Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi kinh chiều trọng thể
bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
J.B. Đặng Minh An dịch
25/Jan/2018
Lúc 5 giờ 30 chiều ngày 25
tháng 1 năm 2018, tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Thánh Cha Phanxicô
đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các
tín hữu Kitô.
Năm nay, chủ đề của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là “Lạy Chúa, tay hữu Ngài đã biểu dương sức mạnh.”(Xh 15:6)
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào cuối buổi lễ, trước Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc chúng ta vừa nghe được trích từ Sách Xuất Hành, nói về ông Môisê và bà Mariam, là những người đã dâng lên Thiên Chúa một bài tán tụng ca trên bờ Biển Đỏ, cùng với cộng đoàn mà Thiên Chúa vừa giải phóng khỏi Ai Cập. Họ hát lên niềm vui của họ bởi vì ngay trong dòng nước biển kề bên, Thiên Chúa vừa cứu họ khỏi một kẻ thù quyết tâm tiêu diệt họ. Trước đây, chính Môisê đã từng được cứu thoát từ một dòng sông và chị gái của ông đã chứng kiến sự kiện này. Thật vậy, vua Pharaôn đã ra lệnh: “Mọi con trai Híp-ri sinh ra, hãy ném xuống sông Nile”(Xh 1:22). Nhưng, khi tìm thấy chiếc giỏ với đứa bé bên trong giữa đám lau sậy của sông Nile, con gái của Pharaôn đã cứu đứa bé và đặt tên là Môisê, vì bà đã nói: “Đó là vì ta đã vớt nó lên khỏi nước” (Xh 2:10). Câu chuyện về việc cứu Môisê từ dòng sông đã tiên đoán sự cứu rỗi lớn lao hơn của toàn thể dân tộc mà Thiên Chúa đã giúp họ vượt qua Biển Đỏ, rồi nhận chìm kẻ thù của họ trong dòng nước. Nhiều Nghị Phụ xưa đã giải thích đoạn văn giải phóng dân Do Thái này như một hình ảnh của Bí Tích Rửa Tội. Những tội lỗi của chúng ta đã bị Thiên Chúa chôn vùi trong dòng nước tái sinh của Bí Tích Rửa Tội. Còn nguy hiểm hơn người Ai Cập, tội lỗi luôn đe dọa biến chúng ta thành những kẻ nô lệ, nhưng sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa nhấn chìm nó. Thánh Augustinô (Bài giảng 223E) giải thích Biển Đỏ, nơi dân Israel chứng kiến sự giải thoát của Thiên Chúa, như là dấu hiệu dự báo cho Máu Thánh Chúa Kitô bị đóng đinh, là nguồn mạch của ơn cứu rỗi. Tất cả các Kitô hữu chúng ta đã đi qua dòng nước rửa tội, và ân sủng của Bí tích này đã tiêu diệt các kẻ thù, tội lỗi và cái chết của chúng ta. Khi ra khỏi dòng nước này, chúng ta đã đạt được tự do của con cái Chúa; chúng ta nổi lên như một dân tộc, như một cộng đồng các anh chị em đã được giải thoát, như “những người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (Êphêsô 2:19). Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm cơ bản này: đó là ân sủng của Chúa, và lòng thương xót đầy quyền năng của Ngài trong việc cứu độ chúng ta. Và chính vì Thiên Chúa đã tạo ra chiến thắng này trong chúng ta, chúng ta có thể cùng hát những lời ngợi khen với nhau.
Sau đó, trong cuộc sống, chúng ta cảm nghiệm được sự dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta ưu ái cứu chúng ta khỏi tội lỗi, sợ hãi và đau khổ. Những kinh nghiệm quý giá này được ghi khắc trong trái tim và trong ký ức. Tuy nhiên, như trong trường hợp của ông Môisê, những trải nghiệm cá nhân gắn liền với một lịch sử thậm chí còn lớn lao hơn, đó là sự cứu rỗi dân Chúa. Chúng ta nhìn thấy điều này trong bài vinh tụng ca của người Do Thái. Nó bắt đầu bằng một câu chuyện có tính cách cá nhân: Chúa là sức mạnh của tôi và là bài ca của tôi, và Ngài đã trở thành ơn cứu rỗi của tôi (Xh 15: 2). Tuy nhiên, ngay lập tức nó trở thành trình thuật về ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người: “Người đã dẫn dắt trong tình yêu thương bền vững của Người những ai Người đã cứu chuộc” (câu 13). Tác giả sáng tác ra bài hát này nhận ra mình không phải chỉ có một mình trên bờ Biển Đỏ, nhưng được bao bọc bởi anh chị em đã nhận được cùng một hồng ân và hát vang cùng một lời khen ngợi.
Cũng thế, Thánh Phaolô, là vị mà hôm nay chúng ta cử mừng ơn hoán cải của ngài, đã có kinh nghiệm về ân sủng đầy quyền năng này, đó là ân sủng đã biến ngài từ người bách hại đạo thánh Chúa trở thành một Tông Đồ cho Chúa Kitô. Ân sủng của Thiên Chúa cũng đã thúc đẩy ngài ngay lập tức tìm kiếm sự hiệp thông với các Kitô hữu khác, trước tiên ở Damascus và sau đó tại Giêrusalem (TĐCV 9: 19,26-27-27). Đây là kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là các tín hữu. Khi chúng ta phát triển trong đời sống thiêng liêng, chúng ta hiểu hơn bao giờ hết rằng ân sủng đến với chúng ta cũng đến với những người khác và được chia sẻ với người khác. Vì vậy, khi tôi tạ ơn Chúa vì những gì Chúa đã làm trong tôi, tôi khám phá ra tôi không tán tụng Chúa một mình bởi vì các anh chị em khác cũng có cùng một bài ca tán dương.
Các hệ phái Kitô khác nhau đã có kinh nghiệm này. Trong thế kỷ trước, cuối cùng chúng ta nhận ra rằng chúng ta cùng đứng bên nhau trên bờ Biển Đỏ. Chúng ta đã được cứu rỗi trong bí tích Rửa Tội và bài vinh tụng ca hân hoan, mà anh chị em khác cất cao giọng hát, thuộc về chúng ta bởi vì đó cũng là bài ngợi ca của chúng ta. Khi chúng ta nói rằng chúng ta nhìn nhận Bí Tích Rửa Tội của các Kitô Hữu từ các truyền thống khác, chúng ta công nhận rằng họ đã nhận được ơn tha thứ của Chúa và ân sủng của Ngài đang hoạt động trong họ. Và chúng ta nhìn nhận sự thờ phượng của họ như là một biểu lộ chân thành của lời ca khen những gì Thiên Chúa hoàn thành. Vì vậy, chúng ta muốn cầu nguyện cùng nhau, cùng hợp tiếng với nhau nhiều hơn nữa. Và ngay cả khi những khác biệt vẫn còn tách biệt chúng ta, chúng ta vẫn thừa nhận rằng chúng ta thuộc về cúng một dân tộc những người được cứu chuộc, thuộc về cùng một gia đình những anh chị em được yêu thương bởi một Cha duy nhất.
Sau khi được giải phóng, dân được Chúa chọn đã tiến hành một cuộc hành trình dài và khó khăn qua sa mạc, với những do dự thường xuyên, nhưng họ kín múc sức mạnh từ ký ức về ơn cứu độ của Thiên Chúa và sự hiện diện gần gũi hơn bao giờ của Ngài. Ngày nay, các tín hữu Kitô cũng gặp nhiều khó khăn, bị vây quanh bởi bao nhiêu những sa mạc tinh thần, khiến cho hy vọng và niềm vui của họ bị khô héo. Trên con đường của họ, còn có bao nhiêu những nguy hiểm trầm trọng, đe dọa sinh mạng của họ: bao nhiêu Kitô hữu ngày nay chịu bách hại vì danh Chúa Giêsu! Khi máu họ đổ ra, dù họ thuộc các hệ phái Kitô khác, họ đều trở thành những chứng nhân đức tin, thành các vị tử đạo, liên kết với nhau trong ân sủng của bí tích rửa tội. Cùng với những bằng hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác, các tín hữu Kitô ngày nay đang đương đầu với những thách đố hạ giá nhân phẩm: họ phải trốn chạy trước những tình trạng xung đột và lầm than, trở thành các nạn nhân của nạn buôn người, và những hình thức nô lệ tân thời; họ chịu cực khổ và đói khát, trong một thế giới giàu có các phương tiện hơn bao giờ, nhưng lại nghèo tình thương, và những bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cũng như người Do Thái trong cuộc Xuất Hành, các tín hữu Kitô đang được kêu gọi cùng nhau bảo tồn ký tức về những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Khi làm sống động ký ức đó, chúng ta có thể nâng đỡ nhau và được vũ trang bằng Chúa Giêsu và sức mạnh dịu dàng Tin Mừng của Người, chúng ta cùng nhau đương đầu với mọi thách đố với lòng can đảm và hy vọng.
Anh chị em thân mến, với trái tim tràn đầy niềm vui vì đã được cùng hát với nhau hôm nay ở đây cùng một bài thánh ca chúc tụng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô Đấng Cứu Độ chúng ta và trong Chúa Thánh Linh là Đấng ban sự sống, tôi muốn bày tỏ lời chào mừng trìu mến của tôi tới các bạn: tới Đức Tổng Giám Mục Gennadios, Đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; tới Đức Cha Bernard Ntahoturi, đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury, và tới tất cả các vị Đại Diện cho các hệ phái Kitô giáo khác nhau đang tụ họp ở đây. Tôi vui mừng chào đón Phái đoàn Đại Kết Phần Lan, là những vị tôi đã có dịp gặp gỡ sáng nay. Tôi cũng chào đón các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo, và các bạn trẻ Chính Thống và Chính Thống Đông phương đang theo học ở đây nhờ sự quảng đại của Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính Thống, hoạt động trong Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ sự hiệp nhất Kitô giáo. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa vì những gì Ngài đã thực hiện trong cuộc sống và trong cộng đồng của chúng ta. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Ngài những nhu cầu của chúng ta và của thế giới, với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa, với tình yêu trung tín của Người, sẽ tiếp tục cứu độ và đồng hành với dân Người.
Source: Libreria Editrice Vaticana Celebrazione Dei Secondi Vespri - Nella Solennità Della Conversione Di San Paolo Apostolo- Omelia Di Papa Francesco
Năm nay, chủ đề của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là “Lạy Chúa, tay hữu Ngài đã biểu dương sức mạnh.”(Xh 15:6)
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào cuối buổi lễ, trước Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc chúng ta vừa nghe được trích từ Sách Xuất Hành, nói về ông Môisê và bà Mariam, là những người đã dâng lên Thiên Chúa một bài tán tụng ca trên bờ Biển Đỏ, cùng với cộng đoàn mà Thiên Chúa vừa giải phóng khỏi Ai Cập. Họ hát lên niềm vui của họ bởi vì ngay trong dòng nước biển kề bên, Thiên Chúa vừa cứu họ khỏi một kẻ thù quyết tâm tiêu diệt họ. Trước đây, chính Môisê đã từng được cứu thoát từ một dòng sông và chị gái của ông đã chứng kiến sự kiện này. Thật vậy, vua Pharaôn đã ra lệnh: “Mọi con trai Híp-ri sinh ra, hãy ném xuống sông Nile”(Xh 1:22). Nhưng, khi tìm thấy chiếc giỏ với đứa bé bên trong giữa đám lau sậy của sông Nile, con gái của Pharaôn đã cứu đứa bé và đặt tên là Môisê, vì bà đã nói: “Đó là vì ta đã vớt nó lên khỏi nước” (Xh 2:10). Câu chuyện về việc cứu Môisê từ dòng sông đã tiên đoán sự cứu rỗi lớn lao hơn của toàn thể dân tộc mà Thiên Chúa đã giúp họ vượt qua Biển Đỏ, rồi nhận chìm kẻ thù của họ trong dòng nước. Nhiều Nghị Phụ xưa đã giải thích đoạn văn giải phóng dân Do Thái này như một hình ảnh của Bí Tích Rửa Tội. Những tội lỗi của chúng ta đã bị Thiên Chúa chôn vùi trong dòng nước tái sinh của Bí Tích Rửa Tội. Còn nguy hiểm hơn người Ai Cập, tội lỗi luôn đe dọa biến chúng ta thành những kẻ nô lệ, nhưng sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa nhấn chìm nó. Thánh Augustinô (Bài giảng 223E) giải thích Biển Đỏ, nơi dân Israel chứng kiến sự giải thoát của Thiên Chúa, như là dấu hiệu dự báo cho Máu Thánh Chúa Kitô bị đóng đinh, là nguồn mạch của ơn cứu rỗi. Tất cả các Kitô hữu chúng ta đã đi qua dòng nước rửa tội, và ân sủng của Bí tích này đã tiêu diệt các kẻ thù, tội lỗi và cái chết của chúng ta. Khi ra khỏi dòng nước này, chúng ta đã đạt được tự do của con cái Chúa; chúng ta nổi lên như một dân tộc, như một cộng đồng các anh chị em đã được giải thoát, như “những người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (Êphêsô 2:19). Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm cơ bản này: đó là ân sủng của Chúa, và lòng thương xót đầy quyền năng của Ngài trong việc cứu độ chúng ta. Và chính vì Thiên Chúa đã tạo ra chiến thắng này trong chúng ta, chúng ta có thể cùng hát những lời ngợi khen với nhau.
Sau đó, trong cuộc sống, chúng ta cảm nghiệm được sự dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta ưu ái cứu chúng ta khỏi tội lỗi, sợ hãi và đau khổ. Những kinh nghiệm quý giá này được ghi khắc trong trái tim và trong ký ức. Tuy nhiên, như trong trường hợp của ông Môisê, những trải nghiệm cá nhân gắn liền với một lịch sử thậm chí còn lớn lao hơn, đó là sự cứu rỗi dân Chúa. Chúng ta nhìn thấy điều này trong bài vinh tụng ca của người Do Thái. Nó bắt đầu bằng một câu chuyện có tính cách cá nhân: Chúa là sức mạnh của tôi và là bài ca của tôi, và Ngài đã trở thành ơn cứu rỗi của tôi (Xh 15: 2). Tuy nhiên, ngay lập tức nó trở thành trình thuật về ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người: “Người đã dẫn dắt trong tình yêu thương bền vững của Người những ai Người đã cứu chuộc” (câu 13). Tác giả sáng tác ra bài hát này nhận ra mình không phải chỉ có một mình trên bờ Biển Đỏ, nhưng được bao bọc bởi anh chị em đã nhận được cùng một hồng ân và hát vang cùng một lời khen ngợi.
Cũng thế, Thánh Phaolô, là vị mà hôm nay chúng ta cử mừng ơn hoán cải của ngài, đã có kinh nghiệm về ân sủng đầy quyền năng này, đó là ân sủng đã biến ngài từ người bách hại đạo thánh Chúa trở thành một Tông Đồ cho Chúa Kitô. Ân sủng của Thiên Chúa cũng đã thúc đẩy ngài ngay lập tức tìm kiếm sự hiệp thông với các Kitô hữu khác, trước tiên ở Damascus và sau đó tại Giêrusalem (TĐCV 9: 19,26-27-27). Đây là kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là các tín hữu. Khi chúng ta phát triển trong đời sống thiêng liêng, chúng ta hiểu hơn bao giờ hết rằng ân sủng đến với chúng ta cũng đến với những người khác và được chia sẻ với người khác. Vì vậy, khi tôi tạ ơn Chúa vì những gì Chúa đã làm trong tôi, tôi khám phá ra tôi không tán tụng Chúa một mình bởi vì các anh chị em khác cũng có cùng một bài ca tán dương.
Các hệ phái Kitô khác nhau đã có kinh nghiệm này. Trong thế kỷ trước, cuối cùng chúng ta nhận ra rằng chúng ta cùng đứng bên nhau trên bờ Biển Đỏ. Chúng ta đã được cứu rỗi trong bí tích Rửa Tội và bài vinh tụng ca hân hoan, mà anh chị em khác cất cao giọng hát, thuộc về chúng ta bởi vì đó cũng là bài ngợi ca của chúng ta. Khi chúng ta nói rằng chúng ta nhìn nhận Bí Tích Rửa Tội của các Kitô Hữu từ các truyền thống khác, chúng ta công nhận rằng họ đã nhận được ơn tha thứ của Chúa và ân sủng của Ngài đang hoạt động trong họ. Và chúng ta nhìn nhận sự thờ phượng của họ như là một biểu lộ chân thành của lời ca khen những gì Thiên Chúa hoàn thành. Vì vậy, chúng ta muốn cầu nguyện cùng nhau, cùng hợp tiếng với nhau nhiều hơn nữa. Và ngay cả khi những khác biệt vẫn còn tách biệt chúng ta, chúng ta vẫn thừa nhận rằng chúng ta thuộc về cúng một dân tộc những người được cứu chuộc, thuộc về cùng một gia đình những anh chị em được yêu thương bởi một Cha duy nhất.
Sau khi được giải phóng, dân được Chúa chọn đã tiến hành một cuộc hành trình dài và khó khăn qua sa mạc, với những do dự thường xuyên, nhưng họ kín múc sức mạnh từ ký ức về ơn cứu độ của Thiên Chúa và sự hiện diện gần gũi hơn bao giờ của Ngài. Ngày nay, các tín hữu Kitô cũng gặp nhiều khó khăn, bị vây quanh bởi bao nhiêu những sa mạc tinh thần, khiến cho hy vọng và niềm vui của họ bị khô héo. Trên con đường của họ, còn có bao nhiêu những nguy hiểm trầm trọng, đe dọa sinh mạng của họ: bao nhiêu Kitô hữu ngày nay chịu bách hại vì danh Chúa Giêsu! Khi máu họ đổ ra, dù họ thuộc các hệ phái Kitô khác, họ đều trở thành những chứng nhân đức tin, thành các vị tử đạo, liên kết với nhau trong ân sủng của bí tích rửa tội. Cùng với những bằng hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác, các tín hữu Kitô ngày nay đang đương đầu với những thách đố hạ giá nhân phẩm: họ phải trốn chạy trước những tình trạng xung đột và lầm than, trở thành các nạn nhân của nạn buôn người, và những hình thức nô lệ tân thời; họ chịu cực khổ và đói khát, trong một thế giới giàu có các phương tiện hơn bao giờ, nhưng lại nghèo tình thương, và những bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cũng như người Do Thái trong cuộc Xuất Hành, các tín hữu Kitô đang được kêu gọi cùng nhau bảo tồn ký tức về những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Khi làm sống động ký ức đó, chúng ta có thể nâng đỡ nhau và được vũ trang bằng Chúa Giêsu và sức mạnh dịu dàng Tin Mừng của Người, chúng ta cùng nhau đương đầu với mọi thách đố với lòng can đảm và hy vọng.
Anh chị em thân mến, với trái tim tràn đầy niềm vui vì đã được cùng hát với nhau hôm nay ở đây cùng một bài thánh ca chúc tụng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô Đấng Cứu Độ chúng ta và trong Chúa Thánh Linh là Đấng ban sự sống, tôi muốn bày tỏ lời chào mừng trìu mến của tôi tới các bạn: tới Đức Tổng Giám Mục Gennadios, Đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; tới Đức Cha Bernard Ntahoturi, đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury, và tới tất cả các vị Đại Diện cho các hệ phái Kitô giáo khác nhau đang tụ họp ở đây. Tôi vui mừng chào đón Phái đoàn Đại Kết Phần Lan, là những vị tôi đã có dịp gặp gỡ sáng nay. Tôi cũng chào đón các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo, và các bạn trẻ Chính Thống và Chính Thống Đông phương đang theo học ở đây nhờ sự quảng đại của Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính Thống, hoạt động trong Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ sự hiệp nhất Kitô giáo. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa vì những gì Ngài đã thực hiện trong cuộc sống và trong cộng đồng của chúng ta. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Ngài những nhu cầu của chúng ta và của thế giới, với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa, với tình yêu trung tín của Người, sẽ tiếp tục cứu độ và đồng hành với dân Người.
Source: Libreria Editrice Vaticana Celebrazione Dei Secondi Vespri - Nella Solennità Della Conversione Di San Paolo Apostolo- Omelia Di Papa Francesco
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét