31/10/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
30 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Pl 1, 1-11
"Ðấng
đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành, sẽ làm hoàn tất cho đến ngày của Ðức
Kitô".
Khởi
đầu bức thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê.
Phaolô
và Timôthêu, tôi tớ của Ðức Giêsu Kitô, kính gửi tất cả các thánh trong Ðức
Giêsu Kitô ở thành Philípphê, cùng với các chủ tịch giáo đoàn và các phụ tá.
Nguyện chúc ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giêsu
Kitô, ở cùng anh em!
Tôi
luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa của tôi mỗi khi nhớ tới anh em, trong mọi kinh nguyện
mà tôi hân hoan cầu xin cho anh em, vì anh em đã góp phần rao giảng Tin Mừng
ngay từ ngày đầu tiên cho tới bây giờ.
Tôi
tin tưởng điều này là Ðấng đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành đó, sẽ
làm hoàn tất cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô. Mà tôi tưởng nghĩ về mọi người
anh em như thế thì chính đáng: vì tôi tích để anh em trong lòng tôi, dù khi tôi
mang xiềng xích, dù lúc tôi biện hộ hay củng cố Tin Mừng, mọi người anh em đều
thông phần vào sự vui mừng của tôi. Thực, có Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng:
Tôi trìu mến tất cả anh em trong lòng Ðức Giêsu Kitô là dường nào. Ðiều tôi khẩn
nguyện là lòng yêu mến của anh em mỗi ngày một thêm chan chứa hơn, trong sự
thông biết và mọi sự suy hiểu, để anh em biết xác định những điều tốt lành hơn,
hầu giữ mình trong sạch và không gì đáng trách trong ngày của Ðức Kitô, dư đầy
hoa quả công chính, nhờ Ðức Giêsu Kitô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 110, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Vĩ đại thay
công cuộc của Chúa (c. 2a).
Xướng:
1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại
thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi!
- Ðáp.
2)
Công cuộc của Chúa là sự hùng vĩ oai nghiêm, và đức công minh của Người muôn đời
tồn tại. Chúa đã làm những điều lạ lùng đáng nhớ, Người thực là Ðấng nhân hậu từ
bi. - Ðáp.
3)
Chúa đã ban lương thực cho những ai tôn sợ Ngài, cho tới muôn đời Ngài vẫn nhớ
lời minh ước. Chúa tỏ cho dân Ngài thấy công cuộc quyền năng của Ngài, hầu ban
cho họ được phần sản nghiệp của chư dân. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 36a và 29b
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin nghiêng lòng con theo lời Chúa răn bảo, và xin rộng
tay ban luật pháp của Chúa cho con. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 14, 1-6
"Trong
ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không
kéo nó lên sao?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt
phái, thì những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người mắc bệnh
thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các Luật sĩ và biệt phái
rằng: "Trong ngày Sabbat, có được phép chữa bệnh không?" Các ông ấy
làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo
các ông rằng: "Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò
rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?" Nhưng các ông không thể
trả lời câu hỏi ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Linh
Hồn Của Lề Luật
Gilgal
Zamir, người thanh niên 25 tuổi đã sát hại Thủ tướng Do thái, ông Y. Rabin, khi
bị tòa án tại Tel Aviv kết án tù chung thân, chẳng những không để lộ bất cứ cử
chỉ hối hận nào, mà còn tuyên bố: "Tất cả những gì tôi làm là làm cho
Chúa, làm cho lề luật, làm cho dân tộc Israel". Thái độ của Gilgal Zamir
đã khiến cho quan tòa đưa ra nhận định: Gilgal Zamir có những khuynh hướng vị kỷ,
nhìn thế giới chỉ dưới hai mầu trắng đen mà thôi; anh ta là sản phẩm của một nền
giáo dục không quan tâm đủ đến những giá trị nhân bản và đạo đức cần mang lại
cho người trẻ hiện nay.
Gilgal
Zamir có thể là hiện thân của những Biệt phái thời Chúa Giêsu, nghĩa là luôn miệng
nhân danh Chúa và lề luật. Cũng như những người Biệt phái, anh tin tưởng nơi
Chúa, anh trung thành với lề luật, anh yêu tổ quốc. Nhưng anh thiếu một điều hệ
trọng nhất để có thể sống như một con người, đó là một trái tim, một trái tim để
biết yêu thương, để biết rung động trước nỗi khổ đau của người khác. Khi con
người không có một trái tim, thì họ sẽ mù quáng: mù quáng vì không những không
còn nhạy cảm trước nỗi khổ đau của người khác, mà nhất là không còn biết hối hận
vì đã xúc phạm đến người khác.
Nhân
danh lề luật, những người Biệt phái thời Chúa Giêsu không ngừng dòm ngó rình mò
để bắt bẻ Ngài, nhất là những gì có liên quan đến việc tuân giữ ngày Hưu lễ như
được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay. Nhưng đối với Chúa Giêsu, linh hồn của lề
luật chính là tình yêu thương. Tất cả vụ án của Chúa Giêsu đều bắt nguồn và
xoay quanh những cuộc đối đầu về lề luật. Ðối đầu với những người Biệt phái cho
đến cùng bằng cái chết trên Thập giá, Chúa Giêsu muốn chứng tỏ cho con người thấy
rằng chỉ có một lề luật duy nhất để tuân giữ, đó là luật yêu thương, và chỉ có
một giá trị cao cả nhất để sống và chết cho, đó là tình yêu.
Giáo
dục con người sống cho ra người có nghĩa là giáo dục cho con người biết sống
yêu thương. Thông minh đĩnh đạc, mà không có trái tim đê� yêu thương, thì đó
là một tai họa cho bản thân cũng như cho xã hội. Có tất cả mà không có một trái
tim để yêu thương, thì đó là nỗi bất hạnh lớn nhất đối với con người. Cách mạng
mà không xây dựng trên tình yêu thương, thì đó chỉ là phá hoại. Ðạo đức mà
không có yêu thương, thì chỉ là một trò lừa bịp.
Chúng
ta hãy cảm tạ Chúa đã mạc khải cho chúng ta chân lý về con người. Mang lấy hình
ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu, xin cho chúng ta luôn ý thức rằng chúng ta chỉ đạt
được định mệnh của mình bằng cuộc sống yêu thương mà thôi. Là môn đệ của Ðấng
đã chết trên Thập giá để nêu gương yêu thương cho chúng ta, xin cho chúng ta ý
thức rằng cốt lõi của đạo là giới răn yêu thương mà Ngài đã để lại cho chúng
ta.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần 30 TN2, Năm
Chẵn
Bài đọc: Phil 1:1-11; Lk 14:1-6.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cách giải quyết
xung đột
Trong
cuộc sống, khác biệt ý kiến là điều không thể tránh khỏi vì trăm người trăm ý.
Những khác biệt ý kiến là nguyên nhân đưa tới xung đột khi con người phải bảo vệ
quyền lợi của mình. Khi xảy ra xung đột con người có thể rơi vào 2 phản ứng: hoặc
cố gắng giải quyết xung đột để con người có thể dung hòa chung sống với nhau hoặc
tìm cách khai trừ nhau bằng chiến tranh dưới mọi hình thức. Trong Bài đọc I,
Thánh Phaolô nêu lên những hành động cần thiết để giúp con người có thể giải
quyết những xung đột. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chấp nhận lời mời dự tiệc tại
nhà người Biệt-phái để cho họ có cơ hội nhìn ra sự thật.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Mọi người đều góp phần trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa.
1.1/
Khiêm nhường:
Đây là thái độ cần thiết nhất cho việc giải quyết các xung đột vì kiêu ngạo là
lý do đưa đến bất hòa. Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Philipphê phải duy trì sự
hiệp nhất trong tinh thần khiêm nhường: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư
danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Phil 2:3).
1.2/
Mọi người đều góp phần trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa: Các tín hữu cần ý
thức được vai trò của mọi người ở đời này là góp phần trong việc mang Kế Họach
Cứu Độ của Thiên Chúa tới chỗ tòan hảo. Vì thế, mọi người cần phải vui mừng và
cảm tạ Thiên Chúa khi thấy người khác góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng, chứ
không ghen tị khi thấy người khác thành công hay có được địa vị cao hơn trong
Giáo Hội. Hơn nữa, mỗi người còn cần phải cầu nguyện để mọi người luôn có được
lòng hăng say rao giảng như gương của Thánh Phaolô: “Tôi cảm tạ Thiên Chúa của
tôi, mỗi lần nhớ đến anh em. Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết
thảy, vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng.”
1.3/
Lấy tình thương lấp đầy mọi khác biệt hay xung đột: Người Việt-Nam có lẽ
nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của tình thương trong việc giải quyết các xung
đột khi nói: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề; một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.”
Thánh Phaolô bày tỏ tình yêu của ngài với các tín hữu Philipphê và ước mong họ
cũng được thông phần với những đau khổ của ngài: “Tôi có những tâm tình như thế
đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng
tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh
em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được. Có Thiên Chúa làm chứng cho
tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Kitô Giêsu.”
Để
tránh những xung đột xảy ra trong gia đình hay cộng đòan, cha mẹ và những người
lãnh đạo không chỉ chứng tỏ tình yêu của mình bằng hành động, nhưng còn phải
giáo dục, cầu nguyện, và tạo bầu khí yêu thương cho mọi thành phần trong cộng
đòan. Thánh Phaolô ý thức được tầm quan trọng của đức mến trong sự hiệp nhất
nên ngài luôn cầu nguyện cho các tín hữu: “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho
lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực
giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên
tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang
lâm. Như thế, anh em sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ
Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.”
2/
Phúc Âm:
Xung đột giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu
2.1/
Xung đột giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu: Thánh Luca tường
thuật 2 thái độ khác nhau:
(1)
Thái độ của ông Thủ Lãnh nhóm Pharisêu: Ông mời Chúa Giêsu dùng bữa và xếp đặt sẵn một người
bị bệnh phù thủng, để gài bẫy xem Ngài có chữa bệnh trong ngày Sabbath;
(2)
Thái độ của Chúa Giêsu: Mặc
dù biết rõ ác ý của họ, nhưng Chúa Giêsu vẫn nhận lời mời dự tiệc, vì Chúa muốn
cho họ có cơ hội nhìn thấy sự thật để thay đổi lối sống giả hình.
2.2/
Chúa Giêsu trình bày sự thật và chữa lành người bệnh: Không chút do dự,
Chúa Giêsu chủ động tiến trình hòa giải bằng việc đặt câu hỏi với các Kinh-sư
và những người Biệt-phái: "Có được phép chữa bệnh ngày Sabbath hay
không?" Nhưng họ làm thinh không trả lời. Làm thinh có thể vì (1) không biết
trả lời; hay (2) giả vờ như chuyện ấy không liên quan gì tới mình. Các Kinh-sư
và Biệt-phái có lẽ đang ở trong tình trạng thứ hai.
Không
chút sợ hãi, Chúa Giêsu đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi, và cho về. Rồi Người chất
vấn họ: "Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại
không kéo nó lên ngay, dù là ngày Sabbath?" Giếng lộ thiên rất thường
xuyên gặp trên đất Palestine và là nguyên nhân các tai nạn cho con
người cũng như súc vật (x/c Exo 21:33). Khi tai nạn té xuống giếng xảy ra,
không ai thắc mắc có được kéo người hay súc vật dưới đó nên không; vì đó là việc
phải làm. Việc Chúa chữa bệnh trong ngày Sabbath cũng vậy, đó là việc cứu người
cần làm. Tại sao họ lại đặt thành vấn đề?
2.3/
Lối sống hai mặt của các Kinh-sư và những người Biệt-phái: Chúa mời gọi họ đối
thọai để tìm ra sự thật phải theo nhưng họ làm thinh. Chúa chất vấn họ về lối sống
hai tiêu chuẩn: một tiêu chuẩn cho những người thân cận hay cho tài sản của họ,
và một tiêu chuẩn cho những người dân vô tội; nhưng họ không thể đáp lại những
lời chất vấn của Chúa. Thánh Luca không tường thuật phản ứng sau cùng của những
người Pharisêu này; nhưng hầu hết sau những lần chất vấn của Chúa, họ trở nên tức
giận hơn và tìm cách để bắt bớ Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Khi có xung đột, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường và khách quan để nhìn ra
sự thật; đừng để những lợi nhuận làm mờ mắt đến nỗi chúng ta không nhìn ra sự
thật.
-
Trên hết mọi sự, cần có nhân đức yêu thương để có thể hàn gắn những khác biệt
và giải quyết mọi xung đột.
-
Để bảo đảm công bằng, cần tiêu diệt lối sống hai tiêu chuẩn: một cho mình để bảo
vệ người thân và quyền lợi của mình, một cho tất cả những người khác.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 30
Lc 14,1-6
A. Hạt giống...
Thêm một trường hợp Chúa Giêsu chữa bệnh ngày
sabát và bị các người biệt phái kết án. Nhưng các ông không trả lời được khi
Ngài hỏi “Trong ngày sabát có được phép chữa bệnh không ?”.
B.... nẩy mầm.
1. Vị thủ lãnh biệt phái này giữ luật đạo rất kỹ
nhưng hoàn toàn thiếu tình người : mời Chúa Giêsu dùng bữa nhưng cố ý dòm xét
để bắt lỗi Ngài ; thấy người bị bệnh thuỷ thủng mà hoàn toàn dửng dưng, lại còn
coi đây là cơ hội để bắt bẻ Chúa Giêsu. Một người giữ luật chín chắn như thế mà
có thể trở thành phi nhân như thế sao ! Luật mà không có tình thì sẽ như thế
đấy. Đây là một lời cảnh cáo cho chính tôi.
2. Đây không phải là lần đầu Chúa Giêsu và các
người biệt phái bất đồng ý kiến với nhau về việc giữ luật ngày sabát. Và đây
cũng không phải lần đầu Chúa Giêsu đưa ra lời giải thích về luật một cách rất
hợp lý khiến họ không thể nào cãi lại được. Thế nhưng họ vẫn chứng nào tật ấy,
vẫn tiếp tục rình mò và bắt bẻ Chúa. Những người tưởng mình biết, tưởng mình
đạo đức có thể mù quáng đến ngoan ố như vậy đó.
3. Việc Chúa Giêsu thách thức những người biệt
phái để chữa lành cho người thuỷ thũng trong ngày sabát cho thấy rằng đối với
Ngài, con người là ưu tiên tối thượng. Luật lệ, ngay cả luật hưu lễ, cũng sẽ
thành vô nghĩa nếu không vì lợi ích của con người. Đối với Ngài, chỉ có một
luật lệ gồm tóm và là nền tảng của mọi luật lệ, đó là yêu thương. Nhưng để có
yêu thương, trước tiên phải có sự nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá mỗi người
("Mỗi ngày một tin vui")
4. Gilgal Zamir, người thanh niên 25 tuổi đã sát
hại thủ tướng Do thái, ông Y. Rabin, khi bị toà án tại Tel Aviv kết án tù chung
thân, chẳng những không để lộ bất cứ cử chỉ hối hận nào, mà còn tuyên bố : “Tất
cả những gì tôi làm là cho Chúa, làm cho lề luật, làm cho dân tội Israel”. Thái
độ của Gilgal Zamir đã khiến cho quan tòa nhận định : Gilgal Zamir có những
khuynh hướng vị kỷ, nhìn thế giới chỉ dưới hai màu trắng đen mà thôi ; anh ta
là sản phẩm của một nền giáo dục không quan tâm đủ đến những giá trị nhân bản
và đạo đức cần mang lại cho người trẻ hiện nay. ("Mỗi ngày một tin
vui")
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
31/10/14 THỨ SÁU TUẦN
30 TN
Lc 14,1-6
Lc 14,1-6
Suy niệm: Người
ta bảo rằng ngày sa-bát là món quà mà đạo Do Thái đóng góp cho nền văn minh
nhân loại. Con người đã lao nhọc, vất vả suốt sáu ngày, thân xác họ cần một
ngày nghỉ ngơi, tinh thần họ cần một ngày thư giãn. Trong ngày ấy, con người
dành thời gian, năng lực để phụng thờ Đấng Tạo Hóa và phục vụ người lân cận.
Vậy mà chính những người Do Thái vào thời Đức Giê-su lại quên mục đích của ngày
sa-bát, lên án Ngài vi phạm những qui định cấm đoán tỉ mỉ trong ngày nghỉ ấy.
Bất chấp những ánh mắt dò xét, Đức Giê-su vẫn chữa bệnh cho người phù thũng,
cho họ thấy nghỉ làm việc không có nghĩa là nghỉ làm việc lành, việc cứu chữa.
Mời Bạn: “Giữ ngày sa-bát không chỉ là
nghỉ ngơi thể lý, nhưng liên hệ đến việc đổi mới tinh thần và việc thờ phượng” (J. Faust). Cũng vậy, thánh hóa ngày Chúa Nhật
không chỉ là nghỉ lao động, nhưng là ưu tiên cho việc phụng thờ Thiên Chúa qua
việc tham dự thánh lễ, đọc Lời Chúa... cũng như cho việc chăm sóc gia đình và
những người đau ốm, bệnh tật... Con người được tạo dựng để sống vui, ngày Chúa
Nhật giúp ta cảm nếm niềm vui ấy.
Sống Lời Chúa: Tôi
xem lại cách sử dụng thời gian trong ngày Chúa Nhật và điều chỉnh cho thích hợp
với giáo huấn của Hội Thánh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con nghỉ ngày Chúa Nhật để cử hành việc
Chúa sống lại. Xin cho chúng con biết làm cho Chúa Nhật trở thành ngày thánh,
ngày dành đặc biệt cho việc thờ phượng, hiểu biết Chúa, cũng như ngày thánh vì
sống cho nhau. Amen.
Chữa khỏi và cho về
Luật lệ đạo đời nhằm phục vụ cho hạnh phúc thực sự
của con người. Trong cuộc sống hôm nay, có nhiều việc cần làm ngay.
Suy niệm:
Sau khi dự nghi thức ở hội
đường vào ngày sabát,
người ta thường mời khách về
nhà dùng bữa trưa.
Bữa ăn này đã được chuẩn bị
từ ngày hôm trước.
Hôm nay Đức Giêsu lại được
một người Pharisêu mời dùng bữa.
Đây là lần thứ ba Ngài được
mời ăn như thế (x. Lc 7, 36; 11, 37).
Và đây cũng là lần thứ ba có
sự căng thẳng
vì Ngài chữa bệnh trong ngày
sabát (x. Lc 6, 6; 13, 10).
Những người Pharisêu trong
bữa ăn hôm nay chăm chú nhìn Ngài (c. 1).
Chúng ta không rõ người mắc
bệnh phù thũng có là khách không.
Hay phải chăng anh ấy là
người không mời mà đến?
Nếu là khách thì tại sao Đức
Giêsu lại cho anh về sau khi chữa khỏi?
Dù sao thì anh ấy cũng đang
đứng trước mặt Đức Giêsu (c. 2).
Ngài thấy những dấu hiệu của
bệnh phù thũng nơi thân xác anh.
Trên người anh có chỗ sưng
lên vì nước bị ứ lại.
Chính Đức Giêsu là người chủ
động đặt vấn đề với người Pharisêu.
“Có được phép chữa bệnh
trong ngày sabát không ?” (c. 3).
Hiển nhiên đối với họ, chỉ
được phép chữa những bệnh nhân hấp hối.
Anh bị phù thũng không nằm
trong diện này.
Vậy mà họ đã giữ thái độ
thinh lặng trước câu hỏi đó (c. 4).
Đức Giêsu đã chữa bệnh cho
anh chỉ bằng một cử chỉ đỡ lấy.
Không có lời nói nào kèm
theo.
Có lẽ anh đã đi về nhà, lòng
vui sướng vì được khỏi bệnh.
Đức Giêsu đã muốn biện minh
cho hành vi chữa bệnh trong ngày sabát
bằng một câu hỏi về cách ứng
xử trong một trường hợp cụ thể (c. 5).
“Giả như các ông có đứa con
trai hoặc con bò sa xuống giếng,
các ông lại không kéo nó lên
ngay lập tức, dù là ngày sabát sao?”
Họ đã không thể đưa ra câu
trả lời,
vì dĩ nhiên là phải kéo nó
lên ngay, trước khi nó chết dưới giếng.
Đối với Đức Giêsu, chữa bệnh
đơn giản là kéo một người lên ngay.
Dù Ngài không phủ nhận tầm
quan trọng của việc giữ ngày sabát,
nhưng ngày sabát lại không
cấm làm điều phải làm, đó là chữa bệnh.
Rõ ràng Đức Giêsu quan tâm
đến nhu cầu của con người.
Nếu để đến hôm sau mới chữa
cho anh phù thũng thì cũng được.
Nếu để bà còng lưng mười tám
năm chịu thêm một ngày cũng không sao.
Nhưng Ngài muốn giải phóng
con người ngay lập tức, khi có thể được.
Ngài muốn làm vơi nỗi đau
kéo dài đã lâu của con người.
Chính vì bà còng lưng đã
mười tám năm đau khổ
nên không cần kéo dài thêm,
dù chỉ một ngày nữa.
Luật lệ đạo đời nhằm phục vụ
cho hạnh phúc thực sự của con người.
Trong cuộc sống hôm nay, có
nhiều việc cần làm ngay.
Có bao mảnh đời sắp bị đổ
vỡ, có những nguy cơ đe dọa nhân phẩm,
có những người trẻ đứng trên
bờ vực, có những thai nhi bị chối từ.
Làm sao chúng ta không dửng
dưng với những em nhỏ ở kề miệng giếng,
và không quay lưng với những
người đã sa xuống vực sâu?
Cầu nguyện:
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Thiếu bác ái, việc thực thi lề luật chỉ còn
là cái xác không hồn và là những hành động mù quáng.
Tin mừng hôm nay, kêu gọi chúng ta ý thức
trách nhiệm đối với nhau trong cuộc sống, bằng việc thực thi tình bác ái, qua
việc giúp đỡ những người nghèo khổ và bất hạnh. Đó là cách thức ta thể hiện tâm
tình tôn vinh Chúa.
Anh chàng trong bài Tin mừng hôm nay bị bệnh
phù thủng. Chắc hẳn anh gặp rất nhiều khó khăn và đau khổ:
- Khó khăn trong việc đi lại.
- Khó khăn mỗi khi tiếp xúc với người khác.
- Đau khổ vì bệnh tật hành hạ.
- Đau khổ vì bỏ rơi, không ai ngó tới.
- Đau khổ vì bị mọi người khinh ghét, bị xã hội xem thường.
Nhưng trên hết có lẽ là nỗi đau mặc cảm vì
bị mọi người xem là người tội lỗi.
Nỗi khát khao lớn nhất của anh là được làm
người bình thường như bao người. Được xã hội tôn trọng; được mọi người quan
tâm, yêu mến; được tự do đi lại; nhất là được khẳng định giá trị và phẩm giá
làm người của mình.
Hôm nay Chúa Giêsu đã trao ban cho anh món
quà vô giá mà anh hằng khao khát đêm ngày, đó là chữa anh khỏi căn bệnh phù thủng.
Quả là niềm vui lớn lao, niềm vui chính đáng. Ấy vậy mà niềm vui đó lại bị chống
đối bởi giới lãnh đạo Do thái: “Hôm nay là ngày Sabát không được phép”.
Không những chống đối quyền làm người của anh, mà họ còn chống đối cả Chúa
Giêsu vì đã cho rằng Ngài đã vi phạm ngày Sabát.
Lòng ích kỷ và luật lệ vô hồn, quả là một
gánh nặng, một rào cản đáng sợ đẩy con người đến chỗ vô cảm và cư xử bất
nhân với nhau, khiến người khác không thể vươn lên sống xứng đáng là con người.
Họ không hiểu rằng: “Vinh quang
Thiên Chúa là con người được sống”. Bất cứ nơi nào phẩm giá con người
được nhìn nhận, bất cứ một con người nào được tôn trọng và hạnh phúc, thì nơi
đó Thiên Chúa được tôn vinh.
Xin cho chúng ta ý thức rằng:
khi chối bỏ và khước từ thể hiện lòng nhân ái đối với người khác, là chúng ta
đã xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Yêu thương và thực thi bác ái đối
với người khác cũng là cách chúng ta đền bù tội lỗi trong mùa báo hiếu tháng 11
này.
Hãy
Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 10
31
THÁNG MƯỜI
Ơn
Hiệp Nhất
Trong
ý nghĩa sâu xa nhất, sự hiệp nhất của Giáo hội là một hồng ân của Chúa Cha qua
Chúa Kitô. Ngài là “nguồn mạch và trung tâm của mối hiệp thông Giáo Hội” (ibid.
20). Chính Chúa Kitô chia sẻ cho chúng ta Thánh Thần của Người, và Thánh Thần
“ban sự sống, sự hiệp nhất và làm sống động toàn thân” (GH 7).
Sự
hiệp nhất thâm sâu này được Thánh Tông Đồ Phao-lô diễn tả cách tuyệt vời: “Chỉ
có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng
một niềm hy vọng bởi ơn gọi của anh em; chỉ có một Chúa, một niềm tin, một Phép
Rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi
người và trong mọi người” (Ep 4, 4 – 6). Những lời ấy thật hùng hồn và kích cảm
biết bao! Thật vậy, những lời ấy cho thấy nhiệm vụ của Giáo Hội qua mọi thời đại
và mọi thế hệ. Nhiệm vụ thiêng liêng của Giáo Hội là gìn giữ sự hiệp nhất này,
và nhiệm vụ này không bao hàm gì khác hơn là trung thành trọn vẹn với Chúa của
mình. Giáo Hội phải nỗ lực để tái lập sự hiệp nhất này ở bất cứ nơi nào mà nó đã
bị suy yếu hay đã gãy đổ.
Trung
tâm mối hiệp nhất của Giáo Hội là chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Chúa
chúng ta. Ngài là “viên đá góc” (Mt 21,42) của toà nhà Thiên Chúa tức là Giáo Hội
(1Cr 3,9). Là “viên đá góc” của dân mới Thiên Chúa, của toàn thể nhân loại đã
được cứu chuộc, Đức Kitô hiện diện trong cộng đoàn Thánh Thể. Ngài dẫn chúng ta
đến với chính Ngài. Và Ngài hiệp nhất chúng ta lại với nhau trong Ngài.
Chúng
ta hãy lắng nghe lời nguyện hiến tế trong bữa Tiệc Ly. Ngài thưa cùng Thiên
Chúa Cha: “Lạy Cha chí Thánh, xin gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho
con, để họ nên một như chúng ta” (Ga 17,11).
Chúa
Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa Cha, và Người vốn đã bộc lộ ‘danh’ của Chúa Cha
cho các môn đệ Người. Vì Người sẽ không còn ở “trong thế gian” với họ nữa, Người
xin Chúa Cha gìn giữ họ hiệp nhất trong sự nhận biết lời đã được ban cho họ (Ga
17,14). Đối tượng số một của lời Người cầu nguyện là sự hiệp nhất của những kẻ
Người đã chọn, đó là các Tông Đồ. Nhưng Chúa Giêsu mở rộng đối tượng ấy tới tất
cả những ai sẽ đi theo Người qua mọi thời. Người thốt lên: “Con không chỉ cầu
nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để
tất cả nên một” (Ga 17, 20 – 21).
31
Tháng Mười
Một
Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ
Hôm
nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước
chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.
Có
lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những
người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma
quái.
Trong
các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được
tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp
nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên
màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu
đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halliween, thanh niên thiếu
nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe
chuyện ma quái.
Phải
chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của
thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động củ
thần dữ không?
Thi
sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết
phục được con người rằng nó không hiện hữu".
Với
những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng
tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh
hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người
ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.
Có
lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh
kinh đã ghi lại. Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một
sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy
và hủy diệt lẫn nhau. Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm
của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi
không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến
dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được
lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta".
Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ:
"Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét
lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức
Tin".
Là
người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa
Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc
nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người
chúng ta. Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một
mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì
Ta đã thắng thế gian".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét