27/10/2014
Thứ Hai sau Chúa Nhật
30 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Ep 4, 32 - 5, 8
"Anh
em hãy sống trong tình thương như Ðức Kitô".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, anh em hãy ăn ở hiền hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho
nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.
Vậy
anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người: hãy sống
trong tình thương, như Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta và phó mình làm của dâng
và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa vì chúng ta.
Còn
như tội tà dâm và mọi thứ tội ô uế hay là gian tham, thì dù nhắc đến tên chúng
cũng đừng nói tới nơi anh em, như thế mới xứng hợp với các thánh. Cả những chuyện
hoa tình, tục tĩu và giễu cợt, tất cả những cái đó đều bất xứng. Tốt hơn là hãy
nói những lời cảm tạ Chúa.
Bởi
chưng anh em hãy biết rõ điều này là: tất cả những kẻ tà dâm, ô uế hay tham
lam, là một thứ nô lệ thần tượng, đều không được hưởng phần gia nghiệp trong nước
của Ðức Kitô và Thiên Chúa. Ðừng để ai lấy hão huyền mà phỉnh gạt anh em, vì những
điều ấy mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đổ xuống trên những con cái ngỗ nghịch.
Vậy anh em chớ thông đồng với những kẻ ấy. Xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng
hiện nay anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con cái sự sáng.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Ðáp: Anh em hãy bắt
chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người (c. Ep 5, 1).
Xướng:
1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những
tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng. Nhưng vui thoả trong lề luật
Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.
2)
Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa: lá cây không bao giờ
tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.
3)
Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ
đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 94, 8ab
Alleluia,
alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 13, 10-17
"Chớ
thì không nên tháo xiềng xích buộc người con gái của Abraham này trong ngày
Sabbat sao?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, nhân ngày Sabbat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và đây có một
người đàn bà bị quỷ ám làm cho bà đau yếu đã mười tám năm. Bà bị khòm lưng,
hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi
bà đến mà bảo rằng: "Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà". Rồi Người
đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng
viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbat, nên
ông cất tiếng bảo dân chúng rằng: "Có sáu ngày người ta phải làm việc: vậy
thì các người hãy đến xin chữa bệnh trong ngày đó, chớ đừng đến trong ngày
Sabbat".
Chúa
trả lời và bảo ông ta rằng: "Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày
Sabbat, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà
dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột
trói nó đã mười tám năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong
ngày Sabbat sao?"
Khi
Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người đều hổ thẹn, và toàn dân vui mừng
vì những việc lạ lùng Người đã thực hiện.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Cốt
Lõi Của Ðạo
Một
đêm mùa Ðông lạnh như cắt, một vị ẩn sĩ không chịu nổi cái lạnh của sa mạc, đã
tìm đến xin trú ẩn tại một ngôi chùa. Nhìn thấy gương mặt tiều tụy của vị ẩn
sĩ, tu sĩ canh giữ ngôi chùa không nỡ để ông ta đứng mãi giữa trời. Vị tu sĩ
cho ông vào, nhưng lại nói một cách cương quyết: "Ông có thể ngủ đêm trong
chùa, nhưng chỉ một đêm thôi, ngày mai ông phải rời khỏi nơi này tức khắc, vì
đây là nơi tu hành, chứ không phải là trại tế bần".
Giữa
đêm, vị tu sĩ nghe thấy tiếng động kỳ lạ. Ông thức dậy và chứng kiến cảnh tượng
khác thường: giữa ngôi chùa vị ẩn sĩ đang ngồi sưởi ấm bên một đống lửa cháy phừng.
Nhìn lên bàn thờ, vị tu sĩ không còn thấy tượng Phật bằng gỗ nữa. Ông hỏi vị ẩn
sĩ, vị này chỉ vào đống lửa điềm nhiên đáp: "Tôi không chịu nổi cái lạnh,
nên đã dùng tượng Phật để nhóm lên đống lửa này". Nghe thế, vị tu sĩ quát
lớn: "Ông khùng rồi sao? Ông có biết ông đã làm gì không? Ðây là tượng Phật,
ông đã đốt cháy Ðức Thích Ca của chúng tôi".
Sáng
hôm sau, vị tu sĩ trở lại để đuổi vị ẩn sĩ ra khỏi chùa; ông thấy vị ẩn sĩ đang
bới đống tro như để tìm kiếm vật gì đó. Thấy vị tu sĩ thắc mắc, ông ta trả lời:
"Tôi đang tìm kiếm những cái xương của Ðức Phật mà ngài bảo là tôi đã
thiêu đốt tối hôm qua".
Về
sau, vị tu sĩ canh giữ ngôi chùa kể lại câu truyện cho một Thiền sư, và Thiền
sư đã trách ông như sau: "Ông là một tu sĩ xấu, bởi vì ông xem một tượng
Phật chết trọng hơn một mạng người sống".
Một
trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu, chính là cuộc xung đột
giữa Ngài và những người Biệt phái. Những người Biệt phái bám vào việc tuân giữ
nghi thức và luật lệ đến độ dẫm lên trên cả mạng sống con người. Trong khi đó,
đối với Chúa Giêsu, cốt lõi của đạo chính là tình yêu. Phân định về việc giữ
ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát: "Ngày Hưu lễ được làm ra vì
con người, chứ không phải con người vì ngày Hưu lễ". Ngài đã giải thoát một
người đàn bà khỏi bị còng lưng trong ngày Hưu lễ, để chứng tỏ sự sống của con
người, giá trị của con người, hay đúng hơn, tình yêu thương cao cả hơn tất cả
những nghi thức và việc tuân giữ bên ngoài.
Xin
cho chúng ta hiểu rằng cái cốt lõi của đạo chính là tình thương. Xin cho những
lời cầu kinh, những việc tuân giữ luật lệ không là những cái vỏ hình thức bên
ngoài, mà phải dẫn chúng ta đến những hành động cụ thể của tình yêu. Xin cho
chúng ta luôn xác tín rằng sống cho tình yêu là được sống trong Chúa.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 30 TN2
Bài đọc: Eph 4:32-5:8; Lk
13:10-17.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thay đổi quan niệm
và thái độ sống
Sự
Thật không tùy thuộc vào thời gian, nơi chốn, hay số đông. Xã hội hiện đại đang
cố gắng xét lại, bóp méo, hay thay đổi Sự Thật bằng cách lấy đủ mọi lý do về thời
gian, nơi chốn, hay đám đông để từ chối Sự Thật. Các Bài đọc hôm nay mời gọi
con người xét lại những gì mình đã tin hay đã quá quen thuộc, vì không phải những
gì mình đã tin hay đã quá quen thuộc đều đúng. Con người cần mở rộng tâm hồn để
đón nhận những điều hay lẽ phải từ người khác; đối chiếu và suy xét với những
gì mình vẫn tin; và can đảm thay đổi những gì mình đã tin hay đã làm không
đúng. Trong Bài đọc I, các tín hữu Êphêsô đã quá quen với nếp sống phóng khóang
buông thả của người Hy-Lạp, họ coi chuyện tình dục là chuyện bình thường. Thánh
Phaolô khuyên họ xét lại và chuyển hướng tới cuộc sống theo ánh sáng tốt lành
hơn. Trong Phúc Âm, ông Trưởng Hội Đường đặt việc giữ ngày Sabbath trên lòng
thương xót. Chúa Giêsu phản đối thái độ của ông và dạy đám đông lòng thương xót
quí trọng hơn việc cẩn thận giữ Luật Lệ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau:
1.1/
Điều căn bản và quan trọng nhất của Đạo: là yêu thương và tha thứ, chứ không phải ở việc giữ
Luật. Như Thiên Chúa và Đức Kitô đã yêu thương tha thứ cho con người, con người
cũng phải yêu thương và tha thứ cho nhau. Thánh Phaolô khuyên các tín hữu
Êphêsô: “Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu
thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và
vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa
hương thơm ngào ngạt.”
1.2/
Đạo lý nền tảng này đòi các tín hữu Êphêsô xét lại cuộc sống của họ: Người Hy-Lạp có
quan niệm rất phóng khóang về các vấn đề luân lý, nhất là chuyện dâm dục. Nhóm
triết gia “thuần tri thức (Gnosticism)” chủ trương: chỉ có linh hồn mới quan trọng,
còn thân xác là ngục tù giam hãm linh hồn; vì thế, con người có thể làm bất cứ
điều gì liên quan tới thân xác. Những tội phạm đến thân xác của Công Giáo là
chuyện thông thường đối với họ.
Thánh
Phaolô khuyên họ nên xét lại, ngài nêu lên đặc biệt là 3 tội: “Chuyện gian dâm,
mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới
xứng đáng là những người trong Dân thánh. Anh em phải biết rõ điều này: không một
kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức
Kitô và của Thiên Chúa.”
(1)
Gian dâm (porneia): giao
hợp trái phép, làm điếm, các họat động liên quan đến lãnh vực tình dục trong việc
làm. Đây là tội luôn có trong sổ tội của Thánh Phaolô. Ngài quan niệm: thân xác
con người là chi thể của Đức Kitô (I Cor 6:13, I Cor 12:13) và là Đền Thờ của
Chúa Thánh Thần (I Cor 6:19); vì thế các tội phạm đến thân xác là tự tách mình
ra khỏi thân thể của Đức Kitô (I Cor 6:16).
(2)
Gian dối, ô uế : đây
là những tội ngược lại với trong sạch và thánh thiện. Danh từ này bao gồm mọi
thứ làm cho con người ra ô uế như ghen tương, dối trá, nói chuyện hoa tình…
Thánh Phaolô khuyên: “Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả: đó là những điều
không nên; trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn.”
(3)
Gian tham: tội
này áp dụng trong mọi thứ: tiền bạc, danh vọng, quyền hành, sắc đẹp. Thánh
Phaolô quan niệm gian tham lam cũng là thờ ngẫu tượng; thay vì tôn thờ Thiên
Chúa lại tôn thờ những gì Ngài tạo dựng (Col 3:5). Nó cũng phạm đến tha nhân vì
mong muốn những gì của tha nhân hay đối xử bất công với tha nhân để đạt những
gì mình mong muốn.
1.3/
Thay đổi quan niệm và nếp sống cũ: Đối diện với đạo lý mới của Thánh Phaolô, các tín hữu
Hy-Lạp bị giằng co: một bên là quan niệm và nếp sống cũ đã quá quen, một bên là
những đòi hỏi của những người tin vào Chúa. Sẽ có những người như Nhóm Thuần
Tri Thức phản đối đạo lý của Phaolô: “thân xác là ngục tù giam hãm linh hồn;”
hay Nhóm Tin Lành hiện nay chủ trương: “Chỉ cần tin là đủ!” Đâu là Sự Thật và lối
sống mà các tín hữu phải theo? Thánh Phaolô khuyên: “Đừng để ai lấy lời hão huyền
mà lừa dối anh em, chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng
xuống những kẻ không vâng phục. Vậy anh em đừng thông đồng với họ. Xưa anh em
là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy
ăn ở như con cái ánh sáng.”
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbath.
2.1/
Lòng thương xót của Chúa khi nhìn thấy đau khổ của con người: Một con người bình
thường sẽ cảm thấy xót xa khi nhìn thấy một người mẹ lưng còng; hậu quả của những
tháng ngày hy sinh lam lũ ngòai đồng để có cơm bánh cho đàn con. Có đau mắt thì
mới biết thương người mù, có còng lưng như Bà thì mới biết nỗi khổ nhục của người
lúc nào cũng chỉ nhìn xuống đất. Chúa Giêsu xót xa khi nhìn thấy Bà và không cầm
lòng được trước đau khổ của Bà nên Ngài ra tay chữa Bà dẫu Bà không xin (chắc
Bà cũng chẳng nhìn thấy Chúa để xin) và dẫu là ngày Sabbath, nên Đức Giê-su gọi
lại và bảo: "Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!" Rồi Người
đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.
2.2/
Sự vô tâm của ông Trưởng Hội Đường: Cùng nhìn một người đàn bà lưng còng, nhưng cách
nhìn và phản ứng của ông Trưởng Hội Đường khác hẳn với cách nhìn và phản ứng của
Đức Kitô. Sự đau khổ của Bà không là mối quan tâm của ông, nhưng việc không giữ
ngày Sabbath của Chúa làm tổn thương đến địa vị của ông và làm ông mất mặt với
dân chúng. Chúng ta hãy xem thái độ của ông: Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức
Giêsu đã chữa bệnh vào ngày Sabbath, ông lên tiếng nói với đám đông rằng:
"Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng
có đến vào ngày Sabbath!"
2.3/
Chúa vạch trần sự sai trái của ông: Trước hết, Chúa mắng ông là “Đồ giả hình;” vì xem ra
ông giữ Luật, nhưng lại vi phạm Luật khi phải bảo vệ những gì liên quan đến quyền
lợi của mình. Chúa đưa ra một ví dụ: “Thế ngày Sabbath, ai trong các người lại
không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?” Thứ đến, Chúa chỉ cho thấy
sự vô tâm của ông khi đối xử con người không bằng con bò hay con lừa: “Còn bà
này, là con cháu ông Abraham, bị Satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng
lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sabbath sao?”
Đứng
trước những lời sửa dạy của Chúa, con người có 2 thái độ: tất cả những kẻ chống
đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển
hách Người đã thực hiện.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
(1)
Chúng ta phải biết mở lòng để sẵn sàng sửa chữa những niềm tin sai lầm và những
thói quen xấu.
(2)
Phải đặt tình yêu và lòng thương xót lên trên những lợi lộc vật chất hay giữ Lề
luật bên ngòai.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 30
Lc 13,10-17
A. Hạt giống...
Câu chuyện này cho thấy rõ ý nghĩa giải phóng của
ngày sabát :
- Đương sự là một người bị bệnh đến nỗi khòm lưng
suốt 18 năm,
- mắt không thể nhìn lên được.
- Chính Chúa Giêsu nói bà đã bị xiềng xích trói
buộc.
Việc chữa bệnh cũng là việc giải phóng :
- Chúa Giêsu nói bà là con cái của Abraham.
- Ngài coi việc chữa bệnh là “tháo xiềng” cho bà.
- Bà đã đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.
B.... nẩy mầm.
1. Cách chung, Luật Chúa và luật Giáo Hội nhằm
giải phóng con người khỏi mọi trói buộc của tội lỗi và tật xấu. Cách riêng,
luật thánh hóa ngày sabát (nay đổi thành ngày Chúa nhật) cũng thế. Tuy nhiên,
một cách hiểu luật và giữ luật hoàn toàn vụ luật khiến cho luật trở thành xiềng
xích và con người thành nô lệ.
2. Truyện cổ Đông phương kể rằng : ngày xưa, có
vị đạo sĩ dâng cho vua một chiếc nhẫn kì diệu và vô giá. Nó vô giá vì được làm
bằng thứ kim loại quí hiếm và gắn nhiều kim cương lóng lánh. Nó kì diệu ở chỗ :
nếu người đeo nó làm điều lành, thì nó rất vừa vặn và chiếu sáng. Nhưng nếu
người đó làm điều ác, thì nó sẽ biến thành một cái máy xiết rất mạnh, ngón tay
rất đau đớn.
Mỗi người chúng ta cũng có một chiếc nhẫn thần là
lề luật của Chúa. (Góp nhặt)
3. Chứng bệnh của bà này cũng tượng trưng cho tội
lỗi, cho nên thánh Luca nói bà này “bị quỷ ám”. Tội lỗi làm cho người ta “bị
khòm lưng” và “không trông lên được.”
Xin Chúa hãy “nhìn thấy” hoàn cảnh khốn khổ của
con vì tội lỗi, xin Chúa “đặt tay” lên con, làm cho con “đứng thẳng” và nhìn
lên cao để tôn vinh Thiên Chúa.
4. Ngày Chúa nhựt là ngày giải phóng. Trong ngày
đó tôi phải ca tụng tạ ơn Chúa vì đã giải phóng tôi, tôi phải quan tâm giải
phóng chính mình khỏi mọi thứ xiềng xích xấu xa đang trói buộc mình, và cũng
phải quan tâm giải phóng người khác khỏi lao nhọc, buồn khổ.
5. Truyện rất ngắn với tựa đề “Tính cách” của tác
giả Nguyễn thị Hoài Thanh đăng trong 40 truyện rất ngắn do Hội Nhà văn xuất bản
năm 1994 có nội dung như sau :
Mẹ tôi luôn chai lì trước cán cân cơm áo, nhưng
mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số
phận cải lương, bà đều hồn nhiên ăn theo một cách ngon lành. Có lần cha tôi nói
giỡn : “Coi chừng trôi tivi”…
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi hớn háo
phớt ra chặn đường em bé bán trứng vịt lộn : “Mày biến đâu tài thế ! Có
chui xuống đất rồi cũng gặp tao”. Bà vừa nói vừa dằn mũng trứng đếm lấy trừ nợ.
“Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm”. Mẹ tôi cười : “Nhà này cũng đang ốm đây,
khỏi bẻm mép”. Con bé chưng hửng lã chã nước mắt nhìn cái mũng không, rồi bưng
lên xiêu vẹo bước đi. Cha tôi cám cảnh, rút mùi xoa chấm mắt. Lâu lâu tivi phát
vở kịch “Cô bé nghèo bán trứng vịt bị xiết nợ”. Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn
cha tôi thì cười.
Truyện ngắn trên đây có thể là bức tranh sống
động hàng ngày. Người ta dành nước mắt cho những vở kịch trong phim ảnh, trên
sân khấu hơn là cho những chuyện xảy ra mỗi ngày trước mắt ; người ta xót
thương trên môi miệng hơn là bằng những hành vi cụ thể.
Thời Chúa Giêsu, có lẽ những người biệt phái cũng
có một tính cách như thế. Họ nhân danh lề luật, nhất là luật ngày hưu l64, để
biện minh cho thái độ sống ích kỷ của mình. ("Mỗi ngày một tin vui")
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
27/10/14 THỨ HAI TUẦN
30 TN
Lc 13,10-17
Lc 13,10-17
Suy niệm: Ông
chủ tịch hội đường này cũng “né” Chúa Giê-su, không dám trực tiếp hạch sách
Ngài, nhưng lại quay qua “bắt nạt” dân chúng, những người đang chen chúc đến
xin Chúa chữa bệnh trong ngày sa-bát. Thật mỉa mai thay vì người ta lắm khi coi
trọng những hệ thống luật pháp hơn cả lòng nhân đạo, thậm chí coi trọng súc vật
hơn chính con người. Và đáng ngại hơn nữa, người ta quan tâm tháo gỡ những
chướng ngại để thụ hưởng vật chất cho thật nhiều trong khi đó vẫn tiếp tục duy
trì những trói buộc khiến con người tâm linh cứ phải “còng lưng” mãi không thể
“đứng thẳng” lên được.
Mời Bạn suy
nghĩ về cách thức bạn “giữ ngày Chúa Nhật”: Có thực sự bạn không thể “kiêng
việc xác” ngày Chúa Nhật vì cuộc sống bạn quá khó khăn không hay chỉ vì bạn bị
trói buộc quá nhiều vào cuộc sống vật chất? Hay ngược lại bạn nghỉ cả ngày thứ
bảy lẫn Chúa Nhật nhưng chủ yếu tập trung cho vui chơi giải trí và chỉ dành cho
Chúa một chút thì giờ “đi lễ” để gọi là có “giữ ngày Chúa Nhật”?
Sống Lời Chúa: Bạn
thử nghĩ một giải pháp sao cho việc “giữ ngày Chúa Nhật” thực sự là ngày giải
phóng bạn khỏi mọi ràng buộc để bạn dành cho Chúa một ngày thật trọn vẹn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sẵn sàng phụng sự Chúa với tất cả lòng
trung tín và cho con biết sẵn sàng phục vụ tha nhân với tất cả lòng quảng đại.
Amen.
Ngọn Lửa Nội Tâm
Thế vận hội năm 2000 dành cho những người khuyết tật đã kết
thúc một cách tốt đẹp tại Sidney, Australia. Buổi lễ khai mạc hôm tối thứ Tư
18/10/2000 vẫn là biến cố được theo dõi nhiều nhất. Khi nữ lực sĩ ngồi xe lăn
người Úc là cô Louis Xaviest châm ngọn đuốc vào vạc dầu nhỏ đặt giữa sân vận
động, đám đông khán giả ngồi chật trong vận động trường đã đồng loạt đứng lên
vỗ tay chào mừng. Louis Xaviest được chọn để châm ngọn lửa khai mạc thế vận hội
gồm hơn bốn ngàn lực sĩ khuyết tật của một trăm hai mươi chín phái đoàn tham
dự; ngọn lửa soi rọi vào tất cả mọi thành tích của những lực sĩ mà không gì có
thể ngăn cản nổi quyết tâm thi đua của họ. Ðiểm xúc động nhất đối với mỗi người
dĩ nhiên là hình ảnh của những con người ra sức chống chọi với mọi nghịch cảnh
để thắng vượt chính mình.
Ngọn lửa nội tâm, chủ đề của đêm khai mạc thế vận hội dành
cho người khuyết tật đã nói lên được tấm lòng hăng say và nhiệt tâm vươn lên
ấy. Nét rạng rỡ hân hoan và đầy hưng phấn của hàng ngàn lực sĩ khuyết tật đã
thể hiện được ý nghĩa của thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 11 vừa
qua, đó là sự chiến thắng của ý chí con người.
Sự chiến thắng của ý chí con người chính là sứ điệp mà thế
vận hội dành cho người khuyết tật muốn gởi đến cho thế giới. Nhưng cùng với sứ
điệp ấy thế giới cũng đón nhận được một thông điệp khác không kém quan trọng,
đó là sự tôn trọng và sự yêu mến cần phải có đối với người khuyết tật. Hàng
ngàn lực sĩ được may mắn có mặt trong kỳ thi thế vận hội dành cho người khuyết
tật là đại biểu của vô số những người khuyết tật trên khắp thế giới. Họ có thể
là những người phải mang thương tật vì tai nạn. Nhưng có biết bao nhiêu người
khuyết tật là nạn nhân của chính sự độc ác của con người, và nhất là đang đau
khổ vì chính thái độ kỳ thị và dửng dưng của người đồng loại.
Tôn trọng và yêu thương những người anh chị em khuyết tật.
Ðây là sứ điệp mà Tin Mừng hôm nay có thể gợi lên cho chúng ta để cùng đào sâu
và sống. Chúa Giêsu luôn dành ưu ái cho những người nghèo khổ, những kẻ bé mọn,
những người bị xã hội đẩy ra bên lề. Ðể đến với những người này, Ngài sẵn sàng
vượt qua mọi thứ rào cản. Trong Tin Mừng hôm nay, để chữa bệnh cho một người
phụ nữ bị còng lưng, Ngài đã vượt qua một trong những thứ rào cản gai góc nhất
đối với người Do Thái là những cấm kỵ của ngày hưu lễ. Nhiều người Do Thái mà
ông trưởng hội đường là điển hình nại đến những cấm kỵ của ngày hưu lễ để bắt
bẻ Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã vạch mặt chỉ tên những kẻ đạo đức giả. Ðạo đức giả
là bởi vì họ vẫn lén lút làm việc xấu trong ngày hưu lễ nhưng lại ngăn cản
không cho người khác được làm việc thiện trong ngày này.
Ðối với Chúa Giêsu, Lề Luật được làm ra vì và cho con người,
chính vì thế mà Ngài đã khẳng định Lề Luật và sách các ngôn sứ đều qui về một
mối duy nhất là yêu người. Vì yêu thương con người, Chúa Giêsu đã sẵn sàng vượt
qua mọi thứ rào cản để đến với con người. Ngày nay, Ngài cũng mời gọi chúng ta
bước theo Ngài, sẵn sàng vượt qua mọi chướng ngại và đạp rào cản trong cuộc
sống để tìm đến với tha nhân, nhất là những kẻ bé mọn, những người bị đẩy ra bên
lề cuộc sống do luật pháp và truyền thống của con người dựng lên nhưng cũng có
vô số những rào cản do chính chúng ta dựng lên ngay trong tâm hồn và trong ánh
mắt của chúng ta. Những rào cản đó là lòng hận thù, sự ích kỷ và nhất là thái
độ dửng dưng của chúng ta trước nỗi khổ đau của người khác.
Nguyện xin Ðấng đã đến để xóa bỏ mọi ngăn cách giữa người với
người và trở nên mọi sự cho mọi người, xóa bỏ mọi thứ rào cản trong tâm hồn
chúng ta để chúng ta bước đi bước trước, tới với tha nhân, nhất là những kẻ bé
mọn, những người bị đẩy ra bên lề cuộc sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy niệm
Trang Tin mừng hôm nay, gợi lên cho chúng
ta nhiều bài học quý:
1. Nơi Đức Giêsu.
Vẫn biết rằng việc chữa bệnh cho người đàn
bà bị còng lưng trong ngày Sabat là gặp phải sự phản ứng mạnh mẻ của nhiều phe
nhóm, cụ thể là thái độ phản đối của ông trưởng hội đường hôm nay, thế mà Chúa
Giêsu lại không chùng bước và sợ hãi. Trái lại, với tình yêu thúc đẩy và luật
bác ái đòi buộc, Chúa Giêsu đã ra tay cứu chữa cho bà. Hành động này của Chúa
Giêsu gợi lên trong tôi nhiều suy nghĩ:
- Khi thực thi tình bác ái đối với tha
nhân, nhiều lúc tôi cũng bị người đời gièm pha chỉ trích hoặc giả bị ngăn cản
chống đối. Vậy tôi có chùn bước không?
- Để an phận, để a-dua theo cái nhìn sai lạc
của thói đời, tôi có thường dửng dưng trước những đau khổ của tha nhân không?
- Đã bao lần tôi có đủ can đảm để thực thi
luật tình yêu, bằng cách tận tâm giúp đỡ những người gặp khốn khổ chung quanh
tôi?
2. Nơi ông trưởng hội đường.
Với danh phận là người đứng đầu của Hội đường,
đáng lẽ ông phải là người đầu tiên cảm thương cho số phận khốn khổ của người chị
em mình, vì suốt 18 năm dài lưng chị bị còng không ngẩng đầu lên nổi.
Hơn ai hết ông phải là người vui nhất khi
nhìn thấy người chị em mình được cứu chữa. Ấy vậy mà khi chứng kiến người
chị em này được Chúa Giêsu chữa lành, ông lại tỏ ra khó chịu. Như"giận
cá chém thớt", ông quay về phía dân chúng trút xuống cơn mưa giận
dữ khi tuyên bố: "Có sáu ngày người ta phải làm việc: vậy thì các
người hãy đến xin chữa bệnh trong những ngày đó, chứ đừng đến trong ngày
Sabat.".
Để cởi trói cái nhìn và quan niệm sai lạc về
việc giữ luật ngày Sabat, Chúa Giêsu đã không ngần ngại lên án mạnh mẽ lối
sống giả hình của ông, rồi xác định cho mọi người thấy được giá trị cao quý của
phẩm giá con người khi tuyên bố: "Chớ thì trong ngày Sabat, mỗi
người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống
nước nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan đã cột trói nó
đã 18 năm nay, chớ thì không nên tháo xiếng xích buộc nó trong ngày Sabat
sao?". Súc vật mà còn được tháo cởi trong ngày Sabat để chúng tự do đi
lại ăn uống, thì tại sao người đàn bà này là con gái của tổ phụ Abraham
và là con Thiên Chúa lại không được thừa hưởng quyền tự do cơ bản đó?
Qua đây Chúa Giêsu minh chứng rằng: Chỉ có
một lề luật duy nhất để tuân giữ, đó là luật yêu thương. Và chỉ có một giá trị
cao cả nhất để sống và chết cho, đó là tự do làm người và làm con Chúa.
Xin Chúa loại trừ nơi chúng ta
những đố kỵ, ghen ghét tầm thường để chúng ta có được cái nhìn trong sáng đúng
đắn. Và xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống nhân ái bao dung với hết mọi người
như Chúa đã hằng nhân ái với chúng ta.
3. Nơi người đàn bà bị còng
lưng 18 năm.
Với hình ảnh người đàn bà bị còng lưng 18
năm trời, cho thấy nỗi đau mà bà phải cam chịu trong suốt thời gian dài, thật
khổ!
- Khổ vì không ngước mặt lên được để nhìn
người, nhìn đời.
- Khổ vì không thể nhìn xa, ngước cao dù chỉ
một lần.
- Khổ vì mang gánh nặng mặc cảm tội lỗi mà
người đời gán ghép cho vì người Do Thái cho rằng bệnh tật là do tội lỗi gây
nên.
- Khổ vì hằng ngày phải đối diện với bao lời
xì xầm nhạo cười của bao người chung quanh, do tướng mạo khác người.
Việc bà được Chúa Giêsu chữa khỏi quả là một
niềm vui lớn lao.
- Vui vì từ nay gánh nặng trên lưng bà được cất khỏi sau 18 năm trời mang lấy.
- Vui vì khối u tội lỗi đè nặng tâm hồn bà nay được gỡ bỏ.
Từ nay bà có thể ngước nhìn đời và
nhìn người cách dễ dàng. Hạnh phúc nào bằng khi hôm nay bà có thể hòa nhập với
mọi người trong các sinh hoạt xã hội và tôn giáo. Từ nay bà tự do hướng nhìn về
trời cao và có quyền mơ ước những điều cao quý như bao người!
Tội lỗi, tính hư tật xấu là gánh nặng vô
hình nhiều lúc cũng đè nặng tâm hồn và cuộc sống chúng ta. Mong được giải thoát,
trút khỏi gánh nặng nề ấy để lòng được thanh thản, an vui là nỗi khát khao lớn
lao của mỗi người. Nhưng tự sức, nhiều lúc chúng ta không đủ sức vượt thoát khỏi
những trói buột vô hình ấy. Chỉ có quyền lực của Chúa mới có thể cởi trói
và giải thoát ta khỏi ràn buột của ma quỷ mà thôi.
Xin Chúa thương đụng chạm đến
con người đầy yếu đuối của ta mà cất đi những gánh nặng do bệnh tật thể xác và
tâm hồn do ma quỷ gây ra, nhờ đó đem lại cho ta nguồn tự do đích thực của đời
làm con Chúa.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
27
THÁNG MƯỜI
Vinh
Quang Của Việc Khiêm Tốn Phục Vụ Tha Nhân
Mối
hiệp nhất do đức tin và Phép Rửa phản chiếu đặc biệt vinh quang của Thiên Chúa,
vinh quang mà Thiên Chúa Cha từ đời đời đã ban cho Chúa Con, vinh quang mà Ngài
đã ban cho Chúa Con trên mặt đất này, nhất là khi Ngài bị treo trên cây thập
giá. Vì thế, tiếng gọi chia sẻ vinh quang này sẽ làm lan tỏa khát vọng hiệp nhất.
Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: "Con đã ban cho họ vinh quang mà
Cha đã ban cho Con, để họ được nên một, như chúng ta là một" (Ga 17,22).
Vậy
đâu là vinh quang mà Chúa Cha đã ban cho Chúa Con? Đó là vinh quang của việc phục
vụ người khác cách khiêm tốn, vinh quang của việc thi hành thánh ý Cha trong mọi
sự, vinh quang tột đỉnh nơi thái độ tự do chấp nhận cái chết trên thập giá, nơi
hy tế cứu chuộc hết thảy trần gian. Vinh quang của Đức Kitô là như thế.
Đó
cũng là con đường vinh quang được tiếp bước bởi các môn đệ Đức Kitô. Phương thế
tuyệt hảo nhất để tôn vinh Thiên chúa là theo gương mẫu của Đức Giêsu, Đấng đã
nói: "Nếu ai muốn theo Tôi, hãy bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày
mà theo Tôi" (Lc 9,23). Bất cứ ai tôn vinh Thiên Chúa bằng cách này đều
thông dự vào sự hiệp nhất của Thiên Chúa và nên một với Ngài, như Chúa Cha và
Chúa Con là một.
Hiệp
nhất là một ân huệ của Thiên Chúa, Đấng duy nhất trong Ba Ngôi thần linh. Ở đâu
ân sủng này được đón nhận trong đức tin, ở đó sẽ có các hoa quả của Thánh Thần:
"Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền
hoà và tiết độ" (Gl 5,22). Vâng, Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua những
chia rẽ và tái khám phá sự hiệp nhất trong Ngài. Ngài ban cho chúng ta ánh sáng
chân lý và ân sủng cần thiết để chúng ta đổi mới tâm hồn. Ngài giải thoát ta khỏi
sự ngu muội, khỏi lầm lạc, và khỏi tội lỗi – khỏi tất cả những nguyên do gây
chia rẽ trong chính bản thân mình và trong các mối quan hệ với người khác. Chúa
Thánh Thần luôn ở gần những kẻ kêu cầu Ngài. Ngài ban tặng chúng ta mối hiệp
thông trọn vẹn với Thiên Chúa và giúp chúng ta hoà giải với anh chị em mình.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
27-10
Ep
4, 32-5,8; Lc 13, 10-17.
LỜI
SUY NIỆM: “Còn bà này, là con cháu ông Ápraham, bị Xatan trói buộc
đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày
Sabát sao?”
Trong
mọi tạo dựng của Thiên Chúa, con người là tạo vật mà Thiên Chúa yêu thương nhất,
chính tay Ngài nắn tạo nên hình ảnh của Ngài, chính Ngài thổi hơi của Ngài vào
để có sự sống, Ngài cho làm đầu mọi tạo vật và được sử dụng để đem lại sự sống
và truyền sinh. Dù con người đã phạm tội, Ngài cũng không dứt bỏ tình thương đối
với con người. Khi Chúa Giêsu chữa cho người đàn bà còng lưng đã mười tám năm
trong ngày Sabát, Người muốn nhấn mạnh rằng không nên để đau khổ kéo dài cho tới
ngày mai, nếu có thể chấm dứt hôm nay. Cho chúng ta biết được khi thực hành việc
bác ái đối với những người đang bi tai nạn hay đang đau khổ một cách vô vị lợi,
thì không cần lệ thuộc thời gian hay không gian cũng như những điều luật của
con người.
Lạy
Chúa Giêsu, khi chúng con đứng trước sự khổ đau, hay tai nạn của người anh em,
xin cho mỗi thành viên trong gia đình chúng con, biết thực hành đức ái vô vị lợi
để đem lại bình an cho người ấy và chúng con cũng nhận được niềm vui.
Mạnh
Phương
27
Tháng Mười
Bất Ngờ
Như
một chuyện khó tin mà có thật: đó là chuyện của một chàng thanh niên Tây Ðức một
mình lái chiếc Cessna cánh quạt nhỏ, vượt qua hành lang 400 dặm trên lãnh thổ
Liên Xô, rồi an toàn đáp xuống Quảng Trường Ðỏ, gần điện Cẩm Linh... Trước khi
đáp xuống vào lúc 7 giờ tối, phi cơ còn lượn 3 vòng chung quanh mộ của chủ tịch
Lênin.
Người
thanh niên Tây Ðức tên là Matthias Rust này đã điềm tĩnh bước ra khỏi phi cơ,
ký sổ lưu niệm cho một số khách hiếu kỳ và khâm phục. Sau đó, công an Liên Xô
đã đến tóm cổ anh đưa đi mất.
Trong
suốt một cuộc hành trình dài, anh chỉ bị phi cơ tuần thám của Liên Xô theo dõi
mà không làm cản trở. Có thể họ cho phi cơ của anh định làm chuyện kỳ lạ khác
người cho nên không bắt anh đáp xuống nửa đường. Phi cơ lại bay rất thấp cho
nên đã tránh được sự kiểm soát của các dàn Radar. Dù sao đây cũng là một chuyện
khó tin chưa từng xảy ra trên một lãnh thổ có một hệ thống phòng thủ chặt chẽ
như Liên Xô.
Sự
thành công của chiếc phi cơ nhỏ này đã khiến cho nhà cầm quyền Liên Xô e ngại
và giật mình về sự phòng thủ sơ sót của mình. Sau một cuộc họp khẩn cấp của Bộ
Chính Trị, Tổng Trưởng Quốc Phòng và Bộ Trưởng Không Quân đã bị cách chức.
Trong khi đó thì chủ tịch Gorbachov lại nói một câu khôi hài như sau:
"Chúng ta phải cám ơn anh chàng Tây Ðức này vì nhờ có anh ta mà chúng ta mới
cải tổ hệ thống phòng thủ của chúng ta chặt chẽ và cẩn thận hơn".
Nhiều
người đã xem lời phát biểu trên đây phản ánh tinh thần phục thiện và cởi mở của
chủ tịch Gorbachov.
Sự
thành công của chàng thanh niên Matthias Rust khi đáp xuống Quảng trường Ðỏ có
thể được xem như một tai nạn trong hệ thống phòng thủ của Liên Xô.
Tai
nạn là một bất ngờ mà con người không bao giờ lường trước được... Không ai học
được chữ ngờ trong cuộc sống. Có một cái gì đó luôn ở ngoài tầm tay, ở ngoài khả
năng của con người. Bài học thông thường nhất mà ai cũng có thể học được từ một
tai nạn: đó là không ai làm chủ được chính sự sống của mình.
Người
Kitô luôn được mời gọi để tìm ra ý nghĩa của các biến cố. Biến cố nào xảy đến
trong cuộc sống cũng là một lời ngỏ của Thiên Chúa đối với con người. Ngài nhắc
nhở cho con người biết rằng Chủ Tế của sự sống chính là Ngài. Ngài kêu mời con
người luôn sẵn sàng để đến với Ngài trong cuộc gặp gỡ tối hậu. Ngài cho con người
thấy những giới hạn của mình để biết hướng về Ngài với tất cả tin tưởng phó
thác.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét