Ðức Kitô, cho đến khi mọi
người chúng ta hợp nhất trong đức tin, và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, trở
nên người trưởng thành, đạt đến tầm tuổi người của Ðức Kitô viên mãn, để chúng
ta không còn là trẻ nhỏ bị lắc lư và lôi cuốn theo mọi chiều gió học thuyết,
nghiêng theo sự lừa dối của người đời, và mưu mô xảo trá làm cho lạc lõng trong
sự sai lầm.
Nhưng
chúng ta hãy thực hiện chân lý theo đức ái, hãy tấn tới bằng mọi phương tiện
trong Ðức Kitô là đầu. Do nơi Người mà toàn thân thể được hoà hợp với nhau, kết
cấu với nhau bằng những dây liên lạc cung cấp sinh lực tuỳ theo phận sự của mỗi
phần, làm cho thân thể lớn lên và tự xây dựng lấy mình trong đức mến.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Ðáp: Tôi vui mừng
khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).
Xướng:
1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng tôi sẽ tiến vào nhà
Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.
2)
Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể.
Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.
3)
Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm
phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 18
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều
kỳ diệu trong luật Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 13, 1-9
"Nếu
các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người
Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo:
"Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những
người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi:
không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi
cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè
chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo
các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả
các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Người
còn nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho
mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng:
Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó
đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông,
xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra
nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Thay
Ðổi Cái Nhìn
Cùng
một biến cố, nhưng người ta có thể nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Bệnh
AIDS (SIDA) chẳng hạn, các nhà Y học coi đó như một thách đố cho việc tìm tòi,
một số kỹ nghệ gia coi đó là dịp để tung ra các sản phẩm phòng ngừa, các nhà đạo
đức thì coi đó như là chiếc roi của Thiên Chúa trừng phạt nhân loại, còn người
có đức tin thực sự lại nhận ra ở đó khởi điểm của tình yêu của Thiên Chúa đối với
con người.
Chúa
Giêsu đã nhắc đến phản ứng rất thông thường của người Do thái và có lẽ cũng là
của nhiều Kitô hữu, đó là qui trách cho Thiên Chúa mọi sự trừng phạt. Khi
Philatô ra lệnh xử tử một số người Galilê nổi loạn, thì người Do thái cho rằng
những người này đáng bị trừng phạt vì là những kẻ tội lỗi. Khi tháp Silôê đổ xuống
làm một số người chết, người ta cũng bảo là họ bị Chúa phạt.
"Chúa
phạt", đó có thể là phản ứng của chúng ta khi đứng trước một tai họa cho
người khác. Chúng ta vừa gán cho Chúa một hình ảnh không mấy đúng đắn về công
bình, vừa vô tình kết án người khác mà quên đi thân phận yếu hèn của mình.
Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào các biến cố với niềm tin tưởng vào tình yêu
Thiên Chúa. Dù con người tội lỗi đến đâu, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, tha
thứ cho họ. Ý thức về tình yêu ấy, con người cũng được mời gọi hoán cải. Càng
nhận ra tình yêu Thiên Chúa, càng ý thức về thân phận yếu hèn của mình và càng
phải cảm thông và yêu thương người khác nhiều hơn. Sám hối trước tiên phải là
sám hối trong cái nhìn về Thiên Chúa nhân từ, đồng thời thay đổi cái nhìn đối với
người khác.
Ước
gì hoa trái của yêu thương, phó thác, tha thứ trổ bông trong tâm hồn và tràn ngập
trong ánh mắt chúng ta.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Bảy Tuần 29 TN2
Bài
đọc:
Eph 4:7-16; Lk 13:1-9.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải hiểu biết kế họach
của Thiên Chúa để sinh hoa quả cho Ngài.
Khi
nhìn vào một sự kiện xảy ra, mỗi người có một nhận xét khác nhau: có người cho
là hay, có người cho là dở, có người chẳng cho là hay và cũng chẳng cho là dở.
Hay hoặc dở tùy vào trình độ hiểu biết của mỗi người; vì thế, cần phải nghiên cứu
để hiểu rõ vấn đề trước khi phê phán. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô dạy cho các
tín hữu hiểu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa và vai trò của mỗi người
trong kế họach Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khiển trách sự
hiểu biết sai về liên hệ giữa tội lỗi và hình phạt của một số người qua 2 sự kiện:
(1) những người Galilee bị Tổng Trấn Philatô giết, và (2) 18 người bị tháp Siloah
đè chết.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa
1.1/
Thiên Chúa ban cho mỗi người một ơn gọi khác nhau: Thánh Phaolô quả
quyết: “Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban
cho.” Để dẫn chứng thực tại này, Thánh Phaolô trích dẫn lời của Thánh Vịnh
68:18 với một sửa đổi quan trọng: “Người đã lên trên cao, dẫn theo một đám tù;
Người đã ban ân huệ cho loài người.” Trong khi vế hai của Thánh Vịnh 68:18 viết,
“… Người đã nhận lễ vật giữa lòai người.” W. Barclay cho một nhận xét rất hay về
sự sửa đổi này: “Trong Cựu Ước, Vua chiến thắng khải hòan về có quyền đòi hỏi
và nhận quà từ dân. Trong Tân Ước, Đức Kitô sau khi đã chiến thắng khải hòan lại
dâng và ban quà cho dân. Đây chính là sự khác biệt nền tảng giữa 2 Giao Ước:
Trong Cựu Ước, một Thiên Chúa ghen tương nhấn mạnh đến nhận lễ vật từ dân;
trong Tân Ước, một Chúa tình thương tuôn đổ tình yêu của Ngài xuống trên dân.
Đó mới thực sự là Tin Mừng.”
Đâu
là quà tặng mà Đức Kitô ban thêm cho con người? Thánh Phaolô liệt kê một số những
ơn gọi chính:
(1)
Kẻ này làm Tông Đồ: Ngòai
Nhóm Mười Hai, Chúa còn chọn nhiều môn đệ và các Tông Đồ khác để sai đi như
Phaolô, Barnabas …
(2)
Người nọ làm ngôn sứ: Ngôn
sứ là những người nói thay cho Thiên Chúa. Mặc dù ngôn sứ theo nghĩa hẹp đã chấm
dứt sau khi Gioan Tẩy Giả đến, nhưng theo nghĩa rộng tất cả những ai nói Lời
Chúa đều là những ngôn sứ của Ngài.
(3)
Kẻ khác làm người viết Tin Mừng: là 4 Thánh Ký: Matthew, Marco, Luca, và Gioan. Cũng
có thể mở rộng để bao gồm Phaolô và những tác giả khác của Tân Ước.
(4)
Kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ: Đây là nhiệm vụ của các chủ chăn trong Giáo Hội: Đức
Giáo Hòang, các Giám Mục, các linh mục.
1.2/
Cho một mục đích: Mặc
dù ơn gọi Chúa ban cho mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều nhắm một mục đích:
“là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất
trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người
trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.” Đứng trước Kế Họach Cứu Độ của
Thiên Chúa, con người có tự do lựa chọn hai lối sống:
(1) Sống theo sự gian dối và chia rẽ:
Thánh Phaolô ước
mong các tín hữu đừng chọn lối sống này: “Chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ,
bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ
giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường.” Chẳng hạn:
vì ham danh, một số người đòi quyền để làm những gì người khác làm.
(2) Sống theo sự thật và trong tình
bác ái: Thánh
Phaolô mong ước cho các tín hữu: “Chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn
tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau
và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi
thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên
và được xây dựng trong tình bác ái.”
2/
Phúc Âm:
Nếu các ông không sám hối, các ông cũng sẽ chết hết như vậy.
2.1/
Xét mình thay vì xét người: Đâu là sự liên quan giữa đau khổ và tội lỗi? Có 2 cách nhìn: của
thế gian và của Thiên Chúa. Theo cách nhìn của thế gian: đau khổ phải chịu là
do tội lỗi gây lên, “Ác giả ác báo, tội càng lớn đau khổ càng nhiều.” Theo cách
nhìn của Thiên Chúa: đau khổ có thể không do tội lỗi. Chẳng hạn, có người hy
sinh chịu đau khổ cho người khác được sống (Chúa Giêsu), hay để vinh quang
Thiên Chúa được tỏ hiện (Job, người mù từ lúc mới sinh). Chúa Giêsu dẫn chứng 2
ví dụ:
(1)
Những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu
tế vật họ đang dâng. Chúa Giêsu hỏi khán giả: “Các ông tưởng mấy người Galilê
này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói
cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các
ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
(2)
Mười tám người bị tháp Silôác đổ xuống đè chết. Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi cho
khán giả: “Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở
thành Jerusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu
các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
2.2/
Con người phải sinh hoa trái cho Thiên Chúa: Thay vì làm việc vô ích như xét
đóan tội lỗi của người khác, Chúa Giêsu muốn con người làm việc ích lợi hơn là
xét đóan chính mình qua dụ ngôn cây vả không sinh trái: “Người kia có một cây vả
trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người
làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy.
Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa
ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho
nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi."”
Thiên
Chúa sẽ kiên nhẫn chờ đợi để con người sinh hoa kết quả; nhưng nếu con người vẫn
không sinh trái, Ngài sẽ chặt đi và lấy chỗ cho người khác để sinh trái cho
Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần hiểu biết tường tận Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa và vai trò của
mỗi người chúng ta trong Kế Họach này.
-
Đừng ghen tị đòi làm những gì người khác làm, nhưng biết chu tòan ơn gọi Chúa
ban, để cùng với mọi người, đưa Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa tới chỗ viên
mãn.
-
Đừng nhìn chung quanh để dò xét và kết án người khác, nhưng hãy tự xét mình để
xem mình đã sinh hoa kết trái tương xứng với những hồng ân Thiên Chúa đã ban
chưa?
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 29
Lc 13,1-9
A. Hạt giống...
Ý chính của đoạn Tin Mừng này là kêu gọi sám hối
:
- cc 1-5 : người do thái thời Chúa Giêsu quen
nghĩ “ác giả ác báo”. Trước hai tai nạn đột ngột làm chết nhiều người, họ kết
luận ngay rằng những nạn nhân ấy là “ác giả” cho nên bị “ác báo”. Chúa Giêsu
khuyên đừng hồ đồ suy đoán về người khác những mỗi người hãy coi các tai nạn đó
là tiếng nhắc nhở hãy xét lại lương tâm mình để lo sám hối.
- cc 6-9 : Qua dụ ngôn cây vả không sinh trái,
Chúa Giêsu bảo mỗi người hãy tận dùng thời gian gia hạn mà Thiên Chúa đã ban
cho mình để sớm lo sám hối.
B.... nẩy mầm.
1. “Hãy sám hối”, đó là câu nói được khẩn thiết
kêu gọi rất nhiều lần bởi Gioan Tiền hô, bởi Chúa Giêsu, bởi các tông đồ và bởi
Giáo Hội. Tại sao ? Vì con người luôn đi lệch đường. Sám hối là nhận ra mình
đang lệch đường và mau mắn quay về đường chính.
2. “Tôi sẽ vun xới, bón phân cho nó. May ra sang
năm nó có trái. Nếu không ông sẽ chặt nó đi”. Hôm nay, tôi dám nói câu này với
Chúa không ?
3. Sau khi đánh tan một cuộc nổi loạn, nhà vua
bắt những kẻ phản loạn về. Ông ra lệnh thắp lên một cây nến, rồi nói với họ :
“Ai chịu đầu hàng và thề trung thành với ta thì sẽ được tha, bằng không sẽ bị
giết Các ngươi hãy suy nghĩ. Khi cây nến tắt thì cuộc hành quyết sẽ bắt đầu”.
Thiên Chúa cũng đối xử với tội nhân như vậy : Ngài cho họ một thời gian gia
hạn. Tuy nhiên có một khác biệt quan trọng : không ai biết cây nến của đời mình
còn dài hay ngắn. (Tonne).
4. “Tôi nói cho các ông biết : không phải thế
đâu. Nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy.”
“Sám hối”. Vâng, tôi đã hơn một lần sám hối, thế
mà cuộc đời tôi vẫn thế. Và hôm nay Chúa lại mời gọi tôi sám hối, mời gọi tôi
hãy làm cuộc cách mạng tận căn mà lấy Lời Chúa làm chuẩn mực, một cuộc cách
mạng dựa trên nền tảng của tình yêu thương, không đố kỵ. không ghen ghét,
để nơi con có được tình yêu mà Chúa đã đem đến nơi thế gian này.
Lạy Chúa, xin giúp con sám hối, xin biến
đổi tâm hồn con, để mọi việc con làm, mọi điều con suy nghĩ đều dựa trên tình
yêu. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
25/10/14 THỨ BẢY TUẦN
29 TN
Lc 13,1-9
Lc 13,1-9
Suy niệm: Sau
biến cố 30/04/1975, nhiều gia đình Công giáo trở về quê cha đất tổ ổn định cuộc
sống, sau thời gian tạm lánh vì chiến tranh. Một lần kia, có một Cha xứ “lặn
lội” đi tìm những “con chiên lạc” ở vùng đất hẻo lánh, “sâu” và “xa” này. Một
chủ gia đình – trước đây có chức vụ trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ – phân trần:
“Thưa Cha, không phải chúng con bỏ Chúa, bỏ Cha, mà các Cha bỏ chúng con.” Cha
xứ lặng người …! Đúng, vì nhiều lý do khác nhau – khách quan và chủ quan – các
Cha không thể đến vùng đất này. Ông chủ vườn luôn nhẫn nại, quảng đại, người
làm vườn quyết tăng cường vun xới, chăm bón cho cây; cả hai đều hy vọng với
thời gian, may ra sang năm cây nho ra trái.
Mời Bạn: Đức
tin luôn cần được vun xới, chăm bón; nếu không, không thể sinh hoa kết trái
được. Tuy nhiên, việc chăm sóc có thể đến từ nhiều phía: bản thân, gia đình,
cộng đoàn, giáo xứ… nhưng trên hết vẫn là ơn Chúa ban tặng cho ta qua các bí
tích của Hội Thánh. Vấn đề cốt lõi van là: Tôi có sẵn sàng để tự chăm sóc và
được chăm sóc hay không?
Sống Lời Chúa: Chăm
sóc “cây đức tin” của gia đình bạn bằng quyết tâm đọc kinh Mân Côi chung, để
xin Đức Ma-ri-a giúp gia đình sinh hoa trái là đời sống công chính, thánh
thiện.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết chăm sóc nhau trong đời sống đức
tin, để gia đình chúng con được “tân Phúc âm hóa”, nhờ lời chuyển cầu của Đức
Maria, Mẹ Mân Côi. Amen.
Tìm trái mà không thấy
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời. Mỗi
ngày sống là quà tặng của lòng thương xót. Còn sống là còn cơ hội để sinh trái,
để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Suy niệm:
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu cảnh báo hai lần (cc. 3, 5).
“Nếu các ông không sám hối,
thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện
đau thương chết chóc
của một số người ở Galilê và
Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra
khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy
thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.
Đơn giản sám hối là sinh
trái.
Trái là điều ông chủ có ý
nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy
củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn
và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức
chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa
vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp
lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến
thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến
cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ,
không phải một năm, mà ba năm.
“Vậy anh chặt nó đi, để làm
gì cho hại đất” (c. 7).
Rõ ràng quyết định này không
do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để
hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất
trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự
nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở
trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm
nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn,
người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một
cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng
để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân.
May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được
hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối,
chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại
niềm hy vọng.
Cuối cùng cây vả cằn cỗi này
có ra trái không, có bị chặt không?
Dụ ngôn không cho ta câu trả
lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính
tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu,
được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm
cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi
có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn
của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp
tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng
của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để
sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm
vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó
đi!” (c. 9).
Cầu nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Qua câu chuyện
Philatô giết chết mấy người Galilê làm cho dân Do Thái nghĩ rằng, họ là những
người trong sạch, còn những người kia là tội lỗi. Việc suy nghĩ này dễ xảy ra
đối với con người, bởi vì thời ông Gióp cũng vậy, khi Chúa gởi thử thách đến
với ông, bạn bè của ông xa lánh và nghĩ rằng ông Gióp phạm tội với Chúa và
nói: ‘Có ai vô tội mà phải tiêu vong? Có nơi nào người công chính lại
bị hủy diệt?’ (G 4,7). Cũng vậy, đến thời Tân Ước, ngay các Thánh Tông
đồ đôi lúc cũng có suy nghĩ tương tự, cụ thể: ‘Đi ngang qua, Đức Giêsu
nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người: ‘Thưa Thầy, ai
đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha anh ta?’ Chúa
Giêsu trả lời: ‘Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.
Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Chúa được tỏ hiện nơi anh’ (Ga
9,1-3).
Muốn cho
tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện, mỗi người chúng ta cần phải sám hối như Chúa Giêsu
mời gọi trong bài Tin Mừng, đặc biệt là qua dụ ngôn cây vả. Theo tu đức
học: ‘Thánh nhân là tội nhân biết hoán cải; tội nhân là mầm móng của
thánh nhân.’ Thật vậy, theo Thánh Kinh biết bao tội nhân trở thành
thánh nhân, cụ thể như Maria Madalenna, Phaolô, Mathêu, Phêrô… Nhờ sự sám hối
ăn năn của họ, Thiên Chúa tỏ hiện lòng từ bi và tha thứ nơi Ngài.
Chúa Giêsu
nói, là người thì ai cũng có lầm lỗi. Vậy chúng ta hãy noi gương các Thánh tỏ
lòng sám hối tùy theo những thiếu xót của mình. Xin Chúa tỏ lòng khoang dung và
ban cho chúng con ân sủng và bình an của Chúa, nhất là được ở lại trong tình
yêu của Chúa luôn mãi, cách riêng trong tháng mân côi này.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
Tháng 10
25
THÁNG MƯỜI
Liên
Kết Với Nhau Qua Phép Rửa
Đức
Kitô đang nhắm đến loại hiệp nhất nào? Ngài đang nói về sự hiệp nhất do Phép Rửa.
Sự hiệp nhất này được Thánh Phaolô quảng diễn trong Thư Galata: “Tất cả anh em,
vì đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô, và nên một trong Đức
Kitô Giêsu ” (Gl 3,27-28)
Qua
Phép Rửa, chúng ta không chỉ được dìm vào trong nước mà trước hết đó là được
dìm vào trong cái chết cứu chuộc của Đức Kitô. Và cũng như cái chết của Đức
Kitô đánh dấu sự bắt đầu của cuộc sống mới như được vén mở nơi cuộc Phục Sinh,
thì việc chúng ta được dìm trong nước của bí tích Phép Rửa cũng đánh dấu sự bắt
đầu của một cuộc sống mới.
Sự
sống mới ấy chính là sự sống do ân sủng, cùng một sự sống như được biểu hiện
nơi cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Đây chính là sự sống của Đức Kitô được Chúa
Cha ban tặng cho chúng ta trong Chúa Thánh thần.
Sự
sống đầy sức cứu độ này chỉ có một mà thôi. Sự sống ấy hiện diện nơi tất cả những
ai lãnh nhận Phép Rửa. Đó là lý do tại sao bất cứ ai lãnh nhận Phép Rửa đều nên
một trong Đức Kitô. Phép Rửa vừa diễn tả vừa đạt được tiếng gọi hiệp nhất đối với
mọi Kitôhữu. Đó cũng là tiếng gọi hiệp nhất trong nhiệm thể Giáo Hội duy nhất,
nhờ Thánh Thần.
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
25-10
Ep 4, 7-16; Lc 13, 1-9.
LỜI
SUY NIỆM:
Trong câu chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết chết khiến máu đổ
ra hòa lẫn với máu tế vật, người ta kể cho Chúa Giêsu nghe, và Chúa Giêsu đã
cho họ biết: đừng tưởng những người đó là những kẻ tội lỗi, Rồi Chúa
Giêsu đưa thêm câu chuyện mười tám người bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết.
Và Ngài cho biết tất cả những người này không phải là những người mắc tội nặng
hơn các người khác ở Giêrusalem. Và ngài khuyên đừng tưởng như thế. Dưới con mắt
của con người trong mọi thời đại đều cho những người gặp tai nạn là những người
tội lỗi đang phải trả giá. Đối với người Ki-tô hữu của chúng ta, cần phải nhìn
thấy những biến cố xãy ra cho mình cũng như những người chung quanh, để biết
quan tâm và nhận xét một cách chin chắn và bình tỉnh. Những biến cố này muốn
đánh thức bản thân và tâm hồn mình những gì? Khi chiêm ngắm các dấu chỉ với một
thực tâm, sẽ cho chúng ta một quyết định đứng đắn trong sám hối và cầu nguyện.
Mạnh
Phương
Con Chim Sáo
Trong
một tập thơ mang tựa đề "Có muôn nghìn lý do để sống", Ðức Cha Helder
Camera, vị giám mục người Brazil nổi tiếng là vị tông đồ của người nghèo đã ghi
lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Bên cạnh nhà tôi, có một con chim sáo quanh
năm ngày tháng sống giữa trời... Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một
hôm, tôi hỏi chú sáo có nơi ngủ nghỉ không. Nó ngạc nhiên trả lời: "Có chứ!...
Màn là trời, chiếu là đất. Có bao giờ thiếu đâu".
Do
những đòi hỏi của trí khôn loài người, tôi mới hỏi nó: "Thế thì những lúc
mưa gió, chú trú ngụ ở đâu". Nó nhanh nhẩu trả lời: "Bộ ông nghĩ là
thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội sao?" Tôi hỏi nó có đói không. Con chim
sáo mỉm cười đáp: "Ðiều mà tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót
mà...". Và nó cất tiếng hót như sau: "Hỡi loài người kiêu ngạo. Hãy
nói cho ta biết đi: liệu ngươi không chết sao?".
Tôi
cứ nài nỉ để chú sáo nhận món quà tôi biếu: đó là một ít bánh mì có thịt... Chú
sáo lại được dịp cười cợt sự ngây ngô của tôi. Nó bảo tôi: "Ông không biết
là loài sáo chúng tôi không có ăn bánh mì và thịt như các ông sao?".
Lần
kia, tôi hỏi chú sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôi.
Nó chỉ cười trả lời: "Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôi. Nhưng tôi bay
đi, tôi cười và tôi hót".
Một
lúc nào đó, tôi có ý nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện để nhờ các bác sĩ tìm ra
căn bệnh của nó và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một
con chim.
Qua
câu chuyện ngụ ngôn trên đây, có lẽ Ðức Cha Helder Camera muốn gợi lên cho
chúng ta cái thảm trạng của con người ngày nay: chiến tranh, chết chóc, đau khổ
đều phát xuất từ chỗ con người không chấp nhận nhau. Ai cũng muốn người khác phải
suy nghĩ như mình, phải hành động như mình, phải sống như mình. Ý thức hệ nào
cũng cho là ưu việt và muốn áp đặt trên người khác ngay cả bằng bạo lực.
Ngày
nay, con người mỗi lúc một ý thức hơn về sự đa diện của các nền văn hóa, của
các khuynh hướng chính trị, của các tôn giáo... Sự trưởng thành của nhân loại
được thể hiện qua chính sự chấp nhận ấy: chấp nhận sự khác biệt của tha nhân,
chấp nhận tư tưởng của người khác. Khoan dung là thái độ mà con người ngày nay
đang cần hơn bao giờ hết.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét